Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.52 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI NGHĨA

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Chính sách công
Mã số: 9 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2018

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM
O


ỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HOC:
PGS. TS. TRẦN ĐÌNH HẢO

Phản biện 1: PGS.TS. Lưu ăn Quảng


Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Phúc Hạnh

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi ….giờ … ngày … tháng … năm 201....

CÓ THỂ TÌM THẤY LUẬN ÁN TẠI THƢ VIỆN:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Thư viện Học viện Chính trị khu vực II


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi hiện nay
ở Việt Nam là cần thiết bởi số lượng người cao tuổi trong dân số Việt
Nam ngày càng tăng làm tăng nhu cầu được chăm sóc một cách khá
toàn diện. Do đó, nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi hiện nay
không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn góp phần tích cực trong việc
định hình chính sách đối với người cao tuổi trong tương lai.
Thứ hai, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi cũng gia tăng khi tình
trạng kinh tế, sức khoẻ của đối tượng này ở Việt Nam đang ở mức thấp.
Thứ ba, sự bất cập trong chính sách đối với người cao tuổi hiện nay
ở Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở
Việt Nam hiện nay; từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện chính
sách đối với người cao tuổi.

Nhiệm vụ:
- Tổng quan các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước.
- Hệ thống hoá lý thuyết liên quan.
- Phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở
Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống mục tiêu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện
chính sách đối với người cao tuổi ở nước ta.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Chính sách đối với người cao tuổi ở iệt Nam.
3.2. Phạm vi
- Giới hạn về nội dung: (1) Mức độ đáp ứng mong đợi của chính
sách đối với người cao tuổi ở iệt Nam và (2) thực trạng nội dung của
chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở iệt Nam.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở
một số địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định,
Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình và Hà Nội.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về chính sách đối
với người cao tuổi từ sau năm 1945 đến nay và việc khảo sát số liệu
diễn ra vào năm 2017.
1


4. Phƣơng pháp và lý thuyết nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,
quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm toàn diện, nguyên lí về sự phát
triển của chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với đối tượng được nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu là những người cao tuổi thuộc

diện nhận được nhiều hỗ trợ theo quy định của Luật Người cao tuổi.
Tác giả Luận án tiến hành lựa chọn mỗi tỉnh 05 người cao tuổi đại diện
bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng
Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, TP. Hà Nội. Như vậy, tổng cộng là 40
người cao tuổi được mời tham gia phỏng vấn, trong đó có 20 người cao
tuổi là nam giới và 20 người cao tuổi là nữ giới. Trong đó, 50% sinh
sống ở khu vực nông thôn và 50% sinh sống ở khu vực đô thị. Mục đích
sử dụng phương pháp nghiên cứu này là chứng minh một phần cho Giả
thuyết số 1. Sau khi xác định được đối tượng khảo sát, Luận án tiến
hành xây dựng câu hỏi phỏng vấn sâu, sau đó tiến hành phỏng vấn thử.
Trên cơ sở phỏng vấn thử, tác giả điều chỉnh lại bảng câu hỏi khảo sát
cho phù hợp hơn. Tác giả xử lý bằng phần mềm Mirosoft Excel.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được dùng để khảo sát hai
nhóm đối tượng là người cao tuổi và cán bộ, công chức ở Sở Lao động Thương binh và ã hội.
- ề đối tượng là người cao tuổi, luận án khảo sát 500 người cao
tuổi ở 08 tỉnh, thành phố là TP. ồ hí Minh, à Mau, Tiền Giang,
Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, TP. à Nội. Ở mỗi tỉnh,
thành phố, tác giả lựa chọn 60 người cao tuổi để tham gia khảo sát,
riêng TP. ồ hí Minh là 80 người. Bao gồm 50% người cao tuổi là
nam, 50% người cao tuổi là nữ và 50% người cao tuổi sống ở thành thị,
50% người cao tuổi sống ở nông thôn. Tổng số phiếu phát ra là 500
phiếu. Số phiếu thu về là 490 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 485 phiếu. iệc
khảo sát này dùng để luận giải cho Giả thuyết 1.
- Tác giả luận án tiến hành khảo sát đối tượng là cán bộ, công chức
đang công tác tại Sở Lao động - Thương binh và ã hội của 08 tỉnh là
2


TP. ồ hí Minh, à Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà

Nẵng, Ninh Bình, TP. à Nội. ụ thể là cán bộ, công chức phụ trách
mảng xã hội. Mỗi Sở của các tỉnh ( à Mau, Tiền Giang, Bình Định,
Quảng Ngãi, Ninh Bình), tác giả lựa chọn 03 thành viên. Mỗi Sở của
các thành phố trực thuộc Trung ương (TP. ồ hí Minh, Đà Nẵng, à
Nội), tác giả lựa chọn 05 thành viên. Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu.
Số phiếu thu về là 30 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 30 phiếu. iệc khảo sát
này dùng để luận giải cho Giả thuyết 2.
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tác giả tập trung thu thập
số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu có sẵn, các văn bản quy phạm pháp
luật của nhà nước và các báo cáo về người cao tuổi trong và ngoài nước.
Phương pháp tiếp cận đa ngành: Ở phương pháp này, tác giả nhìn
nhận, nghiên cứu chính sách người cao tuổi tập trung vào các ngành
khoa học như chính sách công, nhà nước, pháp luật, xã hội học và văn
hóa học.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chung: “Cần có giải pháp nào để có một chính
sách đối với người cao tuổi đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi ở
Việt Nam hiện nay?”
Câu hỏi nghiên cứu cụ thể, gồm:
(1) Chính sách người cao tuổi hiện nay đã đáp ứng được mong đợi
của người cao tuổi hay chưa?
(2) hính sách người cao tuổi hiện nay đã được hoàn chỉnh về mặt
nội dung hay chưa?
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: hính sách đối với người cao tuổi chưa đáp ứng được
mong đợi của người cao tuổi.
Giải thuyết 2: hính sách đối với người cao tuổi hiện nay còn nhiều
hạn chế về nội dung.
4.5. Lý thuyết nghiên cứu
a) Lý thuyết về cộng đồng chính sách

Lý thuyết cộng đồng chính sách dùng để phân tích, nhận diện trong
chính sách đối với người cao tuổi có những loại cộng đồng nào; những
cộng đồng này tương tác với nhau ra sao để hình thành nên chính sách
đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Người cao tuổi, một bộ phận của
cộng đồng chính sách đối với người cao tuổi có tiếng nói như thế nào
3


trong quá trình thực thi và hoạch định chính sách đối với người cao tuổi
ở Việt Nam.
b) Lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng
Chính sách công dựa trên bằng chứng là những chính sách được
ban hành trên cơ sở những bằng chứng có sẵn và sự phân tích hợp lý.
Lý thuyết dựa trên bằng chứng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các
bằng chứng trong toàn bộ chu trình chính sách.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án tiến hành tổng quan về các nghiên cứu về chính sách đối
với người cao tuổi làm cho vấn đề người cao tuổi trở thành hệ thống từ
đó giúp nhìn ra những lỗ hổng cần tiếp tục trong nghiên cứu.
- Luận án này tổng quát quá trình lịch sử phát triển chính sách đối
với người cao tuổi từ năm 1945 đến nay, giúp nhận diện được quá trình
phát triển của chính sách này.
- Luận án góp phần hình thành lý thuyết về chính sách đối với
người cao tuổi, trong đó đặc biệt là khung lý thuyết phân tích thực trạng
chính sách đối với người cao tuổi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, luận án vận dụng lý thuyết về chính sách công để áp
dụng vào một lĩnh vực chính sách cụ thể là chính sách đối với người cao
tuổi ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, về mặt lý luận, luận án góp phần
làm phong phú thêm lý thuyết về chính sách công vốn còn non trẻ ở

Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận án giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, chủ
thể hoạch định chính sách đối với người cao tuổi nhận diện rõ nét hơn
thực trạng của chính sách này và có những điều chỉnh phủ hợp về mặt
chính sách; luận án được sử dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích
cho việc giảng dạy chuyên ngành chính sách công, và quản lý công.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 4 chương.
hương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
hương 2. ơ sở lý luận về chính sách đối với người cao tuổi
hương 3. Thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
hương 4. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người
cao tuổi ở Việt Nam hiện nay.
4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với
ngƣời cao tuổi ở nƣớc ngoài
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở
một số nước
- Paul và Sheila (2013) nghiên cứu về chính sách đối với người cao
tuổi ở Tây Phi để làm rõ thực trạng chính sách ở khu vực địa lí này.
- ũng về chính sách người cao tuổi nhưng tác giả Narknisorn và
Kusakabe (2013) lựa chọn Thái Lan làm không gian nghiên cứu. Tác
giả cho thấy chính sách đối với người cao tuổi ở Thái Lan được xây
dựng theo quy trình từ trên xuống cho nên đã bỏ qua những đặc thù về
gia đình, người cao tuổi cũng như nhu cầu của người cao tuổi.
- Ở một số nước Châu Âu mà Phần Lan, Ireland là điển hình, câu

chuyện chính sách đối với người cao tuổi lại xoay quanh vấn đề việc
làm của họ (Ilmakunnas và Takala, 2005). Từ thực tế tỷ lệ việc làm ở
người cao tuổi giảm do các chương trình phúc lợi cho người cao tuổi
như chương trình về hưu sớm và sự cạnh tranh từ nguồn lao động nhập
cư.
- Tác giả Zhuqing (2012) tập trung nghiên cứu quyền lợi và mong
đợi của người lớn tuổi ở Trung Quốc.
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về khía cạnh tâm lý và nhân cách của
người cao tuổi
- Agich (2010) tiếp cận người cao tuổi từ góc độ nhân phẩm. Qua
nghiên cứu, tác giả cho thấy rằng vấn đề đảm bảo về nhân phẩm trong
các chính sách đối với người cao tuổi không được đảm bảo và chưa
được hiểu một cách đúng đắn, phù hợp.
- Tadd và Bayer (2006) nghiên cứu về vấn đề nhân phẩm trong hoạt
động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi ở một số nước tại Châu Âu.
- Stratton và Tadd (2005) cũng đề cập đến vấn đề nhân cách của
người cao tuổi nhưng các tác giả không đưa ra các gợi ý về mặt chính
sách mà chỉ tập trung tìm hiểu nhìn nhận và hiểu biết của xã hội về vấn
đề nhân cách của người cao tuổi ở Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Pháp,
Slovakia và Thuỵ Sỹ.

5


1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với
ngƣời cao tuổi trong nƣớc
1.2.1. Nhóm các nghiên cứu mang tính mô tả về người cao tuổi
- Về khía cạnh sinh học, người cao tuổi có những đặc điểm như tuổi
cao, sức khoẻ yếu, mất sức lao động (Bế Quỳnh Nga, 2005).
- Cục bảo trợ xã hội (2012) đưa ra các đặc điểm sinh học một cách

chi tiết hơn. Đặc điểm sinh học do Cục bảo trợ xã hội đưa ra đảm bảo
mức độ chi tiết, rất hữu ích trong việc phân biệt đối tượng người cao
tuổi với các đối tượng thuộc các nhóm tuổi khác trong xã hội.
1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về chất lượng sống và nhu cầu chăm
sóc của người cao tuổi
- Công trình nghiên cứu “Elderly care in daily living in rural
Vietnam: Need and its socioeconomic determinants” của Lindholm và
cộng sự (2011). Trên cơ sở xem xét nhu cầu và các yếu tố kinh tế tác
động đến nhu cầu chăm sóc hàng ngày của người cao tuổi ở nông thôn
Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra nhiều khuyến nghị rất quan trọng về
chính sách.
- Ninh Thị Hà và cộng sự (2014) tập trung vào những người cao
tuổi ở nông thôn bị huyết áp cao trong nghiên cứu “Quality of life
among people living with hypertension in a rural Vietnam community”.
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin
đối với 275 người.
- Nghiên cứu “Willingness to use and pay for options of care for
community-dwelling older people in rural Vietnam” của Le Van Hoi và
cộng sự (2012). Tác giả nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp có
sẵn và phương pháp thảo luận nhóm để thu thập thông tin về nhận thức
của hộ gia đình có người cao tuổi và người cao tuổi về việc sử dụng các
dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong mối tương quan với khả năng chi
trả của gia đình.
1.2.3. Nhóm các nghiên cứu người cao tuổi từ góc độ gia đình
- Trong nghiên cứu “Chiến lược sống của người cao tuổi trước
những biến đổi của gia đình nông thôn hiện nay” của tác giả Bế Quỳnh
Nga (2015), vấn đề người cao tuổi được xem xét trong mối tương quan
với sự biến đổi của gia đình ở nông thôn khi mà con cái được khuyến
khích tách hộ để ra ở riêng làm thay đổi quy mô gia đình và mối tương
tác, gắn bó giữa cha mẹ với những người con đã lập gia đình.

6


- Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ xã hội học của tác giả Bùi Nghĩa tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Vai trò của gia đình
trong việc chăm sóc người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh” thực
hiện năm 2003 đã hướng đến nghiến cứu người cao tuổi ở góc độ gia
đình, làm rõ vai tr của các thành viên trong gia đình trong việc chăm
sóc người cao tuổi về sức khỏe, tinh thần và khía cạnh tình cảm cũng
như sự biến chuyển trong cấu trúc về vai trò của người cao tuổi trong
gia đình hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.4. Nhóm các nghiên cứu về chăm sóc người cao tuổi tại các
cơ sở chăm sóc người cao tuổi
- Đề tài “Tìm hiểu mức độ trầm cảm ở người già sống trong trung
tâm bảo trợ xã hội thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Hoa và
Nguyễn Thị Sánh (2014), tập trung nghiên cứu về mức độ trầm cảm và
những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở người cao tuổi sống trong
Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng.
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Nhu cầu quan hệ của người già cô
đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can
thiệp của nhân viên công tác xã hội”của Khoa Xã hội học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn à Nội. Đề tài đã đề cập đến người
già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì,
Hà Nội được thu nhận và nuôi dưỡng, sống cách biệt về địa lí với gia
đình, người thân và thế giới bên ngoài.
- Tác giả Nguyễn Phương Lan (2000) cũng gián tiếp đề cập đến
khía cạnh quan hệ xã hội của người cao tuổi ở nghiên cứu “Tiếp cận
văn hoá người cao tuổi”. Theo ông, người cao tuổi chuyển đổi từ môi
trường hoạt động tích cực sang môi trường nghĩ ngơi hoàn toàn. ùng
với thời gian rỗi nhiều là sức khỏe ngày càng kém đi đã khiến cho họ

rơi vào trạng thái tâm lí cô lập với thế giới xung quanh; đ i hỏi cần có
nhu cầu giao tiếp mãnh liệt.
- Về cơ sở chăm sóc người cao tuổi có nghiên cứu “Xây dựng trung
tâm tư vấn miễn phí cho người cao tuổi” của nhóm tác giả Lê Thị Hồng
Phúc (2014). Bài nghiên cứu đã nói lên được nhu cầu của người cao
tuổi như về sức khỏe, tâm lý, chỗ ở và việc làm, thực trạng người cao
tuổi hiện nay tại các trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ. Bên cạnh đó bài
nghiên cứu c n đi sâu vào phân tích nhu cầu của người cao tuổi trong
việc đáp ứng nhu cầu bản thân trong cuộc sống.
7


1.2.5. Nhóm các nghiên cứu về chính sách người cao tuổi
- Công trình nghiên cứu “Cơ sở thực tiễn và lý luận xây dựng chính
sách xã hội đối với người già” của tác giả Nguyễn Hữu Dương (1999)
do Vụ Các vấn đề xã hội thuộc ăn ph ng Quốc hội chủ trì. Công trình
đã cung cấp được thực trạng người cao tuổi ở Việt Nam cũng như chính
sách đối với người cao tuổi trước khi giành độc lập và từ sau khi độc lập
đến nay.
- Cùng nhìn nhận vấn đề người cao tuổi ở góc độ chính sách, đặc
biệt xem xét, đánh giá lại mức độ thành công cũng như sự ghi nhận của
người cao tuổi đối với hiệu quả của hệ thống chính sách người cao tuổi
từ khi có luật đến nay, tác giả Nguyễn ăn Đồng có bài nghiên cứu sát
với mục tiêu của luận án: “Luật Người cao tuổi: Thực tiễn triển khai
sau 8 năm ba hành” được đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 1 (137),
2017.
- Ở một góc độ hẹp hơn, chuyên sâu hơn về người cao tuổi nhưng
nhìn nhận ở khía cạnh chính sách, tác giả Trịnh Duy Luân có bài báo
nghiên cứu “Chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”
đăng trên Tạp chí tiếng Việt số 1(98)-2016.

- Hai tác giả là Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi trong quyển
sách “Chăm sóc người cao tuổi trong xã hội Việt Nam đang chuyển đổi:
Những chiều cạnh chính sách và cấu trúc” do Nhà xuất bản Khoa học
xã hội ấn hành năm 2017 cũng quan tâm nghiên cứu về chủ đề này. Hai
tác giả tập trung làm rõ vai trò của các chủ thể như nhà nước, gia đình,
cộng đồng và thị trường trong chăm sóc người cao tuổi hiện nay dưới
góc nhìn chính sách.
- Nghiên cứu “Một số phát hiện chính của nghiên cứu đánh giá tình
hình chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở Việt Nam” của tác giả
Đàm iết ường và cộng sự (2007). Nhóm tác giả đi từ việc mô tả hiện
trạng về tình hình sức khoẻ, mô hình ốm đau của người cao tuổi; tình
hình sử dụng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi đến
việc triển khai thực hiện các chính sách sức khoẻ người cao tuổi.
1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, những nghiên cứu về người cao tuổi và chính sách đối
với người cao tuổi tuy phong phú nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
nào đề cập đến những vấn đề về lý thuyết chính sách đối với người cao
tuổi nói chung.
8


Thứ hai, tuy các nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi
hết sức phong phú nhưng vẫn rất ít các nghiên cứu nào mô tả lịch sử
hình thành và phát triển chính sách người cao tuổi ở Việt Nam từ trước
đến nay (nhất là từ sau năm 1945).
Thứ ba, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khái quát các vấn đề cốt lõi
của chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay như mục
tiêu chính sách, nội dung chính sách, giải pháp chính sách là gì?
Thứ tư, một khoảng trống rất lớn khác mà các nghiên cứu được tổng
quan chưa đề cập tới là thực trạng chính sách đối với người cao tuổi

hiện nay ở Việt Nam.
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAO TUỔI
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngƣời cao tuổi
2.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Trong luận án này, tác giả chọn khái niệm người cao tuổi là nhóm
dân số có độ tuổi từ 60 trở lên đang có sự thay đổi về ngoại hình, sức
khoẻ, tâm lý và tinh thần.
2.1.2. Đặc điểm người cao tuổi
- Về khía cạnh sinh học, người cao tuổi phải gắn với quá trình lão
hoá dẫn đến thay đổi về diện mạo và khả năng vận hành của các cơ
quan trong cơ thể. Về tình trạng sức khoẻ, người cao tuổi thường có
những căn bệnh đặc thù của tuổi cao tuổi như tim mạch, huyết áp,
xương khớp, hô hấp, răng miệng và tiêu hoá...
- Về đặc điểm tâm lý, các nghiên cứu cho rằng người cao tuổi cũng
dễ chuyển từ trạng thái tích cực sang trạng thái tiêu cực, dễ rơi vào cảm
giác cô đơn và cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn, dễ cảm thấy bất
lực và tủi thân, nói nhiều hoặc trầm cảm, và sợ phải đối mặt với cái
chết.
2.1.3. Vai trò của người cao tuổi
2.1.3.1. Vai trò của người cao tuổi đối với gia đình
Trước hết họ là chủ thể cốt lỗi gần như không thể thiếu để kết nối
những giá trị truyền thống của gia đình thuộc thế hệ trước tới những thế
hệ sau.
Thứ hai, người cao tuổi trong bối cảnh của Việt Nam c n là người
lao động trong gia đình, góp phần tạo thu nhập hoặc tiết kiệm chi tiêu
cho gia đình.
9



2.1.3.2. Vai trò kinh tế của người cao tuổi
Người cao tuổi đóng góp vào nền kinh tế bằng cách tham gia vào
thị trường lao động để tạo ra của cải trong xã hội; tích cực tham gia vào
các hoạt động công tác xã hội, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm
về khoa học - công nghệ, ngành nghề truyền thống cho thế hệ trẻ,...
2.1.3.3. Vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp cách mạng
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, người cao tuổi luôn đồng
hành và thể hiện vai trò không thể thiếu đối với sự nghiệp cách mạng
của dân tộc; xây dựng đời sống mới, tích cực động viên con cháu lên
đường nhập ngũ tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
2.2. Lý thuyết về chính sách đối với ngƣời cao tuổi
2.2.1. Khái niệm chính sách và chính sách đối với người cao tuổi
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách công; tuy nhiên,
các quan niệm khác nhau đó về chính sách công vẫn có những điểm
tương đồng. Luận án này cho rằng, chính sách công là sản phẩm của cơ
quan có thẩm quyền ban hành hướng đến các nhóm đối tượng thụ
hưởng nhằm phục vụ cho lợi ích công, cho sự phát triển của xã hội. Từ
đó, có thể thấy, chính sách đối với người cao tuổi là sản phẩm của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hướng đến nhóm đối tượng là
người cao tuổi nhằm phục vụ lợi ích của người cao tuổi và lợi ích chung
của xã hội có được từ thành tựu chăm sóc người cao tuổi đó.
2.2.2. Các yếu tố cấu thành của chính sách đối với người cao tuổi
2.2.2.1. Mục tiêu của chính sách đối với người cao tuổi
Mục tiêu của chính sách là kết quả mà nhà nước đặt ra và mong
muốn đạt được thông qua chính sách và các giải pháp chính sách. Mục
tiêu của chính sách được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: mục tiêu
chung, mục tiêu cụ thể. Đó là mục tiêu công bằng xã hội, phúc lợi xã
hội, hòa nhập xã hội,...
2.2.2.2. Nội dung của chính sách đối với người cao tuổi
Vấn đề thứ nhất mà chính sách đối với người cao tuổi hướng tới là

bảo đảm thu nhập của người cao tuổi. Vấn đề thứ nhất mà chính sách
đối với người cao tuổi hướng tới là bảo đảm thu nhập của người cao
tuổi. Vấn đề thứ ba là hỗ trợ người cao tuổi trong việc đi lại, di chuyển
trong cuộc sống. Vấn đề thứ tư là vấn đề an toàn của người cao tuổi.

10


2.2.2.3. Giải pháp thực hiện chính sách đối với người cao tuổi
Giải pháp chính sách là cách thức giải quyết vấn đề nhằm đạt được
mục tiêu chính sách, gồm:
Giải pháp thứ nhất bao gồm các hoạt động phát huy vai tr người
cao tuổi. Giải pháp thứ hai liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Giải pháp
thứ ba liên quan đến chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần. Giải pháp
thứ tư liên quan đến hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi. Giải pháp thứ năm liên
quan đến nâng cao đời sống vật chất. Giải pháp thứ sáu liên quan đến
xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc và phát huy vai tr người cao
tuổi dựa vào cộng đồng. Giải pháp thứ bảy liên quan đến phát triển các
cơ sở chăm sóc và nhà ở đối với người cao tuổi. Giải pháp thứ tám liên
quan đến đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; giám sát, đánh giá nghiên
cứu về những vấn đề liên quan người cao tuổi. Giải pháp thứ chín liên
quan đến hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già.
2.2.3.4. Công cụ của chính sách đối với người cao tuổi
Công cụ chính sách là phương tiện vật chất để cụ thể hoá, đưa
những phương án lựa chọn vào thực tế. Công cụ chính sách đối với
người cao tuổi bao gồm công cụ luật pháp, công cụ kinh tế và công cụ
thuyết phục.
2.2.3. Quy trình chính sách đối với người cao tuổi
Quy trình chính sách đối với người cao tuổi được diễn ra theo một

trình tự giản tiện gồm 4 bước cơ bản: giai đoạn hình thành chính sách
đối với người cao tuổi; giai đoạn thực hiện chính sách đối với người cao
tuổi; giai đoạn đánh giá tổng kết; và giai đoạn điều chỉnh chính sách đối
với người cao tuổi hiện tại.
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách đối với ngƣời cao tuổi
ó nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với người cao tuổi,
đó là những yếu tố tạo nên sự thành công của chính sách này như Môi
trường chính sách, Chủ thể chính sách, Các đối tượng chịu sự tác động
của chính sách đối với người cao tuổi.

11


2.4. Khung phân tích thực trạng chính sách đối với cao tuổi
Số tiêu
Tiêu chí
Nội dung
chí
phân tích thực trạng
Câu hỏi thứ nhất: Chính sách đối với ngƣời cao tuổi có phù hợp
với mong đợi của ngƣời cao tuổi hay không?
Thực trạng đáp ứng của
1
chính sách trợ cấp xã hội
Thực trạng đáp ứng của
chính sách chăm sóc sức
2
khoẻ dành cho người cao
tuổi
Thực trạng đáp ứng chính

sách chăm lo đời sống vật
3
chất và tinh thần cho
người cao tuổi
Câu hỏi thứ hai: Chính sách đối với ngƣời cao tuổi đã đầy đủ
chƣa?
(1) Sự hỗ trợ của nhà nước
trong việc lập kế hoạch về nhu
cầu tài chính cho người cao
tuổi;
(2) Hỗ trợ thoả đáng cho
những người cao tuổi khi họ
An toàn về tài chính và quyết định vẫn tiếp tục tham
1
thu nhập
gia thị trường lao động ngay
khi họ đã hết độ tuổi lao động;
(3) Đảm bảo nguồn quỹ, tài
chính ngân sách của nhà nước
một cách phù hợp để giúp đỡ
những người cao tuổi khó
khăn để giúp họ đáp ứng nhu
cầu cơ bản của họ.
(1) Đáp ứng nhu cầu chăm sóc
Vấn đề chăm sóc người
của người cao tuổi ở những
cao tuổi ở những trung
2
nơi phù hợp.
tâm chăm sóc người cao

(2) Tăng mức cung và sự đang
tuổi
dạng trong mức cung về mái
12


Số tiêu
chí

3

4

5

Tiêu chí
phân tích thực trạng

Nội dung

ấm tình thương, các dịch vụ
chăm sóc từ cộng đồng.
(3) Giám sát và cải thiện vấn
đề cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ và nơi ở dài hạn cho
người cao tuổi, làm cho người
cao tuổi có thể thụ hưởng
được sự an toàn và dịch vụ có
chất lượng.
(1). Hỗ trợ cộng đồng và cá

nhân để những đối tượng này
có thể tham gia tích cực vào
hoạt động chăm sóc sức khoẻ
của người cao tuổi.
(2). Hỗ trợ để người cao tuổi
hăm sóc sức khoẻ của
định kỳ được hưởng các dịch
người cao tuổi
vụ y tế hiệu quả, có chất lượng
phù hợp với nhu cầu của họ.
(3) Phát triển một cung lao
động cho phù hợp với nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ người cao
tuổi trong xã hội.
(1). Hỗ trợ những người cao
tuổi sử dụng các phương tiện
giao thông cá nhân an toàn.
(2). Phát triển các loại hình
giao thông phù hợp, dễ tiếp
Vấn đề di chuyển và đi lại
cận và giá cả hợp lý để người
của người cao tuổi
cao tuổi có thể tham gia lưu
thông nếu họ không muốn
hoặc không thể sử dụng
phương tiện giao thông cá
nhân.
n toàn cho người cao (1). Duy trì khả năng độc lập
tuổi
của người cao tuổi trong việc

ra những quyết định liên quan
13


Số tiêu
chí

6

Tiêu chí
phân tích thực trạng

Nội dung

đến cuộc sống của họ và giúp
người cao tuổi tránh được sự
ngược đãi.
(2) Nâng cao nhận thức của
cộng đồng và người dân về
vấn đề ngược đãi ngược cao
tuổi, bỏ rơi và cách thức để
tránh hoặc phản ứng trước
những điều đó.
(3) Tăng cường năng lực của
cộng đồng để đáp ứng trong
những tình huống mà người
cao tuổi bị ngược đãi.
(4) Cải thiện kỹ năng lập kế
hoạch về tài chính và những
quyết định cá nhân.

(5) Hỗ trợ duy trì sự tự chủ
của cá nhân người cao tuổi
trong việc đưa ra những quyết
định liên quan đến bản thân và
tài chính.
(6) Hỗ trợ cho gia đình và
những người chăm sóc người
cao tuổi trong cộng đồng để
giúp họ hiểu hơn những thay
đổi và thách thức trong việc
chăm sóc người cao tuổi trong
bối cảnh có nhiều thay đổi.
(1) Xây dựng một cộng đồng
thân thiện với người cao tuổi.
(2) Hỗ trợ người cao tuổi đóng
Tham gia sinh hoạt cộng
góp cho cộng đồng và khuyến
đồng
khích cộng đồng thừa nhận sự
đóng góp của người cao tuổi.
(3) Chính phủ, nhà nước tăng
cường làm việc, kết nối với
14


Số tiêu
chí

7


8

Tiêu chí
phân tích thực trạng

Nội dung

khu vực phi lợi nhuận để cung
cấp và hỗ trợ người cao tuổi
để họ có thể tham gia và đóng
góp tích cực hơn, phù hợp hơn
với nhu cầu và lợi ích của
cộng đồng mà họ đang sống.
(4) Cần làm cho các chương
trình, dịch vụ hỗ trợ của nhà
Tiếp cận được với các nước phù hợp hơn với các cơ
dịch vụ và chương trình hội tiếp cận của người cao tuổi
hỗ trợ của chính phủ, nhà khi họ cần.
nước
(5) Tìm cách làm cho các
chương trình, dịch vụ từ ngân
sách nhà nước và những mong
đợi của người cao tuổi.
Tính thống nhất về mặt quy
định liên quan đến chính sách
Tính thống nhất
đối với người cao tuổi giữa
trung ương và địa phương,
giữa các bộ, ngành có liên
quan.


15


Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối với
ngƣời cao tuổi ở Việt Nam
3.1.1. Chính sách đối với người cao tuổi từ năm 1945 đến năm
1986: hính sách người đối với người cao tuổi ở iệt Nam ở giai đoạn
1945 - 1986 chưa được định hình rõ nét. Nhà nước có thừa nhận vai trò
của người cao tuổi trong xã hội nhưng thật sự là chưa có những hành
động nào mang tính chiến lược, thường xuyên, liên tục vừa khái quát,
vừa cụ thể để có thể gọi là “chính sách người cao tuổi”.
3.1.2. Chính sách đối với người cao tuổi từ năm 1986 đến 2000:
hính sách đối với người cao tuổi trong thời gian từ 1986 đến năm
2000 có bước tiến bộ hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn chưa được
đề cập trong những văn bản mang tính quy phạm pháp luật mang tính
chuyên ngành.
3.1.3. Chính sách người cao tuổi từ 2000 đến nay: Chính sách đối
với người cao tuổi tiếp nối những thành tựu và nền tảng của chính sách
trong những giai đoạn trước và trở nên hoàn thiện, bài bản và vững chắc
hơn, sự quan tâm của toàn Đảng, nhà nước và của hệ thống chính trị đến
chính sách đối với người cao tuổi.
3.1.4. Nhận định về quá trình hình thành và phát triển của chính
sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam
Thứ nhất, về mặt nội dung, chính sách đối với người cao tuổi ngày
càng được hoàn chỉnh.
Thứ hai, chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam nhận được

sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị, từ Ban Chấp hành trung ương
Đảng đến Quốc hội và Chính phủ.
Thứ ba, tính thống nhất của chính sách đối với người cao tuổi về cơ
bản là được đảm bảo.
Thế nhưng, bên cạnh đó, chính sách đối với người cao tuổi ở Việt
Nam còn có một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, những quy định mới chỉ tập trung vào một số chế độ trợ
cấp xã hội thường xuyên cho người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt, khó
khăn; một số ưu đãi khác cho người cao tuổi bao gồm ưu tiên trong
16


khám chữa bệnh, đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng; giảm
phí tham quan, hay quà chúc thọ hoặc chi phí mai táng.
Thứ hai, tính khả thi của một một số nội dung chính sách đối với
người cao tuổi còn thấp.
Thứ ba, nhìn chung trong hệ thống chính sách đối với người cao
tuổi, việc thực hiện các quyền của người cao tuổi được ghi trong Luật
người cao tuổi mới chỉ dừng ở mức đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho
nhóm người cao tuổi gặp khó khăn, hay việc tham gia hội người cao
tuổi, và một số dịch vụ công cộng hạn chế.
3.2. Khái quát về nội dung chính sách đối với ngƣời cao tuổi ở
Việt Nam
3.2.1. Mục tiêu của chính sách đối với người cao tuổi
Mục tiêu tổng quát
Phát huy vai trò của người cao tuổi; nâng cao chất lượng chăm sóc
người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động chăm sóc và phát
huy vai tr người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Mục tiêu cụ thể

- Phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều kiện để người cao tuổi
tham gia có hiệu quả vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh
tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy
đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi.
- Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần của người cao tuổi;
nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh,
khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây
dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động
văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí.
- Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hoàn
thiện chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội hướng tới đảm bảo mức sống
tối thiểu cho người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống
dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi
khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện nghèo không có người phụng
dưỡng, người cao tuổi dân tộc thiểu số.
3.2.2. Nội dung của chính sách người cao tuổi
- Thứ nhất là chính sách trợ cấp xã hội
- Thứ hai là chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
17


- Thứ ba, chính sách chăm sóc người cao tuổi trong hoạt động văn
hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, sử dụng công trình
công cộng và tham gia giao thông công cộng
3.3. Chính sách đối với ngƣời cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Mức độ đáp ứng mong đợi của chính sách người cao tuổi ở
Việt Nam hiện nay đối với người cao tuổi
3.3.1.1. Thực trạng đáp ứng của chính sách trợ cấp xã hội đối với
người cao tuổi
Có tới 100% số người được hỏi có nghe tới chính sách trợ cấp xã

hội. Có tới 91,5% số người được hỏi trả lời là có biết đến chính sách
chăm sóc sức khoẻ dành cho người cao tuổi. Số người trả lời có nghe
đến chính sách hỗ trợ trong các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao tuy
có thấp hơn so với hai nội dung trước nhưng cũng chiếm đa số với
74,6%. Như vậy có thể nói, công tác tuyên truyền về chính sách đối với
người cao tuổi được nhà nước làm rất tốt; người cao tuổi nghe đến, biết
đến chính sách dành cho họ.
3.3.1.2. Thực trạng đáp ứng của chính sách chăm sóc sức khoẻ đối
với người cao tuổi
Kết quả khảo sát cho thấy về mặt chính sách,chính sách chăm sóc
sức khoẻ ban đầu dành cho người cao tuổi được thể hiện tương đối đầy
đủ với vai trò quan trọng của Trạm y tế cấp xã. Thế nhưng trên thực tế
việc thực hiện chính sách còn hạn chế. Ở tất cả các khía cạnh mức độ
rất tốt và tốt đều rất thấp. Chỉ có một khía cạnh duy nhất là công tác lập
hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ người cao tuổi đạt cao nhất so với các
tiêu chí khác nhưng cũng chỉ với 35% cho tất cả hai mức là tốt và rất
tốt.
3.3.1.3. Thực trạng đáp ứng của chính sách chăm lo đời sống văn
hoá, tinh thần và thể chất người cao tuổi
Trong các kênh tiếp cận thông tin, truyền hình là kênh thông tin
quan trọng và phổ biến nhất (chiếm 89,5%) mà người cao tuổi tiếp cận
được, vì nghe và nhìn thuận lợi hơn cho người cao tuổi. Bạn bè cũng là
kênh thông tin quan trọng đối với người cao tuổi chiếm tới 86,6%.
Trong các kênh tiếp cận thông tin, truyền hình là kênh thông tin
quan trọng và phổ biến nhất (chiếm 89,5%) mà người cao tuổi tiếp cận
được, vì nghe và nhìn thuận lợi hơn cho người cao tuổi. Bạn bè cũng là
kênh thông tin quan trọng đối với người cao tuổi chiếm tới 86,6%.
18



3.3.2. Mức độ hoàn thiện của chính sách đối với người cao tuổi
Trước hết là khía cạnh an toàn về tài chính và thu nhập giành cho
người cao tuổi trong chính sách đối với người cao tuổi. Kết quả khảo sát
cho thấy, nhà nước không có hỗ trợ người cao tuổi trong việc lập kế
hoạch về nhu cầu tài chính của họ, chỉ với 23% số người khảo sát cho
rằng nhà nước có quan tâm. Người cao tuổi thường ít quan tâm tới việc
lập kế hoạch nhu cầu tài chính. Người cao tuổi càng ít quan tâm đến
điều này.
Thứ hai, ở khía cạnh chăm sóc người cao tuổi ở những trung tâm
chăm sóc người cao tuổi. Khảo sát về mức độ đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khoẻ của người cao tuổi, chỉ có khoảng 35% trả lời là đảm bảo
rất tốt và tốt. Mức đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ như vậy là thấp.
Thứ ba, là vấn đề chăm sóc sức khoẻ nói chung dành cho người cao
tuổi không được đánh giá cao, chỉ có 35% đối tượng tham gia khảo sát
đánh giá là rất tốt và tốt.
Thứ tư, vấn đề di chuyển và đi lại ở người cao tuổi. Với tiêu chí hỗ
trợ người cao tuổi sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân an toàn,
kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 21,4% đánh giá là tốt và rất tốt.
Thứ năm, về vấn đề an toàn cho người cao tuổi. Trong bốn khía
cạnh được liệt kê ở bảng trên, khía cạnh hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá
nhân người cao tuổi trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến
bản thân và tài chính nhận được đánh giá thấp nhất, chỉ với 4%. Việc tự
chủ tài chính của cá nhân người cao tuổi thường được các cán bộ, công
chức nhà nước xem là việc của cá nhân người cao tuổi và gia đình
người cao tuổi.
Vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề
ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng
trước những điều đó được đánh giá tương đối tốt với 76% cho là tốt và
rất tốt.
Thứ sáu, về sự tham gia hoà nhập và đóng góp cho cộng đồng của

người cao tuổi. Có tới 83% cho rằng Chính phủ, nhà nước đả làm tốt và
rất tốt việc tăng cường làm việc, kết nối với khu vực phi lợi nhuận để
cung cấp và hỗ trợ người cao tuổi để họ có thể tham gia và đóng góp
tích cực hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng mà họ
đang sống.

19


3.4. Đánh giá thực trạng chính sách đối với ngƣời cao tuổi ở
Việt Nam hiện nay
3.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, người cao tuổi có hiểu biết nhất định về chính sách dành
cho họ.
Thứ hai, chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi thể hiện ở
đầy đủ ở các nội dung được ghi nhận trong Luật người cao tuổi.
Thứ ba, thực tế người cao tuổi được tiếp cận với thẻ bảo hiểm y tế
rất tốt, 100% đều trả lời là có thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ tư, kênh tiếp cận thông tin của người cao tuổi là phong phú và
đa dạng.
Thứ năm, hoạt động tặng quà và tiền mặt nhân dịp lễ tết, mừng thọ
cho người cao tuổi được đánh giá tốt với 79% trả lời là thường xuyên và
rất thường xuyên.
Thứ sáu, nội dung liên quan đến mức cung và sự đa dạng trong mức
cung về mái ấm tình thương, các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng lại
được đánh giá cao.
Thứ bảy, vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về
vấn đề ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc
phản ứng trước những điều đó và tiêu chí tăng cường năng lực của cộng
đồng để đáp ứng trong những tình huống mà người cao tuổi bị ngược

đãi được đánh giá là tốt.
Thứ tám, nhà nước có quan tâm tới những hoạt động, chính sách hỗ
trợ cho người cao tuổi giúp họ hoà nhập và cống hiến cộng đồng.
3.4.2. Những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, mức trợ cấp hiện tại chỉ đáp ứng 50% nhu cầu của người
cao tuổi.
Thứ hai, chính sách chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn hạn chế.
Thứ ba, hoạt động khám sức khoẻ định kì cho người cao tuổi chưa
được thực hiện tốt ở phạm vi trách nhiệm của Trạm y tế.
Thứ tư, về hoạt động thể dục thể thao, người cao tuổi khó và không
có khả năng tiếp cận với hoạt động thể dục thể thao, nhất là ở khu vực
nông thôn.
Thứ năm, nhà nước thiếu hẳn nội dung hỗ trợ người cao tuổi trong
việc lập kế hoạch về nhu cầu tài chính của họ.
20


Thứ sáu, nhà nước không có những hỗ trợ nào giành cho người cao
tuổi đang tham gia vào thị trường sức lao động mặc dù đã hết tuổi lao
động.
Thứ bảy, ngân sách giành cho phúc lợi xã hội, trong đó có phúc lợi
giành cho người cao tuổi có tăng hàng năm nhưng chưa đảm bảo.
Thứ tám, nhà nước chưa đáp ứng được mức độ đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi. Không những vậy, hoạt động
giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch.
Thứ chín, hoạt động hỗ trợ cộng đồng và cá nhân để những đối
tượng này có thể tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ
của người cao tuổi không được đánh giá cao.
Thứ mười, nhà nước ít quan tâm tới việc phát triển các loại hình
giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và giá cả hợp lý để người cao tuổi có

thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng
phương tiện giao thông cá nhân được.
Thứ mười một, vấn đề hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá nhân người
cao tuổi trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến bản thân và
tài chính gần như bị nhà nước bỏ qua và xem đó là công việc nội bộ của
người cao tuổi.
Thứ mười hai, vấn đề hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc
người cao tuổi trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và
thách thức trong việc chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh có nhiều
thay đổi chưa được nhà nước quan tâm thoả đáng.
3.5. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Dù đã có luật nhưng các nội dung của chính sách đối với người cao
tuổi vẫn còn thiếu và chưa bao quát.
Ngân sách nhà nước dành cho đối tượng người cao tuổi còn hạn
chế.
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện chính sách đối với ngƣời cao tuổi
ở Việt Nam hiện nay
Cần hình thành tư duy chính sách đối với người cao tuổi, có giải
pháp huy động nguồn lực cộng đồng và phát huy vai trò của người cao
tuổi thích ứng với vấn đề già hóa chủ động mà Việt Nam đang đối mặt.
21


4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với ngƣời cao
tuổi
4.2.1. Giải pháp liên quan đến nhận thức của các ngành, các cấp
- Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, hoạch định chính sách

cũng như của toàn bộ cộng đồng.
- Nhà nước cần đưa ra những quy định liên quan đến vai trò và
trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là chính quyền địa phương để
có cơ sở pháp lý ràng buộc những chủ thể thực hiện này;
- Nhà nước cần tổ chức thường xuyên và liên tục các đợt tập huấn
và các khoá đào tạo, bồi dưỡng về chính sách người cao tuổi và về
người cao tuổi để nâng cao hiểu biết của cơ quan nhà nước.
- Nhà nước cần dành nhiều hỗ trợ về tài chính hơn cho những cán
bộ, công chức trực tiếp phụ trách lĩnh vực phúc lợi xã hội giành cho
người cao tuổi.
4.2.2. Giải pháp liên quan đến hoàn thiện chính sách chăm sóc
đời sống thể chất và tinh thần cho người cao tuổi
- Nhà nước cần đưa ra mẫu quy chế chung trong hoạt động của các
câu lạc bộ ở địa phương giành cho người cao tuổi. Quy chế mẫu này là
khuôn khổ để giúp cho các câu lạc bộ hoạt động có quy cũ và bài bản.
- Nhà nước cần tạo ra nhiều cơ chế linh hoạt cho sự phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước địa phương với các tổ chức thuộc khu vực tư
nhân
- Tạo ra sự thông thoáng về chính sách để thu hút sự tham gia của
cộng đồng vào xây dựng các sở sở giành cho sinh hoạt tinh thần và thể
dục thể chất của người cao tuổi.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và các Bộ,
ngành về việc tạo ra môi trường sống thân thiện cho người cao tuổi.
4.2.3. Giải pháp liên quan đến chính sách đảm bảo an sinh xã hội
cho người cao tuổi
- Tăng cường sự tham gia của địa phương trong việc giúp người cao
tuổi tiếp cận được với hệ thống bảo hiểm xã hội giành cho người cao
tuổi.
- Cần điều chỉnh những quy định của nhà nước về lương hưu, cách
quản lý lương hưu.

- Cần điều chỉnh những quy định của nhà nước về trợ cấp xã hội
như mức trợ cấp xã hội và nguồn thu, quản lý quỹ trợ cấp xã hội.
22


- Thiết kế và thực hiện một hệ thống trợ cấp tiền mặt với sự ưu tiên
cho người cao tuổi ở nông thôn, phụ nữ sẽ có tác động giảm nghèo cao
nhất vì đây là những nhóm dân số cao tuổi dễ tổn thương nhất với đói
nghèo.
4.2.4. Giải pháp liên quan đến chính sách chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi
- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao
nhận thức, ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho một tuổi
già khỏe mạnh, tránh bệnh tật, thương tật và tàn tật.
- Cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia toàn diện về
chăm sóc người cao tuổi mà trong đó cần xác định một số mục tiêu
lượng hoá được và có tính đặc trưng giới để cải thiện tình trạng sức
khỏe người cao tuổi, giảm các bệnh mãn tính, tàn tật và tử vong khi
bước vào tuổi cao.
- Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi, đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mạn tính;
- Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào phát triển hệ thống
các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng
người cao tuổi, nhất là đối với người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn;
- Xây dựng hệ thống bệnh viện và tổ chức nghiên cứu lão khoa trên
phạm vi cả nước;
- Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp
trong việc xây dựng, vận động và thực hiện chính sách cho già hóa dân
số và người cao tuổi.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu có tính đại diện quốc gia và thực
hiện các nghiên cứu toàn diện về dân số cao tuổi.
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe, xây dựng và mở rộng các dịch vụ
chăm sóc người cao tuổi với sự tham gia tích cực, chủ động của mọi
thành phần xã hội và nâng cao năng lực quốc gia về chăm sóc người cao
tuổi.
4.2.5. Giải pháp lồng ghép các kế hoạch, quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội của cả nước và của địa phương với nhu cầu và nguyện
vọng của người cao tuổi
Để tương thích với tình trạng dân số già, Việt Nam cần có sự chuẩn
bị nhiều mặt trong đó cần quan tâm đến khả năng tích hợp trong chiến
23


×