Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu cơ sở địa lý cho sử dụng hợp lý đất ngập nước khu vực long biên – gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------

Phạm Huyền Trang

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO SỬ DỤNG HỢP LÝ
ĐẤT NGẬP NƢỚC KHU VỰC LONG BIÊN - GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------

Phạm Huyền Trang

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO SỬ DỤNG HỢP LÝ
ĐẤT NGẬP NƢỚC KHU VỰC LONG BIÊN - GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên môi trƣờng
Mã số:

60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đặng Văn Bào

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Phạm Huyền Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Địa Lý - Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đặng Văn Bào là người
trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận

văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước
miền Bắc, UBND quận Long Biên và UBND huyện Gia Lâm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình
nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn./.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................................ 2
3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
4. Ý NGHĨA LUẬN VĂN .......................................................................................... 4
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ....................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................................. 5
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 5
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 8

1.2. Cơ sở lý luận trong việc sử dụng hợp lý đất ngập nước .................................... 11
1.2.1. Khái niệm chung về đất ngập nước ............................................................. 11
1.2.2. Khát quát đất ngập nước Thành phố Hà Nội .............................................. 16
1.2.3. Cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý phục vụ phát triển
không gian gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hồ nước,
sông ngòi ............................................................................................................... 17
1.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 28
1.3.1. Quan điểm tiếp cận ..................................................................................... 28
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 29
1.3.3. Quy trình các bước nghiên cứu ................................................................... 31
iii


Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
LONG BIÊN - GIA LÂM ....................................................................................... 33
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển và phân bố của
đất ngập nước khu vực .............................................................................................. 33
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................ 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 45
2.2. Đặc điểm sinh thái vùng và quá trình phát triển không gian đất ngập nước
khu vực Long Biên - Gia Lâm, Hà Nội .................................................................... 47
2.2.1. Đặc điểm sinh thái cảnh quan khu vực Long Biên - Gia Lâm .................... 47
2.2.2. Quá trình hình thành, biến đổi của hệ thống sông, hồ và các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển đất ngập nước khu vực Long Biên - Gia Lâm .......... 51
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NGẬP NƢỚC
KHU VỰC LONG BIÊN - GIA LÂM................................................................... 58
3.1. Khái quát không gian phân bố đất ngập nước khu vực Long Biên - Gia Lâm .... 58
3.1.1. Hệ thống sông ngòi ..................................................................................... 58
3.1.2. Khái quát về hệ thống hồ và đất ngập nước khác ....................................... 61
3.2. Thực trạng khai thác, sử dụng và hiện trạng môi trường vùng đất ngập nước .... 64

3.2.1. Vấn đề môi trường vùng đất ngập nước khu vực ........................................ 64
3.2.2. Đặc điểm khai thác và sử dụng vùng đất ngập nước .................................. 72
3.3. Định hướng sử dụng bền vững vùng đất ngập nước tại khu vực ....................... 75
3.3.1. Phân tích bản đồ quy hoạch tại khu vực ..................................................... 75
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý vùng đất ngập nước ...................................... 78
3.3.3. Định hướng sử dụng bền vững vùng đất ngập nước tại khu vực ................ 81
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 97

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các giá trị kinh tế của đất ngập nước ............................................................... 16
Bảng 2. Các loại đất ngập nước tại Hà Nội ................................................................... 16
Bảng 3. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất năm 2020 tại khu vực nghiên cứu ........ 46
Bảng 4. Các tiêu chí xác định cấp phân vị cảnh quan khu vực ..................................... 48
Bảng 5. Khối lượng cát khai thác khu vực Hà Nội - Thượng Cát ................................. 70
Bảng 6. Một số giá trị, chức năng, dịch vụ chính của ĐNN Hà Nội ............................. 82
Bảng 7. Tổng hợp các ao, hồ tại khu vực ...................................................................... 99
Bảng 8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các hồ: Thạch Bàn, Thạch Bàn 1,
Sài Đồng ...................................................................................................................... 101
Bảng 9. Tổng hợp hiện trạng bờ, hành lang bờ khu vực nghiên cứu ........................... 102
Bảng 10. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Hồng năm 2015 .................... 107
Bảng 11. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Đuống năm 2015 .................. 108
Bảng 12. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Cầu Bây năm 2015 ............... 109

v



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Tổng quan chung cho đất ngập nước ................................................................ 12
Hình 2. Các vùng hình thành đất ngập nước ................................................................. 13
Hình 3. Sự thay đổi tính chất đất từ vùng tiêu nước tốt đến vùng khó tiêu nước .......... 14
Hình 4. Hình thái thung lũng sông vùng đồng bằng ...................................................... 19
Hình 5. Quá trình hình thành khúc uốn thứ sinh và khúc uốn nguyên thuỷ P-P ........... 20
Hình 6. Dòng sông cắt đứt cổ khúc uốn và hình thành hồ móng ngựa.......................... 21
Hình 7. Gờ cao ven lòng (đê thiên nhiên) và hồ móng ngựa ......................................... 23
Hình 8. Quy trình nghiên cứu cơ sở địa lý cho sử dụng hợp lý đất ngập nước
khu vực Long Biên - Gia Lâm, Thành phố Hà Nội ....................................................... 32
Hình 9. Sơ đồ vị trí khu vực Long Biên - Gia Lâm trong thành phố Hà Nội. ............... 33
Hình 10. Bản đồ địa chất - khoáng sản khu vực Long Biên - Gia Lâm......................... 35
Hình 11. Bản đồ địa mạo khu vực Long Biên - Gia Lâm .............................................. 38
Hình 12. Bản đồ thổ nhưỡng khu vực Long Biên - Gia Lâm ........................................ 42
Hình 13. Bản đồ thảm thực vật khu vực Long Biên - Gia Lâm..................................... 44
Hình 14. Bản đồ cảnh quan Long Biên - Gia Lâm, TP. Hà Nội .................................... 50
Hình 15. Sơ đồ lòng sông cổ Tiêu Tương...................................................................... 53
Hình 16. Sơ đồ lòng sông Dâu cổ. ................................................................................. 55
Hình 17. Bản đồ tài nguyên nước sông khu vực Long Biên - Gia Lâm ........................ 60
Hình 18. Bản đồ hiện trạng đất ngập nước khu vực Long Biên - Gia Lâm ................... 62
Hình 19. Ảnh vệ tinh LANDSAT khu vực Long Biên - Gia Lâm và lân cận ............... 63
Hình 20. Bản đồ chất lượng nước sông khu vực Long Biên - Gia Lâm ........................ 65
Hình 21. Sông Cầu Bây, đoạn gần cầu Thanh Trì ......................................................... 67
Hình 22. Hồ Thạch Bàn - Long Biên sau khi được cải tạo, tạo hành lang, cảnh quan ..... 72
Hình 23. Hiện trạng bờ, hành lang bờ Hồ Ba Vực - Cống Thôn, huyện Gia Lâm ........ 72
Hình 24. Sơ đồ công trình khai thác nước trên dòng chính sông Hồng......................... 74
Hình 25. Mô hình công tác quản lý ao hồ Hà Nội ......................................................... 79
Hình 26. Sơ đồ định hướng sử dụng hợp lý không gian đất ngập nước khu vực
Long Biên - Gia Lâm ..................................................................................................... 89


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nước

HST

Hệ sinh thái

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

GIS

Geographic Information System

CNTT


Công nghệ thông tin

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BOT

Build-Operate-Transfer

PPP

Public - Private Partner

vii


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất ngập nước (ĐNN) có vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên và đời
sống xã hội (Hans, 1994). Với diện tích ước tính là 1280 triệu ha (tương đương 9%
diện tích bề mặt hành tinh), các hồ, sông, đầm lầy và các tầng ngậm nước ngầm
cung cấp một loạt các dịch vụ thiết yếu (như cung cấp lương thực, thực phẩm, có
vai trò như bể hấp thụ và bể chứa cacbon, điều hoà dòng chảy, kiểm soát lũ lụt,
chống xói lở, dự trữ năng lượng và duy trì tài nguyên đa dạng sinh học,…) có ý
nghĩa sống còn đối với sinh kế của nhiều người nghèo trên toàn thế giới. Các dịch
vụ cung cấp bởi đất ngập nước ước tính có giá trị 14 nghìn tỷ USD mỗi năm và có
thể còn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, tốc độ suy thoái và mất đất ngập nước đang gia
tăng ở mức đáng báo động, nhanh hơn nhiều so với các hệ sinh thái khác. Hơn 3 tỷ

người sử dụng nước ngầm là nguồn nước uống, việc khai thác quá mức và ngày
càng gia tăng vượt quá khả năng tích tụ nước ngầm từ vùng đất ngập nước bề mặt.
Các loài sinh vật nước ngọt và ven biển đang suy thoái nhanh hơn so với các loài
trong các hệ sinh thái khác. Sự suy thoái chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử
dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng, phú dưỡng, ô nhiễm môi trường và khai thác
quá mức. Quá trình này có xu hướng diễn ra nhanh hơn ở những khu vực có tốc độ
gia tăng dân số cao và nhu cầu phát triển kinh tế mạnh. Trong bối cảnh đó, bảo tồn
và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái đất ngập nước là trọng tâm được nhiều nhà
nghiên cứu và hoạch định chính sách hướng tới giải quyết.
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, một trong những đồng bằng
châu thổ lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố có
khoảng 111 hồ nước tự nhiên và nhân tạo, với tổng diện tích 1.165ha. Trong quá
trình đô thị hoá, một số sông như Kim Ngưu và Tô Lịch trở thành các mương tiêu
nước cho nội đô, nhiều ao, hồ đầm lầy đã bị san lấp. Qua quá trình phát triển, Hà
Nội đã thay đổi và phát triển thành trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả
nước, song song với sự phát triển là việc các vùng đất ngập nước bị san lấp,
chuyển đổi thành các khu vực đô thị.... Kết quả của sự phát triển là các hệ sinh
1


thái tự nhiên các vùng đất ngập nước của Hà Nội đã bị thay đổi và bị suy thoái cả
về số lượng cũng như chất lượng. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Trung tâm Hà
Nội sẽ là đầu não và được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về 4 phía: trong
đó, phía Đông đến Gia Lâm và Long Biên. Như vậy, trong tương lai, khu vực
Long Biên - Gia Lâm sẽ có tốc độ phát triển vượt bậc cả về kinh tế, xã hội, hạ tầng
đô thị và môi trường. Tuy nhiên, sức ép dân số cùng với quá trình đô thị hóa
nhanh chóng sẽ tạo áp lực to lớn đối với hệ sinh thái vùng đất ngập nước tại khu
vực. Hà Nội mở rộng, hiện đại hơn nhưng sông hồ ngày càng bị san lấp, thu hẹp
và ô nhiễm hơn.

Những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
sông hồ Hà Nội, nhưng phần lớn các công trình nghiên cứu đều chỉ tập trung đến hệ
thống sông, hồ của các quận nội thành (như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,
Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy…) mà chưa có sự tổng hợp đánh giá đối với khu vực
ngoại thành Hà Nội. Cũng cần nhận thức rằng cho tới nay, những hồ nước ở ngoại
thành Hà Nội có mức độ ô nhiễm chưa cao, có sự tôn tạo cảnh quan, môi trường,
song còn mang tính nhỏ lẻ cho từng khu vực. Trong tương lai, trước khi qúa trình
đô thị hóa làm biến đổi sâu sắc các hồ này cần có công tác điều tra, nghiên cứu đầy
đủ, đồng bộ và đưa ra các giải pháp tổng thể cho việc bảo vệ và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên đất ngập nước này.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, học viên đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu cơ sở địa lý cho sử dụng hợp lý đất ngập nước khu vực Long Biên Gia Lâm, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm xây dựng cơ
sở địa lý, góp phần tích cực cho công tác quy hoạch và xây dựng phương án sử
dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất ngập nước của của khu vực nói
riêng cũng như thủ đô Hà Nội nói chung.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu cơ sở địa lý nhằm đề xuất được giải pháp quản lý sử dụng bền
vững đất ngập nước khu vực Long Biên - Gia Lâm.
2


Các nhiệm vụ cụ thể:
- Xác định được đặc điểm hình thành, phân bố, phát triển các loại hình đất
ngập nước tại khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá được hiện trạng và biến động (diện tích sông hồ, chất
lượng nước, tài nguyên, môi trường) của vùng đất ngập nước tại khu vực.
- Phân tích nguyên nhân, ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, các hoạt động
an sinh xã hội đối với sự suy giảm về số lượng cũng như chất lượng của vùng đất
ngập nước tại khu vực nghiên cứu.

- Phân tích tồn tại trong công tác quản lý hiện nay. Từ đó, đề xuất định
hướng các giải pháp quản lý nhằm sử dụng bền vững, bảo tồn và phát triển tài
nguyên đất ngập nước tại khu vực.
3. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Về đối tượng
Luận văn tập trung vào hệ thống đất ngập nước tại khu vực Long Biên - Gia
Lâm (bao gồm chủ yếu là: hệ thống ao, hồ; hệ thống song, mương thoát nước).
- Khu vực nằm giữa hệ thống sông Hồng và chi lưu của nó là sông Đuống,
tạo một hệ thống kênh, mương khá đồ sộ.
- Khu vực có nhiều đầm, hồ tự nhiên nhưng do quá trình đô thị hoá, một số
ao, hồ đã bị san lấp. Qua khảo sát, khu vực có khoảng hơn 300 hồ, ao, đầm bao gồm
cả tự nhiên và nhân tạo.
- Hiện nay, các hồ tại khu vực gần như là bắt buộc phải tiếp nhận và xử lý
nước thải chảy tràn, sinh hoạt và công nghiệp. Trong những năm gần đây, sự ô
nhiễm của các hồ ngày một nghiêm trọng. Từ nhận thức đó cùng với những nỗ lực
nhất định mà hiện nay một vài hồ đã được hạn chế sử dụng chức năng này, thay
vào đó là chức năng sinh thái. Một số hồ đã được cải tạo, kè, tạo hành lang bờ, áp
dụng một số phương pháp để xử lý ô nhiễm để tạo thành hồ trong các công viên,
vườn hoa.
3.2. Về không gian
Không gian nghiên cứu của luận văn là khu vực Long Biên - Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
3


Vị trí địa lý: Phía Đông, Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Bắc
giáp huyện Đông Anh, Hà Nội; Phía Tây giáp với sông Hồng, giáp với các quận
huyện Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín.
4. Ý NGHĨA LUẬN VĂN
- Đánh giá được một cách toàn diện, tổng hợp nhất về vùng đất ngập nước tại

khu vực Long Biên - Gia Lâm; góp phần hoàn thiện cách tiếp cận hệ thống trong
phát triển bền vững cho khu vực nói riêng và thủ đô nói chung.
- Đây là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về cơ sở địa
lý của hệ thống đất ngập nước tại khu vực nghiên cứu. Từ đó đưa ra các định hướng
quy hoạch đô thị và phát triển không gian trên cơ sở quản lý tổng hợp và phát triển
bền vững, góp phần đưa ra những cảnh báo, điều chỉnh và các phương án đề phòng;
phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai liên quan tới nước của khu vực.
- Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức việc bảo vệ môi trường và sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước tại khu vực nghiên cứu.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1. Tổng quan cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
Chương 3. Cơ sở cho sử dụng hợp lý đất ngập nước khu vực nghiên cứu.

4


Chƣơng 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
Đất ngập nước (ĐNN) là hệ sinh thái quan trọng trên Trái Đất. Đất ngập
nước là những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, là bồn chứa cacbon, nơi bảo
tồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học, sinh học. Các kết quả nghiên cứu, cho
thấy giá trị kinh tế của các hệ sinh thái đất ngập nước ước tính lên tới 14,9 nghìn tỷ
đô la Mỹ, chiếm 45% tổng giá trị của tất cả các hệ sinh thái tự nhiên toàn cầu.
Ngoài ra, một vai trò rất quan trọng khác của đất ngập nước là cung cấp nơi cư trú
cho nhiều loài động thực vật hoang dã. Việc công nhận giá trị kinh tế và các dịch vụ

môi trường do các vùng đất ngập nước là một khái niệm tương đối mới. ở Mỹ,
những nỗ lực bảo vệ đầm lầy thực sự bắt đầu với tổ chức Đạo luật Nước sạch vào
năm 1972 và Cơ quan quản lý Catter. Còn ở Trung Quốc, thiết lập các chính sách
bảo vệ và khôi phục đất ngập nước năm 2005, tuy nhiên các quốc gia khác như
Ethiopia gần như không có quy định (Adebe, Y.D. 2003).
Để định hướng khai thác, sử dụng bền vững hệ thống hồ nước và sông ngòi,
đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn. Cũng nhận thấy rằng
các công trình nghiên cứu về thường mang tính đơn ngành, trong đó các nghiên cứu
về điều kiện thuỷ văn, tài nguyên nước; về tài nguyên sinh vật, về địa lý tự nhiên
của các hồ nước, sông ngòi là khá đầy đủ.
Hồ được xem là thuỷ vực tiếp nhận và lưu trữ vật liệu từ lưu vực xung quanh
cũng như từ khí quyển, khi đó chúng là mối quan tâm của các nhà địa chất, địa mạo,
thuỷ văn học vì trầm tích tích tụ có thể phản ánh sự thay đổi của khu vực theo thời
gian. Tỷ lệ xói mòn lưu vực liên quan đến việc thay đổi sử dụng đất, truy tìm nguồn
trầm tích, biến đổi khí hậu, các chất ô nhiễm đã được chuyển đến, hồ sơ lũ và mẫu
thực vật có thể được phát hiện bằng cách đánh giá các đặc điểm khác nhau của các
lớp trầm tích tích luỹ trong hồ. Hồ cổ học (Paleolimnology) là ngành khoa học sử
dụng các kết quả phân tích trầm tích hồ để tái tạo các sự kiện trong quá khứ - đòi
5


hỏi phải có một số phương tiện phù hợp với các vật liệu tích luỹ và một loạt các
phương pháp xác định sự tồn tại (ví dụ như 210Pb, 14C, 137Cs, nhiệt huỳnh
quang,…), nhưng độ chính xác của mỗi phương pháp lại hạn chế trong khoảng thời
gian cụ thể. Trên cơ sở này và thực tế rằng các trầm tích hồ có thể biến đổi theo thời
gian và không gian, việc gây dựng nên bộ sưu tập các lõi mẫu vật và phương pháp
phân tích phù hợp với những câu hỏi nghiên cứu rất quan trọng. Dearing và Foster
(1993) đã đưa ra những thảo luận hữu ích về những vấn đề, các sai sót và những tác
động của việc sử dụng các lõi trầm tích trong nghiên cứu địa mạo. Một văn bản
trước đó của Hakanson và Jansson (1983) đã giới thiệu các chủ đề của trầm tích hồ

và cung cấp thông tin về khía cạnh vật lý, hoá học và sinh học của trầm tích [7].
Từ năm 1970, trọng tâm nghiên cứu hồ về mặt sinh thái không còn xem hồ
như một hệ thống khép kín nữa mà người ta chú trọng nhiều hơn tới việc kết nối các
quá trình trong lưu vực với các điều kiện của hồ (Kalff, 2002). Các hồ có mối liên kết
mật thiết với lưu vực của chúng và do đó vai trò của các hồ trong nghiên cứu địa mạo
và vai trò của các nhà địa mạo trong nghiên cứu liên ngành của hồ là rất đáng kể.
Một trong các đặc trưng của sông hồ là biến động lòng sông. Biến động lòng
sông là một trong những quá trình phổ biến của dòng chảy, thông qua quá trình này,
các thế hệ bãi bồi và thềm sông được hình thành. Biến động lòng sông có ý nghĩa
đáng kể đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của con người qua các thời kỳ và do
vậy là đối tượng quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có địa lý,
địa chất, thuỷ văn và các lĩnh vực địa kỹ thuật, địa công trình [7].
Bốn hướng nghiên cứu chính về biến đổi lòng sông được ghi nhận phổ biến
trong các công trình nước ngoài là: (i) Nghiên cứu cơ bản về hoạt động dòng chảy
(gồm cả hướng địa mạo và Thuỷ văn); (ii) Nghiên cứu cổ địa lý; (iii) Ứng dụng
công nghệ trong nghiên cứu diễn biến lòng sông; (iv) Nghiên cứu biến đổi lòng
sông các lưu vực cụ thể cho mục tiêu phát triển và phòng tránh thiên tai.
Vấn đề phát triển bền vững đối với các khu vực lòng sông cũng được các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm với hướng nghiên cứu chính tập trung vào giải
quyết giảm thiểu các tai biến do dòng chảy. Đi đầu trong hướng này là nghiên cứu
về các tai biến do lũ lụt, xói lở bờ dọc các lưu vực. Các công trình chủ yếu tập trung
6


đo vẽ thành lập bản đồ địa mạo để phân loại các khu vực có nguy cơ lũ lụt khác
nhau trên đồng bằng châu thổ các sông như Kiso, Chikugo, Yoshino,… (Nhật Bản),
sông Mekong, sông Nile (Ai Cập) và cho những vùng như thành phố Tokyo, đồng
bằng trung tâm Thái Lan, thành Phosos Padang và lân cận ở miền tây Sumatra
(Indonexia). Phương pháp chủ yếu là đo vẽ, phân loại và thành lập bản đồ địa mạo
chi tiết, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của lũ lụt, bao gồm tình trạng ngập, khả

năng bị lầy hoá, trục và hướng dòng chảy trong lũ và một số các tai biến kèm theo
như xói lở bờ sông, hiện tượng bồi lấp…[7, 20]
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về biến đổi lòng dẫn dưới ảnh hưởng của sự
biến đổi về môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng rất được quan tâm. Dữ liệu
ảnh, địa hình được ghi nhận trong một khoảng thời gian dài giúp ích rất lớn cho
những nghiên cứu biến đổi lòng sông qua nhiều thế hệ. Có thể kể đến một số nghiên
cứu như Wallick và nnk phân tích dữ liệu dòng chảy từ năm 1853, 1855 tới nay tại
khu vực sông Umpqua, Oregon; Caroline và nnk nghiên cứu tại Missouri, phía nam
Dakota và Nebraska.
Ngày nay, mặc dù sự đô thị hóa đang ngày càng gia tăng - với hơn 60% dân số
toàn cầu ước tính sẽ sống ở đô thị vào năm 2030 (UN, 2010) - song cuộc sống của
chúng ta vẫn sẽ phụ thuộc vào thiên nhiên, vào các hệ sinh thái xung quanh như
trước đây, trong đó có hệ sinh thái đất ngập nước. Vì lẽ đó, mối quan hệ giữa đất
ngập nước và sự đô thị hóa, hay vai trò của đất ngập nước đô thị đối với sự phát
triển bền vững của các thành phố đang ngày càng được cộng đồng quốc tế quan tâm
nghiên cứu. Đặc biệt, từ năm 2008, sau khi COP 10 ra Nghị quyết số X.27 về “Đất
ngập nước và Sự đô thị hóa” thì không những Ban thư ký Công ước Ramsar và các
ủy ban kỹ thuật thuộc Công ước mà nhiều tổ chức bảo tồn và các quốc gia trên thế
giới đã tập trung nghiên cứu về hệ sinh thái đất ngập nước đô thị.
Ở cấp độ quốc gia, nghiên cứu về đất ngập nước đô thị phổ biến ở các quốc
gia phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản và được tiến hành từ khá
sớm. Điều này cũng dễ lý giải vì đây là các nước có tỷ lệ đô thị hóa cao, trình độ
khoa học tiên tiến và cũng là những đất nước có nhiều sông, hồ, đầm trong thành
phố. Các khía cạnh được nghiên cứu khá đa dạng, từ các khía cạnh sinh thái học
7


(Moss, 1999), chất lượng môi trường (Charlesworth and Foster, 1991) kinh tế học
(O’Riordan, 1999) đến tìm hiểu các giá trị văn hóa (Manuel, 2003), khía cạnh thể
chế chính sách (Born and Rumery, 1989) và cách tiếp cận sử dụng đa mục tiêu

(Zedler and Leach, 1998; Kansas Water Office, 2002) nhằm quản lý hiệu quả đất
ngập nước đô thị, đặc biệt là hệ thống sông hồ. Tại châu Á, Ấn Độ là quốc gia tiên
phong trong nghiên cứu và quản lý hồ đô thị. Vào đầu những năm 1990, quốc gia
này đã phát động “Chiến dịch cứu hồ” qua đó tiến hành nhiều chương trình nghiên
cứu, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ và bảo tồn các hồ ở vùng đô thị
(Kodarkar, 2008).
Như vậy, việc nghiên cứu các hồ nước và sông ngòi ứng dụng cho quy
hoạch, phát triển đô thị đã được nhiều nhà khoa học đi sâu tìm hiểu, phân tích hết
sức chi tiết, tới những vấn đề hết sức cụ thể, phục vụ lợi ích trực tiếp của con người.
Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu động lực dòng sông, (xói lở bờ
sông, bồi lắng trầm tích dọc bờ,…) và quá trình biến đổi lòng dẫn, xác định yếu tố
ảnh hưởng để từ đó đưa ra cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam
Đất ngập nước là một trong các hệ sinh thái nhạy cảm và dễ bị đe doạ ở Việt
Nam. Trong đó, các hệ sinh thái đất ngập nước thuộc sông hồ đang bị khai thác cạn
kiệt do hoạt động của con người. Diện tích đất ngập nước tự nhiên bị suy giảm
nghiêm trọng do bị chuyển đổi thành nơi nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, do nhiều hạn chế trong hiểu biết khoa học kỹ thuật, cũng như áp lực từ kinh
tế - xã hội, các khu đất ngập nước hiện nay đang được quản lý và sử dụng không
đúng phương pháp (WWF, 2010). Xuất phát từ thực tế đó, các nghiên cứu nhằm cung
cấp cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng hợp lý hệ thống sông hồ được nhiều
nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Đới sông Hồng là khu vực rất nhạy cảm do tác động tự nhiên - kỹ thuật đa
dạng về loại hình, biến đổi bất thường theo thời gian về đặc tính (cường độ, quy
mô,…) và có đặc điểm là kéo dài theo dạng tuyến, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và
phát triển các tai biến địa kỹ thuật môi trường (Nguyễn Công Kiên và Nguyễn Văn
Tá, 2008). Nghiên cứu gần đây cho thấy, sạt lở bờ sông Hồng khu vực Hà Nội diễn
8



ra liên tục cướp đi nhiều hoa màu, đe doạ trực tiếp đến sự ổn định của nhiều công
trình công cộng, kho tàng trên bờ sông, thậm chí là cả tính mạng của nhiều người
dân. Trong đó, hai yếu tố ảnh hưởng quyết định đến độ ổn định tuyến bờ sông Hồng
khu vực Hà Nội là đặc điểm hình thái lòng dẫn và cấu trúc địa chất bờ sông, đặc
điểm địa hình địa mạo. Đặc điểm trầm tích và biến động lòng sông Hồng khu vực
Hà Nội cũng được Nguyễn Bảo (2014) nghiên cứu ngay sau đó. Bản chất quá trình
thành tạo và phát triển lòng dẫn sông Hồng là sự kéo dài và phân nhánh lòng sông
theo phương thức san bằng tích tụ thành tạo đồng bằng châu thổ. Quá trình phát
triển lòng dẫn hiện nay rất phức tạp đó là quá trình xói lở - tích tụ theo quy luật phát
triển của sông vùng đồng bằng delta và quá trình kéo dài lòng dẫn, uốn cong. Quy
luật dao động bùn, cát phân bố của trầm tích bề mặt liên quan chặt chẽ với chế độ
dòng chảy, tới quá trình bồi lắng và hình thái của lòng dẫn sông. Bởi vậy, theo tác
giả các hoạt động khai thác cát hợp lý ngoài mục đích phát triển kinh tế xã hội còn
giúp khơi thông luồng lạch, tránh các tai nạn giao thông thuỷ xảy ra. Cùng chung
hướng nghiên cứu trên, Lê Văn Hùng và Phạm Tất Thắng đưa ra đánh giá dựa trên
tài liệu thực đo diễn biến mặt cắt địa hình lòng dẫn kết hợp với các tài liệu thuỷ văn
dòng chảy, đồng thời đánh giá những ảnh hưởng của nó tới dòng chảy mùa kiệt.
Lòng sông cổ và các hồ nước thường là các sản phẩm đặc biệt của quá trình
tiến hoá địa mạo. Tìm hiểu về sự biến động lòng sông, hồ nước gắn liền với các quá
trình tiến hoá địa mạo trên đồng bằng châu thổ có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực
tiễn. Tại Hà Nội, hệ thống lòng sông và hồ nước còn bị tác động mạnh bởi các hoạt
động của con người do tốc độ đô thị hoá ở đây rất nhanh. Những dấu vết của hệ thống
sông ngòi, hồ, đầm lầy cổ bị san lấp bởi các công trình xây dựng. Biến động lòng
sông trong quá khứ để lại dấu ấn khá rõ nét trong trầm tích cũng như hình thái địa
hình. Thông qua các hoạt động của con người (chủ yếu là sử dụng đất) mà hoạt động
này có sự phân dị khá rõ theo những thực thể tự nhiên và chính chúng tạo nên một
dấu hiệu hay một lớp thông tin đáng tin cậy trong quy trình sử lý GIS để nhận biết sự
biến động lòng sông. Đặng Kinh Bắc và nnk (2010), phân tích những thông tin về các
thành tạo địa hình âm dạng tuyến, đôi nơi còn sót ao hồ cùng thông tin về thành phần
vật chất (được xác định khá tốt trên ảnh viễn thám) và các dấu hiệu gián tiếp (nhờ lớp

9


thông tin về phân bố dân cư và các đường đồng mức cũng như các điểm độ cao trên
bản đồ địa hình), với sự trợ giúp của phần mềm GIS đã tiến hành khôi phục lại hoạt
động của lòng sông Hồng trong quá khứ và xây dựng bản đồ các hệ lòng cổ của sông
Đáy, sông Nhuệ. Sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian cho phép chiết tách được hệ
thống các dải trũng bao gồm các lòng sông cổ cũng là một cách hữu hiệu.[7]
Ở Việt Nam, những nghiên cứu liên quan hồ nước, đặc biệt các hồ do biến đổi
lòng sông đến biến đổi lòng sông và tai biến liên quan thực sự được định hình vào
những năm 90, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến địa chất đô thị và
địa chất môi trường. Đặc biệt, trong những năm cuối của thế kỷ XX, được sự chỉ đạo
của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, hàng loạt đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ
và cấp cơ sở đã tập trung vào hướng nghiên cứu tai biến thiên nhiên, trong đó có
hướng nghiên cứu về biến đổi lòng dẫn và xói lở bờ sông. Các công trình nghiên cứu
có liên quan với hệ thống hồ nước, sông ngòi và biến động lòng sông được tập trung
theo một số hướng chính sau: Hướng điều tra, nghiên cứu cơ bản về địa chất, địa mạo
và cổ địa lý đồng bằng sông Hồng; hướng nghiên cứu thuỷ văn, về biến đổi cảnh
quan mặt nước, chất lượng môi trường; về vấn đề đô thị hóa, quy hoạch, định hướng
phát triển Thủ đô nói chung và các hồ nước nói riêng; Các nghiên cứu liên quan về
văn hóa - lịch sử. Đối với nghiên cứu biến động lòng sông, các báo cáo đã được công
bố trước đây chủ yếu tập trung vào sông Hồng và sông Đáy. Đặc biệt với nghiên cứu
biến động và khôi phục hệ thống lòng cổ Hồng, các nhà khoa học như GS. Trần Nghi,
PGS. Đặng Văn Bào, đoàn địa chất Hà Nội (2003) về quá trình biến đổi dòng sông
Hồng trong giai đoạn Holocen muộn … hay những báo cáo về nghiên cứu biến động
lòng sông của Nguyễn Thị Hoàng Anh về sông Hồng trong giai đoạn Holocen và
Pleistocen (2009) và rất nhiều các báo cáo khác. Tuy nhiên các báo cáo chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu lòng cổ tại các con sông Hồng và sông Đáy.
Nhìn chung, các công trình và đề tài đã và đang được thực hiện trong cả 2 lĩnh
vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thường thiếu tính đa ngành, đa lĩnh vực,

chưa chú ý đến sự lồng ghép giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nên kết quả
chỉ phục cho từng ngành, mang nhiều tính cục bộ, thiếu những giải pháp phù hợp
với mục đích quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững.
10


1.2. Cơ sở lý luận trong việc sử dụng hợp lý đất ngập nƣớc
1.2.1. Khái niệm chung về đất ngập nước
a. Khái niệm
Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia về môi trường và tài nguyên nước
trên thế giới đã tìm cách định nghĩa, mô tả đặc điểm và phân loại “đất ngập nước”
(ĐNN). Theo thời gian và khái niệm, từ “đất ngập nước” (wetland) được dùng để
chỉ các vùng đầm lầy, rừng sát, rừng ngập mặn, vùng đất trũng chứa nước như ao
hồ, đầm phá, bãi đầm lún, vùng đồng lũ, vùng đất chứa than bùn, bãi đất ngập ven
sông, vùng đất ven biển chịu ảnh hưởng thủy triều,… Tính chất ngập nước, bất kể
từ nguồn nước nào, làm cho đất trở nên bão hòa hoặc cận bão hòa theo thường kỳ
hoặc định kỳ là đặc điểm chính để định dạng đất ngập nước.
Theo điều 1.1 của Công ước Ramsar về Đất ngập nước (the Ramsar
Convention on Wetlands), công bố năm 1971 tại thành phố Ramsar (Iran), đã định
nghĩa từ “đất ngập nước” như sau:
“Đất ngập nước là vùng đất của đầm lầy, miền ngập lầy, bãi than bùn hoặc
vùng nước, bất kể là tự nhiên hoặc nhân tạo, thường kỳ hoặc tạm thời, nước đứng
hoặc đang chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc mặn, bao gồm cả vùng biển nơi độ sâu
dưới mức thủy triều thấp không quá 6m”.[27]
Theo hai nhà khoa học nổi tiếng chuyên về đất ngập nước, Kadlec và
Knight (1996), đất ngập nước là vùng nằm giữa vùng đất cao và vùng nước. Vùng
đất cao là vùng đất được hiểu là vùng đất có cao độ cao hơn điểm thoát ra ngoài
mặt đất của mức thủy cấp mùa lũ. Vùng nước là vùng đất thấp hơn mực nước thấp
nhất, hoặc nói cách khác đó chính là điểm thoát nước ra ngoài của mực thủy cấp
trong mùa khô.


11


Hình 1. Tổng quan chung cho đất ngập nước [27]
b. Đặc điểm
Có 3 đặc điểm để đánh giá và phân loại đất ngập nước: nguồn nước, thực vật
và đất.
* Nguồn nước
Đất ngập nước phải có sự hiện diện của nước, bất kể nguồn nước có từ đâu
như nước mưa, nước do tuyết tan, nước trong ao hồ, đầm lầy, sông suối, kênh
mương, cửa biển ,vùng biển cạn, hoặc nước ngầm, nước đọng trong đất, nước trong
các lớp thổ nhưỡng. Sự có mặt của nước có thể là thường xuyên hoặc theo mùa
hoặc thay đổi bất thường do các tác động của thiên nhiên hoặc con người.
Đất ngập nước có thể chứa nhiều loại nước có chất lượng nước khác nhau
như nước mặn, nước kiềm, nước chua, nước ngọt, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, khai khoáng,… có chứa chất vô cơ hoặc hữu
cơ, nước bùn,…Mô tả đặc điểm thủy văn nguồn nước có lẽ là một tiêu chí quan
trọng nhất cho việc hình thành và quản lý các loại đất ngập nước và tiến trình trong
đất ngập nước (Mitsch và Gosselink, 2000).
Nguồn nước hiện diện trong vùng đất ngập nước có thể ở: (a) Vùng trũng
chứa nước mặt, (b) Vùng trũng chứa nước ngầm đổ vào, (c) Vùng dòng chảy trên
sườn dốc và (d) Vùng đất ngập lũ.
12


Hình 2. Các vùng hình thành đất ngập nước [27]
* Thực vật
Do sự hiện diện của đất và nước, thực vật có thể phát triển trên vùng đất
ngập nước. Thực vật trên vùng đất ngập nước là nền tảng của chuỗi thực phẩm và là

yếu tố chính của dòng năng lượng trong toàn hệ thống đất ngập nước (Cronk và
Siobhan, 2001). Sự hiện diện các loài thực vật khác nhau trong vùng đất ngập nước
rất phong phú.
Các loại thực vật sống trong vùng đất ngập nước còn được các nhà thực vật học
gọi bằng tên là cây ưa nước (Hydrophytes, hoặc water loving plants), chúng thích
nghi trong điều kiện ẩm ướt, yếm khí.
* Đất
Đất được định nghĩa như là một vật liệu tự nhiên không bền vững hiện diện
trên mặt đất, cây trồng phần lớn tồn tại trên đất. Đất ở vùng đất ngập nước (wetland
soil) thường được gọi là “đất có chứa nước” (hydric soil). Đặc điểm của đất nền là
một chỉ định quan trọng trong mô tả thủy văn đất ngập nước. Phần lớn đất ngập
13


nước tồn tại ở những nơi đất ở trạng thái bão hòa hoặc cận bão hòa do ngập nước.
Các vùng đất này thường là những nơi đất trũng, đất thấp hoặc những nơi có dòng
chảy đi qua hoặc là nơi mà nước ngầm có thể dâng trào, phún xuất làm cho đất bị
sũng ướt, ngậm nước hoặc ứ nước. Do đất bị ngâm trong nước một thời gian khá
dài, trong điều kiện yếm khí nên đất nguyên thủy thành đất ngập nước mà ở đó chỉ
một số loài thực vật đặc biệt có thể sống được.

Hình 3. Sự thay đổi tính chất đất từ vùng tiêu nước tốt đến vùng khó tiêu nước [27]
Khi đánh giá đất ngập nước cần lưu ý mô tả đặc điểm địa hình, địa mạo, độ
dốc, tính chất thổ nhưỡng, màu sắc của nền đất như ví dụ trên hình 3.
b. Phân loại
Có nhiều hệ thống phân loại đất ngập nước đã được giới thiệu trên toàn thế
giới. Sự phân loại này thường được xây dựng trên cơ sở mô tả đặc điểm nguồn
nước, cây trồng và đất hiện diện trên đó. Theo Bảng thông tin của Công ước Ramsar
(The Information Sheet for Ramsar Wetlands - RIS), phiên bản 2006 - 2008 hướng
dẫn, việc phân loại đất ngập nước theo 3 nhóm: nhóm đất ngập nước ven biển/ vùng

biển, nhóm đất ngập nước nội địa và nhóm đất ngập nước do con người tạo nên.

14


c. Chức năng, vai trò và giá trị đất ngập nước
Đất ngập nước có nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong hệ sinh thái
liên quan đến các đặc điểm về chu trình thủy văn, địa chất, sinh học và hóa học. Đất
ngập nước là những hệ sinh thái có giá trị năng suất cao, cung cấp nguồn nước,
nguồn lương thực, nguồn cá, nguồn gen thực vật, động vật hoang dại. Chức năng và
giá trị của đất ngập nước liên kết và bổ sung cho nhau (Donald, 2000; Mitsch và
Gosselink, 2000).
Vai trò của ĐNN đối với hệ sinh thái: Đất ngập nước còn có vai trò quan
trọng trong thiên nhiên và môi trường như: Lọc nước thải; nạp và ổn định nước
ngầm; hạn chế ảnh hưởng lũ lụt, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ổn định bờ biển,
chắn gió bão (làm giảm những tác động từ biến đổi khí hậu). Các HST đất ngập
nước ven biển: rừng ngập mặn còn có vai trò trong việc mở rộng đất đai, bồi tụ và
tạo vùng đất mới. Là nơi trú chân của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các
loại chim nước, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có ý nghĩa quốc tế. Các hệ sinh
thái rừng ngập mặn và rừng tràm có nhiều giá trị trong việc cung cấp sản phẩm, duy
trì cân bằng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên; cung cấp nơi kiếm ăn, khu cư trú cho
các loài chim qúi hiếm như: Sếu đầu đỏ, cồng cộc, ô tác, giang sen...
Vai trò của ĐNN đối với con người: Đất ngập nước là những hệ sinh thái có
năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn: cung cấp 20%
nguồn thực phẩm trên toàn cầu; nguồn lợi thủy sản; góp phần điều tiết khí hậu, duy
trì độ ẩm không khí và hạn chế quá trình bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp. Thông qua việc duy trì các mức nước (lúa nước, vật liệu di
truyền); Sản xuất gỗ; Cung cấp các nguồn năng lượng, như than bùn và chất thực
vật; Các nguồn tài nguyên động vật hoang dã; Các cơ hội giải trí và du lịch; Giao
thông thủy.

Trên thế giới có khoảng 3 tỷ người ăn lúa gạo, sống phụ thuộc vào đất ngập
nước. Khoảng 2/3 lượng thủy sản đánh bắt được cũng từ đất ngập nước. Barbier
(1993) cho rằng giá trị kinh tế của đất ngập nước bao gồm những giá trị sử dụng và
những giá trị không sử dụng, tham khảo ở Bảng 1.

15


Bảng 1. Các giá trị kinh tế của đất ngập nước [20]
Giá trị sử dụng
Giá trị không sử dụng
Giá trị trực tiếp

Giá trị gián tiếp

Giá trị lựa chọn

 Thu hoạch cá

 Giữ dinh dưỡng

 Làm nông ngiệp

 Kiểm soát lũ

dụng trong

 Bảo tồn văn hoá

 Lấy củi


 Cản bão

tương

 Giá trị cho thế hệ sau

 Giải trí

 Bổ sung nước ngầm

lai (gián tiếp

 Vận tải

 Hỗ trợ hệ sinh thái

hoặc

 Động vật hoang

 Tiềm năng sử

trực tiếp)

ngoại vi

 Giá trị thông tin

 Ổn định vi khí hậu



 Than bùn

 Đa dạng sinh học

tương lai

 Ổn định bờ

1.2.2. Khát quát đất ngập nước Thành phố Hà Nội
Trên cơ sở phân hạng của Công ước RAMSAR về đất ngập nước (IUCN,
1997) thì đất ngập nước Hà Nội có thể chia thành 9 loại hình chính dưới đây:
Bảng 2. Các loại đất ngập nước tại Hà Nội [20]
Đất ngập nước nội địa
M)

Sông, suối có nước chảy thường xuyên

O)

Hồ nước ngọt ngập thường xuyên (Trên 8ha)

Tp)

Ao, hồ nước ngọt ngập thường xuyên (Dưới 8ha)

Đất ngập nước nhân tạo
1)


Ao nuôi thuỷ sản (tôm,cá, nhuyễn thể)

2)

Ao, đầm (nhỏ hơn 8ha)

3)

Các hồ chứa nước

4)

Đất nông nghiệp ngập lụt theo mùa

5)

Các hồ xử lý nước thải

6)

Kênh, mương thoát nước
Hà Nội được mệnh danh là “đô thị ao hồ”, điều đó không phải là một sự ngẫu

nhiên. Trải qua bao thăng trầm, biến đổi ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau của
lịch sử, số lượng hồ ao của Hà Nội cũng có những biến đổi. Hà Nội có nhiều hồ,
16


×