Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập về tạo động lực cho người lao động – thực tiễn tại công ty giấy tiến THành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.06 KB, 11 trang )

Bài tập về Tạo động lực cho người lao động –
thực tiễn tại công ty Giấy Tiến THành
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................2
I. HỌC THUYẾT CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG........................................................................................................................................2
1. Học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow...........................................................2
2. Thuyết kỳ vọng..................................................................................................4
3. Mối quan hệ giữa học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow và thuyết kỳ vọng. 5
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY TIẾN THÀNH............6
1. Những vấn đề tiêu cực về động lực làm việc cho nhân viên tại công ty...........6
2. Phân tích động cơ làm việc dựa trên những học thuyết.....................................7
III.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁC TIÊU CỰC TẠI CÔNG TY
......................................................................................................................................................8

Kết luận.............................................................................................................9

0


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập môn Quản trị hành vi tổ chức do Phó giáo sư - Tiến sĩ
Trần Văn Bình trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy sự cần thiết của môn học đối với
các cá nhân đang làm việc trong các tổ chức nói chung và bản thân tôi nói riêng.
Đặc biệt môn học còn là công cụ hữu ích cho những người đang làm công tác
quản lý trong các tổ chức, giúp cho nhà quản lý hiểu và nắm được những nhu
cầu, mong muốn của nhân viên để từ đó tạo thêm những động lực làm việc cho
nhân viên trong công ty. Cũng thông qua môn học Quản trị hành vi tổ chức, đứng
trên phương diện cá nhân chúng tôi cũng có thể đưa ra những nhận xét cho riêng
mình về những mặt được cũng như những mặt hạn chế đang tồn tại tại chính
doanh nghiệp của mình.


I.

Trong bài tập cá nhân dưới đây, tôi xin trình bày hai học thuyết cơ bản về
tạo động lực cho người lao động. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn chỉ ra
những vấn đề tiêu cực về động cơ làm việc nơi tôi đang công tác – Công
ty TNHH Giấy Tiến Thành. HỌC THUYẾT CƠ BẢN VỀ TẠO

ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Động lực làm là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc
trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực
làm việc là sự sẵn sàng nỗ lực say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức cũng như của bản thân đề ra.
Có nhiều thuyết và quan điểm về vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao
động, dưới đây tôi xin trình bày hai thuyết cơ bản về tạo động lực cho người lao
động là:


Học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow.



Thuyết kỳ vọng.

1


1.

Học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow


Maslow là một nhà kinh tế học người Mỹ, ông đã xây dựng học thuyết về nhu
cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích
những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá
nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Lý
thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con
người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Maslow đã chỉ ra
các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ
tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu
cầu của con người tư thấp đến cao.

Nhu cầu sinh học: bao gồm nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở. Đây là nhu cầu cơ bản
nhất và Maslow quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới
mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ
không có.
Nhu cầu về an toàn: có nghĩa là nhu cầu về một môi trường không nguy hiểm, có
lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Đối với người lao
động, an toàn ở đây đầu tiên là an toàn về sinh mạng, sau đó là an toàn lao động,
2


an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn tâm lý…Đây là một nhu cầu khá cơ
bản vì con người không được sống và làm việc trong một môi trường an toàn và
đảm bảo thì các công việc khác sẽ khó mà thực hiện được.
Nhu cầu liên kết: Do con người là thành viên của xã hội nên con người cần nằm
trong xã hội, được xã hội và những người khác quan tâm. Đối với người lao
động, nhu cầu xã hội bao gồm nhu cầu được nhà cơ quan, nhà quản lý quan tâm,
động viên, khích lệ, đưa ra những chính sách đào tạo thích hợp.
Nhu cầu được tôn trọng: Trong các tổ chức, người lao động mong muốn được thể
hiện hết năng lực, bản lĩnh của mình và đồng thời nhận được lòng tin, sự thừa
nhận, uy tín từ lãnh đạo. Điều này có nghĩa, đối với những việc làm tốt lãnh đạo

công ty nên có những chính sách tuyên dương, khen thưởng, khích lệ tinh thần
của mọi nhân viên và ngược lại. Do đó nhu cầu được thừa nhận là nhu cầu không
thể thiếu đối với mỗi người lao động nói riêng và con người nói chung.
Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu
của Maslow. Người lao động mong muốn được công ty, tổ chức nơi mình đang
làm việc tạo mọi điều kiện cho họ phát triển cả về trình độ chuyên môn, mối quan
hệ trong tổ chức và cả địa vị.
Cũng theo thứ tự mà Maslow đưa ra ta thấy rằng những nhu cầu ở mức độ thấp
phải được thỏa mãn trước khi xuất hiện các nhu cầu ở mức độ cao hơn. Những
nhu cầu này là động lực thúc đẩy các hành vi của người lao động
2.

Thuyết kỳ vọng

Thuyết kỳ vọng do Victor Vroom – giáo sư Trường Quản trị kinh doanh Yale đưa
ra. Ông cho rằng một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên
những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó với cá
nhân. Mô hình này do V.Vrom đưa ra vào năm 1964 và sau đó được sửa đổi, bổ
sung bởi một vài người khác bao gồm cả các học giả Porter và Lawler (1968).
3


Động viên

Nỗ lực

Khen thưởng

Hiệu quả công
việc


Người lao động sẽ nỗ lực hết mình trong công việc khi họ nhận thấy sự hấp dẫn
cho một mục tiêu nào đó, mục tiêu có thể là các phần thưởng, sự thăng chức. Từ
đó, họ tin rằng nếu nỗ lực làm việc thì sẽ đem lại hiệu quả trong công việc mà họ
đang thực hiện. Và một khi công việc đã hoàn thành thì họ sẽ nhận được sự khen
thưởng, những phần thưởng phù hợp với công việc mà họ đã làm. Thành quả của
ba yếu tố này chính là sự động viên, đây chính là nguồn sức mạnh mà nhà quản
lý của mỗi tổ chức có thể sử dụng để chèo lái tập thể của mình hoàn thành những
mục tiêu đã đưa ra.
Khi nhân viên muốn thăng tiến trong công việc thì họ sẽ nỗ lực hết mình để hoàn
thành tốt những công việc được giao, họ tin rằng thành quả của họ đạt được sẽ
được mọi người đánh giá cao nghĩa là nhân viên này có kỳ vọng cao. Tuy nhiên
nếu họ biết nếu họ có nỗ lực hết mình cũng không thể thăng tiến trong công việc,
điều này chứng tỏ nhân viên này có kỳ vọng thấp và sẽ khó có thể khuyến khích,
động viên để nhân viên này làm việc tốt như mong đợi.

4


3.

Mối quan hệ giữa học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow và thuyết kỳ
vọng

Cả hai học thuyết đều đề cập đến một yếu tố chung nhằm thúc đẩy động lực làm
việc của người lao động đó là nhu cầu mong muốn được tôn trọng, được ghi nhận
những kết quả của quá trình làm việc một cách chính xác để từ đó họ hi vọng
nhận được những phần thường là những sự quan tâm phù hợp của công ty.
Thuyết kỳ vọng có mối quan hệ liên kết khá chặt chẽ với học thuyết về tháp nhu
cầu của Maslow bởi vì cũng như Maslow phân tích, trước khi thỏa mãn được

những mong muốn, những kỳ vọng mà người lao động muốn nhận được thì theo
như thuyết kỳ vọng, người lao động phải biết được rằng nếu họ nỗ lực hết mình
sẽ nhận được phần thưởng là gì? Điều này tương đương với nhu cầu được liên kết
và nhu cầu tôn trọng của Maslow. Tiếp đó, để nhận được phần thưởng đó, người
lao động phải nỗ lực làm việc và cần đạt được hiệu quả công việc cao. Để thoả
mãn được yếu tố này trước tiên người lao động phải được thỏa mãn về nhu cầu
sinh học, nhu cầu an toàn. Đây là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, thỏa
mãn được những nhu cầu này người lao động mới có thể yên tâm để làm việc.
II.

LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY TIẾN THÀNH
Công ty TNHH Giấy Tiến Thành được thành lập vào tháng 4 năm 2005 và có nhà
máy được đặt tại Khu D, Khu Công nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên.
Công ty Giấy Tiến Thành hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các
loại sổ, vở, giấy in sẵn và xuất khẩu đi các nước như Mỹ, Canada, Anh…. Ngoài
ra công ty còn sản xuất phục vụ thị trường nội địa trong nước.
Do mô hình hoạt động của công ty là mô hình sản xuất nên lực lượng lao động
chủ yếu ở đây là công nhân và chủ yếu được tuyển chọn trong khu vực địa
phương. Song song với bộ phận sản xuất còn có bộ phận làm công tác quản lý và
văn phòng trực tiếp làm việc tại nhà máy.
5


1.

Những vấn đề tiêu cực về động lực làm việc cho nhân viên tại công ty

Bản chất của công ty TNHH Giấy Tiến Thành là công ty của gia đình nên các cơ
chế hoạt động của công ty còn rất hạn chế. Công ty chưa đưa ra những chính sách
cụ thể cho người lao động như: chính sách khen thưởng, chính sách bảo hiểm,

chính sách đối với các lao động nữ làm việc trong nhà máy…Tất cả các chính
sách mà công ty đã đưa ra đôi khi chỉ là trên giấy tờ, văn bản nhằm đối phó với
các đơn vị đối tác trong những đợt kiểm tra, nghiệm xưởng. Cụ thể tại công ty
TNHH Giấy Tiến Thành còn tồn tại những tiêu cực trong việc tạo động lực làm
việc cho nhân viên như sau:
-

Chế độ lương của công ty chưa thực sự phù hợp với người lao động. Mức
lương mà công ty trả cho người lao động còn thấp hơn so với mặt bằng chung
của các nhà máy trong khu vực. Chính vì vậy mức lương này đối với một số
công nhân có hoàn cảnh đặc biệt thậm chí là chưa đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản
của họ.

-

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tại công ty chưa tốt. Bữa ăn trưa của nhân viên và
công nhân không đảm bảo đủ chất và dinh dưỡng cần thiết cho một ngày làm
việc. Mặc dù chi phí thức ăn trong địa bàn không cao so với các khu vực
khác, nhưng bữa ăn của nhân viên thường rất đơn giản và có chất lượng kém.
Đặc biệt trong những thời gian cao điểm của sản xuất, nhân viên phải làm
việc tăng ca nhưng bữa ăn không hề được cải thiện và bổ sung cho các công
nhân làm thêm.

-

Đối với lao động nữ công ty không có những chính sách ưu tiên. Cụ thể công
ty chưa đưa ra chế độ nghỉ thai sản cụ thể. Chế độ dành cho nhân viên nữ có
con nhỏ cũng không được áp dụng.

-


Công ty giấy Tiến Thành không có chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng
đối với những công nhân đạt hiệu quả tốt trong công việc. Những công nhân
6


thường xuyên làm tăng ca, năng suất công việc cao cũng không nhận được
các chế độ khen thưởng đúng mức.
-

Ngoài ra công ty chưa trang bị đủ các thiết bị đảm bảo an toàn lao động cho
toàn bộ công nhân làm việc trong nhà máy như: Áo bảo hộ lao động, giầy,
khẩu trang, gang tay, bịt tai, mặt nạ chống hóa chất…

2.

Phân tích động cơ làm việc dựa trên những học thuyết

-

Theo học thuyết của Maslow, nhu cầu sinh học trong đó có nhu cầu về ăn, ở
là nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất trước khi phát sinh những nhu cầu
khác. Hiện nay tại công ty giấy Tiến Thành, công nhân và nhân viên làm việc
tại nhà máy chưa được thỏa mãn những nhu cầu về ăn uống và nghỉ ngơi.
Điều kiện chất lượng bữa ăn còn kém và không đủ đảm bảo sức khỏe cho
người lao động. Chính những nhu cầu đơn giản và thiết yếu này không được
đáp ứng khiến cho người lao động không thoải mái và yên tâm làm việc.

-


Công ty giấy Tiến Thành chưa trang bị đủ các thiết bị an toàn lao động cho
công nhân làm việc tại nhà máy. Theo học thuyết của Maslow thì nhu cầu về
an toàn ở đây không được đảm bảo. Đây là một trong những nhu cầu cơ bản
nên thiếu nhu cầu này khiến cho công nhân trong nhà máy không thể tập
trung và mang lại hiệu quả cao trong công việc.

-

Cũng theo nhu cầu tự hoàn thiện của Maslow và thuyết kỳ vọng của V.Vrom
về mong muốn nhận được những sự quan tâm, khích lệ, động viên, những
phần thưởng phù hợp với hiệu quả của công việc, tôi thấy rằng hiện nay tại
công ty giấy Tiến Thành chưa có những chính sách khen thưởng, động viên
cụ thể nhằm khuyến khích công nhân và nhân viên làm việc tại nhà máy.
Chính điều này đã không tạo được động lực làm việc và phấn đấu trong suốt
quá trình công tác của mỗi người lao động.

7


CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁC TIÊU CỰC TẠI
CÔNG TY

III.

Việc tạo động lực cho người lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan
trọng và được các nhà quản lý trong các doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm và
chú trọng. Động lực làm việc giúp cho việc thúc đẩy quá trình làm việc và đem
lại những hiệu quả cao. Người lao động nếu được làm việc trong môi trường có
những chính sách đãi ngộ tốt sẽ thúc đẩy họ phấn đấu và nỗ lực hết mình trong
công việc.

Người quản lý của các doanh nghiệp muốn tạo động lực làm việc cho nhân viên
trong công ty của mình, trước tiên cần phải đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về
môi trường làm việc. Sau khi những nhu cầu tối thiểu được thỏa mãn, người quản
lý và doanh nghiệp cần quan tâm đến các chính sách đãi ngộ, chính sách khen
thưởng, và chính sách chung dành cho người lao động.
Cụ thể tại Công ty giấy Tiến Thành nên cải thiện một số vấn đề sau:
-

Công ty cần cải thiện bữa ăn dành cho các công nhân trong nhà máy nhằm
đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đủ tiêu chuẩn của một bữa ăn theo đúng quy
định. Đối với những thời gian cao điểm, công nhân phải làm tăng ca, nhà
máy nên chuẩn bị thêm đồ ăn cho bữa phụ.

-

Công ty cần đưa ra chính sách dành riêng cho các công nhân nữ của nhà máy
theo đúng như bộ luật lao động quy định.

-

Lãnh đạo công ty cần phải đưa ra chính sách đãi ngộ, khen thưởng, đào tạo
cụ thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự thi đua, phấn đấu trong toàn bộ công ty
và nhà máy.

-

Ban lãnh đạo cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của nhân viên, thường
xuyên thăm hỏi, động viên và tham gia vào các hoạt động chung của công
đoàn công ty nhằm rút ngắn khoảng cách với toàn bộ nhân viên.
8



Kết luận
Kết hợp với các kiến thức đã học trên lớp cũng như tài liệu giảng dạy của Phó
giáo sư – Tiến sỹ Trần Văn Bình và đối chiếu với thực tế tại Công ty TNHH Giấy
Tiến Thành, trong bài tập này tôi đã có cái nhìn tổng quát về hành vi tổ chức
đang diễn ra tại công ty tôi nói chung cũng như việc đưa ra các chính sách đãi
ngộ nhằm tạo động lực làm việc, tại nơi tôi đang công tác. Để từ đó có thể nhận
thấy những ưu nhược điểm và rút ra những mặt cần cải thiện cho công ty.
Tôi hi vọng bằng những kiến thức đã học được cùng với sự đóng ghóp và đưa ra
ý kiến ghóp ý của các thầy cô hướng dẫn sẽ giúp cho bài làm của tôi trở lên hoàn
thiện hơn.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Slide bài giảng Quản Trị Hành Vi Tổ Chức của Phó giáo sư-Tiến sỹ Trần
Văn Bình

2.

Website: />option=com_content&task=view&id=19&Itemid=14

3.

Website: />%E1%BB%A7a_Maslow


4.

Website: />
5.

Quản trị hành vi tổ chức,tác giả Huỳnh Nhựt Nghĩa – Đại học tài chính

10



×