Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Cù Thị Phương Thảo

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
HỢP LÝ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Cù Thị Phương Thảo

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
HỢP LÝ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



PGS.TS. PHẠM QUANG TUẤN

PGS.TS ĐÀO CHÂU THU

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Cù Thị Phương Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô

giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa
phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đào Châu Thu đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, cô giáo Khoa Địa Lý
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, tập thể Trung tâm
Triển khai và Ứng dụng khoa học, công nghệ về đất đai, UBND huyện Giao thủy,
Phòng Tài nguyên môi trường huyện Giao Thủy, Phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Giao Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý thêm của các quý
thầy cô, bạn vè và tập thể lớp để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Cù Thị Phương Thảo

ii


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ....................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn ...................................................................4
7. Cấu trúc Luận văn (các chương) .........................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................6
1.1Cơ sở lý luận về sử dụng đất ...............................................................................6
1.1.1 Khái niệm sử dụng đất................................................................................................... 6
1.1.2.Sử dụng đất nông nghiệp............................................................................................... 7
1.2 Biến đổi khí hậu .................................................................................................12
1.2.1 Khái niệm Biến đối khí hậu ........................................................................................ 12
1.2.2 Các kịch bản của Biến đổi khí hậu ............................................................................ 17
1.2.3 Tác động của Biến đổi khí hậu .................................................................................. 18
1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất ........................................21
1.3.1 Tác động của khí hậu đến tài nguyên đất................................................................. 21
1.3.2 Các biểu hiện tác động của các yếu tố khí hậu đến chất lượng đất...................... 22
1.3.3.Tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất ......................................... 26
1.4. Biến đổi khí hậu với sử dụng đất nông nghiệp ..............................................30
1.4.1 Tác động của biến đổi khí hâu đến sử dụng đất nông nghiệp............................... 30
1.4.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp ....................................................... 30
1.4.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản............................................................ 31

iii



1.5 Những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sử dụng đất nông nghiệp ..33
1.5.1Trên thế giới ................................................................................................................... 33
1.5.2 Tại Việt Nam ................................................................................................................. 34
Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP.............................................................................................36
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, môi trường huyện Giao Thủy ..............36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................ 36
2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................36
2.1.1.2. Địa hình .......................................................................................................38
2.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................40
2.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................................42
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 43
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Giao Thủy ...........................................43
2.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm .......................................................................44
2.1.3 Thực trạng môi trường................................................................................................ 46
2.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội môi trường huyện Giao Thủy .. 47
2.1.4.1 Thuận lợi .......................................................................................................47
2.1.4.2 Khó khăn .......................................................................................................49
2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Giao Thủy ...............................50
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp......................................................................... 50
2.2.2 Biến động đất đai .......................................................................................................... 52
2.3 Tác động của BĐKH đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Giao Thủy ........54
2.3.1 Bão, áp thấp nhiệt đới .................................................................................................. 54
2.3.2 Nước biển dâng ...............................................................................................57
2.3.3 Xâm ngập mặn ............................................................................................................. 60
2.3.4 Lũ lụt............................................................................................................................... 64
2.3.5 Rét đậm, rét hại............................................................................................................. 67
2.3.6 Hạn hán .......................................................................................................................... 69
2.4 Đánh giá sự thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp với BĐKH ....70


iv


2.4.1 Yêu cầu sử dụng đất huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ....................................... 70
2.4.2 Đánh giá sự thích hợp của các loại hình sử dụng đất .................................79
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..............................................................................................87
3.1 Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ......................87
3.1.1 Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong trồng trọt ............................................ 87
3.1.2 Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản .......................... 88
3.2 Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu .........89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
1. Kết luận ................................................................................................................93
2. Kiến nghị ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 96
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới


BĐKH

Biến đổi khí hậu

CN – TTCN – XD

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng

IPCC

Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

LMU

Đơn vị đất

LUT

Loại hình sử dụng đất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

XTNĐ

Xoáy thâp nhiệt đới

XNM


Xâm nhập mặn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng1.1: Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất......................................8
Bảng 1.2 : Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (%) ............20
Bảng 2.1. Biên độ ngày của nhiệt độ không khí (oC) ...............................................41
Bảng 2.2. Lượng mưa TBNN tại các trạm ở huyện Giao Thủy và lân cận (1961-2015) ...41
Bảng 2.3 : Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2010 - 2015 [39] ..........43
Bảng 2.4: Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2010 - 2015 [39] .........44
Bảng 2.5 : Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2016 ........................................50
Bảng 2.6 : Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2015 ................52
Bảng 2.7: Thống kê số lượng ATNĐ, bão trên địa bàn huyện Giao Thủy từ năm
1986 - 2016 ...............................................................................................................54
Bảng 2.8: Tổng hợp một số thiệt hại do bão gây ra với sản xuất nông nghiệp huyện
Giao Thủy..................................................................................................................55
Bảng 2.9 : Mực nước biển dâng (cm) trung bình huyện Giao Thủy theo các kịch bản..........58
Bảng 2.10 . Đánh giá mức độ xâm nhập mặn tại một số cửa sông theo kịch bản B1 (km) .....61
Bảng 2.11 : So sánh mức tăng xâm nhập mặn giữa kịch bản B1 và hiện trạng (km) .............62
Bảng 2.12: Đánh giá mức độ xâm nhập mặn tại một số cửa sông theo kịch bản B2 (km) ...62
Bảng 2.13: So sánh mức tăng xâm nhập mặn giữa kịch bản B2 và hiện trạng (km) 62
Bảng 2.14 : Mức độ ngập theo các kịch bản nước biển dâng tại huyện Giao Thủy [44]........65
Bảng 2.15: Đặc trưng rét đậm ở Giao Thủy thời kỳ 1986-2005 & 2006-2015 ........68
Bảng 2.16 : Tổng hợp một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Giao Thủy ..71
Bảng 2.17: Yêu cầu sử dụng của một số loại hình sử dụng đất ................................72
Bảng 2.18: Mô tả các đơn vị đất đai huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định ...................75
Bảng 2.19 : Tổng kết các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu tới sử dụng đất tại
huyện Giao Thủy .......................................................................................................80

Bảng 2.20 : Đánh giá sự phù hợp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện
Giao Thủy theo yêu cầu sử dụng đất và theo điều tra thực địa .................................83

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy........................................................37
Hình 2.2: Biểu đồ phân bố lượng mưa năm ở Giao Thủy và lân cận .......................41
Hình 2.3: Biểu đồ diện tích các loại đất nông nghiệp năm 2016 huyện Giao Thủy ........50
Hình 2.5: Ảnh hưởng của Bão đến nông nghiệp theo điều tra thực tế tại địa phương .......57
Hình 2.6 : Kịch bản nước biển dâng trung bình vùng ven biển Giao Thủy ..............58
Hình 2.7 : Bản đồ nguy cơ ngập theo kịch bản B1 năm 2030 ứng với nước biển
dâng trung bình và cao tại huyện Giao Thủy [44] ....................................................59
Hình 2.8 : Bản đồ nguy cơ ngập theo kịch bản B1 năm 2050 ứng với nước biển
dâng trung bình và cao tại huyện Giao Thủy [44] ....................................................59
Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp .........61
Hình 2.10: Bản đồ ranh giới xâm nhập mặn phía Bắc huyện kịch bản (B2) vào năm 2050 63
Hình 2.11. Biểu đồ tỷ lệ (%) ngập ứng với các kịch bản nước biển dâng (B2) ........67
Hình 2.12. Biểu đồ thống kê các đặc trưng rét đậm, rét hại từ 1986-2016 xảy ra ở
Giao Thủy..................................................................................................................68
Hình 2.13 : Sơ đồ đơn vị đất nông nghiệp huyện Giao Thủy ...................................78

viii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết đề tài
Trong hoàn cảnh đất nước ta đang từng bước xây dựng sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có ý

nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị - xã hội. Bên
cạnh đó, với số dân đông lại tập trung ở hầu hết các khu có điều kiện thuận lợi cho
khai thác và phát triển thì việc khai thác quá mức tài nguyên đất là điều không thể
tránh khỏi. Vì vậy và việ sử dụng đất và nâng cao hiệu quả đất đang là mối quan
tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lược của đất nước.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là một vấn đề được xã hội quan tâm đặc
biệt, đó là sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng của các khí nhà kính tăng lên và nó
được `biểu hiện trên rất nhiều các khía cạnh như làm cho mực nước biển dâng, hạn
hán, lũ lụt, bão…gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động tự nhiên cũng như các
hoạt động sản xuất, kinh tế - xã hội của con người trên toàn thế giới.
Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển với 32 km đường bờ biển . Nằm
trên dải đất chịu nhiều ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu, các địa phương này thường
xuyên phải đối mặt với những diễn biến bất thường của thời tiết, hàng năm đều chịu
ảnh hưởng trung bình của 5-7 cơn bão, hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng Theo
Viện thủy văn Môi trường và Biến Đổi khí hậu (2013) Nam Định có 21.241ha diện
tích đất ngập mặn trong đó huyện Giao Thủy là huyện có diện tích ngập nhiều nhất
chiếm 9.975 ha bị nhiễm mặn nặng và trung bình, thống kê của trạm Khí tượng
Thủy văn tỉnh Nam Định biểu hiện của BĐKH rất rõ ở Giao Thủy, trong 22 năm (
1991 – 2013) nhiệt độ trung bình tăng 0.7*C, độ ẩm giảm trung bình 2,01%, nhiệt
độ tăng 0,031*C/năm, mực nước biển dâng 10cm, tình trạng xâm nhập mặn tăng
lên với độ muối 1%o tiến vào đất liền đến trên 21 km … Với những diễn biến như
trên cần thiết phải đánh giá các tác động của Biến đổi khí hậu đặc biệt là tác động
đến việc sử dụng đất từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
và thích ứng với Biến đổi khi hậu. Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài

1


“ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý thích ứng với biến đổi khí
hậu tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá sự thích hơp tự nhiên các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất 1 số giải pháp và biện pháp nhằm thích
ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Giao Thủy.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu thứ cấp: Luật đất đai, chính sách, quy
định pháp lý về sử dụng đất, các kịch bản biến đổi khí hậu được dự báo tại địa
phương.
- Thu thập, tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử
dụng đất, các lớp thông tin về thổ nhưỡng, địa hình; số liệu về khí hậu thủ văn của
địa bàn nghiên cứu.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và sự phân bố các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp tại địa phương.
- Tìm hiểu xu thế biến đổi khí hậu và đánh giá, phân tích những tác động của
BĐKH ở địa phương và tác động đến sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương
- Đánh giá thích hợp tự nhiên của các loại hình sử dụng đất huyện Giao
Thủy
- Đề xuất các biện pháp sử dụng đất thích ứng với BĐKH trong sản xuất
nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu.

4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi : Trên địa bàn huyện Giao Thủy
- Đối tượng nghiên cứu: Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp và những
tác động của BĐKH tới đất nông nghiệp huyện Giao Thủy

2


5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu thứ cấp: thu thập thông tin tư
liệu về tình hình sử dụng đất, tài liệu về biến đổi khí hậu tại địa phương, các nghiên
cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Việc lựa chọn các địa bàn khảo sát được
thực hiện theo nguyên tắc lưạ chọn các đơn vị đất (dựa vào bản đồ đơn vị đất đai )
đặc thù của địa phương.Việc chọn mẫu điều tra tập trung vào các vấn đề như yếu
tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sử dụng đất, việc thay đổi mục đích sử dụng
đất do tác động biến đổi khí hậu, các loại đất bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu...
Để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vấn đề sử dụng đất, Luận văn lựa
chọn để thu nhận các thông tin đánh giá từ 2 đối tượng, gồm cán bộ địa phương
trực tiếp làm công tác quy hoạch sử dụng đất, khí tượng thủy văn và người sử
dụng đất nằm trong khu vực đã bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng
đất. Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra, đánh giá các yếu tố của biến đổi khí hậu tác
động đến việc sử dụng một số loại hình sử đất tại huyện Giao Thủy.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Phương pháp này được dùng sau
khi đã thu thập được toàn bộ tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết và phiếu điều tra từ
các phương pháp được tiến hành trước đó. Toàn bộ những thông tin số liệu này
được kiểm tra ở ba khía cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy.
Sau đó được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc biểu đồ, hình
ảnh minh họa để đánh giá, so sánh và rút ra các luận cứ khoa học.
- Phương pháp kết hợp theo điều kiện hạn chế: phương pháp này được áp
dụng trong phân loại khả năng thích hợp đất đai, đây là phương pháp sử dụng theo
cấp hạn chế cao nhất để kết luận khả năng thích hợp. Dựa vào yếu tố hạn chế ảnh
hưởng đến loại hình sử dụng đất để đánh giá mức độ thích hợp tự nhiên cho các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương. Mức độ thích hợp được phân cấp
thành các mức rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3), không thích hợp
(N).

3



- Phương pháp xây dựng bản đồ: Sử dụng phần mềm Arc Gis, chồng xếp bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ về thổ nhưỡng, lớp thông tin về xâm nhập
mặn, lớp thông tin về khí hậu để xây dựng bản đồ đơn vị đất huyện Giao Thủy, xác
định khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bản đồ đơn vị đất đất xây dựng
ở tỷ lệ 1/25.000.
- Phương pháp kế thừa: Thu thập các tài liệu có liên quan, nghiên cứu và kế
thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các đề tài về vấn đề nghiên cứu. Đề tài
kế thừa các lớp thông tin về thổ nhưỡng, địa hình, và các đánh giá về thoái hóa đất
tỉnh Nam Định theo dự án điều tra thoái hóa đất tỉnh Nam Định năm 2013 của Tổng
cục Quản lý đất đai.

6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
- Thông tư 60/15/TT-Bộ TNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất
đai, các tiêu chuẩn của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về yêu cầu sử dụng
đất.
- Kịch bản Biến đổi khí hậu 2012, Kịch bản biến đổi khí hậu 2016..
- Tài liệu chuyên ngành, các nghiên cứu của các chuyên gia về biến đổi khí
hậu
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương.
- Các số liệu về đất đai của địa phương:, số liệu quan trắc, diễn biến thời tiết

7. Cấu trúc Luận văn (các chương)
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng đất
1.2 Biến đổi khí hậu
1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất
1.4 Biến đổi khí hậu với sử dụng đất nông nghiệp
1.5Những nghiên cứu về sử dụng đất thích ứng với BĐKH


4


Chương 2: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Giao Thủy
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, môi trường huyện Giao Thủy
2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Giao Thủy
2.3 Tác động của BĐKH đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Giao Thủy
2.4 Đánh giá sự thích ứng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp với
BĐKH
Chương 3: Đề xuất giải pháp sử dụng đất thích ứng với Biến đổi khi hậu
3.1 Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân
3.2 Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1Cơ sở lý luận về sử dụng đất
1.1.1 Khái niệm sử dụng đất
a. Khái niệm về đất đai
Theo Hiến pháp năm 2013 có đề cập : " Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc
gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật" [23].
Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là khái
niệm pháp lý về bất động sản.Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bên
trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về mặt vật chất
hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất đai cũng bao gồm
các khu vực có nước bao phủ [36].
Đất đai là một tổ hợp các dạng tài nguyên thiên nhiên được đặc trưng bởi một
lãnh thổ, một chất lượng của các loại đất (soil), bởi một kiểu khí hậu, một dạng địa

hình, một chế độ thủy văn, một kiểu thảm thực vật...Là cơ sở không gian (đơn vị
lãnh thổ) của việc bố trí các đối tượng sản xuất, định cư và là phương tiện sản xuất
mà trước hết và rõ nhất là kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp với dân cư và xây dựng
dân dụng...[18].
Đất đai với nghĩa tổng quát là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc tính của
nó được xem như bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định khả năng khai thác
được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Đất đai là một thực thể sống
hình thành trong thời gian dài, là một trong thành phần quan trọng làm nhiệm vụ
nuôi sống tất cả các sinh vật trên trái đất [5].
b. Thổ nhưỡng
Đất đai được nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên còn được gọi là thổ
nhưỡng (soil).
Đất là lớp mỏng trên cùng của bề mặt lớp vỏ trái đất ( từ vài chục cetimet đến
1,5-2 mét), phần lớn được phủ bởi một kiểu thảm thực vật và có thuộc tính về độ
phì tự nhiên được hình thành từ lớp vỏ phong hóa dưới sự tác động đồng bộ và tổng

6


hợp của không khí ( khí quyển và khí trong vỏ phong hóa), khí hậu ( đại, trung và
tiểu khí hậu), nước (nước mặt, nước ngầm và độ ẩm đất) và sinh vật .
Theo Dokuchaev "Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử
phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong
nó. Đất được coi là khác biệt với đá". Đá cùng các nhân tố: khí hậu - thủy văn, sinh
vật, địa hình và dưới tác động của con người theo theo gian để hình thành nên đất
[18].

1.1.2.Sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng:
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và gỗ rừng)

- Sử dụng trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (chăn nuôi).
- Sử dụng vì muc đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài
sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm).
- Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công
nghiệp, an dưỡng [29].
Sử dụng đất nông nghiệp: Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp
với sức lao động, vốn, để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát
triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao,
phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh
thái [45].
Đơn vị đất (LMU) là khoanh đất có những đặc điểm, tính chất riêng biệt.
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã
hội và kỹ thuật được xác định. Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu rộng là
các loại hình sử dụng đất chính [29].
Loại hình sử dụng đất chính (LUT): là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong
khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồng
hàng năm, lâu năm, lúa đồng cỏ, rừng, khu giari trí nghỉ ngơi, động vật hoang dã
hoặc /và của công nghệ được dùng đến như tưới nước, cải thiện đồng cỏ.

7


Bảng1.1: Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất[29]
Loại hình sử dụng đất

Loại hình sử dụng Các kiểu sử dụng đất

chính


đất

(Hệ thống cây trồng)

Nông nghiệp được tưới

Chuyên lúa

1.1 Hai vụ lúa
1.2 Một vụ lúa

2.Lúa + Cây trồng cạn 2.1 Lúa + Lúa+ Đậu
được tưới

tương
2.2 Lúa + Đậu tương +
Rau
2.3 Lúa +Thuốc lá +
Hành

3. Chuyên cây trồng cạn 3.1 Đậu tương + Ngô
được tưới

3.2 Lạc + Ngô
3.3 Rau + Đậu tương

Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì nhiêu của đất.
Nghề trồng trọt gắn liền mật thiết với việc sử dụng đất nông nghiệp, vì vậy cây
trồng trực tiếp hấp thu nước và thức ăn trong đất để sinh trưởng, trổ cành đâm lá

làm tiêu hao một lượng lớn chất hữu cơ trong đất, coi trọng việc duy trì độ phì
nhiêu trong đất là có lợi cho sản xuất. Cái gọi là “địa lực” thường là nói về sức sản
xuất của đất hay gọi là độ phì nhiêu của đất, bao gồm cả các tính chất vật lý đất
như: kết cấu thổ nhưỡng ảnh hưởng đến tính thoát nước và thông khí, tầng đất dày
mỏng ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ; tính chất hoá học đất như: hàm lượng
các chất chua, kiềm... đều làm cho đất có độ phì cao thấp khác nhau. Mặt khác, độ
phì nhiêu của đất không phải là không thay đổi, nếu dùng quá liều lượng phân hoá

8


học sẽ làm cho chất đất đanh lại, nếu dùng phương pháp canh tác kiểu cướp đoạt sẽ
làm cho độ phì nhiêu bị tổn thất, biến ruộng tốt thành đất cằn. Do đó duy trì và làm
tăng độ phì nhiêu của đất là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của kinh doanh nông
nghiệp [32]
Sử dụng đất nông nghiệp là khác nhau theo vùng. Do việc sử dụng đất nông
nghiệp chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xu thế phát triển kinh tế xã hội,
nên sự khác biệt theo khu vực là rất rõ ràng. Có thể thấy rõ sự khác nhau giữa các
khu vực về mức độ tác động của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, gió, địa hình, vị trí
với việc sử dụng đất nông nghiệp ở mức độ nào [32]
Hiệu quả kinh tế của quy mô sử dụng đất nông nghiệp không lớn. Nông
nghiệp là ngành sản xuất hữu cơ hoặc sinh vật bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên, lợi
nhuận thấp tác dụng của quy luật khấu hao tương đối nhanh nếu đem so sánh với
công nghiệp thì hiệu quả kinh tế về quy mô tương đối không rõ ràng [32]
Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Theo Tôn Gia Huyên, sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng
hợp. Nó quan hệ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, hiện
tại và tương lai. Sử dụng đất bền vững là làm giảm suy thoái đất và nước đến
mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng thông minh các
nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp. Sử dụng đất

bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến các hệ thống canh tác cụ thể
nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và thúc đẩy phát triển nông thôn, hiện tại và tương lai.[18]
Cho dù tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp có giảm dần trong tổng giá trị
của sản phẩm xã hội theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì sản xuất nông
nghiệp vẫn giữ nguyên vai trò quan trọng và quyết định của nó trong nền kinh tế.
Dưới sức ép của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá thì nhiệm vụ sử dụng đất
nông nghiệp bền vững và hiệu quả là vấn đề được quan tâm hàng đầu không phải
chỉ vì bản thân của nền nông nghiệp mà còn là vì sự ổn định và bền vững của sự

9


phát triển đồng bộ về kinh tế - xã hội. [18]
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, cây rừng và cây làm thức ăn
gia súc. Đất là đối tượng đất với sinh vật có những yêu cầu riêng. Về mặt này đất là
vật sống gắn với độ phì nhiêu. Làm mất độ phì nhiêu, làm đảo lộn các tầng A, B,
phá huỷ bề mặt của đất, hàng trăm năm cũng chưa phục hồi lại được. Về mặt sử
dụng cần tiết kiệm toàn bộ quỹ đất cho nền kinh tế quốc dân, tính toán toàn diện cho
ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp [7]
Để phát triển nông nghiệp bền vững phải loại bỏ ý nghĩ đơn giản, nông
nghiệp công nghiệp hóa sẽ đầu tư từ bên ngoài vào [18]
Có 3 điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững, đó là: công nghệ bảo tồn tài
nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức các nhóm địa phương. Trong
nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái tương ứng
không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết
thiên nhiên [28]
Vì vậy, sử dụng đất thông minh là cơ sở mấu chốt đối với con người để có
một tương lai giàu có và lành mạnh [2]
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường
Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất
hiệu quả sử dụng phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức
lý luận của lý thuyết hệ thống [47] nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt:
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn

10


của nông dân - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông
nghiệp[33]
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về
nông sản phẩm đang trở thành một trong những mối quan tâm lớn nhất của người
quản lý và sử dụng đất [46]. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất
sâu sắc. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến
những tác động của sản phẩm nông nghiệp đến các vấn đề xã hội như: giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn. Phát triển nông
nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường cùng
phát triển [10].
Các yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp
Yêu cầu sử dụng đất của một số loại cây trồng theo tiêu chuẩn Quốc gia
TCVN 8409:2010 do Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ NN và PTTN
biên soạn[40].
Yêu cầu sử dụng đất lúa
Tùy từng thời kỳ cây lúa thích hợp với biên nhiệt độ khác nhau, nhưng nhiệt

độ tối thích khoảng 26˚C - 28˚C. Tổng tích ôn cần thiết của cây lúa trung bình là
3500 - 4500˚C đối với các giống lúa trung ngày khoảng 2500 - 3000˚C đối với các
giống lúa ngắn ngày. Loại đất thích hợp là thịt hay thịt pha sét, ít chua hoặc trung
tính ( PH = 5,5 - 7,5). Một số giống lúa có thể thích hợp được trong những điều kiện
đất đai khắc nghiệt như phèn, mặn. Lúa tám Ấp bẹ Xuân Đài và tám soan Trực
Thái, có thời gian sinh trưởng từ 163 - 167 ngày, chống đổ tốt,chịu úng khá; thích
hợp ở chân ruộng vàn, vàn trũng, đồ phì nhiêu khá và hơi mặn [13]
Yêu cầu sử dụng đất của cây trồng cạn ngắn ngày:
Khoai tây thích hợp với đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa,
thuận tiện tưới và tiêu nước, đặc biệt thích hợp luân canh với lúa nước. Chính vụ
tròng từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, thu hoạch vào cuối tháng 1 đến đầu tháng
2.[26]

11


Cải bắp là cây chịu rét trung bình, nhiệt độ ngày thích hợp cho cây tăng
trưởng 15-18˚C, nên vụ đông xuân cho năng suất cao nhất. Cải bắp là cây ưa sáng,
thích hợp ở cường độ 3000lux. Độ ẩm thích hợp là 75-85%. Trung tâm Nghiên cứu
Khoa học Nông vận cho rằng cải bắp ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là phù sa bồi, có độ pH = 5,6 6,0. Để có năng suất 80 tấn/ha, cải bắp đã lấy đi của đất 214kg N, 79 kg P2O5, 200kg K2O; tức là
tương đương với 610kg đạm ure, 400 kg supe lân, 500 kg kali clorua [1]
Su hào: Phần lớn yêu cầu sinh thái của su hào giống với bắp cải, nhưng có
thể chịu nóng hơn bắp cải 2-3˚C. Vì vậy, su hào có thể trồng được sớm hơn hoặc
muộn hơn cải bắp, do đó góp phần chống giáp vụ rau trong xuân hè.
- Yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp đất đai của các loài thủy sản
Cua biển: Thích ứng với dao động lớn về biên độ mặn , tùy thuộc vào giai
đoạn phát triển, khi nhỏ ưa sống nơi có độ mặn thấp, khi trưởng thành và hoàn thiện
thích sống nơi có độ mặn cao ( khoảng 2,8 - 3,4%). Nhiệt độ thích hợp nhất từ 27 28˚C. Độ sâu ao nuôi 2 -30cm. Chất đáy là cát hoặc cát pha bùn [17]
Tôm sú: Cần nền đáy cát, cát bùn, nước trong, độ mặn cao, nhiệt độ thuận lợi
cho tôm sú sinh trưởng, sinh sản và phát triển từ 25-8˚C; độ mặn thích hợp nhất từ

1,5 -2,5%, nếu độ mặn trên 4% khả năng sống của chúng giảm; pH thích hợp từ 6,58,5, oxy hòa tan từ 5mg/l trở lên .[8]
Tôm thẻ chân trắng: Nền đất ưa thích là đất thịt hoặc thịt pha cát, ít mùn hữu
cơ, có kết cấu chặt, giữ được nước, pH của nước từ 8-8,5, độ mặn từ 1,0-2,5% ôxy
hòa tan trên 4mg/l, nhiệt độ thích hợp từ 20-30˚C.[8]
Ngao dầu, ngao vạng: Yêu cầu ao nuôi có chất đáy cát pha bùn, chúng sống
vùi trong cát từ 3-4 cm, nhiệt độ từ 20-30˚C, độ mặn từ 0,9 - 2% .[8]

1.2 Biến đổi khí hậu
1.2.1 Khái niệm Biến đối khí hậu
a. Khái niệm

12


Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng
quyển và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của
những thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác
nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa
có vai trò tăng cường sự BÐKH hoặc hạn chế sự BĐKH. Công ước khung của Liên
hiệp quốc về BĐKH đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại
của BĐKH”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những
ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của
các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh
tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.[3]
Tại Việt Nam, Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng
thời gian dài do tác động của các điều kiện của tự nhiên và hoạt động của con
người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển
dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.[3]
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự
tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà

kính, BĐKH và mực nước biển dâng. [42]
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm: triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có
thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ
của đại dương và các yếu tố khác. [42]
Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng
và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu. [42]
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng
bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng
các cơ hội do nó mang lại [42],[3].
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường
độ phát thải khí nhà kính [42],[3].

13


Nguyên nhân chính làm BĐKH trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra
các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà
kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn
chế tác động của BĐKH, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí
nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
b/ Các biểu hiện của BĐKH:
-Nhiệt độ tăng
Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu [39],
nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng nhanh và mực nước biển dâng (NBD) cao trong
vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã trở thành thước đo phổ biến về thực trạng khí hậu toàn cầu. Trong
khoảng 100 năm qua (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng
0,740C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm

trước đó [4]
Trong giai đoạn 2001-2010, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 0,50C
so với giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất với bất kỳ giai đoạn nào kể từ khi bắt
đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc [4].
- Lượng mưa và nước biển dâng
Nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa các khu vực khác nhau đang thay
đổi; các vùng biển ấm lên, băng tại các cực đang tan ra và mực nước biển đang
dâng lên (UNDP, 2008). Trong 100 năm qua lượng mưa có xu hướng tăng ở khu
vực vĩ độ cao hơn 300 và có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những
năm 70. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới. Số
liệu quan trắc mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã
dâng với tốc độ 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng
0,42 ± 0,12mm/năm và băng tan khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm [ 49].Tuy nhiên,
mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương thế giới: một số

14


vùng tốc độ dâng có thể gấp một vài lần tốc độ dâng trung bình toàn cầu trong khi
mực nước biển ở một số vùng khác lại có thể hạ thấp [4]
- Các hiện tượng khí hậu cực đoan gia tăng
Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực NBD, hạn hán và lũ lụt xảy ra thường
xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn; nhiều đợt nắng nóng hơn; số ngày
lạnh, đêm lạnh và sương giá giảm đi, trong khi các đợt nắng nóng ngày càng xảy
ra thường xuyên hơn; cường độ của những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên
nghiêm trọng hơn.
c. Nguyên nhân của BĐKH
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng
lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người, khí nhà
kính và nước biển dâng.

- Sự nóng lên toàn cầu:
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than,
dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc
tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng
lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa
(46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất
nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%,
còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.[50]
- Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính:
Trông thành phần khí quyển Trái đất khí ni tơ chiếm 78%, oxy chiếm gần
21%, còn khoảng 1% là các khí như CO2, CH4, H2, NOx, CFCs.. Tuy chỉ chiếm
một phần rất nhỏ đặc biệt là khí điôxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ là những khí có

15


×