Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nâng cao tiềm lực cho học sinh đội tuyển môn ngữ văn trường THPT dân tộc nội trú tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.68 KB, 18 trang )

I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Nâng cao tiềm lực cho học sinh đội tuyển môn Ngữ
văn trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: học sinh đội tuyển học sinh giỏi lớp 12
3. Tác giả:
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh.
Điện thoại di động: 0169 702 4238.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh
Địa chỉ:
Điện thoại: 02053 871 726
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Thành lập được đội tuyển Học sinh giỏi
- Nguồn tài liệu tham khảo: thư viện nhà trường có số lượng sách tham khảo
phong phú, có kết nối mạng Internet.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2016 – 2017
II/ MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG ĐÃ, ĐANG ÁP DỤNG

1. Ưu điểm:
- Giúp học sinh ôn lại những kiến thức trọng tâm của chương trình, cung cấp
nâng cao một số kiến thức mới về văn học: nội dung cốt truyện, câu thơ, bài thơ
hay và kiến thức về lí luận văn học.
- Kiến thức công cụ để làm văn nghị luận: các dạng bài nghị luận xã hội,
nghị luận văn học, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
- Luyện tập vận dụng kiến thức để rèn luyện kĩ năng: các đề văn
2. Hạn chế:
- Giáo viên lặp lại những điều đã giảng một cách nhàm chán, không kích
thích được hứng thú của học sinh trong quá trình ôn tập và tạo bầu không khí thoải


mái, vui vẻ, hào hứng để khắc sâu kiến thức vào trí nhớ của các em.
- Học sinh không chủ động tích cực tìm đọc văn bản, sưu tầm thơ ca và các
luận đề lí luận mà chờ đợi giáo viên cung cấp.
- Không khắc sâu được kiến thức công cụ và kiến thức về văn bản.
III/ MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tính mới, tính sáng tạo:

- Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học: Đọc văn bản, tích lũy tư liệu;
phương pháp tự học và thuyết trình.
1


- Giao cho học sinh hệ thống câu hỏi/ bài tập: bài tập về văn bản, bài tập hệ
thống kiến thức các văn bản, kiến thức lí luận văn học.
- Phát huy tính chủ động tích cực trong học tập, chiếm lĩnh tri thức của nhân
loại.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.1. Phương pháp nâng cao tiềm lực cho học sinh đội
tuyển
1.1.1. Đọc văn bản, tích lũy tư liệu văn học và vốn kiến thức,
kĩ năng xã hội.
a/ Đọc văn bản
- Đọc để tích lũy kiến thức rất quan trọng đối với việc làm văn, trong việc
làm văn đọc và viết có quan hệ mật thiết với nhau. Việc đọc giúp ta có thêm các
kiến thức gián tiếp, giúp ta bổ sung và trau dồi kinh nghiệm, kĩ thuật viết văn. Khi
làm văn nghị luận văn học trước hết cần đọc kĩ tác phẩm cần bàn, sau đó tìm hiểu
các tài liệu viết về tác phẩm đó. Còn làm văn nghị luận xã hội cũng phải biết các
thông tin mới mẻ, các ý kiến nổi bật trên các phương tiện thông tin đại chúng vì
thiếu các thông tin đó khó mà viết được văn tốt.
- Quy định văn bản để học sinh đọc: văn bản trong sách giáo khoa, văn bản

ngoài sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo.
- Trong quá trình đọc cần phải đánh dấu, ghi chép, chịu khó suy nghĩ, liên
tưởng, tưởng tượng.
- Phương pháp đọc hiệu quả: đọc lướt – đọc kĩ – đọc sâu để nắm bắt được tư
tưởng và vấn đề của tài liệu
b/ Tích lũy tư liệu xây dựng sổ tay,
- Phân loại tư liệu
+ Theo phân môn, tiến trình lịch sử văn học.
+ Theo chủ đề, đề tài, hình tượng văn học.
+ Vốn sống xã hội
=> việc làm khoa học, tiện cho việc huy động kiến thức.
- Ghi chép, lưu trữ tư liệu
+ Theo dõi thông tin thời sự, quan sát, ghi nhớ, suy ngẫm, bàn luận: việc tử
tế; người tốt việc tốt; thực phẩm bẩn; sáng tạo vì cộng đồng; ...
+ Văn bản thơ phải ghi chép chính xác câu chữ, dấu câu,…
+ Văn bản văn xuôi phải tóm tắt được cốt truyện, hệ thống nhân vật, những
chi tiết nghệ thuật đặc sắc: tóm tắt văn bản văn học sử về giai đoạn, văn học sử về
tác giả; xác lập hệ thống luận điểm, luận cứ.

2


Tóm lại: Việc đọc và tích lũy tư liệu sẽ phát huy trí tuệ, khả năng tự học biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Các em có ý thức sưu tầm, ghi chép,
tích lũy tư liệu: câu danh ngôn, câu thơ hay, câu ca dao tục ngữ, các mệnh đề lí
luận văn học thuộc phần nguyên lí và bản chất xã hội của văn học.
1.1.2. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học và thuyết
trình
a/ Tự học và thuyết trình
Do thời lượng có hạn nên giáo viên không thể nhồi nhét tất cả các kiến thức

cho học sinh mà phải dạy các em phương pháp học tập lĩnh hội kiến thức thông
qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Qua các hoạt động đó
học sinh tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp
thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Khi người học trực tiếp đọc, cảm thụ,
giải quyết vấn đề sẽ nắm được kiến thức, kĩ năng, nắm được phương pháp làm ra
kiến thức kĩ năng. Cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn, có viết: “Trong các phương pháp học thì
cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp,
kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực
vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên gấp bội. Vì vậy,
ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực
tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động”.
Thuyết trình là một trong những kĩ năng mềm hết sức cần thiết và quan
trọng đối với học sinh. Một người có khả năng thuyết trình tốt là người có thể trình
bày diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và cuốn hút người khác đồng thời
tạo cho học sinh niềm tin trong học tập.
b/ Soạn hệ thống câu hỏi/ bài tập, đáp án
- Hệ thống câu hỏi/ bài tập phải làm nổi bật được những kiến thức, kĩ năng
trọng tâm của chương trình. Câu hỏi mở rộng có liên quan với nội dung chương
trình để bổ xung kiến thức, khi thực hành có vốn kiến thức liên hệ so sánh.
+ Đáp án trình bày dưới dạng khái quát.
c/ Giao câu hỏi/ bài tập đến học sinh và hướng dẫn làm đề cương
- Đề cương trình bày dưới dạng dàn ý, khi thuyết trình nhìn vào dàn ý mà
diễn đạt thành lời văn nói.
- Quy định thời gian để học sinh thuyết trình, trình bày ngắn gọn, nêu những
kiến thức trọng tâm (mỗi câu/ bài tập khoảng 5 phút).
d/ Tiến hành thuyết trình
- Giáo viên viết rời từng câu hỏi/ bài tập lên phiếu thăm, học sinh bốc phiếu
thăm thuyết trình nội dung.
3



- Sau phần thuyết trình của mỗi học sinh, giáo viên nhận xét, nhắc học sinh
bổ sung những ý còn thiếu vào đề cương để xây dựng một dàn bài hoàn chỉnh.
1.2. Ứng dụng phương pháp tự học, thuyết trình trong
giảng dạy đội tuyển
1.2.1. Biên soạn hệ thống câu hỏi.
Câu 1: Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975?
Câu 2: Vì sao văn học giai đoạn 1945 – 1975 lại được viết theo khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn?
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa văn học giai đoạn 1945 – 1975 với giai
đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX về ý thức của người viết với hiện thực, về quan niệm
con người, nhà văn và độc giả.
Câu 4: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc
lập?
Câu 5: Quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Câu 6: Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho đến nay là
một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người
Việt Nam.
Câu 7: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu 8: Những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Biểu hiện
của tính dân tộc trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu 9: Ở đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, trong phần đầu tác
giả cảm nhận Đất Nước về phương diện nào? Cách định nghĩa của tác giả về Đất
Nước có gì mới lạ, sâu sắc?
Câu 10: Trong bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh, người phụ nữ đang yêu tìm thấy
sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ
ra sự tương đồng đó.
Câu 11: Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với Sóng hoặc Biển. Hãy
dẫn ra những ví dụ mà em cho là đặc sắc.

Câu 12: Sưu tầm những câu thơ, bài thơ viết về người lính – anh bộ đội cụ
Hồ trong giai đoạn chống Pháp, Mĩ của dân tộc ta.
Câu 13: Những câu thơ, bài thơ viết về thiên nhiên Việt Bắc trong giai đoạn
kháng chiến chống Pháp.
Câu 14: Sưu tầm những câu thơ, bài thơ viết về quê hương đất nước trong
thời kì kháng chiến chống Pháp
Câu 15: Những kiến thức cơ bản về Lí luận văn học: Quan điểm sáng tác
văn học; Phong cách nghệ thuật của một nhà văn; Tình huống truyện; Giá trị của
văn học; Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm văn học; Chủ nghĩa anh hùng
4


cách mạng trong tác phẩm văn học; Tính sử thi của tác phẩm văn học;... (là gì?
biểu hiện; vai trò; ứng dụng cụ thể)
1.2.2. Hướng dẫn trả lời
1.2.2.1. Kiến thức về văn bản văn học
Câu 1: Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc
với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 2: Vì sao văn học giai đoạn 1945 – 1975 lại được viết theo khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn?
- Văn học ra đời phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài, vấn
đề dân tộc phải đặt lên hàng đầu, đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, toàn
dân tộc.
- Văn học tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn
của đất nước, những sự kiện lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng.
- Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số
phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của

cộng đồng. Con người được khám phá ở bổn phận trách nhiệm, nghĩa vụ công dân,
ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
- Văn học tràn đầy cảm hứng lãng mạn vì đây là tâm lí chung của con người
Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong những năm chiến tranh, dù có chồng chất khó
khăn và hy sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy ước mơ hướng tới tương lai. Cảm hứng
lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt qua mọi thử thách hướng tới
ngày mai chiến thắng, ấm no, hạnh phúc.
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa văn học giai đoạn 1945 – 1975 với giai
đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX về ý thức của người viết với hiện thực, về quan niệm
con người, nhà văn và độc giả.
- Trước 1975: Hiện thực đơn giản, một chiều phiếm diện, bị cắt xén: chỉ viết
về thành quả, tránh viết về nỗi đau, tổn thất tiêu cực trong nội bộ. Thể hiện con
người chủ yếu ở phương diện chính trị, công dân, mang tính giai cấp; tư duy hiện
thực và con người có tính phân cực đơn giản: ta là chính nghĩa, tốt đẹp còn địch là
phi nghĩa, xấu xa; nhà văn, nhà thơ phải mang tinh thần người “chiến sĩ”, độc giả
là đối tượng để tuyên truyền cổ vũ nhiệm vụ chính trị.
- Từ sau 1975: Hiện thực không đơn giản xuôi chiều; con người là một sinh
thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá, con người được xem xét
ở cá nhân đời tư, con người bản năng, con người vô thức; nhà văn phải là người có
5


tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ không phải bằng nhiệt tình, dựa vào
kinh nghiệm của cá nhân; độc giả không phải là đối tượng để thuyết giáo mà là
người bạn để giao lưu, đối thoại một cách bình đẳng.
Câu 4: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc
lập?
* Hệ thống lập luận chặt chẽ nhất quán
- Khẳng định Độc lập dân tộc trên cơ sở pháp lí, những lẽ phải không thể
chối cãi: trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ, đây là hai tiền đề sáng ngời

được cả thế giới thừa nhận, chân lí bất hủ của thời đại.
- Bác bình luận, suy rộng ra và khẳng định “Đó là lẽ phải không ai có thể
chối cãi được” => Trí tuệ, tầm vóc lớn lao của Hồ Chí Minh là ở chỗ từ lẽ phải về
nhân quyền, Người suy rộng ra lẽ phải về quyền dân tộc
- Cách lập luận khôn khéo, kiên quyết: khôn khéo bởi vì Người vẫn tôn
trọng những danh ngôn chân lí của Mỹ, Pháp; dùng lí lẽ của đối phương để đánh
lại đối phương – thủ pháp nghệ thuật “gậy ông lại đập lưng ông”.
* Lí lẽ, bằng chứng hùng hồn đanh thép, xác thực giàu sức thuyết phục
- Nhân danh “khai hóa” thực chất Pháp làm thui chột cả trí lực lẫn sức lực
của người Việt để dễ bề cai trị, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thi hành luật
pháp dã man, chính sách ngu dân, đầu độc rượu cồn thuốc phiện; bóc lột, tước
đoạt, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng nhập cảng, sưu thuế nặng nề vô lí, bần cùng
hóa nhân dân ta, đè nén khống chế các nhà tư sản, gây ra nạn đói khủng khiếp: xây
dựng nhà tù nhiều hơn trường học; lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để
ngăn cản đất nước ta thống nhất; tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào. Lập luận bằng câu văn ngắn gọn đanh thép, lập luận chặt chẽ, lí lẽ
hùng hồn.
- Nhân danh “bảo hộ” nhưng thực chất Thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta
cho Nhật.
- Nhân danh đồng minh nhưng thực chất Pháp đã phản bội đồng minh vì đầu
hàng phát xít Nhật, không liên minh chống Nhật.
- Nhân danh quyền con người nhưng Pháp lại giết tù chính trị của ta ở Yên
Bái và Cao Bằng trước khi tháo chạy phát xít Nhật.
- Những lí lẽ khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền hưởng Tự do, Độc lập:
nhân dân ta đấu tranh anh dũng cho Độc lập, Tự do; nhân dân ta khoan hồng nhân
đạo ngay với kẻ thù; không có lí lẽ nào lớn hơn lí lẽ của sự thật “Sự thật là…”,
“Sự thật là…”, “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
trở thành một nước tự do, độc lập” => bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc thực
dân.
6



* Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm
- Từ ngữ sử dụng dễ hiểu gần gũi với mọi người mà vẫn trang trọng, giản dị
trong sáng.
- Câu văn đa dạng: có những câu văn dài, cấu trúc phức tạp nhưng cách diễn
đạt thật gãy gọn “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt
Nam mới, … xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”; có
câu văn ngắn gọn nhưng giàu ý tứ: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”,
câu văn vừa khẳng định dứt khoát về chân lí vừa buộc tội đối phương phải công
nhận, vừa lay động lương tâm nhân loại vì đó là điều họ đang hướng tới; câu “Pháp
chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” chỉ với chín từ mà nêu đủ cục diện chính
trị.
- Giọng văn linh hoạt: khi trang trọng, khi xót xa căm uất, khi đanh thép
hùng hồn có tính chiến đấu cao, thái độ dứt khoát thể hiện một bản lĩnh vững vàng,
trí tuệ sắc sảo lối lập luận chặt chẽ.
Câu 5: Quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
* Quan điểm sáng tác
- Văn học là vũ khí đấu tranh phục vụ sự nghiệp Cách mạng, người sáng tác
là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa
- Người coi trọng tính chân thật, tính dân tộc và sáng tạo của văn chương
nghệ thuật.
- Luôn xác định rõ mục đích đối tượng khi viết để quyết định nội dung hình
thức của tác phẩm văn học. Người nêu kinh nghiệm trong quá trình cầm bút: luôn
đặt câu hỏi Viết cho ai?: đối tượng tiếp nhận; Viết để làm gì?: mục đích; Viết cái
gì?: nội dung; Viết như thế nào?: hình thức.
* Phong cách nghệ thuật
- Độc đáo đa dạng mỗi thể loại có nét riêng hấp dẫn
+ Văn chính luận: tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép hùng hồn,
bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến.

+ Truyện và kí: rất hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng
sắc bén thâm thúy của phương Đông vừa có tính hài hước hóm hỉnh của phương
Tây.
+ Thơ ca: thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian
hiện đại dễ thuộc, dễ nhớ; thơ nghệ thuật hàm súc, kết hợp độc đáo giữa bút pháp
cổ điển và hiện đại.
- Sự thống nhất trong phong cách nghệ thuật
+ Cách viết ngắn gọn trong sáng giản dị,

7


+ Sử dụng sáng tạo linh hoạt các thủ pháp bút pháp nghệ thuật khác nhau
nhằm mục đích thiết thực của tác phẩm.
+ Tư tưởng tình cảm, hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách tự
nhiên hướng về sự sống ánh sáng và tương lai.
Câu 6: Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho đến nay là
một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người
Việt Nam.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực.
- Nội dung tình cảm chất nhân văn của Tuyên ngôn Độc lập.
+ Thái độ căm phẫn của tác giả khi vạch trần tội ác của Thực dân Pháp với
nhân dân ta
+ Tình cảm xót thương của tác giả khi nói đến nỗi khổ đau của dân tộc ta.
+ Tình cảm thiết tha mãnh liệt, thái độ cương quyết đanh thép khi nói đến
quyền hưởng Tự do Độc lập của Nhân dân việt Nam, cũng như quyết tâm bảo vệ
nền Độc lập của dân tộc ta. Khát vọng, ý chí mãnh liệt của tác giả cũng là khát
vọng, ý chí muôn đời của dân tộc ta.
Câu 7: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ Tây Tiến của Quang
Dũng.

* Đặc sắc về nội dung
- Khắc họa được hình ảnh núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ, hoang sơ vừa thơ
mộng trữ tình. Đây là địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến.
- Nhà thơ không né tránh mà nói thẳng những mất mát hy sinh của người
lính khi hành quân những gian khổ khó khăn được thể hiện bằng bút pháp lãng
mạn vì thế mà câu thơ không bi lụy trái lại khí thế của đoàn quân vẫn rất mạnh mẽ,
lẫm liệt: “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc/
Quân xanh màu lá dữ oai hùm” “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”.
- Đề cao lí tưởng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho đất nước “Chiến trường
chẳng tiếc đời xanh”.
* Đặc sắc về nghệ thuật
- Hình ảnh đa dạng sáng tạo bằng nhiều bút pháp khác nhau: bút pháp miêu
tả, dựng hình ảnh, tả cận cảnh dừng ở những chi tiết cụ thể, có khi lùi xa bao quát
khung cảnh.
+ Bút pháp lãng nạm: Thiên nhiên Tây Bắc mang vẻ đẹp kì vĩ hoành tráng,
dữ dội khắc nghiệt gắn với thơ mộng trữ tình “Dốc lên…/ Ngàn thước…/ Chiều
chiều..Đêm đêm … cọp trêu người; “Hoa về trong đêm hơi”, “mưa xa khơi”; Con
người hào hùng, hiên ngang coi thường gian khổ hy sinh gắn với chất mộng mơ

8


hào hoa, nhạy cảm trước thiên nhiên, đằm thắm tình người có những khát khao thơ
mộng.
+ Bút pháp chấm phá: khung cảnh đêm liên hoan, chiều trên sông nước chỉ
bằng vài nét đơn sơ mà đã ghi được linh hồn của cảnh vật.
- Ngôn ngữ có sự phối hợp pha trộn nhiều sắc thái phong cách khác nhau: từ
Hán Việt trang trọng mang màu sắc cổ kính, từ ngữ thông tục sinh động của đời
sống hàng ngày: nhớ chơi vơi, súng ngửi trời, cọp trêu người, anh bạn, về đất, bỏ
quên đời,..

+ Sự kết hợp từ độc đáo mới lạ tạo nghĩa mới, sắc thái mới cho từ: nhớ chơi
vơi, súng ngửi trời, Mai Châu mùa em,
+ Địa danh trong ngôn ngữ thơ cụ thể, xác thực: Mường Lát, Mường Hịch,
Oai Linh, …
- Giọng điệu khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng
man mác, khi trang trọng lắng xuống bi tráng.
- Tính đối xứng trong tổ chức cấu tứ hình tượng, phối thanh B – T linh hoạt
tạo tính nhạc cho thơ.
Câu 8: Những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu trong
đoạn trích bài thơ Việt Bắc.
Nhìn chung Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, những sự kiện chính trị
lớn của đất nước là đối tượng khơi dậy niềm cảm xúc cho tác giả. Phong cách thơ
Tố Hữu có 3 đặc điểm cơ bản được thể hiện trong đoạn Việt Bắc.
- Lẽ sống tình cảm niềm tin được thể hiện trong Việt Bắc không giới hạn
trong phạm vi cá nhân nhỏ hẹp mà có tính đại diện cao.
+ Nỗi nhớ được bày tỏ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ nhung của mọi người
Việt Bắc yêu nước đối với quê hương cách mạng.
+ Tố Hữu dành những vần thơ xúc động để nói về Đảng, Bác Hồ; niềm tin
vào Đảng, Bác Hồ cũng là một niềm tin lớn để giúp người Việt Nam có thêm sức
mạnh vượt qua mọi thử thách mà chiến thắng.
+ Mọi sự kiện chính trị lớn của đất nước, mọi giai đoạn phát triển của cách
mạng Việt Nam đều được phản ánh chân thực trong bài Việt Bắc: sự tiến triển của
cách mạng Việt Nam trong 15 năm từ giai đoạn phòng ngự, cầm cự trong thế phản
công.
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, say sưa đề cao những phẩm chất ân
nghĩa thủy chung mang tính truyền thống của con người Việt Nam.
+ Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tình
thương, lời của người yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự giữa người đi với người ở
lại, quấn quýt bên nhau trong một mối ân tình sâu nặng: “Mình về mình có nhớ ta/
9



Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng/ Mình về mình có nhớ không/ Nhìn cây nhớ
núi, nhìn sông nhớ nguồn”.
+ Giọng thơ tâm tình tha thiết tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậm của khúc
hát ân tình cách mạng Việt Bắc bằng những lời giãi bày, nhắn gửi “Mình đi có nhớ
những ngày… Mình về rừng núi nhớ ai”, đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng
“Nhớ gì như nhớ người yêu/ Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương/ Nhớ từng
bản khói cùng sương? Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”.
- Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc.
+ Thể thơ lục bát được vận dụng nhuần nhuyễn, có những biến hóa sáng tạo
cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ: có câu tha thiết sâu lắng, có câu nhẹ
nhàng thơ mộng, lại có những câu hùng tráng như khúc tình ca; có khi trang
nghiêm.
+ Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết
cấu mang đậm tính dân tộc. Nhờ hình thức này mà bài thơ có thể đi suốt một trăm
năm mươi câu lục bát không bị nhàm chán.
+ Hình ảnh dân tộc được sử dụng một cách tự nhiên và sáng tạo…
+ Ngôn ngữ dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng ta –
mình, mình – ta quấn quýt với nhau và đại từ phiếm chỉ ai. Đây là sáng tạo độc đáo
và cũng là thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu.
Câu 9: Những kiến thức cơ bản về Lí luận văn học: Quan điểm sáng tác văn
học; Phong cách nghệ thuật của một nhà văn; Tình huống truyện; Giá trị của văn
học; Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm văn học; Chủ nghĩa anh hùng
cách mạng trong tác phẩm văn học; Tính sử thi của tác phẩm văn học;... (là gì?
biểu hiện; vai trò; ứng dụng cụ thể).
1.2.2.2. Kiến thức về lí luận văn học
a/ Quan điểm/ quan niệm sáng tác văn học
* Là gì?
- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác,

- Phải được hiện thực hóa trong quá trình sáng tác
- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm,
- Nhà văn nào cũng có quan điểm/ quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành
một hệ thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được.
* Vai trò
- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác như lựa chọn đề tài, hình tượng, cách
viết, hình thức nghệ thuật.
- Phần nào thể hiện tư tưởng của nhà văn

10


VD: Quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh : Văn
học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là tiến sĩ tiên phong
trên mặt trận văn hóa tư tưởng
* Ứng dụng (Phân tích quan điểm sáng tác của Nam Cao trong tác phẩm
Chí Phèo)
b/ Phong cách nghệ thuật
* Là gì?
Nét riêng có cá tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn
* Đặc điểm
- Cách nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật của nhà văn với
cuộc đời,
- Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác của nhà văn,
- Nét riêng trong lựa chọn xử lí đề tài, xác định chủ đề, đối tượng miêu tả,
thể hiện.
- Hệ thống phương thức biểu hiện các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn
riêng: thể loại, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ, kết cấu,
- Sự thống nhất, ổn định trong sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ
thuật,

- Phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.
Nói tóm lại phong cách nghệ thuật thiên về hình thức nghệ thuật; có
sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn.
* Vai trò
- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của
người nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách.
- Thể hiện bản chất của văn chương, hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
* Ví dụ
- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: thơ dù viết về đề tài nào cũng nồng nàn
tha thiết niềm giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hóa
vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ; bút pháp tương giao, diễn đạt rất
Tây, tinh tế; cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng,
phong phú để tái hiện những cung bậc, biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế
giới tình cảm con người.
- Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: mang tình cảm thơ trữ tình chính trị
sâu sắc, đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn, giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha
thiết, đậm đà tính dân tộc,
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa uyên bác; cảm quan sắc nhọn,
phong phú; chữ nghĩa giàu có; bút pháp tài hoa.
11


* Ứng dụng : Những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc.
c/ Tình huống trong truyện
* Là gì?
Tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh
riêng, được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm
đặc nhất, qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà văn
được thể hiện rõ nhất.

“Là một lát cắt, một khúc của đời sống – Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy
người thấy được trăm năm của đời thảo mộc”- Nguyễn Minh Châu.
Biểu hiện quy luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: quy mô nhỏ
nhưng khả năng phản ánh lớn.
* Vai trò
- Khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ.
- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua
một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (Tiểu thuyết dài theo sát toàn bộ cuộc đời
số phận nhân vật). Tình huống giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc
nhân vật và tư tưởng nhà văn: xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu
hiệu của: một tác phẩm có giá trị; một tác giả tài năng.
* Ví dụ
- Tình huống đợi tàu ám ảnh trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam;
tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa Quản ngục và Huấn Cao trong
truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; tình huống nhận thức trong tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
* Ứng dụng (Phân tích tình huống truyện CNTT của Nguyễn Tuân)
d/ Giá trị của văn học: Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ
* Là gì?
Là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác
nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người.
* Đặc điểm của các giá trị
Giá trị nhận thức
- Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới,
- Giúp con người khám phá, nhận thức thấu hiểu sâu sắc chính mình.
Giá trị giáo dục
- Đem đến những bài học quý giá về lẽ sống
- Về tư tưởng: hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ
và quan điểm sống đúng đắn.
12



- Về tình cảm: Giúp con người biết yêu, ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành
mạnh trong sáng.
Giá trị thẩm mĩ
- Nội dung
+ Vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời: thiên nhiên, đất nước, con
người.
+ Vẻ đẹp bản thân con người: ngoại hình, nội tâm, tư tưởng, hành động, lời
nói.
- Hình thức: kết cấu, ngôn ngữ, những biện pháp, thủ pháp nghệ thuật xây
dựng hình tượng nghệ thuật sinh động.
Mối quan hệ giữa các giá trị
- Giá trị nhận thức làm tiền đề cho giá trị giáo dục
- Giá trị giáo dục làm sâu sắc hơn gía trị nhận thức,
- Giá trị nhận thức, giá trị giáo dục phát huy tích cực giá trị thẩm mĩ
* Ứng dụng: phân tích truyện Vợ nhặt của Kim Lân làm nổi bật các giá trị
của truyện
đ/ Giá trị hiện thực
* Là gì?
- Là phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh
- Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực vì văn bản bắt nguồn từ cuộc sống:
hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí,…
* Biểu hiện
- Hiện thực phản ánh trong tác phẩm vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập
ba nét chính:
+ Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh
thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
+ Chỉ ra nguyên nhân gây đau khổ cho con người,

+ Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
* Vai trò
- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn,
- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị.
* Ứng dụng:
- Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao), Hai đứa
trẻ (Thạch Lam), Vợ chồng A Phủ (Tô Hòa), Vợ nhặt (Kim Lân),
e/ Giá trị nhân đạo
* Là gì?
13


- Hạt nhân là lòng thương người,
- Đối tượng: nỗi khổ
* Biểu hiện
- Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh,
- Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người,
- Phát hiện khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất
hạnh.
- Đồng tình với ước mơ, nguyện vọng chính đáng của con người và khát
khao thay đổi số phận cho họ.
Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú linh
hoạt: cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn yêu thương, trân trọng sâu sắc, Ngô
Tất Tố khám phá ra vẻ đẹp truyền thống thủy chung không tỳ vết của chị Dậu; Kim
Lân khám phá ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người
vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng
cao.
* Vai trò
- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn “Nhà văn chân chính là nhà nhân
đạo từ trong cốt tủy”. Bêlinxki

- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là
nhân học – nghệ thuật chỉ có ý nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con
người)
* Ứng dụng
- Phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm: Vợ chồng A Phủ của Tô
Hoài; Vợ Nhặt của Kim Lân; Chí phèo của Nam Cao; Hai đứa trẻ của Thạch Lam;
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; Điểm mới trong tư tưởng nhân đạo của Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài so với Chí Phèo của Nam Cao; ...
* Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và nhân đạo
- Gắn bó hài hòa trong một tác phẩm
- Các khía cạnh nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nhắc tới gía
trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách
quan thì nói tới giá trị nhân đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông,
thương xót, đồng tình, ngợi ca)
2. Khả năng áp dụng nhân rộng

- Có thể áp dụng cho những học sinh thi THPTQG dùng kết quả môn Ngữ
văn xét tuyển Đại học, Cao đẳng; học sinh có lòng say mê văn học.
3. Hiệu quả

Hiệu quả về mặt xã hội
14


- Học sinh nắm được nội dung của văn bản, vốn kiến thức xã hội và biết vận
dụng vào làm văn: năm học 2016 – 2017 có 9/10 học sinh đạt giải cấp tỉnh và
cũng trong năm học này có trên 60 % học sinh thi THPTQG đạt điểm khá bộ môn
Ngữ văn. Năm học 2017 – 2018 có 8/10 học sinh đạt giải cấp tỉnh.
- Có vốn tri thức phong phú: tri thức về tác phẩm văn học, tiếng Việt, Lí luận
văn học, Làm văn và tri thức về văn hóa, đời sống xã hội. Vốn tri thức này là cơ sở

để sáng tạo bởi có vốn tri thức phong phú tình cảm, cảm xúc mới dễ nảy nở, liên
tưởng, tưởng tượng mới đa dạng.
- Giúp phát triển trí tuệ, có trí nhớ bền vững để tiếp thu nhanh chóng, có khả
năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm lành
mạnh, làm cho học sinh thực sự say mê văn học, yêu thích văn chương. Đây là
động lực để các em có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn để đến với văn chương.
- Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình
chuẩn bị và tham gia thuyết trình, Điều 28.2 Luật Giáo dục ghi “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với các đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đồng thời kích thích các
em có ý tưởng độc đáo, mới lạ; có cảm thụ riêng về một tác phẩm, một hình ảnh,
chi tiết nào đó trong tác phẩm; có khả năng diễn đạt nhuần nhuyễn, xúc động, thấm
thía.
- Rèn luyện cho học sinh tư duy khoa học, khả năng diễn đạt một vấn đề
thuộc lĩnh vực khoa học trước một tập thể bằng ngôn ngữ nói. Từ đó, hình thành
cho học sinh thái độ tự tin vào năng lực của bản thân, có thể làm chủ được mình
khi trình bày ý kiến trước nơi đông người.
- Vốn từ vựng dồi dào, biết sử dụng một cách hiệu quả trong những hoàn
cảnh khác nhau; có công cụ tư duy sắc bén, tạo những câu văn đoạn văn chính xác,
gợi cảm. Có hệ thống kĩ năng làm văn: đặt vấn đề, xắc định và sắp xếp luận điểm,
lựa chọn luận cứ, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đến kĩ năng lập ý, dàn ý.
- Tạo mối quan hệ gần gũi, thân tình giữa thầy và trò để người thầy có điều
kiện hiểu hơn về năng lực của từng học sinh, từ đó có phương pháp ôn tập phù
hợp. Học sinh có thể cảm nhận được lòng quan tâm sâu sắc của thầy cô đối với
mình, từ đó mà cố gắng hơn trong học tập.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
VỀ SÁNG KIẾN

Tôi xin cam đoan, đây là những điều
tôiđúc kết, viết ra trong quá trình ôn đội
15


tuyển

Trần Thúy Tâm

MỤC LỤC

Nội dung

16


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
NÂNG CAO TIỀM LỰC CHO HỌC SINH ĐỘI TUYỂN MÔN NGỮ
VĂN TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LẠNG SƠN

Tác giả: Trần Thúy Tâm
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh

Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Chuyên môn Ngữ văn
Đăng kí danh hiệu thi đua 2018: CSTĐ cơ sở

Lạng Sơn, ngày 04 tháng 4 năm 2018
17



×