BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
TRẦN HUY HOÀNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ
TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
TRẦN HUY HOÀNG
KHÓA 2014-2016
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TAI THỊ
TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã: 60.58.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ V À CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HUY DẦN
Hà Nội – 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm góp ý của các thầy giáo, cô giáo, khoa Sau đại học trường Đại học Kiến Trúc
Hà Nội. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tại Ủy
ban nhân dân thị trấn Yên Viên, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, Văn phòng đăng
ký đất đai Hà Nội – chi nhánh huyện Gia Lâm, chi nhánh phát triển quỹ đất huyện
Gia Lâm. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo
hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Huy Dần đã dành nhiều thời gian để giảng dạy và
hướng dẫn cho tôi trong học tập và nghiên cứu chuyên môn, đã giúp đỡ chỉ bảo tôi
tận tình để tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến tất cả các anh chị, em, bạn bè người thân và đồng
nghiệp đã động viên giúp đỡ về mọi mặt trong cuộc sống để tôi yên tâm học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 4/2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Huy Hoàng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Huy Hoàng
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
Lý do chọn đề tài. ........................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu. .................................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 2
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn.............................................. 3
Cấu trúc luận văn........................................................................................................... 4
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT THỊ
TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................... 6
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Yên Viên, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội......................................................................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................... 6
1.1.2. Các nguồn tài nguyên .................................................................................................... 8
1.1.3. Điều kiện kinh tế ............................................................................................................. 9
1.1.4. Tình hình văn hóa, xã hội. .......................................................................................... 10
1.2. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội ......................................................................................................... 11
1.2.1. Tổ chức thi hành pháp luật đất đai, xây dựng, nhà ở, quy hoạch..................... 11
1.2.2. Quy hoạch thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................. 12
1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội ................................................................................................................................................ 13
1.2.4. Tình hình biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014. .............. 17
1.2.5. Bộ máy quản lý đất đai của thị trấn Yên Viên ...................................................... 23
1.2.6. Quản lý sử dụng đất theo quy hoạch ....................................................................... 24
1.2.7. Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản ....................................... 26
1.2.8. Công tác quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn thị trấn Yên Viên................ 27
1.2.9. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................................................... 32
1.2.10. Giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn ............................................. 38
1.3. Những vấn đề cần giải quyết............................................................................... 42
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ
DỤNG ĐẤT ...................................................................................................................... 45
2.1. Cơ sở pháp luật, quy hoạch và tổ chức quản lý sử dụng đất thị trấn Yên
Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................................................................ 45
2.1.1. Cơ sở pháp luật .............................................................................................................. 45
2.1.2. Cơ sở về quy hoạch ...................................................................................................... 51
2.1.3. Cơ sở tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ............................................................... 52
2.2. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất................................................................. 54
2.2.1. Một số lý luận về quản lý sử dụng đất..................................................................... 54
2.2.2. Các mô hình quản lý đất đai....................................................................................... 57
2.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đất đai ...................................................... 59
2.3.1. Vương Quốc Thụy Điển: ............................................................................................ 59
2.3.2. Trung Quốc:
……………………………………………………… .63.
2.3.3. Mô hình quản lý đất đai ở Việt Nam ....................................................................... 70
2.3.4. Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất ở Đà Nẵng....................................................... 71
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT THỊ TRẤN
YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................... 75
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Yên Viên đến năm 2020 ......... 75
3.2. Định hướng phát triển thị trấn Yên Viên ......................................................... 75
3.3. Quan điểm, định hướng quản lý sử dụng đất thị trấn Yên Viên, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội .............................................................................................. 76
3.3.1. Quan điểm quản lý sử dụng đất thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội ................................................................................................................................. 76
3.3.2. Định hướng quản lý sử dụng đất thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội ................................................................................................................................. 77
3.4. Giải pháp chung .................................................................................................... 77
3.4.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách .................................................................................... 77
3.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................................................... 79
3.4.3. Cơ sở vật chất................................................................................................................. 82
3.4.4. Công tác tuyên truyền .................................................................................................. 82
3.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra ....................................................................................... 82
3.4.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý sử dụng đất....................................... 83
3.5. Một số giải pháp cụ thể ........................................................................................ 83
3.5.1. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường..................... 83
3.5.2. Quy hoạch chi tiết thị trấn Yên Viên ....................................................................... 84
3.5.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai........................................................................... 84
3.5.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trong quản lý đất đai..................................... 85
3.5.5. Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ quản lý đất đai....................................... 85
3.5.6. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai .......................................................... 86
3.5.7. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị trấn Yên Viên ........................... 87
3.5.8. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất trên địa bàn thị trấn Yên Viên: ....................................................................................... 88
3.5.9. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD
đất trên địa bàn thị trấn Yên Viên: ....................................................................................... 89
3.6. Giải pháp về quản lý đất công ............................................................................ 89
3.7. Giải quyết một số trường hợp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả việc
quản lý sử dụng đất ..................................................................................................... 91
3.7.1. Đối với các trường hợp cho thuê đất ....................................................................... 91
3.7.2. Đối với các trường hợp đất công bị lấn chiếm...................................................... 93
3.7.3. Một số ý kiến nhằm đẩy nhanh công tác đăng ký quyền sử dụng đất............ 94
3.8. Giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp
đất đai............................................................................................................................. 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 99
Kết luận.......................................................................................................................... 99
Kiến nghị ..................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ANCT-TTATXH
An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội
TTAT
Trật tự an toàn
UBND
Ủy ban nhân dân
THCS
Trung học cơ sở
NHT
Nhà hỏa táng
ĐVHC
Đơn vị hành chính
HĐND
Hội đồng nhân dân
VT1
Vị trí 1
GCN
Giấy chứng nhận
GCN QSD đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QSD đất
Quyền sử dụng đất
GPMB
Giải phóng mặt bằng
CNTT
Công nghệ thông tin
ĐC - XD
Địa chính – Xây dựng
CCHC
Cải cách hành chính
Bộ TN&MT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
GS.TSKH
Giáo sư, tiến sĩ khoa học
SHNH
Sở hữu nhà nước
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
VLXD
Vật liệu xây dựng
TDTT
Thể dục thể thao
QLNN
Quản lý nhà nước
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
CQNN
Cơ quan nhà nước
TĐC
Tái định cư
QHĐT
Quy hoạch đô thị
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Tên hình
Bản đồ hành chính thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội
Quy hoạch phân khu N9 tỷ lệ 1/5000
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 thị trấn Yên
Viên
Biểu đồ cơ cấu các nhóm đất thi trấn Yên Viên năm
2014
Trang
6
12
14
17
Hình 1.5
Một số hình ảnh về bản đồ đo vẽ năm 1993 - 1994
24
Hình 1.6
Quy hoạch phân khu đô thị N9 thị trấn Yên Viên
25
Hình 1.7
Một số hình ảnh đất công bị người dân lấn chiếm
32
Hình 1.8
Hình 2.1
Bảng giá đất của thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội
Định hướng phát triển không gian phân khu N9 đến
năm 2050
36
52
Hình 2.2
Sơ đồ hệ thống quản lý đất đai của Thụy Điển
61
Hình 2.3
Tổ chức bộ máy quản lý đất đai Trung Quốc
64
Hình 2.4
Sơ đồ bộ máy quản lý đất đai của Việt Nam
71
Hình 3.1
Sơ đồ hóa quy trình cho thuê đất hiện nay
92
Hình 3.2
Sơ đồ hóa quy trình cho thuê đất đề xuất
92
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng, biểu
bảng, biểu
Trang
Bảng 1.1
Dân số thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm (2012 – 2015)
11
Bảng 1.2
Biến động sử dụng đất thị trấn Yên Viên
21
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý
đất đai
Biểu tổng hợp đất công do UBND thị trấn Yên Viên
quản lý
23
27
Danh mục các văn bản quy phạm về quản lý đất đai,
Bảng 2.1
xây dựng nhà ở, quy hoạch đô thị hiện hành của Quốc
45
hội và chính phủ
Danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Bộ
Bảng 2.2
Xây dựng, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi
47
trường
Danh mục các văn bản pháp quy về quản lý đất đai, xây
Bảng 2.3
dựng, nhà ở, quy hoạch đô thị của UBND thành phố Hà
Nội
48
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
“Tấc đất tấc vàng” – câu thành ngữ từ ngàn xưa của ông cha ta đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Đất đai là môi trường sống của sinh vật, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các
công trình văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đồng thời đất đai là nguồn tài
nguyên vô giá, là kết quả đấu tranh và lao động hàng nghìn năm qua của nhân
dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
Trong những năm gần đây, đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, đó là
một yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên, cùng với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, sự mở rộng đô thị đã làm cho tình hình sử dụng đất, các quan hệ
về đất đai ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của huyện Gia Lâm nói chung, thị trấn Yên Viên
cũng đang bước vào thời kỳ đô thị hóa một cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nét nhất trong
giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Trong khoảng thời gian này thị trấn Yên Viên thu hút
nhiều dự án đầu tư, dân số cơ học tăng mạnh. Kinh tế của thị trấn đang chuyển dịch, tỷ
trọng lao động nông nghiệp giảm dần tạo tiền đề thực hiện CNH, HÐH nông nghiệp,
nông thôn. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm; nhiều vấn đề xã hội được giải
quyết tích cực; đời sống nhân dân được nâng cao; số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm.
Diện mạo thị trấn đang khởi sắc từng ngày và đạt những thành tựu về kinh tế - xã hội
đáng khích lệ.
Mục tiêu đô thị hoá huyện Gia Lâm đến năm 2020 là xây dựng thị trấn Yên
Viên trở thành trung tâm phát triển của huyện; Là đầu mối giao lưu và phát triển
kinh tế của thành phố, phát triển đồng bộ hệ thống cở sở hạ tầng kinh tế xã hội,
tạo lập cảnh quan và môi trường sinh thái văn minh, hiện đại. Quá trình đô thị
2
hóa càng tăng cao thì công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn
ngày càng phức tạp hơn, trong một thời gian dài công tác quản lý đất đai chưa
chặt chẽ đã để lại những hậu quả nghiêm trọng như tình trạng tùy tiện chuyển
đổi đất nông nghiệp, lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng bất hợp pháp, giao đất
không đúng thẩm quyền, để hoang hóa quỹ đất… Vì vậy, yêu cầu quản lý quỹ
đất chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững trở thành vấn đề cấp bách của Đảng
bộ, chính quyền thị trấn Yên Viên.
Việc đánh giá chặt chẽ công tác quản lý nhà nước về đất đai thị trấn Yên
Viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội
của huyện nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, để rút ra được những bài
học, kinh nghiệm điều chỉnh cho đúng quy định của pháp luật và phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương. Từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng đất của thị trấn Yên Viên, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý sử dụng
đất trên địa bàn thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý sử dụng đất tại thị trấn Yên Viên,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;
3
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc tài tài liệu và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan;
- Phỏng vấn cơ quan quản lý nhà nước;
- Phương pháp chuyên gia.
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn.
Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là nhà nước giao đất) là
việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là nhà nước cho thuê đất)
là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử
dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác
định.
Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người
này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa
kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất
cùa người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi
nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa vào hồ sơ địa chính.
4
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn
liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.
Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng đất đối
với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Hòa giải là tự chấm dứt việc xích mích tranh chấp giữa các bên bằng sự
thương lượng với nhau hoặc qua trung gian của một người khác. Hòa giải thành
thì giữ được sự đoàn kết giữa các bên, tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn
kém và những trường hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà biến thành việc hình sự.
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được
thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm
pháp luật theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.
Cấu trúc luận văn.
Cấu trúc luận văn gồm ba phần sau:
Phần 1: Phần mở đầu.
Phần 2: Nội dung.
Chương I: Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất thị trấn Yên Viên, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
5
Chương II: Cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lý sử dụng đất.
Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất thị trấn Yên Viên, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất
tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nôi”, tôi đưa ra một số
kết luận sau:
- Thị trấn Yên Viên có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội
và giao lưu thương mại. Hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế, hàng hóa, tác động thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, thương mại,
du lịch và dịch vụ.
- Công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Yên Viên chưa được chặt
chẽ. Nếu áp dụng các nhóm giải pháp mà tôi đưa ra thì việc quản lý sử dụng đất
được xác lập trên cơ sở pháp luật (luật đất đai, luật xây dựng, luật nhà ở, luật quy
hoạch…) với bộ máy quản lý Nhà nước theo mô hình thống nhất, cơ sở vật chất
kỹ thuật và đội ngũ cán bộ cơ bản sẽ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác
trước mắt.
- Nếu áp dụng được các nhóm giải pháp trên, công tác tổ chức thực hiện
trong việc quản lý sử dụng đất sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các
ngành. Việc thực hiện phù hợp với các quy định của thành phố Hà Nội. Tuy
nhiên do công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương còn nhiều bất cập
dẫn đến việc triển khai thực hiện trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt
trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất công, công tác cấp GCN QSDĐ và giấy xác
nhận đăng ký đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết.
- Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai, đến các hộ dân có đất bị
thu hồi còn hạn chế nên gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện các quy định
về quản lý sử dụng đất, công tác cấp GCN QSDĐ và đăng ký. Cùng với điều này
100
là việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm, nhận thức
của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước và của công dân chưa đầy đủ, chính sách
còn nhiều chồng chéo dẫn đến phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý.
- Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất là nhiệm vụ quan
trọng của đia phương. Để thực hiện được cần áp dụng toàn diện các giải pháp về
chính sách, pháp luật, quy hoạch, tổ chức bộ máy và hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ: lập bản đồ địa chính, đăng ký GCN QSDĐ…
Kiến nghị
- Đối với Quốc hội, Chính phủ: Trong giới hạn đề tài luận văn tôi xin khuyến
nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai của Luật Đất
đai năm 2013 để từ đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất như sau:
Khuyến nghị 1: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013
như sau:
1. Việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở phải được lập thành biên bản.
2. Qua 03 lần hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở mà các bên tranh chấp
không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất đề nghị hòa giải
Khuyến nghị 2: Luật đất đai nên quy định cụ thể ý nghĩa và vai trò của các
thiết chế đạo đức, văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, luật tục, hương ước
… trong hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở.
Khuyến nghị 3: Bổ sung quy định về việc khuyến khích đội ngũ luật sư, luật
gia tham gia hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở.
Khuyến nghị 4: Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ thù lao sao cho tương
xứng với thời gian, công sức của các hòa giải viên khi thực hiện hòa giải tranh
chấp đất đai.
- Đối với UBND thành phố Hà Nội: Cần nghiên cứu và ban hanh quy chế
101
phối hợp thực hiện công tác quản lý đất đai giữa các ngành, các địa phương. Bố
trí ngân sách cho việc tăng cường năng lực tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác
quản lý đất đai ở cấp huyện và cấp xã.
- Đối với UBND huyện Gia Lâm: Quán triệt, tổ chức thực hiện và tăng
cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai. Bố trí ngân sách để sớm
thực hiện quy hoạch chi tiết thị trấn Yên Viên. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự
án đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ lẻ, xen kẹt để nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
tránh lấn chiếm và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
- Đối với UBND thị trấn Yên Viên: Tăng cường công tác quản lý đất đai, tập
trung kiểm tra việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân liên kề với ao công.
Vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân ký cam kết không lấn chiếm đất công.
Chủ động rà soát đơn giá đã cho thuê đất để điều chỉnh cho phù hợp với quy
định. Khảo sát đầu tư xây dựng hoặc báo cáo đề nghị UBND huyện đầu tư xây
dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật để chống lấn chiếm, đất công. Đẩy mạnh
công tác hòa giải ở cơ sở để giải quyết tốt tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và
pháp luật đất đai”;
2. Báo cáo thuyết minh công tác kiểm kê đất đai năm 2014 của thị trấn Yên Viên;
3. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015 của thị trấn Yên Viên;
4. Nguyễn Đình Bồng (2005), Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và
phát triển thị trường bất động sản Việt Nam;
5. Nguyễn Thanh Trà & Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý thị trường bất động
sản, NXB Nông Nghiệp;
6. Đỗ Hậu & Nguyễn Đình Bồng, Giáo trình quản lý đất đai và bất động sản đô
thị;
7. Nguyễn Mạnh Phát (2008), Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành
phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị và công trình, Trường đại học
Kiến trúc Hà Nội;
8. Nguyễn Kim Sơn (2000), Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai
của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Báo cáo khoa học chuyên đề 1,
Tổng cục địa chính;
9. Viện điều tra quy hoạch đất đai, Tổng cục địa chính (1998), Cơ sở lý luận khoa
học của quy hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội;
10.Viện nghiên cứu Địa chính – Tổng cục Địa chính (2000), Đề tài độc lập cấp
Nhà nước, Cơ sở hoạch định các chính sách sử dụng đất;
11.Quốc Hội Hàn Quốc (2009), Đạo luật về thu hồi đất cho các công trình công
cộng;
12.Quốc hội nước CHXH CNVN Luật đất đai năm 1987;
13.Quốc hội nước CHXH CNVN Luật đất đai năm 1993;
14.Quốc hội nước CHXH CNVN Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất
đai, Luật số 25/2001/QH10;
15.Quốc hội nước CHXH CNVN Luật đất đai năm 2013;
Tài liệu từ internet:
16. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, Tổng cục
quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường;
17.Huỳnh Văn Chương (2010), Bàn luận về khái niệm Đất và Quản lý đất đai,
/>18. Ngô Thị Lý - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Sau 1 năm thực
hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
19.Nguyễn Tấn Phát (2006), Chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,
/>20. Lê Hồng Sơn (2013), Giao lưu trực tuyến về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tỉnh Bắc Giang,
_truc_ tuyen_ve_
cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung_dat.bgo;
21. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2011), Quản lý các dịch vụ công về đất đai,
/>22. Phương Thảo (2013) – Ban nội chính trung ương, Kinh nghiệm thu hồi đất
của một số quốc gia trên thế giới,
/>
quoc-gia-tren-the-gioi-292298/
23. Tổng cục quản lý đất đai – Bộ TNMT (2012), Bắc Giang: Tăng cường quản
lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai;
/>&Itemid=234;
24. Đặng Hùng Võ – trả lời phòng vấn tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII,
/>