Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lớp luật sư hướng dẫn thảo luận môn dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.39 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU
MÔN HỌC: KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ,
VIỆC DÂN SỰ - PHẦN CƠ BẢN
--------BÀI 1: KỸ NĂNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

1. Yêu cầu chung
-

Rèn luyện kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng để làm rõ hơn nội dung
tranh chấp cũng như yêu cầu khởi kiện của khách hàng

-

Rèn luyện kỹ năng kiểm tra điều kiện khởi kiện cho khách hàng

-

Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng

2. Yêu cầu cụ thể
* Học viên đọc/nghiên cứu:
-

Giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự.
Nxb Tư pháp, 2016 (Chương I)

-

BLTTDS 2015 (phần I, chương XXII)

-



Văn bản pháp luật nội dung có liên quan đến 03 hồ sơ tình huống

* Học viên nghiên cứu kỹ 03 hồ sơ tình huống (Hồ sơ dân sự 01, 02, 03) và thực
hiện các công việc sau:
-

Xác định những vấn đề cần làm rõ khi trao đổi, tiếp xúc với khách hàng.

-

Xác định các điều kiện khởi kiện của khách hàng

-

Nhận xét/hoặc viết đơn khởi kiện cho khách hàng

-

Nhận xét về các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện

* Học viên thu thập những vụ việc trên thực tế mà Tòa án từ chối thụ lý, những
vướng mắc khi áp dụng pháp luật ở giai đoạn khởi kiện; các câu hỏi, tình huống có liên
quan để thảo luận trên lớp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho những vụ việc tương tự.

1


BÀI 2: KỸ NĂNG THU THẬP, CUNG CẤP CHỨNG CỨ
TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

1. Yêu cầu chung
-

Rèn luyện kỹ năng xác định chứng cứ của vụ án dân sự

-

Rèn luyện kỹ năng xác định trọng tâm vấn đề cần chứng minh của VADS và định
hướng thu thập chứng:

-

Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ để giao nộp cho Toà
án

-

Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn khách hàng giao nộp chứng cứ cho Toà án

-

Rèn luyện kỹ năng yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ

2. Yêu cầu cụ thể
* Học viên đọc/nghiên cứu:
- Giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự
(chương 2)
- Bộ luật tố tụng dân sự (chương VII)
* Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống dân sự 04, 05 và thực hiện các công việc
sau:

-

Tóm tắt nội dung tranh chấp.

-

Xác định các chứng cứ cần có trong hồ sơ vụ án để bảo vệ quyền lợi cho nguyên
đơn, bị đơn

-

Xác định các chứng cứ nguyên đơn/bị đơn cần thu thập để giao nộp cho Toà án

-

Xác định các chứng cứ khách hàng cần yêu cầu Toà án thu thập để bảo vệ quyền
lợi cho mình.

* Học viên chuẩn bị các câu hỏi, tình huống có liên quan để thảo luận trên lớp, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho những vụ việc tương tự.

2


BÀI 3: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VÀ CHUẨN BỊ CÁC VĂN BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự,
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi chuẩn bị các văn bản trong giai đoạn chuẩn
bị tham gia phiên tòa: chuẩn bị luận cứ; chuẩn bị bản trình bày…

2. Yêu cầu cụ thể
* Học viên đọc/nghiên cứu:
- Giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự
(chương 3)
- Bộ luật tố tụng dân sự (chương VII)
* Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 06, 08, 09 và thực hiện các công việc sau:
-

Tóm tắt nội dung tranh chấp.

-

Nghiên cứu các vấn đề về tố tụng: thời hiệu khởi kiện, thủ tục tiền tố tụng,
thẩm quyền của Toà án... => Tuỳ Luật sư của từng bên để có phương án xử lý
thích hợp

-

Xác định trọng tâm vấn đề cần chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho NĐ/BĐ.
=> Trên cơ sở đó xác định hiện trạng chứng cứ của NĐ/BĐ làm cơ sở cho
việc xây dựng kế hoạch hỏi, chuẩn bị luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.

* Học viên nghiên cứu hồ sơ vụ án số 07 và thực hiện các công việc sau:
-

Tóm tắt nội dung tranh chấp

-

Chuẩn bị phần trình bày yêu cầu khởi kiện cho NĐ và chứng cứ chứng

minh /phần trình bày quan điểm của BĐ với yêu cầu khởi kiện của NĐ.

-

Xây dựng kế hoạch hỏi với tư cách Luật sư của NĐ và Luật sư của BĐ

-

Chuẩn bị đề cương bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho NĐ, BĐ

* Nghiên cứu văn bản pháp luật có liên quan đến hồ sơ tình huống
* Học viên chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

3


BÀI 4: KỸ NĂNG THAM GIA PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP, TIẾP
CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ HÒA GIẢI TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ
- Rèn luyện kỹ năng xây dựng phương án hoà giải cho khách hàng trước khi tham
gia hoà giải tại Toà án
- Rèn luyện kỹ năng tham gia buổi hoà giải tại Toà án
2. Yêu cầu cụ thể
* Học viên đọc/nghiên cứu:
- Giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự
(chương 4)
- Bộ luật tố tụng dân sự (chương VIII)

- Nghiên cứu văn bản pháp luật có liên quan đến hồ sơ tình huống
* Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 11, 12 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt ND tranh chấp.
- Xác định các chứng cứ cần đề nghị Tòa án thu thập bổ sung;
- Xây dựng phương án hoà giải cho KH với tư cách Luật sư của nguyên đơn và
Luật sư của bị đơn? Nêu rõ lý do vì sao Luật sư xây dựng phương án hoà giải đó.
- Chuẩn bị cho việc đóng vai Luật sư của nguyên đơn và bị đơn tham gia phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và phiên hòa giải
* Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

4


BÀI 5: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM
1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng xử lý, đề xuất xử lý các vấn đề thường phát sinh tại phiên
tòa và sau phiên tòa dân sự sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp/kỹ năng trình bày ý kiến
của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yên cầu phản tố, đề nghị của bị đơn
và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Rèn luyện kỹ năng hỏi của luật sư tại phiên toà dân sự sơ thẩm.
- Rèn luyện kỹ năng tranh luận bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại phiên toà
dân sự sơ thẩm.
2. Yêu cầu cụ thể
* Học viên đọc/nghiên cứu:
- Giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự (chương
5)
- Bộ luật tố tụng dân sự (Chương XIV)
* Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 12 (lao động) và thực hiện các công việc

sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp
- Chuẩn bị phần trình bày yêu cầu khởi kiện/ý kiến của bị đơn;
- Chuẩn bị kế hoạch hỏi.
- Chuẩn bị cho việc tham gia đóng vai thực hành kỹ năng trình bày và kỹ năng hỏi tại
phiên tòa.
* Nghiên cứu hồ sơ tình huống 13 (kinh doanh thương mại) với yêu cầu sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp;
- Chuẩn bị bản luận cứ và phương án đối đáp.
- Chuẩn bị cho việc tham gia đóng vai trong phần trình bày luận cứ và đối đáp tại phiên
tòa
* Học viên nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan đến hồ sơ tình huống
* Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp

5


BÀI 6: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA GIAI ĐOẠN PHÚC
THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN DS; THỦ TỤC
ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HĐTPTAND TỐI
CAO
1. Yêu cầu chung
- Rèn luyện kỹ năng soạn thảo đơn kháng cáo, nộp đơn kháng cáo phúc thẩm
trong vụ án dân sự; kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên toà phúc thẩm: kỹ năng nghiên cứu
hồ sơ; kỹ năng chuẩn bị kế hoạch hỏi; kỹ năng chuẩn bị luận cứ bảo vệ quyền lợi cho
thân chủ; kỹ năng của Luật sư khi tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự.
- Rèn luyện kỹ năng xác định các điều kiện giám đốc thẩm, tái thẩm; Soạn thảo
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm và xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC;
2. Yêu cầu cụ thể

* Học viên đọc/nghiên cứu:
- Đọc Giáo trình Kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân
sự (Chương 6, 7)
- Đọc BLTTDS 2015 (Phần thứ ba)
* Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống 14 và thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Soạn thảo Đơn kháng cáo cho NĐ và xác định các tài liệu chứng cứ NĐ phải nộp
bổ sung kèm theo Đơn kháng cáo.
- Chuẩn bị:
+ Kế hoạch hỏi tại phiên toà phúc thẩm;
+ Bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho NĐ, BĐ, tại phiên toà PT.
* Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tình huống để thảo luận ở lớp
* Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan đến HS tình huống

6


BÀI 7: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
DÂN SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
1. Yêu cầu chung
-

Nắm được điều kiện để Tòa án giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

-

Nắm được trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại cấp
sơ thẩm và phúc thẩm

2. Yêu cầu cụ thể

* Học viên đọc/nghiên cứu:
-

Đọc Giáo trình Kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc
dân sự (Chương 8)

-

Đọc BLTTDS 2015 (Phần thứ tư)

BÀI 8: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG THỦ TỤC
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
1. Yêu cầu chung
- Nắm được đặc trưng của thủ tục giải quyết việc dân sự so với thủ tục giải
quyết vụ án dân sự.
- Rèn luyện kỹ năng của luật sư trong việc tư vấn lựa chọn thủ tục “vụ” hay
“việc” khi tiếp xúc với khách hàng và tư vấn về thủ tục giải quyết.
- Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết việc dân sự.
2. Yêu cầu cụ thể
- Đọc Giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc DS
(Chương 9)
- Đọc BLTTDS năm 2015 (Phần thứ 6)

BÀI 9: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN

7


THI HÀNH ÁN DÂN SỰ


1. Yêu cầu chung
Rèn luyện kỹ năng của Luật sư khi tham gia giai đoạn thi hành án dân sự như kỹ
năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc; kỹ năng soạn thảo Đơn yêu cầu thi hành án.

2. Yêu cầu đối với học viên
- Đọc Giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc DS
(Chương 11)
- Đọc văn bản pháp luật về thi hành án

8


BÀI 10: THỰC HÀNH DIỄN ÁN

1. Yêu cầu chung
Học viên rèn luyện các kỹ năng của luật sư tại phiên toà sơ thẩm trong vụ án
dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.
2. Yêu cầu cụ thể
* Yêu cầu với tất cả học viên
- Học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ tình huống và chuẩn bị bài Thu hoạch diễn án với
các nội dung sau:
 Tóm tắt nội dung tranh chấp;
 Phần trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chứng cứ chứng minh/ý
kiến của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn;
 Xây dựng kế hoạch hỏi tại phiên toà sơ thẩm;
 Soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
- Bài thu hoạch diễn án (có thể viết tay hoặc đánh máy) được trình bày trên khổ
giấy A4, tối thiểu là 5 trang.
- Học viên được lựa chọn bảo vệ cho 1 đương sự để chuẩn bị bài Thu hoạch diễn
án.

- Điểm tối đa cho bài Thu hoạch diễn án là 6 điểm.

* Yêu cầu riêng với học viên tham gia các vai diễn
- Các học viên tham gia vai diễn ngoài việc chuẩn bị Bài thu hoạch diễn án
còn phải tự chuẩn bị các tài liệu có liên quan phục vụ cho vai diễn của mình:
 Thư ký phiên toà: chuẩn bị phần phổ biến về Nội quy phiên toà
 Chủ toạ phiên toà: chuẩn bị Kịch bản điều hành phiên toà; Quyết định đưa vụ
án ra xét xử; các câu hỏi để hỏi đương sự.
 Hội thẩm nhân dân: chuẩn bị các câu hỏi để hỏi đương sự
 Luật sư nguyên đơn: chuẩn bị phần trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn và chứng cứ chứng minh; kế hoạch hỏi; bản luận cứ và các luận điểm sẽ
tranh luận tại phiên toà.

9


 Luật sư bị đơn: chuẩn bị phần trình bày ý kiến của bị đơn với yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có) và chứng cứ chứng minh; kế
hoạch hỏi; bản luận cứ và các luận điểm sẽ tranh luận tại phiên toà.
 Luật sư của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: chuẩn bị phần trình bày ý
kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của
NĐ, BĐ; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và
chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp; kế hoạch
hỏi; bản luận cứ và các luận điểm sẽ tranh luận tại phiên toà.
 Kiểm sát viên: chuẩn bị các câu hỏi để hỏi đương sự; bài phát biểu của KSV
tại phần tranh luận.
- Điểm tối đa cho các vai diễn là 4 điểm
* Yêu cầu với học viên không tham gia vai diễn
- Học viên không tham gia vai diễn sẽ phải viết phần Nhận xét diễn án khi tham
dự buổi diễn án. Yêu cầu với phần Nhận xét diễn án:

 Học viên nhận xét về tất cả các vai diễn nhưng tập trung vào vai diễn Luật sư
 Nội dung nhận xét: Ngoài việc nhận xét về hành vi, tác phong của các vai
diễn, học viên cần nhận xét sâu về chất lượng diễn (cách đặt câu hỏi; câu trả
lời...). Khi nhận xét vai Luật sư, cần nhận xét đầy đủ các công việc Luật sư đã
thực hiện tại phiên toà (nhận xét về phần trình bày yêu cầu khởi kiện, phần
tham gia hỏi, phần tham gia tranh luận – đối đáp).
 Bản nhận xét diễn án phải viết tay trên khổ giấy A4.
- Điểm tối đa cho phần nhận xét diễn án là 4 điểm

HỌC VIÊN LƯU Ý:
-

Bài Thu hoạch diễn án và phần nhận xét (với những học viên không tham gia
vai diễn) sẽ được Giảng viên hướng dẫn diễn án thu ngay sau buổi diễn án.

10



×