Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông sompoy và đề xuất giải pháp đảm bảo sử dụng cho sản xuất nông nghiệp huyện kaisone tỉnh savannakhet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------

Khonesavanh Norasane

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG SOMPOY
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỬ DỤNG CHO SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN KAISONE TỈNH SAVANNAKHET
Luận văn Thạc sĩ môi trƣờng
Ngành: Khoa học Môi trƣờng
MS

: 60440301

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hà

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới khoa Môi trƣờng,
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp các em định
hƣớng nghiên cứu, xây dựng ý tƣởng và tận tình hƣớng dẫn các em trong thời gian học
tập và làm bài luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, các em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên hƣớng dẫn
PGS.TS Nguyễn Thị Hà giáo viên Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học tự
nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho các em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Học viên



i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
Mở đầu

...................................................................................................................... iv

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1.

Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông và sử dụng trong nông nghiệp trên thế giới và

Lào

....................................................................................................................... 3

1.1.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông và sử dụng trong nông nghiệp trên thế giới. ... 3
1.1.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông và sử dụng nƣớc sông trong nông nghiệp ở Lào....... 4
1.2. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc sông. ......................................................... 8
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích, quan trắc ........................................................................ 8
1.2.2. Đánh giá bằng chỉ số WQI ................................................................................... 9
1.3. Giải pháp sử dụng an toàn nƣớc sông cho sản xuất nông nghiệp .......................... 10
1.3.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc sông ................................................................ 10
1.3.2. Giải pháp bảo vệ chất lƣợng nƣớc sông ............................................................. 12
1.4. Tài nguyên nƣớc và chất lƣợng nƣớc..................................................................... 16
1.5. Tầm quan trong của lƣu vực sông .......................................................................... 18
CHƢƠNG II – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 19

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 19
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 19
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, ký tƣợng thủy văn ................................................................ 19
2.1.3. Kinh tế - xã hội ................................................................................................... 24
2.1.4. Đa dạng sinh học ................................................................................................ 28
2.1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 30
2.2.1. Phƣơng pháp thống kê, kế thừa truyền thống .................................................... 30
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................................ 30
2.2.3.Phƣơng pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí
nghiệm:

................................................................................................................... 31

2.2.4. Phƣơng pháp đánh giá theo chỉ số chất lƣợng nƣớc ........................................... 52
ii


CHƢƠNG III – KẾT QUẢ VÀ THỎA LUẬN ............................................................ 56
3.1. Đánh giá chất lƣợng nƣớc sông ............................................................................. 56
3.1.1 . Đánh giá theo nhóm thông số phân tích ............................................................. 56
3.1.2. Đánh giá theo chỉ số chất lƣợng nƣớc ................................................................. 56
3.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc theo mực đính sử dụng trong nông nghiệp .................. 59
3.2.1. Nhóm thông số đo nhanh phục vụ sản xuất nông nghiệp Kaisone Phomvihan .. 59
3.2.2. Các chất hữu cơ trong nƣớc sông Sompoy huyện Kaisone tỉnh Savannakhet.... 60
3.2.3. Các chất dịnh dƣỡng trong nƣớc sông Sompoy .................................................. 62
3.2.4. Hàm lƣợng chất thải rắn lơ lừng (TSS) trong nƣớc sông ................................... 65
3.2.5. Hàm lƣợng vi sinh vật (Coliform) trong nƣớc sông Sompoy ............................. 67
3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm đến chất lƣợng nƣớc sông ........................................... 68
3.3.4. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc................................................................................. 70

3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý môi trƣờng nƣớc lƣu vực
sông Sompoy đoạn chảy qua huyện Kaisone tỉnh Savannakhet ................................... 74
3.4.1. Giải pháp quản lý ................................................................................................ 74
3.4.2. Giải pháp công nghệ............................................................................................ 78
3.4.3. Giải pháp khác..................................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình và tổng số giờ nắng tại Savannakhet ......................................... 19
Bảng 2.2: Lƣu lƣợng nƣớc mƣa trung bình năm (mm/năm) của trạm đo nƣớc mƣa Xeno
(1995-2010) .............................................................................................................................. 20
Bảng 2.3: Lƣu lƣợng nƣớc mƣa trung bình năm (mm/năm) của tram đo nƣớc mƣa tỉnh
Savannakhet (1989-2004). ........................................................................................................ 21
Bảng 2.4: Tốc độ gió trung bình năm và tháng ........................................................................ 21
Bảng 2.5: Tốc độ gió lớn nhất trong năm và tháng .................................................................. 22
Bảng 2.6: Độ ẩm không khí trung bình tháng........................................................................... 22
Bảng 2.7: Dự báo dân số ở Kaysone Phomvihane .................................................................... 25
Bảng 2.8: GDP trong giai đoạn 2006-2009 và ƣớc tính cho giai đoạn 2010-2014 .................. 25
Bảng 2.9: Ngành kinh tế chính trong Kaysone Phomvihane .................................................... 26
Bảng 2.10: Bảng quy định các giá trị qi, BPi ........................................................................... 53
Bảng 2.11: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa .................................... 53
Bảng 2.12: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ....................................... 54
Bảng 3.1: Giá trị WQI cho chất lƣợng nƣớc sông Sompoy theo mùa mƣa .............................. 57
Bảng 3.2: Diễn biến thông số DO của nƣớc sông Sompoy huyện Kaisone Phomvihan tỉnh
Savannakhet. ............................................................................................................................. 60
Bảng 3.3: Diễn biến thông số COD và BOD5 của nƣớc sông Sompoy huyện Kaisone

Phomvihan tỉnh Savannakhet.................................................................................................... 61
Bảng 3.4: Diễn biến hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong nƣớc sông ................................... 63
Bảng 3.5: Diễn biến hàm lƣợng tổng chất thải rắn lơ lửng trong nƣớc sông Sompoy huyện
Kaisone tỉnh Savannakhet ......................................................................................................... 66
Bảng 3.6: Diễn biến hàm lƣợng tổng chất thải rắn lơ lửng trong nƣớc sông Sompoy huyện
Kaisone tỉnh Savannakhet ......................................................................................................... 67
Bảng 3.7: Số lƣợng thú nuôi của huyện (2013) ........................................................................ 69
Bảng 3.8: Danh sách các điểm quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Sompoy chảy qua địa bàn
huyện Kaisone tỉnh Savannakhet. ............................................................................................. 71
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nƣớc sông Sompoy. ............................................................. 72

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: sơ đồ của lƣu vực sông Sompoy. ................................................................... 28
Hình 2.2: Điều tra khảo sát thực địa khu vực quan trắc sông Sompoy, huyện Kaisone
tỉnh Savannakhet ............................................................................................................ 31
Hình 3.1: Biểu đồ giá trị WQI nƣớc sông Sompoy........................................................ 58
Hình 3.2: Hàm lƣợng các chất hữu cơ trong nƣớc phục sản xuất nông nghiệp khu sông
Sompoy huyện Kaisone tỉnh Savannakhet ..................................................................... 62
Hình 3.3: Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng PO43- trong nƣớc phục sản xuất nông nghiệp
khu vực sông Sompoy huyện Kaisone tỉnh Savannakhet .............................................. 64
Hình 3.4: Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng NH4+ trong nƣớc phục sản xuất nông nghiệp
khu vực sông Sompoy huyện Kaisone tỉnh Savannakhet .............................................. 65
Hình 3.5: Hàm lƣợng tổng chất thải rắn lơ lửng trong nƣớc phục sản xuất nông nghiệp
khu vực sông Sompoy huyện Kaisone tỉnh Savannakhet .............................................. 66
Hình 3.6: Hàm lƣợng Coliform trong nƣớc phục sản xuất nông nghiệp khu vực sông
Sompoy huyện Kaisone tỉnh Savannakhet ..................................................................... 68
Hình 3.7: Bản đồ quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Sompoy đoạn chảy qua huyện

Kaisone tỉnh Savannakhet .............................................................................................. 74
Hình 3.8: cơ chế quá trình xử lý nƣớc thải trong hồ sinh học ....................................... 78
Hình 3.9: sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải bằng bùn hoạt tính thông thƣờng ................. 80

v


Mở đầu
Huyện Kaysone nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Savannakhet với diện tích
681.618 km2, trong đó diện tích đồng bằng chiếm tới 95% của tổng diện tích huyện
Kaysone là một huyện đƣợc sử quan tâm và phát triển kính tế xã hội nhiều nhất trong
tỉnh. Ngƣời dân trong huyện 75% làm nông nghiệp, 15% kinh doanh và 10% là cán bộ
(Dự án hồ thủy lợi sông Sôm Poui năm 2013).
Vùng đồng bằng của Huyện Kaysone nằm trong khu vực vũng sâu nƣớc mƣa
của sông Sôm poy, Sông nhang và những sông nhỏ chi nhánh của sông Sôm Poy. Đồng
bằng của Huyện Kaysone rất phủ hợp cho công việc sản xuất nông nghiệp, trong đó
70% của tổng diện tích đƣợc khai thác đề làm ruộng. Trong công việc sản xuất nông
nghiệp đã sử nƣớc từ sông Sôm poy rất nhiều vào mùa mƣa và một số nƣớc tƣới vào
mùa hè.
Trong năm 2004, Ủy bản sông Mê Kông quốc tế đã thực hiện nghiên cứu chất
lƣợng nƣớc sông Mê Kông và các chi nhánh có kết quả chất lƣợng nƣớc từ trạm đo
trên sông đạt mức độ từ rất tốt cho đến tốt. Trong công việc nghiên cứu từ đầu cho đến
cƣới của dòng sông cho thấy chất lƣợng nƣớc không bị suy thoái, trừ một số đoạn chạy
qua thủ đô Viêng Chăn thấy rằng nồng độ của oxy hòa tan trong nƣớc hơi thấp, độ đục
trong nƣớc cao do chịu ảnh hƣởng đất bờ sông xói mòn trên đoạn đầu chạy qua thủ đô
Viêng Chăn. Từ năm 1992 cho đến nay độ dục của đoạn sông chay qua thủ đô Viêng
Chăn có khuynh hƣớng giảm xuống song song với việc xây dựng thủy điện Xayyabuly.
Sông Sompoy là một nhánh sông quan trọng của sông Mêkong chạy qua 1 trong
7 vùng đồng bằng lớn nhất của nƣớc, đây là nơi lƣu trữ nguồn tài nguyên thiên nhiên
dồi dào, cấp nƣớc cho hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của địa bản

huyện Kaisone tỉnh Savannakhet. Hiện nay, chính phủ lào nói chung và tỉnh
Savannakhet nói riêng đang có xu hƣơng phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng tỉnh
Savannakhet thành khu sản xuất sản phẩm nông nghiệp chính của đất nƣớc và sông
Sompoy là nguồn cung cấp nƣớc chính cho khu vực sản xuất này.
Vùng đồng bằng sông Sompoy có khuynh hƣớng xây dựng sản xuất lƣơng thực
và sản phẩm của tỉnh, trong thời gian qua chính quyền tỉnh Savannakhet đã khảo sát
nghiên cứu sử dụng tài nguyên nƣớc sông Sompoy và các nhánh của nó để phục vụ sản
1


xuất nông nghiệp vùng đồng bằng trên, dân số tập trung trong vùng này phần lớn còn
nghèo và xếp vào huyện đang phát triển của chính phủ lào, nhƣng ngƣợc lại vùng này
lại có diện tích sản xuất nông nghiệp rất rộng phù hợp cho công việc trồng lúa và chăn
nuôi.
Để đánh giá tổng quát và định lƣợng chất lƣợng nƣớc, nhiều quốc gia trên thế
giới đã sử dụng Chỉ số chất lƣợng nƣớc (Water Quality Index - WQI). WQI là một
thông số "tổ hợp" đƣợc tính toán từ nhiều thông số chất lƣợng nƣớc riêng biệt theo một
phƣơng pháp xác định. Thang điểm WQI thƣờng là từ 0 (ứng với chất lƣợng xấu nhất)
đến 100 (ứng với chất lƣợng nƣớc tốt nhất). Mới đây, tại Việt Nam, ngày 01/7/2011,
Tổng cục môi trƣờng đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TCMT về ban hành sổ tay
hƣớng dẫn tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc áp dụng cho đánh giá hiện trạng chất lƣợng
môi trƣờng nƣớc mặt lục địa Việt Nam. Với WQI, có thể giám sát diễn biến tổng quát
về chất lƣợng nƣớc, so sánh đƣợc chất lƣợng nƣớc các sông, thông tin cho cộng đồng
và các nhà hoạch định chính sách hiểu về chất lƣợng nƣớc, có thể bản đồ hóa chất
lƣợng nƣớc... Với những ƣu điểm đó, hiện nay WQI đƣợc xem là một công cụ hữu hiệu
quản lý nguồn nƣớc.
Thực tế cho thấy việc sử dùng nƣớc sông Sôm poui mang lại rất nhiều lợi ít cho
sản xuất nông nghiệp và lƣơng thực phục vụ con ngƣời, nhƣng vẫn chƣa có tài liệu nào
đánh giá về chất lƣợng nƣớc của nguồn nƣớc này và trong thời gian tới chính phủ nƣớc
công hòa nhân chủ nhân dân lào có quy hoạch xây dựng hồ thủy lợi để phúc vụ sản

xuất nông nghiệp. Chính vì vậy luận văn, tiến hành đánh giá chất lƣợng nƣớc sông
Sôm Poui với mực tiêu và nội dung sau:
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc và đề xuất giải pháp
nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho mục đích sử dụng tƣới tiêu trong nông nghiệp.
Trên cơ sở đó, đề tài ―Đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Sompoy và đề xuất giải
pháp đảm bảo sử dụng cho sản xuất nông nghiệp huyện Kaisone Phomvihan tỉnh
Savannakhet‖ đƣợc lựa chọn với mục đích đánh giá tổng quan chất lƣợng nƣớc sông
Sompoy dựa trên phƣơng pháp mới, có nhiều ƣu điểm phục vụ công tác quản lý môi
trƣờng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trƣờng nƣớc trên địa bàn tỉnh
Savannakhet.
2


CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN
1.1.

Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông và sử dụng trong nông nghiệp trên thế
giới và Lào

1.1.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông và sử dụng trong nông nghiệp trên thế
giới.
Nƣớc mặt đƣợc sử dụng để tƣới tiêu cho các cây thực phẩm trên toàn thế giới.
Nƣớc có thể có chất lƣợng vệ sinh thay đổi và có thể bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác
nhau. Sự liên quan của nƣớc tƣới bị nhiễm bẩn với ô nhiễm sản phẩm tƣơi đã đƣợc xác
định rõ và đã có nhiều báo cáo về sự bùng nổ dịch bệnh liên quan đến tiêu thụ tƣơi.
Mục tiêu của nghiên cứu này là tóm tắt dữ liệu về các chỉ số phân và các mầm bệnh
đƣợc lựa chọn để đánh giá mức độ ô nhiễm phân của một con sông Na Uy đƣợc sử
dụng cho việc tƣới tại một khu vực có mức sản xuất cao các loại thực phẩm khác nhau.
Các nguồn ô nhiễm phân của dòng sông đƣợc xác định. Các biện pháp thực hiện để
giảm lƣợng thải từ ngành nƣớc thải và nông nghiệp và các biện pháp tiềm năng đƣợc

xác định để thực hiện trong tƣơng lai đƣợc trình bày và thảo luận liên quan đến lợi ích
tiềm năng và chi phí. Điều quan trọng là ngƣời sử dụng nƣớc, độc lập với mục đích sử
dụng, đều nhận thức đƣợc chất lƣợng vệ sinh và các biện pháp can thiệp có thể áp dụng
đƣợc. Ô nhiễm nƣớc mặt là một mạng lƣới phức tạp có nhiều yếu tố và cần phải có một
số biện pháp và can thiệp ở các cấp khác nhau để đạt đƣợc một con sông vững chắc và
tƣới tiêu an toàn.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nƣớc lớn nhất trên thế giới. Mức tiêu thụ nƣớc
cho tƣới tiêu đến 70% và trong một số trƣờng hợp 90% nhu cầu nƣớc trên thế giới. Do
tình trạng thiếu nƣớc tăng theo thời gian do: (i) nhu cầu lƣơng thực toàn cầu tăng; (ii)
đô thị hoá; (iii) thay đổi khí hậu; (iv) nƣớc chất lƣợng kém đƣợc sử dụng ở một số
nƣớc - TMWW dƣờng nhƣ là một giải pháp hấp dẫn và bền vững, và do đó ngƣời ta hy
vọng tái sử dụng sẽ tăng lên trong tƣơng lai gần[2].
Nhu cầu tƣới nƣớc là rất cấp thiết, khoảng 7% đất đƣợc tƣới trên toàn thế giới,
tức là 20 triệu ha ở 50 quốc gia, đƣợc tƣới bằng nƣớc thô hoặc đƣợc xử lý một phần,
gián tiếp hoặc trực tiếp [3]. Tuy nhiên, nhiều nƣớc tiên tiến về nông nghiệp khác lại sử
3


dụng nƣớc thải đô thị đã xử lý. Các ứng dụng tái sử dụng nƣớc ở Hoa Kỳ theo thứ tự
giảm lƣợng nƣớc là: (1) tƣới tiêu nông nghiệp; (2) tái chế công nghiệp và tái sử dụng;
(3) thủy lợi cảnh quan; (4) nạp tiền nƣớc ngầm; (5) sử dụng và giải trí; (6) sử dụng
không sử dụng đƣợc ở đô thị; và cuối cùng, (7) sử dụng lại đƣợc có thể sử dụng đƣợc.
Tại California, Hoa Kỳ khoảng 65% nƣớc đƣợc tái chế bằng cách tái sử dụng trong
nông nghiệp [4-6]. Cũng ở Israel, khoảng 64% nƣớc thải đô thị đã xử lý hiện có đƣợc
tái chế; tổng lƣợng khí thải sản xuất hàng năm là 1,7 tỷ m3 [7]. Cụ thể hơn, ở Ý việc tái
sử dụng đƣợc áp dụng trong 4000 ha và chỉ giới hạn ở các đảo Sicily và Sardinia [8,9].
1.1.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông và sử dụng nƣớc sông trong nông nghiệp
ở Lào.
Lào đang trong giai đoạn tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối nhanh và phát triển tài
nguyên thiên nhiên. Thủy điện, khai thác mỏ và lâm nghiệp là các lĩnh vực hoạt động

chính, trong khi du lịch, nông nghiệp và thủy sản cũng đang phát triển và thay đổi. Các
khu đô thị cũng đang phát triển do sự thay đổi dân số và phát triển thƣơng mại và công
nghiệp. Do đó, ngày càng có nhiều áp lực đối với môi trƣờng và nhu cầu ngày càng
tăng về quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững[10].
Nƣớc nói chung có nhiều nguồn tài nguyên nƣớc. Tổng tài nguyên nƣớc mặt
(bao gồm dòng chảy của sông Mê Kông và các chi lƣu của nó) là 55.000 m3, cao nhất ở
châu Á. Tuy nhiên, chỉ có một ít nguồn nƣớc quốc gia đã đƣợc phát triển. Tổng dung
tích lƣu trữ của các hồ chứa lớn ít hơn 3% lƣu lƣợng bề mặt hàng năm[10].
Cho đến thời điểm hiện tại, trọng tâm của chất lƣợng nƣớc ở Lào đã đƣợc theo
dõi chung về môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng liên quan đến dự án (EIAs, EMPs, vv) và
nhận thức của công chúng và giáo dục. Sự phát triển nhanh chóng hiện nay của tài
nguyên nƣớc và các tác động đối với các lƣu vực sông hiện đang gây ra nhiều rủi ro
hơn cho sự suy giảm chất lƣợng nƣớc. Các khuyến nghị đã đƣợc đƣa ra trong các bối
cảnh khác nhau để cải thiện việc giám sát chất lƣợng nƣớc, mô hình hoá và tăng cƣờng
kỹ thuật khác. Tuy nhiên, thay vì giải quyết từng khu vực yếu kém, cần phải có một
cách tiếp cận có hệ thống hơn[10].

4


1.1.2.1.

Tình hình chất lượng nước ở Lào

Phòng thí nghiệm Chất lƣợng Nƣớc của Bộ Nông Lâm nghiệp cho biết, trong 15
năm theo dõi, chất lƣợng nƣớc ở Lào nói chung là tốt và không bị ảnh hƣởng đáng kể
bởi các hoạt động của con ngƣời. Điều này phù hợp với nghiên cứu Chẩn đoán Sông
Mekong của Ủy ban sông Mê Công, cho thấy "nƣớc ở lƣu vực sông Mê Kông nói
chung có chất lƣợng tốt, nhƣng có những ngoại lệ địa phƣơng".
Tuy nhiên, với áp lực tăng trƣởng nhân khẩu học nhanh, phát triển kinh tế và đô

thị hóa, chất lƣợng nƣớc ngày càng xấu đi. Các vấn đề chính có thể phát sinh bao gồm:
-

Việc lắp đặt các công trình thủy điện gây ra một số vấn đề về chất lƣợng nƣớc

hoặc các rủi ro quan trọng. Ở hầu hết các hồ chứa nƣớc sâu ở vùng nhiệt đới, trong vài
năm đầu sau khi đổ bể, sự suy giảm oxy sẽ diễn ra ở phần dƣới của hồ chứa. Tình trạng
này chủ yếu là do sự phân tầng theo nhiệt độ và sự phân hủy sinh khối ngập chìm hoặc
chất hữu cơ (thực vật và cácbon chứa trong đất). Chất lƣợng nƣớc ở hạ lƣu sông bị ảnh
hƣởng mạnh bởi sự biến động về chất lƣợng nƣớc trong hồ chứa. Nếu nƣớc tuabin xuất
phát từ một bể phóng đơn, thấp từ hồ chứa, nó sẽ có lƣợng oxy hoà tan thấp (anoxic) và
có thể chứa các hợp chất độc cao (metan, thuỷ ngân, vv).
-

Lào có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và đang ngày càng khai thác các

nguồn tài nguyên này. Trong một số phần của thăm dò quốc gia, quy hoạch và khai
thác thực tế đang đƣợc tiến hành. Khai thác mỏ sử dụng nƣớc trong cả giai đoạn khai
thác quặng và chế biến quặng, mặc dù hiện có ít thông tin về số lƣợng nƣớc tiêu thụ.
Việc sử dụng nƣớc không nằm trong giấy phép khai thác. Trong một số trƣờng hợp
mỏ, khu vực chế biến và khu vực cất trữ chất thải mỏ (rác thải) gần sông ngòi và hồ
chứa.
-

Sự gia tăng dân số ở các thành phố, thị trấn và làng xã dẫn đến thải chất thải và

chất hữu cơ của thành phố vào đƣờng thủy. Không có trung tâm đô thị nào đƣợc sử
dụng hệ thống thoát nƣớc hoàn chỉnh. Xử lý và xử lý nƣớc thải đô thị thƣờng không
đạt yêu cầu; Hầu hết các hộ gia đình đều dựa vào các bể ngâm để xử lý nƣớc thải.
Đƣờng cống đô thị đóng vai trò nhƣ cống thứ cấp, mang các chất thải công nghiệp và


5


sự rò rỉ tràn vào bể chứa vào mùa mƣa. Do đó, nƣớc trong hệ thống thoát nƣớc luôn bị
ô nhiễm chất thải từ nhà vệ sinh và coliform từ nƣớc thải bể phốt.
-

Số lƣợng của các nhà máy công nghiệp ngày càng tăng đã làm tăng tỷ lệ và

nguy cơ ô nhiễm. Các ngành công nghiệp chính ở Lào là bột giấy, gỗ, chế biến thực
phẩm, các nhà máy sản xuất hàng may mặc, nhà máy xi măng và các hố sỏi. Hầu hết
các hệ thống này chỉ có hệ thống xử lý nƣớc thải hạn chế để giảm nồng độ và lƣợng
chất thải trong nƣớc xả cuối cùng xuống đƣờng thủy.
-

Ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dƣỡng và trầm tích có thể đƣợc thải ra từ các vùng

nông nghiệp. Việc sử dụng hoá chất nông nghiệp ở Lào vẫn còn tƣơng đối thấp và dự
kiến sẽ tiếp tục tồn tại trong những năm tới. Việc tƣới tiêu tăng lên có thể dẫn đến việc
gia tăng các chất dinh dƣỡng, thuốc trừ sâu và trầm tích, đi vào đƣờng thủy thông qua
hệ thống thoát nƣớc nông nghiệp. Sự gia tăng về mức độ tƣới tiêu cũng có thể mở ra
những vùng mới cho các vec tơ nƣớc (muỗi, ốc sên).
-

Ở các vùng miền núi, độ che phủ rừng đã bị giảm do nông nghiệp chằng chịt,

chuyển đổi đất đai sang nông nghiệp, xây dựng đƣờng xá và khai thác gỗ. Xu hƣớng
chính trong các hệ thống chặt và đốt đã giảm nhanh chóng độ che phủ của rừng do cầu
về đất đai và tài nguyên ngày càng tăng. Các chu kỳ quay đã giảm xuống còn 3-5 năm.

Những vòng quay ngắn này cuối cùng làm suy thoái đất và tăng thời gian dốc đứng tiếp
xúc và dễ bị xói mòn nghiêm trọng, dẫn đến lắng đọng, thay đổi mô hình dòng chảy hạ
lƣu và các ảnh hƣởng khác đến hệ sinh thái nƣớc hạ lƣu.
Nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt, việc giảm thải bỏ chất
thải sẽ gia tăng tần số và tác động chất lƣợng nƣớc xung quanh. Sinh thái học thủy sinh
sẽ bị ảnh hƣởng đặc biệt[10].
1.1.2.2.

Sử dụng nước sông trong nông nghiệp tại Lào và các nước xung quanh

Nông nghiệp cung cấp sinh kế cho hơn 70% dân số lƣu vực sông Mê Kông, với
45% dân số đƣợc coi là dƣới chuẩn nghèo. Mặc dù tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao ở
Campuchia và Lào (> 2,25%) nhƣng vẫn có những thay đổi đáng kể về nhân khẩu học
và dự kiến sẽ có nhiều thay đổi về di cƣ ra khỏi vùng nông thôn, đến mức diện tích

6


trồng vào mùa khô ở Ví dụ Thái Lan, Thái Lan, bị giới hạn bởi sự sẵn có của lao động.
Ngành nông nghiệp thƣờng là điểm đầu tiên can thiệp vào việc nâng cao mức sống, cải
thiện sinh kế và giảm nghèo.
Các chế độ dòng chảy tự nhiên của sông và các chi lƣu của nó dẫn đến mực
nƣớc cao trong và sau gió mùa, và mực nƣớc thấp vào mùa khô. Trong suốt tuyến NE
Thái Lan và Lào, cần có một số hình thức bảo quản nƣớc để cho phép tƣới vào mùa
khô, và rõ ràng là các khu vực tƣới tiêu mùa khô nhỏ hơn đáng kể so với các mùa mƣa,
ngoại trừ vùng đồng bằng, nơi nông dân có thể thu hoạch 7 vụ lúa mỗi năm một lần.
Đất trong lƣu vực nói chung là nghèo, có tình trạng dinh dƣỡng thấp và các khu
vực rộng lớn có tính axit khi không có nƣớc, áp đặt giới hạn cho canh tác cây trồng và
sự phù hợp. Có sự đa dạng đáng kể về tính chất và mức độ của hệ thống nông nghiệp ở
các vùng khác nhau của lƣu vực, đƣợc bổ sung bởi sự đa dạng sinh học thiên nhiên và

nguồn lợi thủy sản rất phong phú.
Canh tác bằng cỏ mƣa chiếm diện tích lớn nhất và bị chi phối bởi nền văn hoá
lúa gạo, do lƣợng mƣa mùa mƣa cao, lũ lụt lớn và khai thác nƣớc các vùng ven sông.
Mặc dù việc sử dụng nƣớc tƣới chiếm hơn 70% lƣợng sử dụng hiện tại, nhƣng ít nƣớc
đƣợc chuyển hƣớng cho nông nghiệp trong lƣu vực, điển hình là ít hơn 10% tổng lƣu
lƣợng hàng năm. Nƣớc ngầm có diện tích rộng và không đƣợc sử dụng rộng rãi, nhƣng
tiềm năng sử dụng bền vững không chắc chắn ở nhiều nơi. Có những vấn đề tiềm ẩn về
ô nhiễm arsenic, đã đƣợc xác định rõ ràng ở đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia,
và có thể sẽ lan rộng hơn.
Nói chung, năng suất nông nghiệp thấp ở các khu vực của Thái Lan, Lào và
Cămpuchia trong lƣu vực, mặc dù nông nghiệp phát triển rộng khắp, đa dạng và thâm
canh ở ĐBSCL, với diện tích đáng kể của cây ăn quả và thay thế lúa bằng nuôi trồng
thủy sản. Sự đa dạng hoá trong các doanh nghiệp đang gặp phải sự biến động về giá cả
cực đoan, ví dụ nhƣ nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi nó đƣợc mở rộng để
thay thế cho canh tác lúa gạo. Nuôi tôm trong các hệ thống sản xuất ven biển đã có
nhiều khả năng không dự báo đƣợc. Một báo cáo gần đây về nghề cá trong gạo (MRC,
2008) nhận thấy rằng sở hữu đất đai không đƣợc chính thức hóa hoặc đảm bảo trong
thực tế đối với nhiều ngƣời, nếu không muốn nói là nhiều nhất, là nông dân và ngƣời
7


sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Lào và Campuchia, và điều này sẽ hạn chế đầu tƣ
phát triển hoặc tăng cƣờng sản xuất.
Thái Lan và Việt Nam là hai nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
Campuchia và gần đây là Lào đã lên kế hoạch mở rộng diện tích trồng lúa để trở thành
những ngƣời chơi trong thị trƣờng xuất khẩu. Sự tăng giá gạo thế giới gần đây đã làm
tăng vị thế này, nhƣng mô hình dài hạn về tăng trƣởng và năng suất lúa gạo sẽ đƣợc
xác định trực tiếp bởi sự tiến triển của giá thế giới và sự phát triển và cải cách trong các
kênh tiếp thị gạo ở các nƣớc riêng lẻ.
Trong suốt lƣu vực, có bằng chứng của một làn sóng nông nghiệp thƣơng mại

đang gia tăng bên cạnh việc canh tác nông nghiệp truyền thống ở quy mô nhỏ. Cho đến
khi tái xuất hiện một "cuộc khủng hoảng lƣơng thực toàn cầu" năm 2007, do giá cả
hàng hóa tăng cao, chiến lƣợc sinh kế và thu nhập từ xuất khẩu là những mục tiêu bổ
sung cho chƣơng trình nghị sự chính sách nông nghiệp trong khu vực. Sự phục hồi của
chƣơng trình nghị sự về an ninh lƣơng thực, và ở mức độ nào đó, mối lo ngại về những
tác động có thể có của biến đổi khí hậu toàn cầu, đã trở nên quan trọng trong các can
thiệp lớn hơn trong tƣới tiêu và tƣ nhân và phát triển nông nghiệp. Việc phê chuẩn gần
đây của nghị viện về lƣới nƣớc đề xuất ở Thái Lan và các đề xuất tƣơng tự cho việc
phát triển thủy lợi ở quy mô lớn ở Campuchia là ví dụ rõ ràng về kỹ thuật nƣớc quy mô
lớn. Lợi ích an ninh lƣơng thực cũng có thể là động lực cho việc đầu tƣ vào lĩnh vực tƣ
nhân và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển thủy lợi, với sự quan tâm mạnh mẽ
của cả Lào và Campuchia.
Tỷ lệ nạn phá rừng gần đây đã báo động, trung bình 0.5% mỗi năm trong thời
gian bốn năm, do khai thác gỗ và canh tác nƣơng rãy ở các lƣu vực phía trên, các đồn
điền nhƣợng quyền thƣơng mại và phát triển mỏ, đặc biệt là ở Campuchia và Lào.
1.2.

Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc sông.

1.2.1. Phƣơng pháp phân tích, quan trắc
1.2.1.1.

Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống

Thu thập tất cả các tài liệu liên quan hiện có. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ kế
thừa những thông tin, số liệu khoa học và các công trình nghiên cứu đã có phục vụ thiết
thực nội dung, nhiệm vụ cho luận văn…

8



1.2.1.2.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra khảo sát, đo đạc, phỏng vấn thực tiễn nhằm xác định rõ hiện
trạng và các nguồn tác động tới môi trƣờng nƣớc, nhu cầu sử dụng nƣớc cho các mục
đích, cụ thể nhƣ sau:
-

Khảo sát xác định các nguồn tác động đến chất lƣợng nƣớc của lƣu vực sông
Sompoy đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

-

Khảo sát, xác định các vị trí quan trắc phân tích đánh giá hiện trạng môi trƣờng
nƣớc mặt.

-

Hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng nƣớc trên địa bàn tỉnh.

1.2.1.3.

Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí
nghiệm:

Theo TCVN và các Tiêu chuẩn của Hệ thống Quan trắc môi trƣờng Toàn cầu
(GEMS) hoặc Tiêu chuẩn Hoa Kỳ (Standard Methods for the Examination of Water
and WasteWater) nếu TCVN không có.

1.2.2. Đánh giá bằng chỉ số WQI
Mô hình WQI đƣợc đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965 1970 và đang đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều bang. Từ những năm 70 đến nay, trên thế
giới đã có hàng trăm công trình nghiên cứu phát triển và áp dụng mô hình WQI cho
quốc gia hay địa phƣơng mình theo một trong 3 hƣớng:
(i)

Áp dụng một mô hình WQI có sẵn của nƣớc ngoài vào quốc gia/địa phƣơng

mình;
(ii) Áp dụng có cải tiến một mô hình WQI có sẵn vào quốc gia/địa phƣơng mình;
(iii) Nghiên cứu phát triển một mô hình WQI mới cho quốc gia/địa phƣơng mình.
Xu thế (i) và (ii) ít tốn kém về nhân lực, thời gian và tài chính, nên phù hợp với các
quốc gia đang phát triển.
Hiện nay có trên 30 loại WQI đã đƣợc triển khai và áp dụng ở nhiều quốc gia: Ấn
Độ, Canada, Chilê, Anh, Wales, Đài Loan, Úc, Malaysia…

9


WQI đƣợc xem là một công cụ hữu hiệu đối với các nhà quản lý môi trƣờng trong
giám sát chất lƣợng nƣớc, quản lý nguồn nƣớc, đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trƣờng,
kiểm soát ô nhiễm nƣớc, cung cấp thông tin ô nhiễm nƣớc cho cộng đồng và các nhà
hoạch định chính sách... Với WQI, dễ áp dụng tin học để quản lý chất lƣợng nƣớc và bản
đồ hóa chất lƣợng nƣớc (chẳng hạn, màu hóa chất lƣợng nƣớc theo các thang điểm xác
định).
Với việc phân loại chất lƣợng nƣớc dựa vào giá trị WQI đã đƣợc số hóa tạo ra sự
dễ hiểu đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và dân chúng về hiện trạng mức độ ô
nhiễm nƣớc của một đoạn sông, hồ, đầm. Chỉ cần đƣợc cơ quan quản lý môi trƣờng
hoặc quản lý tài nguyên nƣớc thông báo về giá trị WQI kèm theo giải thích ngắn gọn
về phân loại chất lƣợng nƣớc theo các giá trị này thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc,

doanh nghiệp và dân chúng có thể hiểu ngay nguồn nƣớc của sông, hồ nào đó có chất
lƣợng thế nào, có phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể nào đó hay không.
WQI đƣợc cập nhật và công bố hàng tháng đối với nhiều dòng sông ở từng bang,
giúp cho việc quản lý và sử dụng nƣớc rất tiện lợi và hiệu quả.
1.3.

Giải pháp sử dụng an toàn nƣớc sông cho sản xuất nông nghiệp
Việc sử dụng an toàn nƣớc là rất quan trọng trong sản xuất rau quả tƣơi. Nƣớc

có thể di chuyển các vi sinh vật gây hại có nguồn gốc từ phân của động vật hoặc ngƣời
qua một khu vực rộng lớn hoặc một khối lƣợng lớn sản phẩm. Nguồn nƣớc và làm thế
nào và khi nào nƣớc đƣợc áp dụng rất nhiều ảnh hƣởng đến nguy cơ ô nhiễm cây trồng
xảy ra.
1.3.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc sông
1.3.1.1.

Nguyên nhân tự nhiên:

Bất cứ một hiện tƣợng nào làm giảm chất lƣợng nƣớc đều bị coi là nguyên nhân
gây ô nhiễm nƣớc. Ô nhiễm nƣớc do mƣa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản
phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi,
chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau
đó ăn sâu vào nƣớc ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nƣớc ngầm hòa vào dòng lớn.

10


Lụt lội có thể làm nƣớc mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ
thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại
hoá chất trƣớc đây đã đƣợc cất giữ.

Nƣớc lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc
do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trƣờng
kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nƣớc ô nhiễm hoá chất.
-

Ô nhiễm nƣớc do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất

nghiêm trọng, nhƣng không thƣờng xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây
suy thoái chất lƣợng nƣớc toàn cầu.
-

Sự suy giảm chất lƣợng nƣớc có thể do đặc tính địa chất của nguồn nƣớc ví dụ

nhƣ: nƣớc trên đất phèn thƣờng chứa nhiều sắt, nhôm. nƣớc lấy từ lòng đất thƣờng
chứa nhiều canxi…
1.3.1.2.

Nguyên nhân nhân tạo

Hiện tại hoạt động của con ngƣời đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất
lƣợng nguồn nƣớc. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Mỗi ngày có một lƣợng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trƣờng mà không qua
xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lƣợng rác thải sinh hoạt cũng tăng
theo. Ở các nƣớc phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng
dân số ở các nƣớc đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đƣa nƣớc ta vào hàng thứ 12
trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây
(1960- 2013), dân số nƣớc ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu ngƣời lên 90 triệu ngƣời.
Dân số tăng nhu cầu dùng nƣớc cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn

thải tăng, sự ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cũng tăng lên.
Nƣớc thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nƣớc thải phát sinh từ các hộ gia
đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trƣờng học, chứa các chất thải trong quá trình sinh
hoạt, vệ sinh của con ngƣời. Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh hoạt là các chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dƣỡng (photpho,
11


nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lƣợng nƣớc thải cũng nhƣ tải lƣợng
các chất có trong nƣớc thải của mỗi ngƣời trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung
mức sống càng cao thì lƣợng nƣớc thải và tải lƣợng thải càng cao.
Ở nhiều vùng, phân ngƣời và nƣớc thải sinh hoạt không đƣợc xử lý mà quay trở
lại vòng tuần hoàn của nƣớc. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm
môi trƣờng.
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nƣớc tiểu gia súc, thức ăn thừa không
qua xử lý đƣa vào môi trƣờng và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ
sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dƣa, vƣờn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có
thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các
loại thuốc trừ sâu đã bị cấm nhƣ Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân,
phun xịt thuốc, ngƣời nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong
nông nghiệp làm cho nguồn nƣớc cũng bị ảnh hƣởng. Lƣợng hóa chất tồn dƣ sẽ ngấm
xuống các tầng nƣớc ngầm gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chƣa sử
dụng đƣợc cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc
sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại đƣợc gom để bán phế liệu...
* Các chất thải, nƣớc thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công
nghiệp đƣợc thành lập. Do đó lƣợng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng
nhiều và chƣa đƣợc xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trƣờng hay các con sông gây ảnh
hƣởng tới chất lƣợng nƣớc.
1.3.2. Giải pháp bảo vệ chất lƣợng nƣớc sông
Dưới đây là một số biện pháp để ngăn ngựa ô nhiễm nước sông:
Rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế về bảo vệ môi
trường nước sông.
12


Đối với luật bảo vệ môi trƣờng đang trong giai đoạn rà soát, sửa đổi cũng cần
xem xét cụ thể để bổ sung các nội dung còn thiếu để bảo vệ môi trƣờng nƣớc lƣu vực
sông.
Bổ sung các quy định về sử tham gia của cộng đồng, cung cấp và phổ biến
thông tin trong quan lý và bảo vệ môi trƣờng nƣớc vào các văn bản dƣới luật, hƣớng
dẫn thi hành luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đồng thời, cần xem
xét, bổ sung các văn bản hƣớng dẫn quy định cụ thể đối với công tác điều tra, thống kê
và đánh giá nguồn thải, đặc biệt là nguồn thải tại các lƣu vực sông.
Ban hành các quy chế bảo vệ môi trƣờng cho từng lƣu vực sông trong đó nên rõ
các vấn đề môi trƣờng và nguyên tắc ứng xử của các bên liên quan cụ thể, bao gồm các
cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ.
Tiếp tục rà soát và bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
liên quan đến môi trƣờng nƣớc. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy đình khai
thác, sử dụng tiết kiệm, hiểu quả, tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nƣớc.
Điều chỉnh phân công phân nhiệm, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường nước
Cần rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các Bộ ngành liên quan để có những b
iện pháp cụ thể khắp phúc những chồng chéo trong phân công phân nhiệm quản lý và
bảo vệ môi trƣờng nƣớc. Một trong những giải pháp cần đƣợc xem xét, đó là việc kiện

toàn mô hình tổ chức và hoạt động của các Ủy ban bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông, cụ
thể nhƣ sau:
Thành lập Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về BVMT các LVS do phó thủ tƣớng chính
phủ làm Ban chỉ đạo, Bộ trƣởng Bộ tài nguyên và môi trƣờng làm phó trƣờng Ban chỉ
đạo; các Ủy viên bao gồm: Ủy viên thƣờng trực là thứ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng; các ủy viên khác là thứ trƣởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Công
thƣơng, Khoa học và Công nghệ, ... đại diện lãnh đảo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ƣơng trên địa bàn các lƣu vực sông (Xe Bang Pai, Xe Pon, Xe Tha
Muok, ...).

13


Ban chỉ đạo Nhà nƣớc có nhiệm vụ giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp
giải quyết các vấn đề, nhiện vự liên quan đến BVMT LVS lớn và liên tỉnh trong phạm
vi toàn quốc. Giúp cho Ban chỉ đạo Nhà nƣớc là Văn phòng Ban chỉ đạo do Bộ trƣởng
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thành lập.
Xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch LVS, Quy hoạch phân vùng,
khai thắc sử dụng nước
Quy hoạch LVS cần đƣợc phê duyệt cho mỗi LVS. Quy hoạch này sẽ là định
hƣớng cho quản lý và bảo vệ môi trƣờng nƣớc nói chung, môi trƣờng nƣớc LVS nói
riêng. Các chiến lƣợc, kế hoạch và phát triển của các ngành; chiến lƣợc, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng, các quy hoach sử dụng đất và quy hoạch kế
hoạch sử dụng tài nguyên lãnh thổ khác nhau trên LVS sau đó sẽ phải đƣợc điều chỉnh
cho phù hợp với Quy hoạch quản lý tổng hợp LVS.
Cùng với đó, cần xây dựng các quy hoạch phân vùng khai thắc sử dụng tài
nguyên nƣớc và xả nƣớc thải một các hệ thống và đồng bộ đối với từng LVS. Đây là cơ
sở để có sự điều chỉnh và thống nhất các quy hoạch phát triển của các ngành trong khai
thác, sử dụng môi trƣờng nƣớc. Và đó cũng là cơ sở cho việc cấp phép xả nƣớc thải
vào nguồn nƣớc dựa trên đánh giá và khả năng tự làm sạch và quy chuẩn cụ thể tại mỗi

đoạn sông trên LVS.
Quy hoạch cần đƣợc xây dựng theo cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên,
dƣới tham vấn rộng rãi và có sự đồng thuận cao của cộng đồng trƣớc khi đƣợc phê
duyệt. Cơ chế quản lý và triển khai quy hoạch phải dựa trên cách tiếp cận quản lý tổng
hợp, chú trọng vấn đề điều phối, phối hợp đa ngành, liên địa phƣơng, sự tham gia đẩy
đủ của các bên liên quan, đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của cơ chế giảm sát, đánh
giá và cƣỡng chế việc quy hoạch.
Một trong những giải pháp thực hiện quy hoạch là tăng cƣờng năng lực của các
cơ quan, tổ chức và các bên liên quan, đặc biệt là trong khả năng thực hiện các hoạt
động phối hợp liên ngành, liên địa phƣơng.
Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác thanh tra,
kiểm tra, cưỡng chế tuân thủ pháp luật về BVMT nước
14


Đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ở các cấp, đặc biệt là
việc kiểm soát ô nhiễm nƣớc tai các LVS nhằm phòng ngừa, khống chế ô nhiễm xảy ra,
hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ tối
đa tác động tới môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.
Tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng, đặc biệt là các cơ sở nằm trên LVS. Tiếp tục kiểm tra, phát hiện các
nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trong các LVS để đƣa vào diện xử lý.
Ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng mới. Nghiêm cấm việc xây dựng
các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiem trọng và có nguy cơ gây sự cố
môi trƣờng. Tùy theo từng LVS, hạn chế đầu tƣ một số loại hình sản xuất có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trƣờng cao.
Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra môi trƣờng một cách thƣờng xuyên. Có
biện pháp buộc các cơ sở sản xuất thực hiện chƣơng trình tự quan trắc và các quy định
khác theo luật BVMT.
Thức đẩy việc triển khai các biện pháp tổng thể khả thi nhằm từng bƣớc hạn chế

ô nhiễm từ nƣớc thải sinh hoạt của các đô thị. Tại các thành phố và đô thị lớn, cần sớm
xây dựng để đƣa vào vận hành các hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải tập trung song
song với việc đầu tƣ các công trình xử lý tại nguồn ở ngay các khu dân cƣ mới.
Tăng cƣờng công tác quan trắc, giảm sát môi trƣờng nƣớc mặt, đặc biệt là việc
triển khai hệ thống quan trắc tự động liên tục môi trƣờng nƣớc mặt. Chú trọng nghiên
cứu, phát triển các công nghệ quan trắc hiện đại, tiên tiến.
Áp dụng các công cụ kinh tế, giải pháp khoa học và công nghệ trong BVMT
nước
Sửa đổi và ban hành phí xả nƣớc thải theo nguyên tắc ngƣời gây ô nhiếm phải
trả tiền; phí xả nƣớc thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm.
Đánh giá tổng thể tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện, các hoạt động
dân sinh nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tinh trạng sụt lở, bồi lắng các dòng sông và đề ra
các biện pháp nhằm khối phúc lại cảnh quan, sự căn bằng cho các dòng sông.

15


Sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý và BVMT nước
sông
Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan
trong đó có cộng đồng dân cƣ trong các quá trình lập Quy hoạch, kế hoạch và triển
khai các biên pháp BVMT nƣớc sông.
Tăng cƣờng vài trò của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng nguồn nƣớc.
Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Thúc đẩy các hợp đồng hợp tác quốc tế trong quản lý và BVMT nước sông,
đặc biệt đối với vấn đề xuyên bien giới
Xây dựng các cơ chế hợp tác để ngăn ngừa, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng nƣớc của các dòng sông, LVS liên quốc gia.
Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT nƣớc nói chung, LVS nói riêng, trong phạm

vi khu vực dƣới hình thức thiết lập các chƣơng trình, dự án đa phƣơng và song phƣơng.
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm
tranh thủ sự hỗ trỡ dƣới mọi hình thức, cũng nhu các kinh nghiệm, kỹ thuật trong
BVMT nƣớc sông.
1.4.

Tài nguyên nƣớc và chất lƣợng nƣớc
Tài nguyên nƣớc mặt: nguồn nƣớc mặt của Savannakhet chủ yếu do hệ thống

sông ngoài cung cấp, Savannakhet co 1 con sông lớn là sông Mê kông và sông Xe
Bặng Hiềng và sông Xê Pôn …
 Sông Mê Kông: Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế
giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan,
Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 2 tại châu Á), còn tính theo lƣu lƣợng nƣớc
đứng thứ 10 trên thế giới (lƣu lƣợng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lƣu lƣợng
trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nƣớc lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lƣu vực của nó
rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000
km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Sông này xuất phát từ vùng núi
16


cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc), qua các nƣớc Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trƣớc khi vào Việt Nam.
Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc) nằm trong Ủy hội sông Mê Kông.
Giao thông bằng đƣờng thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng
chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nƣớc cao. So với tiềm
năng to lớn nếu đƣợc khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông đƣợc
dùng trong việc dẫn thủy nhập điền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lƣu lƣợng và
nhịp độ nƣớc lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độ dao động cao (sai biệt khoảng 30 lần

giữa mùa hạn và mùa nƣớc lũ) đem lại nhiều tốt đẹp cho lối canh tác ruộng lúa ngập
cho nhiều vùng rộng lớn.
 Sông Xe Bặng Hiềng bao gồm hầu hết các tỉnh Savannakhet, chảy từ biên giới
Lào-Việt Nam đến sông Mê kông cách Savannakhet 90 km về phía hạ lƣu. Sông có
chiều dài 338 km và diện tích lƣu vực là 19.223 km2. Các chi lƣu chính của nó là Xe
Lanong, Xepon, Xethamouk, Xe Xangxoy và Xechamphone. Lƣu lƣợng trung bình
hàng năm là 538 m3/s, lƣợng xả tối đa trung bình 4.097 m3/s, và đỉnh lũ 8.500 m3/s vào
năm 1974. Lƣu lƣợng trung bình tối thiểu là 27 m3/s (WREA, 2008).
 Sông Xê Pôn: Xê Pôn là con sông của Lào và Việt Nam. Nó bắt nguồn từ phía
Tây dãy núi Trƣờng Sơn trên địa bàn muang Sa Mouay (Sa Muộn) và muang Nong,
tỉnh Savannakhet của Lào, đi về hƣớng Tây Bắc vào địa phận huyện Hƣớng Hóa, tỉnh
Quảng Trị, Việt Nam.
Trƣớc khi vào hẳn trong lãnh thổ Lào ở Lao Bảo, nó có một đoạn chảy dọc biên
giới hai nƣớc. Tại giữa trung tâm của sông là mốc biên giới của hai nƣớc, một nửa bên
này sông là Việt Nam và nửa kia là nƣớc Lào. Từ Lao Bảo sông Xê Pôn chảy về hƣớng
Tây đến thị trấn Xê Pôn của muang Sepone, Savannakhet, đổ nƣớc vào sông Sê
Banghiang, gom nƣớc cho sông Mê Kông.
Xê Pôn là con sông có mức nƣớc không sâu lắm, chỉ khoảng 1m. Xê Pôn cũng
là huyết mạch giao thông đƣờng thủy giữa Lào và Việt Nam. Ngƣời dân Lao Bảo và
Lào dùng nó làm con đƣờng vận chuyển hàng hóa và giao thƣơng với vùng biên giới
này. Sông Xê Pôn có mức nƣớc không sâu, dòng nƣớc ở đây rất trong trẻo và không bị
17


ô nhiễm nguồn nƣớc vì không có khu công nghiệp nào ở gần đó. Ngoài ra, Xê Pôn có
cảnh quan rất đẹp, hòa quyện cùng với rừng núi ở nơi đây, nối liền huyện Hƣơng Hóa
và tỉnh Savannakhet của Lào. Hàng ngày luôn có thuyền máy tấp nập chạy qua lại giữa
hai nơi ấy để chở hàng và giao thƣơng.
1.5.


Tầm quan trong của lƣu vực sông
Sông Sompoy đóng vài trò rất quan trong trong công việc sản xuất nông nghiệp,

chính phủ lào cũng nhƣ lãnh đào tỉnh Savannakhet đang xây dựng dự án hồ thủy lợi
trên khu vực sông Sompoy.
Khu vực này có thế mạnh xây dựng khu vực sản xuất lƣơng thức và sản phẩm
nông nghiệp của tỉnh, trong những năm gần đây tỉnh Savannakhet cố gắng nghiên cứu
để sử dụng thế mạnh tiềm năng của sông Sompoy và các nhánh của nó phục vụ công
việc sản xuất nông nghiệp trong phạm vi của huyện, mà có dân số rất đông phần lớn
còn nghèo và còn thuộc loại thành phố đang phát triển của chính phủ, nhƣng lại có diện
tích sản xuất nông nghiệp rất rộng và bằng phẳng phủ hợp cho công việc sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi. Việc xây dựng kế hoạch để phát triển dự án này, đặc biệt Cục Thủy
lợi đã tập chung vào công việc nghiện cứu, khảo sát - thiết kế, xây dựng và quản lý
hiệu quả sử dụng nƣớc, trong giai đoạn đầu để chứng minh thế mạnh về mặt lƣu lƣợng
nƣớc, địa điểm, hồ chứa nƣớc và diện tích tƣới.

18


CHƢƠNG II – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
-

Chất lƣợng nƣớc lƣu vực sông Sompoy chảy qua địa bàn huyện Kaisone
tỉnh Savannakhet.


-

Bộ chỉ số WQI

-

Các giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc ở địa bàn nghiên cứu.

2.1.2. Đặc điểm khí hậu, ký tƣợng thủy văn
2.1.2.1.

Đặc điểm khí hậu

Tỉnh Savannakhet có đặc điểm là khí hậu gió mùa, gió mùa tây nam có thời
kỳ mƣa ƣớt kéo dài (tháng 5 đến tháng 10) và khô (tháng 11 đến tháng 4). Nó có khí
hậu nhiệt đới ẩm nhiệt đới gió mùa theo phân loại khí hậu Köppen với một ít đặc
điểm khí hậu cận nhiệt đới vì thành phố nằm cách đƣờng xích đạo 16,5 °. Tháng
nóng nhất là tháng 4 (trung bình = 33.98 ° C) với nhiệt độ dao động từ 16.60 ° C
đến 40.20 ° C, trong khi tháng lạnh nhất tháng 12 (trung bình = 27.33 ° C) với nhiệt
độ từ 6.00 ° C đến 30.30 ° C. Sự thay đổi nhiệt độ ngày đêm lớn hơn vào mùa đông
do điều kiện khô. Thành phố gặp mùa khô trong những tháng mùa đông và mùa
mƣa vào những tháng hè do sự kích hoạt của gió mùa.
a. Về chế độ nhiệt:
Savannakhet là tỉnh nóng nhất và khô nhất của Lào: nhiệt độ trung bình là
30,30 ° C, cao hơn khoảng 2 độ so với mức trung bình của cả nƣớc. Nhiệt độ trung
bình cao nhất là 36.49 ° C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13.76 ° C và nhệt độ
cao nhất vào tháng Tƣ khoảng 40.20 ° C.
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình và tổng số giờ nắng tại Savannakhet
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG (0C)
N/Th


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB

Trung bình

28.67


30.60

33.35

33.98

31.48

30.83

29.89

29.34

29.74

29.88

28.47

27.33

30.30

Cao nhất

36.00

38.00


40.00

40.20

39.50

35.50

35.70

34.50

34.00

34.50

35.50

34.50

40.20

Thấp nhất

9.00

7.90

11.50


16.60

13.10

19.00

19.20

19.00

17.90

16.00

10.00

6.00

6.00

(Nguồn: Trạm khí tượng Savannakhet, 2010)

19


×