Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quy định về xây dựng thang lương bảng lương và gửi đến cơ quan nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 22 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

NGÔ NHÂN HẬU
Mã sinh viên: 1453404041113
Lớp: Đ14NL2
Số báo danh: 102

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

XÂY DỰNG THANG BẢNG LƢƠNG
QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG THANG LƢƠNG,BẢNG LƢƠNG
VÀ GỬI ĐẾN CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ LAO
ĐỘNG

Giảng viên
ThS. TRẦN QUỐC VIỆT

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

NGÔ NHÂN HẬU
Mã sinh viên: 1453404041113
Lớp: Đ14NL2
Số báo danh: 102

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


XÂY DỰNG THANG BẢNG LƢƠNG
QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG THANG LƢƠNG,BẢNG LƢƠNG
VÀ GỬI ĐẾN CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ LAO
ĐỘNG

Giảng viên
ThS. TRẦN QUỐC VIỆT

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2018


MỤC LỤC

1.PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
2.MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG THANG LƢƠNG , BẢNG LƢƠNG .... 2
3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG THANG LƢƠNG, BẢNG
LƢƠNG…………………………………………………………………………………2
3.1.Nguyên tắc và yêu cầu trong xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng .......................... 2
3.2.Trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng thang lƣơng,bảng lƣơng ........................ 7
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAI PHẠM CỦA DOANH NGHIỆP KHI XÂY DỰNG
THANG LƢƠNG, BẢNG LƢƠNG GỬI CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC………8
4.1.Cố tình không xây dựng thang bảng lƣơng gửi cơ quan quản lí nhà nƣớc ............. 8
4.2.Xây dựng thang, bảng lƣơng đối phó cơ quan quản lí nhà nƣớc ............................ 9
5. HỒ SƠ THANG LƢƠNG,BẢNG LƢƠNG GỬI CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ
NƢỚC ............................................................................................................................ 10
6.KẾT LUẬN………………………………………………………………………….11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 12
PHỤ LỤC 1:CÔNG VĂN GỬI PHÕNG LĐTB&XH .............................................. PL.1
PHỤ LỤC 2:QUYẾT ĐỊNH GỬI PHÕNG LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI ............................................................................................................................. PL.2

PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN GỬI PHÕNG LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP CHƢA THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
................................................................................................................................... .PL.3
PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN GỬI PHÕNG LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP CÓ THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ ...... PL.4
PHỤ LỤC 5:HỆ THỐNG THANG LƢƠNG,BẢNG LƢƠNG ................................ PL.5
PHỤ LỤC 6: BẢNG QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
ĐỐI VỚI TỪNG CHỨC DANH HOẶC NHÓM CHỨC DANH NGHỀ, VỊ TRÍ
CÔNG VIỆC TRONG THANG LƢƠNG, BẢNG LƢƠNG ................................... PL.6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CD/CV:chức danh/công việc
ML:mức lƣơng
DN:doanh nghiệp
TBL:thang bảng lƣơng
NLĐ:ngƣời lao động

1


1.PHẦN MỞ ĐẦU
Trƣớc khi nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Bộ Luật lao động về tiền lƣơng,trong đó quy định cụ thể về nguyên tắc xây dựng thang
bảng lƣơng,áp dụng mức lƣơng tối thiểu vùng (Điều 7) đƣợc ban hành, các doanh
nghiệp ngoài nhà nƣớc vẫn sử dụng từ thang,bảng lƣơng của Nhà nƣớc theo nghị định
205/NĐ-CP nên khi chuyển đổi ,nhiều nhân viên tiền lƣơng,nhân viên nhân sự tại
doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và gặp nhiều sai sót.Bên cạnh đó,theo sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế ,các doanh nghiệp đƣợc thành lập mới ngày càng nhiều
yêu cầu nhân viên,chuyên viên tiền lƣơng phải có sự hiểu biết về những quy định của

pháp luật trong xây dựng thang bảng lƣơng để có thể thực hiện đúng quy định của pháp
luật và nâng cao công tác quản trị hệ thống lƣơng tại doanh nghiệp.Là một sinh viên
sắp bƣớc vào thị trƣờng lao động ,việc chuẩn bị thật đầy đủ kiến thức chuyên môn về
hệ thống thù lao lao động nói chung và xây dựng thang bảng lƣơng nói riêng là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng .Chính vì vậy mà em xin thực hiện đề tài : “Quy định về xây
dựng thang ,bảng lương và gửi đến cơ quan quản lí nhà nước về lao động” làm đề
tài tiểu luận cho môn Xây dựng thang bảng lƣơng trong doanh nghiệp.
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những quy định của nhà nƣớc
trong xây dựng thang bảng lƣơng , hiểu rõ lí do vì sao lại có những quy định đó , biện
pháp để có thể thực hiện đúng và đủ.Ngoài ra nghiên cứu còn tìm hiểu những cách gửi
hồ sơ đăng kí thang , bảng lƣơng đến cơ quan nhà nƣớc nhằm chuẩn bị tốt nhất kiến
thức pháp luật cũng nhƣ thực tế của bản thân trong quá trình học và làm việc sau này.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề trong xây dựng thang bảng
lƣơng và gửi đến cơ quan quản lí nhà nƣớc về lao động.Hệ thống thang bảng lƣơng có
vai trò to lớn trong việc duy trì và phát triển quan hệ lao động ,tình hình sản xuất kinh
doanh của tổ chức .Do tính chất nhạy cảm của vấn đề này và cũng vì đảm bảo lợi ích
chính đáng của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động nên nhà nƣớc ban hành
nhiều văn bản luật ,dƣới luật nhƣng có giới hạn về thời gian cũng nhƣ kiến thức ,em
xin thực hiện đề tài nghiên cứu trong phạm vi sau đây.
Về phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật trong
xây dựng thang bảng lƣơng nhƣ bộ luật lao động 10/2012/QH13/NĐ-CP ban hành
ngày 14 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lao động về
tiền lƣơng .Nghị định 141/2017/NĐ-CP sẽ thay thế nghị định 153/2016/NĐ-CP về mức
lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ngoài khu vực quốc doanh.

1


2.MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG THANG LƢƠNG , BẢNG LƢƠNG
Thang lƣơng là hệ thống thƣớc đo thể hiện chất lƣợng lao động của các loại lao

động cụ thể khác nhau , quy định mức độ đãi ngộ lao động từ thấp đến cao tƣơng ứng
với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp .Vậy có thể nói dựa vào thang lƣơng ta có thể
biết đƣợc tỉ lệ giữa tiền lƣơng và trình độ lành nghề của các công nhân cùng một nghề
hay nhóm nghề giống nhau .Mỗi thang lƣơng gồm các bậc lƣơng nhất định và các hệ
số lƣơng phù hợp với các bậc lƣơng ấy.
Thông thƣờng ,số bậc của thang lƣơng và hệ số lƣơng giữa các bậc phụ thuộc
vào đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc,trình độ lành nghề công nhân, yếu
tố trách nhiệm ,điều kiện lao động) và tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật.
Hệ số lƣơng: chỉ rõ rằng sức lao động của công nhân nào đó phải đƣợc trả cao
hơn mức lƣơng tối thiểu bao nhiêu lần .Bội số thang lƣơng : là sự so sánh giữa bậc cao
nhất và bậc thấp nhất trong một thang lƣơng, hay nói cách khác mức lƣơng công nhân
bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1).
Bảng lƣơng là bảng xác định mối quan hệ tiền lƣơng giữa những ngƣời lao động
cùng nghề theo từng chức danh nghề nghiệp .Cũng nhƣ thang lƣơng , bảng lƣơng có số
bậc và hệ số lƣơng nhƣng áp dụng chủ yếu cho cán bộ quản lí ,chuyên môn nghiệp vụ
,nhân viên văn phòng trong doanh nghiệp ,cho một số công việc mà mức độ thành thạo
(chênh lệch giữa các bậc) chủ yếu dựa vào yếu tố thâm niên nghề nhƣ tài xế, thợ làm
tóc.
3.QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG THANG LƢƠNG,
BẢNG LƢƠNG
3.1.Nguyên tắc và yêu cầu trong xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng
Theo khoản 1 điều 93 của bộ Luật lao động về xây dựng thang bảng lƣơng và
định mức lao động : trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lƣơng ,bảng lƣơng chính
phủ quy định ,ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang bảng lƣơng ,cơ
sở để tuyển dụng,sử dụng lao động ,thỏa thuận mức lƣơng ghi trong hợp đồng lao động
và trả lƣơng cho ngƣời lao động.Chính vì vậy mà việc xây dựng thang bảng lƣơng và
bắt buộc nhằm đáp ứng mục tiêu quản lí nhà nƣớc về lao động .
Theo điều 7,nghị định 49/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc xây dựng thang
lƣơng,bảng lƣơng nhƣ sau:


2


- Thứ nhất ,việc xây dựng thang bảng lƣơng phải căn cứ vào tổ chức sản xuất ,tổ
chức lao động ,và quyết định thang bảng lƣơng đối với lao động quản lí,lao động
chuyên môn kĩ thuật ,nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh,phục vụ.
Yêu cầu xây dựng thang bảng lƣơng nhƣ trên nhằm tính đến các điều kiện cụ
thể tại doanh nghiệp, lợi nhuận, doanh thu và quan điểm ƣu đãi ,quản trị nhân sự của
lãnh đạo. Đơn cử nhƣ doanh nghiệp có quy mô nhỏ , tổ chức lao động tinh gọn trong
đó nhân viên nhân sự đảm nhận tất cả các công việc từ tuyển dụng,đào tạo đến trả
lƣơng và giải quyết quan hệ lao động thì có thể lãnh đạo sẽ cân nhắc điều chỉnh hệ số
giãn của chức danh này cao hơn gấp 5 đến 7 lần so với chức danh có yêu cầu trình độ
kĩ thuật thấp nhất.Ngoài ra việc phân lao động trong doanh nghiệp thành 5 nhóm chính
là nhằm giảm thiếu tính bình quân tiền lƣơng vì khi xây dựng thang bảng lƣơng cho 5
đối tƣợng trên doanh nghiệp phải đánh giá mức độ phức tạp của công việc,định lƣợng
kết quả công việc để phân cấp giá trị công việc.
- Thứ hai, bội số của thang lƣơng là phụ thuộc vào độ phức tạp quản lí, cấp bậc
công việc hoặc chức danh đòi hỏi.Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lƣơng liền kề ít
nhất bằng 5%.
Bảng 3.1.Thang lƣơng,bảng lƣơng tham khảo

Nguồn:ketoanthienung.net

3


Lấy ví dụ nhƣ bảng lƣơng trên , có thể thấy bậc lƣơng của các chức danh từ bậc
I đến bậc VII điều chỉnh chênh lệch hơn 5% đúng quy định tại Nghị định 49/2013/NĐCP.
Có thể thấy nhóm lƣơng càng lên cao thì yếu tố phức tạp và trách nhiệm trong
quản lí lãnh đạo ngày càng cao và yêu cầu chuyên môn càng giảm.Ví dụ đối với chức

danh giám đốc do phải quản lí toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp tùy theo loại hình
kinh doanh .
Khi mới bắt đầu một công việc ,đảm nhận một vị trí chức danh vì trình độ
chuyên môn ,kỹ năng của ngƣời lao động còn yếu ,khó có thể hoàn thành tốt công việc
đƣợc ,phải bằng sự cố gắng học hỏi ,nâng cao tay nghề chuyên môn thì mới có thể đảm
nhận tốt công việc đƣợc giao,nhƣng con ngƣời sống hay làm việc không có mục tiêu
thì không thể phát triển đƣợc ,chính vì vậy quy định của nhà nƣớc đã hƣớng dẫn doanh
nghiệp tạo động lực ngƣời lao động bằng cách tăng dần hệ số lƣơng của mỗi bậc và
chênh lệch ít nhất bằng 5%.Nếu kết hợp với chính sách trả lƣơng theo hiệu quả công
việc ( trả lƣơng theo phƣơng pháp 3p) thì sẽ có đánh giá giá trị công việc , kết quả thực
hiện rõ ràng cho mỗi bậc lƣơng, ngƣời lao động có thể lấy đó làm cơ sở để xây dựng kế
hoạch học tập nâng cao trình độ,kĩ năng của bản thân.
Thứ ba, mức lƣơng min đƣợc quy định nhƣ sau:
- Mức lƣơng min của CV/CD giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thƣờng
không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng do chính phủ quy định.
- Mức lƣơng min của CV/CD đòi hỏi lao động qua đào tạo ,học nghề phải cao
hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu do Chính phủ quy định.
- Mức lƣơng của CV/CD có điều kiện lao động nặng nhọc,độc hại ,nguy hiểm
phải cao hơn ít nhất 5% ;CV/CD có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc ,độc
hại,nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng của CV/CD có độ phức tạp
tƣơng đƣơng làm việc trong điều kiện lao động bình thƣờng.Lấy ví dụ nhƣ một nhân
viên làm việc trong một môi trƣờng có các yếu tố nguy hiểm,độc hại và đã đƣợc công
ty đào tạo 1 năm thì sẽ có mức lƣơng tối thiểu bậc 1 nhƣ sau:MTTBAC1
=3980000+3980000*7%+3980000*5%=4457600 đồng.
Theo quan điểm trả lƣơng của nhà nƣớc ,tiền lƣơng phải đảm bảo đƣợc những
chức năng quan trọng nhƣ tái tạo sức lao động, bảo hiểm tích lũy và xã hội nên dù làm
CV/CD đơn giản nhất thì MLMIN cũng không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu
vùng.Với những ngƣời đã qua đào tạo hay đƣợc doanh nghiệp đào tạo thì trình độ
chuyên môn cũng cao hơnso với ngƣời chƣa qua đào tạo nên cần đƣợc trả lƣơng cao
hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng ,nhìn từ góc độ tạo động lực ,doanh

4


nghiệp thực hiện quy định này sẽ khuyến khích ngƣời lao động học tập để nâng cao tay
nghề hơn từ đó giúp năng cao năng suất lao động và lợi nhuận của công ty.
Theo đó theo quy định tại nghị định 141/2017/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định
153/2016/NĐ-CP về mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ngoài
khu vực quốc doanh.Theo đó , mức lƣơng tối thiểu vùng đều tăng so với quy định cũ
nhằm bù trƣợt giá,khuyến khích tăng năng suất lao động và đảm bảo cuộc sống cho
ngƣời lao động.
Khi thực hiện mức lƣơng tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này ,doanh
nghiệp không đƣợc xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lƣơng nhƣ phụ cấp ,trợ
cấp,các chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật …khi ngƣời lao động làm thêm giờ, làm việc
vào ban đêm , làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại theo quy định của pháp luật
lao động.Các khoản phụ cấp, trợ cấp , tiền lƣơng do doanh nghiệp qui định thì thực
hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động , thỏa ƣớc lao động tập thể hoặc quy chế
của doanh nghiệp.
Ngƣời lao động đƣợc công nhận đã qua học nghề thuộc các trƣờng hợp sau:
- Ngƣời lao động đã đƣợc cấp chứng chỉ nghề ,bằng nghề ,bằng trung học nghề
theo quy định tại nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính Phủ quy
định cơ cấu khung của hệ giáo dục quốc dân ,hệ thống văn bằng ,chứng chỉ về giáo dục
và đào tạo.
- Ngƣời đã đƣợc cấp chứng chỉ nghề , bằng nghề theo qui định tại Luật giáo dục
năm 1998,Luật giáo dục năm 2005 và chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia theo qui định
tại Luật việc làm.
- Ngƣời đã đƣợc cấp chứng chỉ theo chƣơng trình dạy nghề thƣờng xuyên
,chứng chỉ sơ cấp nghề,bằng tốt nghiệp trung cấp nghề,bằng tốt nghiệp cao đảng nghề
hoặc đã hoàn thành chƣơng trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật
dạy nghề.
- Ngƣời đã đƣợc cấp văn bằng ,chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo giáo dục nƣớc

ngoài.
- Ngƣời đã đƣợc doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và đƣợc kiểm tra
,bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Thứ tƣ, khi xây dựng và áp dụng thang bảng lƣơng phải đảm bảo bình đẳng
đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lƣơng ,điều kiện nâng bậc lƣơng.
Thang bảng lƣơng đƣợc xây dựng với chức năng theo đúng mức độ giá trị của
công việc,thể hiện sự tƣơng quan giữa mức độ phức tạp và mức lƣơng mà ngƣời lao
động đƣợc nhận thế nên hệ thống thang bảng lƣơng và phụ cấp liên quan phải đảm bảo
yếu tố công bằng ,không phân biệt đối xử về giới tính ,dân tộc,màu da,thành phần xã
hội ,tình trạng hôn nhân,tín ngƣỡng, tôn giáo,nhiễm Hiv,khuyết tật.Ngoài ra,sau thời
5


gian dài nhận thấy những doanh nghiệp có nhận thức kém về hoạt động của công đoàn
và có hành vi bất hợp tác,nghị định này còn bổ sung qui định đảm bảo bình đẳng với
ngƣời lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Nhằm đảm bảo tính khoa học và minh bạch khi áp dụng ,doanh nghiệp cần phải
xây dựng tiêu chuẩn khi xếp lƣơng ,điều kiện nâng bậc lƣơng.Ví dụ phải phân tích mô
tả công việc, tiêu chuẩn chức danh công việc để xác định vị trí nào thì xếp vào nhóm
lƣơng đó và phân tích các nhân tố nhƣ giá trị công việc,yêu cầu trình độ kĩ năng cũng
nhƣ điều kiện lao động…để mỗi bậc lƣơng sẽ đại diện cho mức độ đáp ứng các nhân tố
khác nhau.Chỉ khi ngƣời lao động đạt điều kiện nhất định thì mới đƣợc nâng bậc
lƣơng.
Thứ năm,thang bảng lƣơng phải đƣợc rà soát ,bổ sung định kì.
Thang bảng lƣơng đƣợc xây dựng dựa trên những cơ sở chính là hệ thống chức
danh công việc ,mức độ phức tạp công việc,quy định của nhà nƣớc liên quan đến xây
dựng thang bảng lƣơng,tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và tiền lƣơng
trên thị trƣờng .Để hệ thống thang bảng lƣơng thể hiện đầy đủ tính thực tế,khoa học và
pháp lý thì doanh nghiệp cần định kì rà soát,sửa đổi ,bổ sung đáp ứng đƣợc tất cả các
vấn đề nêu trên.Trong đó việc sửa đổi bổ sung thang bảng lƣơng để đảm bảo quy định

pháp luật là quan trọng nhất cần cán bộ công tác tiền lƣơng phải chú ý quan tâm theo
dõi.
Nguyên tắc cuối cùng,khi xây dựng hoặc sửa đổi,bổ sung thang bảng lƣơng thì
doanh nghiệp phái tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể ngƣời lao động và
công bố công khai tại nơi làm việc của ngƣời lao động trƣớc khi thực hiện ,đồng thời
gửi cơ quan quản lí nhà nƣớc về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh
nghiệp.
Tiền lƣơng là nhu cầu đầu tiên và tối thiểu của đa số ngƣời đi làm , giúp họ duy
trì cuộc sống , thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội ,học tập để phát triển bản
thân và thỏa mãn nhu cầu cao hơn .Tiền lƣơng có khả năng tạo động lực nhƣng cũng
có khả năng phá hủy nó khi ngƣời lao động cảm thấy công tác trả lƣơng không công
bằng khi so sánh thu nhập của bản thân với đồng nghiệp và với thu nhập của ngƣời
khác cùng nghành nghề ở công ty khác.Chính vì vậy mà khi xây dựng hoặc bổ sung ,
sửa đổi thang bảng lƣơng cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện ngƣời lao động (
thƣờng là công đoàn cơ sở ) và công khai tại nơi làm việc nhằm thăm dò và lấy ý kiến
của ngƣời lao động .Trong đó việc lấy ý kiến của ngƣời lao động là hết sức quan trọng
, tạo cho ngƣời lao động cảm giác đƣợc tôn trọng và lắng nghe ,tránh những xung đột
và tranh chấp sau này liền quan đến hệ thống thù lao.
Sau khi hoàn tất thang bảng lƣơng thì doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan quản
lí nhà nƣớc về lao động cấp huyện để kiểm tra tính pháp lí của thang bảng lƣơng.
6


3.2.Trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng thang lƣơng,bảng lƣơng
Cũng theo quy định tại nghị định 49/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp tổ chức xây
dựng hoặc rà soát sửa đổi thang bảng lƣơng và gửi cơ quan quản lí nhà nƣớc về lao
động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh để theo dõi , kiểm tra.
Với những trƣờng hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị,chi nhánh hoạt động ở các
địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng ,quyết định thang bảng lƣơng , doanh nghiệp
gửi cơ quan quản lí nhà nƣớc về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị chi nhánh của

doanh nghiệp để theo dõi,kiểm tra.
Căn cứ vào mức lƣơng tối thiểu vùng quy định tại điều 3 Nghị định 49/2013/
NĐ-CP thì doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang bảng
lƣơng và gửi cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất,
kinh doanh để theo dõi, kiểm tra.
Với những trƣờng hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các
địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang bảng lƣơng, doanh nghiệp
gửi cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của
doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra.
Căn cứ vào mức lƣơng tối thiểu vùng qui định tại Điều 3 Nghị định
49/2013/NĐ-CP và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với ngƣời lao
động,thỏa ƣớc lao động tập thể,doanh nghiệp phối hợp với ban chấp hành công đoàn
cơ sở và ngƣời lao động để thỏa thuận ,xác định mức điều chỉnh các mức lƣơng trong
thang bảng lƣơng ,mức lƣơng ghi trong hợp đồng lao động sao cho phù hợp,bảo đảm
các quy định của pháp luật lao động và tƣơng quan hợp lí tiền lƣơng giữa lao động
chƣa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn kĩ
thuật cao mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
Để đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật và đảm bảo DN không
vi phạm những quyền lợi của ngƣời lao động, pháp luật có các mức phạt cho các hành
vi sau đây đƣợc quy định tại khoản 10 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP: Nghị định
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm
2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo hiểm xã hội và đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp
đồng.
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
ngƣời sử dụng lao động không gửi thang lƣơng, bảng lƣơng, định mức lao động đến
cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động cấp huyện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với ngƣời sử dụng lao
động có một trong các hành vi sau đây:


7


+Không xây dựng thang lƣơng,bảng lƣơng,định mức lao động hoặc xây
dựng thang lƣơng,bảng lƣơng,định mức lao động không đúng quy định pháp luật.
+Sử dụng thang lƣơng, bảng lƣơng, định mức lao động không đúng quy
định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động cấp
huyện;
+Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lƣơng, bảng lƣơng,
định mức lao động, quy chế thƣởng;
+Không thông báo cho ngƣời lao động biết trƣớc về hình thức trả lƣơng
ít nhất 10 ngày trƣớc khi thực hiện.”
4.MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAI PHẠM CỦA DOANH NGHIỆP KHI XÂY DỰNG
THANG LƢƠNG, BẢNG LƢƠNG GỬI CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC
4.1.Cố tình không xây dựng thang bảng lƣơng gửi cơ quan quản lí nhà nƣớc
Trong khu vực sản xuất, kinh doanh nhất thiết phải có thang lƣơng, bảng lƣơng
để phân biệt các ngành kỹ thuật khác nhau nhƣ chế tạo, sửa chữa cơ khí; luyện kim;
giao thông vận tải... trong mỗi thang lƣơng, bảng lƣơng lại chia ra các bậc từ bậc 1 cho
đến bậc N; ứng với mỗi bậc là một hệ số lƣơng; nhân hệ số lƣơng với mức lƣơng tối
thiểu của doanh nghiệp sẽ đƣợc mức lƣơng cụ thể đƣợc hƣởng của công nhân ở một
thời điểm. Nếu doanh nghiệp không có thang lƣơng, bảng lƣơng thì vô hình chung
doanh nghiệp chỉ có duy nhất một bậc lƣơng (tạm gọi bậc 1). Ngƣời lao động rơi vào
tình trạng dù làm việc có thâm niên lâu bao nhiêu cũng chỉ hƣởng lƣơng bậc 1; mức
lƣơng tuyệt đối đƣợc hƣởng của ngƣời lao động chỉ khác đi khi mức lƣơng tối thiểu
đƣợc điều chỉnh. Trái lại, khi có thang lƣơng, bảng lƣơng sẽ có nhiều bậc lƣơng, về
nguyên tắc, bậc sau có hệ số cao hơn bậc trƣớc, ngƣời lao động sẽ luôn phấn đấu đƣợc
nâng lên các bậc cao hơn. Đó cũng là căn cứ để hàng năm doanh nghiệp kiểm tra tay
nghề, nâng bậc cho công nhân theo con đƣờng phấn đấu đi lên của họ. Đáng tiếc là
trong nhiều năm qua, theo Báo cáo “Tổng kết đánh giá 15 năm thi hành Bộ luật Lao
động” của Bộ Lao động – Thƣơng bình và Xã hội thì chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp

có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tƣ nhân có xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng nhƣng các
thang lƣơng, bảng lƣơng đƣợc xây dựng chứa đựng rất nhiều bất hợp lý, điển hình là
chia ra quá nhiều bậc lƣơng tủn mủn, khoảng cách giá trị giữa các bậc không đáng kể,
không khuyến khích đƣợc ngƣời lao động phấn đấu nâng bậc.Tuyệt đại các bộ phận
các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc không xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng, không
phải là không làm đƣợc mà là có ý đồ không minh bạch. Ở các doanh nghiệp này có
một số lao động có thu nhật tiền lƣơng cao hơn chút ít là do họ có thâm niên nghề lâu
năm, kỹ năng lao động tốt, đảm bảo đƣợc định mức lao động do trình độ tay nghề đƣợc
8


nâng cao; tuy nhiên danh chính ngôn thuận họ không đƣợc công nhận cấp bậc thợ từ
bậc 2 trở lên. Việc chỉ có một bậc lƣơng cũng phản tác dụng ngay đối với một số
doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động có tay nghề bậc cao. Vì ở các doanh nghiệp đó,
ai đƣợc tuyển dụng, thời gian làm việc bao lâu cũng chỉ đƣợc hƣởng duy nhất lƣơng
bậc 1, trong khi nhiều lao động có tay nghề bậc 2 trở lên, không ai dại gì “chuốc” lấy
sự thiệt thòi vô lý đó.
Hiển nhiên là ở các doanh nghiệp không dựng thang lƣơng, bảng lƣơng, ngƣời
sử dụng lao động sẽ không bao giờ trả lƣơng đúng đắn, đầy đủ cho ngƣời lao động.
Tính ra ngƣời lao động ở những doanh nghiệp này bị “thiệt đơn, thiệt kép”, nhiều
ngƣời làm việc đến 6 năm, thậm chí 10 năm vẫn chỉ hƣởng bậc 1 mà lẽ ra phải là bậc 3,
bậc 4 với hệ số và mức lƣơng cao hơn rất nhiều. Từ đó tiền thƣởng năng suất, chất
lƣợng sản phẩm của họ cũng bị giảm sút mạnh (ngƣời có tay nghề bậc cao bao giờ
cũng có số lƣợng và chất lƣợng cao hơn ngƣời có tay nghề thấp, vì thế họ thƣờng đƣợc
thƣởng cao hơn, nhiều hơn so với ngƣời bậc thấp).Đây cũng là một trong các nguyên
nhân cộng hƣởng của các cuộc đình công và di biến động lao động với cƣờng độ mạnh.
Đối với bảo hiểm xã hội, nhƣ đã biết, nguồn thu đã và đang giảm di chỉ thu đƣợc mức
thu trên nền mức lƣơng tối thiểu đảm bảo khoảng 60% nhu cầu sống tối thiểu của
ngƣời lao động thay vì thu đƣợc trên nền bảo đảm mức sống tối thiểu 100% .Đến khi
không xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng của doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động

lại một lần nữa tự hƣởng lợi do “sai sót” của chính mình tạo ra, đó là: Lẽ ra phải đóng
bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động có tay nghề từ bậc 2 trở lên với mức cao hơn thì
ngƣời lao động chỉ đóng theo mức lƣơng cơ bản bậc 1. Thử hình dung xem 70% doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và khoảng 90% doanh nghiệp tƣ nhân không xây
dựng thang lƣơng, bảng lƣơng thì họ sẽ hƣởng lợi bao nhiêu và bảo hiểm xã hội thất
thu bao nhiêu ( trên số lao động khoảng 5 triệu ngƣời không đƣợc xếp vào thang lƣơng,
bảng lƣơng).
Từ tình hình trên cho thấy, việc xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng trong các
doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc là một tất yếu khách quan của hệ thống chính sách tiền
lƣơng nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của ngƣời lao động; đảm bảo nguồn
thu đúng luật định của bảo hiểm xã hội, là công cụ quản lý lao động có hiệu quả của
ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và cũng là cơ sở, là yêu cầu của việc
quản lý nhà nƣớc về lao động ở từng địa phƣơng.
4.2.Xây dựng thang, bảng lƣơng đối phó cơ quan quản lí nhà nƣớc
Trong trƣờng hợp này thì doanh nghiệp xây dựng thang,bảng lƣơng song không
áp dụng mà tìm mọi đủ cách để né tránh gây thiệt thòi cho ngƣời lao động ví dụ nhƣ “
Công ty không phân biệt ngƣời có tay nghề cao, ngƣời có tay nghề thấp ,lao động mới
9


vào hay lao động lâu năm cứ cào bằng theo mức lƣơng tối thiểu để tính lƣơng cơ bản
,điều chỉnh lƣơng hằng năm cũng theo lƣơng cơ bản khiến ngƣời lao động thiệt thòi”
Tình trạng doanh nghiệp làm thang lƣơng bảng lƣơng một đằng nhƣng thực hiện
một nẻo không phải là hiếm .Tại buổi hội thảo về tình hình thực hiện Bộ luật lao động
2012 ,bà Nguyễn Võ Minh Thƣ ,Trƣởng phòng quản lí lao động các khu công nghiệp
khu chế xuất TPHCM (Hepza), cho biết: Hằng năm, các DN cũng tiến hành xây dựng
thang, bảng lƣơng gửi đến cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động. Song, số DN gửi
thang, bảng lƣơng về cho Hepza chỉ đạt tỉ lệ 60%-65%.
Bên cạnh đó, tình trạng nhiều DN không áp dụng đúng thang, bảng lƣơng đã
xây dựng còn xảy ra. DN không nâng bậc mà chỉ điều chỉnh lƣơng tối thiểu vùng theo

quy định, dẫn đến NLĐ làm việc lâu năm có mức lƣơng bằng với NLĐ mới tuyển hoặc
có nâng lƣơng nhƣng không đúng theo thang, bảng lƣơng đã xây dựng. Tuy hằng năm,
các DN đều thực hiện điều chỉnh lƣơng tối thiểu vùng đối với NLĐ nhƣng qua thống
kê cho thấy, tiền lƣơng của NLĐ không cao, hầu hết chỉ cao hơn lƣơng tối thiểu vùng
từ 7% đến 12%, tức từ 4 triệu đến 4,3 triệu đồng/tháng (chƣa bao gồm phụ cấp và các
khoản hỗ trợ khác).“Chính những hành vi này của DN đã gây ra nhiều cuộc tranh chấp
lao động tập thể” - Bà Thƣ đánh giá.
.
Ngoài việc xây dựng thang, bảng lƣơng để đối phó với cơ quan quản lý nhà
nƣớc mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, ông Nguyễn Tất Năm, Trƣởng
Phòng Lao động - Tiền lƣơng - Tiền công Sở LĐTBXH TPHCM, đánh giá cơ chế tiền
lƣơng trong DN hiện nay còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Theo đó, dù nghị định về
lƣơng tối thiểu của Chính phủ chỉ quy định mức lƣơng sàn song DN lại dùng mức này
để áp cho đa số NLĐ. Các DN còn xây dựng thang, bảng lƣơng thành nhiều bậc, tách
tiền lƣơng thành nhiều khoản nhƣ: mức lƣơng, phụ cấp, trợ cấp, các khoản bổ sung
khác để trốn đóng BHXH.“Chính vì lẽ đó, trong nhiều DN hiện nay, tồn tại 3 loại
lƣơng: lƣơng tham gia BHXH và giải quyết chế độ chính sách, lƣơng để quyết toán
thuế, lƣơng thực trả cho NLĐ. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý
nhà nƣớc trong việc quản lý, kiểm tra chính sách tiền lƣơng đối với các DN”
5. HỒ SƠ THANG LƢƠNG,BẢNG LƢƠNG GỬI CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ
NƢỚC
Để hoàn tất nhiệm vụ xây dựng thang bảng lƣơng, sau khi thông qua thang bảng
lƣơng chính thức với lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời với việc công bố công khai cho
ngƣời lao động thì doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ về thang bảng lƣơng để gửi cho
cơ quan quản lý về lao động cấp huyện kiểm tra, xét duyệt.
Hồ sơ gồm có:
- Công văn gửi Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội (phụ lục 1)
- Quyết định ban hành hệ thống TBL của lãnh đạo DN (phụ lục 2)
10



- Biên bản thông qua hệ thống TBL của đại diện NLĐ hay đại diện Công đoàn
cơ sở (phụ lục 3, phụ lục 4)
- Bảng hệ thống TBL (phụ lục 5)
- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng (phụ lục 6)
- Quy chế lƣơng, bảng phụ cấp
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng
Lao động Thƣơng binh và Xã hội quận/huyện. Với những hồ sơ đã hợp lệ sẽ đƣợc giữ
lại kiểm tra và nhận lại trong 15 ngày kể từ ngày nộp. Với những hồ sơ chƣa hợp lệ sẽ
đƣợc bổ sung đến khi hoàn chỉnh.
Chú ý: Ngƣời lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại vào, và phải trực tiếp
đi nộp (Ai làm thì ngƣời đó phải đi nộp + Kèm theo CMT bản gốc)
6.KẾT LUẬN
Xây dựng thang bảng lƣơng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị nhân
sự ,quản trị tài chính, chiến lƣợc của doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu của cơ quan
quản lý Nhà nƣớc.Thang bảng lƣơng đƣợc xây dựng đúng với quy định của pháp luật
và có đƣợc sự đồng thuận của tập thể NLĐ sẽ giúp DN xây dựng quan hệ lao động
trong tổ chức bền vững và hài hòa.Qua bài nghiên cứu, em đã hình thành cho bản thân
hệ thống kiến thức về pháp luật giúp ích cho công tác xây dựng hệ thống TBL cho
công việc trong tƣơng lai. Ngoài ra đây sẽ là tài liệu có ích cho những sinh viên, những
đối tƣợng quan tâm đến đề tài này, bởi không chỉ nêu ra những nguyên tắc, yêu cầu mà
pháp luật quy định em còn phân tích, giải thích làm rõ những nguyên tắc, yêu cầu và đề
xuất những mẫu văn bản trong chuẩn bị hồ sơ gửi cho cơ quan nhà nƣớc kiểm tra.
Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là lựa chọn hƣớng tiếp cận vấn đề trên cơ
sở các quy định của pháp luật mà chƣa giải thích cụ thể về quy trình, cách thức xây
dựng một TBL nên phần nào chƣa giải thích hết những quy định của pháp luật về
xây dựng TBL một cách trực quan và thực tế nhất. Bên cạnh đó, những quy định
của pháp luật có liên quan thực tế còn rất nhiều nhƣng trong phạm vi bài viết chƣa
thể đề cập hết. Để khắc phục những hạn chế trên ở các nghiên cứu tiếp theo, có thể
thực hiện một quy trình xây dựng TBL thật cụ thể và đề cập đến những quy định

còn thiếu sót trong nghiên cứu này.

.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Luật Lao động.
2.Nghị định 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lao động
về tiền lƣơng gồm quy định chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hội đồng tiền
lƣơng quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 29;nguyên tắc xây dựng thang
lƣơng,bảng lƣơng và định mức lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 93 của Bộ
Luật Lao động.
3.Nghị định 141/2017/NĐ-CP :Quy định mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao
động làm việc theo hợp đồng lao động.
4.Nghị định 88/2015/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đƣa ngƣời lao động Việt Nam
đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.
5.Lê An Nhiên(2017),Nhiều doanh nghiệp xây dựng thang,bảng lương để đối phó.Truy
cập tại: />
12


PHỤ LỤC 1:CÔNG VĂN GỬI PHÕNG LĐTB&XH
CÔNG TY ………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc


SỐ: 01 CV/…
V/v: Xin áp dụng mức lương tối

-----o0o------

thiểu và tự xây dựng bảng lương

TPHCM, ngày …… tháng …… năm 2018

năm 2018
Kính gửi: Phòng Lao động-Thƣơng binh và Xã hội Quận…
Căn cứ Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ về Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lƣơng và Thông tƣ số
17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2013 của Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 7/12/2017 của Chính phủ Quy định
mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã,
tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mƣớn lao
động theo hợp đồng lao động,
Đơn vị chúng tôi: Công ty XXXXXXXXX
Địa chỉ: YYYYYYYYYYYYYYYYY, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại liên lạc:
Nay chúng tôi làm công văn này kính gửi đến Phòng Lao động-Thƣơng binh và
Xã hội Quận ZZZ để báo cáo việc xây dựng lại hệ thống thang bảng lƣơng của đơn vị
theo quy định hiện hành về tiền lƣơng của Nhà nƣớc.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Công văn đăng ký thang bảng lƣơng;
- Hệ thống thang bảng lƣơng của ngƣời lao động làm việc tại công ty;
- Bảng quy định tiêu chuẩn chức danh công việc;
- Công văn của Công đoàn gởi Ban Giám đốc Công ty về việc thống nhất thang
bảng lƣơng mới Công ty xây dựng.

Trân trọng,
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Như trên;Phòng TC-HC;
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
- Phòng TC-HC;
- Lưu: VT
PL.1


PHỤ LỤC 2:QUYẾT ĐỊNH GỬI PHÒNG LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CÔNG TY ………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỐ: 01 QĐ/…

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

V/v: Ban hành hệ thống thang
bảng lương

-----o0o-----TPHCM, ngày ……. tháng …… năm 2018

GIÁM ĐỐC
CÔNG TY ABC
- Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …. do Sở Kế Hoạch và ĐầuTƣ thành

phố Hồ Chí Minh cấp ngày…tháng …năm…
- Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm 2013
của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền
lƣơng.
- Căn cứ theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP về mức lƣơng tối thiểu vùng đối
với ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:Ban hành hệ thống bảng lƣơng của Công ty ABC
Điều 2:Thời gian thực hiện từ ngày … tháng … năm 2017
Điều 3:Các bộ phận của Công ty và các cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm
thực hiện quy định này

Nơi nhận:

CÔNG TY ABC

+ Nhƣ trên,
+Lƣu VT.

Kí tên và đóng dấu

PL.2


PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN GỬI PHÒNG LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ÁP
DỤNG CHO DOANH NGHIỆP CHƢA THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY ABC


Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-----o0o-----Tp, Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2017

BIÊN BẢN
(V/v: Thông qua hệ thống bảng lƣơng)
1. Thời gian: ...h....phút ngày ....tháng.....năm 2017
Địa điểm:
2. Thành phần gồm:
- Ông/bà: ....... – Giám đốc.
- Ông/bà: ....... – Thƣ ký.
- Cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
- Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …. do Sở Kế Hoạch và Đầu
Tƣ thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày … tháng .. năm …
3. Nội dung cuộc họp
Thực hiện Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm
2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về
tiền lƣơng.
Căn cứ theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP về mức lƣơng tối thiểu vùng đối
với ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Các cán bộ, công nhân viên trong Công ty nhất trí về hệ thống bảng lƣơng mà
Công ty đƣa ra và áp dụng từ ngày…
Biên bản đƣợc lập xong vào hồi 11h 00 ngày …… tháng …… năm 2016.
4.Kết luận cuộc họp
Tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty đồng ý với hệ thống thang bảng
lƣơng do phòng hành chính xây dựng và cam kết tuân thủ thực hiện đúng ( phụ lục
kèm theo).
GIÁM ĐỐC
THƢ KÝ CUỘC HỌP


(Ký tên và đóng dấu)

(Ký tên và đóng dấu)
PL.3


PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN GỬI PHÒNG LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ÁP
DỤNG CHO DOANH NGHIỆP CÓ THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

CÔNG TY ABC
Số:…./….
V/v có ý kiến về thang bảng lương của
công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập –Tự Do –Hạnh Phúc
Tp.Hồ Chí Minh,ngày …tháng …năm 2017

Kính gửi:Ban Giám đốc Công ty ABC
Căn cứ theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm 2013 của
chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lƣơng;
Căn cứ theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP về mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời
lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
Căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch công Đoàn công ty;
Căn cứ vào tình hình thực tế;
Thực hiện theo quy định của chính phủ về việc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu ,Công
ty cũng đã xây dựng thang bảng lƣơng mới với mức lƣơng tối thiểu là 3980000
đồng/tháng.Công đoàn công ty đã tổ chức họp lấy ý kiến về việc thang bảng lƣơng mới
do công ty xây dựng.Thay mặt cho Ban chấp hành Công đoàn , các đoàn viên công
đoàn và ngƣời lao động đang làm việc tại Công ty,Công đoàn có một số ý kiến về

thang bảng lƣơng mới nhƣ sau:
-Đồng ý với thang bảng lƣơng của công ty điều chỉnh mới trên cơ sở mức lƣơng
tối thiểu vùng theo qui định pháp luật;
-Không qui phạm các qui định hiện hành khác của nhà nƣớc về xây dựng thang
bảng lƣơng;
-Công đoàn đồng ý với thang bảng lƣơng mới do Công ty sửa đổi.
Trân trọng.
Nơi nhận:
-Ban giám đốc công ty
-BCH,CĐCS
Lƣu:Công đoàn

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN
KÍ TÊN VÀ ĐÓNG DẤU

PL.4


PHỤ LỤC 5:HỆ THỐNG THANG LƢƠNG,BẢNG LƢƠNG
CÔNG TY ABC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Địa chỉ:
Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
MST
HỆ THỐNG THANG LƢƠNG,BẢNG LƢƠNG
Áp dụng mức lƣơng tối thiểu vùng 3.980.000đồng
Đơn vị tính:1,000đồng

NHÓM

NHÓM CHỨC DANH
CÔNG VIỆC
A1
A2

A3
A4
A5
A6

BẬC LƢƠNG
I

II

III IV

V

Gíam đốc công ty
P.Giam
đốc,Trƣởng/phó phòng
ban
Nhân viên nhân sự,kế
toán,kinh doanh

14700000

15435000


16206750

12600000

13230000

13891500

11000000

12100000

13310000

14641000

16105100

Tổ trƣởng bảo vệ
Nhân viên Văn thƣ lƣu
trữ

8800000

9680000

10648000

11712800


12884080

6600000

7260000

7986000

8784600

9663060

NV.Phục vụ ,bảo vệ

4400000

4840000

5324000

5856400

6442040

TP,Hồ Chí Minh,ngày ….tháng. …năm………
CÔNG TY ABC

(Kí tên và đóng dấu)

PL.5



PHỤ LỤC 6: BẢNG QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỪNG CHỨC DANH HOẶC NHÓM CHỨC DANH
NGHỀ, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TRONG THANG LƢƠNG, BẢNG LƢƠNG
1. Công ty quy định tiêu chuẩn từng chức danh
STT

CHỨC DANH

TRÌNH ĐỘ

KINH NGHIỆM
Có khả năng lãnh
đạo, điều hành hoạt
động kinh doanh của
Công ty.
Có khả năng lãnh
đạo, điều hành hoạt
động kinh doanh của
Công ty.
Có kinh nghiệp
chuyên môn trên 5
năm,

1

Giám đốc

Tốt nghiệp đại học trở lên

Có khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ
và Nhật ngữ

2

Phó Giám đốc,
Trƣởng/Phó
các phòng ban

Tốt nghiệp đại học trở lên.
Có khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ
và Nhật ngữ.
Thành thạo ứng dụng tin học văn
phòng.

3

NV Nhân sự,
Kế toán, Kinh
doanh

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành
tƣơng đƣơng.
Thành thạo Anh ngữ, Nhật ngữ.
Thành thạo ứng dụng tin học văn
phòng.

Có kinh nghiệp
chuyên môn trên 2
năm, có kĩ năng

chuyên môn.

4

Tổ trƣởng Bảo
vệ, NV. Phục
vụ, bảo vệ

Không yêu cầu

Có sức khỏe tốt.

5

NV. Văn thƣLƣu trữ

Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành
tƣơng đƣơng.
Thành thạo ứng dụng tin học văn
phòng.

Có 1 năm kinh
nghiệm trong công
tác văn thƣ, lƣu trữ.

2. Chế độ nâng lƣơng
Sau 3 năm làm việc kể từ ngày kí họp đồng lao động, công ty sẽ xét duyệt nâng bậc với
cán bộ, công nhân viên đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Không vi phạm kỉ luật lao động theo quy định tại nội quy công ty, thỏa ƣớc lao động
tập thể, quy định của pháp luật về lao động.

- Hoàn thành các công việc đƣợc giao từ mức Khá trở lên (đánh giá theo năm).
- Ngoài những yêu cầu trên, ban Giám đốc sẽ xét duyệt nâng lƣơng khả năng và mức
độ đóng góp của từng nhân viên.
- Những ngƣời có sáng kiến giúp tăng lợi nhuận cho công ty thì tùy theo mức độ sẽ
đƣợc xét tăng lƣơng sớm trƣớc thời hạn.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 2017

CÔNG TY ABC
(Ký tên và đóng dấu)
PL.6



×