Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH & PHÚ QUỐCVƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.47 KB, 8 trang )

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ VƯỜN QUỐC GIA
PHƯỚC BÌNH & PHÚ QUỐC

VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH
IUCN Loại II (vườn quốc gia)

Địa điểm: Ninh Thuận, Việt Nam
Gần thành phố: Phan Rang-Tháp Chàm
Tọa độ: 12°04′16″B, 108°45′02″Đ
Diện tích: 198,14 km²
Thành lập: 2006
Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Ninh Thuận

Vườn quốc gia Phước Bình thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái,
tỉnh Nình Thuận. Thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8
tháng 6 năm 2006 do phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết
định chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc
gia Phước Bình trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.

Vị trí

Tọa độ: Từ 11°58′32″ tới 12°10′00″ vĩ bắc và 108°41′00″ tới
108°49′05″ kinh đông.
Vườn có tổng diện tích 19.814 ha, góp phần bảo tồn sinh cảnh rừng
tự nhiên của hệ sinh thái rừng vùng núi cao, đồng thời cùng với
Vườn quốc gia BiDoup - Núi Bà ở Lâm Đồng để tạo thành một vùng
bảo tồn thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn đa dạng
sinh học ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bảo tồn sinh cảnh
rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng vùng núi cao
với các kiểu rừng: rừng kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt đới;
rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng


thưa cây họ dầu tiêu biểu cho kiểu rừng khô hạn của tỉnh Ninh
Thuận.

Ngoài ra, vườn còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực phòng
hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Cái của tỉnh Ninh Thuận
nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế
- xã hội của vùng Nam Trung Bộ.
Vườn có 3 phân khu chức năng:
 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
 Khu phục hồi sinh thái
 Phân khu hành chính - dịch vụ
Động thực vật

Vườn quốc gia Phước Bình có 513 loài thực vật và 170 loài động vật
quý hiếm.

VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC
IUCN Loại II (vườn quốc gia)

Địa điểm:miền Nam Việt Nam
Gần thành phố:thị xã Hà Tiên
Tọa độ:10°19′30″B, 103°57′00″Đ
Diện tích:314,22 km²
Thành lập:2001
Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Kiên Giang

Vườn quốc gia Phú Quốc là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm
tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số

91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc chuyển hạng Khu
Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành Vườn Quốc gia Phú
Quốc.

Vị trí

Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu Bảo tồn thiên nhiên
Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh
giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một
phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương
Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Vườn quốc gia Phú Quốc trải dài từ 10°12' đến 10°27' vĩ bắc và từ
103°50' đến 104°04' kinh đông.

Quy mô diện tích

Tổng diện tích 31.422 ha, bao gồm: khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603
ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha, phân khu hành chính và
dịch vụ 33 ha.

Mục tiêu
1. Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen động,
thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự
nhiên độc đáo của rừng trên đảo.
2. Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để
đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, cung cấp nguồn
nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phát triển bền vững
kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú Quốc.
3. Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh

cho tuyến phòng thủ tây nam Việt Nam.
Cơ quan quản lý

UBND tỉnh Kiên Giang đã có Quyết định 01/2002/QĐ-UB ngày
17/01/2002 thành lập Ban quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, gồm Ban giám đốc và các phòng chức năng.
Năm 2002, biên chế của Ban quản lý là 32 người.

Hoạt động du lịch

Vườn quốc gia Phú Quốc đã thu hút nhiều khách du lịch nhờ cảnh
đẹp thiên nhiên và những bãi biển hoang sơ, hơn nữa Phú Quốc rất
có tiềm năng về du lịch sinh thái được chính quyền cho là một chiến
lược lâu dài để phát triển kinh tế một cách bền vững, giảm thiểu
những tác động của du lịch với môi trường tự nhiên.

Các giá trị đa dạng sinh học

Bò biển dugong


Rặng san hô.



Hiện nay có ít thông tin về khu hệ động vật đảo Phú Quốc. Thảm
thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp.
Vườn quốc gia Phú Quốc có đến 12.794 ha rừng, trên các đai cao
rừng còn giầu, tuy vậy ở các đai thấp rừng bị suy thoái nhiều, với ưu
thế ở đây là các cây họ đậu Fabaceae. Đến nay đã ghi nhận được 929

loài thực vật trên đảo. Cũng có một vài ghi nhận cho rằng ở Phú Quốc
trước đây có loài vượn Pillê sinh sống.

Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rặng san hô bắt
gặp ở quanh các đảo nằm ở phía nam. Các rặng san hô này chiếm
đến 41% diện tích. Khu hệ cá trong các rặng san hô rất phong phú,
các loài họ Cá mú (Serranidae) và họ Cá bướm (Chaetodontidae) và
nhiều loài có giá trị kinh tế khác. Đã thống kê được 89 loài san hô
cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rặng san hô, 132 loài thân
mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển, trong đó nhiều loài quan
trọng như trai tai tượng (Tridacna squamosa) và ốc đun cái
(Trochus nilotichus). Phú Quốc đã ghi nhận loài đồi mồi
(Eretmochelys imbricata) đến vùng biển này đẻ trứng, nhưng đến
nay tần suất gặp chúng là rất ít, ngoài ra có các thông tin từ người
dân địa phương về sự xuất hiện của bò biển dugong nhưng vẫn chưa
có nghiên cứu chính thức.

Dân số trong vùng

Dân cư trên đảo Phú Quốc là dân du nhập từ nhiều vùng khác nhau.
Trên đảo ngư nghiệp là hoạt động kinh tế chính, mặc dù vậy du canh,
du cư là mối đe doạ lớn đối với đa dạng sinh học.

×