Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VỀ DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI SẦM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------LÊ THỊ TUYẾT

NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VỀ DU
LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI SẦM SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

HÀ NỘI- 2017
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

LÊ THỊ TUYẾT

NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VỀ DU
LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI SẦM SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
(Chương trình đào tạo thí điểm)

Người hướng dẫn: TS. Phạm Hồng Long

HÀ NỘI- 2017

2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Lê Thị Tuyết,
học viên cao học khóa 2013 - 2015, khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Khoa học khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Học viên

Lê Thị Tuyết

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................4
3


DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...................................................................6
MỞ ĐẦU..................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................8
3. Mục tiêu, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................12
4. Đóng góp của nghiên cứu.................................................................................13
5. Cấu trúc đề tài...................................................................................................14
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................15
1.1. Nhận thức và các mức độ nhận thức..............................................................15
1.1.1. Khái niệm nhận thức...............................................................................15
1.1.2. Các mức độ nhận thức............................................................................17
1.2. Cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch.................................................19
1.2.1. Khái niệm cộng đồng..............................................................................19

1.2.2. Khái niệm cộng đồng địa phương..........................................................21
1.2.3. Vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch...................21
1.2.4. Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống cộng đồng địa phương....24
1.3. Du lịch có trách nhiệm...................................................................................29
1.3.1. Khái niệm................................................................................................29
1.3.2. Các mục tiêu của du lịch có trách nhiệm................................................31
1.3.3. Các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm...............................................32
1.3.4. Các lợi ích của du lịch có trách nhiệm....................................................34
1.3.5. Các loại hình du lịch liên quan đến du lịch có trách nhiệm....................38
1.3.6. Kinh nghiệm thực tiễn về du lịch có trách nhiệm...................................39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................43
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................44
2.1. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................44
2.1.1. Điều tra các tác động của hoạt động du lịch đến đời sống cộng đồng địa
phương..............................................................................................................44
2.1.2. Điều tra nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm
.......................................................................................................................... 44
2.1.3. Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về du
lịch có trách nhiệm............................................................................................44
2.2 Mô tả điểm nghiên cứu...................................................................................44
2.2.1. Điều kiện về địa lý lịch sử.......................................................................44
2.2.2. Đặc điểm dân cư và lao động địa phương...............................................45
2.2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng...................................................46
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................51
2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin số liệu thứ cấp.........................51
2.3.2 .Phương pháp nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế...............................51
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn bán cấu trúc...51
2.3.4. Phương pháp quan sát hành vi cộng đồng..............................................55
2.3.5 . Phương pháp phân tích và tổng hợp......................................................55
4



2.4. Thu thập và xử lý dữ liệu...............................................................................55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................58
3.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại Sầm Sơn..................................................58
3.1.1. Điều kiện phát triển du lịch tại Sầm Sơn.................................................58
3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch..................................................................60
3.2. Những tác động của hoạt động du lịch đến cộng đồng địa phương tại Sầm
Sơn....................................................................................................................... 69
3.2.1. Tác động tích cực....................................................................................69
3.2.2. Tác động tiêu cực....................................................................................74
3.3. Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại Sầm Sơn
.............................................................................................................................. 76
3.3.1. Mức độ biết của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm.........76
3.3.2. Mức độ hiểu của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm........78
3.3.3. Mức độ chấp nhận của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm
.......................................................................................................................... 81
3.3.4. Mức độ thực hiện của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm 83
3.4. Đánh giá chung về nhận thức của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch có
trách nhiệm tại Sầm Sơn.......................................................................................85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................87
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ...........................................89
4.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển
du lịch có trách nhiệm tại Sầm Sơn......................................................................89
4.2. Kiến nghị.......................................................................................................90
4.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương...........................90
4.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.........................................90
4.2.3. Đối với cộng đồng địa phương................................................................91
4.2.4. Đối với du khách.....................................................................................91

4.3. Hạn chế của nghiên cứu.................................................................................91
4.4. Đề xuất hướng nghiên cứu.............................................................................92
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4........................................................................................92
KẾT LUẬN............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................96
PHỤ LỤC.............................................................................................................100
Phụ lục 1: Một số hình ảnh về khu du lịch biển Sầm Sơn..................................100
Phụ lục 2. Bộ quy tắc ứng xử về văn minh du lịch Sầm Sơn..............................102
( Nội dung 9 có, 9 không )..................................................................................102
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi điều tra dành cho cộng động địa phương tại Khu Du lịch
biển Sầm Sơn......................................................................................................103
Phụ lục 4. Danh sách các cá nhân tham gia phỏng vấn.......................................106
Phụ lục 5. Bảng tổng hợp thông tin người phỏng vấn.........................................108

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EU- ESRT

Chương trình phát triển năng lực du lịch có

UBND
SNV
WTO
VHTT
CSLTDL
TC


trách nhiệm với môi trường và xã hội
Ủy ban nhân dân
Tổ chức phát triển Hà Lan
Tổ chức Du lịch thế giới
Văn hóa thông tin
Cơ sở lưu trú du lịch
Tiêu chuẩn

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Hình 1.1

Tên hình
Thang các mức độ nhận thức của

Trang
17
6


Hình 1.2

Benjamin S. Bloom
Thang các mức độ nhận thức của cộng đồng địa

18

phương về du lịch có trách nhiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Bảng 1.1
Bảng 3.1

Tên bảng
Mô tả những tác động của du lịch tới cộng đồng
Lượt khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn

Trang
26
60

Bảng 3.2

2011- 2015
Cơ cấu lượt khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn

60

Bảng 3.3

2011- 2015
Doanh thu du lịch Sầm Sơn theo cơ cấu, giai đoạn

62

Bảng 3.4
Bảng 3.5

2011 - 2015
Doanh thu du lịch Sầm Sơn 2011- 2015

Hiện trạng cở sở lưu trú du lịch ở Sầm Sơn

63
64

Bảng 3.6

2011- 2015
Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành

65

Bảng 3.7

kinh tế Sầm Sơn 2010-2015
Chất lượng lao động dịch vụ du lịch Sầm Sơn

67

Bảng 3.8

2010-2015
Ý kiến của cộng đồng địa phương về lợi ích của du

79

Bảng 3.9

lịch có trách nhiệm
Ý kiến của cộng đồng địa phương về trách nhiệm


80

trong việc phát triển du lịch
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2

Tên biểu đồ, sơ đồ
Lượng khách đến Sầm Sơn giai đoạn 2011-2015
Tác động của du lịch đến cộng đồng địa phương tại

Trang
61
69

Biểu đồ 3.3

Sầm Sơn
Mức độ biết của cộng đồng địa phương về du lịch

77

có trách nhiệm
7


Biểu đồ 3.4


Các phương tiện tuyên truyền về du lịch có trách

77

Sơ đồ 3.1

nhiệm tới cộng đồng địa phương
Sơ đồ thể hiện kiến của cộng đồng địa phương về

80

lợi ích của du lịch có trách nhiệm

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia, du lịch
Việt Nam đang phải đối mặt với không ít vấn đề về tăng trưởng, cạnh tranh và
cả những tác động tiêu cực tới môi trường, xã hội. Trong bối cảnh đó, phát
triển du lịch có trách nhiệm được coi là nguyên tắc mang tính chiến lược, và
là chìa khóa để bảo đảm các lợi ích dài hạn, bền vững.
Hiện nay cách tiếp cận phát triển du lịch có trách nhiệm đang trở thành
một xu thế toàn cầu. Du lịch có trách nhiệm là khái niệm không còn xa lạ đối
với các nước phương Tây, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện rất thành
8


công cách tiếp cận này nhưng đối với Việt Nam thì vẫn đang trong giai đoạn
khởi đầu. Trong thời gian vừa qua, ngành du lịch nước ta đang chủ trương
thực hiện các chính sách phát triển bền vững, trong đó coi phát triển du lịch

có trách nhiệm là con đường dẫn đến sự thành công. Du lịch có trách nhiệm
hướng tới mục tiêu cung cấp những kinh nghiệm tích cực cho du khách và
cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao nhận thức về sự tôn trọng đối với môi
trường và văn hóa, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ phát triển du lịch,
hướng sự tập trung tới người nghèo, trao quyền cho người dân địa phương,
thông qua du lịch để tối đa hóa thu nhập và việc làm cho họ. Việc gắn kết hoạt
động phát triển du lịch có trách nhiệm với phát triển đời sống cộng đồng địa
phương cũng là một hướng đi giúp du lịch phát triển bền vững.
Sầm Sơn là điểm đến du lịch biển nổi tiếng không chỉ của tỉnh Thanh Hóa
mà của cả nước với những bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn cùng với những
truyền thuyết dân gian và những giá trị di tích văn hóa lịch sử. Thực tế cho
thấy trong nhiều năm qua, lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn ngày càng
tăng, đóng góp của du lịch Sầm Sơn đối với phát triển kinh tế - xã hội địa
phương và cho du lịch vùng Bắc Trung Bộ và du lịch cả nước ngày một tích
cực hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực trong phát triển, du lịch
Sầm Sơn vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với vị thế và tiềm năng của
mình, còn tồn tại nhiều hạn chế như: hiệu quả kinh doanh du lịch thấp, thiếu
sản phẩm du lịch đặc sắc có sức cạnh tranh, ảnh hưởng của tính mùa vụ trong
hoạt động du lịch, thiếu hình ảnh và thương hiệu,...Thêm vào đó là tình trạng
xả rác bừa bãi ở các điểm tham quan hay khai thác du lịch theo hướng xâm
hại di sản thời gian qua chứng tỏ các ban, ngành quản lý địa phương, các
doanh nghiệp và người dân còn chưa thật sự hiểu và còn lúng túng về việc
làm thế nào để thực hiện du lịch có trách nhiệm và bền vững. Trên cơ sở
những tồn tại này, tác giả đã chọn đề tài “Nhận thức của cộng đồng địa
phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch biển Sầm Sơn” làm nghiên

9


cứu cho mình với hy vọng góp phần thiết thực nâng cao trách nhiệm của cộng

đồng địa phương trong việc nhận thức và hành động về du lịch.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới
Trên thế giới, du lịch có trách nhiệm bắt đầu hình thành từ cuối những
năm 70 của thế kỷ 20 khi các tác động tiêu cực của phát triển du lịch đại
chúng bắt đầu khiến nhiều người lo ngại. Năm 1989, Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) đã sử dụng thuật ngữ “du lịch có trách nhiệm” thay bằng thuật
ngữ “du lịch thay thế/ du lịch mới” để phân biệt với du lịch đại trà và các tác
động của du lịch đại trà. Tầm nhìn về một hình thái phát triển du lịch có trách
nhiệm được trao đổi nhiều vào những năm 1980 và trở thành một phần quan
trọng của khái niệm du lịch bền vững được hình thành và trở nên phổ biển sau
đó [20.tr8]
Năm 2002, Hội thảo về du lịch có trách nhiệm được tổ chức tại Cape
Town (Nam Phi), là hoạt động bên lề trước Hội nghị Thế giới về Phát triển
bền vững tại Johannesbourg đã xác định rõ các đặc điểm của du lịch có trách
nhiệm và đề ra các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường. Đây là hội thảo quan trọng, đặt nền móng cho các nghiên
cứu và triển khai trong thực tiễn du lịch có trách nhiệm trên phạm vi toàn thế
giới.[20.tr8]
Thuật ngữ “Du lịch có trách nhiệm- Responsible” được đưa ra bởi Tony
và Maureen Wheeler (Lonely planet Publications, 2013), lại xác định rằng du
lịch có trách nhiệm tác động tích cực đến môi trường, văn hóa địa phương và
nền kinh tế. Vì vậy, điểm đến du lịch phải được bảo vệ bởi tất cả các thành
phần có liên quan. Trong các ngày nghỉ của mình du khách có thể tác động
tích cực cũng như tiêu cực đến người dân và môi trường địa phương. Họ cũng
sẽ nhận được một số kinh nghiệm mới của chuyến đi của họ cũng như tác
động lại điểm đến. Do vậy mục tiêu của ngành du lịch có trách nhiệm là để
10



giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa những lợi ích tích cực về điểm
đến và môi trường. Xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm ngày càng phổ
biến hơn trong những năm gần đây, du khách sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho
các chuyến đi của họ có lợi cho cộng đồng địa phương, môi trường và xã hội
ở các điểm đến (Justin Fracis, 2008).
Theo Wang Liqin (2013), ông đã chỉ ra tầm quan trọng và sự cần thiết
của du lịch có trách nhiệm và phân tích các bên liên quan như các doanh
nghiệp du lịch, khách du lịch, cộng đồng địa phương và chính phủ. Do đó,
ông đề nghị người dân cần nâng cao nhận thức về “du lịch có trách nhiệm” ,
và nỗ lực làm chí nền văn minh cổ xưa (di tích văn hóa, lịch sử) có thể tồn tại
lâu dài.
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phải tới năm 2011, khi Chương trình Phát triển Năng lực Du
lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, do Liên minh châu Âu tài trợ
(Dự án EU-ESRT), thì khái niệm đó mới được nhắc đến thường xuyên và trở
nên quen thuộc.
Dự án EU- ESRT được triển khai trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 với
mục tiêu chung là: đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành du
lịch Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với mục tiêu cụ thể là: đẩy mạnh
cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, góp phần
thực hiện Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam. Dự án này đã soạn thảo ra
“Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam” với 13 bài, mỗi bài về các
chủ đề đa dạng khác nhau nhằm phục vụ nghiên cứu cũng như giảng dạy. Tài
liệu này có giá trị lý thuyết và thực tiễn cho việc tuyên truyền, phát triển du
lịch có trách nhiệm tại Việt Nam.
Cũng trong khuôn khổ của Dự án EU- ESRT, nhiều tài liệu được soạn thảo
trình bày các khái niệm, đặc điểm, mối liên hệ, chính sách…về du lịch có
trách nhiệm như: Giới thiệu về du lịch có trách nhiệm, Du lịch có trách nhiệm
11



và ngành lữ hành ở Việt Nam, Hướng dẫn xây dựng các chính sách Du lịch
có trách nhiệm ở Việt Nam, …
Với số vốn đầu tư là 12,1 triệu Euro, Dự án EU-ESRT (2011-2016) là
chương trình hỗ trợ kỹ thuật du lịch lớn nhất tại Việt Nam, với mục tiêu đưa
các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành du lịch nước ta, để nâng
cao khả năng cạnh tranh và góp phần thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội. Qua sáu năm hoạt động, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Dự án đã tổ chức các khóa tập huấn theo nhiều chủ đề cho các học
viên, nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho học sinh Trung học
phổ thông, phổ biến các tài liệu kỹ thuật qua mạng, hỗ trợ trang thiết bị cho
mười nhà văn hóa và phòng thực hành mẫu cho năm trường du lịch... Từ đó,
tác động đến nhận thức của các cấp, ngành đối với yêu cầu về sự phát triển
bền vững của du lịch Việt Nam .
Du lịch có trách nhiệm từ một khái niệm mới lạ đã trở thành thuật ngữ
quen thuộc và là một phần tất yếu trong nhiều chính sách, kế hoạch và hoạt
động thực tế của du lịch Việt Nam. Nhận thức về phát triển du lịch có trách
nhiệm cũng được lan tỏa rộng đến các khu vực trên đất nước nhờ sự phối hợp
chặt chẽ của các địa phương, điểm đến và cộng đồng.
Kể từ đó đã có nhiều các công trình nghiên cứu về du lịch trách nhiệm
được thực hiện, tiêu biểu là:
Nghiên cứu hoạt động du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam, đề tài được
thực hiện từ 01/2012 đến 12/2013, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ
trì, giao cho Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện, chủ nhiệm đề tài
Hà Văn Siêu. Đề tài này đã nghiên cứu những nội dung sau:
+ Cơ sở lý luận về du lịch có trách nhiệm: khái niệm, mối quan hệ, lợi ích,
ứng xử giữa các bên tham gia hoạt động du lịch…
12



+ Kinh nghiệm cụ thể của một số điểm đến du lịch trên thế giới và ở Việt
Nam: chính sách, tổ chức quản lý, kiểm soát, cơ chế điều tiết, đánh giá,…
+ Thực trạng hoạt động du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam qua khảo sát
thực tế: hoạt động từ phía cung, hoạt động từ phía cầu, vai trò, trách nhiệm,
mức độ tham gia của các bên.
+ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch có trách nhiệm.
Luận văn thạc sĩ Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm ở Công ty
cổ phần Sài Gòn – Phú Quốc của Trương Quang Dũng ( Khánh Hòa, 2015).
Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch có trách nhiệm,
mô hình và thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó đề tài đi sâu nghiên cứu phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần Sài Gòn – Phú Quốc nhằm
xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm để áp dụng vào thực tế kinh doanh
của Công ty một cách có hiệu quả. Và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện
mô hình du lịch có trách nhiệm cho công ty để tham gia có hiệu quả vào chuỗi
du lịch ở Phú Quốc.
Lê Thị Thu Hà, khóa luận tốt nghiệp đại học, Hà Nội, 5/2016, Một số
giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam. Đề tài
nghiên cứu cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam,
thực trạng của ngành Du lịch và sản phẩm du lịch hiện nay ở Việt Nam. Đề tài
cũng đã đánh giá lợi ích của sản phẩm du lịch có trách nhiệm đem lại cho
ngành Du lịch Việt Nam. Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm
du lịch có trách nhiệm cho ngành Du lịch Việt Nam
Báo cáo khoa học sinh viên, Chính sách du lịch có trách nhiệm tại Việt
Nam. Nghiên cứu điểm du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh của Nguyễn Lan
Phương. Đề tài mở ra hướng nghiên cứu đầu tiên về chính sách du lịch có
trách nhiệm ở Việt Nam, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
Kết quả nghiên cứu đề cập đến khả năng áp dụng chính sách du lịch có trách
nhiệm tại điểm du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, đánh giá mức độ chất
lượng đã đạt được. Đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực góp phần nâng


13


cao hiệu quả của việc áp dụng chính sách du lịch có trách nhiệm tại điểm du
lịch này.
Trong các công trình khoa học đã nghiên cứu, chưa có đề tài nào đánh giá
nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm, do vậy hướng
nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm
tại khu du lịch biển Sầm Sơn là một hướng nghiên cứu mới, không bị trùng
lặp so với các công trình khoa học trước đó.
3. Mục tiêu, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá nhận thức cộng đồng về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch
biển Sầm Sơn, qua đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao trách nhiệm của
cộng đồng địa phương trong việc nhận thức và hành động về du lịch.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng về tác động của hoạt động du lịch
đến đời sống của cộng đồng địa phương tại khu du lịch biển Sầm Sơn.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Sầm Sơn
- Điều tra và đánh giá nhận thức cộng đồng về du lịch có trách nhiệm tại
khu du lịch biển Sầm Sơn
- Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm nâng cao
nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm và phát triển
du lịch có trách nhiệm tại địa phương.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài
gồm:
+ Thu thập, phân tích các tài liệu về du lịch trách nhiệm.
+ Khảo sát thực địa nhằm thu thập, tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan

đến vấn đề nghiên cứu.
+ Xây dựng phiếu phỏng vấn, thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp đối
với cộng đồng địa phương tại địa điểm nghiên cứu.
+ Phân tích xử lý các thông tin, tư liệu liên quan đến nghiên cứu.
+ Viết báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động du lịch, nhận thức của cộng
đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại điểm nghiên cứu, làm cơ sở

14


đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về trách
nhiệm trong du lịch, phát triển du lịch.
4. Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần tổng quan cơ sở lý luận khoa học về du
lịch có trách nhiệm; Đề tài cũng nêu lên được vai trò, mối quan hệ của cộng
đồng địa phương và hoạt động kinh doanh du lịch có trách nhiệm.
Về mặt thực tiễn: Đề tài nêu được thực trạng hoạt động du lịch ở Sầm Sơn;
Đề tài cũng đã đánh giá được nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch
có trách nhiệm trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và đề xuất nhằm nâng
cao nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm, và một số
giải pháp chung phát triển du lịch có trách nhiệm tại Sầm Sơn.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 4 chương, cụ thể đó là:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Đề xuất giải pháp, kiến nghị

15



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức và các mức độ nhận thức
1.1.1. Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một khái niệm trừu tượng vì vậy mỗi ngành khoa học có
sự tiếp cận, sử dụng khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhận
thức.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê:“Nhận thức là quá trình hoặc
kết quả phản ánh và tái hiện vào trong tư duy, là quá trình con người nhận
biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả nghiên cứu của quá trình
đó” [8, tr.882]
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Nhận thức là quá trình
biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ
đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể” [9, tr.589]
Theo quan điểm của C.Mac và Ănghen: “Nhận thức là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào bộ óc của con người. Sự phản ánh đó không phải
là một hành động nhất thời, máy móc, giản đơn và thụ động mà là một quá
trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực và sáng tạo” [11, tr220]
V.I.Lênin lại cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan
bởi con người nhưng không phải là sự phản ánh đơn thuần, trực tiếp hoàn
toàn. Quá trình này là cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành và sự
hình thành nên các khái niệm, quy luật và chính các khái niệm, quy luật này
lại bao quát một cách có điều kiện gần đúng tính quy luật phổ biến của thế
giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển” [10, tr192]
Như vậy, nhận thức là quá trình con người nhận biết về một đối tượng
nào đó từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sống và hoạt động trong thế
giới khách quan, con người phải tỏ thái độ, nhìn nhận, đánh giá và hành động
với thế giới ấy, biết và hiểu rõ nó là gì, nó như thế nào và có ý nghĩa gì trong


16


cuộc sống; để từ đó xuất hiện hành vi tích cực hoặc tiêu cực đối với đối tượng
đó.
Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả tập trung vấn đề nhận thức của
cộng đồng địa phương về hoạt động phát triển du lịch có trách nhiệm tại Sầm
Sơn xem họ hiểu và nhận biết thế nào về du lịch và các hoạt động du lịch có
trách nhiệm.
Nhận thức là yếu tố khởi nguồn của các hành vi trách nhiệm. Nhận thức
đúng và đủ về các sự vật, hiện tượng, các quá trình diễn ra trong hoạt động du
lịch, quản lý, kinh doanh du lịch thì sẽ hành động có trách nhiệm để không
hoặc hạn chế thấp nhất làm tổn hại tới xung quanh (các chủ thể tham gia
khác) và mang lại lợi ích tối đa về kinh tế xã hội và môi trường cho chính
mình và xã hội. Nhận thức của cá nhân cơ bản phụ thuộc giáo dục, trình độ
nghề nghiệp đồng thời với sự quan tâm và tần suất tiếp xúc với hoạt động du
lịch, hoạt động chuyên môn. Nhận thức càng cao, sâu, rộng thì thể hiện trách
nhiệm càng cao. Nhận thức của tập thể, tổ chức hay cộng đồng phụ thuộc vào
nhận thức của từng cá nhân đồng thời tùy thuộc vào sự gắn kết của tổ chức và
định hướng dẫn dắt thông qua quá trình lâu dài thực hiện các chương trình
nhận thức về trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức. Nâng cao nhận
thức là cơ sở quyết định nâng cao trách nhiệm trong hoạt động du lịch, bao
gồm nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, nhận thức của chủ doanh
nghiệp, người lao động, dân cư và du khách [20,tr22]
Nhận thức của cộng đồng và việc phát triển du lịch có trách nhiệm có
mối quan hệ hai chiều. Khi nhận thức của cộng đồng đúng và đủ sẽ quyết
định trách nhiệm cao; ngược lại, các phương thức quản lý hoạt động du lịch
đúng đắn cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng, Hai yếu tố này
luôn cần được phát triển, tồn tại song song với nhau, nhằm hướng đến sự phát
triển bền vững dựa trên cân bằng lợi ích kinh tế và bảo tồn.


17


1.1.2. Các mức độ nhận thức
Theo Benjamin S.Bloom (1956), thang nhận thức gồm có 6 cấp độ
(Bloom’s Taxonomy).
6. Đánh giá
5. Tổng hợp
4. Phân tích
3. Ứng dụng
2. Hiểu
1. Biết

Hình 1.1: Thang các mức độ nhận thức của Benjamin S. Bloom
- Biết (Knowledge): Biết là năng lực nhớ lại các thông tin, sự kiện mà
không nhất thiết phải hiểu chúng.
- Hiểu (Comprehention): Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và
giải thích các thông tin.
-

Ứng dụng (Application): Ứng dụng là năng lực vận dụng các thông tin
hiểu biết được vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới, điều kiện
mới, giải quyết các vấn đề đặt ra.

- Phân tích (Analysis): Phân tích là năng lực chia thông tin thành nhiều
thành tố để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng.
- Tổng hợp (Synthesis): Tổng hợp là năng lực liên kết các thông tin lại
với nhau tạo ra ý tưởng mới, khái quát hóa các thông tin suy ra các hệ
quả.

-

Đánh giá (Evaluation): Đánh giá là năng lực đưa ra nhận định, phán
quyết về giá trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích
cụ thể.

Trong nghiên cứu này, khi điều tra về nhận thức của cộng đồng địa
phương về hoạt động du lịch có trách nhiệm tác giả đã dựa trên thang nhận
18


thức của Benjamin S.Bloom, tuy nhiên để phù hợp cho việc đánh giá tác giả
đã điều chỉnh lại thang nhận thức thành 4 mức độ: biết, hiểu, chấp nhận và
thực hiện.Với những mức độ khác nhau, nhận thức phát triển từ những bước
đầu như biết, hiểu, chấp nhận cho đến thực hiện. Trong quá trình xây dựng và
nâng cao nhận thức cộng đồng, các thông tin đưa ra không chỉ để cộng đồng
biết mà còn phải hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của nó. Từ đó, thuyết phục cộng
đồng chấp nhận, thực hiện các hành vi tích cực, và duy trì các hành vi đó
thành thói quen, tập quán, phương thức sống bền vững
4. Thực hiện
3. Chấp nhận
2. Hiểu
1. Biết

Hình 1.2: Thang các mức độ nhận thức của cộng đồng địa phương
về du lịch có trách nhiệm
Qua các mức độ phát triển của nhận thức, ta có thể nhận thấy rằng nhận
thức đóng một vai trò quan trọng, nó chi phối thái độ, hành động biểu hiện ra
bên ngoài và tạo nên ý thức. Trong giới hạn của nghiên cứu, tác giả đi sâu
nghiên cứu sự nhận thức của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du

lịch có trách nhiệm. Sự phát triển của du lịch và các tác động của nó phụ
thuộc vào nhận thức và ý thức của người dân. Muốn phát triển du lịch có
trách nhiệm và bền vững thì cần sự quan tâm và chấp hành từ cộng đồng địa
phương, cộng đồng có nhận thức đúng sẽ tạo ra hành động đúng. Khi người
dân có sự hiểu biết, họ nhận thức được những lợi ích do hoạt động du lịch
mang lại, họ sẽ có ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường và tham gia tích cực
hơn vào sự phát triển du lịch địa phương. Nắm bắt được mức độ nhận thức, sự
quan tâm của cộng đồng là điều quan trọng để đưa ra những đề xuất, giải pháp
phù hợp nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm.
19


1.2. Cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch
1.2.1. Khái niệm cộng đồng
Khái niệm cộng đồng xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước
thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên Hợp Quốc công nhận khái niệm phát triển
cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một
công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ vào thập kỷ 50-60.
Cộng đồng là khái niệm về tổ chức xã hội đã được nhiều nhà nghiên
cứu đưa ra trong các công trình khoa học với nhiều ngữ nghĩa khác nhau.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Cộng đồng được hiểu là “Một tập
đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về
nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội
bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc”. [9, tr.601]
Theo quan điểm về cộng đồng Keith và Ary, 1998 đề cập đến các yếu
tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát
triển và bảo tồn cộng đồng đó cho rằng: “Cộng đồng là một nhóm người,
thường sinh sống trên cùng khu vựa địa lý, tự xác dịnh mình thuộc về cùng
một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết
thống hoặc hôn nhân và có thể cũng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính

trị” [41]
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách
tương đối rộng rãi để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác
nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Theo nghĩa rộng cộng đồng là nói đến tập
hợp người các liên minh lớn như: cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu,
cộng đồng các nước Ả Rập ... Theo nghĩa hẹp hơn danh từ cộng đồng được áp
dụng cho một kiểu, hạng xã hội. Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào những đặc
tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, phong tục tập quán, ... cũng
có thể gọi là cộng đồng như: cộng đồng người Do Thái. Cộng đồng người da
đen tại Chicago, cộng đồng người Hồi giáo, ...
20


Theo J. H. Fichter: “Cộng đồng là một tập thể người nhất định trên một
lãnh thổ nhất định được hình thành bởi các yếu tố: lãnh thổ, kinh tế và văn
hoá trong đó bao gồm 4 yếu tố:
- Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này
đôi khi được gọi là tương quan mặt đối mặt, tương qua thân mật.
- Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc.
- Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao
cả và có ý nghĩa.
- Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới
thiệu vào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng
đồng tại các tỉnh phía Nam, trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục phát
triển cộng đồng chuyển sang công tác xã hội. Đến những năm 1960 – 1970
hoạt động phát triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình
phát triển nông thôn của sinh viên hay của phong trào Phật giáo. Từ thập kỷ
80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng được biết đến một cách
rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển của nước ngoài tại

Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như một yếu tố quyết
định để chương trình đạt hiệu quả bền vững.
Tùy theo những góc độ khác nhau mỗi tác giả lại có những quan niệm
khác nhau về cộng đồng. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu, tác giả cho rằng
cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ qua nhiều
thế hệ và có những đặc điểm chung về sinh hoạt và văn hoá truyền thống, sử
dụng các nguồn tài nguyên, môi trường. Cộng đồng là nền tảng của phát triển
xã hội, cuộc sống của cộng đồng dựa trên việc khai thác tài nguyên nơi mình
sinh sống cùng với việc phát triển các phong tục, tập quán riêng mang dậm
bản sắc của mỗi cộng đồng.

21


1.2.2. Khái niệm cộng đồng địa phương
Theo Schuwuk:“Cộng đồng địa phương được hiểu là tập hợp các nhóm
người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa
phương đó”. [3, tr.8]
Theo Bùi Thị Hải Yến:“Cộng đồng địa phương là một nhóm dân cư
cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như các đơn vị
làng(bản, buôn, thôn, sóc), xã, huyện, tỉnh (thành phố) nhất định qua nhiều
thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo
tồn, sử dụng chung các nguồn tài nguyên môi trường, có cùng mối quan tâm
về kinh tế xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ
nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng”. [38, tr.33]
Vậy trong giới hạn của nghiên cứu, cộng đồng địa phương có thể được
hiểu là “một nhóm dân cư hoặc một tập đoàn người rộng lớn cùng sinh sống
trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như làng (bản, thôn, buôn, sóc), xã
(phường, thị trấn), huyện (thị xã), tỉnh (thành phố), qua nhiều thế hệ, có sự
gắn kết về truyền thống, tình cảm, có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc bảo

tồn, phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương, có các dấu hiệu
chung về tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa”
1.2.3. Vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch
Cộng đồng đóng vai trò chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương của
mình. Vai trò chủ thể được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng là
người chủ động, tích cực và quyết định các hoạt động của cộng đồng. Bởi vì
họ:
- Hiểu rõ nhất về cộng đồng của họ, biết các khó khăn, thách thức, mong
muốn của mình
- Hiểu tiềm năng, lợi thế của địa phương
- Biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với
nhau
22


- Cộng đồng chịu trách nhiệm về kết quả các hoạt động của họ [11,tr15]
Để phát triển kinh tế, xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng thì
vai trò của người dân không thể tách rời được. Chính người dân bản địa mới
thực sự là chủ nhân của những vùng đất, những phong tục tập quán tín
ngưỡng, là người thực sự hiểu rõ từng gốc cây ngọn cỏ, sống cùng, gắn bó và
dựa vào thiên nhiên. Họ là người bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn các giá trị tự nhiên
và văn hoá bản địa tại nơi diễn ra hoạt động du lịch.
Hơn nữa cộng đồng lại là nơi có các phong tục tập quán, lễ hội, lối
sống, kiến trúc nhà ở và môi trường sống của họ…là tài nguyên tạo sức hấp
dẫn cho hoạt động du lịch. Do đó có thể nói, cộng đồng là một thành tố của tài
nguyên du lịch. Cuộc sống sinh hoạt, những nét văn hoá, phong tục truyền
thống của cộng đồng là một trong những nguyên nhân chính tạo nên hoạt
động du lịch.
Việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động du lịch như: hướng dẫn viên, chuyên chở, cho thuê nhà để ở, nấu ăn cho

khách, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, bán hàng lưu niệm, thậm chí họ còn
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động nghiệp vụ trong khách sạn, quản lý
kinh doanh dịch vụ….qua đó sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, giúp họ tăng
thu nhập, cải thiện đời sống, hơn nữa còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với
tài nguyên, môi trường du lịch. Sự tham gia tích cực của cộng đồng sẽ làm
phong phú thêm tài nguyên và sản phẩm du lịch. Đặc biệt khi được tham gia
chỉ đạo phát triển du lịch, trực tiếp đưa ra các ý kiến trong quá trình ra quyết
định, cộng đồng địa phương sẽ tạo được những điều kiện đặc biệt thuận lợi
cho du lịch, bởi họ là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài
nguyên và môi trường khu vực.
Để người dân nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên
và để dễ dàng quy trách nhiệm đối với mỗi thành viên thì việc huy động sự
tham gia của cộng địa phương không chỉ dừng lại ở công việc trên mà cần
đánh giá cao hơn nữa vai trò sở hữu tài nguyên du lịch, tài sản của họ để
23


người dân ý thức hơn với những hành động của mình. Vai trò sở hữu cộng
đồng như là một nhân tố quan trọng góp phần vào phát triển cộng đồng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn, bởi
trong số những người dân, bên cạnh những người tốt thì không thể không có
một số người do vô tình hoặc cố ý phá ngang, thiếu ý thức, hủ lậu, không hiểu
rõ hậu quả mà họ gây ra, đó là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tiêu cực, có
tác động xấu đến du khách…Vì vậy, những người hoạt động trong lĩnh vực du
lịch phải có những giải pháp hợp lý, khoa học, khéo léo nhằm gần gũi với
người dân hơn, hiểu được tâm lý, tình cảm của họ, nâng cao nhận thức, kiến
thức về phát triển du lịch bền vững (thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến
với cộng động địa phương bằng các cuộc gặp gỡ…trong quá trình qui hoạch,
lập dự án phát triển du lich, mở các khoá học, các buổi thảo luận về giáo dục
du lịch kết hợp với các chương trình khuyến nông, năng xuất xanh…).

Thực tế hoạt động du lịch có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời
sống của người dân địa phương, nhiều khi không chỉ về lợi ích kinh tế mà còn
tác động đến lối sống, bản sắc, phong tục,…Chính vì thế mà đã nảy sinh
nhiều trạng thái trong mối quan hệ giữa người dân với khách du lịch như:
trạng thái phấn khích, quan tâm hay không quan tâm, thân thiện hưởng ứng
hay thờ ơ, lãnh đạm, sự khó chịu hay đối kháng…
Mối quan hệ đó có khi là sự giao lưu giữa các nền văn hoá khác nhau
có khi lại là những mâu thuẫn trái ngược mọi trạng thái, mâu thuẫn đó đều
xuất phát từ lợi ích của người dân. Việc dung hoà những mâu thuẫn đó được
xem là điều không tưởng có thể kéo theo hàng loạt những phản ứng tâm lý
phức tạp của cư dân địa phương với khách du lịch mà người làm du lịch cần
lường trước. Điều đó rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt
động du lịch. Do đó, để người dân có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ,
tôn tạo tài nguyên du lịch thì cần phải mang lại lợi ích cho họ một cách rõ
ràng, thực chất và công bằng, điều thực sự quan trọng và cần thiết là phải làm
sao tạo cho họ một vị thế làm chủ thực sự.
24


Hầu hết người dân sinh sống ở những vùng có các điểm du lịch, đặc
biệt là những nơi có tiềm năng du lịch sinh thái hoang sơ, có giá trị về du lịch
nhưng ít có giá trị để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác, do đó cuộc sống của
những người dân ở đây còn khó khăn, thiếu thốn, trình độ dân trí thấp. Chính
vì thế, việc phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế
xã hội cho vùng. Mặt khác, việc tiếp với khách du lịch (phần lớn là những
người có học thức cao, khá giả,…) sẽ giúp cư dân tiếp xúc với bên ngoài, mở
mang vốn hiểu biết từ đó nâng cao nhận thức của họ về nhiều mặt, và có cách
ứng xử văn minh lịch sự với du khách, quan trọng hơn cả là họ nhận ra đó là
lợi ích tiềm năng của họ. Cộng đồng địa phương là nhân tố quyết định sự phát
triển bền vững của hoạt động du lịch, tạo nên sự ổn định về chính trị xã hội

1.2.4. Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống cộng đồng địa phương
Du lịch là một ngành tổng hợp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống. Ngoài ra, đây là một ngành kinh tế tổng hợp được thực
hiện và kết hợp bởi nhiều bên liên quan. Đặc biệt, hoạt động du lịch có sự tác
động qua lại với các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường. Trong
quá trình phát triển, các tác động này được thể hiện qua hai khía cạnh: tích
cực và tiêu cực. Do đó, cần hiểu rõ vấn đề này để từ đó phát huy tối đa những tác
động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.
Mặt khác, theo khái niệm du lịch có trách nhiệm thì các quá trình và hoạt
động du lịch chỉ được gọi là “có trách nhiệm” khi nó đem lại những lợi ích tối đa
về kinh tế, môi trường và xã hội và hạn chế các tác động tiêu cực mà du lịch đem
lại. Theo cách tiếp cận đó thì luận văn cũng đã nghiên cứu vấn đề tác động của
hoạt động du lịch tới cộng đồng địa phương.
Các tác động của du lịch chủ yếu được chia làm ba loại: tác động của
du lịch đến kinh tế, tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội và tác động của
du lịch đến môi trường.
Tác động của du lịch đến kinh tế
25


×