Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.09 KB, 20 trang )

PHỤ LỤC 1 :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
1.
2.
3.
4.
5.

Họ và tên người đăng ký: …………..
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học A ……………….
Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Dạy Tiếng Anh Khối 1, 4A,B,C, 5D,E
Tên đề tài sáng kiến: Áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ gây hứng thú học tập cho
học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh.
6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Cấp trường
7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Các trò chơi ngôn ngữ này có thể được xem là các kỹ thuật hay các hoạt động dạy
học mới rất phù hợp với lứa tuổi học sinh, không chỉ gây hứng thú cho người học mà
còn cho cả lẫn người dạy khi mà đã sử dụng thành thạo các trò chơi cũ. Ngoài ra
chúng còn có khả năng nâng cao được chất lượng dạy học.
8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:
Trường Tiểu Học . .……………… năm học 2017-2018
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học sinh là
chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
trong quá trình dạy học. Phương pháp dạy học mới sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ
thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ vì những
mục đích thực tiển và sáng tạo.
Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm


hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến
thức đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ môn Tiếng
Anh nói riêng.Việc sử dụng một số trò chơi mới trong tổ chức các hoạt động dạy học
Tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh
trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung để nắm được kiến thức, đồng thời
giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh trong môi trường ngoại ngữ với những tình huống
thật và sống động.
10. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu Học ………………..
11. Kết quả đạt được:
Chất lượng bộ môn chuyển biến cao hơn nhiều so với kết quả đầu năm học 20172018. Điều này khẳng định rằng các trò chơi ngôn ngữ đã mang lại hiệu quả cao trong
dạy học.

………………, ngày ….. tháng… năm 201…..
Tác giả

……………………..
1


PHỤ LỤC 2 :
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………, ngày ….. tháng ….

năm 201..


BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: ……………

Nam, nữ: …….

- Ngày tháng năm sinh: ……………..
- Nơi thường trú: ………..
- Đơn vị công tác: ……………
- Chức vụ hiện nay: ……………..
- Lĩnh vực công tác: ………………….
II. Nội dung sáng kiến
Hiện nay, trên cả nước mọi người đều quan tâm sâu sắc đến học Tiếng Anh và quan
tâm hơn nữa là học sao cho hiệu quả. Đó là khó khăn mà ai cũng phải vượt qua khi học
Tiếng Anh, vì đều này không phải ai cũng thực hiện được mà đòi hỏi người học với lòng
kiên trì và quyết tâm cao sẽ mang đến thành công. Không riêng nhiều phụ huynh quan tâm
mà còn cả Bộ Giáo dục rất quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn hóa Tiếng
Anh theo khung tham chiếu Châu Âu, để từ đó, đào tạo ra một thế hệ trẻ thật năng động,
hòa nhập cùng bạn bè trên toàn thế giới và khu vực.
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập của đất nước, Tiếng Anh là một
phương tiện giao tiếp không thể thiếu ngày nay. Nó là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập
với cộng đồng quốc tế và khu vực, giúp việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật
được nhạy bén hơn. Nó được dùng trong mọi lĩnh vực của hoạt động cộng đồng. Hiểu
được tầm quan trọng của bộ môn, tôi đã rất nỗ lực trong quá trình giảng dạy nhằm tìm ra
những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ sao cho giúp học sinh có nhiều tiến bộ trong việc
tiếp thu ngôn ngữ và phát triển kỹ năng.
Trong quá trình học ngoại ngữ, từ vựng và mẫu câu giao tiếp có thể xem là phần quan
trọng nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa

các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng và mẫu câu lại không đơn
giản chút nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ. Dạy tiếng Anh
nói chung, dạy từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh nói riêng cho trẻ, đòi hỏi ở người giáo viên
không chỉ khả năng ngôn ngữ mà còn là cách làm thế nào để thu hút học sinh tham gia vào
bài học. Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động
trong giờ học. Trong các hoạt động đó, trò chơi được xem là một cách hiệu quả để duy trì
khả năng tập trung vốn kém ở trẻ vì trò chơi có thể tạo ra cho trẻ một không khí học tập
vui vẻ và thư giãn. Và trên thực tế với sự ra đời của bộ sách giáo khoa “Let’s go starter”,
2


“Let’s learn” và sách giáo khoa mới do bộ giáo dục xuất bản dành cho học sinh tiểu học
được thiết kế hướng tới phương pháp dạy và học lấy học sinh làm trung tâm thì việc sử
dụng trò chơi trong việc dạy Tiếng Anh nói chung và từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh nói
riêng lại càng trở nên phổ biến. Tuy vậy, cho đến bây giờ hiệu quả của việc sử dụng đó như
thế nào vẫn còn là một vấn đề bỏ ngõ. Do đó, tôi quyết định nghiên cứu kỹ về việc sử dụng
trò chơi trong dạy từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh cho học sinh lớp 4, lớp 5 trên thực tế
như thế nào, giáo viên có khó khăn gì khi sử dụng trò chơi như là một cách để dạy từ
vựng, mẫu câu và dựa trên cơ sở đó đưa ra vấn đề cấp thiết giúp học sinh hứng thú học tập
môn Tiếng Anh hơn: “Áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ gây hứng thú học tập cho học
sinh trong giờ học môn Tiếng Anh” .
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ gây hứng thú học
tập cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh:
a. Đối với học sinh :
Ngay từ những tuần học đầu tiên của tháng 9, tôi đã tiến hành quan sát, phân loại đối
tượng học sinh các khối lớp.
Đối với học sinh khối 4 – là các em học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể nhận biết rõ được
tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ hay mục đích chính của vệc học ngoại ngữ để làm
gì. Cho nên những học sinh này gặp không ít khó khăn trong việc làm quen với môi trường
giáo dục mới, điều này đã gây tâm lý thiếu tự tin, rụt rè, bỡ ngỡ trong các em học sinh .Cụ

thể là các em ngại phát biểu, không mạnh dạn hỏi thầy cô về những vấn đề mà các em
chưa hiểu, khi giáo viên gọi lên phát biểu thì lúng túng trong các câu trả lời …..
Ngoài ra các em học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn Tiếng
Anh, do đó các em chưa xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn: Học để làm gì?
Học như thế nào? Là những băn khoăn lớn nhất của các em.
Học sinh chưa nhận thức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập , chưa có quyết tâm
và nhiệt tình học tập, sinh ra chán học .
Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, cách học tập bộ môn, hầu hết là học
thụ động.
Chưa có phong trào học nhóm, học theo cặp, đôi bạn cùng tiến và trên hết là khả năng
tự học ở nhà do đó các em không lĩnh hội và luyện tập được các nội dung kiến thức học
được trên lớp, biến kiến thức sách giáo khoa thành kiến thức của bản thân mình.
b. Đối với phụ huynh học sinh :
Một bộ phận lớn phụ huynh học sinh xác định mục đích học tập môn Tiếng Anh cho
con còn thiếu đúng đắn .Họ cho rằng “ Học ngoại ngữ, Tiếng Anh chẳng để làm gì, học
xong không sử dụng đến rồi quên ngay, có phải ngành nghề nào cũng cần ngoại ngữ đâu
…..” Ngoài ra việc tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh chưa sâu, sự
phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh còn hạn chế vì đa phần bố mẹ các em đều là
nông dân.
c. Đối với chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh 4
Chương trình học dù đã giảm tải xong khối lượng kiến thức vẫn còn nặng nề, nhiều học
sinh không theo kịp chương trình , nội dung nhiều trong một tiết học nên giáo viên khó
thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh vì sợ
“cháy” giáo án, không có nhiều thời gian để thực hành theo cặp.
d, Đối với giáo viên dạy môn Tiếng Anh :
Hiện nay, giáo viên còn phải dành nhiều thời gian vào việc thực hiện hồ sơ, sổ sách, rồi
các khóa học bồi dưỡng kéo dài do Bộ GD và Sở GD tổ chức ngoài ra còn phải tham gia
rất nhiều các cuộc thi trên nhiều lĩnh vực khác như thi IOE Tiếng Anh, thi hùng biện Tiếng
3



Anh và nhiều cuộc thi khác do cấp trên tổ chức…….do đó thời gian dành cho soạn bài
cũng như việc nghiên cứu tài liệu phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế.
Việc dạy cho học sinh tự học và sáng tạo hình như ít thực hiện, giáo viên chỉ lo dạy hết
giáo án, chương trình, nội dung quy định.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi muốn sẽ góp phần nào giúp giáo viên dần khắc phục
những khó khăn trong dạy học Tiếng Anh cho học sinh có hiệu quả tốt hơn, học sinh sẽ
tích cực học, chủ động tiếp thu kiến thức của bài học một cách say mê và đầy hứng thú .
* Nguyên nhân của thực trạng trên:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không yêu thích môn Tiếng Anh. Theo cá
nhân tôi thì do những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân thứ nhất: Ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn Tiếng Anh giảm sút là
chương trình học quá nặng so với học sinh khối 4 theo chương trình mới. Số tiết dạy quá ít
nên học sinh không có cơ hội để thực hành mẫu câu và làm nhiều bài tập.
* Nguyên nhân thứ hai: Từ trước đến nay, Tiếng Anh luôn được coi là môn học khó đối với
học sinh, các em học hay quên từ mới và không vận dụng mẫu câu vào trong cuộc sống
hàng ngày.
* Nguyên nhân thứ ba : Một số phụ huynh học sinh không đủ điều kiện quan tâm việc học
học sinh, phải đi làm xa. Do vậy, các em chưa xác định được động cơ học tập môn Tiếng
Anh ( Học sinh chưa có hứng thú học tập đối với bộ môn này).
2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Với môn Tiếng Anh,
để các giờ dạy đạt chất lượng tốt, tạo cho học trò sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì
người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn.
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong
quá trình dạy học môn Tiếng Anh và đều là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp
phần nâng cao chất lượng môn học. Trong số các phương pháp ấy, việc sử dụng các trò
chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh có lẽ
hiệu quả hơn cả. Các trò chơi ngôn ngữ không chỉ giúp thay đổi không khí trong tiết học
và làm cho các bài học bớt căng thẳng mà còn giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức

một cách sâu sắc.
3.Nội dung sáng kiến.
3.1. Tiến trình thực hiện.
Khi dạy kỹ năng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học là dạy cho các em bước đầu
làm quen với việc sử dụng một ngôn ngữ mới . Vì vậy, ta phải tạo cho các em có được
niềm say mê và hứng thú trong học tập.
Để làm được điều này thì cần phải đơn giản hoá mọi nội dung sao cho phù hợp với
lứa tuổi nhỏ, tạo cho các em một không khí học tập thật sôi nổi, vui vẻ và hào hứng chủ
động sáng tạo. Qua đó, các em có thể học mà chơi, chơi mà học. Chính vì thế, chúng ta
phải vận dụng lồng ghép các trò chơi vào các tiết dạy và trong quá trình giảng dạy, tuỳ
từng nội dung bài học phải lựa chọn trò chơi cho thật phù hợp.
Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm từ đầu năm học, tôi thấy được những khó
khăn, hạn chế trong việc dạy bài học. Do vậy, tôi đã nghiên cứu tìm những phương pháp
mới để dạy cho học sinh các khối lớp và đã đề ra 3 mục tiêu cơ bản là:
- Thứ nhất: Giúp học sinh hiểu và nhớ chúng một cách nhanh nhất.
- Thứ hai: Tạo hứng thú cho học sinh say mê học tập và tập trung thật cao độ trong giờ
học.
4


- Thứ ba: Học sinh học một cách chủ động, sáng tạo và có cơ hội thực hành nhiều, thường
xuyên.
3.2. Thời gian thực hiện.
Đáp ứng việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học năm học ........... tôi đã thực
hiện sáng kiến "Áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ gây hứng thú học tập cho học sinh
trong giờ học môn Tiếng Anh." nhằm tạo hứng thú cho học sinh say mê học tập, giúp
học sinh hiểu và nhớ từ mới và mẫu câu một cách nhanh nhất.
3.3. Biện pháp tổ chức.
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt
động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.

Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luật của trò chơi
chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của
trò chơi phải rõ ràng .
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật chơi của nó bao gồm các quy tắc gắn với nội dung
bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi,
học sinh được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào trong tình huống của trò chơi.
Do đó, học sinh được thực hành luyện tập củng cố, mở rộng kiến thức và kỹ năng đã học.
Như vậy, các kỹ năng học tập của môn Tiếng Anh được đưa vào trò chơi.
Có thể nói: Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh ở bậc tiểu học, nó quan
trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em. Chính vì vậy, các em luôn tìm mọi
cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết
sức tự giác và chủ động, khi chơi các em biểu lộ tình cảm hết sức rõ ràng, như niềm vui
khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ,
bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các
em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong
đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi, học sinh thường vận
dụng hết khả năng sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu
kiến thức một cách tự giác và tích cực.
Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được
tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo, thúc đẩy hoạt
động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động
vui mà vẫn hấp dẫn hơn, cơ hội hoạt động đa dạng hơn, trò chơi không chỉ là phương tiện
mà còn là phương pháp giáo dục .
Một số trò chơi gợi ý:
1.Trò chơi: "Find Hidden Objects"
- Mục đích: Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện tập từ vựng ở giai
đoạn Warmer và rèn luyện kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biêt là học
sinh yếu kém và học sinh mới bắt đầu làm quen với Tiếng Anh (học sinh lớp 1).
- Thời gian: 3 - 5 phút

- Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số tranh ảnh hoặc
đồ vật có liên quan đến những từ vựng cần ôn tập.
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên dán các tranh ảnh lên trên bảng hoặc đặt đồ vật có tên gọi liên quan
đến bài học lên trên ghế hoặc bàn để ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát)
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
5


+ Chọn ngẫu nhiên một học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh
đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau
+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên tranh hoặc đồ vật bằng
Tiếng Anh còn học sinh phải lấy được tranh hoặc đồ vật có tên gọi đó
+ Khi giáo viên gọi, ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà giáo viên gọi tên thì
sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một điểm
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng cuộc
- Ví dụ:
Ví dụ 1:
English 1 Lesson 1: A a
- Mục đích: Ôn một số từ vựng (ant, alligator, apple, Alice, Hello, Hi ), rèn kỹ năng
nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai đoạn Warm-up
- Thời gian: 3 - 5 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có tên gọi Tiếng Anh như trên

- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên dán các tranh này lên bảng
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Chọn ngẫu nhiên một học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh
đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau
+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên tranh bằng Tiếng Anh còn

học sinh phải lấy tranh có tên gọi đó
+ Khi giáo viên gọi từ “ant” thì hai học sinh ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy
tranh trên bảng. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng tranh “ant” thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi
được một điểm
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc
Ví dụ 2:

Let’s learn book 3 Unit 3: Jobs
Section A: 1-3
- Mục đích: Ôn một số từ vựng ( a postman, a factory worker, a farmer, a nurse,
a teacher, … ), rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai đoạn Warm-up.
- Thời gian: 3-5 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như trên
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên dán các tranh này lên bảng
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Chọn ngẫu nhiên một học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh
đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau
+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên tranh bằng Tiếng Anh còn
học sinh phải lấy tranh có tên gọi đó
+ Khi giáo viên gọi từ “ant” thì hai học sinh ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy
tranh trên bảng. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng tranh “ant” thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi
được một điểm
6


+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc
2.Trò chơi: Sentence Arranging ( có thể thay thế cho thủ thuật Jumbled sentences )

- Mục đích: Sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở các đơn vị
bài học.
- Thời gian: 3-5 phút
- Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị các khung nội dung trên phần mềm Mimio
Studio (nếu trường có phòng học bộ môn) hoặc các tấm bìa giấy hay các tấm thẻ bằng
plastic để dùng được nhiều lần, kích thước to hay nhỏ phụ thuộc nội dung cần kiểm tra.
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các câu này lên
một tấm bìa hoặc tấm thẻ (tùy theo trình độ học sinh để giáo viên có thể chuẩn bị câu dài
hay ngắn, khó hay dễ)
+ Chia lớp thành hai nhóm A và B
+ Tùy theo số từ của mỗi câu để giáo viên gọi số học sinh của mỗi nhóm lên
trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh)
+ Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được gọi lên
bảng, mỗi em một từ. Còn nếu soạn trên Mimio thì phát cho học sinh số tương ứng với từ
trên màn hình máy tính.
+ Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 20 giây) những học sinh này phải đưa
từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu hoàn chỉnh
+ Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho 2 điểm
+ Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc
* Ví dụ:
English 4 Unit 6: Where’s your school?
- Mục đích: Ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp (Where …./ What class…)
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn 5 câu và viết mỗi từ của những câu này lên
một tấm bìa hoặc thẻ plastic.
. This is the way we go to school.
. My school is in Ngo Tu Loi street.
. Where is your school.
. What class are you in.
. What is the name of your school.

- Các bước thực hiện:
+ Chia lớp thành 2 nhóm
+ Giáo viên sẽ gọi 5 lượt học sinh lên bảng, mỗi lượt có số học sinh của mỗi
nhóm tương ứng với với số từ trong mỗi câu.
+ Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được gọi
lên bảng, mỗi em một từ.
. we / the way /go to /This is/ school.
. is /My /Ngo Tu Loi street /school/in.
. school / your / is / Where.
. you / are / class/ in /What.
. school/ is / your/ the name/ What/ of
+ Trong khoảng thời gian 20 giây, những học sinh này phải đưa từ của mình ra
phía trước và tự sắp xếp trong nhóm để có một câu hoàn chỉnh.
+ Nhóm nào sắp xếp đúng và đúng thời gian được giáo viên cho 2 điểm
+ Giáo viên tổng kết: nhóm nào có số điểm nhiều hơn thì nhóm đó thắng cuộc.

7


3. Trò chơi: Chain Game
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn các từ vựng, các
điểm ngữ pháp,…và được thực hiện ở giai đoạn Warmer
- Thời gian: 5 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên phải chuẩn bị nội dung cần kiểm tra để hướng dẫn học sinh
hoạt động
- Các bước tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành hai nhóm
+ Các nhóm sẽ phải oẳn tù tỳ hoặc bắt thăm để phân định thứ tự lượt đi
+ Nhóm A đến lượt đi sẽ nói ra 1 từ, hoặc 1 câu liên quan đến cấy trúc bài
học và nhường quyền lại cho nhóm kia.

+ Nhóm B sẽ nói ra 1 từ, hoặc 1 câu của nhóm trước và tiếp tục thêm vào 1
từ nữa và chuyển quyền cho nhóm A.
+ Các nhóm cứ luân phiên. Nếu như nội dung của nhóm nào lặp lại không
trùng nhau thì nhóm kia sẽ được 1 điểm.
+ Giáo viên tổng kết: Nhóm nào có số điểm nhiều hơn sẽ là nhóm thắng cuộc
Chú ý: Giáo viên có thể tăng độ khó theo các vòng chơi.
*Ví dụ1:
English 4 Unit 14: What does he look like?
Lesson 2: 1,2,3
- Mục đích: Kiểm tra hình thức sử dụng các tính từ mô tả ngoại hình, được thực
hiện ở giai đoạn Warm up
- Thời gian: 5 phút
- Các bước tiến hành: (như giới thiệu bên trên)
Ví dụ: Nhóm A đã nói câu: My father is tall, thì nhóm B phải nói lại câu nhóm A “My
father is tall” và thêm 1 từ nữa “My father is tall and thin”
+ Các nhóm cứ luân phiên. Nếu như nội dung của nhóm nào lặp lại không
trùng nhau thì nhóm kia sẽ được 1 điểm.
+ Giáo viên tổng kết: Nhóm nào có số điểm nhiều hơn sẽ là nhóm thắng cuộc
*Ví dụ2: Let’s learn book 3 Unit 6: The school festival.
Section B: 1,2,3
- Mục đích: Kiểm tra hình thức sử dụng các động từ ở dạng quá khứ đơn, được
thực hiện ở giai đoạn Warm up
- Thời gian: 5 phút
- Các bước tiến hành: (như giới thiệu bên trên)
Ví dụ: Nhóm A đã nói câu: My father is tall, thì nhóm B phải nói lại câu nhóm A “I
danced” và thêm 1 từ nữa “I danced and sang songs”
+ Các nhóm cứ luân phiên. Nếu như nội dung của nhóm nào lặp lại không
trùng nhau thì nhóm kia sẽ được 1 điểm.
+ Giáo viên tổng kết: Nhóm nào có số điểm nhiều hơn sẽ là nhóm thắng cuộc
4. Trò chơi: Spelling bee

- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn một số từ vựng
bằng cách đánh vần… và được thực hiện ở giai đoạn Warm - up
- Thời gian: 3-5 phút
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và chọn hai dãy học sinh theo hàng dọc
đại diện cho hai nhóm đứng lên tại chổ
8


+ Giáo viên giới thiệu nội dung trò chơi rằng giáo viên sẽ đưa ra một từ và yêu
cầu nhóm giơ tay nhanh nhất lặp lại từ đó và phải đánh vần được từ mà giáo viên đưa ra
+ Nếu học sinh này lặp lại từ sai hoặc đánh vần không chính xác thì nhóm kia
sẽ giành được cơ hội trả lời.
+ Nếu học sinh lặp lại đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được 1 điểm
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên đã đi hết số từ cần kiểm tra hoặc cho đến
khi thời gian giáo viên ấn định đã hết.
+ Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc
*Ví dụ:
English 4
Unit 2: I’m from Japan
Lesson 2: 1,2,3
- Mục đích: Ôn lại một số từ chỉ quốc tịch như Vietnamese, English, Australian,
Malaysian, … và được thực hiện ở giai đoạn Warm up
- Thời gian: 5 phút
- Các bước thực hiện:
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và chọn hai dãy học sinh theo hàng dọc
đại diện cho hai nhóm đứng lên tại chổ
+ Giáo viên giới thiệu nội dung trò chơi rằng giáo viên sẽ đưa ra một từ và
yêu cầu nhóm giơ tay nhanh nhất lặp lại từ đó và phải đánh vần được từ mà giáo viên đưa
ra. Ví dụ:Gv: English  Hs: E N G L I S H

+ Nếu học sinh này lặp lại từ sai hoặc đánh vần không chính xác thì
nhóm kia sẽ giành được cơ hội trả lời.
+ Nếu học sinh lặp lại đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được 1 điểm
+ Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên đã đi hết số từ cần kiểm tra hoặc cho
đến khi thời gian giáo viên ấn định đã hết.
+ Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc
V- Hiệu quả đạt được:
Qua một học kỳ tiến hành đề tài " Áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ gây hứng
thú học tập cho học sinh trong giờ học môn Tiếng Anh " mà đối tượng nghiên cứu là
học sinh cấp tiểu học, bản thân tôi đã thu được những kết quả sau. Sau khi lựa chọn để vận
dụng một số trò chơi đã nêu trên vào tiết học. Cuối tiết học tôi thấy rằng không những học
sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu kiến thức của bài học đó. Các em rèn
được khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn.
Điều đáng lưu ý là các em học rất hào hứng, chờ đợi tiết học, ham mê bộ môn Tiếng
Anh. Sự tiến bộ trong học tập bộ môn của các em được thể hiện rõ, tâm lý của các em
trong lớp về môn học đã thay đổi rõ rệt. Từ chỗ phần lớn các em không thích môn học, sợ
sệt mỗi khi có môn học này thì sau một học kỳ các em đã có thái độ trái ngược với ban
đầu. Biểu hiện: Các em không còn sợ sệt khi tham gia vào các hoạt động học tập, số học
sinh giơ tay phát biểu xây dựng bài tăng lên rất nhiều.
Tôi thực dạy các khối 1,4 và lớp 5D,E ( khối 1 dạy chương trình let’s go starter, khối 4
dạy chương trình sách mới của Bộ, lớp 5 dạy theo chương trình let’s learn book 3). Đối
với học sinh khối 1,4 các em còn mới tiếp xúc với môn Tiếng Anh nên bước đầu một số
học sinh viết chậm, đọc chậm vì vậy, kết quả chưa cao, sự nhạy bén trong làm bài tập
không linh hoạt, tư duy còn chậm. Đa số học sinh học tập tích cực, tiếp thu bài một cách
nhanh chóng, nhớ lâu, thực hành mẫu câu thuần thục.
VI. Mức độ ảnh hưởng : Áp dụng rộng rãi và có hiệu quả, hết sức hữu hiệu với tất
cả các học sinh có học Tiếng Anh từ khối 1, 2, 3, 4, 5 ở trường …………...
9



Qua kết quả học tập của học sinh, các đồng nghiệp trong tổ cũng nhận thấy cách
hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả.
Muốn làm được điều trên, cần có sự phối hợp, giúp đỡ từ nhiều phía, như:
-Đối với giáo viên.
+ Tự nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn, tìm kiếm nhiều trò chơi mới, lạ thu hút sự chú ý
của học sinh.
+ Giáo viên cần phải khai thác triệt để tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa, do đó, giáo
viên có nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị.
+ Các hoạt động chơi mà học cần thu hút được sự tham gia hoạt động nhiệt tình của tất
cả các đối tượng học sinh trong tiết học. Do vậy, người giáo viên phải hướng dẫn hoạt
động trò chơi phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo sự tò mò, muốn tìm hiểu của học sinh, trò chơi phải
đươc linh động, sáng tạo tùy theo từng bài học mà áp dụng cho phù hợp.
+ Giáo viên cần đầu tư nhiều vào đồ dùng dạy học có giá thành thấp hay sử dụng những
vật dụng tái sử dụng như cuộn lịch cũ hay chai, lọ... nhưng phải đảm bảo được sử dụng lâu
dài, bền, thẩm mỹ.
-Đối với học sinh.
+ Nhóm trưởng phải chủ động, nắm được khả năng của từng thành viên nhóm mà có sự
phân công nhiệm vụ cho phù hợp, biết giao việc và điều hành nhóm tốt, biết chia sẻ, hỗ
trợ, giúp đỡ bạn gặp khó khăn.
+ Các em học sinh phải nắm vững luật chơi và biết cách làm việc nhóm, cặp một cách hợp
lý, tránh đùn đẩy trách nhiệm, hăng say tham gia trò chơi.
VII- Kết luận :
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ
học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động
trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ
chức tốt trò chơi học tập không chỉ tạo các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các
em tự tin hơn. Có cơ hội tự khẳng định mình và đánh giá nhau trong học tập.
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng,
chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường và
thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế trò chơi phù hợp.

Để tổ chức được một số trò chơi có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có kế
hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.
Trên đây là một vài kinh nghiệm và những suy nghĩ của bản thân tôi nhằm nâng cao
chất lượng bộ môn Tiếng Anh trong trường ………. Những gì tôi nêu ra trong đề tài này
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong quý thầy cô và các đồng nghiệp
góp ý cho được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
viết sáng kiến

Người

…………………..

10


PHỤ LỤC 3 :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến :
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
….
2. Lĩnh vực :
…………………………………………………………………………………….
2.
Thông

tin
về
tác
giả
:
………………………………………………………………………...
- Họ và tên :
…………………………………………………………………………………….
- Đơn vị công tác :
……………………………………………………………………………...
3. Thông tin về người nhận xét :
………………………………………………………………..
- Họ và tên :
…………………………………………………………………………………….
- Đơn vị công tác :
……………………………………………………………………………...
4. Nhận xét về sáng kiến :
………………………………………………………………………
Tính
mới

sáng
tạo:(30
điểm)
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
………


Tính
khả
thi:(30
điểm)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……
………………………………………………………………………………………………
….
Tính
hiệu
quả:
(40điểm)
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……. 5.
Kết
luận
:

……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……….
11


6.

Kiến
nghị
:
…………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
….
……………………………………………………………………………………………………………………

TỔNG SỐ ĐIỂM :………..

ĐỀ NGHỊ XẾP LOẠI :……………

Xếp loại kết quả :
 Tốt ( loại A) (Từ 80–100 điểm) ;
 Khá ( loại B) (Từ 65-79 điểm) ;
 Đạt ( loại C) (50-64 điểm) ;
 Không đạt (< 50 điểm hoặc có tiêu chuẩn đạt dưới 15 điểm).

…………..,ngày
tháng
năm 2017
Giám khảo

PHỤ LỤC 4 :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU THỐNG NHẤT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến : :

……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
….
2. Lĩnh vực :
…………………………………………………………………………………….
3.
Thông
tin
về
tác
giả
:
………………………………………………………………………...
- Họ và tên :
…………………………………………………………………………………….
- Đơn vị công tác :
……………………………………………………………………………...
4. Thông tin về người nhận xét :
……………………………………………………………….
- Họ và tên :
…………………………………………………………………………………….
- Đơn vị công tác :
……………………………………………………………………………...
5. Nhận xét về sáng kiến :
………………………………………………………………………
12


Tính
mới


sáng
tạo:(30
điểm)
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………….
Tính
khả
thi:(30
điểm)
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……
- Tính hiệu quả: (40điểm)
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
………..
6.
Kết
luận
:


……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………….
7.
Kiến
nghị
:
…………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………

TỔNG SỐ ĐIỂM :………..
ĐỀ NGHỊ XẾP LOẠI :……………
Xếp loại kết quả :
 Tốt ( loại A) (Từ 80–100 điểm) ;
 Khá ( loại B) (Từ 65-79 điểm) ;
 Đạt ( loại C) (50-64 điểm) ;
 Không đạt (< 50 điểm hoặc có tiêu chuẩn đạt dưới 15 điểm).

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
năm 2017

…………..,ngày tháng
Giám khảo 1:………………………..
Giám khảo 2:………………………..

Phụ lục 5


MẪU BÁO CÁO
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
13


Trang bìa

Tên đề tài
Tên tác giả và Tổ chức

Trang 1
Mục lục
……………………
…………………….
……………………
…………………….
……………………
…………………….

Các trang tiếp theo
Tóm tắt
Giới thiệu
Phương pháp
Khách thể nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Đo lường và thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Phụ lục 6

MẪU KẾ HOẠCH
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
14


Tên đề tài:
Người NC:
Tổ chức:

Bước

Hoạt động

1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
4. Thiết kế

5. Đo lường

6. Phân tích dữ liệu

7. Kết quả

Phụ lục 7


PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

15


1. Tên đề tài:
2. Những người tham gia thực hiện:
3. Họ tên người đánh giá:

4. Đơn vị công tác:

5. Ngày họp:...................................................................6. Địa điểm họp:..........
7. Ý kiến đánh giá :
Tiêu chí đánh giá
1. Tên đề tài
- Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động.
- Có ý nghĩa thực tiễn.
2. Hiện trạng
- Nêu được hiện trạng.
- Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng.
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.
3. Giải pháp thay thế
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế.
- Giải pháp khả thi và hiệu quả.
- Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi.
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu.

5. Thiết kế
Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu.
6. Đo lường
- Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp
để thu thập dữ liệu.
- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
7. Phân tích dữ liệu và bàn luận
- Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế.
- Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu.
8. Kết quả
- Kết quả nghiên cứu: đã giải quyết được các vấn đề
đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục.
- Những đóng góp của đề tài NC: Mang lại hiểu biết mới
về thực trạng, phương pháp, chiến lược...
- Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương,
cả nước, quốc tế.
9. Minh chứng cho các hoạt động NC của đề tài:
- Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng kiểm, thang đo,
băng hình, ảnh, dữ liệu thô...
(Đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục)
10. Trình bày báo cáo
- Văn bản viết.
(Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp)
- Báo cáo kết quả trước hội đồng.
(Rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục)
Tổng cộng

Điểm
tối đa


Điểm
đánh
giá

Nhận xét

5

5

10

5
5
5

5

20

35
5

100
16


Đánh giá

 Tốt ( loại A) (Từ 86–100 điểm và không có tiêu chí nào điểm không) ;

 Khá ( loại B) (Từ 70-85 điểm và không có tiêu chí nào điểm không) ;
 Đạt ( loại C) (50-69 điểm và không có tiêu chí nào điểm không) ;
 Không đạt (< 50 điểm).
Nếu có điểm liệt (không điểm ) thì sau khi cộng điểm xếp loại rồi sẽ hạ một mức.
Ngày………….. tháng……… năm
(Ký tên)

Phụ lục 8

PHIẾU THỐNG NHẤT ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1. Tên đề tài:
2. Những người tham gia thực hiện:
3. Họ tên người đánh giá:

4. Đơn vị công tác:

5. Ngày họp:...................................................................6. Địa điểm họp:..........
7. Ý kiến đánh giá :
17


Tiêu chí đánh giá
1. Tên đề tài
- Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động.
- Có ý nghĩa thực tiễn.
2. Hiện trạng
- Nêu được hiện trạng.
- Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng.
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết.

3. Giải pháp thay thế
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế.
- Giải pháp khả thi và hiệu quả.
- Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi.
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu.
5. Thiết kế
Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu.
6. Đo lường
- Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp
để thu thập dữ liệu.
- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
7. Phân tích dữ liệu và bàn luận
- Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế.
- Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu.
8. Kết quả
- Kết quả nghiên cứu: đã giải quyết được các vấn đề
đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục.
- Những đóng góp của đề tài NC: Mang lại hiểu biết mới
về thực trạng, phương pháp, chiến lược...
- Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương,
cả nước, quốc tế.
9. Minh chứng cho các hoạt động NC của đề tài:
- Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng kiểm, thang đo,
băng hình, ảnh, dữ liệu thô...
(Đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục)
10. Trình bày báo cáo
- Văn bản viết.
(Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp)

- Báo cáo kết quả trước hội đồng.
(Rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục)
Tổng cộng

Điểm
tối đa

Điểm
đánh
giá

Nhận xét

5

5

10

5
5
5

5

20

35
5


100

Đánh giá

 Tốt ( loại A) (Từ 86–100 điểm và không có tiêu chí nào điểm không) ;
 Khá ( loại B) (Từ 70-85 điểm và không có tiêu chí nào điểm không) ;
 Đạt ( loại C) (50-69 điểm và không có tiêu chí nào điểm không) ;
18


 Không đạt (< 50 điểm).
Nếu có điểm liệt (không điểm ) thì sau khi cộng điểm xếp loại rồi sẽ hạ một mức.
TỔNG SỐ ĐIỂM :………..

ĐỀ NGHỊ XẾP LOẠI :……………

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRI TÔN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
…………..,ngày tháng
TRƯỜNG
:................................................................
năm 2015
Giám khảo 1 :………………………..
Giám khảo 2 :………………………..
Đề nghị nâng lên thành đề tài cấp cao hơn:…………

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN,
CẢI TIẾN, GẢI PHÁP KỸ THUẬT, QUẢN LÝ.... :
…………………………………………………………………

……………….
…………………………………………………………………
……………….
PHỤ LỤC 9
…………………………………………………………………
……………….
…………………………………………………………………
……………….
…………………………………………………………………
……………….
…………………………………………………………………
……………….

19


Phụ lục 10
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG …………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tri Tôn, ngày

tháng

năm 20......

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN CẢI TIẾN, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
(Đề nghị công nhận cấp tỉnh, huyện, cơ sở)

I- Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh :
- Quê quán :
- Đơn vị công tác :
- Chức vụ hiện nay :
- Trình độ chuyên môn :

Bí danh

Nam, nữ

II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị :
Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc
thực hiện nhiệm vụ.
Tên đề tài giải pháp: ….
III- Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật :
IV- Nêu hiệu quả và đánh giá :
Những ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh (hoặc toàn quốc) do đề tài, sáng kiến cải
tiến, giải pháp có thể mang lại.
V-Mức độ ảnh hưởng : Trong phạm vi toàn quốc, các tỉnh, huyện.
VI- Kết luận : Về tính mới, tính sáng tạo, tính khả thi và khả năng áp dụng…
Hội đồng xét sáng kiến
Người viết sáng kiến
xác nhận

20




×