Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu VISA – MU của ngân hàng BIDV tại hải PHòng ứng dụng marketing hiện đại vào kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.89 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG ĐỒNG THƯƠNG HIỆU

VISA – MU CỦA NGÂN HÀNG BIDV TẠI HẢI PHÒNG - ỨNG DỤNG
MARKETING HIỆN ĐẠI VÀO KINH DOANH

Nội dung bài làm:
MỤC LỤC

1


Lời mở đầu ................................................................................................................................. 3
1. Bản chất của Marketing trong thế kỷ 21........................................................ 3
1.1 Khái niệm Marketing ............................................................................................. 3
1.2 Bản chất của Marketing trong thế kỷ 21....................................................... 3
2. Ví dụ về một sản phẩm hàng hóa – Nhu cầu tiêu dùng và hành vi
tiêu dùng.........................................................................................................................
4
2.1 Ví dụ về một sản phẩm hàng hóa..................................................................... 4
2.2 Phân tích nhu cầu tiêu dùng................................................................................. 5
2.3 Phân tích hành vi tiêu dùng ................................................................................ 9
3. Bản chất của Viral Marketing và khả năng ứng dụng viral
marketing đối với sản phẩm nêu trên Một số phân tích SWOT........
10
3.1 ............................................................................................................................................. Bản
chất của Viral Maketing – Makerting lan truyền ..................................... 10
3.2 Khả năng ứng dụng viral marketing đối với sản phẩm......................... 11
Lời kết .......................................................................................................................................... 12
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 12

Lời mở đầu.


Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, hoạt động Marketing được coi là một
trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Cùng
2


với sự tiến bộ của hoạt động quản trị kinh doanh, các lý thuyết Marketing cũng
ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, phổ biến và khi được áp dụng đã tác động
mạnh mẽ, tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi kết thúc môn
học Quản trị Marketing, tôi xin trình bày một số vấn đề chính của hoạt động
Marketing trong thế kỷ 21, với các nội dung dưới đây.
1. Bản chất của Marketing trong thế kỷ 21.
1.1Khái niệm Marketing: có rất nhiều khái niệm Marketing đã được đưa ra,
tuy nhiên có một số khái niệm Marketing phổ biến và được chấp nhận rộng rãi
như sau:
- Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng
những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi các
sản phẩm và dịch vụ – khái niệm của Philip Kotler – Giáo sư nổi tiếng về
Marketing.
- Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh
từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về
một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng
nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến – khái niệm của Viện
Marketing Anh.
- Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các
tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và
nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích
cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông – khái niệm Marketing của
AMA – Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (nguồn: Wikipedia)
1.2 Bản chất của Marketing trong thế kỷ 21.
Marketing trong thế kỷ 21 được mô tả theo bốn nhóm hoạt động cơ bản

(4P), bao gồm: Sản phẩm hàng hóa (Product), Giá cả (Price), Địa điểm (Place),
Xúc tiến bán hàng (Promotion).
- Sản phẩm (Product): gồm những thứ hữu hình có thể sờ mó được như là
đèn, quạt, cửa... hoặc vô hình như dịch vụ. Các hoạt động Marketing liên quan đến
3


Sản phẩm hoặc chiến lược sản phẩm bao gồm các vấn đề: chủng loại sản phẩm,
chất lượng, thiết kế (mẫu mã), các đặc tính sản phẩm, tên thương hiệu, bao bì,
kích cỡ, dịch vụ đi kèm, chế độ bảo hành, đổi hàng, trả hàng …
Yêu cầu đối với công tác Marketing hiện đại là phải đảm bảo mỗi một sản
phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường, ngoài mục đích tìm kiếm lợi nhuận của Doanh
nghiệp, phải là một giải pháp đáp ứng nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng.
- Giá cả (Price): là tiến trình để đi đến việc định giá cho một sản phẩm,
gồm thiết lập bảng giá sản phẩm, giảm giá, chiết khấu, trợ cấp, kỳ hạn thanh toán,
kỳ tín dụng.
Đối với Marketing hiện đại, giá cả của hàng hóa cần được nhìn nhận như là
chi phí của khách hàng bỏ ra, bao gồm chi phí mua sản phẩm, chi phí sử dụng,
vận hành, thậm chí là chi phí hủy bỏ sản phẩm. Ví dụ như việc định giá xe ô tô,
khách hàng xem xét không đơn thuần là giá mua ban đầu, mà cả chi phí vận hành,
sử dụng, do đó việc thiết kế sản phẩm, định giá và các chế độ bảo hành, khuyến
mãi… cần tiến hành sao cho đảm bảo được chi phí và lợi ích của khách hàng là
tương xứng.
- Địa điểm (Place): là việc lựa chọn địa điểm bán hàng, vị trí trưng bày
sản phẩm (Ví dụ như vị trí điểm bán có thuận lợi cho khách mua hàng hay không,
vị trí sản phẩm có thuận tiện lọt vào tầm mắt của khách hay không), lựa chọn kênh
phân phối (bán trên mạng hay bán ở các cửa hàng sỉ, cửa hàng lẻ... bán ở tỉnh hay
thành phố bán cho nhóm đối tượng nào ), diện bao phủ phân bố sản phẩm, sắp xếp
phân loại hàng hóa, bố trí kho hàng, vận chuyển sản phẩm...
Yêu cầu cơ bản đối với nhóm hoạt động Địa điểm là phải thuận tiện cho

khách hàng.
- Xúc tiến bán hàng (Promotion): bao gồm các công tác quảng cáo,
khuyến mại, tổ chức lực lượng bán hàng, quan hệ công chúng hoặc marketing
trực tiếp.
Trong xúc tiến bán hàng, công tác truyền thông, quảng cáo, quan hệ công
chúng chiếm phần lớn công việc. Quan điểm marketing hiện đại yêu cầu công tác
4


truyền thông cần đảm bảo tính tương tác (giữa người bán hàng, sản phẩm, thương
hiệu và khách hàng), những tâm tư, nguyện vọng, phản hồi của khách hàng cần
phải được tiếp nhận và đáp ứng.
2. Ví dụ về một sản phẩm hàng hóa – Nhu cầu tiêu dùng và hành vi tiêu
dùng.
2.1Ví dụ về một sản phẩm hàng hóa.
- Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Hải Phòng. Tên viết tắt: BIDV Hải Phòng.
- Địa chỉ: số 68-70 Điện Biên Phủ, Hồng Bàng, Hải Phòng.
- Điện thoại: 0313.841475
- Tên sản phẩm: Thẻ tín dụng đồng thương hiệu VISA – MU.
- Mô tả sản phẩm: Thẻ đồng thương hiệu VISA – MU là một loại thẻ tín
dụng quốc tế, công nghệ thẻ Chip, độ an toàn cao, được sử dụng thương hiệu của
VISA và đội bóng đá Manchester United.
- Tính năng của sản phẩm: là thẻ tín dụng được chấp nhận toàn cầu, có
đầy đủ chức năng và chế độ ưu đãi của một thẻ VISA thông thường: thanh toán
(trong nước, quốc tế), rút tiền mặt, vấn tin tài khoản, điều chỉnh giao dịch…
- Các chương trình ưu đãi của sản phẩm: người sử dụng thẻ VISA-MU
ngoài việc được hưởng các tiện ích như các loại thẻ tín dụng quốc tế thông
thường, còn được quyền tham gia các chương trình, hoạt động liên quan đến câu
lạc bộ bóng đá Manchester Unted do chính câu lạc bộ hoặc do các đối tác của câu

lạc bộ tổ chức:
+ Tham gia Câu lạc bộ người hâm mộ MU, các cuộc thi của MU, nhận quà
lưu niệm từ MU…
+ Trúng thưởng vé xem bóng đá của MU. Các chương trình xét thưởng dựa
trên mã số giao dịch khi thẻ được sử dụng và được xét định kỳ hàng tháng. Số vé
tối đa hàng tháng là 5 vé. Khách hàng có thể sử dụng vé hoặc nhận quà/tiền giá trị
tương đương.
+ Các chương trình cổ vũ MU trực tiếp tại giải ngoại hạng: xét thưởng dựa
trên doanh số giao dịch thẻ và bốc thăm định kỳ 6 tháng/lần. Số lượng khách hàng
tối đa 2 người.
5


- Thời gian ân hạn thanh toán: 45 ngày.
- Lãi suất: hiện tại là 15%/năm (tương đương với các loại thẻ tín dụng
khác).
- Thời gian triển khai sản phẩm: từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
2.2Phân tích nhu cầu tiêu dùng
* Đánh giá thị trường:
- Thẻ tín dụng VISA hiện nay là loại thể tín dụng thông dụng nhất tại Việt
Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, Hải Phòng
đã liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 11%/ năm, môi trường
kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố phát triển nhanh, trở thành một trong những
trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước. Số lượng người dân sử dụng các dịch vụ
của ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt là số lượng khách hàng thẻ ATM. Các số
liệu cụ thể như sau:
Dân số thành phố: ~ 2.050.000 người, trong đó trên 1.100.000 người sống
tại khu vực nội thành.
Dân số trong độ tuổi lao động: 1.150.000 người
GPD bình quân/người: 2.130 USD/người/năm

Số lượng thẻ ATM đã phát hành: 725.000 thẻ, trong đó số lượng thẻ tín
dụng là 58.000 thẻ. (nguồn: Ngân hàng nhà nước TP Hải Phòng, số liệu đến
Tháng 2/2013).
- Môi trường chính sách, pháp luật: Chính phủ và ngành ngân hàng đang
triển khai tích cực công tác hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, khuyến khích thanh
toán qua ngân hàng và đặc biệt khuyến khích giao dịch cá nhân qua hệ thống thẻ
ATM, hệ thống POS. Đây là yếu tố thuận lợi lớn cho việc đầu tư phát triển dịch vụ
thẻ của các ngân hàng.
- Xu hướng tiêu dùng: giới doanh nhân, người dân Hải Phòng đã được tiếp
xúc với các mô hình kinh doanh hiện đại: mua hàng qua mạng, tại các Trung tâm
thương mại lớn, thanh toán qua tài khoản, qua thẻ, qua Internet… và với cơ cấu
dân số trẻ, thu nhập cao, tiếp thu nhanh các xu hướng tiêu dùng hiện đại thì thị
trường cho các loại dịch vụ ngân hàng, trong đó có thẻ tín dụng sẽ tiếp tục phát
triển tốt trong tương lai.
6


- Môi trường kỹ thuật: hệ thống mạng lưới giao dịch ngân hàng đã được
phủ rộng khắp các địa bàn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, viễn thông phục vụ
cho các giao dịch ngân hàng đã được hình thành ổn định, hệ thống ATM, POS
phục vụ cho các giao dịch ngân hàng qua thẻ đã hiện diện tại hầu hết các vùng nội
thành, các cơ sở kinh doanh, các trung tâm thương mại lớn. Đến tháng 2/2013
thành phố có trên 350 hệ thống ATM, trên 500 điểm giao dịch POS được lắp đặt.
(nguồn: Ngân hàng nhà nước TP Hải Phòng, số liệu đến Tháng 2/2013). Toàn bộ
hệ thống dịch vụ thẻ của các ngân hàng đã được liên thông với nhau.
Như vậy, với các điều kiện hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội được đảm bảo,
với xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại và với số lượng khách hàng tiềm năng
rất lớn, nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng, trong đó có các dịch vụ thẻ ATM, thẻ
tín dụng đang ngày càng tăng cao.
* Đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm thẻ tín dụng VISA-MU

- Đối tượng khách hàng thẻ tín dụng: Người dùng thẻ tín dụng chủ yếu là
các khách hàng có thu nhập hàng tháng từ khoảng 15 triệu đồng trở lên, có khả
năng chi tiêu cao, ưa thích các hình thức mua sắm, thanh toán hiện đại, độ tuổi từ
22-50 tuổi, có khả năng tiếp cận công nghệ, thích khẳng định bản thân. Khách
hàng thẻ tín dụng tập trung chủ yếu ở các nhóm đối tượng:
+ Các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh.
+ Các nhân viên văn phòng có thu nhập cao ở các nghành dịch vụ viễn
thông, cảng biển, du lịch, giáo dục, vận tải, hàng không, khách sạn, ăn uống, tài
chính, sản xuất công nghệ cao…
+ Các cán bộ quản lý các cơ quan ban ngành, đoàn thể.
+ Người nước ngoài sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố, các nhân
viên công ty liên doanh, công ty, văn phòng đại diện nước ngoài.
- Số lượng khách hàng thẻ hiện có của BIDV Hải Phòng: 55.000 người,
trong đó thẻ tín dụng là 5.250. Doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng là 311 tỷ
đồng, số dư bình quân là 56 tỷ đồng (nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ
năm 2012 – BIDV Hải Phòng).
- Dự kiến nhu cầu đối với thẻ tín dụng VISA-MU.

7


+ Quan điểm marketing sản phẩm: marketing sản phẩm thẻ VISA-MU
không thay thế cho các sản phẩm thẻ tín dụng VISA thông thường khác. Đây là
một nhánh sản phẩm bổ sung đặc thù nhằm phát triển sản phẩm thẻ tín dụng. Phát
hành thẻ tín dụng theo hình thức tín chấp.
+ Khách hàng mục tiêu: là các khách hàng yêu thích thể thao, bóng đá, đặc
biệt là những người hâm mộ câu lạc bộ Manchester United.
+ Kết quả triển khai trong tháng từ tháng 1 đến hết tháng 4/2013:
Số lượng thẻ phát hành: 235 thẻ.
Phản ứng của các khách hàng được tiếp xúc: thú vị, tích cực tham gia tìm

hiểu và sử dụng thẻ.
Dự kiến nhu cầu thẻ VISA-MU trong các năm:
TT

Hạng mục

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

2014
4.000
600.000

2015
6.000
900.000

80.000

120.000

1
2

Số lượng thẻ (lũy kế)

Doanh số thanh toán

Chiếc
Triệu

2013
1.200
200.000

3

qua thẻ
Số dư bình quân

đồng
Triệu

25.000

đồng
Kết luận: Nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm thẻ VISA-MU là khá lớn.
Mặc dù phải cạnh tranh với các loại thẻ tín dụng khác, nhu cầu này còn nhiều tiềm
năng khai thác do tính nổi bật và đặc tính riêng liên quan đến lĩnh vực thể thao nói
chung, câu lạc bộ bóng đá MU nói riêng.
2.3Phân tích hành vi tiêu dùng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với sản
phẩm thẻ VISA-MU:
+ Văn hóa: khách hàng hiện nay đã thay đổi quan điểm về tiêu dùng, không
chỉ tiêu bằng tiền mình đang có, mà đã rất thoải mái chi tiêu bằng tiền vay (thời
gian ân hạn thanh toán thẻ tín dụng là 45 ngày, lãi suất tương đươcng với các loại

thẻ tín dụng khác). Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nêu trên là những người
tương đối cởi mở về văn hóa, có tính hội nhập cao, dễ dàng chấp nhận, khám phá

8


những hình thức thanh toán tiêu dùng mới, đồng thời có sở thích cá nhân về thể
thao, bóng đá.
+ Các yếu tố cá nhân: khách hàng của VISA-MU có độ tuổi nhìn chung là
trẻ, có nghề nghiệp ổn định, điều kiện thu nhập khá trở lên, có lối sống hiện đại,
có tư cách tốt, chịu trách nhiệm cao về hành vi tiêu dùng của mình.
+ Các yếu tố tâm lý: họ có nhu cầu tự khẳng định bản thân, nhu cầu hội
nhập xã hội hiện đại, có nhận thức tốt, hiểu rõ về sản phẩm thẻ tín dụng, tự tin và
lạc quan về tình hình thu nhập của mình.
- Nhóm khách hàng ủng hộ: nhìn chung, sản phẩm VISA-MU được sự
ủng hộ tích cực của khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của
khách hàng đã được ngân hàng phân tích và tiến hành tư vấn cho khách hàng: tiện
ích của thẻ, đặc điểm nổi bật và khác biệt của thẻ là những chương trình ưu đãi và
đồng hành cùng các hoạt động của câu lạc bộ MU, cơ hội được tham gia các hoạt
động nhóm về bóng đá (câu lạc bộ người hâm mộ MU).
+ Yếu tố quyết định sử dụng sản phẩm:
 Thương hiệu của BIDV: BIDV đã có thương hiệu mạnh, đặc biệt là
thương hiệu thẻ. Số lượng thẻ BIDV hiện chiếm tỷ lệ lớn thứ 2, sau ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mạng lưới giao dịch lớn, chất lượng giao
dịch ổn định. BIDV Hải Phòng được đánh giá là có chất lượng dịch vụ thẻ cao
nhất trong số các ngân hàng trên địa bàn (nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động
ngành ngân hàng năm 2012 – CN Ngân hàng nhà nước TP Hải Phòng)
 Thương hiệu thẻ VISA: là thương hiệu thẻ quốc tế, uy tín và nổi tiếng
trên toàn thế giới, được người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ lâu.
 Thương hiệu của câu lạc bộ Manchester United: đây là thương hiệu câu

lậc bộ bóng đá nổi tiếng trên toàn thế giới, có lượng người hâm mộ cao nhất trong
số các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng tại Việt Nam cũng như ở Hải Phòng (hơn các
câu lạc bộ Real Madrid, Barcelona, AC Milan)
Người sở hữu thẻ VISA-MU có thể tự hào như mình trở thành một thành
viên của câu lạc bộ Manchester United.
Kết quả: nhờ thương hiệu của BIDV, VISA, MU và tính khác biệt và nổi bật
của sản phẩm VISA-MU, dự án phát hành thẻ tín dung VISA-MU đã đạt được
9


những kết quả tích cực ngay từ những tháng đầu tiên phát hành. Việc quyết định
sử dụng sản phẩm của khách hàng là khá nhanh chóng (số liệu nêu trên)
- Nhóm khách hàng chưa ủng hộ, thay đổi:
+ Một số khách hàng không quyết định mua hàng do tính đặc thù tương đối
cao của sản phẩm – gắn với thương hiệu câu lạc bộ MU. Trong những trường hợp
này, khách hàng phần lớn là người kinh doanh bận rộn, có độ tuổi trên 40 tuổi và
mặc dù có hâm mộ bóng đá, câu lạc bộ MU nhưng không muốn công khai gắn
mình với một chủ đề nhiều khi có thể gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh
doanh, xã giao thông thường, hoặc mất thêm thời gian cho các mối quan hệ mới
không vì kinh doanh trong quá trình sử dụng sản phẩm.
+ Một số khách hàng trẻ thay đổi, ngừng sử dụng thẻ do tác động tâm lý từ
bạn bè, thuyết phục tham gia các nhóm, câu lạc bộ người hâm mộ khác với câu lạc
bộ MU.
+ Một số khách hàng do đã có nhiều thẻ tín dụng của các thương hiệu khác
nên hạn chế sử dụng thêm, mặc dù vẫn công nhận tính cuốn hút của sản phẩm
VISA-MU.
Nhìn chung, số lượng khách hàng quyết định ngừng sử dụng sản phẩm là
không nhiều và sự thay đổi này xuất phát chủ yếu từ yếu tố tâm lý, nhu cầu tham
gia một nhóm khác do bạn bè tác động.
Kết luận: đối với sản phẩm thẻ VISA-MU, là một sản phẩm thẻ tín dụng

tương đối đặc thù, có đối tượng khách hàng mục tiêu được khoanh vùng khá rõ
ràng thì hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng định hình rõ, nếu khách hàng đã
lựa chọn thì ít có sự thay đổi. Do đó, những phân tích về nhu cầu và hành vi tiêu
dùng của khách hàng nêu trên có thể giúp BIDV Hải Phòng đạt được kết quả kinh
doanh tốt đối với dòng sản phẩm này.
3. Bản chất của Viral Marketing và khả năng ứng dụng viral marketing đối
với sản phẩm nêu trên.
3.1Bản chất của Viral Maketing – Makerting lan truyền
- Khái niệm: Viral Marketing là một phương pháp marketing sử dụng hiệu
ứng lan truyền từ người này sang người khác để truyền tải các nội dung, thông
điệp Marketing (cánh thức lây lan như virus).
10


Marketing truyền miệng (words of mouth) cũng có thể coi là một hình thức
viral marketing.
Tuy nhiên, viral marketing hiện nay phát triển mạnh mẽ và đem lại hiệu quả
cao do công nghệ thông tin như internet, điện thoại di động đang phát triển bùng
nổ, hơn nữa hiệu quả về tài chính rất cao do chi phí cho viral marketing thấp hơn
rất nhiều so với chi phí cho các phương pháp marketing truyền thống khác như
marketing trên báo giấy, tivi, website.
Viral Marketing được thực hiện trên mạng internet, điện thoại di động nhờ
sự phát tán qua blog, mạng xã hội, các trang chia sẻ clip, hình ảnh, tin nhắn nhanh,
e-mail… Thông điệp của Viral marketing thường là một ý tưởng gây chú ý, tò mò,
gây cười, được thể hiện dưới dạng clip, hình ảnh, một cuộc thi, một sự kiện gây
chú ý, một chủ đề hay đơn giản là một đoạn text, mục đích là làm cho người ta
thích thú với thông điệp đưa ra và tự nhiên lan truyền thông điệp cho nhau, có thể
thông qua gởi link, đăng trên blog, tham gia diễn đàn… Người xem có thể khen,
chê, tán thưởng, giận dữ nhưng càng nhiều phản ứng, phản hồi, bình luận… thì
càng nhiều người biết đến, qua đó mức độ nhận biết thương hiệu của một sản

phẩm tăng lên theo.
- Một số công cụ thực hiện Viral Marketing.
+ Mạng xã hội (Social Networks): Các mạng xã hội là đối tượng mục tiêu
của Viral Marketing. Tùy vào đối tượng khách hàng mà sản phẩm nhắm tới, người
ta sẽ lựa chọn các mạng xã hội phù hợp như: Facebook, Tamtay.vn, Zing Me,
Yume, Go.vn…
+ Blog: blog rất phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên hiện chưa có nhiều các dự
án Viral Marketing được thực hiện qua các Blogs.
+ Tin nhắn: phổ biến nhất ở Việt Nam là Yahoo Messenger, một số công cụ
khác như Skype, Google Talk…
+ Các diễn đàn mạng: chủ yếu là các diến đàn mang tính chuyên đề, như
chuyên đề về phụ nữ và trẻ em như Webtretho, về thị trường chứng khoán như
F319 của trang mạng Traitimvietnam online, về ô tô, xe máy như Otofun…
+ Các trang mạng chia video clip như Youtube, Clip.vn, chia sẻ hình ảnh
như Flickr, Photobucket…, chia sẻ tài liệu như Slideshare.
11


+ Các trang mạng thương mại điện tử, giao dịch mua bán qua mạng như
Chodientu, Enbac, 123mua, Muachung, Zing Deal…
3.2 Khả năng ứng dụng viral marketing đối với sản phẩm.
Khả năng ứng dụng viral marketing cho sản phẩm VISA-MU là rất tiềm
năng, có thể thực hiện qua các công cụ chủ yếu sau:
- Tài trợ câu lạc bộ người hâm mộ Manchester United (MU Fanclub), lập
trang Web riêng về MU fanclub, mở diễn đàn về sản phẩm thẻ tín dụng VISA-MU
và các chương trình liên quan đến câu lạc bộ MU. Kết nối trang mạng với các
trang khác như Hội doanh nghiệp trẻ thành phố, trang web của Hội cổ động viên
bóng đá Hải Phòng… Thường xuyên cử cán bộ Marketing tham gia diễn đàn,
cung cấp thông tin, cập nhật các chương trình hoạt động … của MU và các đối tác
đối với dự án phát hành thẻ.

- Thường xuyên chia sẻ video clip ghi lại các hoạt động của các khách
hàng trúng thưởng, các đợt khách hàng tham gia cổ vũ trực tiếp MU tại Anh… lên
các mạng youtube, clip.vn… để cộng đồng mạng biết và chia sẻ các hình ảnh, dần
dần lan tỏa rộng hơn trong cộng đồng mạng.
- Cử các bộ Marketing tham gia các mạng xã hội, đặc biệt là những chủ
nhân tài khoản thường xuyên đưa các thông điệp về thể thao, bóng đá, đội MU…
nhằm bình luận, chia sẻ, thông tin về sản phẩm…, từ đó có cơ hội lan tỏa thương
hiệu thẻ VISA-MU rộng rãi.
- Gửi email cho các khách hàng hiện tại về sản phẩm thẻ VISA-MU, nhấn
mạnh thông điệp trở thành một thành viên của cộng đồng người hâm mộ MU.
- Về thông điệp truyển tải: chủ yếu là các hình ảnh, video clip về hoạt
động của hội cổ động viên, khách hàng đi cổ vũ MU, các chương trình tham quan,
tham gia các hoạt động do MU và đối tác tiến hành. Các thông điệp bằng lời của
MU, BIDV liên quan đến sản phẩm thẻ đồng thương hiệu cần ngắn gọn, đề cao
tính nổi bật, khác biệt của sản phẩm thẻ này do với các loại thẻ tín dụng khác, đó
là: VISA-MU là thẻ tín dụng, nhưng cũng chính là một phần của Manchester
United, khiến cho người sở hữu nó có cảm giá được coi như một thành viên của
câu lạc bộ Manchester United.

12


Lời kết.
Kết thúc môn học, xin được gửi tới Tiến sĩ Đặng Ngọc Sự lời cảm ơn chân
thành vì những kiến thức thực tế và hữu ích mà Tiến sĩ đã truyền thụ. Xin chúc
Tiến sĩ mọi điều tốt đẹp.

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị Marketing của TS. Đặng Ngọc Sự.
2. Marketing Management,Millenium Edition by Philip Kotler.

3. Tài liệu nội bộ BIDV Hải Phòng.
4. Các báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hải Phòng
5. Website

13



×