Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ tại xã vũ nông khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.31 KB, 103 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM TRUNG THÀNH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO TỒN THỰC VẬT THÂN GỖ Ở CÁC SINH CẢNH RỪNG
TẠI XÃ VŨ NÔNG - KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PHIA OẮC – PHIA ĐÉN, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: 46 Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018



Giáo viên hướng dẫn

: ThS. La Thu Phương

Thái Nguyên - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực và khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kì
nghiên cứu khoa học nào.

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học
Đàm trung Thành
ThS. La Thu Phương

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã
Sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(ký, họ và tên)



2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, đó là sự nỗ lực hết sức của bản thân, sự
quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô
giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ThS. La Thu Phương những người đã hướnng dẫn khoa học đã dành
nhiều thời gian và công sức giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và Khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập
và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhânh viên hạt
Kiểm Lâm Phia Đén huyện Nguyên Bình ,tỉnh Cao Bằng, Khu bảo tồn Thiên
nhiên Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng và nhân dân
các xã Vũ Nông, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập hoàn thành kháo
luận tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ
quý báu đó.
Với năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn, khả năng nghiên cứu còn
hạn chế, chắc chắn khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp từ thầy giáo, cô giáo và bạn đọc.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05năm 2018
Sinh viên

Đàm Trung Thành


3

DANH LỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu .................................18

Bảng 3.2. Thang điểm đánh giá mức tác động của con người và đông
vật.......21
Bảng 3.3: Giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ .............................23
Bảng 3.4: Thang phân chia dạng sống thực vật thân gỗ khu vực nghiên
cứu theo phương pháp của Raunkiaer (1934)..............................24
Bảng 4.2 Tổng hợp các đơn vị phân loại các sinh cảnh rừng khu vực xã Vũ
Nông ....................................................................................................25
Bảng 4.3. Tính đa dạng ngành thực vật thân gỗ tại xã Vũ Nông................26
Bảng 4.4: Đa dạng họ thực vật thân gỗ tại xã Vũ Nông .............................27
Bảng 4.5. Tổng hợp các họ đa dạng nhất về số chi tại xã Vũ Nông ...........28
Bảng 4.6. Đa dạng bậc chi thực vật tại xã Vũ Nông ..................................31
Bảng 4.7: Tổng hợp các chi đa dạng nhất về số loài tại xã Vũ Nông ........33
Bảng 4.8. Đa dạng về dạng sống................................................................34
Bảng 4.9. Tính đa dạng về thực vật quý, hiếm tại xã Vũ Nông.................36
Bảng 4.10: Danh mục các loài cây quý, hiếm tại xã Vũ Nông ..................37
Bảng 4.11. Tính đa dạng về giá trị của thực vật thân gỗ tại xã Vũ Nông...41
Bảng 4.12. Danh lục các loài cây đa tác dụng tại xã Vũ Nông..................42
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả phỏng vấn về những tác động của người
dân tới tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu ...............................44


4

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ tính đa dạng mức độ ngành thực vật các loài cây
thân gỗ..........................................................................................26
Hình 4.2: Biểu đồ đa dạng các họ thực vật thân gỗ ....................................28
Hình 4.3: Biểu đồ đa dạng các chi ..............................................................32
Hình 4.4 Biểu đồ đa dạng về dạng sống .....................................................35



55

DANH MỤC CÁC TỪ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Tr
íc
BhB
ảo
Đ
ư
Đ
a
C
hi
(I
nt
er
na
ti
o
LL
â
Ô
dạ
Ô
ti
Q
uả

y

UNE
T
Sổ
ch

V
ư
V
ư


66

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu của khóa luận

2

1.3. Ý nghĩa của khóa luận

3


Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

4

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

6

2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

6

2.2.1.1. Nghiên cứu về thực vật thân gỗ ................................................. 6
2.2.1.2. Ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học trong nghiên cứu thực
vật ...................................................................................................................... 7
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

7

2.2.2.1. Nghiên cứu về thực vật thân gỗ ................................................. 7
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật...................... 9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

9

2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên


9

2.3.1.1.Vị trí địa lý .................................................................................. 9
2.3.1.2 Diện tích tự nhiên ..................................................................... 10
2.3.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu

10

2.3.2.1. Đặc điểm địa hình.................................................................... 10
2.3.2.2 Đặc điểm khí hậu ...................................................................... 10
2.3.3. Dân số

10

2.3.4. Văn hóa – Xã hội

11


7

2.3.4.1. Y tế............................................................................................ 11
2.3.4.2. Văn hóa, văn nghệ, thể thao .................................................... 11
2.3.5. Đánh giá tiềm năng của xã Vũ Nông

12

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU


14
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

14

3.2. Nội dung nghiên cứu

14

3.2.1. Xác định danh mục các loài thực vật thân gỗ tại các sinh cảnh
rừng xã Vũ Nông khu BTTN Phia Oắc- Phia Đén.

14

3.2.2 Đa dạng ngành và các đơn vị dưới ngành
3.2.3. Đánh giá những tác động của người dân tới tài nguyên rừng
Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. 3.2.4. Đề xuất một số giải
pháp bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ tại khu BTTN Phia Oắc – Phia
Đén, tỉnh Cao Bằng 3.3. Phương pháp nghiên cứu

15

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

15

3.3.2. Phương pháp chuyên gia

16


3.3.3. Phương pháp điều tra

16

3.3.3.1. Điều tra thực vật và hệ thực vật theo tuyến............................. 16
3.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu sự đa dạng các loài thực vật .......... 16
3.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sự đa dạng hệ thực vật ................... 19
3.3.3.4. Điều tra đánh giá những tác động của người dân tới tài nguyên
rừng của khu bảo tồn ...................................................................................... 20
Bảng 3.2. Thang điểm đánh giá mức tác động của con người và
đông vật
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

21
21


viii
Phần 4

25

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

25

4.1. Xác định danh mục các loài thực vật thân gỗ tại các sinh cảnh
rừng xã Vũ Nông Khu BTTN Phia Oắc- Phia Đén


25

4.2. Đa dạng ngành và các đơn vị dưới ngành

25

4.2.1. Đa dạng bậc ngành thực vật

25

4.2.2 Đa dạng họ thực vật

27

4.2.3 Đa dạng bậc chi thực vật

31

4.2.4 Đa dạng về thực vật quý, hiếm

36

4.2.5 Đa dạng về giá trị của thực vật thân gỗ

41

4.3. Đánh giá mức độ tác động tới các loài thực vật tại xã Vũ Nông.
44
4.3.1 Tác động của con người tới tài nguyên rừng


44

4.3.2 Tổng hợp một số đe dọa đến thảm thực vật và hệ thực vật khu
BTTN Phia Oắc – Phia Đén

45

4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ
tại xã Vũ Nông
Phần 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

46
48

5.1. Kết luận......................................................................................... 48
5.2. Tồn tại...........................................................................................48
5.2. Đề Nghị

49


1


2 1
Phần

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, loài nguời ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan

trọng của đa dạng sinh học( ĐDSH), các giá trị tài nguyên của ĐDSH đối với
sự sống còn của chính loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
Tính đa dạng của thực vật thân gỗ có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi sự
sống và cân bằng sinh thái. Nó đảm bảo cho mọi sự sống tồn tại và bền vững
trên trái đất. Tính đa dạng của thực vật thân gỗ đã và đang bị con người tác
động mạnh làm thay đổi sự cân bằng sinh thái, các nhà nghiên cứu đã nghiên
cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế sự suy giảm đó. Hội nghị thượng
đỉnh Rio de Janeiro ngày 5 tháng 6 năm 1992 là tiếng chuông báo động cho
tất cả các nước trên thế giới, các nhà nghiên cứu, các tầng lớp tri thức thức
tình và có trách nhiệm bảo vệ lớp thảm thực vật bao phủ trái đất, trước tiên là
hạn chế sự giảm tính đa dạng sinh học của nó. Đa dạng sinh học được đảm
bảo thì chúng ta mới có thức ăn, có nước uống, có không khí trong lành và sự
bình an của cuộc sống. Số liệu thống kê của các tổ chức IUCN, UNDP, WWF
cho thấy mỗi năm trên thế giới trung bình mất đi khoảng 20 triệu ha rừng với
rất nhiều nguyên do, đặc biệt là do đốt rừng làm nương rẫy (chiếm tới 50%),
do nạn cháy rừng ( chiếm khoảng 23%), do khai thác quá mức (chiếm khoảng
5 – 7%) do một số nguyên nhân khác ( chiếm khoảng 8%).
Nước ta là một nước có đa dạng sinh học cao và là một trong những
trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú
trọng tới vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là một yêu cầu rất cấp bách từ lâu.
Một số thành tựu đạt được như sau: Theo số liệu của Bộ NN&PTNT (Quyết
định số 3158/QĐ-BNNTCLN, 2016) [7], Công bố hiện trạng rừng toàn quốc
đến ngày 31/12/2015 nước ta có diện tích rừng là 14.061.856 ha, trong đó:


Rừng tự nhiên: 10.175.519 ha; Rừng trồng: 3.886.337 ha. Tính đến năm 2015
cả nước ta đã thành lập 31 Vườn Quốc gia (VQG) và hàng trăm khu bảo tồn
thiên nhiên (BTTN) được Nhà nước công nhận (Theo quyết định Số: 57/QĐTTg ngày 11 tháng 01 năm 2018, Thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia
Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trên cơ sở chuyển hạng Khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Khu

bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng có diện tích 10.000
ha, thuộc địa phận hiện của 5 xã đã và đang tiếp tục bảo tồn nhiều loài thực
vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và các hệ sinh thái độc
đáo, đặc thù. do ảnh hưởng cộng đồng dân cư quanh khu vực, đến nay rừng đã
bị chặt phá nhiều, đa dạng sinh học vùng Phia Oắc, Phia Đén đã và đang bị
suy giảm về cả số lượng và chất lượng.
Vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải
pháp bảo tồn thực vật thân gỗ tại xã Vũ Nông - Khu bảo tồn thiên nhiên
Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng” là thực sự cần thiết bảo tồn và phát
triển các nguồn gene thực vật thân gỗ, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong
khu vực và nâng cao vai trò của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia
Đén đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Cao Bằng và cộng đồng
dân cư sinh sống quanh khu vực này.
1.2. Mục tiêu của khóa luận
-Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được danh lục các loài cây thân gỗ và tính đa dạng của các loài cây tại
khu vực xã Vũ Nông, khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén

- Đề xuất 1 số giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ tại địa bàn xã Vũ
Nông


1.3. Ý nghĩa của khóa luận
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất
giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại xã Vũ Nông + Khu
BTTN Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.
- Ý nghĩa khoa học của khóa luận: Cung cấp kết quả nghiên cứu về tính đa
dạng của thực vật thân gỗ và giải pháp bảo tồn thực vật tại xã Vũ Nông- Khu
BTTN Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng cho Khu bảo tồn.



Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Đa dạng sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở những nơi
khác nhau và nó còn là sự đa dạng của các loài sinh vật sống, đa dạng trạng
thái về đặc tính và chất lượng của sinh vật sống tại các sinh cảnh khác nhau.
Đa dạng sinh học có 3 nhóm giá trị: giá trị kinh tế, giá trị nhân văn, giá trị tài
nguyên và môi trường. Bảo tồn đã dạng sinh học được nhiều quốc gia trên thế
giới chú trọng bảo tồn và quan tâm hàng đầu, đã có nhiều nước trên thế giới
quản lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đồng thời hạn chế
các hoạt động làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh
học. Vì vậy, việc tham khảo các phương thức bảo tồn nước ngoài là hết sức
cần thiết cho việc bảo tồn các loài quý, hiếm, đặc hữu ở nước ta.
Nước ta là một trong những nước có đa dạng sinh học cao. Nhưng, do
ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế – xã hội của con người đã và đang làm
cho sự đa dạng sinh học bị suy giảm một cách nhanh chóng. Nhằm hạn chế
được phần nào suy giảm đa dạng đó chúng ta cần phải nghiên cứu phải nghiên
cứu và đưa ra được danh mục các loài cần bảo tồn. Chúng ta cần phải bảo vệ
được đa dạng sinh học thì tương đất nước ta mới có để sử dụng, nếu chúng ta
không làm tốt công tác bảo tồn thì có thể mất đi những nguồn tài nguyên
không thể phục hồi hoặc có thể nhưng tái sinh trong thời gian dài.
- Chúng ta bảo tồn được đa dạng sinh học là chúng ta duy trì được sự sống
bền vững trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là
những gene chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức
tạp tồn tại trong môi trường sống.
- Được xem xét ở 3 mức độ:
+ Đa dạng về gene



+ Đa dạng về loài
+ Đa dạng về quần xã và hệ sinh thái
- Đa dạng sinh học góp phần:
+ Bảo tồn sự phong phú và đa dạng nguồn gen của hệ sinh vật
+ Bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là bảo tồn sự đa dạng di truyền, có rất
nhiều lợi ích cho nông nghiệp, y học,...
+ Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
+ Giữ gìn lợi ích đa dạng sinh học tác động lên đời sống con người.
+ Giảm nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật.
Vì vậy chúng ta cần phải bảo tồn đa dạng sinh học.
- Bảo tồn đa dạng sinh học chính là:
+ Bảo vệ môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí...)
+ Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật (thành
lập các khu dự trữ sinh vật, các công viên quốc gia...)
+ Sự phát triển của loài người phải hài hòa với tự nhiên.
+ Những loài sinh vật quý hiếm cần phải chú trọng và bảo tồn.
+ Lưu trữ nguồn gene sinh vật.
+ Phát triển các môi trường sống nhân tạo cho các loài sinh vật (VD như
các khu bảo tồn,...).
+ Ban hành các luật lệ và chính sách (ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi
trường sống cho thực vật, cắm săn bắt bừa bãi các loài động vật quí hiếm...)
+ Thực hiện nâng cao ý thức của mọi người ...
Muốn đưa ra được giải pháp bảo tồn hợp lý trước hết chúng ta cần phải
có được danh mục các loài cần bảo tồn, chất lượng bảo tồn hiện tại, diện tích
phải đưa giải pháp mới vào áp dụng.


- Bảo tồn đa dạng sinh học có hai hình thức bảo tồn đó là: Bảo tồn nội vi
hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu
conservation).

+ Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích
bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện
tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng cần bảo tồn mà áp dụng các hình thức quản lý
phù hợp. Thông thường bảo tồn nội vi được thực hiện bằng cách thành lập các
khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.
+ Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các
bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng
hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp như di dời các
loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của
chúng
... Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô
tính hay cứu hộ trong trường hợp: nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại
không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho nghiên
cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng
đồng.
Ở đề tài này tôi đặc biệt chú tâm đến các loài thực vật thân gỗ tại xã Vũ
Nông - Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Đén - Phia Oắc - Nguyên Bình - Cao
Bằng. Trong khu vực nghiên cứu này còn có nhiều loài cây thân gỗ quý hiếm
như: Re hương, Dẻ tùng sọc trắng, Giổi Dandii, Dẻ bắc giang, Thông tre, …
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu về thực vật thân gỗ
Kuznetsov A. N. và cs (2011) [13], đã nghiên cứu các kiểu rừng trong
nhiệt đới gió mùa điển hình. Kết quả đã thống kê được những cây gỗ thuộc
119 họ thực vật, trong đó có 8 họ hạt trần, 110 họ thực vật có hoa và 1 họ


thực vật bào tử. Từ 119 họ, có tới 3140 loài cây gỗ, đặc biệt có 10 họ với số
lượng loài rất lớn (1720 loài) cùng với 10 chi lớn nhất chứa 574 loài.
Một nhóm chuyên gia Thông của IUCN/SSC đã công bố Hiện trạng và

Kế hoạch bảo tồn của nhóm (Farjon & Page, 1999) [18]. Báo cáo này đánh
giá tình hình của Thông trên thế giới, bao gồm cả Danh lục đỏ toàn cầu cũng
như những gợi ý chung cho công tác bảo tồn loài. Trên thế giới có 630 loài
Thông thuộc 69 chi, trong đó có 291 loài Thông trên thế giới được đánh giá bị
đe dọa tuyệt chủng ở mức độ quốc tế
2.2.1.2. Ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học trong nghiên cứu thực


vật
Mức độ phong phú được tính theo công thức của Curtis và Mclntosh
(1950). Diện tích tiết diện thân cây là đặc điểm quan trọng để xác định các
loài cây có ưu thế, Honson và Churchbill (1961), Rastogi (1999), Sharma
(2003) đã đưa ra công thức tính diện tích tiết diện thân và diện tích tiết diện
thân tương đối.
Các nghiên cứu về các thảm thực vật đều áp dụng phương pháp Quadrat
(Mishra, 1968; Rastogi, 1999 và Sharma, 2003). Quadrat là một ô mẫu hay
đơn vị lấy mẫu có kích thước xác định và có thể có nhiều hình dạng khác
nhau. Có 4 phương pháp Quadrat đó là: phương pháp liệt kê, phương pháp
đếm, phương pháp đếm và phân tích, và phương pháp ô cố định.
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.2.1. Nghiên cứu về thực vật thân gỗ
Để nhận biết cây rừng phải dựa vào nhiều đặc điểm (ổn định) của
cây; hình thái và cấu trúc hình thái là đặc điểm dễ thấy và được sử dụng
nhiều nhất.


Theo Lê Mộng Chân cuốn Thực vật rừng (2000) [3] chỉ ra rằng: hình thái
thực vật tuy đa dạng nhưng mỗi loài có thể thuộc một trong những hình thái
chủ yếu sau dây:
Cây gỗ gồm: Cây gỗ lớn; Cây gỗ nhỡ; Cây gỗ nhỏ

Cây bụi: Cây bụi lớn; Cây bụi nhỏ; Cây nửa bụi
Cây cỏ: Cỏ; Cỏ lúa.
Dây leo: Cây ở dạng dây; có cấu tạo thân gỗ hoặc thân cỏ
Sự phân chia trên chỉ là thương đối. Có những loài cây ở trạng thái trung gian
mà người ta khó có thể khẳng định ở loại này hay loại kia. Có một số loài cây
mọc ở nơi này là cây nhỏ hoặc bụi nhưng mọc ở nơi khác lại có thể thuộc loại
cây gỗ nhỡ hoặc gỗ lớn.
Theo Võ Văn Chi (2003) [4] Thực vật thân gỗ là cây sống nhiều năm, có
thân sinh trưởng thứ cấp, hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chính
phân cành bên và chồi mang vòm lá”
Thực vật thân gỗ là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với cộng đồng và có
ý nghĩa lớn trong khoa học nhưng những nghiên cứu về nó còn ít và tản mạn,
chưa có tính hệ thống, chỉ mới có một số nghiên cứu nhỏ về thực vật thân gỗ,
một số nghiên cứu rời rạc về một loài hoặc một nhóm loài thực vật thân gỗ.
Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết và mang tính chiến lược.
Nguyễn Đức Tố Lưu và cs (2004) [14], trong tài liệu “Cây lá kim Việt Nam”,
đã cung cấp những thông tin tổng quan cho tất cả các loài cây lá kim hiện
được biết gặp ở Việt Nam như đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, nhân
giống, công dụng và bảo tồn 29 loài cây lá kim.
Nguyễn Văn Thanh (2005) [16] điều tra khu bảo vệ nghiêm ngặt của
VQG Xuân Sơn thống kê được 301 loài cây thân gỗ thuộc 197 chi, 76 họ, từ
đó phân tích dạng sống thực vật có chồi trên thân gỗ thành 5 nhóm.


Ở Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nhất tập trung vào hai ngành:
Ngành thông và ngành Ngọc lan. Nguyễn Đình Hưng (1996) [12], đã thống
kê rừng Việt Nam có khoảng 700 loài cây gỗ lớn và nhỡ, 400 loài cây gỗ nhỏ
thuộc khoảng 100 họ thực vật khác nhau, trong đó có khoảng 30% loài cây
thân gỗ có đường kính lớn nằm trong 60 họ thực vật khác nhau, phần còn lại
là những loài cây gỗ nhỡ và nhỏ.

2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật
Trần Duy Rương (2001) [15], Điều tra những tác động của người dân
tại VQG Bến En, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, ở một số xã thuộc huyện Như
Thanh nằm ở vùng đệm và trong VQG Bến En, thì những tác động của con
người ở mức phổ biến.
Nguyễn Danh và cs (2012) [9], nghiên cứu tác động của các hoạt động
sinh hoạt của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng vườn quốc gia
Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, cho thấy có 4 nhóm nguyên nhân chính trong hoạt
động sinh hoạt ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng, đó là: Nguyên nhân về
kinh tế, nguyên nhân về xã hội, nguyên nhân về thể chế và quản lý, nhóm
nguyên nhân về khoa học và kỹ thuật
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
2.3.1.1.Vị trí địa lý
Xã Vũ Nông được chia thành các xóm: Lũng Nọi, Lũng Khoen, Lũng
Luông, Lũng Nọi, Lũng Nặm, Lũng Thán, Thin San, Xiên Pèng, Lũng Báng,
Xí Thầu, Po Cốp,.
- Phía Bắc giáp xã Ca Thành và xã Triệu Nguyên
- Phía Đông giáp xã Thể Dục
- Phía Nam giáp thị trấn Tĩnh Túc, xã Phan Thanh


10

- Phía Tây giáp xã Ca Thành
2.3.1.2 Diện tích tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Vũ Nông: 3.051,33ha
- Trong đó:
Diện tích đất ngô rẫy 413,137 ha.
Diện tích đất ruộng lúa 57, 77 ha.

2.3.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu
2.3.2.1. Đặc điểm địa hình
.

Xã Vũ Nông có địa hình đồi núi đá phức tạp, giao thông đi lại khó

khăn, chia cắt, đất đai khô cằn, diện tích đất nông nghiệp hạn chế.
2.3.2.2 Đặc điểm khí hậu
Xã Vũ Nông có bốn mùa có sương mù bao phủ. Đặc biệt là vào mùa
đông và mùa xuân, thường có mưa nhiều hơn so với các vùng khác. Mùa
đông và mùa xuân thường có mưa phùn suốt ngày và đêm. Vào mùa hè và
mùa thu khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ trung bình là 18oC, thấp nhất 3oC. Vào mùa
khô, hạn hán và rét đậm kéo dài, do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân trong xã; cái lạnh của mùa
đông khiến cho động, thực vật không phát triển được.
2.3.3. Dân số
Hiện nay, trên địa bàn xã Vũ Nông có 05 dân tộc, chủ yếu là dân tộc
Dao và Tày cùng sinh sống với tổng số: 353 hộ, 1.953 nhân khẩu. Các dân tộc
ở địa phương sống hòa thuận, đoàn kết, giup đỡ nhau trong cuộc sống, đặc
biệt là lúc khó khăn, họa nạn.


11

2.3.4. Văn hóa – Xã hội
2.3.4.1. Y tế
- Công tác y tế, khám chữa bệnh ban đầu, việc cấp phát thuốc cho người
dân trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực:
+ Bác sỹ đa khoa: 01 người
+ Nữ hộ sinh: 01 người

+ Y sinh điều dưỡng: 01 người
+ Đông y: 01 người
- Tuy nhiên, cơ sở vật chất cho công tác khám chữa bệnh hiện còn
nhiều khó khăn, diện tích chật hẹp, hiện Trạm Y tế xã chưa đạt chuẩn theo
quy định.
2.3.4.2. Văn hóa, văn nghệ, thể thao
Văn hóa, văn nghệ, thể thao
Do đặc thù điều kiện cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân ( UBND) xã
còn nhiều khó khăn nên hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của xã nhà chỉ
được tổ chức theo kế hoạch, chương trình do UBND huyện phát động, qua đó
phát huy yếu tố truyền thống của địa phương.
Phong tục tập quán, tín ngưỡng
Thờ cúng tổ tiên vào các ngày lễ, tết và các ngày mùng 1, ngày 15
(rằm) âm lịch hàng tháng. Đây là cách thể hiện lòng tôn kính đối với những
người đã khuất, đồng thời những người còn sống cũng tâm niệm và cầu mong
những người đã khuất sẽ phù hộ độ trì cho mọi người trong gia đình.
Trong năm thường tổ chức lễ hội vào các dịp Tết Nguyên đán; rằm
tháng 07 Âm lịch; kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9; Tết dương lịch...


12

2.3.5. Đánh giá tiềm năng của xã Vũ Nông
Thuận lợi
- Đất đai khí hậu phù hợp với việc phát triển cây trúc sào mang lại giá trị
kinh tế cao, trong những năm qua, việc phát triển mô hình trồng trúc sào đã
giúp nhiều hộ gia đình vượt khó vươn lên thoát nghèo.
- Mô hình chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, dê... được Đảng ủy, chính
quyền và các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trên địa bàn xã quan tâm
phát triển. Hiện nay, tổng số đàn trâu trên địa bàn xã có 378 con, phấn đấu

đến năm 2020 nâng tổng đàn trâu trong toàn xã lên trên 450 con. Đàn bò hiện
tại có 1.037 con, phấn đấu đến năm 2020 có tổng số trên 1.200 con...
- Tài nguyên khoáng sản phong phú và được quản lý nghiêm ngặt,
trong xã nạn khai thác quặng trái phép đã được ngăn chặn, đẩy lùi. Hiện nay,
khoáng sản chủ yếu là quặng sắt tập trung ở các xóm: Lũng Khoen, Lũng
Nặm, Xí Thầu, Lũng Luông với trữ lượng tương đối lớn.
Khó khăn
- Xuất phát điểm, trình độ dân trí thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến
việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
- Đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, diện tích đất nông nghiệp hạn
chế, phân tán ảnh hưởng đến việc phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn xã
- Địa hình đồi núi chia cắt mạnh mẽ khiến giao thông đi lại khó khăn
ảnh, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các ngành dịch vụ thương mại
- Việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
gặp nhiều khó khăn ngoài việc kinh phí nhà nước cấp eo hẹp thì một bộ phận


13

không nhỏ nhân dân trên địa bàn xã còn tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ
của nhà nước.


14

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là đa dạng các loài thực vật thân gỗ ở các sinh cảnh

tại xã Vũ Nông thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao
Bằng.
- Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận giới hạn đối tượng nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ là
các loài cây gỗ, các loài thực vật thân gỗ thuộc nhóm tre trúc, song mây và
cau dừa, cây bụi thân gỗ, dây leo thân gỗ, cây ký sinh, bán ký sinh, trong các
kiểu thảm thực vật tự nhiên trong khu vực xã Vũ Nông Khu bảo tồn thiên
nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đia điểm nghiên cứu tại xã Vũ Nông thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên
Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành chính của xã Vũ Nông, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Khóa luận được tiến hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30
tháng 4 năm 2018
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Để đạt được mục tiêu khóa luận tiến hành nghiên cứu các nội dung
chính sau:
3.2.1. Xác định danh mục các loài thực vật thân gỗ tại các sinh cảnh rừng
xã Vũ Nông khu BTTN Phia Oắc- Phia Đén.
- Lập danh lục thực vật tại khu vực nghiên cứu ( Phụ lục 1)
3.2.2. Đa dạng ngành và đơn vị dưới ngành
- Đa dạng bậc ngành và dưới ngành


×