Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Báo cáo thực tập
Chuyên đề:
“Điều tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và đề suất
mô hình xử lý nước sạch quy mô hộ gia đình cho
xã Minh Quang, Tam Đảo, Vĩnh Phúc”
Người hướng dẫn
GVCN: Bùi Thị Thư
Kỹ sư : Nguyễn Tiến Quang
Đơn vị thực tập : TT Tài Nguyên và BVMT Vĩnh Phúc
Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Xuân
Khoa : Môi Trường
Lớp : CD7KM3
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
1
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
Vĩnh phúc,tháng 3 năm 2011
MỤC LUC Trang
PHẦN I: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THƯC TẬP
1. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc
2. Trung Tâm tài nguyên và BVMT
PHẦN II: NỘI DUNG THƯC TẬP
A: Đặt vấn đề
B: Nôi dung
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TỰ NHÊN VÀ XÃ HỘI
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SỦ DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
2.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng nước cấp cho sinh hoạt của người dân
2.2 Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại xã Minh Quang
CHƯƠNG III: DỰ BÁO NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ BIỆN PHÁP GIẢM
THIỂU Ô NHIÊM MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHU VỰC DỰ ÁN
3.1. Dự báo nguồn gây ô nhiễm môi trường nước khu vục dự án
3.1.1. Các hoạt động công nghiệp
3.1.2. Các chất thải sinh hoạt
3.1.3. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp
3.1.4.Nước thải y tế
3.1.5.Nước thải từ các hoạt động du lịch, giải trí
3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tác động đến nguồn nước ngầm
3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp
3.2.2.Giảm thiểu ô nhiễm từ các khu dân cư
3.2.3. Lựa chon mô hình xử lý nước thải tại xã Minh Quang
3.2.4.Lựa chọn mô hình thu gom, xử lý rác thải tại xã Minh Quang
3.3.Giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
2
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
3.3.1. Giải pháp chung cho xử lý, quản lý các chất thải nông nghiệp
3.3.2.Lựa chọn phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do chất thải chăn
nuôi tại xã Minh Quang
3.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải y tế
3.3.4.Giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động du lịch, giải trí
CHƯƠNG IV: LỰA CHON CÔNG NGHỆ VÀ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH XỬ
LÝ NƯỚC SẠCH CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ MINH QUANG
4.1.Một số mô hình và phương pháp cấp nước sinh hoạt được áp dụng tại các xã
4.1.1. Thu hứng nước mưa
4.1.2. Cấp nước từ giếng đào
4.1.3.Cấp nước từ giếng khoan
4.2. Lựa chọn mô hình và công nghệ xử lý nước sạch cho hộ gia đình tại xã Minh
Quang
4.2.1.Cơ sở lựa chọn mô hình và công nghệ
4.2.2.Lựa chọn công nghệ xử lý nước và mô hình cấp nước cho họ gia đình
C : Kết luận và kiến nghị
PHẦN III: KINH NGHIỆM ĐẠT ĐƯỢC VỚI BẢN THÂN
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
3
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
Lời cảm ơn!
Qua thời gian thực tập tại Trung Tâm Tài Nguyên và Bảo vệ Môi Trường,
em đã được áp dụng nhiều kiến thức đã học vào thực tế và thu được nhiều kinh
nghiệm cho bản thân trong công việc sau này. Để hoàn thành tốt quá trình thực
tập, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, đã
giảng dạy và truyền đạt kiến thưc và kỹ năng nghề nghiệp cho em có một hành
trang vững chắc và tự tin trong suốt quá trình thực tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Nguyễn Tiến Quang
(phụ trách phòng nghiệp vụ TNMT) cùng các anh chị trong phòng nghiệp vụ
Tài Nguyên và Bảo vệ môi Trường đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, chỉ bảo để
em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.
Do vốn kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, cho nên
bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Do vậy em mong các thầy
cô giáo trong Khoa cùng các anh, chị trong đơn vị thực tập chỉ bảo, đóng góp ý
kiến để em hoàn thiện bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinhviên
Nguyễn Thị Xuân
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
4
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
Nhật ký thực tập
TUẦN THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC
TUẦN
1
Từ ngày
28/03/2011 -
01/04/2011
- Trả lời vấn đáp báo cáo đợt 1
- Trở về đơn vị thực tập
TUẦN
2
Từ ngày
04/04/2011 -
08/04/2011
- Phát phiếu điều tra tại địa bàn xã( gồm 100 phiếu
cho 100 chủ hộ gia đình trong đia bàn xã)
- Tổng hợp kết quả thu được qua phiếu điều tra
TUẦN
3
Từ 11/04/2011
- 15/04/2011
- Khảo sát hiện trạng, tìm hiểu các nguyên nhân gây
ô nhiễm nguồn nước ngầm
- Nghiên cứu tài liệu
- Tổng kết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước
TUẦN
4
Từ 18/04/2011
- 22/04/2011
- Tìm hiểu các giải pháp giảm thiểu và ngăn ngừa ô
nhiễm nguồn nước
- Tổng kết các giải pháp giảm thiểu và ngăn ngừa,
hoàn thiện chương 3
- Tham gia lao động tai đơn vị thực tập
TUẦN
5
Từ ngày
25/04/2011
-29/04/2011
- Tìm hiểu các mô hình cấp nước tại vùng nông
thôn, các mô hình cấp nước tại xã đang được sử dụng
- Đưa ra mô hình xử lý nước quy mô hộ gia đình
phù hợp
- Tham khảo tài liệu
TUẦN
6+7
Từ 02/05/2011
- 13/05/2011
- Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước
- Lựa chọn phương pháp xử lý nước phù hợp
- Hoàn thiện chương 4
TUẦN
8
Từ ngày
16/05/2011 -
20/05/2011
- Hoàn thành báo cáo thực tập
- Tổng kết quá trình thực tập
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
5
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
PHẦN I: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
1. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Vĩnh Phúc
Ngày 13/01/1997, Sở Địa chính Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số
09/QĐ-UBND của tỉnh Vĩnh Phúc với chức năng, nhiệm vụ là tham mưu, giúp
UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý nhà nước về đất đai và đo đạc - bản đồ.
Ngày 25/6/2003, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc được thành lập
theo Quyết định số 2391/QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở bộ máy
tổ chức thuộc lĩnh vực địa chính của Sở Địa chính và tiếp nhận các tổ chức thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
môi trường từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học - Công
nghệ và Môi trường và Sở Công nghiệp.
Ngày 05/9/2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định
số 41/2008/QĐ-UBND về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở
vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định tại Quyết định số 3467/QĐ-
UB ngày 16/9/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Vị trí, chức năng:
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân tỉnh, có chức năng tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai,
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ
văn, đo đạc và bản đồ; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Sở.
Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trung Tâm Tài Nguyên và Bảo Vệ Môi Trường
Cơ cấu tổ chức của trung tâm gồm:
1 Giám đốc: Nguyễn Công Võ
1 Phó Giám đốc: Nguyễn Bá Hiến
* Các phòng trực thuộc:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp
- Phòng Nghiệp vụ Tài nguyên Môi trường
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
6
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
- Phòng Quan trắc và Phân tích môi trường
- Phòng Truyền thông và ứng dụng chuyển giao công nghệ
- Phòng Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên.
a. Vị trí, chức năng:
Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu
trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm có chức
năng cung cấp các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường, xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, quan trắc và bảo
vệ môi trường.
Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường là đơn vị dự toán cấp 2
thuộc Sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước. Trụ sở của Trung tâm đặt tại thành phố Vĩnh Yên.
b. Nhiệm vụ:
- Điều tra cơ bản, đánh giá tình hình tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên nước và môi trường; thực hiện các dự án đánh giá độ phì của tài
nguyên đất, thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên nước và môi trường.
- Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án kinh tế – xã hội,
nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ đo đạc,
phân tích số liệu hiện trạng môi trường;
- Tư vấn chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong sản xuất phục vụ khai thác
hợp lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; tổ chức
các hội thảo về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường;
- Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và
Bảo vệ môi trường với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các cá nhân
trong và ngoài nước;
- Tư vấn và tham gia thực hiện việc xử lý các sự cố về môi trường và chống
suy thoái về môi trường;
- Phối hợp với phòng Môi trường, phòng Tài nguyên và Khí tượng thuỷ văn
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảoa vệ môi
trường;
- Xây dựng các dự án, luận chứng kinh tế về khai thác tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, bảo tồn gen và đa dạng sinh học;
- Tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc và phân tích nhằm thực hiện theo dõi
diễn biến động thái nước, khí tượng thuỷ văn và môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện các dự án cải thiện môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
7
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
hàng năm theo quy định;
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất.
- Thực hiện các chương trình, đề án, dự án về quản lý Đa dạng sinh học, sinh
vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen.
Phòng nghiệp vụ TNMT
Phụ trách phòng: kỹ sư Nguyễn Tiến Quang
Nhiệm vụ: Tư vấn lập hồ sơ liên quan đến các lĩnh vực môi trường như
lập báo cáo DTM, các cam kết BVMT, phục hồi và cấu tạo môi trường, xả
thải, khai thác nước mặt, nước ngầm
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
8
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
A. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
Nước là tài nguyên có thể tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự
trữ và tái tạo, để tồn tại và phát triển sự sống lâu bền. Con người, động, thực vật
sẽ không tồn tại được nếu thiếu nước. Tuy nhiên, nước cũng sẽ gây tai họa và tử
vong cho con người khi bị nhiễm bẩn.
Theo số liệu báo cáo điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá
nhân ở nông thôn Việt Nam do Bộ y tế và UNICEF thực hiện kết quả như sau:
- Chỉ có 11,7% dân cư nông thôn, 7,8% khu chợ nông thôn, 14,2% trạm y
tế xã , 16,1% uỷ ban nhân dân xã và 36,4% trường học được tiếp cận và sử
dụng nước máy (nguồn nước đã được xử lý và dẫn bằng mạng đường ống đến
người tiêu dùng).
- Chỉ có 18%, trong tổng số hộ gia đình, 11,7% trường học, 36,6% trạm y
tế xã, 21% uỷ ban nhân dân xã và 2,6% khu chợ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ
sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường ô nhiễm đang là nguyên nhân
chủ yếu gây nên các loại dịch bệnh như tả, lỵ, ngoài ra, phụ khoa, và gần đây
là tiêu chảy cấp.
Qua các số liệu trên chúng ta thấy rằng nhu cầu nước sạch phục vụ sinh
hoạt của nông thôn Việt Nam còn rất lớn, càng bức xúc hơn trong điều kiện
nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng do chất thải từ các khu công nghiệp,
chất thải từ sản xuất nông nghiệp (phân bón hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc tăng trưởng, ), chất thải từ sinh hoạt của người dân chưa được quan
tâm, xử lý. Trong đó phải nhấn mạnh đến giải pháp xử lý nước thải sinh từ các
khu dân cư hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vây, rất cần thiết phải
tiếp cận với đối tượng là các hộ gia đình để cùng tìm kiếm giải pháp xử lý nước
thải sinh hoạt đạt hiệu quả cao, ít tốn kém, ổn định lâu dài, phù hợp với nhu cầu
nguyện vọng của nhiều vùng nông thôn Việt Nam.
Giải quyết tốt vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ kiểm soát được
80% bệnh tật ở nước ta (những bệnh có thể ngừa được). Cung cấp nước sạch
đầy đủ và sạch là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
9
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
người. Quốc gia sẽ không thể phát triển bền vững nếu không tiếp tục bảo vệ
môi trường sống, không đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường
cùng ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự chỉ dẫn cuả cô chủ nhiệm cùng
thầy cô trong khoa và sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Nguyễn Tiến Quang – lãnh
đạo phòng nghiệp vụ TNMT cùng các cán bộ trong phòng→ em thực hiện đề
tài “Điều tra đánh giá chất lượng nước ngầm và xây dựng mô hình điểm xử
lý nước sạch cho Trạm y tế xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc”
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: nước sinh hoạt của người dân địa phương và nước
ở trạm y tế xã( hiện trạng nước ngầm)
2.2 Phạm vi nghiên cứu: thực hiện tại xã Quang Minh huyện Tam Đảo từ ngày
14/02/2011 – 21/05/2011
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu sơ cấp: các số liệu về hiện trạng môi trường, điều kiện tự
nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội. Thu thập số liệu quan trắc, báo
cáo về hiện trạng nước sinh hoạt những năm gần đây.
- Phương pháp khảo sát thực địa: tập quán sinh hoạt, các nguồn cung cấp
cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoat.
- Phương pháp phân tích hệ thống: tập hợp các dữ liệu đã thu thập và kết quả
phân tích, đo đạc ở khu vực và phòng thí nghiệm → đánh giá chất lượng
nước sinh hoạt.
- Điều tra nông hộ: tham khảo ý kiến, đánh giá của người dân qua phiếu điều
tra.
- Phương pháp chuyên gia: ý kiến lãnh đạo xã, thôn xóm, những người cung
cấp thông tin chính về phân bố dân cư trong xã,nguồn cung cấp và các hệ
thống kênh dẫn nước
3. Mục tiêu của chuyên đề
3.1. Mục tiêu chung
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
10
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
- Đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống;
- Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên nước.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phác họa bức tranh về tình hình khai thác, sử dụng và chất lượng nguồn
nước cấp cho sinh hoạt một xã điển hình thuộc huyện Tam Đảo.
- Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp phù hợp đối với nguồn nước của Trạm
y tế xã Minh Quang, huyện Tam Đảo.
- Hỗ trợ Trạm y tế xã Minh Quang, huyện Tam Đảo xây dựng công trình \xử
lý nước cấp phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
- Hướng dẫn Trạm y tế xã Minh Quang, huyện Tam Đảo vận hành công trình
xử lý nước cấp.
4. Nội dung tìm hiểu
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Tam Đảo
- Hiện trạng sử dụng và chất lượng nước cấp sinh hoạt
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
- Đưa ra mô hình điểm xử lý nước sạch cho hộ gia đình, trạm y tế xã Minh
Quang
- Kết quả
5. Yêu cầu của đề tài
- Nguồn số liệu điều tra, thu thập chính xác
- Quá trình đánh giá khách quan, đúng luật môi trường 2005 và các văn bản
liên quan
- Giải pháp đưa ra có tính khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế của xã, huyện
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
11
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN TAM ĐẢO
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
a. Đặc điểm sơn văn và mạng lưới thủy văn
b. Đặc điểm địa mạo
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
1.1.4. Đặc điểm tài nguyên nước
1.1.4.1. Mạng lưới sông suối
1.1.4.2. Nguồn nước ngầm
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Đặc điểm dân số, dân tộc
1.2.1.1. Dân số
1.2.1.2. Dân tộc
1.2.2. Điều kiện về kinh tế
1.2.3. Điều kiện về văn hóa, xã hội
1.2.3.1. Giáo dục
1.2.3.3. Công tác Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
12
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
CHƯƠNG II:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC VÀ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC CẤP CHO SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN
2.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC CẤP CHO SINH
HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN
2.1.1. Hiện trạng sử dụng nước trên địa bàn huyện Tam Đảo
2.1.2. Hiện trạng sử dụng nước tại xã Minh Quang
a. Nguồn nước khai thác:
b. Phương thức khai thác và sử dụng:
c. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt:
d. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước
2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM XÃ MINH QUANG
Bảng 1: vị trí lấy mẫu nước ngầm xã Minh Quang
STT Vị trí lấy mẫu Ngày lấy mẫu Độ
sâu( m)
Kí hiệu
mẫu
1 Nước giếng đào nhà ông Long – khu 1 09/03/2011 3 NN1
2 Nước giếng đào nhà ông Ba – khu 6 09/03/2011 9 NN2
3 Nước giếng đào nhà ông Tư – khu 8 09/03/2011 6 NN3
4 Nước giếng đào trạm y tế 11/03/2011 7 NN4
5 Nước giếng khoan trạm y tế 11/03/2011 30 NN5
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
13
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
Bảng 2.1: Kết quả phân tích nước sinh hoạt của người dân
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả Giới hạn
cho phép
NN1 NN2 NN3
1 Nhiệt độ
0
C 21 20 20,8 –
2 pH mg/l 6,74 6,65 7,05 5.5 – 8.5
3 Độ màu Pt – Co Không màu Không màu 4,27 –
4 Chất rắn tổng số(TS) mg/l 131 25 267 1.500
5 Độ cứng mg/l 30 6 120 500
6 Sufat (S0
4
2-
) mg/l 88,49 15,49 108,25 400
7 Đồng (Cu) mg/l 0,011 0,04 0,026 1.0
8 Kẽm (Zn) mg/l 0,109 0,103 0,134 3
9 Asen (As) mg/l < 10
-4
0,012 0,004 0,05
10 Chì (Pb) mg/l < 10
-4
0,01 0,011 0,01
11 Mangan (Mn) mg/l 0,148 0,003 0,32 0,5
12 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,012. 10
-3
0,16.10
-3
0,04.10
-3
0,001
13 Sắt (Fe) mg/l 0,072 0,6 2,535 5
14 Nitrat (NO
3
-
) mg/l 3,554 0,23 1,432 15
15 Crôm VI (Cr
6+
) mg/l 0,01 0,008 0,015 0,05
16 Phenol (C
6
H
5
OH) mg/l 0,03.10
-3
0,06.10
-3
0,02.10
-3
0,001
17 Florua (F
-
) mg/l 0,006 0,007 0,0045 1,0
18 Fecal coli MPN/100ml KPH KPH 2 KPH
19 Coliform tổng số MPN/100ml 12 15 12 3
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
14
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
Bảng 2.2: Kết quả phân tích nước ở trạm y tế xã
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả Giới hạn
cho phép
NN4 NN5
1 Nhiệt độ
0
C 21,3 20 –
2 pH mg/l 7,12 6,82 5.5 – 8.5
3 Độ màu Pt – Co 4,73 5,5 –
4 Chất rắn tổng số(TS) mg/l 379 354 1.500
5 Độ cứng mg/l 167 234 500
6 Sufat (S0
4
2-
) mg/l 119,1 93,5 400
7 Đồng (Cu) mg/l 0,058 0,029 1.0
8 Kẽm (Zn) mg/l 0,55 0,04 3
9 Asen (As) mg/l 0,037 0,004 0,05
10 Chì (Pb) mg/l 0,019 0,002 0,01
11 Mangan (Mn) mg/l 0,59 0,41 0,5
12 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,22. 10
-3
0,03.10
-3
0,001
13 Sắt (Fe) mg/l 5,45 5,87 5
14 Nitrat (NO
3
-
) mg/l 30 3,42 15
15 Crôm VI (Cr
6+
) mg/l 0,018 0,026 0,05
16 Phenol (C
6
H
5
OH) mg/l 0,017. 10
-3
0,03.10
-3
0,001
17 Florua (F
-
) mg/l 0,038 0,04 1,0
18 Fecal coli MPN/100ml KPH KPH KPH
19 Coliform tổng số MPN/100ml 3 6 3
Ghi chú:
- Giá trị giới hạn: Trích theo QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước ngầm ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-
BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi
trường.
- (KPH): Không phát hiện.
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
15
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
- Các chỉ tiêu có dấu (*) đã được cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 mã Vilas 329.
Nhận xét: Theo kết quả phân tích chất lượng nước ngầm phục vụ cho mục đích
sinh hoạt tại các hộ dân và trạm y tế xã Minh Quang lấy ngày 09/03/2011 và
11/03/2011 cho thấy:
- Mẫu nước của hộ dân xã Minh Quang đều có hàm lượng chì (Pb) cao.
- Cả 3 mẫu nước của người dân đều phát hiện chỉ tiêu vi sinh tổng Coliform,
nồng độ phát hiện cao hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT
từ 4 đến 5 lần.
- Độ cứng và tổng chất rắn trong mẫu nước tại Trạm y tế đều cho kết quả cao.
Cả 2 mẫu nước của 2 Trạm y tế đều phát hiện chỉ tiêu vi sinh tổng Coliform,
nồng độ phát hiện cao hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT
từ 2 đến 6,7 lần.
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
16
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
CHƯƠNG 3
DỰ BÁO NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHU VỰC DỰ ÁN
3.1. DỰ BÁO NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHU
VỰC VÙNG DỰ ÁN
3.1.1. Các hoạt động công nghiệp
Nước thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở đóng trên địa bàn huyện
Tam Đảo là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Tính
đến nay, Tam Đảo có khoảng 50 cơ sở công nghiệp với các sản phẩm chính là
vật liệu xây dựng, lương thực và các đồ dùng sinh hoạt, đồ may mặc.
Trong các hoạt động công nghiệp kể trên, thì công nghiệp chế biến lương thực
là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nước nhất nếu như lượng
nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để mà xả thẳng ra môi
trường. Chất thải từ ngành công nghiệp chế biến lương thực thường có hàm
lượng các chất dinh dưỡng, hữu cơ cũng như chất lơ lửng và coliform khá cao.
3.1.2. Các chất thải sinh hoạt
Các chất thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày của người dân huyện Tam Đảo là
một trong những nguyên nhân lớn nhất hiện nay trên địa bàn huyện Tam Đảo
gây ô nhiễm môi trường nước.
+ Dân số huyện Tam Đảo tính đến nay là 70.694 người thì lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày ước khoảng 38.000 kg (0,5kg/người/ngày).
Với lượng chất thải rắn này nếu như không có biện pháp thu gom, xử lý hợp vệ
sinh mà vứt rác bừa bãi, thải trực tiếp vào các nguồn nước sạch như sông, suối,
ao, hồ,
+ Lượng nước dùng cho sinh hoạt của người dân huyện Tam Đảo ước
khoảng 80 l/người/ngày, thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của toàn huyện
(bằng 80% lượng nước dùng) vào khoảng 4.524,4 m
3
/ngày. Hàm lượng các chất
gây ô nhiễm môi trường có trong nước thải đều vượt quá
giới hạn cho phép, do vậy nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý
trước khi xả ra môi trường sẽ là nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tam Đảo nói chung và xã Minh Quang nói
riêng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập chung cho các khu dân cư, hệ thống
thoát nước thải chiếm tỷ lệ nhỏ. Việc thoát nước là rất khó khăn, thường xuyên
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
17
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
ứ đọng, gây ngập úng cục bộ. Hệ thống thoát nước hiện nay tại xã Minh Quang
chủ yếu là các rãnh tự chảy dọc theo các con đường từ trục chính đến các đường
nhánh. Rãnh thoát nước thì bị rác thải rơi vãi, đất đá tràn xuống rãnh, gây ứ tắc
dòng chảy.
Một số ao trong trong khu vực dân cư có tác dụng chứa nước, điều hoà
lưu lượng nước khi trời mưa đã bị ô nhiễm, số lượng các ao ít ỏi này ngày càng
giảm đi đáng kể do người dân lấp ao để lấy mặt bằng xây dựng, sản xuất. Một
số ao đã bị bồi lấp do đất cát, phế thải xây dựng, chất thải rắn vứt xuống ao.
Hầu hết các ao hồ trong khu dân cư không còn tác dụng điều hoà nước khi trời
mưa.
3.1.3. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp
+ Trong những năm gần đây người nông dân sử dụng quá nhiều các loại thuốc
tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón để chăm sóc cây trồng. Dư
lượng các loại thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón mà cây trồng
không hấp thụ hết sẽ ngấm xuống tầng nước ngầm hoặc bị cuốn theo nước mưa
xuống ao, hồ, sông, suối, gây ô nhiễm môi trường nước khu vực dự án.
+ Các chất thải trong chăn nuôi như phân gia súc, gia cầm, nước thải có chứa
hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, coliform, nếu không được thu gom,
xử lý hoặc xử lý không triệt để mà thải thải trực tiếp vào nguồn nước sạch sẽ là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm.
3.1.4. Nước thải y tế
Huyện Tam Đảo có 1 trung tâm y tế huyện, 1 phòng khám khu vực và 9
trạm y tế xã, thị trấn với tổng số giường bệnh 115 giường.
Nếu nước thải y tế không được thu gom, xử lý hoặc xử lý không triệt để
mà thải trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối, sẽ là nguyên nhân rất lớn gây ô nhiễm
môi trường nước.
3.1.5. Nước thải từ các hoạt động du lịch, giải trí
+ Tam Đảo là huyện có tiềm năng du lịch lớn như khu nghỉ mát Tam Đảo,
khu di tích Tây Thiên thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm. Từ đó nhà
nghỉ, khách sạn đã được xây dựng để phục vụ khách du lịch. Ngành du lịch là
ngành tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu
cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nếu như không có hệ thống thu gom, xử lý
nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống tầng nước
ngầm hoặc các thủy vực lân cận như sông, suối, ao, hồ, làm ô nhiễm môi
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
18
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
trường nước khu vực. Mặt khác tình trạng vứt rác bừa bãi của khách du lịch
cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nước.
+ Bên cạnh tiềm năng về du lịch thì huyện Tam Đảo còn có sân golf Tam
Đảo 18 hố đã đi vào hoạt động chính thức từ tháng 01 năm 2007. Để có được
một sân golf đạt tiêu chuẩn, nhất thiết cần phải có những thảm cỏ xanh mướt
mắt và mịn cho đường bóng lăn. Muốn vậy thì định kỳ một lượng hóa chất khá
lớn được đổ xuống để trừ sâu bệnh gây hại, nấm mốc. Theo cơ quan Bảo vệ môi
trường Mỹ (EPA), trên mỗi hécta sân golf, người ta phải sử dụng khoảng 1,5
tấn hóa chất mỗi năm. Hóa chất đổ xuống trôi theo đường dẫn của nước tưới,
nước mưa và hòa tan xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước khu
vực. Bên cạnh đó sân golf còn sử dụng một lượng nước rất lớn để tưới, bảo
dưỡng và duy trì mặt sân gây ảnh hưởng đến trữ lượng nước khu vực huyện
Tam Đảo.
3.2. BIỆN GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
NGUỒN NƯỚC NGẦM
3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp
- Cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện cần tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc thải chất thải, nước thải ra môi trường của các cơ sở
đóng trên địa bàn huyện.
- Yêu cầu các cơ sở đóng trên địa bàn huyện Tam Đảo phải xây dựng hệ thống
xử lý nước thải và chất thải đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng để tránh tình
trạng khi các cơ sở đi vào hoạt động xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
- Các cơ sở đóng trên địa bàn huyện đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hệ
thống xử lý nước thải phải xây dựng hệ thống xử lý ngay và phải cam kết thời
gian hoàn thành với cơ quan quản lý Nhà nước.
- Các cơ sở trên đóng trên địa bàn huyện phải cam kết bảo vệ môi trường:
không được xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, các chất thải phát sinh
phải được thu gom và đưa đi xử lý đúng nơi quy định.
- Cơ quan quản lý trên địa bàn huyện phải thường xuyên tuyên truyền, nhắc
nhở các cơ sở có ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
19
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
3.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm từ các khu dân cư
3.2.2.1. Giải pháp chung cho xử lý, quản lý nước thải và chất thải phát sinh
từ khu dân cư
- Vận động người dân xây dựng cầu tiêu hợp vệ sinh như hố xí tự hoại, hố xí
hai ngăn và làm sạch nơi ở các khu vực dân cư.
- Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân phải có ý thức giữ sạch
nguồn nước như không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực
tiếp các chất thải vào nguồn nước sạch, sử dụng nước tiết kiệm.
- Rác thải trong các hộ gia đình phải được thu gom và vận chuyển tới bãi rác
thải tập trung và phải có biện pháp xử lý. Thành lập và duy trí hoạt động thường
xuyên của các đội vệ sinh môi trường ở các thôn xã.
- Cần nâng cấp, sửa chữa và hoàn chỉnh hệ thống thoát nước thải
- Theo hướng thoát nước của địa hình, xây dựng hệ thống cống thoát nước
thải cho các khu dân cư.
- Kiểm soát các nguồn thải trước khi xả vào các ao hồ.
- Lợi dụng các hồ đầm tự nhiên tại làng xã để xử lý nước thải sinh hoạt bằng
phương pháp hồ sinh học để giảm chi phí.
3.2.2.2 Lựa chọn phương án thoát nước thải và nước mưa tại xã Minh
Quang
- Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện thực tế tại địa phương có thể lựa chọn
phương án thoát nước thải cùng với nước mưa:
- Xây dựng mương thoát nước chung cho cả nước thải sinh hoạt và nước
mưa dọc hai bên đường theo hướng thoát nước.
- Mương thoát nước có bố trí nắp đan để che chắn và thu nước mưa từ hai
bên đường và nước mưa từ các hộ dân đổ ra.
- Với phương án này không đề xuất xây dựng trạm xử lý tập trung mà cải tạo
hệ thống ao hồ hiện có tại khu vực dự án để làm tăng khả năng tự làm sạch của
nguồn nước mặt nơi tiếp nhận nước thải. Đồng thời kết hợp với xử lý sơ bộ tại
hộ gia đình để làm tăng hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. Nước mưa có
tác dụng pha loãng nước thải sinh hoạt tại các hồ sinh học.
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp hơn so với thu gom riêng biệt
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
20
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
- Vốn đầu tư ban đầu ít do hệ thống thoát nước nhỏ
- Chỉ phải nâng cấp hệ thống đường ống, mương rãnh thoát nước sẵn có và
mở rộng vào các khu chưa có đường ống thoát nước.
- Dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Tận dụng được hệ thống thoát nước hiện có và có thể cải tạo một số ao hồ để
làm hồ sinh học.
- Nhìn chung lựa chọn phương án thoát nước thải và nước mưa cùng một hệ
thống là phù hợp với điều kiện hiện nay và về lâu dài của địa phương.
Nhược điểm:
- Hiệu quả của xử lý triệt để là không cao do có lẫn nước mưa.
- Đầu tư cho trạm bơm trung chuyển và trạm xử lý nước thải lớn.
- Việc bảo dưỡng đường ống sẽ gặp khỳ khăn do ống thoỏt nước, mương,
rỳnh bị chất thải lắng xuống dễ gừy ỏch tắc dũng chảy. Đối với ống dẫn nước
thải cần duy trỡ dũng chảy và độ dốc cao để trỏnh lắng cặn trong đường ống.
3.2.3. Lựa chọn mô hình xử lý nước thải tại xã Minh Quang
Dựa theo tình hình thực tế tại địa phương thức mô hình xử lý nước thải phù hợp
nhất hiện nay là mô hình xử lý nước thải bằng phương pháp tự nhiên. Phương
án cải tạo hệ thống ao hồ hiện có thành các hồ sinh học tăng khả năng tự làm
sạch của nguồn tiếp nhận kết hợp với việc cải tạo hệ thống hạ tầng thoát nước
và xử lý sơ bộ bằng bể phốt, biogas tại các hộ gia đình là phương án khả thi và
kinh tế nhất.
Hầu hết lượng nước mưa được thoát vào hệ thống ao hồ của xã có tác dụng
pha loảng nước thải và giảm thiểu lượng nước cần xử lý.
Nước thải sinh hoạt theo hướng thoát nước được dẫn vào các ao hồ để cải
tạo để tự làm sạch như vậy tận dụng được diện tích mặt nước hiện có giảm thiểu
đến mức thấp nhất các chi phí cho quá trình xử lý.
3.2.4. Lựa chọn mô hình thu gom, xử lý rác thải tại xã Minh Quang
a. Mô hình thu gom
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
21
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
Hiện nay tại hai xã Minh Quang chưa có tổ thu gom rác thải, chưa có bãi tập
kết, xử lý rác thải tập trung. Do vậy việc làm cấp thiết nhất hiện nay của xã là:
- Quy hoạch bãi tập kết rác thải tập trung
- Thành lập tổ thu gom rác để thu gom toàn bộ lượng rác thải phát sinh hàng
ngày của địa phương về bãi tập kết rác thải tập trung.
b. Lựa chon phương án xử lý rác phù hợp tại xã
* Thu gom rác thải:
Tổ chức thu gom rác thải có trách nhiệm thu gom toàn bộ lượng chất thải
rắn phát sinh của xã và đưa về bãi tập kết chất thải rắn của xã để phân loại và
xử lý hợp vệ sinh:
- Các loại thải y tế phát sinh từ trạm y tế của xã, phải được thu gom và tập
trung vào một khu riêng biệt của bãi tập kết rác thải, khu chứa phải đảm bảo
tiêu chuẩn chứa chất thải y tế. Sau đó liên hệ và hợp đồng với các bệnh viện đa
khoa tỉnh để đốt chất thải y tế từ trạm y tế của xã được triệt để và đảm bảo hợp
vệ sinh.
- Các loại chất thải sinh hoạt hàng ngày trong các khu dân cư sẽ được thu gom
theo từng khu vực dọc theo trục đường chính theo thời gian nhất định trong
ngày. Trước mắt chưa có bãi chôn lấp, xử lý rác thải tập trung đề nghị UBND
huyện và xã cấp một khu đất làm bãi tập kết phân loại và xử lý rác thải sinh
hoạt tập trung.
- Vận động người dân phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình để thuận lợi cho
công tác thu gom, xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt cần được phân làm 3 loại khác
nhau bao gồm:
Chất thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân huỷ
Chất thải sinh hoạt có chứa các chất vô cơ và các chất khó phân huỷ
Chất thải nguy hại
Các hộ gia đình thực hiện phân loại ngay từ nguồn phát sinh bằng cách chứa
các loại chất thải này vào các thùng, xô, chậu, túi nilon riêng biệt, nên hạn chế
tới mức thấp nhất sử dụng túi nilon trong sinh hoạt cũng như dùng để chứa rác
thải. Túi nilon không nên buộc nút khi thải ra môi trường gây khó khăn cho
công tác phân loại và xử lý.
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
22
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
* Rác sau khi được đưa về bãi tập trung sẽ được phân loại và xử lý
- Rác thải có thành phần hữu cơ sau khi đã phân loại được ủ làm phân vi
sinh. Công nghệ ủ là các chủng vi sinh sử dụng enzim để phân huỷ chất thải rắn
hữu cơ
- Rác thải có thể tái chế được phân loại và thu gom riêng sau đó tập kết
và bán tái chế cho các cơ sở tái chế.
- Rác thải vô cơ và các loại chất thải khác không thể tái chế sẽ đem đi
chôn lấp hợp vệ sinh
- Các loại chất thải nguy hại sau khi được phân loại sẽ liên hệ với các cơ
sở xử lý chất thải nguy hại của tỉnh hoặc các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chất
thải công nghiệp để xử lý hợp vệ sinh.
3.3. Giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
3.3.1. Giải pháp chung cho xử lý, quản lý các chất thải nông nghiệp
- Chính quyền các địa phương phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước để
quản lý chặt chẽ các loại hóa chất bảo vệ thực vật bán trên thị trường. Đồng thời
phải tuyên truyền và hướng dẫn người nông dân sử dụng các loại hóa chất bảo
vệ thực vật, phân bón và thuốc tăng trưởng theo đúng hướng dẫn.
- Tuyên truyền và khuyễn khích người nông dân nên sử dụng các loại phân vi
sinh thay thế cho việc sử dụng các loại phân hóa học để bón cho cây trồng,
tránh hiện tượng thoái hóa đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Sử dụng nước hồi quy trong nông nghiệp nhằm giảm lượng chất ô nhiễm
vào môi trường, đồng thời giữ lượng nước sạch tự nhiên để tăng cường khả
năng tự làm sạch của nước.
- Đối với nước thải chăn nuôi: ở những khu chăn nuôi tập trung (trang trại) cần
phải xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường, đối với các hộ gia đình chăn
nuôi nhiều nên sử dụng hầm biogas để xử lý nước thải chăn nuôi trước khi xả ra
môi trường.
- Các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm phải có chuồng trại hợp vệ sinh
như đặt chuồng trại cách xa nhà, xa khu vực giếng đào, ở cuối hướng gió và
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
23
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
phải có nền không thấm nước. Phân gia súc, gia cầm phải được thu gom vào các
hố ủ.
3.3.2. Lựa chọn phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do chất
thải chăn nuôi tại xã Minh Quang
Hiện tại, chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với môi
trường nói chung và môi trường nước nói riêng tại xã Minh Quang . Mô hình
chăn nuôi chủ yếu trên địa bàn xã là nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp của các hộ
gia đình. Do đó cần phải xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi là tiền đề để khuyến khích người dân thực hiện xây dựng các khu chăn
nuôi tập trung xa khu dân cư, góp phần quan trọng trong kế hoạch bảo vệ môi
trường của xã, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển kinh tế xã hội trong tương lai:
- Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm gắn với việc chăn nuôi theo
hướng công nghiệp, chuyển dần từ cơ chế tự cung tự cấp, chăn nuôi tận dụng
sang quy mô công nghiệp.
- Xây dựng các khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi, khu chăn nuôi
tập trung tách rời các khu dân cư theo quy mô trang trại có tiến hành biện pháp
bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh trong trang trại.
- Chính quyền địa phương giao cho các trưởng thôn thường xuyên đôn đốc,
nhắc nhở các hộ chăn nuôi trên loa phát thanh của thôn phải có ý thức sử dụng
chuồng trại hợp vệ sinh:
+ Đối với chăn nuôi hộ gia đình chuồng trại gần với nơi ăn ở của con người
thì các hộ phải có biện pháp thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh phù hợp
với điều kiện của hộ gia đình, chấm dứt tình trạng xả chất thải bừa bãi như hiện
nay nhằm đảm bảo vệ sinh phòng bệnh cho bản thân gia đình nhà mình và hàng
xóm.
+ Chuồng trại chăn nuôi phải cách nơi ăn ở, giếng đào của gia đình tối thiểu
từ 30 – 50 m (càng xa càng tốt) tuỳ thuộc vào diện tích mặt bằng của gia đình.
Căn cứ vào hướng gió thịnh hành khu vực mà đặt vị trí chuồng trại ở cuối
hướng gió so với nhà mình. Chuồng trại cũng phải thiết kế sao cho ấm về mùa
đông và mát về mùa hè.
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
24
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Khoa Môi
Trường
+ Chuồng gia súc có thể xây bằng gạch hoặc làm tạm bằng tre, gỗ, nứa tuỳ
thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ.
3.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải y tế
Mặc dù lượng nước thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế chỉ chiếm một tỷ trọng
rất nhỏ, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn nên phải được
xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường. Do vậy, chính quyền địa phương phối
hợp với trạm y tế xã đề xuất ý kiến xin UBND huyện hỗ trợ xây dựng công
trình xử lý nước thải y tế và nước thải sinh hoạt phát sinh tại trạm y tế.
- Song song với các giải pháp công trình cần thực hiện kịp thời để bảo vệ môi
trường nói chung cũng như bảo vệ môi trường nước nói riêng thì các giải pháp
về chính sách cũng cần được quan tâm đúng mức:
+ Huyện cần tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, y, bác sỹ làm việc tại các
cơ sở y tế trên địa bàn huyện ý thức bảo vệ môi trường.
+ Chính quyền địa phương phải huy động sự tham gia của các tổ chức quần
chúng xã hội như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, để tuyên truyền đến người
dân có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước khi đến khám, điều trị tại các
cơ sở y tế.
- Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt
luật bảo vệ môi trường cũng như có hình thức xử phát nghiêm khắc đối với các
đối tượng vi phạm.
3.3.4. Giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động du lịch, giải trí
- Nhà hàng, khách sạn đóng trên địa bàn huyện để phục vụ nhu cầu của
khách du lịch phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo toàn bộ lượng
nước thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả ra môi
trường.
- Toàn bộ lượng rác thải phát sinh từ các nhà hàng, khách sạn phải được thu
gom và đem đi xử lý đúng quy định, không được phóng uế bừa bãi vào các
nguồn nước như sông, suối, ao, hồ,
- Các loại hóa chất dùng để trừ sâu bệnh gây hại, nấm mốc trong sân golf
phải là những loại hóa chất được phép lưu hành trên thị trường. Tránh phun hóa
chất vào những ngày trời mưa, không được phun nước lên sân cỏ khi vừa phun
thuốc song. Cần có nhiều hồ sinh học trong khu vực sân golf để xử lý nước thải
phát sinh trước khi thải ra môi trường bên ngoài khu vực sân golf.
SV:Nguyễn Thị Xuân - Lớp CD7KM3 Báo cáo thực
tập
25