Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp phòng TNMT quận bình tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 60 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP....................................................2
1.1.

MỤC TIÊU THỰC TẬP................................................................................2

1.2.

NỘI DUNG THỰC TẬP...............................................................................2

1.3.

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP.................................................................................2

1.4.

THỜI GIAN THỰC TẬP..............................................................................2

1.5.

KẾT QUẢ......................................................................................................2


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP................................................4
2.1.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH..............................................................................4

2.2.

CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ........................................................................4

2.2.1.

Chức năng...............................................................................................4

2.2.2.

Nhiệm vụ................................................................................................4

2.3.

NGUỒN NHÂN LỰC...................................................................................5

2.4.

NHẬN XÉT...................................................................................................6

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT....8
3.1.

ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT..........................................8


3.1.1.

Định nghĩa..............................................................................................8

3.1.2.

Nguồn gốc...............................................................................................8

3.1.3.

Thành phần.............................................................................................8

3.2.

CƠ SỞ PHÁP LÝ........................................................................................10

3.3.

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT........................11

3.3.1.

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn............................................12

3.3.2.

Lưu giữ tại nguồn..................................................................................13

3.3.3.


Thu gom chất thải rắn sinh hoạt............................................................14

3.3.4.

Trung chuyển và vận chuyển................................................................15

_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________
CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI QUẬN BÌNH TÂN...........................................................................................19
4.1.

NGUỒN PHÁT SINH CTRSH...................................................................19

4.2.

KHỐI LƯỢNG CTRSH PHÁT SINH.........................................................25

4.2.1.

Thống kê khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn quận....................25

4.2.2.


Khối lượng phát sinh thực tế do sinh viên lấy mẫu...............................25

4.2.3.

Dự đoán khối lượng chất thải phát sinh năm 2020, năm 2025..............30

4.3.

THÀNH PHẦN...........................................................................................31

4.3.1. Thành phần CTRSH theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi
trường quận Bình Tân........................................................................................31
4.3.2.
4.4.

Thành phần theo khảo sát do sinh viên thực hiện..................................32

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN....35

4.4.1.

Quản lý kỹ thuật....................................................................................35

4.4.2.

Quản lý nhà nước..................................................................................51

4.5. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI QUẬN BÌNH
TÂN 57

4.5.1.

Ưu điểm:...............................................................................................57

4.5.2.

Những vấn đề còn tồn tại:.....................................................................58

4.6.

ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ...........................................................................59

4.6.1.

Về công tác thu gom rác dân lập...........................................................59

4.6.2.

Về công tác thu gom rác quét đường, rác dọn quang............................59

4.6.3.

Hệ thống điểm hẹn................................................................................59

4.6.4.

Đề xuất của Phòng Tài nguyên và Môi trường......................................59

KẾT LUẬN..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................61


_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________

DANH MỤC VIẾT TẮT
AL

An Lạc

ALA

An Lạc A

BHH

Bình Hưng Hòa

BHHA

Bình Hưng Hòa A

BHHB


Bình Hưng Hòa B

BTĐ

Bình Trị Đông

BTĐA

Bình Trị Đông A

BTĐB

Bình Trị Đông B

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KP

Khu phố

MTV

Một thành viên


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Tân Tạo

TTA

Tân Tạo A

UBND

Ủy ban Nhân dân

_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
3



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Định nghĩa thành phần của CTRSH............................................................9
Bảng 4.1. Các điểm thường xuyên bị vứt rác bừa bãi ở quận Bình Tân....................19
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình.................................26
Bảng 4.3. Tỷ lệ gia tăng dân số tư nhiên và cơ học của TP.HCM năm 2015 (%)......30
Bảng 4.4. Thành phần CTRSH tại quận Bình Tân....................................................31
Bảng 4.5. Thành phần CTRSH theo khảo sát thực tế................................................32
Bảng 4.6. Nguồn nhân công và thiết bị thu gom - lưu giữ tại chỗ.............................36
Bảng 4.7. Số lượng Tổ rác dân lập - Công ty thu gom rác........................................39
Bảng 4.8. Các điểm hẹn lấy rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân........................44
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp các lộ trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn quét
đường về Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước.............................................50
Bảng 4.10. Biểu phí đối với chất thải rắn sinh hoạt..................................................54
Bảng 4.11. Mức phí của một số tổ thu gom rác dân lập quận Bình Tân....................57

_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên Môi trường............................6
Hình 3.1. Quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt...................................................11
Hình 4.1. Ngã 3 đường số 1 và đường An Dương Vương, phường An Lạc A...........23
Hình 4.2. Bãi đất trống cạnh 356 Tân Hòa Đông, phường Bình Trị Đông................23
Hình 4.3. Kênh 19/5 thuộc địa bàn phường Bình Hưng Hòa....................................24
Hình 4.4. Kênh Nước Đen, phường Bình Hưng Hòa A.............................................24
Hình 4.5. Đường số 2, phường Bình Hưng Hòa B....................................................25
Hình 4.6. Thùng rác trên đường Vành Đai Trong, phường Bình Trị Đông B............38
Hình 4.7. Xe thu gom rác dân lập.............................................................................41
Hình 4.8. Thu gom rác dọn quang trên đường Kênh Nước Đen, phường Bình Hưng
Hòa........................................................................................................................... 42
Hình 4.9. Sơ đồ quản lý chất thải rắn tại quận Bình Tân...........................................52
Hình 4.10. Sơ đồ cơ cấu quản lý hành chính lực lượng thu gom rác.........................53

_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________

MỞ ĐẦU
Ngày nay, các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống con người đang diễn ra
mạnh mẽ. Con người khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên đáp ứng cho dây
chuyền sản xuất – tiêu thụ và trả lại môi trường chất thải. Các nguồn tài nguyên đang
ngày càng cạn kiệt, vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường đang trở nên bức xúc
hơn ở nhiều nơi.

Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt là Thành phố Hồ
Chí Minh, trong đó có quận Bình Tân nằm về phía Đông Bắc – Tây Nam của thành
phố. Quá trình công nghiệp hóa ở đây diễn ra khá nhanh chóng, bộ mặt xã hội có
nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển ấy là tình trạng xuống
cấp ngày càng trầm trọng của môi trường. Rác thải sinh hoạt đang là một trong
những vấn đề môi trường bức xúc của thành phố nói chung và của quận Bình Tân
nói riêng.
Quận Bình Tân - thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế phát triển kinh tế, có cơ sở
hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có những vấn đề bức xúc nảy sinh trong
đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay
mỗi ngày trên địa bàn quận Bình Tân thải ra với lượng chất thải ra hàng ngày tương
đối lớn đòi hỏi phải có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, nhằm giảm ô nhiễm
môi trường và cải thiện môi trường sống, lao động sản xuất của nhân dân, giúp cho
việc hòa nhập với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của quận. Giữ gìn cảnh quan
môi trường luôn sạch đẹp.
Từ thực tiễn trên và để tìm hiểu kỹ hơn về công tác công tác quản lý rác sinh hoạt
tại quận Bình Tân, tôi xin chọn tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”.

_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP

1.1.

MỤC TIÊU THỰC TẬP

 Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp.
 Tiếp cận và làm quen với công việc có liên quan tới ngành nghề quản lý môi
trường đang theo học, tìm hiểu cơ quan/đơn vị hoạt động liên quan tới chuyên
ngành
 Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công việc, kỹ năng làm việc
nhóm, tìm kiếm thông tin.
1.2.

NỘI DUNG THỰC TẬP

 Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt
tại Quận Bình Tân.
 Khảo sát lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình phát sinh.
 Khảo sát công tác quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân.
 Đánh giá kết quả của công tác quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên
địa bàn quận Bình Tân.
 Ghi nhận một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý lực lượng thu gom
rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân.
1.3.

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân.
Địa chỉ: 521 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ

Chí Minh.
1.4.

THỜI GIAN THỰC TẬP

Thời gian thực tập tốt nghiệp 6 tuần từ 17/04/2017 đến 26/05/2017 thực tập tại
phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân.
1.5.

KẾT QUẢ

 Hiểu được hiện trạng, cách thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Bình Tân.
_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________
 Được đào tạo làm quen với công việc hành chính văn phòng (nhập hồ sơ, sắp
xếp tài liệu, đánh máy, sử dụng máy photocopy).
 Đánh giá được hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân.

_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
3



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Năm 2003, do sự tăng dân số cơ học và để tạo điền kiện thuận lợi để phát triển,
huyện Bình Chánh tách ra thành lập thêm quận Bình Tân. Quận Bình Tân là đô thị
mới được thành lập bao gồm 10 Phường theo nghị định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003
của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân
Tạo của huyện Bình Chánh trước đây, với diện tích tự nhiên là 5188,67 ha (10
Phường gồm An Lạc, An Lạc A, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B,
Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Tân Tạo và Tân Tạo A).
Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, có Phường hầu
như không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát
triển nhanh theo hướng đô thị.
Trên cơ sở thành lập quận mới, Phòng Tài nguyên – Môi trường được thành lập
theo Quyết định số 574/2005/QĐ-UB ngày 23/02/2005 và hoạt động cho đến nay.
Địa chỉ: 521 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: (08)8750415.
Fax: (08)8754645.
2.2.

CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ


2.2.1. Chức năng
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân quận Bình Tân thực hiện quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước,
tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, vệ sinh môi
trường, rác thải.
2.2.2. Nhiệm vụ
Trình cho Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành các văn bản hướng dẫn về
thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý tài
nguyên và môi trường, kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân quận ban
hành.

_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________
Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận và
tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của các Phường không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân quận.
Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công

chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở các Phường; thực hiện việc lập và
quản lý hồ sơ địa chính xây dựng hệ thống thông tin đất đai quận Bình Tân.
Tổ chức đăng ký, xác nhận, kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề
án bảo vệ môi trường trên địa bàn quận; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định
kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp,
khu du lịch trên địa bàn quận; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và
môi trường trên địa bàn quận; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các Phường quy định về
hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có
hiệu quả.
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và
môi trường. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh
vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Sở Tài nguyên và Môi
trường. Thu thập, quản lý, lưu trữ thông tin, tư liệu về tài nguyên và môi trường.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2.3.

NGUỒN NHÂN LỰC

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân có 1 Trưởng phòng và 4 Phó
Trưởng phòng và 17 chuyên viên.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, đồng thời chịu trách nhiệm trước
giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện các mặt công tác chuyên môn
và trước pháp luật về thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và
toàn bộ hoạt động của Phòng.
_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________
Các Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được phân
công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng Ủy
quyền điều hành các hoạt động của Phòng.
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân tổ chức thành các tổ chuyên
môn theo hình 2.1:
UBND Quận
Bình Tân

Sở TNMT
Thành Phố

Phòng Tài Nguyên – Môi Trường
Quận Bình Tân

Tổ Giải quyết
Tranh chấp Đất đai

Tổ Lưu trữ
Văn thư

Tổ Tài
nguyên

Tổ Môi trường


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên Môi trường.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016)
Trong đó tổ môi trường có 1 Tổ trưởng và 5 chuyên viên, có nhiệm vụ như sau:
 Giải quyết các vấn đề môi trường.
 Phòng chống khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên
tai
 Giải quyết kịp thời các khiếu nại, phản ánh các vấn đề nóng về ô nhiễm môi
trường trên địa bàn.
 Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật và các quy định về bảo
vệ môi trường.
 Quản lý vệ sinh đô thị (quản lý vệ sinh đường phố, công tác thu gom vận
chuyển rác).
_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
____________________________________________________________________
2.4.

NHẬN XÉT

Hiện nay tình trạng gây ô nhiễm môi trường dưới nhiều hình thức tại một số khu
vực trên địa bàn Quận Bình Tân là mối đe dọa ảnh hưởng sức khỏe của người dân.
Đơn cử là rác thải sinh hoạt thải bỏ xuống kênh rạch gây tắc nghẽn, bốc mùi hôi thối
(khu vực kênh 19/5), các phương tiện thu gom rác thải hộ gia đình đổ rác lén lút tại

khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa, một số khu vực vẫn còn tình trạng vứt rác
không đúng quy định, tập trung chủ yếu gần các khu công nghiệp (khu công nghiệp
Tân Tạo, khu công nghiệp Vĩnh Lộc, khu công nghiệp Tân Bình mở rộng), khu vực
tập trung đông công nhân.
Việc di dời các đơn vị gây ô nhiễm môi trường ở hầu hết các ngành, địa phương
vẫn còn một số khó khăn nhất định... Nguyên nhân của việc di dời chậm do các cơ sở
chưa tìm được địa điểm mới, thiếu nguồn vốn để di dời và cải tạo trang thiết bị sản
xuất...
Đối với biện pháp giáo dục và tuyên truyền của Phòng Tài nguyên và Môi trường
quận Bình Tân chưa đạt hiệu quả cao do thiếu nguồn kinh phí tổ chức, trình độ dân
trí thấp vì phần lớn là dân nhập cư, cần nhiều thời gian để người dân tiếp thu và thực
hiện theo.
Công cụ xử phạt vi phạm hành chính vẫn còn những điều hạn chế, mức phạt vi
phạm hành chính vẫn còn những điểm chưa cụ thể. Biện pháp cưỡng chế thu giữ
trang thiết bị hoạt động sản xuất vi phạm môi trường là biện pháp khó thực hiện và
vẫn có trường hợp kém hiệu quả.

_____________________________________________________________________
SVTH: Nguyễn Đặng Ngọc Duy
GVHD: ThS Trần Thị Bích Phượng
7


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT
3.1.

ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

3.1.1. Định nghĩa

Chất thải rắn sinh hoạt là vật chất dạng rắn đuợc thải bỏ trong hoạt động sinh
hoạt hằng ngày của con người. Nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành
phần bao gồm cả kim loại, giấy vụn, sành sứ...
Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý Chất thải và Phế liệu thì các khái
niệm Chất thải rắn và Chất thải rắn sinh hoạt được giải thích như sau:
 Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
 Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
3.1.2. Nguồn gốc
Nguồn gốc phát sinh chất rắn sinh hoạt chủ yếu từ:
 Các khu dân cư.
 Các trung tâm thương mại.
 Các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng.
 Các dịch vụ đô thị, sân bay.
 Các trạm xử lý nước, thoát nước.
 Các khu công nghiệp…
3.1.3. Thành phần
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có
rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì
vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là điều hết sức cần thiết.
Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển
kinh tế.
Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư
và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton,
nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như nhựa đường và



hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng...; chất thải thực phẩm như can
sữa, nhựa hỗn hợp...
Định nghĩa cụ thể từng thành phần của CTRSH được nêu trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Định nghĩa thành phần của CTRSH
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được
a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy
giấy vệ sinh

b. Hàng dệt

Các nguồn gốc từ các sợi

c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực Cọng rau, vỏ quả, thân
phẩm
cây, lõi ngô...

Vải, len, nilon...

d. Cỏ, gỗ, củi, rơm Các sản phẩm và vật liệu được Đồ dùng bằng gỗ như

rạ
chế tạo từ tre, gỗ, rơm...
bàn, ghế, đồ chơi, vỏ
dừa...
e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được Phim cuộn, túi chất dẻo,
chế tạo từ chất dẻo
chai, lọ. Chất dẻo, đầu
vòi, dây điện...

f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví, băng cao
chế tạo từ da và cao su
su...

2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm được Vỏ hộp, dây điện, hàng
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam rào, dao, nắp lọ...
châm hút

b. Các kim loại phi Các vật liệu không bị nam Vỏ nhôm, giấy bao gói,
sắt
châm hút
đồ đựng...
c. Thủy tinh


Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng
chế tạo từ thủy tinh
thủy tinh, bóng đèn...

d. Đá và sành sứ

Bất cứ các vật liệu không cháy Vỏ chai, ốc, xương, gạch,
ngoài kim loại và thủy tinh
đá, gốm...


Thành phần
3. Các chất hỗn hợp

Định nghĩa

Ví dụ

Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, tóc...
phân loại trong bảng này. Loại
này có thể chia thành hai phần:
kích thước lớn hơn 5 mm và
loại nhỏ hơn 5 mm

Để thuận tiện hơn cho việc hướng dẫn trong việc phân loại rác thải sinh hoạt tại
nguồn, có thể áp dụng phương pháp phân thành ba nhóm chính sau:
 Rác hữu cơ: là loại rác dễ phân hủy và có thể đưa vào tái chế để đưa vào sử
dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Ví dụ: các loại rau củ quả,
thức ăn thừa, cây cỏ, hoa lá...
 Rác tái chế: là loại rác vô cơ khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử

dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ: các loại giấy thải, nhựa tái
chế, vỏ lon, hộp kim loại, quần áo cũ...
 Rác vô cơ không tái chế: Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được
nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu
chôn lấp rác thải. Ví dụ: gạch đá, sành, sứ, thủy tinh, vỏ sò/ốc, đồ da, các loại túi
nilong...
3.2.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào các văn bản sau:
 Luật Bảo vệ Môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 (điều 80,81,82,83,
chương IX mục 3).
 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về Quản lý Chất thải và Phế liệu.
 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về Quản lý Chất thải nguy
hại.
 Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt
Nam.
 Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050.


 Quyết định số 3026/QĐ-STNMT-CTR ngày 28/10/2016 của Sở Tài nguyên
và Môi trường TP.HCM về duyệt khối lượng công việc quét dọn vệ sinh đường
phố và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân.
 Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND Thành phố

Hồ Chí Minh về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm hoạt động phân loại rác tại
nguồn, thu gom và vận chuyển đến các điểm hẹn (nơi tập kết rác theo từng
phường/khu vực) bằng các phương tiện của tổ rác dân lập/doanh nghiệp thu gom rác.
Tại điểm hẹn, rác sinh hoạt sẽ được chuyển sang các xe ép rác lớn, sau đó được đưa
đến khu xử lý. Quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt được trình bày tại hình 3.1:

Hoạt động
kinh tế xã hội
của con người

Chất thải rắn
sinh hoạt

Phân loại tại
nguồn

Lưu giữ tại
nguồn

Xử lý
(tái chế, chôn,
đốt...)

Trung chuyển

và vận chuyển

Thu gom

Hình 3.2. Quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
3.3.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt gồm giấy, carton, ion nhôm, thùng nhựa… tại
nguồn phát sinh là một trong những phương thức hiệu quả nhất để thu hồi và tái sử
dụng vật liệu.
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt khác nhau tùy thuộc vào tình hình của mỗi đô
thị. Rất khó xác định chính xác thành phần chất thải rắn sinh hoạt ngay từ các chủ
nguồn thải ra, vì trước khi chất thải được chở tới bãi rác, nhân viên thu gom rác lựa
chọn, thu nhặt các thứ có thể sử dụng hay tái chế được.
Chất thải rắn sinh hoạt được chia làm ba nhóm:


 Thành phần rác hữu cơ, thực phẩm, lá cây trung bình chiếm tới 30 - 50%, đây
là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ,
phục vụ nông nghiệp.
 Thành phần rác tái chế: là loại rác vô cơ khó phân hủy nhưng có thể đưa vào
tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ: các loại giấy,
sản phẩm nhựa/kim loại đã qua sử dụng, quần áo và vải cũ…
 Rác vô cơ không tái chế: là những loại rác không thể sử dụng được nữa nhưng
cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách chôn lắp. Ví dụ: gạch
đá, sành sứ/thủy tinh vỡ, vỏ sò/ốc, vỏ trứng, đồ da đã qua sử dụng…
Trong thành phần rác thải sinh hoạt chất hữu cơ chiếm tỷ trọng chủ yếu với rác
chợ, nhà hàng, khách sạn, hộ gia đình… Còn rác tại các công sở, trường học, khu
thương mại có tỷ lệ các chất có thể tái chế, tái sử dụng cao.
Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được thực hiện
tốt. Tại các hộ gia đình, đa phần người dân đều chưa có ý thức phân loại rác, các loại

rác hữu cơ, vô tái chế/không tái chế được đựng trong cùng một túi rác lớn để các tổ
rác dân lập/doanh nghiệp thu gom rác đến lấy. Các tổ rác dân lập này sẽ tự phân loại
các thành phần tái chế để bán phế liệu.
3.3.1.1.

Hậu quả không phân loại rác tại nguồn

 Lãng phí một nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ tốt.
 Không tận dụng các phế liệu có thể tái sinh, tái sử dụng.
 Tốn đất và kinh phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp….
3.3.1.2.

Lợi ích khi phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

 Dễ áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo như xử lý sinh học hay hóa học…
đối với thành phần hữu cơ trong rác, có thể ủ để sản xuất phân compost.
 Giảm đáng kể khối lượng chất thải.
 Góp phần nâng cao nhận thức và trình độ phát triển của cộng đồng…
3.3.2. Lưu giữ tại nguồn
Các loại thùng rác có thiết kế khác nhau có thể được sử dụng để chứa rác tại các
khu nhà ở hay những khu có mật độ dân cư cao như những khu chung cư. Cũng có
thể thiết kế những điểm thu gom công cộng mà rác thải được đổ trực tiếp vào những
thùng côngtennơ được đặt bên trong điểm thu gom, mọi gia đình đều đổ những thùng
rác của họ vào điểm thu gom này. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho bốc trực tiếp
rác thải vào những xe thu gom thứ cấp, giúp cho giảm bớt bốc dỡ bằng thủ công.


Các nguyên tắc thực tế khi lựa chọn hay thiết kế một hệ thống chứa rác thải bao
gồm:
 Chọn các vật liệu của địa phương, vật liệu dùng lại, hay đã có sẵn: đôi khi

thiết kế một loại thùng rác có dáng vẽ hấp dẫn và đồng nhất lại có thể làm thay
đổi đáng kế cách đổ rác của quần chúng và ảnh hưởng đến thái độ của người dân.
 Chọn các thùng cứng dễ sửa chữa, cọ rửa hoặc thay thế: Điều này là cần thiết
đối với tính lâu dài của hệ thống thu gom, đảm bảo rằng các thùng chứa sẽ không
bị gió thổi bay đi mất hay dễ bị bỏ qua do những người bới rác hay súc vật bới.
 Xem xét việc nhận diện thùng rác: theo các chủ nhân bằng địa chỉ, tên hay mã
số. Đôi khi tên và địa chỉ trên thùng rác lại mang lại một ý thức tốt hơn về trách
nhiệm và có xu hướng giữ cho thùng rác được sạch hoặc lấy về ngay khỏi điểm
đổ rác sau khi đã đổ hết.
 Chọn thùng rác phù hợp với địa hình: Chọn loại có bánh xe nếu đó là những
đường phố được lát bằng phẳng, bằng vật liệu không thấm nước nếu ở đó có
nhiều mưa, bằng vật liệu nặng nếu ở đó hay có gió mạnh…
3.3.2.1.

Đối với nhà ở thấp tầng

Dung tích trung bình của phương tiện thu chứa được quyết định bởi số người
trong gia đình, số lượng nhà được phục vụ và tần suất thu gom rác thải. Có các loại
phương tiện thu chứa sau:
 Túi đựng rác không thu hồi: Túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo.
Kích thước và màu sắc của túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi đựng rác
vào mục đích khác.
 Thùng đựng rác: thùng đựng rác thông dụng thường làm bằng chất dẻo, dung
tích loại thùng trong nhà 5 - 10 lít; loại dùng tại cơ quan, văn phòng… thường 30
- 75 lít, đôi khi 90 lít. Thùng phải có nắp đậy. Nhìn chung kích thước của các loại
thùng rác có thể được lựa chọn theo quy mô và vị trí thùng chứa.
Thùng rác trong nhà được sử dụng để chứa rác thải trong nhà và được
đưa ra ngoài vào thời điểm được định trước để đổ.
Thùng rác bên ngoài là những thùng chứa lớn hơn đặt bên ngoài nhà ở
và để bên lề đường khi chờ thu gom.

Thùng đựng rác di động: Thùng đựng rác bằng sắt hoặc bằng chất dẻo,
có nắp đậy lắp vào bản lề. Để di chuyển được dễ dàng, các thùng này được
đặt trên các bánh xe: 2 bánh xe nhỏ cố định đối với loại thùng nhỏ và 4 bánh
xe xoay được cho loại thùng lớn. Một hệ thống moóc cho phép đổ rác bằng
máy vào xe thu rác. Có 3 cỡ: cỡ nhỏ 500 lít, cỡ vừa 750 lít, cỡ lớn 1000 lít.


3.3.2.2.

Đối với các nhà ở trung và cao tầng

Phương tiện lưu chứa rác cho các tòa nhà thường là các thùng kim loại (cố định);
bể chứa rác hoặc các hố rác. Đối với nhà ở loại này, mỗi căn hộ phải có người thu
dọn hoặc gom rác để đưa xuống tầng dưới cùng để đổ vào bể chứa. Tiến bộ hơn,
người ta áp dụng công nghệ gom rác chủ yếu bằng các ống đứng. Các ống đứng thải
rác thường có tiết diện tròn hay chữ nhật, xây bằng thép, bê tông hoặc gạch, đường
kính 300 - 900mm, trung bình 500 - 600mm, dẫn thẳng xuống bể chứa hoặc thùng
kim loại.
3.3.2.3.

Đối với rác công cộng

Các thùng chứa rác vụn đặt sẵn bên đường phố và nơi công cộng phục vụ nhu cầu
bỏ rác của khách vãng lai. Dung tích của các loại Khi thiết kế các loại thùng chứa
rác vụn loại này phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
 Đẹp và vệ sinh.
 Dễ sử dụng.
 Được đặt cố định trên hề phố.
3.3.3. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Thu gom chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu

giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu
gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu
gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của
UBND Phường).
Lực lượng thu gom rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại
các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay
theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải
rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, các đơn vị thu gom rác dân lập đẩy xe
(thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển.
Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2 - 4
tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom
sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7
- 10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp.
Tập trung rác về các điểm hẹn gây mất vẻ mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường và
cản trở giao thông. Công đoạn này được thực hiện bằng thủ công là chính nên ảnh


hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người công nhân do thời gian tiếp xúc với
chất thải kéo dài.
3.3.4. Trung chuyển và vận chuyển
Trong lĩnh vực quản lý rác thải, khâu chuyển dời và vận tải rác cũng đóng vai trò
hết sức quan trọng. Khâu này liên quan đến thiết bị, phương tiện dời rác từ các điểm
gom rác nhỏ đến các khu vực lớn hơn hay đến xe ô tô rác to hơn và cuối cùng chở
rác từ các điểm trung gian đó đến bãi thải rác của thành phố hay đến các khu tái chế
rác.
3.3.4.1.

Trạm trung chuyển


Trạm trung chuyển đảm nhiệm nhận rác từ các điểm nhỏ, từ các loại xe nhỏ rồi
chuyển nó bằng thiết bị lớn hơn đến bãi thải chung.
Phân loại các trạm trung chuyển rác theo kích thước của nó:
 Bé: <100tấn/ngày.
 Trung bình: 100 – 500 tấn/ ngày.
 Lớn: >500 tấn/ngày.
Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế trạm trung chuyển rác:
 Kiểu hoạt động trung chuyển đang được sử dụng.
 Yêu cầu về khả năng hoạt động.
 Yêu cầu về thiết bị và phụ tùng.
 Yêu cầu về vệ sinh.
3.3.4.2.

Loại trạm trung chuyển

Dựa trên phương pháp bốc dỡ rác lên ô tô vận tải, có thể chia các trạm trung
chuyển thành 3 loại:


Thải trực tiếp.



Gom giữ thải.



Kết hợp cả 2 loại thải trực tiếp và gom giữ rác thải.


3.3.4.3.

Địa điểm của trạm trung chuyển

Tuỳ thuộc vào điều kiện địa điểm của trạm trung chuyển nên:
 Gần trung tâm của từng khu sản xuất ra rác.
 Trong khu vực dễ đi vào các tuyến đường cao tốc chính cũng như gần với
phương tiện vận tải cấp hai bổ sung.


 Ở khu vực ít các ý kiến phản đối về cộng đồng và môi trường đối với hoạt
động trung chuyển.
 Ở nơi mà việc xây dựng và hoạt dộng (trung chuyển) là kinh tế nhất.
Trung chuyển theo 2 cách: rác từ các điểm hẹn vận chuyển bằng xe tải đến trạm
trung chuyển hoặc các xe ép rác đến điểm hẹn để ép rác để giảm thể tích rồi vận
chuyển đến trạm trung chuyển.
3.3.4.4.

Phương tiện thu gom rác

Trong quá trình thu gom rác sinh hoạt các Tổ rác dân lập tự đầu tư mua sắm.
Hiện nay, hầu hết các tổ rác dân lập chuyển đổi sang xe tải với khối lượng từ 300kg
đến 4 tấn.
3.3.5. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
3.3.5.1.

Phương pháp chôn lấp

Đây là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng chất hữu cơ lớn. Chôn lấp là
phương pháp lâu đời. Hiện nay nhiều nước trên thế giới kể cả một số nước như Anh,

Mỹ, Đức vẫn còn dùng phương pháp chôn lấp để xử lý rác thải sinh hoạt cho các đô
thị, phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả đối với lượng rác thải ở các thành
phố đông dân cư.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ
có trong rác thải và các chất dễ bị thối rửa tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu
dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và các khí CO2, CH4.
3.3.5.2.

Phương pháp sản xuất khí sinh học

Cơ sở của phương pháp này là nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật mà các chất
khó tan như: xenluoza, lignin, hemixenluloza và các hợp chất cao phân tử khác
chuyển thành chất dễ tan. Quá trình này diễn ra trong điều kiện yếm khí nhờ một số
quần thể vi sinh vật được gọi chung là vi sinh vật lên men metan. Quần thể này chủ
yếu là kỵ khí hội sinh. Chúng biến đổi thành phần hữu cơ thành CH 4, CO2 và một vài
khí khác.
3.3.5.3.

Phương pháp đốt

Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng làm giảm tới mức
thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ đốt rác tiên
tiến có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường. Nhưng đây cũng là phương
pháp xử lý tốn kém nhất và so với các phương pháp chôn lấp vệ sinh khác, chi
phí có thể cao gấp nhiều lần.
3.3.5.4.

Phương pháp ủ làm phân



Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ, vì vậy xử lý rác thải
sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ vi sinh là thuận lợi
nhất, đang là hướng đang được ưu tiên.
Cơ sở khoa học: Trong hoạt động sống của vi sinh vật, chúng tiết ra các loại
enzym để phá vỡ cấu trúc của các cấu tử xenluloza. Đây là phức hệ enzym phân hủy
xenhuloza tạo ra các đường đủ nhỏ để đi qua tế bào vi sinh vật, ở một số loại vi sinh
vật enzym oxy hóa và enzym phân giải protien cũng tham gia vào quá trình phân hủy
xenluloza.
3.3.6. Phương pháp dự tính khối lượng CTRSH dựa vào dân số
Khối lượng CTRSH phát sinh dựa vào dân số được tính bằng công thức:
Khối lượng CTRSH phát sinh (kg/ngày) = Số dân dự báo (người) Chỉ số phát
sinh CTRSH (kg/người/ngày)
Sử dụng công thức dự báo dân số:

Trong đó:
Số dân dự báo ở năm định hình quy hoạch
Số dân hiện trạng (ở thời điểm làm quy hoạch)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Tỷ lệ tăng dân số cơ học
Thời hạn (số năm) định hình quy hoạch


CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN BÌNH TÂN
4.1.

NGUỒN PHÁT SINH CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân chủ yếu phát sinh từ các
nguồn sau:

 Hộ gia đình, chung cư, nhà trọ, khách sạn.
 Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ.
 Cơ sở y tế, bệnh viện.
 Công ty, xí nghiệp, cơ sở chế biến – sản xuất.
 Đường phố.
Ngoài các nguồn phát sinh trên, địa bàn quận Bình Tân còn tồn tại nhiều địa điểm
thường xuyên bị vứt rác bừa bãi, được liệt kê trong bảng 4.1.
Bảng 4.2. Các điểm thường xuyên bị vứt rác bừa bãi ở quận Bình Tân

Địa điểm
phát sinh

Ngã 3 đường
số 1 và đường
An Dương
Vương,
phường An
Lạc A.

Mô tả
địa
điểm
phát
sinh

Vỉa hè

Thời điểm phát
Khối
sinh ước tính

lượng
phát
Phát
sinh ước Thường
sinh
xuyên
tính
mới

50–70
Kg

Khu dân cư
An Lạc, Bình
Trị Đông.

Đất
trống

50–70
Kg

Khu dân cư
Bác Lương

Chợ tự
phát

20–50
Kg


Đối tượng
xả thải

X

Do người
đi đường
nơi khác
mang đến
và các xe
bán hàng
rong

X

Những
người sống
gần khu
vực

X

Số người
mua bán tại

Nguyên
nhân xả
thải


Không có
thùng rác
công
cộng

Thiếu ý
thức


Địa điểm
Bèo
thuộc
phát
sinh
khu phố
3,
Phường Tân
Tạo A.
379 Tân Hòa
Đông,
phường BTĐ

Mô tả
địa
điểm
phát
sinh

Khối
lượng

phát
sinh ước
tính

Đất
trống

100 Kg

Thời điểm phát
sinh ước tính
Đối tượng
xả thải
khu vực.

Nguyên
nhân xả
thải

X

Khách
vãng lai
Thiếu ý
thức

Cạnh 356 Tân
Hòa Đông,
phường Bình
Trị Đông.


Đất
trống

500 Kg

X

Người nơi
khác mang
đến, dân
khu vực

Gần 305 Lê
Vãn Quới,
phường Bình
Trị Đông.

Đất
trống

100–150
Kg

X

Khách
vãng lai

Thiếu ý

thức

Đường Tây
Lân KP7,
Bình Trị
Đông A.

Vỉa hè

100 Kg

X

Người dân

Thiếu ý
thức

Hẻm 730
KP5, Bình Trị
Đông A.

Vỉa hè

100 Kg

X

Người dân


Thiếu ý
thức

Tổ 89 KP4,
phường Bình
Trị Đông B.

Đất
trống có
cây
nhưng
không
rào chắn

750 Kg

X

Buôn bán
hàng rong
ở địa
phương
khác

Thiếu ý
thức

Kênh 19/5
thuộc địa bàn
phường Bình

Hưng Hòa.

Lòng
kênh

500 Kg

X

Hộ gia
đình

Thiếu ý
thức


Mô tả
địa
điểm
Lòng
phát
kênh
sinh

Khối
lượng
phát
sinh
300 ước
Kg

tính

Kênh nước
đen thuộc địa
bàn phường
Bình Hưng
Hoà A.

Dọc bờ
kênh
nước
đen

50–70
Kg

Tổ 44, đường
Nguyễn Thị
Tú, KP2,
phường Bình
Hưng Hòa B.

Vỉa hè

20–50
Kg

Địa điểm
phát Tham
sinh

Kênh
Lương

Thời điểm phát
sinh ước tính

Đối tượng
thảigia
Hộxảmay
công

X

Nguyên
nhân xả
Thiếu
thải ý
thức

Hộ gia
đình, khách
vãng lai.

Thiếu ý
thức

X

Khách
vãng lai


Thiếu ý
thức

Thiếu ý
thức

X

Tổ 27, 29
đường Bình
Thành, KP2,
phường Bình
Hưng Hòa B.

Đất
trống

500 Kg

X

Công nhân,
những
người
buông bán
hàng rong.

Giáp ranh tổ
90, 96, KP5,

đường số 6
phường Bình
Hưng Hòa B .

Đất
trống

500 Kg

X

Người dân
địa phương

Thiếu ý
thức

Thiếu ý
thức

Thiếu ý
thức

Cầu Cây
Cám, tổ 121,
KP6, phường
Bình Hưng
Hòa B.

Đất

trống

20–50
Kg

X

Người dân
địa
phương,
khách vãng
lai.

Đường cầu
Bình Thuận,
tổ 111, KP6,
Bình Hưng
Hòa B.

Chợ tự
phát

500 Kg

X

Bán hàng
rong.



×