Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NHÓM BÍ THƯ ĐOÀN XÃ Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.8 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐẶNG THỊ CHIÊN

CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NHÓM BÍ THƯ ĐOÀN XÃ Ở TỈNH THÁI BÌNH
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60310301

Hà Nội - 2018


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2018
Tác giả

Đặng Thị Chiên


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm luận văn.


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa xã hội học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, các bạn học viên lớp Cao học QH-2016-X đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp- những người thân yêu đã luôn bên tôi, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá học.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2018
Tác giả

Đặng Thị Chiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................4
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...........................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................6
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích.................6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................10
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...............................................................10
1.2. Các khái niệm vận dụng trong nghiên cứu..........................................15
1.2.1. Cơ cấu xã hội........................................................................................15
1.2.2. Cán bộ, công chức xã............................................................................17
1.2.3. Cán bộ đoàn, bí thư đoàn xã.................................................................17

1


1.3. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton trong nghiên cứu
cấu trúc xã hội của nhóm bí thư đoàn xã....................................................18
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh và một số quan điểm của Đảng, Nhà nước về
công tác thanh niên, công tác cán bộ đoàn..................................................20
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................21
1.5.1. Phân tích tài liệu...................................................................................21
1.5.2. Phỏng vấn sâu.......................................................................................22
1.6. Địa bàn nghiên cứu.................................................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NHÓM BÍ THƯ
ĐOÀN XÃ Ở TỈNH THÁI BÌNH.................................................................25
2.1. Cơ cấu xã hội trên phương diện độ tuổi và thâm niên công tác.........25
2.2. Cơ cấu xã hội trên phương diện giới tính, tôn giáo và thành phần
xuất thân.........................................................................................................34
2.3. Cơ cấu xã hội trên phương diện trình độ chuyên môn, trình độ lý
luận chính trị..................................................................................................42
2.4. Cơ cấu xã hội trên phương diện mức sống..........................................46

2


CHƯƠNG 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN
ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NHÓM BÍ THƯ ĐOÀN XÃ Ở TỈNH
THÁI BÌNH...................................................................................................53
3.1. Các yếu tố tác động đến cơ cấu xã hội đội của nhóm bí thư đoàn xã ở
tỉnh Thái Bình................................................................................................53
3.1.1 Cơ chế, chính sách trong công tác cán bộ.............................................53
3.1.2 Yếu tố chủ quan của bí thư đoàn xã.......................................................57

3.2. Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh
Thái Bình........................................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................71
1. Kết luận......................................................................................................71
2. Khuyến nghị...............................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................75

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Cơ cấu thâm niên công tác của bí thư đoàn xã..................................32
Bảng 2: Cơ cấu xã hội về thành phần xuất thân của bí thư đoàn xã...............42
Bảng 3. Trình độ chuyên môn của bí thư đoàn xã...........................................43
Bảng 4. Trình độ lý luận chính trị của bí thư đoàn xã.....................................44

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 1. Cơ cấu độ tuổi của bí thư đoàn xã.................................................26
Biểu đồ 2. Cơ cấu giới tính của bí thư đoàn xã...............................................35
Biểu đồ 3: Cơ cấu tôn giáo của bí thư đoàn xã...............................................40
Biểu đồ 4. Mức thu nhập của bí thư đoàn xã ..................................................46

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đã khẳng
định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc - công việc thành công hoặc thất
bại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong” [21]. Đảng

Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [18]. Như vậy, tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng
định vai trò của đội ngũ cán bộ đối với sự phát triển của đất nước. Trong đội
ngũ cán bộ thì đội ngũ cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [21]. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) khẳng
định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ
XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tùy
thuộc vào lực lượng thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của
dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”
[5]. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Ðảng, thường xuyên bổ
sung lực lượng trẻ cho Ðảng....là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh
niên [4]. Dưới một góc nhìn nhất định, sự vững mạnh của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có vai trò của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo đoàn các cấp, nhất là đội ngũ bí thư đoàn xã. Vì vậy, việc
nghiên cứu đội ngũ bí thư đoàn xã mang lại cho chúng ta góc nhìn mới về một
nhóm cán bộ trẻ. Đây là lý do quan trọng thứ nhất của việc triển khai đề tài
nghiên cứu này.

5


Lý do quan trọng thứ hai của việc triển khai đề tài luận văn này đến từ
chính nội dung nghiên cứu mà tác giả luận văn triển khai là vấn đề cơ cấu xã
hội. Cơ cấu xã hội là chủ đề nghiên cứu quan trọng của xã hội học. Nghiên
cứu cơ cấu xã hội là một trong những hướng nghiên cứu thiết yếu của xã hội
học để góp phần thấu hiểu bản chất, sự biến đổi của xã hội nói chung và các

nhóm xã hội nói riêng. Cho đến nay, ở Việt Nam, các nghiên cứu về cơ cấu xã
hội đã được triển khai nhiều, đơn cử như là nghiên cứu của các tác giả:
Nguyễn Duy Quý, Về quá trình vận động và biến đổi cơ cấu xã hội tầng lớp
trí thức Việt Nam [31]; Tô Duy Hợp, Về thực trạng và xu hướng chuyển đổi
cơ cấu xã hội nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay [22]; Tương Lai, Những
nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và chính sách xã hội [25]…Tuy nhiên,
các nghiên cứu về cơ cấu đội ngũ cán bộ đoàn, nhất là thực trạng cơ cấu và xu
hướng biến đổi cơ cấu của đội ngũ bí thư đoàn xã từ tiếp cận xã hội học gần
như chưa được triển khai. Đây là lý do quan trọng nữa của việc thực hiện
nghiên cứu này.
Ngoài ra việc lựa chọn đề tài luận văn còn bắt nguồn từ thực tiễn địa bàn
nghiên cứu là tỉnh Thái Bình. Thái Bình là mảnh đất giàu truyền thống cách
mạng. Bước vào thời kỳ mới, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công
cuộc đổi mới đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các cấp ủy
đảng, chính quyền tỉnh Thái Bình xác định “cán bộ là khâu then chốt” [18].
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã có
cơ cấu hợp lý, có đủ năng lực, trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng là yêu
cầu cấp bách trước mắt và lâu dài của các cấp ủy đảng, chính quyền và các
ngành, đoàn thể. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu nhận diện đội ngũ cán bộ đoàn
trên nhiều chiều cạnh khác nhau, trong đó có vấn đề cơ cấu và biến đổi cơ cấu
đội ngũ bí thư đoàn xã. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề

6


nghiên cứu “Cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình hiện
nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ này.
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh
Thái Bình hiện nay.

2.2. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ bí thư đoàn xã tỉnh Thái Bình.
2.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Thực tiễn cơ cấu và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội
của đội ngũ bí thư đoàn xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh Thái Bình.
- Về không gian: 286 xã, phường, thị trấn tại tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian: từ năm 2006 - 2017.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài cụ thể là:
- Làm rõ được thực trạng cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở
tỉnh Thái Bình hiện nay.
- Chỉ ra được xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn
xã ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
- Đưa ra được những khuyến nghị làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu
xã hội nhóm thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình phù hợp.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình

7


Quan điểm, chính sách về cán bộ,
công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước

Cơ cấu độ tuổi, thâm niên
Đặc trưng
công tác
Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở
về tổ chức
công tác

Xu
hướng
biến
đổi

cấu
của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

hiện nay như thế nào?

trong thời gian tới
Cơ ra
cấusao?
giới tính, tôn giáo, thành phần xuất thân
thuyết
Chủ trương, chính4.2.
sáchGiả
về công
tácnghiên
cán bộ cứu
Đoàn của tỉnh
Thái Bình

- Cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình có sự mất

Cơ cấu
môn, lýnhìn
luậnchung
chính trị

cân đối về giới tính,
độ trình
tuổi, độ
tônchuyên
giáo; nhưng
trình độ chuyên môn

và lý luận chính trị của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu. Trên bình diện khác của
cơ cấu xã hội, bộ phận lớn đội ngũ bí thư đoàn xã ở Thái Bình có thâm niên
công tác phù hợp và phần lớn trongCơsốcấu
họ có mức sống trung bình.
mức sống

- Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình
trong thời gian tới diễn ra theo xu hướng nữ hóa, trẻ hóa, đồng thời trình độ
Bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh

chuyên môn, lý luận chính trị của nhóm này ngày càng được chuẩn hóa.
4.3. Khung phân tích

8


Khung phân tích ở trên định hướng việc triển khai nội dung nghiên cứu
của đề tài cụ thể như sau. Thứ nhất, cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở
tỉnh Thái Bình và sự biến đổi cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở địa
phương này được xem xét trong bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình và
quan điểm, chính sách về cán bộ, công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước, cũng
như đặc trưng về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách
về công tác cán bộ Đoàn của tỉnh Thái Bình. Thứ hai, thực tiễn cơ cấu cơ cấu

xã hội của nhóm bí thư đoàn xã của Thái Bình được triển khai trên các
phương diện: Cơ cấu độ tuổi, thâm niên công tác; cơ cấu giới tính, tôn giáo,
thành phần xuất thân; cơ cấu trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; cơ cấu
mức sống. Thứ ba, từ thực tiễn cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở Thái
Bình, xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở địa phương
này sẽ được chỉ ra.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, cơ cấu xã hội là chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội
học. Nghiên cứu cơ cấu xã hội là một hướng quan trọng để hiểu bản chất của
xã hội và các nhóm xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu xã hội học
về cơ cấu xã hội và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của đội ngũ bí thư đoàn
xã gần như chưa được triển khai. Vì vậy, qua việc cung cấp một góc nhìn mới
từ tiếp cận xã hội học về đội ngũ bí thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình, luận văn
này sẽ góp phần mở rộng sự hiểu biết về một nhóm cán bộ trẻ quan trọng.
Trên phương diện thực tiễn, luận văn này cung cấp nhiều dữ liệu và
những phân tích, lập luận khoa học về cơ cấu xã hội của đội ngũ bí thư đoàn

9


xã. Điều này giúp các cán bộ lãnh đạo, trong đó có cán bộ lãnh đạo Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh có thêm cơ sở trong việc tham mưu đề xuất chính sách,
quyết định quản lý liên quan đến đội ngũ lãnh đạo Đoàn xã. Thêm nữa, các
khuyến nghị của luận văn cũng là những nội dung đáng tham khảo đối với các
cán bộ lãnh đạo.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm
3 chương. Chương 1 là chương cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu. Chương này không chỉ bàn về cơ sở lý luận của đề tài mà
còn đề cập cụ thể cách thức thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và trình bày

những nét khái quát về địa bàn nghiên cứu. Chương 2 đi sâu vào thực trạng cơ
cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình. Chương này sẽ phân
tích cơ cấu xã hội của nhóm bí thư đoàn xã ở địa phương này trên một số
chiều cạnh cụ thể như giới tính, độ tuổi, tôn giáo, thâm niên công tác, mức
sống, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Chương 3 bên cạnh việc phân
tích các yếu tố tác động cũng sẽ tập trung chỉ ra xu hướng biến đổi cơ cấu xã
hội của của nhóm bí thư đoàn xã ở tỉnh Thái Bình trên một số chiều cạnh.

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ tập trung vào ba vấn đề chính làm cơ sở cho việc
trình bày các nội dung nghiên cứu của luận văn ở hai chương tiếp theo.
Nội dung đầu tiên của chương sẽ bàn về cơ sở lý luận của đề tài. Trước
khi đề cập đến khái niệm và các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu, nội
dung này sẽ trình bày tổng quan các công trình đi trước liên quan đến
chủ đề nghiên cứu của đề tài. Nội dung đầu tiên của chương cũng nêu lên
một số quan quan điểm của Đảng về công tác thanh niên, công tác đoàn
và đội ngũ cán bộ đoàn. Nội dung thứ hai của chương sẽ đề cập đến địa
bàn nghiên cứu. Qua nội dung này, tác giả luận văn sẽ cung cấp một cái
nhìn tổng quan về tỉnh Thái Bình, nhất là công tác đoàn và phong trào
thanh niên ở địa phương này. Đây là bối cảnh để luận văn đi sâu phân
tích cơ cấu đội ngũ bí thư đoàn xã và xu hướng biến đổi cơ cấu đội bí thư
đoàn xã ở các chương. Nội dung thứ ba của chương này trình bày các
phương pháp nghiên cứu của luận văn. Trong phần nội dung này, quá
trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu sẽ được tác giả đề cập cụ thể.
Như vậy, nhìn chung chương này cung cấp ba cơ sở quan trọng để tác giả
luận văn triển khai các nội dung cơ bản của luận văn ở hai chương sau.

Các mục của chương dưới đây sẽ lần lượt triển khai ba nội dung này.
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, các nghiên cứu đi trước về cơ cấu xã hội đã được triển
khai rất nhiều. Nhìn một cách tổng thể, chúng ta có thể điểm qua những
nghiên cứu nổi bật về chủ đề này, cụ thể như sau.
Trước hết là bài viết “Phân tích cơ cấu xã hội từ giác độ xã hội học” của
tác giả Nguyễn Đình Tấn (1992). Qua bài viết này, tác giả nhấn mạnh rằng
11


giai cấp là chiều cạnh quan trọng trong nghiên cứu cơ cấu xã hội, phân tầng
xã hội.Ngoài ra, tác giả còn phân tích sâu quá trình di động xã hội. Đó là quá
trình dịch chuyển vị trí, vị thế xã hội của một cá nhân hay một nhóm xã hội cụ
thể [34]. Cùng với bài viết này, cuốn sách “Cơ cấu xã hội và phân tầng xã
hội” của Nguyễn Đình Tấn (2005) đi sâu phân tích các khái niệm, cách tiếp
cận nghiên cứu cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Qua cuốn sách này,
Nguyễn Đình Tấn còn vận dụng lý thuyết cơ cấu xã hội để nghiên cứu cơ cấu
xã hội Việt Nam và đề xuất những giải pháp đáng lưu ý liên quan đến cơ cấu
xã hội, phân tầng xã hội [33].
Cùng hướng nghiên cứu này, một công trình khác đáng lưu ý là ấn phẩm
“Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay” của tác giả Tạ
Ngọc Tấn (2010). Nghiên cứu này đã bàn về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam
trong giai đoạn đổi mới, trên những phương diện quan trọng bao gồm: giai
cấp, nghề nghiệp, dân số, dân tộc và tôn giáo. Nghiên cứu này còn đi sâu tìm
hiểu những nhân tố quan trọng tác động đến cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong
giai đoạn đổi mới. Nghiên cứu còn nêu lên những tác động tích cực và hệ quả
tiêu cực của biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam. Ngoài ra, công trình này còn
đưa ra dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới,
đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tạo sự biến đổi tích cực cơ cấu ở xã hội
Việt Nam [35].

Ngoài một số công trình bàn về cơ cấu xã hội một cách tổng quát ở
trên, các nghiên cứu về cơ cấu xã hội thường đề cập đến cơ cấu xã hội của các
nhóm xã hội cụ thể. Trước hết là các nghiên cứu về cơ cấu xã hội của giai cấp
công nhân. Liên quan đến hướng nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Vũ (1986)
qua bài viết “Mấy vấn đề nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay” đã nhấn mạnh đến những chiều cạnh quan trọng khi nghiên
cứu cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân. Những chiều cạnh quan trọng đó
12


bao gồm: cơ cấu nhân khẩu-xã hội, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ
chuyên môn, cơ cấu mức độ trang bị kỹ thuật [38].
Cùng hướng nghiên cứu này, một công trình đáng lưu ý khác là bài
viết “Thực trạng cơ cấu xã hội giai cấp công nhân Việt Nam và những xu
hướng biến đổi” của tác giả Đỗ Nguyên Phương (1989). Qua bài viết này, Đỗ
Nguyễn Phương nhấn mạnh rằng cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam ngày
càng đa dạng, và biến động theo hướng không thuần nhất. Điều này được thể
hiện qua một số chiều cạnh cụ thể như thành phần kinh tế, trình độ văn hóa,
tay nghề, giới tính, loại hình nghề nghiệp [28].
Liên quan đến cơ cấu xã hội của nhóm công nhân, tác giả Tôn Thiện
Chiếu (1991) bàn về “Cơ cấu đội ngũ công nhân, lao động thủ đô và những
vấn đề đặt ra hiện nay”. Với nghiên cứu này, Tôn Thiện Chiếu đã đi sâu tìm
hiểu không chỉ số lượng, mà còn cả độ tuổi, nghề nghiệp, cách thức đào tạo
liên quan đến đội ngũ này. Tác giả còn chú ý đến đến sự đứt đoạn của cơ cấu
đội ngũ công nhân, lao động thủ đô theo tuổi đời và bậc thợ [12].
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Hữu Minh (1992) về cơ cấu
của giai cấp công nhân là “Nghiên cứu giai cấp công nhân Việt Nam từ hướng
tiếp cận cơ cấu xã hội-một số vấn đề đáng quan tâm”. Bài viết này cung cấp
một góc nhìn khái quát về giai cấp công nhân qua các đặc trưng về số lượng
và chất lượng của đội ngũ này. Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến

tính cơ động xã hội theo chiều dọc và chiều ngang, giữa các thế hệ và trong
nội bộ thế hệ của giai cấp công nhân [27].
Cùng chủ đề này, một nghiên cứu nữa đáng lưu ý là công trình “Một
số vấn đề cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của đội ngũ công nhân lao động Hải
Phòng hiện nay” của tác giả Trương Xuân Trường (1998). Trong bài viết này,
tác giả tập trung phân tích cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của đội ngũ công nhân
13


lao động Hải Phòng trên một số phương diện cụ thể. Trong đó, cơ cấu dân sốlao động, cơ cấu nghề nghiệp-chuyên môn, cơ cấu xã hội-chính trị và sự di
động của đội ngũ công nhân lao động tại Hải Phòng là chiều cạnh được tác
giả quan tâm nghiên cứu [37].
Bên cạnh hướng nghiên cứu về cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân,
một hướng nghiên cứu nữa được các tác giả quan tâm triển khai là hướng
nghiên cứu về cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang. Hướng
nghiên cứu này có một số công trình đáng lưu ý như “Cơ cấu xã hội của đội
ngũ sĩ quan trung, sơ cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam - thực trạng và
xu hướng biến đổi” được ấn hành năm1996 [16]; và bài viết “Một số kết quả
bước đầu của việc vận dụng phương pháp tiếp cận cơ cấu xã hội để phân tích
nhóm sĩ quan quân đội” được xuất bản năm 1995 của tác giả Phạm Xuân Hảo
[15]. Qua các công trình này, Phạm Xuân Hảo đã chỉ ra thực trạng cơ cấu xã
hội của đội ngũ sĩ quan trung và sơ cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam
trên các phương diện độ tuổi, trình độ học vấn, địa bàn cư trú. Các nghiên cứu
này cũng làm rõ xu hướng biến đổi của đội ngũ. Cụ thể là xu hướng trẻ hóa,
xu hướng phát triển trình độ chuyên môn.
Hướng nghiên cứu thứ ba về cơ cấu xã hội được các tác giả trong nước
tập trung tìm hiểu là hướng nghiên cứu về cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ
Đảng, chính quyền, đoàn thể. Trong hướng nghiên cứu này, nghiên cứu đầu
tiên đáng lưu ý là công trình “Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đảng, chính
quyền cấp tỉnh ở An Giang giai đoạn 1996-2006” của tác giả Huỳnh Đức

Hiền năm 2006. Tác giả Huỳnh Đức Hiền đã chỉ ra rằng về mặt cơ cấu xã hội,
cán bộ đảng, chính quyền cấp tỉnh ở An Giang đã có những thay đổi nhất định
trong khoảng thời gian 1996-2006. Điểm đáng lưu ý là đội ngũ cán bộ chính
quyền có thay đổi nhanh về trình độ chuyên môn [17].

14


Cùng với nghiên cứu của Huỳnh Đức Hiền, một số các công trình đáng
lưu ý thuộc hướng này cần được đề cập đến, bao gồm: “Cơ cấu xã hội của đội
ngũ cán bộ, công chức các ban đảng cấp tỉnh ở Bình Phước-thực trạng và xu
hướng biến đổi” của tác giả Dương Thanh Huân (2011) [23]; “Cơ cấu xã hội
đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Bình Phước
(nghiên cứu trường hợp khối mặt trận, đoàn thể) của tác giả Phan Kiều Hưng
(2012) [24]; “Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Trang (2016) [32]. Các công trình
này đã tập trung phân tích cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ, công chức các
ban đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh trong hệ thống chính trị
của một số địa phương cụ thể. Các nghiên cứu này cũng phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội của đội ngũ này và xu hướng biến đổi cơ cấu xã
hội của đội ngũ này trong tương lai.
Từ các công trình nghiên cứu đi trước đã được điểm luận ở trên, chúng
ta thấy có ba hướng nghiên cứu chính về cơ cấu xã hội ở Việt Nam. Thứ nhất
là hướng nghiên cứu về cơ cấu xã hội tổng thể. Các nghiên cứu thuộc nhóm
này tập trung bàn về cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong
giai đoạn đổi mới đất nước. Thứ hai là hướng nghiên cứu về giai cấp công
nhân. Những nghiên cứu về cơ cấu giai cấp công nhân đã phần nào cho thấy
sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân trong thời gian qua cũng như xu hướng
biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân trong thời gian tới. Thứ ba là hướng
nghiên cứu về cấu xã hội của đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Các công trình thuộc hướng nghiên cứu này đã chỉ ra thực trạng cơ cấu xã hội
và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền,
đoàn thể cấp tỉnh và huyện ở một số địa phương cụ thể.
Bổ sung vào các nghiên cứu, hướng nghiên cứu đã được đề cập đến ở
trên, luận văn này tập trung tìm hiểu cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn.

15


Đây là một nhóm xã hội quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam
hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về cơ cấu xã hội của đội ngũ
cán bộ đoàn, nhất là độ ngũ bí thư đoàn xã gần như chưa được triển khai từ
tiếp cận xã hội học. Vì vậy, luận văn này sẽ góp phần mở rộng sự hiểu biết về
cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể qua những
phân tích xã hội học trên cơ sở dữ liệu về đội ngũ bí thư đoàn xã ở Thái Bình.
1.2. Các khái niệm vận dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội là một khái niệm quan trọng trong khoa học xã hội nói
chung, trong xã hội học nói riêng. Cho đến nay, nhiều tác giả khác nhau đã
đưa ra những định nghĩa khác nhau về cơ cấu xã hội. Nhà xã hội học Hoa Kỳ,
Fischer cho rằng: “Cơ cấu xã hội của xã hội là sự sắp đặt các thành phần xã
hội hoặc các đơn vị xã hội, nghiên cứu cơ cấu xã hội phải xem xét các trạng
thái tĩnh và trạng thái động, nghĩa là xem xét sự sắp đặt các địa vị xã hội của
các đoàn thể xã hội và sự tương tác giữa các địa vị xã hội tạo nên sự biến đổi
bên trong của hệ thống xã hội” [33].
Một tác giả khác là Oxipov, nhà xã hội học người Nga thì cho rằng:
“Cơ cấu xã hội là toàn thể các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu
tố trong một hệ thống xã hội. Những cộng đồng xã hội (các giai cấp, dân tộc,
tập đoàn chính trị, nghề nghiệp, tập đoàn dân cư, tập đoàn theo lãnh thổ,v.v.)
là những yếu tố của cơ cấu xã hội, còn các mối liên hệ là các quan hệ xã hội

quy định bởi địa vị và vai trò mỗi cộng đồng xã hội trong hệ thống của tất cả
các quan hệ xã hội. Phương diện xã hội của bất cứ yếu tố cơ cấu nào đều tập
trung vào các mối liên hệ của nó với những quan hệ sản xuất và quan hệ giai
cấp trong xã hội” [29].

16


Doborianov, nhà xã hội học Bungaria cho rằng: “Phạm trù cơ cấu xã hội
học được diễn đạt theo một mặt cắt ngang của xã hội với tính cách một hệ
thống hoàn chỉnh. Mặt cắt đó cho ta thấy cấu tạo, tức là các bộ phận cấu thành
của hệ thống, và cách thức tác động qua lại của các bộ phận đó” [14].
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Đình Tấn định nghĩa: “Cơ cấu xã hội là kết
cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định - biểu
hiện như là sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên
hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xã hội, những thành phần này tạo
ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người. Những thành tố cơ bản nhất của
cơ cấu xã hội là nhóm, vai trò, vị thế xã hội, mạng lưới xã hội và các thiết
chế” [33].
Theo từ điển Xã hội học của Nhà xuất bản Oxford thì cơ cấu xã hội là
khái niệm “đề cập tới mối quan hệ có trật tự giữa các thành tố khác nhau của
một hệ thống xã hội hay của một xã hội” [40]. Trong đó, hệ thống được hiểu
là khái niệm phản ánh “mối quan hệ mang tính cấu trúc giữa các thành tố và
một hệ thống tạo nên của một chỉnh thể” [40].
Từ các quan niệm về cơ cấu xã hội được đề cập đến ở trên, trong nghiên
cứu này, tác giả quan niệm cơ cấu xã hội là khái niệm phản ánh mối quan hệ
có trật tự giữa các thành tố khác nhau của một hệ thống xã hội hay của một xã
hội. Như vậy, khái niệm cơ cấu xã hội phản ánh ba điểm quan trọng. Thứ nhất
là các thành tố, hay các bộ phận cụ thể của một xã hội hay một hệ thống xã
hội cụ thể. Thứ hai là mối quan hệ giữa các bộ phận hay các thành tố này. Thứ

ba là sự biến đổi của các bộ phận/các thành tố và sự biến đổi mối quan hệ
giữa các bộ phận, các thành tố đó. Trong luận văn này, ở mức độ nhất định,
tác giả sẽ bàn đến các chiều cạnh này của cơ cấu xã hội của một hệ thống xã
hội, hệ thống xã hội cụ thể ở đây được hiểu là một nhóm xã hội cụ thể - nhóm

17


bí thư đoàn xã. Trước hết, tác giả luận văn sẽ xem xét cấu trúc của nhóm bí
thư đoàn xã dựa trên các tiêu chí độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ chuyên
môn, giới tính, tôn giáo, thành phần xuất thân, mức sống. Tiếp đó, tác giả sẽ
chỉ ra xu hướng biến đổi của cấu trúc này. Và thứ ba, ở mức độ nhất định, tác
giả sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa các thành tố tạo nên cơ cấu của nhóm bí thư
đoàn xã.
1.2.2. Cán bộ, công chức xã
Luật Cán bộ, công chức (năm 2008) quy định: cán bộ là công dân Việt
Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước [30].
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân
cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [30].
1.2.3. Cán bộ đoàn, bí thư đoàn xã
Cán bộ đoàn là cán bộ hoạt động chính trị - xã hội, được Đảng giao
nhiệm vụ làm công tác vận động thanh thiếu nhi, trực tiếp thực hiện công tác
vận động, tuyên truyền giáo dục thanh thiếu nhi theo đường lối, chính sách

của Đảng, nhà nước và Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh [19].
Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quy định cán bộ đoàn bao
gồm những người giữ chức danh bí thư chi đoàn, phó bí thư, bí thư đoàn cấp
18


cơ sở trở lên. Những người làm việc trong các cơ quan chuyên trách của Đoàn
và trực tiếp làm công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi từ cấp
huyện và tương đương trở lên. Trợ lý thanh niên, cán bộ ban thanh niên trong
Quân đội nhân dân; uỷ viên ban công tác thanh niên các cấp trong Công an
nhân dân [3].
Cán bộ đoàn chuyên trách là những người được hưởng lương để chuyên
làm công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi [3].
Theo Điều 2, 3, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì Bí thư Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh là cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã [11].
Như vậy, từ những quan điểm được đề cập ở trên, trong nghiên
này khái niệm “bí thư đoàn xã” được hiểu là cán bộ đoàn chuyên
trách; được bầu giữ chức vụ bí thư Ban chấp hành Đoàn xã/Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cấp xã theo nhiệm kỳ; được
hưởng lương và trực tiếp làm công tác đoàn, hội, đội, phong trào
thanh thiếu nhi tại địa phương theo quy định.
1.3. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton trong nghiên cứu
cấu trúc xã hội của nhóm bí thư đoàn xã
Trong nghiên cứu này, quan điểm lý thuyết của Robert Merton được vận
dụng để nghiên cứu cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội của nhóm bí thư
đoàn xã ở Thái Bình. Trước hết, chúng ta đề cập đến những phát biểu quan
trọng tạo nên lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton. Thứ nhất,
Robert Merton cho rằng việc phân tích dưới góc độ cấu trúc chức năng tập
trung vào các nhóm, các tổ chức, các xã hội, và các nền văn hóa. Bất cứ đối
tượng phân tích nào của lý thuyết cấu trúc chức năng cũng mang tính chuẩn

hóa, mang tính lặp lại, và mang tính khuôn mẫu. Các đối tượng phân tích ở
đây đa dạng chẳng hạn như vai trò xã hội, khuôn mẫu thiết chế, tổ chức, cấu
trúc xã hội, vv. [39]. Thứ hai, Robert Merton nhấn mạnh việc tập trung vào
19


chức năng xã hội hơn là động cơ của cá nhân. Chức năng xã hội là hệ quả xã
hội có thể quan sát được và giúp hệ thống điều chỉnh hoặc thích nghi. Chức
năng xã hội có thể là hệ quả tích cực, hoặc tiêu cực. Robert Merton phân biệt
chức năng công khai/biểu lộ (được dự trù, dự tính từ trước) và chức năng tiềm
ẩn (không dự tính từ trước) với phản chức năng (hệ quả trái chiều đối với
năng lực thích nghi và điều chỉnh của hệ thống) và khuyết chức năng (hệ quả
không liên quan đến hệ thống) [39]. Thứ ba, việc phân tích dưới góc độ cấu
trúc chức năng có thể được triển khai trên các cấp độ khác nhau, chẳng hạn:
tổ chức, xã hội, thiết chế và nhóm [39].
Vận dụng khái niệm nhóm xã hội, cơ cấu xã hội, hay cấu trúc xã hội
được đề cập đến ở trên và ba phát biểu quan trọng của Robert Merton về cấu
trúc chức năng, tác giả luận văn định hướng việc phân tích cơ cấu nhóm bí
thư đoàn xã ở Thái Bình cụ thể như sau.
Thứ nhất, nhóm bí thư đoàn xã ở Thái Bình là một dạng nhóm vừa có
phần mang đặc điểm của một nhóm xã hội trên thực tế lại có phần mang đặc
điểm của nhóm quy ước. Tức là, tập hợp những người làm bí thư đoàn xã
cũng có tương tác xã hội ở mức độ nhất định qua các hoạt động tập thể chung.
Tuy nhiên, những tương tác giữa họ không thường xuyên. Vì thế, nhóm này
mang đặc điểm của nhóm quy ước. Điều này có nghĩa là tác giả luận văn quan
niệm đây là một nhóm xã hội dựa trên đặc điểm chung quan trọng nhất của họ
là giữ vị trí bí thư đoàn xã. Quan niệm như vậy là cơ sở quan trọng để phân
tích cấu trúc của nhóm - vừa mang tính thực tế vừa mang tính quy ước.
Thứ hai, như Robert Merton đã nhấn mạnh: tổ chức, xã hội, thiết chế và
nhóm là những đối tượng phân tích của quan điểm cấu trúc chức năng. Vì vậy,

nhóm bí thư đoàn xã ở Thái Bình thực sự là một đối tượng phân tích của lý
thuyết cấu trúc chức năng.

20


Thứ ba, tác giả luận văn vận dụng phát biểu của Robert Merton: Đối
tượng phân tích nào của lý thuyết cấu trúc chức năng mang tính chuẩn hóa,
mang tính lặp lại, và mang tính khuôn mẫu và các đối tượng phân tích ở đây
đa dạng chẳng hạn như vai trò xã hội, khuôn mẫu thiết chế, tổ chức, cấu trúc
xã hội. Vận dụng phát biểu này, chúng ta thấy nhóm bí thư đoàn xã là một
nhóm có tính chuẩn hóa, có tính khuôn mẫu, có tính lặp lại trên nhiều phương
diện từ việc cấu trúc tổng thể của nhóm cho đến các vai trò mà từng cá nhân
trong nhóm đảm nhiệm. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả chỉ ra cấu trúc của
nhóm được hiểu là các bộ phận, thành phần của nhóm này dựa trên các tiêu
chí như: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, lý luận chính trị, thu nhập. Đồng
thời, trong quá trình phân tích cần chú ý đến việc thực hiện, đảm nhiệm vai
trò của từng cá nhân cụ thể. Đây cũng là cơ sở cho việc phân tích xu hướng
biến đổi cơ cấu của nhóm bí thư đoàn xã ở Thái Bình.
Thứ tư, với quan niệm của Robert Merton về chức năng, tác giả luận văn
sẽ phân tích chức năng, tức là những hệ quả xã hội mà cá nhân các bí thư
đoàn xã trong nhóm tạo ra. Đồng thời, tác giả luận văn cũng phân tích chức
năng xã hội, với nghĩa là hệ quả xã hội, mà cả nhóm bí thư đoàn mang lại.
Đây cũng là cơ sở để phân tích sự hợp lý hay không hợp lý của cơ cấu nhóm
bí thư đoàn xã ở Thái Bình.
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh và một số quan điểm của Đảng, Nhà nước về
công tác thanh niên, công tác cán bộ đoàn
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối
với thế hệ trẻ Việt Nam; đồng thời luôn khẳng định vị trí, vai trò của thanh
niên đối với sự phát triển của quốc gia dân tộc: “Thanh niên là người chủ

tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần lớn là do các thanh niên” [1]. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dành một phần rất quan trọng căn dặn những thế hệ kế tục chăm lo thế hệ trẻ:
21


“…Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục
đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [1].
Từ khi đổi mới (1986) đến nay, Đảng ta đã ban hành 3 nghị quyết
chuyên đề về công tác thanh niên. Các nghị quyết ra đời khẳng định “Công
tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng” [5], đồng thời cũng khẳng định vai
trò to lớn và quan trọng của thanh niên đối với tương lai của dân tộc và tiền
đồ của cách mạng Việt Nam “là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ
nghĩa xã hội” [5].
Cụ thể hóa các nghị quyết trong thời gian qua, ngày 08/2/2010, Ban Bí
thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
trong đó xác định “công tác cán bộ đoàn là một bộ phận quan trọng trong
công tác cán bộ của Đảng, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn,
đồng thời tạo nguồn bổ sung cán bộ cho hệ thống chính trị” [3].
Như vậy, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của
Đảng ta đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc về công tác thanh niên, công tác cán
bộ đoàn; đề cao vai trò, sự đóng góp của thế hệ trẻ đối với vận mệnh đất nước
trong tương lai. Đây cũng là những căn cứ quan trọng để hình thành các
nghiên cứu liên quan đến nhận diện cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ, trong
đó có cán bộ đoàn thanh niên.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phân tích tài liệu

22


×