Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vườn quốc gia phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 12 trang )

Vườn quốc gia Phú Quốc
1. Thông tin cơ bản:
1.1. Lịch sử hình thành
-

Phú Quốc là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm tại
đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

-

Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập theo Quyết định
số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về
việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú
Quốc thành Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Vị trí vườn quốc gia Phú Quóc ( chấm đỏ).
1.2. Vị trí + Diện tích


- Nằm trên hòn đảo lớn nhất Việt Nam, chiếm trên 50% diện
tích đảo
- Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu:
+ Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo
+ Khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn.
-

-

Vườn có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi
Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh,


Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Vườn quốc gia Phú Quốc trải dài từ 10°12' đến 10°27' vĩ bắc
và từ 103°50' đến 104°04' kinh đông.

- Tổng diện tích 31.422 ha, bao gồm:
+ khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603 ha
+ phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha
+ phân khu hành chính và dịch vụ 33 ha.
+Ngoài rừng chính ra, còn có 6.144ha vùng đệm bờ và
khoảng 20.000ha vùng đệm biển
1.3.Chức năng
- Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen
động, thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh
rừng tự nhiên độc đáo của rừng trên đảo.


- Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng
để đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, cung
cấp nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân,
phát triển bền vững kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú
Quốc.
- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường sức
mạnh cho tuyến phòng thủ tây nam Việt Nam.
1.4.Địa hình
- VQG có địa hình đồi núi, độ dốc không lớn. Điểm cao
nhất là núi Chúa cao 603 m. VQG là nơi tập trung nhiều
suối, nhưng chủ yếu chỉ có nước theo mùa. Chỉ có một con
sông khá lớn trên đảo là Rạch Cửa Cân, chảy về phía nam
VQG và đổ ra bờ biển phía tây đảo.

2. Hệ sinh thái Vườn Quốc Gia Phú Quốc
2.1. Rừng và các hinh thái của rừng
- - Rừng nguyên sinh trên núi: Xuất hiện ở độ cao từ 350 mét
đến 603 mét so với mặt biển. Trong khu rừng này chủ yếu có 3
loài thực vật hạt trần là Hoàng Đàn Giả (Dacrydium peirrei);
Thông nàng (Podocarpus imbricatus) và Kim Giao (Nageia
fleury).

Rừng nguyên sinh trên núi
- Rừng nguyên sinh cây họ dầu (dipterocarrpaceae): phân bố ở
độ cao trung bình từ 100 mét đến 350 mét so với mặt biển. Chủ
yếu trong khu rừng này là các cây họ dầu (Dipterocarpaceae).
Hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên đảo Phú Quốc đã được công
nhận có vai trò quyết định đối với việc giữ mực nước ngầm ổn
định và điều hòa nhiệt độ quanh năm trên đảo.
- Rừng thứ sinh: chiếm phần lớn diện tích Vườn quốc gia Phú
Quốc ở độ cao trung bình từ 30 đến 100 mét so với mặt biển.


Đây là loại rừng tái sinh có mật độ dầy đặc, cây gỗ tạp, mới
mọc sau sự khai thác của người dân địa phương.

Rừng thứ sinh
- Rừng Tràm: chủ yếu phát triển tại các vùng có độ cao khoảng
20-30 mét so với mặt biển, trong vừng chuyển tiếp giữa núi và
thung lũng. Vào mùa mưa, nhiều nơi bị ngập nước, cá biệt có
một số vùng ngập nước quanh năm


Rừng Tràm

- Rừng ngập mặn: phân bố thành các đám rải rác ở các cửa
sông, suối đổ ra biển và dọc bờ biển. Trong khu rừng này có loài
Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea), là loài thực vật đã được ghi trong
sách đỏ Việt Nam.

Rừng ngập mặn


- Rú lùn trên các đụn cát: là loài thực vật đặc biệt đã chuyển
biển thích nghi với điều kiện môi trương vô cùng khắc nghiệt.
Loại rừng này chỉ xuất hiện tại ranh giới giữa đất liền và biển.
Đây là hệ sinh thái cực kỳ hiếm gặp ở Việt Nam, chỉ phân bố
thành các đám nhỏ tại một vài vùng ven biển.
2.2. Hệ sinh thái động thực vật:
VQG Phú Quốc có tuổi đởi tương đối trẻ so với các VQG khác.
Chưa có nhiều các đề và công bố khoa học về hệ sinh thái động
thực vật tại đây nên sự hiểu biết còn hạn chế.
2.2.1. Động vật
- Có 208 loài động vật thuộc 125 chi, 78 họ thuộc 4 lớp động
vật,
- Trong đó có :
+ 28 loài thú, trong đó 6 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam
như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê,
+ 119 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ
chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam,
+ 47 loài lưỡng cư, trong đó 9 loài bị đe dọa toàn cầu (IUCN
2007).
- Các loài thú quý hiếm gồm:
+ Cu li lớn (Nycticebus bengalensis)
+ Cu li nhỏ (Nycticebus pygameus), khỉ đuôi dài (Macaca

fascicularis)
+ Vooc bạc (Trachypithecus germaini) tên địa phương còn
gọi là "Cà khu"
+ Sóc đỏ Phú Quốc (Callosciurus finlayssoni harmandi),
+ Hồng hoàng (Buceros bicornis)...

Voọc má bạc

Culi lớn


Culi nhỏ

Chim hồng hoàng
2.2.2. Thực vật
Hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú có
+ 1.164 loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và 531 chi trong đó
có 5 loài khỏa tử (ngành hạt trần thuộc 3 họ và 4 chi). Số loài dùng
dược liệu là 155 (34 loài là thuốc bổ và 11 loài chữa các bệnh hiểm
nghèo) như hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa
nhân...
Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa
hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm:
+Các loài cây gỗ lớn (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu
cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,...), có 23 loài phong lan quý (Lan
Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi...), và
+Một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo
bông
trắng...).



Thực vật cần bảo tồn gồm
+ 12 loài quý hiểm thuộc 7 họ
+ 54 loài đặc hữu thuộc 9 họ, trong đó có tên mang địa danh
Phú Quốc như Cù đèn Phú Quốc (Croton phuquoccencis Croiz),
Diệp hạ châu Phú Quốc (Phyl-lanthus phuquocianus Beille)
-

Nhiều loài được ghi trong sách đỏ IUCN như: Trắc nam bộ
(Dalbergia conchinchinensis) Thông lông gà (Podocarpus
imbricatus), Kim giao (Nagea wwallichiana), Hoàng Đàn giả
(Dacrydium elatum. Ngaoì ra còn ghi nhận 2 loài Lan mới cho Việt
Nam: Nhẵn diệp (Liparis cf.rhodochila Rolfe) và Ái lan Mỹ diệp
(Malaxia calophylla Reichenb.f.Kuentze)

Cẩm cù Phú Quốc
Phyl-lanthus phuquocianus
Beille
3.Ý nghĩa, giá trị
54 loài thực vật đặc hữu thuộc 9 họ, trong đó có tên mang địa
danh Phú Quốc như Cù đèn Phú Quốc (Croton phuquoccencis
Croiz), Diệp hạ châu Phú Quốc (Phyl-lanthus phuquocianus Beille)
- còn ghi nhận 2 loài Lan mới cho Việt Nam: Nhẵn diệp (Liparis
cf.rhodochila Rolfe) và Ái lan Mỹ diệp (Malaxia calophylla
Reichenb.f.Kuentze)


Nhẵn diệp (Liparis cf.rhodochila Rolfe)

Ái lan Mỹ diệp (Malaxia calophylla Reichenb.f.Kuentze)


4. Thực trạng
Dù có hệ động thực vật phong phú nhưng công tác bảo vệ VQG
vẫn còn được quản lý một cách lỏng lẻo, khai thác tiềm năng du
lịch một cách qua mức và chưa bền vững
Rừng bị lấn chiếm và sử dụng bất hợp pháp quá mức


-

Chỉ chú trọng vào phát triển các tiềm năng du lịch và kinh tế.
Tiềm năng sinh học chưa được quan tâm đúng mức

Hiện trường vụ phá rừng trên 3000m2 VQG Phú Quốc 9
(2013)


Một vạt rừng bị đốt ở xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc
(2018)


Tiềm năng du lịch khai thác chưa bền vững
- Rừng ngập mặn và Rú Lùn là các khu vực đang bị đe dọa
nghiêm trọng do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
sang phát triển hạ tầng thuộc các dự án du lịch.

5. trích dẫn
- Thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam,
tái bản lần 2 đã cập nhật 15/02/04
- Báo cáo của IUCN xuất bản năm 2007

- Báo cáo du lịch Phú Quốc 2010
- Trang web giới thiệu đảo Phú Quốc phucquoc.co
- Báo plo.vn
- Báo Zing.vn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×