Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước, trầm tích sông trường giang, tỉnh quảng nam và đề xuất các biện pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bùi Thị Tƣơi

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC,
TRẦM TÍCH SÔNG TRƢỜNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bùi Thị Tƣơi

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC,
TRẦM TÍCH SÔNG TRƢỜNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN

Chuyên ngành:

Kĩ thuật môi trường

Mã số:

60520320


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, Khoa
môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn không sao chép các
công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng
được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Bùi Thị Tƣơi


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ ―Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước, trầm tích sông
Trường Giang, tỉnh Quảng Nam và đề xuất các giải pháp cải thiện‖ đã được thực hiện
tại Bộ môn Công nghệ môi trường – Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Mạnh Khải khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên đã nhiệt tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin cảm ơn các cán bộ nghiên cứu của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình,
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số
liệu phu ̣c vu ̣ viê ̣c thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, cán bộ
Khoa Môi trường – Đại học Khoa học Tự Nhiên đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến
thức và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Kĩ thuật môi
trường.
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài độc lập cấp Nhà nước: ―Nghiên cứu tổng
thể sông Trường Giang và vùng phụ cận phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Nam‖ đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được trực tiếp tham gia và sử dụng
số liệu của đề tài để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND huyện Duy Xuyên, UBND
huyện Thăng Bình, UBND huyện Tam Kỳ, UBND huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi trong quá trình đi ều tra, khảo sát thực địa tại
sông Trường Giang.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè, đồng
nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 201

Học viên cao học

Bùi Thị Tƣơi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................3

1.1. Tình hình nghiên cứu về hiện trạng chất lƣợng nƣớc và trầm tích tại một số
sông trên thế giới............................................................................................................3
1.1.1. Hiện trạng chất lượng nước................................................................................3
1.1.2. Hiện trạng chất lượng trầm tích .........................................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu về hiện trạng chất lƣợng nƣớc và trầm tích tại một số
sông ở Việt Nam .............................................................................................................7
1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước................................................................................7
1.2.2. Hiện trạng chất lượng trầm tích .........................................................................9
1.3. Các phƣơng pháp cải thiện chất lƣợng nƣớc sông trên thế giới ......................12
1.4. Các phƣơng pháp cải thiện chất lƣợng nƣớc sông ở Việt Nam........................14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................18
2.1.1. Giới thiệu sông Trường Giang .........................................................................18
2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực sông Trường Giang .............................................19
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực sông Trường Giang ..................................25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................28
2.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu.............................................................28
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ..........................................................28
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................31
2.2.4. Phương pháp đánh giá ......................................................................................31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................36
3.1. Hiện trạng sử dụng nƣớc trên sông Trƣờng Giang...........................................36
3.2. Đánh giá, phân tích các nguồn tác động có nguy cơ gây suy giảm chất lƣợng
nƣớc sông Trƣờng Giang ............................................................................................37
3.2.1. Nguồn thải từ sản xuất công nghiệp.................................................................37
3.2.2. Nguồn thải từ sản xuất nông nghiệp ................................................................ 38
3.2.3. Nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản ...................................................................38
3.2.4. Nguồn thải từ sinh hoạt ....................................................................................45
3.2.5. Các nguồn thải từ các hoạt động khác .............................................................45
3.3. Kết quả đánh giá chất lƣợng nƣớc tại khu vực nghiên cứu .............................45

3.3.1. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ tiêu riêng lẻ ..............................................45
3.3.2. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ tiêu tổng hợp ............................................56


3.4. Hiện trạng chất lƣợng trầm tích tại khu vực nghiên cứu .................................61
3.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nƣớc và trầm tích tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................................67
3.5.1. Giải pháp về quản lý ........................................................................................68
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................70
1. Kết luận ....................................................................................................................70
2. Kiến nghị ..................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
PHỤ LỤC .....................................................................................................................76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO

Nồng độ oxy hoà tan (Disssolved Oxygen)

MPC


Tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản của Nga

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

ReWQI

Chỉ số chất lượng nước tương đối

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspendid solids)

USEPA

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (United States Environmental
Protection Agency)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu
.......................................................................................................................................20
Bảng 2.2. Điều kiện kinh tế tại khu vực nghiên cứu .....................................................25
Bảng 2.3. Dân số và mật độ các xã vùng phụ cận sông Trường Giang, giai đoạn 20112015 ...............................................................................................................................27
Bảng 2.4. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt .................................................................29
Bảng 2.5. Vị trí các điểm lấy mẫu trầm tích ..................................................................30
Bảng 2.6. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước mặt và trầm tích sông Trường
Giang, tỉnh Quảng Nam .................................................................................................31
Bảng 2.7. Phân cấp đánh giá chất lượng nước (5 cấp) phụ thuộc n của ReWQI = I ....35
Bảng 3.1. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các xã ven sông Trường Giang
giai đoạn 2010-2016 ......................................................................................................39
Bảng 3.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản ven sông Trường Giang phân theo phương
thức nuôi và loại thủy sản năm 2016 .............................................................................42
Bảng 3.3. Bảng phân cấp đánh giá chất lượng nước phụ thuộc n của ReWQI .............56
Bảng 3.4. Kết quả tính toán các giá trị Wi, qi tại vị trí MN1 ........................................56
Bảng 3.5. Kết quả tính toán chỉ tiêu ReWQI của nước mặt sông Trường Giang .........59


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ phạm vi sông Trường Giang ...............................................................18
Hình 2.2. Sơ đồ phân vùng địa hình theo độ cao tại đồng bằngtỉnh Quảng Nam .........24
Hình 3.1. Ao nuôi tôm trên sông Trường Giang ...........................................................36
Hình 3.2. Sử dụng các ngư cụ khai thác thủy sản làm lấn chiếm lòng sông .................36
Hình 3.3. Bể lọc cát xử lý nước giếng khoan trước khi sử dụngcủa hộ dân ven sông
Trường Giang ................................................................................................................37
Hình 3.4. Chất thải ao nuôi xả trực tiếp ra sông Trường Giang ...................................41
Hình 3.5. Lấy nước tầng đáy của lòng sông Trường Giang vào ao nuôi ......................41
Hình 3.6. Cơ cấu diện tích theo hình thức nuôi .............................................................43
Hình 3.7. Cơ cấu diện tích theo đối tượng nuôi ............................................................44
Hình 3.8. Bơm xả nước thải đầm nuôi tôm tại sông Trường Giang ..............................44

Hình 3.9. Nước sông Trường Giang với sự phát triển của tảo ......................................44
Hình 3.10. pH trong nước sông Trường Giang .............................................................46
Hình 3.11. Độ mặn trong nước sông Trường Giang .....................................................46
Hình 3.12. DO trong nước sông Trường Giang ............................................................47
Hình 3.13. Chỉ số BOD5 trong nước sông Trường Giang .............................................48
Hình 3.14. Chỉ số COD trong nước sông Trường Giang ..............................................49
Hình 3.15. Hàm lượng TSS trong nước sông Trường Giang ........................................49
Hình 3.16. Hàm lượng N-NH4+ trong nước sông Trường Giang ..................................50
Hình 3.17. Hàm lượng N-NO3-trong nước sông Trường Giang ....................................51
Hình 3.18. Hàm lượng Astrong nước sông Trường Giang ...........................................53
Hình 3.19. Hàm lượng Pb trong nước sông Trường Giang ...........................................54
Hình 3.20. Hàm lượng Hg trong nước sông Trường Giang ..........................................54
Hình 3.21. Hàm lượng Coliform trong nước sông Trường Giang ................................ 55
Hình 3.22. Hàm lượng As trong trầm tích sông Trường Giang ....................................61
Hình 3.23. Hàm lượng Cd trong trầm tích sông Trường Giang ....................................62
Hình 3.24. Hàm lượng Cu trong trầm tích sông Trường Giang ....................................63
Hình 3.25. Hàm lượng Pb trong trầm tích sông Trường Giang ....................................63
Hình 3.26. Hàm lượng Zn trong trầm tích sông Trường Giang ....................................64
Hình 3.27. Hàm lượng Hg trong trầm tích sông Trường Giang ....................................65
Hình 3.28. Biến thiên hàm lượng một số kim loại nặng trong trầm tích sông Trường
Giang .............................................................................................................................67


MỞ ĐẦU
Nguồn nước mặt trong các sông đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, nước mặt tại các
thủy vực nói chung và nước mặt trong các dòng sông có sự thay đổi lớn theo chiều
hướng suy giảm về chất lượng [20].
Sông Trường Giang với chiều dài 67 km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, ngăn
cách với biển bởi cồn cát rộng lớn, phía Bắc nhập với hạ lưu hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn rồi đổ ra biển qua cửa Đại (Hội An), phía Nam nhập với hạ lưu sông Tam Kỳ

rồi đổ ra biển qua cửa Lở và cửa An Hòa. Nguồn nước của Trường Giang được thu
nhận từ hai hệ thống Vu Gia - Thu Bồn và hệ thống sông Tam Kỳ, nguồn nước nữa đó
là thủy triều lên xuống đổ vào và rút ra ở các cửa sông. Sông Trường Giang có vai trò
quan trọng trong giao thông thủy, cấp nước nuôi trồng thủy sản, điều tiết lũ cho vùng
hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn và sông Tam Kỳ, đây cũng là nơi di cư của nhiều loài
thủy hải sản có giá trị, vì là nơi giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt của các cửa
sông; sông Trường Giang cũng là nơi sinh sản và phát triển của nhiều loài thủy sản
quý hiếm như sá sùng, hàu,... là nơi kết nối văn hóa Hội An với vùng phụ cận và cũng
là vùng đệm chuyển tiếp của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Sông Trường Giang còn
là dòng sông tinh thần của cư dân ven biển tỉnh Quảng Nam, mang nhiều giá trị lịch
sử, văn hóa.
Hiện nay, do sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế đã ảnh hưởng quá mức
đến sông Trường Giang. Hàng chục năm gần đây, người dân tự ý lấn chiếm lòng sông
làm nơi nuôi trồng thủy sản và xây dựng các công trình trên sông như cầu, đập, ... đã
gây bồi lắng lòng sông, thu hẹp dòng chảy. Các hoạt động xả thải của cư dân hai bên
bờ sông, hoạt động khai thác thác tài nguyên, hoạt động sản xuất kinh doanh đã và
đang gây ô nhiễm môi trường, hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng tại sông
Trường Giang và vùng phụ cận. Ô nhiễm nguồn nước sẽ làm suy giảm chất lượng
nước, tích lũy trong trầm tích, ảnh hưởng đến các loài động, thực vật thủy sinh, theo
chuỗi thức ăn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy Luận văn ―Nghiên
cứu hiện trạng chất lượng nước, trầm tích sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam và
đề xuất các giải pháp cải thiện‖ được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng
nước và trầm tích sông, từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sông
Trường Giang.
1


Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Đánh giá nguồn thải, phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm do các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội khu vực sông Trường Giang;

- Đánh giá hiện trạng chất lượng trong nước sông Trường Giang, tỉnh Quảng
Nam theo chỉ tiêu riêng lẻ và chỉ tiêu tổng hợp (WQI);
- Đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam
theo chỉ tiêu riêng lẻ;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, kỹ thuật để cải thiện chất lượng nước sông
Trường Giang, tỉnh Quảng Nam.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về hiện trạng chất lƣợng nƣớc và trầm tích tại một số
sông trên thế giới
1.1.1. Hiện trạng chất lượng nước
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiện trạng chất lượng nước và
trầm tích sông có thể kể đến như công trình nghiên cứu của Jayanta Basu (2013) đã chỉ
ra rằng sông Hằng thuộc 4 quốc gia: Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và Bangladesh, là một
trong những con sông ô nhiễm nhất trên thế giới, sông Hằng chảy qua 29 thành phố
với dân số trên 100.000 người, 23 thành phố với dân số từ 50.000 – 100.000 người và
khoảng 48 thị trấn với dân số dưới 50.000 người. Nước thải sinh hoạt tại các thành
phố, thị trấn này thường không được xử lý mà đổ thẳng xuống sông Hằng. Nước thải
từ sản xuất công nghiệp, bênh viện, lò giết mổ,.... chưa được xử lý triệt để cũng đổ
thẳng ra sông gây ô nhiễm nguồn nước. Kết quả quan trắc nguồn nước năm 2013 chỉ
ra rằng các chỉ tiêu COD vượt giới hạn cho phép tại 24 trên tổng số 54 điểm lấy mẫu,
một số nơi nồng độ Coliform vượt tiêu chuẩn đến 500 lần. Trước tình trạng đó, các
giải pháp đưa ra để cải thiện chất lượng nước bao gồm các giải pháp về pháp luật, xã
hội, tôn giáo với yêu cầu phải có giải pháp xử lý nước, xử phạt các cơ sở xả thải mà
không xử lý nước thải, tuyên truyền, phản đổi việc xây dựng đập tại Uttarkhand nhằm
đảm bảo vệ mặt tâm linh và hạn chế tác động đến đa dạng sinh học,... [29].
Nghiên cứu của Moiseenko và cs., (2011) về hiện trạng chất lượng nước sông

Volga nằm ở phía Tây nước Nga. Sông Volgađược chia thành 3 vùng để đánh giá chất
lượng nước mặt bao gồm: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Kết quả phân tích các chỉ
tiêu pH, Ca, một số kim loại nặng và so sánh với tiêu chuẩn thủy sản năm 1999 (MPC)
cho thấy, hàm lượng nhiều kim loại nặng vượt mức cho phép của MPC (hàm lượng Al
phía hạ lưu vượt TCCP 2,74 lần; Mn vượt TCCP 2,77 lần (hạ lưu), 6,24 lần (trung lưu),
10,16 lần (thượng lưu); Cu vượt TCCP 1,7 lần (hạ lưu), 2,21 lần (trung lưu), 2,14 lần
(thượng lưu), các chất hữu cơ độc hại cũng có mặt với nồng độ cao, nguyên nhân là do
nước thải của các nhà máy, công nghiệp tại lưu vực sông không được xử lý và đổ
thẳng xuống sông Volga. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra bức tranh hiện trạng chất

3


lượng nước sông Volga, cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý và xử lý nguồn
thải [34].
Nghiên cứu của Zakaria (2006); Dakkak (2013); Ezzat và cs., (2002); Khedr,
(2010); Egyptian Gazette/Egypt Independent (2012) cho thấy nguồn nước sông Nile
đoạn chảy qua Ai Cập bị ô nhiễm với sự phát triển của vi khuẩn lam, đồng thời hoạt
động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt tại lưu vực sông Nile đã xả thải
chất thải xuống sông mà không qua xử lý làm nguồn nước ô nhiễm thuốc trừ sâu, hóa
chất bảo vệ thực vật, amoniac. Sông Nile đoạn chảy qua Ai Cập cũng đã xảy ra sự cố
tràn dầu do đắm tàu tạo ra vết loang dầu ra vùng rộng gây ảnh hưởng đến các loài thủy
sinh và tiềm ẩn những nguy cơ đến đến sức khỏe người dân[41, 25, 27, 30, 26].
1.1.2. Hiện trạng chất lượng trầm tích
Trầm tích sông không chỉ là nguồn gây ô nhiễm nước do chính khối lượng của
nó, trầm tích sông còn đóng vài trò là chất xúc tác vận chuyển và lưu giữ các dạng ô
nhiễm khác, mật độ trầm tích càng cao thì chất lượng nước càng suy giảm, nhất là ô
nhiễm môi trường do tính độc hại của kim loại nặng gây mất cân bằng sinh thái làm
suy giảm nhiều quần thể sinh vật đã được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Chính vì vậy đã có rất nhiều các nghiên cứu về môi trường trầm tích sông. The Severn

Estuary là một trong những con sông lớn nhất ở Anh là nơi cư trú và sinh sản của
nhiều loài cá. Nhiều thập kỉ qua, sông này đã phải hứng chịu nhiều ô nhiễm kim loại
nặng như chì, cadimi và nhiều nguyên tố khác từ nhiều nguồn khác nhau [43]. Những
ảnh hưởng của ô nhiễm này có thể là một trong những nguyên nhân gây suy giảm quần
thể cá. Quần thể cá ở sông Severn Estuary đã gia tăng trở lại khi mức độ ô nhiễm môi
trường nước giảm [38]. Khi sinh vật sống trong môi trường bị ô nhiễm, khả năng tích
tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể chúng là cao nhất là ô nhiễm kim loại, gây nguy cơ
cho sức khỏe của con người thông qua chuỗi thức ăn. Quá trình thủy phân kết hợp với
hợp chất hữu cơ bị biến đổi bởi các vi khuẩn, vi sinh vật trong nước kể cả trong trầm
tích để hình thành các hợp chất độc nhất là metyl thủy ngân - rất độc, bền và tích tụ
trong chuỗi thức ăn [37]. Các hợp chất này dễ dàng phóng thích từ trầm tích vào nước,
có thể tích tụ cao trong các sinh vật sống.

4


Ô nhiễm Pb và Zn là một trong những điều đáng quan tâm do ảnh hưởng độc
hại của chúng lên hệ sinh thái tại các cửa sông ở Úc, với hàm lượng rất cao 1000μg/g
Pb, 2000 μg/g Zn có thể tìm thấy trong các trầm tích bị ô nhiễm [33].
Theo Bryan và cs., (1992) đã xác định hàm lượng chì vô cơ trong trầm tích cửa
sông ở Anh biến động từ 25 μg/g - 2700 μg/g trong cửa sông Gannel nơi nhận chất thải
từ việc khai thác mỏ chì. Hàm lượng của các hợp chất chì này có nguồn gốc do sử
dụng xăng dầu pha chì. Tương tự như Pb, hàm lượng As cũng đã được xác định ở
nhiều vùng cửa sông, vùng ven biển trên thế giới. Hàm lượng As trong trầm tích cửa
sông đã được xác định từ 5 μg/g ở cửa sông Axe đến lớn hơn 1000 μg/g trong các cửa
sông Restronguet Creek, Cornwall do các vùng này nhận nước thải từ các khu vực
khai thác quặng mỏ kim loại. Hàm lượng Cd cũng được xác định ở Anh tại các cửa
sông không bị ô nhiễm với hàm lượng 0,2 μg/kg, tại các cửa sông bị ô nhiễm nặng
hàm lượng này có thể lên đến 10 μg/g [24].
Horsfaal và Spiff (2001) đã nghiên cứu sự phân bố hàm lượng tổng và các dạng

tồn tại của các kim loại: Pb, Zn, Cd, Co, Cu, Ni trong mẫu trầm tích sông New
Calabar, nghiên cứu đã sử dụng quy trình chiết và xác định hàm lượng kim loại bằng
phương pháp AAS. Kết quả thu được hàm lượng tổng của các kim loại như sau: Pb là
41,6 mg/kg; Zn là 31,6 mg/kg; Cd là12,8 mg/kg; Cu là 25,5 mg/kg. Ở dạng trao đổi
các kim loại có hàm lượng lớn là Co (19,42 %), Ni (12,67 %) và Cd (5 %); ở dạng F2
có hàm lượng lớn là Cd (53 %), Zn (31,08 %), Pb (17,08 %). Ở dạng trao đổi các kim
loại nặng dễ dạng di chuyển từ trầm tích vào nước sông và có thể dẫn đến sự tích lũy
sinh học cho các động vật thủy sinh và con người [31].
Li-Siok Ngiam và cs., (2001) đã tiến hành nghiên cứu các dạng tồn tại của các
kim loại nặng trong mẫu trầm tích ở vùng nhiệt đới cửa sông. Kết quả của nghiên cứu
đã cho thấy các kim loại phân bố ở các dạng khác nhau trầm tích, chủ yếu ở các dạng:
dạng trao đổi, dạng liên kết với cacbonat, dạng liên kết trong cấu trúc oxit sắt-mangan,
dạng liên kết với các hợp chất hữu cơ và dạng bền nằm trong cấu trúc tinh thể của trầm
tích[33].

5


Một số nghiên cứu khác tại các con sông như: sông Deule ở Pháp là một trong
những con sông bị ô nhiễm rất nặng do hứng chịu chất thải từ nhà máy luyện kim.
Hàm lượng kim loại trong trầm tích sông này rất cao (480 mg/kg) [36].
Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích tại vùng cửa sông, vùng ven biển trên
thế giới nơi có rừng ngập mặn cũng đã được xác định từ ít bị ô nhiễm cho đến ô nhiễm
nặng. Tam và cs.,(1995) đã xác định hàm Pb trong trầm tích rừng ngập mặn Sai Keng,
Hong Kong với hàm lượng 58,2 mg/kg. Zheng và cs.,(1996) đã xác định hàm lượng Pb
và Cd trong trầm tích rừng ngập mặn Avicennia marina, vịnh Shenzhen với hàm lượng
tương ứng 28,7mg/kg và 0,136 mg/kg tương ứng. Theo Breemen(1993); Astrom và
cs., (1995) đã chỉ ra rằng đất phèn là nguồn phóng thích kim loại nặng gây ô nhiễm
nguồn nước. Khi đất phèn tiềm tàng tiếp xúc với ôxy do hiện tượng tự nhiên hoặc do
thoát nước nhân tạo, pyrite bị ôxy hóa tạo ra acid sulfuric làm hạ thấp pH. Khi pH <4

các proton được phóng thích tấn công các khoáng sét, hòa tan một số kim loại mà
nồng độ của chúng có thể vượt xa nồng độ trong các loại đất không phèn[40, 42, 23,
22].
Nghiên cứu của Sikder và cs., (2016) cho thấy trầm tích sông Buriganga ở
Bangladesh đang bị ô nhiễm kim loại nặng. Nghiên cứu đã tiến hành lấy 5 mẫu trầm
tích tại 5 điểm dọc bờ sông Buriganga để phân tích các chỉ tiêu Pb, Cr, Cu, Zn và Ni
và sử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá của USEPA. Tài liệu này đã đưa ra bảng phân
cấp ô nhiễm (không ô nhiễm, ô nhiễm vừa và ô nhiễm cao đối với một số thông số môi
trường). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm tích sông bị ô nhiễm Cu và Zn cao,
không ô nhiễm đến ô nhiễm vừa đối với Pb và ô nhiễm vừa đến ô nhiễm cao đối với
Cr [39].
Như vậy, những nghiên cứu về hiện trạng chất lượng nước và trầm tích tại một số
sông trên thế giới cho thấy: nhiều con sông bị ô nhiễm nước mặt do chất thải từ các
hoạt động sinh hoạt, sản xuất trên lưu vực sông chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt
để và đổ xuống sông. Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau, chúng có thể di chuyển vào môi trường nước, gây ô nhiễm nguồn
nước, sự tích tụ kim loại nặng trong trầm tích tập trung chủ yếu ở khu vực cửa sông,
ven biển. Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông và trầm tích sông, một số nước
6


sử dụng giá trị phân tích để so sánh với giá trị cho phép trong tiêu chuẩn hiện hành đối
với nước mặt, hoặc so sánh với tiêu chuẩn của các nước khác như tiêu chuẩn môi
trường của Hoa Kỳ.
1.2. Tình hình nghiên cứu về hiện trạng chất lƣợng nƣớc và trầm tích tại một số
sông ở Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước
Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về hiện trạng chất lượng nước và
trầm tích sông, có thể kể đến như nghiên cứu của Lê Mạnh Tân và cs., (2011) chỉ ra
rằng, hiện tại hệ thống sông Đồng Nai tiếp nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp

một phần chất thải rắn đô thị, nước từ sản xuất nông nghiệp với hàm lượng phân bón
và thuốc trừ sâu đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm nguồn nước của sông. Mỗi
ngày sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương tiếp nhận khoảng12.978
m3/ngày.đêm nước thải công nghiệp, 9.460 m3/ngày.đêm nước thải sinh hoạt,
36.729m3/ngày.đêm nước thải chăn nuôi. Ngoài ra, hàng năm, hoạt động nông nghiệp
còn thải khoảng 6.291 – 7.864 tấn nitơ và 4.431,6 – 5.539,7 tấn photpho vào sông
Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng từ năm 2005 – 2009 hàm lượng NH3 N trong nước sông vượt quá giới hạn cho phép từ 2 – 13 lần so với QCVN
08:2008/BTNMT (A1), các thông số còn lại vẫn nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 08:2008/BTNMT (A1) [17].
Báo cáo Quy hoạch khu bảo tồn vùng nước nội địa sông Mã, tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (2015)cho
thấy, dọc theo sông Mã từ thượng lưu xuống hạ lưu có trên

100 nhà máy , cơ sở sản

xuấ t bô ̣t giấ y , vàng mã , tinh bô ̣t sắ n , đũa dùng 1 lầ n,.. Trong quá trình sản xuấ t , hầ u
hế t những nhà máy , cơ sở sản xuấ t nói trên đề u dùng hóa chấ
đươ ̣c xử lý sơ sài , thâ ̣m chí thải thẳ ng ra sông

t nhưng nước thải chỉ

mà không qua xử lý . Chất thải nông

nghiệp như chất thải chăn nuôi, hóa chất bảo vệ thực vật ở hai bờ sông Mã đổ trực tiếp
ra sông Mã , gầ n khu vực r ừng ngập mặn, cửa La ̣ch Sung có 8 trại chăn nuôi lợn xả
thải trực tiếp vào cửa sông ; khu vực gò Ph ền, gò Chơ, ngã ba suối Lương Trung chảy
ra sông Mã có phát hiê ̣n bao bì , chai thuố c trừ sâu rải rác ta ̣i khu vực gò . Kết quả phân
tích chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua tỉnh ThanhHóa cho thấy nguồn nước mặt
7



bị ô nhiễm, nhiều thông số vượt QCCP khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT mức
A2, giá trị BOD5 trung bình khoảng 3,5 - 13,2 mg/l, giá trị COD khoảng 6,1 - 24,9
mg/l, hàm lượng nitrat trung bình vượt QCCP 1,17 lần, PO43- khoảng 0,06 – 0,33mg/l
[15].
Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thúy Hường và cs., (2016) tại lưu vực sông
Nhuệ-Đáy cho thấy, nguồn nước đang bị ô nhiễm khá nặng nề. Nghiên cứu này tập
trung vào việc đánh giá sự biến động của các kim loại nặng (Cd, Pb, Zn, Cu) trong
trầm tích sông Nhuệ- Đáy và các ao nuôi thuỷ sản trong lưu vực sông cũng như những
ảnh hưởng của các yếu tố lý hóa (pH, Eh, nhiệt độ, DO, v.v) trong môi trường đến sự
biến động đó. Mẫu được thu 2 đợt vào tháng 10/2012 và tháng 3/2013. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các chỉ tiêu lý-hóa môi trường nước như pH, Eh, nhiệt độ vẫn nằm trong
giới hạn tiêu chuẩn cho đời sống thủy sinh vật và động vật thủy sản, ngoại trừ DO;
hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông cao hơn nhiều so với ao nuôi trồng thủy
sản và hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ Cu. Hàm lượng kim loại nặng
trong bùn ao vào mùa xuân cao hơn mùa thu và có Pb và Zn vượt quá tiêu chuẩn cho
phép. Mức độ ô nhiễm cả trong trầm tích ao và sông đều tuân theo thứ tự
Pb>Zn>Cd>Cu. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm cũng như sự biến động hàm lượng của
các kim loại nặng trong trầm tích sông và ao phụ thuộc vào các yếu tố lý-hóa của môi
trường nước và trầm tích, đặc biệt đối với các kim loại nặng trong trầm tích sông (Cd,
Pb, Cu, Zn) và với Cu trong bùn đáy ao. Ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích lưu
vực sông Nhuệ-Đáy đã tác động trực tiếp lên đời sống các sinh vật sống đáy và các
loài động vật thủy sản, gián tiếp ảnh hưởng lên sức khỏe con người. Vì vậy, nghiên
cứu đã đề xuất những biện pháp quan trắc và quản lý nhằm giải quyết vấn đề này [12].
Nghiên cứu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình (2015) khi đánh
giá chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Thái Bình cho thấy, các thông số
pH, DO, NO2-, NO3-, NH4+, PO43-,Cr6+, Fe, Cu, As, Pb, Cd, Hg, chất hoạt động bề mặt,
chlordane, coliform tại các thời điểm được quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép
khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt), riêngthông số TSS vượt 1,17 lần so với quy chuẩn cho phép [16].


8


1.2.2. Hiện trạng chất lượng trầm tích
Vấn đề ô nhiễm môi trường trầm tích trong sông ở Việt Nam trong những năm
gần đây đã được quan tâm bởi những tác động của các chất ô nhiễm trong trầm tích tới
sức khỏe con người ngày càng rõ nét và nguy hiểm hơn nhiều.
Theo tác giả Vũ Đức Lợi và cs., (2010) đã phân tích dạng vết của một số kim
loại nặng trong trầm tích lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy. Kết quả phân tích cho thấy
hàm lượng tổng của các kim loại là: Zn: 88,2 – 559,2 mg/kg; Cu: 25 – 95 mg/kg; Pb:
25,7 – 91,7 mg/kg; Ni: 34,69 – 81 mg/kg; Cd: 0,406 – 9,071 mg/kg. Các nguyên tố Cu,
Ni, Pb chủ yếu tồn tại ở các dạng liên kết bền F4, F5. Riêng Cd và Zn chủ yếu tồn tại ở
các pha F1, F2 thể hiện nguy cơ lan truyền ô nhiễm và khả năng tích lũy sinh học của
hai nguyên tố này [13].
Trần Thiện Cường (2016) đã đánh giá chất lượng môi trường trầm tích và đề
xuất các giải pháp kiểm soát vùng hạ lưu sông Phan thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Cd ở các mẫu đều rất thấp so với
QCVN 43:2012/BTNMT về giới hạn hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích
nước ngọt (QCVN đối với Cd là 3,5 mg/kg) và giao động từ 0,02 mg/kg đến 0,20
mg/kg. Theo kết quả khảo sát cho thấy, vị trí có hàm lượng Cadimi cao nhất được lấy
tại khu vực cầu Sơn Lôi thuộc xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Xung quanh khu vực
này hiện nay cũng đang có sự hoạt động của khu công nghiệp Bình Xuyên và nước
thải từ khu công nghiệp này sau khi qua xử lý được xả thải trực tiếp vào sông Phan
cách vị trí lấy mẫu khoảng 200m về thượng lưu. Điều này chứng tỏ hoạt động xả nước
thải từ khu công nghiệp Bình Xuyên ngoài gây ra sự tích tụ hàm lượng Cd trong trầm
tích sông
Hàm lượng Pb ở các mẫu cũng thấp và có sự chênh lệch khá lớn tại các vị trí
lấy mẫu. Hàm lượng Pb giao động từ 0,08 mg/kg đến 27,57 mg/kg, thấp hơn nhiều so
với quy chuẩn cho phép (QCVN 43:2012/BTNMT đối với Pb là 91,3 mg/kg). Kết quả

phân tích hàm lượng Zn cho thấy trong trầm tích sông Phan đoạn chảy qua huyện Bình
Xuyên có hàm lượng thấp và giao động từ 22,02 mg/kg đến 57,15 mg/kg (QCVN
43:2012/BTNMT đối với Zn là 315 mg/kg). Càng về thượng nguồn sông thì hàm
lượng Zn càng giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với các điều kiện thực tế khu vực.
9


Kết quả khảo sát cho thấy, đoạn sông phía hạ nguồn dòng chảy bị uốn khúc nhiều và
hiện tượng bồi lắng diễn ra mạnh dẫn đến làm gia tăng sự tích lũy các chất ô nhiễm
trong trầm tích [8].
Nguyễn Văn Tho và cs., (2009)đã chỉ ra rằng hàm lượng As trong trầm tích có
khuynh hướng tăng dần từ sông rạch đến cửa sông ven biển, trung bình giao động từ
3,23 -14,97 mg/kg. Hàm lượng As trong đất rừng mắm và rừng đước vào mùa mưa
không khác biệt so với trong trầm tích thuộc sông rạch nội ô thành phố Cà Mau nhưng
lại khác biệt với hàm lượng As tại cửa sông Bảy Háp và bãi bồi, do As thường đi vào
vùng cửa sông ở các dạng vô cơ bởi sự phân hủy của đá và quặng mỏ có chứa As trong
quá trình phong hoá. Qua khảo sát cho thấy đất rừng đước và rừng mắm tại vùng
nghiên cứu đều có nguồn gốc từ sự bồi đắp phù sa từ sông và biển và là nơi ngập triều
không thường xuyên. Cũng theo nghiên cứu của Lê Huy Bá và cs., (2000) khu vực bãi
bồi và cửa sông là nơi lắng tụ vật chất từ đất liền và trầm tích từ các dòng chảy nên
gây nên sự lắng tụ As cao, đây chính là nguyên nhân gây hàm lượng As trong đất rừng
thấp hơn hàm lượng trong trầm tích cửa sông ven biển. Hàm lượng trung bình của As
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mùa mưa và mùa nắng. Tại hầu hết các điểm
thu như kênh Tắc Vân, sông Gành Hào, cửa Gành Hào, trong đất rừng mắm và rừng
đước hàm lượng As trong mùa mưa cao hơn gấp hai lần hàm lượng của chúng trong
mùa nắng. Điều này có thể là do vào mùa mưa pH có khuynh hướng giảm nên lúc này
hàm lượng As cao hơn so với mùa nắng. Do vậy, sự ô nhiễm As ở vùng bãi bồi cần
được quan tâm nghiên cứu trong chuỗi thức ăn do bãi bồi là nơi sinh sống của nhiều
loài hai mãnh vỏ và động vật thân mềm như: sò, nghêu, tôm,.... [20, 3].
Còn hàm lượng Cd trong trầm tích hiện diện với hàm lượng giao động trong

khoảng 0,023 – 0,06 mg/kg vào mùa khô, và từ 0,027 – 0,093 mg/kg vào mùa mưa.
Hàm lượng Cd cao trong sông rạch và giảm dần ra cửa sông. Vùng bãi bồi và vùng
ven biển nơi có rừng mắm, rừng đước thì hàm lượng Cd khá cao, điều này có thể là do
Cd trong nước được hấp thu một cách nhanh chóng bởi các hạt vật chất, cặn rắn lơ
lửng và các vật chất này có thể phức hợp với Cd vì thế nồng độ Cd thường cao. Nhìn
chung nồng độ Cd trong nước tại bãi bồi, rừng đước và rừng mắm cao hơn so với sông
rạch trong thành phố, trong khi đó nồng độ Cd trong trầm tích tại các điểm sông rạch
10


lại không có sự khác biệt so với các đất rừng mắm và rừng đước. Điều này cho thấy
Cd có thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường đất và nước tại từng khu vực. Theo
nghiên cứu của WHO(2001) chỉ ra rằng sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng quá trình hấp
thu và tác động của Cd, nhưng ngược lại sự gia tăng độ mặn hoặc độ cứng sẽ làm giảm
đi sự hấp thu và tác động gây độc của Cd. Từ đó cho thấy độ mặn trong nước có ảnh
hưởng đến nồng đô Cd trong nước, đây có thể là nguyên nhân của sự hiện diện của Cd
trong nước vào mùa mưa lại cao hơn mùa khô [20, 44].
Tác giả Phùng Thái Dương(2015) đã nghiên cứu và đánh giá hàm lượng một số
kim loại nặng trong trầm tích đáy vùng cửa sông Mê Kông. As trong trầm tích đáy có
nguồn gốc tự nhiên (các khoáng chứa As) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai
khoáng). As có nhiều do xói mòn và hoạt động khai thác các vùng đá giàu As nằm dọc
biên giới Việt Nam và Campuchia. Hg có nhiều trong các hoạt động của núi lửa xưa
kia. Cùng với đó là quá trình sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ, luyện kim... Trong
tự nhiên, Cd có nhiều trong các đá có nguồn gốc núi lửa phân bố phía thượng nguồn
Mê Kông. Pb là nguyên tố tạo hợp chất lưu huỳnh, có nhiều trong đá mắc ma. Bên
cạnh đó Cd, Pb còn được phát hiện với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và biến
chất tại vùng Bắc Lào. Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long, các khu công nghiệp
cũng tương đối phát triển, làng nghề, nhà máy phân bố dọc hai bên bờ sông: thuốc
nhuộm, sơn men đồ gốm, tranh sơn mài, sản xuất xi măng… Các đô thị mọc lên, cùng
với đó các nhà máy và việc sử dụng phân bón, thuốc hóa học cho các loại cây trồng,

vật nuôi… là những nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho hàm lượng Cd, Pb tại
vùng nghiên cứu cao và vượt mức so với chuẩn quy định của Việt Nam [10].
Hàm lượng các chất trong trầm tích tại vùng cửa sông Mê Công bao gồm Cu:
28,4-38,5 mg/kg; Pb 0,9-6,6mg/kg; Cd 0,1-2,4mg/kg; Zn 75,1-123 mg/kg; As 3,9-8,2
mg/kg; Hg 0,07-0,14 mg/kg. Theo kết quả phân tích 20 mẫu trầm tích đáy được thực
hiện trong năm 2013 có thể nhận thấy: Hàm lượng kim loại nặng của hầu hết các chỉ
tiêu có xu hướng tăng dần theo hướng về phía biển. Điều này chứng tỏ càng về phía hạ
lưu, vùng cửa sông thì sự tương tác qua lại giữa sông và biển diễn ra càng mạnh mẽ,
dẫn đến sự tích tụ phù sa và kèm theo đó là các kim loại nặng có nguồn gốc từ nội địa.
Trong môi trường thủy sinh, trầm tích có vai trò quan trọng trong sự hấp thụ các chất
11


gây ô nhiễm do sự lắng đọng của các hạt lơ lửng và các quá trình có liên quan đến bề
mặt các vật chất vô cơ và hữu cơ. Riêng đối với các mẫu thu tại các nhánh sông nhỏ
chảy vào sông Hàm Luông có hàm lượng tương đối lớn hơn sông chính. Điều này
chứng tỏ bên cạnh được mang ra từ phía thượng nguồn, thì hoạt động sản xuất của
người dân địa phương cũng góp phần không nhỏ đến việc tích tụ và ô nhiễm hàm
lượng kim loại nặng trong trầm tích đáy nơi đây [10].
Ngoại trừ Pb, hàm lượng các kim loại còn lại nhìn chung đã xấp xỉ bằng với
quy chuẩn quốc gia Việt Nam và một số chỉ tiêu đã vượt quá so với một số nước trên
thế giới, tức là bắt đầu gây ra những ảnh hưởng đến đời sống sinh vật thủy sinh, hệ
sinh thái ven sông, trong đó đặc biệt là Cu và Cd là những kim loại có hàm lượng
tương đối cao so với chuẩn quy định, do đó đã và đang ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái
và môi trường sống tại vùng nghiên cứu [10].
Các nghiên cứu về hiện trạng chất lượng nước và trầm tích một số sông tại Việt
Nam cho thấy, nước sông tại nhiều sông bị ô nhiễm, đặc biệt là những đoạn sông chảy
qua khu vực thành phố, khu vực có mật độ cao các cơ sở sản xuất, các trang trại, canh
tác nông nghiệp. Nguồn nước thải từ sản xuất, sinh hoạt đổ vào sông hầu như chưa
được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để gây ô nhiễm nước mặt. Các kim loại nặng trong

trầm tích sông có nguồn gốc do lắng đọng từ nước mặt, từ nội địa theo dòng chảy đổ
vào sông, hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích tăng dần khi càng ra cửa sông.
Các kim loại nặng trong trầm tích tồn tại nhiều dạng khác nhau, khi chúng tồn tại ở
dạng F1, F2 sẽ dễ giải phóng vào môi trường nước gây ô nhiễm nước. Để đánh giá
hiện trạng chất lượng nước và trầm tích sông, ở Việt Nam sử dụng QCVN
08:2008/BTNMT (hiện nay là QCVN 08-MT:2015/BTNMT), đối với trầm tích sử
dụng QCVN 43:2012/BTNMT để so sánh và đánh giá.
1.3. Các phƣơng pháp cải thiện chất lƣợng nƣớc sông trên thế giới
Tại lưu vực sông Hằng, Ấn Độ việc phát triển thủy điện, đập, hồ chứa trên
sông, xâm lấn bờ sông, khai thác cát, thủy sản không kiếm soát đã gây ra những vấn đề
về ô nhiễm môi trường, sạt lở bờ sông. Khai thác thủy sản trên sông Hằng có thể coi là
nghề chính và lâu đời của nhiều cư dân ven sông, tranh chấp tài nguyên giữa các vùng
và khai thác tận diệt làm suy giảm trữ lượng khai thác. Để đảm bảo khai thác bền vững
12


tài nguyên, Chính phủ đã đưa ra giải pháp quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng,
thông qua tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, cùng với biển pháp quản lý,
hạn chế đánh bắt tận diệt. Đặc biêt, tại sông Hằng có một số loài động vật hoang dã
đang bị đe cần bảo tồn như cá heo, cá sấu, rùa,... do đó, việc khai thác thủy sản tại
sông Hằng phải tuân thủ những điều sau: (1) Sử dụng các ngư cụ cho phép; (2) Đánh
bắt cá ở các khu vực cho phép; (3) Cấm sử dụng cách đánh bắt hủy diệt như sử dụng
chất nổ, chất độc, lưới mắt quá nhỏ; (4) Tuyên truyền về tác động của những loài
ngoại lai xâm hại, (5) Không đánh bắt các loài hoang dã trong danh sách động vật
hoang dã cần bảo vệ, (6) Mật độ dân đánh bắt cá trong khu vực khác nhau và đặt ra
điều khoản riêng đối với các khu vực khác nhau. Trên hết là việc tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của những ngư dân sống ven sông [35].
Giải pháp nữa tại sông Hằng đó là thay thế sinh kế cho ngư dân, thay bằng khai
thác, đánh bắt từ tự nhiên chuyển sang nuôi trồng thủy sản có kiểm soát, đồng thời
khôi phục hệ sinh thái sông, khôi phục lại dòng chảy sông. Từ tháng 6 năm 2014 hạn

chế nghiêm ngặt việc khai thác cát trên sông, lấy lại phần diện tích lấn chiếm để khơi
thông dòng chảy [35].
Đối với vấn để xả thải nước thải công nghiệp không qua xử lý tại khu vực sông
Hằng, đặc biệt là trong vành đai đô thị Kanpur, thủ đô Quốc gia Delhi, Allahabad,
Varanasi, Mathura-Agra, Lucknow, Uttar Pradesh; Patna, Barauni ở Bihar và
Durgapur và Kolkata ở vùng Tây Bengal được yêu cầu trước khi xả thải ra sông phải
được xử lý đạt yêu cầu xả thải [35].
Tại sông Tarim, Trung Quốc, đây là sông có chiều dài 1.060 km, diện tích lưu
vực 557.000 km2. Theo kết quả nghiên cứu của Feng và cs., (2001), chỉ trong vòng 30
năm, sự suy giảm chất lượng nước sông đã dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học nơi
đây. Các loài cây thân thảo giảm từ 200 xuống chỉ còn 20 loài, động vật hoang dã
giảm từ 24 xuống 5 loài, trong đó 9 loài đã tuyệt chủng còn 10 loài phải di cư đến khu
vực khác do mất nơi cư trú; lượng carbon trong không khí tăng cao, các nhánh sông
vùng hạ lưu bị cạn; chất lượng nước suy giảm, lượng cát và các chất thải, xâm nhập
mặn tăng. Trước những nguy cơ về suy thoái nguồn nước, đa dạng sinh học, nhiều
công trình nghiên cứu đã được thực hiện và trên cơ sở đó đã tiến hành một số giải
13


pháp để cải thiện sự phát triển kinh tế - xã hội từ sông Tarim. Các giải pháp triển khai
mang lại hiệu quả cho việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường.
(1) Ở vùng thượng lưu, phát triển trồng rừng, phục hồi rừng đầu nguồn, điều đó
đã bảo vệ và làm ổn định nguồn nước, giảm thiểu thiên tai cho toàn bộ lưu vực;
(2) Ở vùng trung lưu, các dự án phát triển nông nghiệp bền vững, chương trình
phục hồi các thảm thực vật ven bờ đã được thực hiện. Kết quả của các chương trình
này đã giảm thiểu tối đa sự hoang mạc hóa. Đồng thời, chính sách tiết kiệm nước đã
được áp dụng nhằm điều hòa việc cung cấp nước hợp lý cho vùng hạ lưu;
(3) Ở vùng hạ lưu, đa phần những vùng đất bị suy thoái đã được phục hồi, kéo
theo sự phục hồi đa dạng sinh học, hỗ trợ việc tăng cường tái sử dụng nước, tuần hoàn

nước trong vùng;
(4) Hệ thống quản lí tài nguyên nước của toàn bộ lưu vực sông Tarim đã được
thống nhất và các thông tin về thủy văn đã được chia sẻ giữa các cấp quản lí, từ địa
phương cho đến trung ương. Thông tin cần được cập nhật ngay khi có các nghiên cứu
mới, tránh làm lãng phí thời gian và chi phí nghiên cứu[28].
Các giải pháp cải thiện nước sông trên thế giới được thực hiện đồng thời giữa
tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, quy hoạch rõ ràng và có các giải pháp cụ
thể. Trong đó, quan tâm khôi phục hệ sinh thái sông; Quản lý nghiêm ngặt việc xả thải
và khai thác thủy sản; hỗ trợ người dân chuyển đổi sinh kế bền vững; Khơi thông dòng
chảy; Thu hồi vùng đất bị lấn chiếm; Có hệ thống quản lý tài nguyên nước. Những giải
pháp đó đã mang lại hiệu quả tích cực như cải thiện chất lượng nước sông, nâng cao
đời sống người dân trong lưu vực.
1.4. Các phƣơng pháp cải thiện chất lƣợng nƣớc sông ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về cải thiện chất lượng nước sông, một số
nghiên cứu như: Nghiên cứu của Vũ Thị Phương Thảo (2017) đã đánh giá vai trò làm
sạch nguồn nước của một số loài thực vật thủy sinh tại sông Nhuệ. Nghiên cứu được
thực hiện trên sông Nhuệ đoạn từ Cầu Tó tới Cống Thần (chiều dài 32km, chảy qua 5
quận, huyện của Hà Nội gồm quận Hà Đông, các huyện Thanh Oai, Ứng Hoà, Thường
Tín, Phú Xuyên). Kết quả nghiên cứu đã xác định được 18 loài trong tổng số 33 các
14


loài thực vật thủy sinh ở lưu vực sông Nhuệ là những loài có vai trò trong việc làm
sạch nước, đặc biệt là loài thuỷ trúc, rau muống, ngổ trâu có khả năng hấp thụ các chất
ô nhiễm có hàm lượng cao như TN, TP, Fe, Zn trong nước sông Nhuệ. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đã đề xuất sử dụng 3 loại thực vật thủy sinh gồm thuỷ trúc, rau muống, ngổ
trâu theo mô hình đất ngập nước với dòng chảy bề mặt để cải thiện chất lượng môi
trường nước sông ở các khu vực sông phù hợp. Đối với thuỷ vực bị ô nhiễm nặng bởi
các hợp chất của nitơ và phot pho, nên sử dụng rau muống, thuỷ trúc; còn với thuỷ vực
bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng thì sử dụng cây ngổ trâu, thuỷ trúc [19].

Trước tình trạng suy giảm chất lượng nước sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Sở
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa(2015) đã đưa ra các giải pháp nhằm
giải quyết các vấn đề môi trường như sau:
Giải pháp quản lý môi trường nước:
- Đối với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong khu vực, cần kiểm soát
được các nguồn thải không xả thải vượt mức cho phép ra lưu vực sông Mã. Thống kê
các nguồn thải tĩnh, thu phí và cấp giấy phép thải cho mỗi nguồn, định kỳ kiểm tra, có
thể xử phạt hoặc thu hồi giấy phép nếu chủ các nguồn thải không thực hiện đúng giấy
phép.
- Khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 14.000 tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường. Đây là một phương cách quản lý môi trường
có tính toàn diện và hiện đại.
- Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước với quản lý các tài nguyên thiên nhiên
khác như: Đất, rừng, năng lượng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng bền vững.
- Yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải xử lý nước thải
trước khi đổ ra môi trường. Tổ chức, phân cấp giám sát định kỳ chất lượng nước thải
theo các tiêu chuẩn Nhà nước tại các điểm đổ thải. Xử lý nghiêm ngặt các cơ sở sản
xuất vi phạm các tiêu chuẩn Nhà nước về nước thải khi đổ ra môi trường.
- Kiểm tra định kỳ để theo dõi chất lượng nước trong toàn khu vực.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò khai thác và
hành nghề khoan giếng khai thác nước dưới đất.
15


- Cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động có tác động trực tiếp đến nước dưới
đất, đặc biệt là hoạt động khoan giếng của người dân quanh khu vực (nơi có các công
trình ngầm, khoan đào vv…).
Giải pháp kỹ thuật:
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường nước mặt trên lưu vực sông Mã.
- Thay đổi công nghệ sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn.

Với đặc thù các nhà máy, cơ sở sản xuất dọc theo lưu vực sông Mã chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực có sử dụng nước và hóa chất nhiều như chế biến lâm sản,
thủy sản, bột giấy,… thì việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ mang lại hiệu quả to lớn về
kinh tế, xã hội và đặc biệt là môi trường. Khi mức thải thấp, môi trường được cải
thiện, ít ô nhiễm hơn, lượng chất thải được tận thu, việc xử lý môi trường dễ dàng hơn.
- Xử lý nước thải đầu ra:
+ Đối với các cơ sở chế biến lâm sản, sản xuất giấy và bột giấy phải có hệ thống
xử lý đạt chuẩn trước khi đổ ra môi trường.
+ Đối với nước thải sinh hoạt và chất thải từ các trang trại chăn nuôi lợn,
khuyến khích xây dựng hầm biogas tạo khí đốt và thắp sáng.
Các giải pháp khác:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các
tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường, tuân thủ thực hiện cam kết và các thủ tục cần thiết do Luật Bảo vệ môi trường
quy định.
- Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy,
cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội
và của mỗi người dân.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ để di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa
gây ô nhiễm môi trường đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề sao
cho phù hợp với điều kiện sản xuất.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở được vay thêm vốn để xây dựng, thay đổi trang
thiết bị và phát triển cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, áp dụng
phương pháp sản xuất sạch để hướng tới sự phát triển bền vững.
16


×