Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN mềm REVIT TRONG CÔNG NGHỆ BIM để hỗ TRỢ VIỆC lập dự TOÁN CÔNG TRÌNH xây DỰNG DDCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA : CÔNG TRÌNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 – 2018

Mã số: DTSV171875
Tên đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM REVIT TRONG CÔNG NGHỆ BIM
ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DD&CN
Sinh viên tham gia:
(1)

NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC

(2)

ĐỖ TRƯỜNG GIANG

(3)

LÊ ĐÌNH HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Th.s VŨ THỊ HƯƠNG LAN

HÀ NỘI – 2018


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Khoa: CÔNG TRÌNH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 – 2018
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài
Ứng dụng phần mềm Revit trong công nghệ Bim để hỗ trợ việc lập dự toán
công trình XDDD&CN
2. Giáo viên hướng dẫn (Họ tên, đơn vị, điện thoại, email)
Vũ Thị Hương Lan
Điện thoại: 0902299945
Email:
3. HS-SV tham gia (Họ tên, lớp, điện thoại, email)
3.1 Nguyễn Đình Đức
Điện thoại: 0966938320
Email:
3.2 Đỗ Trường Giang
Điện thoại: 0981135394
Email: 66DCDD22470@gmail,com
3.3 Lê Đình Học
Điện thoại: 0965858602
Email:

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

1


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018


GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận những kiến thức mới và hướng giải quyết
cho đề tài. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của ThS Vũ Thị Hương Lan,
chúng em đã nắm bắt được nhiều kiến thức, do đó có thể hoàn
thành đề tài. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian cũng
như kiến thức, chúng em không thể tránh được những sai sót,
mong được các thầy cô đóng góp ý kiến để hoàn thiện thêm. Đồng
thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô.

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

2


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................5
1. Đặt vấn đề......................................................................................................................................5
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................6

5. Cấu trúc của đề tài.........................................................................................................................7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ
TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH..............................................................................................................8
1.1. Giới thiệu chung về công nghệ BIM...........................................................................................8
1.1.1 Sự ra đời của công nghệ BIM (What’s BIM)......................................................................8
1.1.2 Giá trị của BIM (Value of BIM).........................................................................................10
1.1.3 Các cấp độ ứng dụng BIM (Level of BIM).......................................................................11
1.1.4 Tình hình ứng dụng BIM trên thế giới...............................................................................12
1.1.5 Tình hình ứng dụng BIM tại Việt Nam..............................................................................14
1.2. Tổng quan về phần mềm Revit.................................................................................................15
1.2.1 Đặc điểm của phần mềm Revit..........................................................................................15
1.2.2 Ưu điểm của phần mềm Revit............................................................................................17
1.2.3 Nhược điểm của phần mềm Revit......................................................................................18
1.3 Thực trạng của việc lập dự toán công trình hiện nay...............................................................18
1.4 Kết luận chương 1......................................................................................................................19
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM REVIT TRONG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ
TRỢ VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH..........................................................................20
2.1. Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bằng phần mềm Revit...........................20
2.1.1 Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bê tông.............................................20
2.2 Xây dựng giải pháp liên kết phần mềm dự toán với phần mềm Revit.....................................37
2.2.1 Giải pháp nhập khối lượng thủ công từ Revit vào phần mềm dự toán.............................37
2.2.2 Giải pháp nhập khối lượng bán tự động từ Revit vào phần mềm dự toán........................44
2.2.3 Giải pháp nhập khối lượng hoàn toàn tự động từ Revit vào phần mềm dự toán..............47
2.2.4 Giải pháp tính giá ngay trong phần mềm Revit.................................................................48
2.3 Kết luận chương 2......................................................................................................................49
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM REVIT TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ TRỢ LẬP DỰ TOÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỤ THỂ.........................................................................................................50
3.1 Ứng dụng phần mềm Revit vào việc tính toán khối lượng 1 công trình cụ thể.......................50
3.2 Ứng dụng phần mềm Revit vào việc hỗ trợ lập dự toán 1 công trình cụ thể..........................50

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

3


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

3.2.1 Hướng dẫn lập dự toán theo cách làm thủ công bằng phần mềm G8...............................51
3.2.1 Hướng dẫn lập dự toán theo cách làm bán tự động bằng phần mềm G8..........................52
3.3 So sánh kết quả dự toán có sự hỗ trợ của phần mềm Revit với kết quả dự toán theo phương
pháp truyền thống của một công trình cụ thể................................................................................54
3.3.1 So sánh về độ chính xác của khối lượng............................................................................54
3.3.2 So sánh về thời gian lập dự toán........................................................................................54
3.3.3 So sánh về khả năng tiết kiệm tài nguyên..........................................................................54
`.........................................................................................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................55

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

4


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
- Lập dự toán xây dựng công trình là 1 phần nhiệm vụ quan trọng của
công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng của dự án, là căn cứ để tiến hành giai
đoạn thực thi dự án. Dự toán được sử dụng trong quá trình thiết kế, giá trị dự
toán là chỉ tiêu kinh tế dùng để so sánh lựa chọn phương án thiết kế, thiết kế
tổ chức thi công, tiến độ thi công của các phương án khác nhau. Việc tổ chức
đấu thầu hay chỉ định thầu cũng được căn cứ bởi giá trị dự toán từng hạng
mục công trình. Việc đầu tư vốn xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách được
thực hiện qua hệ thống ngân hàng và chỉ được tiến hành trong phạm vi dự
toán. Việc thanh toán khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành được thực
hiện theo khối lượng công tác đã hoàn thành và giá trị dự toán tương ứng
trong hợp đồng kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng. Tài liệu dự toán được
sử dụng rộng rãi khi thiết kê tổ chức thi công. Dựa vào dự toán để xác định
nhu cầu về vật liệu, nhân công, cán bộ kỹ thuật và máy móc thiết bị… Lập kế
hoạch tiến độ thi công, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật xây dựng công
trình.
- Hiện nay việc lập dự toán được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả
nhờ các phần mềm dự toán hiện đại như G8, F1, Eta 2017, Acitt, hitosoft…
Tuy nhiên việc xác định khối lượng các công tác vẫn được thực hiện bằng
cách nhập công thức thủ công vào bảng diễn giải của các phần mềm. Công
việc này thường chiếm rất nhiều thời gian của người kỹ sư. Các bảng diễn giải
thường rất dài, khó theo dõi và đôi khi vẫn xảy ra nhầm lẫn. Bên cạnh đó có
rất nhiều công thức chỉ mang tính gần đúng dẫn đến khối lượng tính ra có sai
số khá lớn so với thực tế. Thêm nữa, việc kiểm tra, thẩm tra dự toán phần khối
lượng cũng tốn rất nhiều thời gian, công sức và khó khăn đặc biệt với các
công trình lớn, số lượng công tác nhiều.
- Những khó khăn nêu trên có thể được khắc phục và giải quyết một
cách nhanh chóng nhờ ứng dụng công nghệ BIM mà cụ thể là phần mềm kết
cấu tiên tiến Revit. Phần mềm có thể đưa ra đầy đủ các bảng tính khối lượng
cho các công tác một cách nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn tự dộng.

Điều này giúp cho việc lập dự toán trở nên đơn giản và nhanh chóng, chính
xác hơn. Liên hệ giữa các bảng thống kê với hình ảnh không gian 3 chiều
giúp người lập có thể kiểm tra độ chính xác và đầy đủ của khối lượng các
công tác. Việc tính toán là hoàn toàn tự động nên khắc phục được vấn đề sai
số. Việc theo dõi và kiểm tra, thẩm tra, kiểm toán cũng đơn giản, tiết kiệm
thời gian, công sức hơn vì phần mềm không cho phép chỉnh sửa số liệu.
- Hiện nay trên thế giới, việc ứng dụng phần mềm Revit trong quá trình
thiết kế, thi công, vận hành công trình đã và đang phát triển mạnh mẽ, có rất
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

5


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều quốc gia khác nhau, nhưng tất cả đều bằng
tiếng nước ngoài nên có khó khăn cho việc tiếp cận, học tập và nghiên cứu.
- Trong nước thì hiện nay đã có nhiều đơn vị ứng dụng phần mềm Revit
và công nghệ BIM vào các dự án xây dựng của đơn vị mình đem lại hiệu quả
cao. Cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy, nghiên cứu về ứng
dụng của phần mềm Revit, tài liệu học tập bằng tiếng Việt cũng đã khá phổ
biến. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng phần
mềm Revit trong xây dựng nói chung và xây dựng DD&CN nói riêng.
- Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả nhận thấy các tài liệu
hướng dẫn việc trích xuất khối lượng và ứng dụng Revit vào việc lập dự toán
xây dựng công trình còn chưa phổ biến, các sách tham khảo đều phải mua với
chi phí cao, hoặc các tài liệu này thuộc phần nâng cao trong các khóa học về
Revit nên mọi người khó có thể tiếp cận. Cũng có 1 số tài liệu, video hướng

dẫn việc trích xuất khối lượng và ứng dụng Revit vào việc lập dự toán xây
dựng công trình miễn phí tuy nhiên lượng kiến thức chia sẻ chưa nhiều, rời
rạc chưa đầy đủ khiến cho việc tham khảo và học tập gặp nhiều khó khăn.
- Nhóm tác giả mong muốn xây dựng một tài liệu tham khảo về việc sử
dụng phần mềm Revit để trích xuất khối lượng và ứng dụng Revit vào việc
lập dự toán xây dựng công trình. Nhóm tác giả sẽ cố gắng tổng hợp nhiều
nhất các phương pháp để thống kê khối lượng của tất cả các công tác cơ bản
của một công trình nhà dân dụng. Đồng thời xây dựng một Template Revit
mẫu tiện ích cho việc thống kê khối lượng trong Revit.
- Đề tài cũng ứng dụng phần mềm Revit trong công nghệ BIM vào một
công trình cụ thể, để từ đó so sánh ưu nhược điểm của việc đo bóc khối lượng
bằng phương pháp truyền thống với việc đo bóc khối lượng bằng phần mềm
Revit.
- Ứng dụng phần mềm Revit đưa các bảng thống kê vào dự toán để lập
dự toán tự động.
2. Mục tiêu của đề tài
- Hướng dẫn cách trích xuất khối lượng trong revit
- Hướng dẫn cách liên kết khối lượng lấy từ revit vào các phần mềm dự toán
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các ứng dụng của phần mềm Revit trong việc trích xuất khối lượng.
- Các ứng dụng hỗ trợ giúp liên kết phần thống kê khối lượng với phần mềm
dự toán.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: nghiên cứu các phương pháp đo bóc tiên lượng và
lập dự toán xây dựng công trình. Nghiên cứu các phương pháp trích xuất khối
lượng của phần mềm Revit. Nghiên cứu lý thuyết về BIM5D.
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

6



ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

- Phương pháp thực hành. Xây dựng mô hình công trình tính bằng phần mềm
revit, đưa ra các bảng tính khối lượng tự động, liên kết với G8 để xuất ra dự
toán theo cách làm mới.
5. Cấu trúc của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, dự kiến nội dung của đề tài
gồm các phần sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
1.1Giới thiệu chung về công nghệ BIM
1.2Tổng quan về phần mềm Revit
1.3Thực trạng của việc lập dự toán xây dựng công trình hiện nay
1.4Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM REVIT
TRONG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ TRỢ VIỆC LẬP DỰ
TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1
Revit

Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bằng phần mềm

2.2

Xây dựng giải pháp liên kết phần mềm dự toán với phần mềm Revit


2.3

Kết luận chương 2.

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM REVIT TÍNH TOÁN
KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ TRỢ LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH CỤ THỂ.
3.1
Ứng dụng phần mềm Revit vào việc tính toán khối lượng 1 công trình
XDDD cụ thể
3.2
Ứng dụng phần mềm Revit vào việc hỗ trợ lập dự toán 1 công trình
XDDD cụ thể
3.3
So sánh kết quả dự toán có sự hỗ trợ của phần mềm Revit với kết quả
dự toán theo phương pháp truyền thống của 1 công trình cụ thể
3.4

Kết luận chương 3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

7


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung về công nghệ BIM
1.1.1 Sự ra đời của công nghệ BIM (What’s BIM)
BIM là từ viết tắt của Building information Modeling; ra đời vào những
năm đầu của thập niên 70. Đây là công nghệ sử dụng mô hình không gian 3
chiều để khởi tạo, phân tích, quản lý, và truyền đạt thông tin công trình.
Theo Viện Kiến trúc Hoa Kỳ, tên gọi Building Information Modeling
(BIM) được Autodesk khởi xướng. Hiện nay Autodesk đã phát triển nhiều
ứng dụng cho phép xây dựng mô hình BIM như: Revit Architectural, Revit
Structure,
Revit
MEP.
mô hình BIM của công trình trên máy vi tính sẽ giống hệt như công trình thực
tế ở ngoài công trường. Mô hình không gian ba chiều này được liên kết với
cơ sở dữ liệu thông tin của dự án, thể hiện tất cả các mối liên hệ về mặt không
gian, các thông tin hình học, kích thước, số lượng, và cả cấu tạo vật liệu của
các cấu kiện, bộ phận của công trình. Nó thể hiện được toàn bộ vòng đời công
trình từ khâu thiết kế đến triển khai thi công, vận hành và sử dụng công trình.

Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
1 Vòng đời của dự án
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

8


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018


GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

BIM chứa đựng những thay đổi mang tính cách mạng trong việc thông
tin của công trình xây dựng được tạo ra, thể hiện, và sau này được sử dụng
trong quá trình xây dựng. Do hợp nhất được thông tin từ tất cả các khía cạnh
của quá trình xây dựng công trình nên BIM có thể làm tăng hiệu quả sử dụng
và tính sẵn có của các thông tin này lên gấp nhiều lần. Tiến trình của BIM liên
quan đến các bên tham gia trong toàn bộ vòng đời (life cycle) của dự án (kiến
trúc sư, kĩ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, và bên quản lý dự án, cung ứng vật
tư,. . . ), tất cả những người xây dựng, những người quan tâm và có nhu cầu
trao đổi thông tin về thiết kế của dự án.

Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
2 Các bên tham gia dự án
Hiện nay ngoài Autodesk còn có nhiều hãng phần mềm khác cũng phát
triển các phần mềm ứng dụng BIM rất hiệu quả như:
- Trong lĩnh vực kiến trúc có: Graphisoft Archicad 15; Bentley Architecture,
Autodesk Revit Architecture.
- Trong lĩnh vực kết cấu có: Tekla structures, Bentley structures, Autodesk
Revit structures
- Trong lĩnh vực cơ điện có: Bentley building mechanical systems, Graphisoft
MEP modeler, Autodesk Revit MEP
- Trong lĩnh vực phân tích kết cấu có: Solibri (green building); Integrared
environmental solutions; Fluent; Staad.pro; Autodesk Robot structure
analysis;
- Trong lĩnh vực phối hợp các hạng mục của dự án: Bentley navigator,
Autodesk naviswords Manage
- Trong lĩnh vực quản lý giá thành công trình có: Cost X; RIB; VICO software

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

9


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

- Trong lĩnh vực chia sẻ các file dữ liệu có: Projectwise V8; FTP; Microsoft
Office SharePoint; Newforma project information management.
- Trong lĩnh vực quản lý tài sản: FM systems; Archibus; IBM.Maximo
1.1.2 Giá trị của BIM (Value of BIM)
1.1.2.1 Quan điểm của kiến trúc sư (Architect’s perspective)
- Tập trung vào thiết kế.
Công nghệ BIM hỗ trợ tối đa các kiến trúc sư trong việc thể hiện ý tưởng,
nhanh chóng đưa ra nhiều phương án thiết kế, thay đổi nhiều loại vật liệu theo
nhu cầu, và tạo ra mô hình có tính trực quan, giúp hoàn thiện các thiết kế,
khắc phục các lỗi sai, bất hợp lý trong quá trình xây dựng ý tưởng.
- Tăng sự tương thích giữa kiến trúc và kết cấu.
Công nghệ BIM giúp tạo ra mô hình 3D gắn kết cả kiến trúc và kết cấu nên
người kiến trúc sư có thể đưa ra các phương án kiến trúc có tính khả thi cao,
mà công nghệ xây dựng hiện tại có thể đáp ứng được. Từ đó giúp người kỹ sư
kết cấu triển khai công nghệ thi công một cách chính xác và dễ dàng hơn,
không gặp nhiều trở ngại do sự không tương thích giữa mô hình kiến trúc và
mô hình kết cấu.
1.1.2.2 Quan điểm của kỹ sư kết cấu (Engineer’s perspective)
- Triển khai chính xác ý đồ của kiến trúc sư
- Đưa ra được nhiều giải pháp kết cấu
- Hình ảnh trực quan, gắn với các thông tin đầy đủ và chính xác về hình dáng,

kích thước, vật liệu của kết cấu
- Xây dựng được mô hình ảo trên máy tính, kiểm soát được sung đột và các
công việc trùng lặp.
- Xác định trước được các công nghệ xây dựng có thể áp dụng và triển khai
trên mô hình trước khi xây dựng trên thực tế.
- Cập nhật thông tin liên tục trong quá trình thiết kế, thi công
- Kiểm soát được tiến độ thi công của công trình.
1.1.2.3 Quan điểm của kỹ sư cơ điện (M&E Engineer’s perspective)
- Tạo ra mối liên kết 3D giữa bộ môn kiến trúc và bộ môn cơ điện, giải quyết
các vấn đề bất hợp lý khi thiết kế.
- Tạo mô hình 3D trực quan, tránh bỏ sót chi tiết khi thiết kế và thống kê vật
liệu điện, nước.
- Hỗ trợ tính toán năng lượng tiêu hao toàn công trình, giúp đưa ra nhiều giải
pháp tiết kiệm năng lượng.

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

10


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

1.1.2.4 Quan điểm của các nhóm làm việc kết hợp giữa các bộ môn
(Team’s perspective)
- BIM đem lại khải năng tích hợp nhiều giải pháp, cùng làm việc trong môi
trường chia sẻ dữ liệu chung
- Tạo ra các mô hình mô phỏng phức tạp, sử lý triệt để các sung đột giữa các
bộ môn thiết kế như kiến trúc, kết cấu, cơ điện…

- Chất lượng dự án tăng lên, giảm thời gian thiết kế thi công công trình, tiết
kiệm chi phí.
1.1.2.4 Quan điểm của các nhà thầu xây dựng (Contractors’s perspective)
- Tăng khả năng thương mại hóa của dự án (nhờ các mô hình 3D sinh động,
diễn họa sát với thực tiễn) giúp tăng khả năng thuyết phục khách hàng.
- Tăng hiệu quả của quá trình thiết kế, tiết kiệm thời gian, vật liệu và chi phí
triển khai dự án
- Tăng khả năng hình dung, bao quát quá trình thi công và dự báo sung đột,
rủi ro tiềm ẩn, tăng hiệu quả của công tác an toàn lao động trên công trường.
- Giúp xác định chính xác các thông tin của cấu kiện, từ đó làm tăng hiệu quả
của công tác dự báo khối lượng thi công, tăng hiệu quả công tác dự trữ vật tư,
vật liệu.
- Hạn chế sai sót trong quá trình triển khai bản vẽ từ thiết kế đến thực hiện
- Quản lý tốt khối lượng từ mô hình
1.1.3 Các cấp độ ứng dụng BIM (Level of BIM)
- BIM 0D: Công trình được thể hiện bằng CAD 2D, hồ sơ được in dưới dạng
bản vẽ giấy, chia sẻ file dưới định dạng DGW, PDF
- BIM 1D: Công trình được thể hiện bằng cách kết hợp CAD 2D & 3D, hồ sơ
được in dưới dạng bản vẽ giấy, chia sẻ file dưới định dạng DGW, PDF
- BIM 2D: Công trình được thể hiện bằng cách kết hợp CAD 2D & 3D, và các
phần mềm 3D khác như 3Dmax, sketchup. Hồ sơ được in dưới dạng bản vẽ
giấy, chia sẻ file dưới định dạng 2D, 3D, tuy nhiên mỗi bộ môn sử dụng mô
hình 3D riêng, không chia sẻ dưới dạng mô hình chia sẻ thông tin duy nhất.
- BIM 3D: Công trình được thể hiện bằng 1 mô hình 3D gắn thông tin duy
nhất, các bên cùng chia sẻ, truy cập và sử dụng một kho dữ liệu chung, một
mô hình chung duy nhất, thường ứng dụng lưu trữ đám mây.
- BIM 4D: là mô hình 3D của công trình được tích hợp thêm các yếu tố về
thời gian – tiến độ. 4D BIM cho phép người sử dụng lập tiến độ, kế hoạch thi
công và kế hoạch cung ứng các nguồn lực cho việc thi công công trình.
- BIM 5D: là mô hình 4D BIM tích hợp thêm các yếu tố về hao phí – chi phí.

5D BIM được sử dụng để lập dự toán, kiểm toán chi phí và xây dựng kế
hoạch vốn cho công trình.
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

11


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

- BIM 6D: là bước phát triển tiếp theo của 5D BIM có tích hợp các thông số
về năng lượng trong và ngoài công trình. 6D BIM thường được các kiến trúc
sư sử dụng để tính toán các chỉ số năng lượng, từ đó đưa ra được thiết kế tối
ưu về năng lượng cho công trình.
- BIM 7D: là mô hình được tích hợp các thông tin về các hệ thống thiết bị
trong công trình với mức độ chi tiết cao và được sử dụng trong việc quản trị
thiết bị và bảo dưỡng hệ thống, bảo dưỡng thiết bị công trình trong quá trình
vận hành sử dụng.
1.1.4 Tình hình ứng dụng BIM trên thế giới

Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
3 Lộ trình ứng dụng BIM tại Mỹ

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

12



ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
4 Lộ trình ứng dụng BIM tại Châu Âu

Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
5 Lộ trình ứng dụng BIM tại Australia
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

13


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
6 Lộ trình ứng dụng BIM tại châu Á
1.1.5 Tình hình ứng dụng BIM tại Việt Nam
1.1.5.1 Các văn bản pháp luật hiện hành
- Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 ngày 16/6/2014
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng
- Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng

- Đề án tái cơ cấu ngành xây dựng: QĐ 134/QĐ- TTg ngày 26/1/2015
- Sở GTVT tp HCM
+ 23/6/2015: 4405/SGTVT-XD về khuyến khích ứng dụng BIM
+ 15/3/2016: 2739/SGTVT-XD về tăng cường chất lượng và đẩy nhanh tiến
độ xây dựng
+ 29/4/2016: 5045/SGTVT-XD về xin chủ trương cho phép triển khai ứng
dụng BIM
1.1.5.2 Các đơn vị đang triển khai ứng dụng BIM
- Chủ đầu tư: VinGroup, Bitexco, Vietinbank…
- Đơn vị tư vấn: VNCC, CDC, PTW, Hacid, REE,Polysius…
- Đơn vị nhà thầu: Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

14


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

Bình, Công ty cổ phần Cotec (CotecCons), Công ty Cổ phần Xây dựng số 1
(Cofico)…
- Đơn vị khác: ViBIM, HSD Việt Nam, Synectics,VTCO…
1.1.5.3 Một số dự án ứng dụng BIM
- Dự án nhà công nghiệp, nhiệt điện Thái Bình
+ Chủ đầu tư: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam giao cho Tổng công ty
Điện lực dầu khí làm chủ đầu tư
+ Tổng thầu EPC: Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Viêt Nam (PVC)
+ Quy mô: 34.295 tỷ đồng (1,7 tỷ USD)


Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
7 Dự án nhà công nghiệp nhiệt điện Thái Bình

- Dự án hạ tầng: Cầu Sài Gòn 2
+ Chủ đầu tư: CII
+ Thiết kế: Công ty tư vấn thiết kế BR
+ Quy mô:
+ Tổng mức đầu tư: 75 triệu USD
+ Chiều dài: 987m; chiều rộng 23,5m

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

15


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
7 Dự án cầu Sài Gòn 2

- DỰ ÁN NHÀ CAO TẦNG: VIETINBANK TOWER
- Dự án nhà cao tầng: Vietinbank tower
+ Chủ đầu tư: Vietinbank
+ Thiết kế: Foster & Partners
+ Quy mô: Tổng diện tích khu đất: 4,2ha
+ 2 tháp 68 tầng và 48 tầng, 1 khối đế 7 tầng và 2 tầng hầm


Hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM
REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
8 Dự án Vietinbank Tower

1.2. Tổng quan về phần mềm Revit
1.2.1 Đặc điểm của phần mềm Revit
Revit là phần mềm được thiết kế bởi hãng Autodesk, được thiết kế theo
khuynh hướng mô hình gán thông tin BIM. Revit trình bày một cách thông
minh các thiết kế dưới dạng mô hình 3D có gắn đầy đủ các thông tin cần thiết
cho việc thiết kế, thi công, tính toán giá thành, và quản lý tài sản.
Hiện nay Revit có cấu trúc gồm 3 phần: Revit Architect, Revit
Structure, Revit Mep. Đã có nhiều phiên bản revit ra đời và được nâng cấp
hàng năm: phiên bản 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
- Revit Architecture là phần mềm thiết kế thể hiện kiến trúc theo
khuynh hướng mô hình công trình gán thông tin (BIM). Phần mềm trình bày
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

16


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

một thiết kế dưới dạng một loạt các vật thể và những thành phần thông minh,
ví dụ: tường, cửa sổ và các góc nhìn… Những vật thể và thành phần này đều
có tham số. Thông tin của những vật thể và thành phần này đều được lưu trữ
trong một mô hình công trình duy nhất. Bạn có thể trích xuất không hạn chế
số lượng góc nhìn từ những dữ liệu của mô hình này.


Hình 1.9 Giao diện Revit Architect
- Revit structure là phần mềm do hãng Autodesk phát triển, trong lĩnh
vực thiết kế bản vẽ kết cấu. Đây là phần mềm mô phỏng, thiết kế 3D phục vụ
cho việc thiết kế kết cấu xây dựng, bố trí thép, tạo lập các bản vẽ kết cấu thi
công. Phần mềm Revit Structure rất phù hợp với tất cả các kỹ sư, Họa
viên làm việc trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng.

Hình 1.10 Giao diện Revit Structure

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

17


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

Hình 1.11 Giao diện Revit MEP
1.2.2 Ưu điểm của phần mềm Revit
- Từ một mô hình revit 3D duy nhất, có thể trích suất không giới hạn các
thông tin, góc nhìn, phối cảnh…theo nhu cầu của người sử dụng. Nhờ đó việc
quản lý dữ liệu trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm tài nguyên bộ nhớ, hệ thống hồ
sơ giấy tờ từ đó cũng trở nên tinh gọn hơn.
- Là ứng dụng thông minh giúp triển khai hồ sơ nhanh chóng và hạn chế sai
sót cho người hành nghề. Là một ứng dụng dễ hiểu, dễ học cho người mới bắt
đầu tìm hiểu.
- Tính đồng bộ và chính xác của hồ sơ : Mức độ ăn khớp giữa công trình xây
dựng và bản vẽ là rất cao, có sự điều chỉnh ý tưởng thiết kế và phối hợp dễ

dàng giữa nhiều bộ môn (Architecture, Structure, MEP,…)
- Tính tương tác 2 chiều, khi thay đổi thông tin của 1 cấu kiện ở 1 khung nhìn
bất kỳ thì tại bất kỳ khung nhìn nào khác cấu kiện cũng được thay đổi, ưu
điểm này thể hiện rất rõ khi phải thay đổi nhiều phương án thiết kế.
- Hệ thống được quản lý chặt chẽ, thống nhất mà không phải mất nhiều thời
gian.
- Dễ dàng xuất bảng thống kê, khối lượng dự toán khi sử dụng Revit để vẽ hồ
sơ.
- Nếu đã nắm đủ dữ liệu chuyên ngành và tài liệu cần thiết, bạn có thể triển
khai một bộ hồ sơ nhanh chóng, dễ dàng và đồng bộ.
- Đặc biệt, chi phí quản lý thấp.
- Đồng thời đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, giúp quá trình lên ý tưởng,
trình bày và thuyết phục khách hàng thuận lợi hơn
- Hồ sơ thầu được đánh giá cao hơn.
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

18


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

1.2.3 Nhược điểm của phần mềm Revit
- Hiện nay việc ứng dụng BIM tại Việt Nam chưa được rộng rãi, các công
trình ứng dụng BIM cho toàn bộ dự án chưa nhiều, mới chỉ ở dạng thí điểm,
nên việc ứng dụng revit vào xây dựng mô hình 3D gán thông tin còn gặp
nhiều khó khăn. Nhiều nơi việc lưu hành văn bản vẫn ở dạng 2D và bản vẽ
giấy nên việc xây dựng mô hình BIM chưa phát huy được hiệu quả mà đôi khi
còn mất nhiều thời gian hơn việc triển khai theo cách truyền thống.

- Phần mềm Revit được thiết kế để thực hiện chức năng chính là mô phỏng
thực tế công trình, vì vậy khi cần tính toán nội lực, tính thép phải liên kết với
các phần mềm khác như Robot structure analisis vì vậy việc tính toán tương
đối phức tạp.
1.3 Thực trạng của việc lập dự toán công trình hiện nay
- Lập dự toán xây dựng công trình là 1 phần nhiệm vụ quan trọng của công
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng của dự án, là căn cứ để tiến hành giai đoạn
thực thi dự án. Dự toán được sử dụng trong quá trình thiết kế, giá trị dự toán
là chỉ tiêu kinh tế dùng để so sánh lựa chọn phương án thiết kế, thiết kế tổ
chức thi công, tiến độ thi công của các phương án khác nhau. Việc tổ chức
đấu thầu hay chỉ định thầu cũng được căn cứ bởi giá trị dự toán từng hạng
mục công trình. Việc đầu tư vốn xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách được
thực hiện qua hệ thống ngân hàng và chỉ được tiến hành trong phạm vi dự
toán. Việc thanh toán khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành được thực
hiện theo khối lượng công tác đã hoàn thành và giá trị dự toán tương ứng
trong hợp đồng kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng. Tài liệu dự toán được
sử dụng rộng rãi khi thiết kê tổ chức thi công. Dựa vào dự toán để xác định
nhu cầu về vật liệu, nhân công, cán bộ kỹ thuật và máy móc thiết bị… Lập kế
hoạch tiến độ thi công, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật xây dựng công
trình.
- Hiện nay, có nhiều cách để đo bóc khối lượng cho công trình xây dựng, tuy
nhiên cách thức phổ biến được dùng nhiều nhất hiện nay ở Việt Nam là dựa
vào hồ sơ thiết kế (bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ
thi công (BVTC)) để làm cơ sở tính toán, sau đó các kỹ sư dùng các phần
mềm hỗ trợ như Microsoft Excel hay các phần mềm dự toán hiện đại như G8,
F1, Eta 2017, Acitt, hitosoft… Ưu điểm của các phương pháp này là dễ thực
hiện. Tuy nhiên, việc xác định khối lượng các công tác vẫn được thực hiện
bằng cách nhập công thức thủ công vào bảng diễn giải của các phần mềm..
chúng có nhược điểm về tính linh động và tự cập nhật thông tin trong quá
trình thực hiện dự án xây dựng, các bảng diễn giải thường rất dài, khó theo

dõi và đôi khi vẫn xảy ra nhầm lẫn. Bên cạnh đó có rất nhiều công thức chỉ
mang tính gần đúng dẫn đến khối lượng tính ra có sai số khá lớn so với thực
tế. Thêm nữa, việc kiểm tra, thẩm tra dự toán phần khối lượng cũng tốn rất
nhiều thời gian, công sức và khó khăn đặc biệt với các công trình lớn, số
lượng công tác nhiều.. Đặc biệt đối với những dự án lớn, khi thiết kế một
hạng mục hay công tác nào đó bị thay đổi, việc cập nhật thông tin những thay
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

19


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

đổi này không được diễn ra liên tục, điều này không những dẫn tới hao phí
nhiều thời gian của người lập, đo bóc khối lượng mà còm dẫn tới các trường
hợp thiếu sót về khối lượng. Do đó, một phương án để đo bóc, thống kê khối
lượng một cách hiện đại và có khả năng tự động hóa cao để khắc phục những
nhược điểm trên là vô cùng cần thiết cho ngành xây dựng Việt Nam.

Hình 1.12 Minh họa bản dự toán lập theo cách truyền thống

1.4 Kết luận chương 1
- BIM là công nghệ xây dựng hữu hiệu của tương lai, đem lại
rất nhiều lợi ích trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án từ
khi lên ý tưởng, thiết kế, triển khai chi tiết, thi công, quản lý.
BIM giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong toàn bộ
vòng đời của dự án. BIM giúp quản lý khối lượng, tiến độ và xử
lý trước các xung đột có thể xảy ra.

- Revit là một công cụ hữu hiệu để triển khai BIM. Revit có đầy
đủ các tính năng để mô phỏng toàn bộ dự án từ chi tiết đến
tổng thể. Revit có thể giúp người dùng xuất các dữ liệu cần
thiết đặc biệt là khối lượng, chính xác đúng như trong thực tế.
- Công việc lập dự toán xây dựng công trình ở Việt Nam hiện
nay đã đơn giản hơn nhờ các phần mềm dự toán hỗ trợ, tuy
nhiêu công đoạn bóc tách khối lượng thủ công thực sự chiếm
quá nhiều thời gian, công sức mà đôi khi vẫn xảy ra sai sót,
nhầm lẫn.
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

20


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

- Vì vậy nhu cầu ứng dụng BIM, mà cụ thể là ứng dụng phần
mềm Revit để hỗ trợ việc lập dự toán xây dựng công trình là
một yêu cầu cấp thiết và đem lại nhiều lợi ích.
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM REVIT TRONG
TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ TRỢ VIỆC LẬP DỰ TOÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bằng phần mềm
Revit
Các bước dựng mô hình 3D đã được đề cập đến trong nhiều giáo trình,
nhiều đề tài nghiên cứu, vì vậy tại đề tài NCKH của sinh viên này chúng tôi
không đề cập lại, mà chỉ tập trung vào nội dung chính của đề tài là ứng dụng
phần mềm Revit để xuất khối lượng, hỗ trợ việc lập dự toán được đơn giản

nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
2.1.1 Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bê tông
2.1.1.1 Thống kê số lượng cấu kiện và thể tích bê tông cột.
- Tại bảng Project Browser tìm đến thư mục Schedules/Quantities.

Hình 2.1 Vị trí các bảng thống kê Schedules trong Project Browser

- Nhấn chuột phải vào Schedules/Quantities chọn New
Schedules/Quantities…

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

21


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

Hình 2.2 Tạo một bảng thống kê mới New schedule
- Xuất hiện hộp thoại như hình:
+ Chọn Structural Columns tại thông số Category.

Hình 2.3 Tạo một bảng thống kê cột mới New schedule of Structural colums
+ Nhấn OK lúc này xuất hiện hộp thoại như hình dưới:
Tại bảng này, để lấy thông số nào liên quan đến bảng thống kê về cột trọng
SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

22



ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

dự án thì ta sẽ chọn các tham biến ở bên cột Available fields sau đó nhấn vào
nút: Add

Hình 2.3 Lấy các thông số cần thống kê đối với cột
- Kết quả sau khi chọn các tham biến để thống kế: Ta có thể
sắp xếp các tham biến trong bảng thống kê cột bằng cách
nhấn vào tham biến cần điều chỉnh sau đó nhấn vào nút:
Move up hoặc Move dow

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

23


ĐỀ TÀI NCKH SV 2017-2018

GVHD: VŨ THỊ HƯƠNG LAN

Hình 2.4 Lấy các thông số cần thống kê đối với cột
- Sau khi chọn xong các tham biến cần thống kê, nhấn OK để kết thúc việc
tạo bảng thống kế. Kết quả như hình:

Hình 2.5 Bảng thống kê bê tông cột
- Để có được bảng thống kê theo ý muốn, ta có thể thiết lập lại chế độ thống
kê bằng cách thiết lập lại chế độ thống kê trong các mục như hình bên dưới:

SVTH: NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC; LÊ ĐÌNH HỌC, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

24


×