Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận tập huấn thanh tra hiệu trưởng không minh bạch thu chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.46 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
“Xử lý đơn tố cáo ông Phạm Minh H, Hiệu trưởng trường THCS Quỳnh
Lâm, huyện Hàm Yên không minh bạch trong việc thu, sử dụng học phí và
các khoản đóng góp của người học trong nhà trường”

Họ và tên: Trần Thiện Toản
Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ CTVTTGD tổ chức tại Tuyên Quang
Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang

Tuyên Quang, tháng 6 năm 2018

0


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

4

1. Mô tả tình huống



4

2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống

5

3. Phân tích tình huống

5

4. Đề xuất các giải pháp giải quyết tình huống

9

5. Các biện pháp để đạt mục tiêu đề ra

11

KẾT LUẬN

11

MỞ ĐẦU

1


Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do
dân và vì dân. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã

hội với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân.
Nhà nước Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội như
kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng nhằm đạt mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Quản lý nhà
nước (QLNN) còn được biết là quá trình tổ chức, quá trình điều hành của hệ
thống cơ quan hành H nhà nước đối với xã hội và hành vi hoạt động của con
người theo pháp luật. Để đạt được những mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ quản lý
nhà nước đã đề ra. Hoạt động thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan tổ chức cá nhân.
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giữ vai trò đặc biệt cần thiết đối
với sự phát triển của mỗi con người và của cả xã hội. Nhà nước Việt
Nam đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy, Đảng ta xác định đổi mới công tác quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ
nhà giáo là rất quan trọng trong việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo Việt Nam. Thanh tra giáo dục được chia thành hai lĩnh vực, thanh tra hành H
và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành H trong lĩnh vực giáo dục có vai trò
hết sức quan trọng trong công tác QLNN về giáo dục: là một kênh cung cấp
thông tin quan trọng và tin cậy cho các cơ quan quản lý; giúp các cơ quan quản
lý kịp thời phát hiện các nhân tố tích cực để nhân rộng, các vi phạm để xử lý,
khắc phục các sơ hở, bất cập trong cơ chế quản lý, H sách, pháp luật về giáo dục
để điều chỉnh, bổ sung. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục là công cụ có hiệu
quả để kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung phương pháp giáo
dục; hỗ trợ phòng ngừa, uốn nắn và khi cần xử lý vi phạm trong thực hiện quy
chế, quy định nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý về lĩnh vực giáo dục theo phân cấp
quản lý, Phòng Giáo dục và Đào tạo ...... bố trí một cán bộ chuyên trách phụ

2


trách công tác kiểm tra của ngành, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh,
kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục để nắm bắt thông tin phản ánh về
cơ sở giáo dục thuộc địa bàn huyện do Phòng quản lý. Do thực hiện tốt công tác
tiếp nhận, xử lý đơn thư nên ngành giáo dục huyện không có vụ việc phức tạp,
kéo dài.
Tuy nhiên để làm tốt hơn nữa công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, sau khi kết thúc khóa học bồi dưỡng
nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục với những kiến thức đã được các thầy
trang bị cùng với kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác phụ trách, tôi chọn tình
huống: “Xử lý đơn tố cáo ông Phạm Minh H, Hiệu trưởng trường THCS Quỳnh
Lâm không minh bạch trong việc thu, sử dụng các khoản đóng góp của người
học trong nhà trường” - (tình huống giả định)- làm tiểu luận tốt nghiệp khóa bồi
dưỡng. Qua việc xử lý tình huống này, bản thân tôi sẽ có thêm kiến thức, năng
lực xử lý các vụ việc, đặc biệt là những vấn đề là điểm nóng trong công tác giáo
dục góp phần tham mưu tốt cho lãnh đạo đơn vị tăng cường hiệu quả công tác
quản lý của ngành.
NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Xã hội hóa giáo dục để phát triển giáo dục ở nước ta là một chủ trương
đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm huy động sức của toàn dân tham gia công
tác giáo dục khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Công tác xã hội hóa đã đem
lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục và đào tạo trong thời gian qua. Tuy nhiên,
trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, công tác này đã nảy sinh nhiều bất
cập, cần được giải quyết để tránh nảy sinh thành vấn đề nóng trong dư luận xã
hội, đặc biệt là với phụ huynh học sinh.
Tháng 5/2017, UBND huyện nhận được đơn tố cáo ông Phạm Minh H,

Hiệu trưởng trường THCS Quỳnh Lâm áp đặt các khoản thu, không minh bạch
trong việc sử dụng các khoản đóng góp của người học trong nhà trường do trong
buổi họp phụ huynh cuối năm học, ông Phạm Minh H đã không công khai được
các khoản thu, các mục chi từ nguồn huy động đóng góp của người học. Đơn tố
3


cáo được qua đường bưu điện (đơn không ghi tên người tố cáo, gửi với danh
nghĩa là phụ huynh trường).
Nội dung đơn tố cáo:
Năm học 2016-2017, trường THCS Quỳnh Lâm thực hiện 6 khoản thu:
Tiền điện nước (45.000/1 học sinh); tiền photo đề kiểm tra (45.000/1 học sinh);
tiền coi xe đạp (63.000/1 học sinh); tiền xây dựng CSVC (240.000/ 1 học sinh);
tiền quỹ đội (20.000/ 1 học sinh); thu hộ tiền quỹ Hội CMHS (120.000/1 học
sinh). Tuy nhiên cuối năm học, Hiệu trưởng nhà trường không công khai được
tổng số các khoản thu, các mục đã chi mà thực tế qua giám sát của phụ huynh
nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện chi một số khoản đóng góp của người
học không theo mục đích thu ban đầu.
Tiếp nhận đơn tố cáo, UBND huyện ra Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo
và giao nhiệm vụ yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo xử lý.
II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH TIÊU HUỐNG

- Làm rõ các nội dung theo đơn tố cáo của phụ huynh học sinh.
- Từ kết quả kiểm tra thực tế, đối chiếu với các quy định của pháp luật để
xác định mức độ vi phạm của ông Phạm Minh H, Hiệu trưởng trường THCS
Quỳnh Lâm để đề xuất các biện pháp xử lý.
- Từ vụ việc nêu trên, là cơ sở để quán triệt, chỉ đạo các đơn vị trường
thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của cấp trên, đặc biệt là những vấn
đề “nóng” như việc thu, quản lý chi các khoản tiền đóng góp của người học để
tránh việc phát sinh các vụ việc trong thực hiện nhiệm vụ.

III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

Đơn tố cáo nêu trên là đơn thư nặc danh, tuy nhiên đơn đã nêu ra được
một số dấu hiệu vi phạm quy định về việc thu, quản lý sử dụng các khoản tiền
đóng góp của người học theo Hướng dẫn số 04/HD-SGDĐT ngày 07/12/2015
của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn các khoản thu trong trường mầm
non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang áp dụng từ năm học
2015-2016:
+ Áp đặt mức thu đối với người học.
4


+ Hiệu trưởng không công khai được số tiền thu, các khoản chi đối với
các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn kinh phí.
+ Một số khoản đóng góp không thực hiện theo đúng theo kế hoạch dự
kiến từ đầu năm học công bố với phụ huynh học sinh.
Qua phân tích nội dung đơn tố cáo nêu trên, tôi xác định một số nguyên
nhân như sau:
* Nguyên nhân khách quan:
- Cơ quan quản lý chưa sát sao trong công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện

để xảy ra vụ việc dân tố cáo mới biết.
- Nhân dân hiểu chưa rõ về quy định thực hiện thu các khoản đóng góp của

người học.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do Ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu văn bản chưa kỹ nên thực
hiện quy định chưa đầy đủ dẫn đến sai phạm trên.
- Năng lực quản lý tài H của Hiệu trưởng nhà trường còn yếu.
- Công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh chưa đạt hiệu quả. Việc

phối kết hợp, bàn bạc, thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ học sinh chưa cao
nên phải sử dụng đơn thư để giải quyết vấn đề
Để làm rõ các nội dung tố cáo nêu trong đơn, tổ xác minh đã thu thập
minh chứng, tiến hành kiểm tra các khoản xã hội hóa giáo dục năm học 20162017, Kết quả như sau:
(I). Về hồ sơ và sổ sách:
1. Các khoản thu tiền đóng góp của học sinh đều nhập vào quỹ của nhà
trường (giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp thu và nộp lại vào thủ quỹ nhà trường
quản lý)
2. Trường THCS Quỳnh Lâm không thực hiện mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi
Thu-Chi quỹ xã hội hoá giáo dục năm học 2016-2017.
- Tại thời điểm kiểm tra Trường THCS Quỳnh Lâm không cung cấp được
tờ trình về việc xin thu đóng góp tự nguyện của phụ huynh để phục vụ cho năm
học 2016-2017.
5


- Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Thông báo số 26/TB-UBND ngày
29/8/2016, về việc cho ý kiến huy động và sử dụng các khoản thu đóng góp tự
nguyện của nhân dân năm học 2016-2017.
- Đến thời điểm tổ xác minh kiểm tra, trường THCS Quỳnh Lâm chưa công
khai được việc thu, chi các khoản đóng góp của người học.
(II) . Kiểm tra đối chiếu các khoản thu xã hội hóa giáo dục năm học
2016-2017
1. Tổng số thu trong năm học 2016-2017 = 198.257.000 đồng.

TT

Nội dung thu tiền xã hội hoá
của nhà trường


Tổng số tiền đã
thu theo bảng
tổng hợp báo cáo
ngày 31/5/2017

Tổng số tiền đã
chi tiền trong sổ
tay của Thủ
quỹ.

Số tiền chênh
lệch

1

Tiền xây dựng CSVC

83.510.000

95.440.000

-11.930.000

2

Thu tiền nước

19.380.000

13.398.000


5.982.000

3

Thu tiền phô tô

19.370.000

5.703.000

13.667.000

4

Thu tiền gửi xe

18.437.000

8.343.000

10.094.000

5

Thu tiền quỹ đội

16.550.000

16.550.000


-

6

Thu tiền quỹ phụ huynh

41.010.000

8.050.000

32.960.000

Tổng cộng

198.257.000

147.484.000

50.773.000

Mức thu các khoản tiền nêu trên: điện nước 45.000/1 học sinh; tiền photo đề
kiểm tra 45.000/1 học sinh; tiền coi xe đạp 63.000/1 học sinh; tiền xây dựng
CSVC 240.000/ 1 học sinh; tiền quỹ đội 20.000/ 1 học sinh; thu hộ tiền quỹ Hội
CMHS 120.000/1 học sinh – Đúng theo nội dung đơn tố cáo.
2. Tổng số chi năm học 2016-2017 = 147.484.000 đồng.
3. Số tiền xã hội hoá giáo dục còn tồn quỹ là: 50.773.000 đồng.
4. Kiểm tra chứng từ xã hội hoá giáo dục năm học 2016-2017;
4.1 Chi xây dựng cơ sở vật chất;
- Nội dung chi tiền đã có chứng từ thanh toán = 40.250.000 đồng;

- Nội dung chi tiền chỉ có giấy tạm ứng nhưng không có chứng từ thanh toán
= 49.620.000 đồng;
6


- Nội dung đã chi không có chứng từ thanh toán = 5.570.000 đồng;
4.2 Thanh toán tiền điện, nước;
- Nội dung chi tiền đã có chứng từ thanh toán = 12.854.000 đồng;
- Nội dung đã chi không có chứng từ thanh toán = 544.000 đồng;
4.3 Thanh toán tiền phô tô;
- Nội dung chi tiền chỉ có giấy tạm ứng nhưng không có chứng từ thanh toán
= 5.703.000 đồng;
4.4 Thanh toán tiền gửi xe đạp;
- Nội dung chi tiền đã có chứng từ thanh toán = 8.343.000 đồng;
4.5 Thanh toán tiền quỹ đội
- Nội dung chi tiền đã có chứng từ thanh toán = 1.365.000 đồng;
- Nội dung đã chi không có chứng từ thanh toán = 14.620.000 đồng;
4.6 Thanh toán tiền quỹ phụ huynh
- Nội dung chi tiền đã có chứng từ thanh toán = 4.480.000 đồng;
- Nội dung đã chi không có chứng từ thanh toán = 3.570.000 đồng;
Các khoản thu và chi từ nguồn đóng góp của người học trường trung học cơ
sở Quỳnh Lâm đã vi phạm các nội dung sau:
- Chi tiền không có chứng từ, chứng từ không đủ điều kiện thanh toán.
Chứng từ không hợp lệ trái quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày
28/9/2010 của Bộ Tài H về hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 của H phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ.
- Không lập đầy đủ chứng từ kế toán để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo điều 17, Luật kế toán số 03/2003/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003.

- Vi phạm tại điểm 1. Điều 21 Luật kế toán quy định về chứng từ kế toán
phải có đủ chữ ký và các nội dung thông tin.
- Vi phạm tại điểm 2. Điều 22 quy định về chứng từ kế toán phải được sắp
xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định
của pháp luật.
7


- Vi phạm điểm 1; điểm 2. Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán theo
Luật kế toán sô 88/2015/QH 13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực từ ngày
01/01/2017 quy định; Các nghiệp vụ kinh tế, tài H phát sinh liên quan đến hoạt
động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán.
- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, H xác theo nội
dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn
vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung
quy định tại Điều 16 của Luật này.
- Vi phạm điểm d, khoản 3. Điều 7, Nghị đinh số 185/2004/NĐ-CP ngày
04/11/2004 và Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004
của H phủ về xử phạt vi phạm hành H trong lĩnh vực kế toán. Quy định về chứng
từ kế toán phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi “Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài H phát sinh”. Áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 6. Điểm a. Buộc phải lập chứng từ
kế toán cho nghiệp vụ kinh tế, tài H đã phát sinh đối với vi phạm quy định tại điểm
d khoản 3 và khoản 4 Điều này;
Tại thời điểm kiểm tra không cung cấp được quyết định đã thực hiện công
khai số liệu quyết toán quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005
của Bộ Tài H Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài H đối với các cấp ngân
sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài H.
IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT


1. Xử lý về kinh tế
Thu hồi các khoản chi tiền không có chứng từ kế toán cho các nội dung đã
chi như trên với số tiền là 24.304.000 đồng gồm các khoản chi:
1.1. Chi xây dựng CSVC không có chứng từ thanh toán = 5.570.000 đồng;
1.2. Nội dung đã chi tiền điện, tiền nước không có chứng từ thanh toán =
544.000 đồng;
1.3. Chi tiền quỹ đội không có chứng từ thanh toán = 14.620.000 đồng;
1.4. Chi quỹ phụ huynh không có chứng từ thanh toán = 3.570.000 đồng;
8


Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Quỳnh Lâm (ông Phạm Minh H) phải
hoàn thiện các chứng từ nội dung phát sinh theo các giấy đã tạm ứng tại sổ quỹ
viên chức giáo viên kiêm thủ quỹ của nhà trường số tiền 55.323.000 đồng.
Kế toán đơn vị, viên chức giáo viên kiêm thủ quỹ phải thực hiện mở sổ ghi
chép chi tiết cho từng loại tiền đã thu và chi; Có trách nhiệm sắp xếp, kẹp chứng
từ theo thứ tự thời gian để đưa vào lưu trữ hồ sơ, sổ sách, các khoản thu, chi của
đơn vị trường để phục vụ các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
2. Xử lý về nhân sự:
1. Ông Phạm Minh H, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Quỳnh Lâm đã vi
phạm trong công tác quản lý tài H theo quy định của nhà nước, tuy nhiên vi phạm
do không hiểu về quy định về hồ sơ thủ tục tài H nên đề nghị kiểm điểm trách
nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị trong công tác điều hành quản lý thu, chi liên quan
đến các khoản thanh toán bằng tiền trong năm học 2016-2017 như nội dung làm
việc như trên.
2. Kiểm điểm trách nhiệm đối với viên chức kế toán của trường Trung học cơ
sở Quỳnh Lâm trong công tác thực hiện kế toán điều 54, trách nhiệm và quyền
của kế toán trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài H

trong đơn vị.
3. Kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với viên chức, kiêm thủ quỹ trong việc
ghi chép theo dõi các khoản chi tiêu của cơ quan đơn vị, ký các chứng từ kế toán
khi chưa đầy đủ chứng từ theo nội dung phát sinh, chứng từ chi tiền chưa đúng,
chưa đầy đủ cũng đã ký để chi tiền, chưa sắp xếp kẹp chứng từ theo quy định.
V. BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU ĐỀ RA

1. Trường THCS Quỳnh Lâm
- Tổ chức họp Hội đồng giáo viên, thông qua các nội dung tồn tại trong
công tác thu, quản lý chi các khoản đóng góp của người học.
- Hiệu trưởng, Kế toán, Thủ quỹ và các cán bộ giáo viên có liên quan hoàn
thiện các chứng từ theo giấy tạm ứng là 55.323.000 đồng.
- Tổ chức họp phụ huynh toàn trường, thông báo, niêm yết công khai các
khoản thu chi năm học 2016-2017. Làm rõ với phụ huynh những nội dung thu
9


phục vụ trực tiếp cho hoạt động của người học: Tiền điện nước; tiền photo đề
kiểm tra cho học sinh; tiền coi xe đạp thu theo thỏa thuận giữa nhà trường và phụ
huynh; tiền xây dựng CSVC không được quy định mức thu mà do phụ huynh tự
nguyện ủng hộ; tiền quỹ Đội thu theo quy định của tổ chức Đội; tiền quỹ Hội
CMHS là nhà trường thu giúp cho Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trường phải trả
lại phụ huynh những khoản tiền chi dư từ nguồn đóng góp của người học.
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Quỳnh Lâm (ông Phạm Minh H) phải
có trách nhiệm về các nội dung chứng từ đã chi; tổ chức họp phụ huynh toàn
trường. Những nội dung thực hiện xong và báo cáo gửi về phòng Giáo dục
trước ngày 01/7/2017.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
- Yêu cầu nhà trường tổ chức họp kiểm điểm Hiệu trưởng, Kế toán, thủ quỹ
nhà trường.

- Kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với cán bộ quản lý nhà trường.
- Ra văn bản hướng dẫn, làm rõ các yêu cầu thủ tục tài H theo hướng dẫn
của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện tại các
đơn vị trường.
KẾT LUẬN
Việc thu và quản lý chi các khoản đóng góp của người học nếu không quản
lý chặt chẽ sẽ trở thành “vấn đề”, là “điểm nóng” bị nhân dân lên án, nhưng nếu
biết quản lý, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước thì sẽ phát huy được
hiệu quả tích cực của việc huy động các nguồn lực của nhân dân, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục cho nhà trường.
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang tiến hành thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI): “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Việc tổ chức thực hiện
và quản lý các hoạt động giáo dục không thể thiếu công tác thanh tra, kiểm tra.
2. Kiến nghị, đề xuất
10


- Hiệu trưởng các trường nghiên cứu và nắm vững văn bản chỉ đạo của cấp

trên để triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước. Nghiêm túc
trong việc thực hiện công khai các nguồn đóng góp của người học để phụ huynh
học sinh là người được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, tránh việc gây
bức xúc trong nhân dân.
- Phòng GDĐT, Sở GDĐT tăng cường quản lí, kiểm tra việc quản lý công
tác thu chi của các đơn vị trường trực thuộc để kịp thời xử lí hoặc đề nghị xử lý
các hành vi vi phạm trong việc sử dụng nguồn huy động đóng góp của nhân dân.
- Phòng GDĐT, Sở GDĐT tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác


thu, chi và hoàn thiện hồ sơ chứng từ, thủ tục hành chính theo quy định.
Trân trọng biết ơn Thầy Cô và Nhà trường đã tổ chức khóa học bổ ích này!
Tuyên Quang, ngày 09 tháng 6 năm 2018
NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬN

Trần Thiện Toản

11



×