Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

[ĐỒ ÁN GỐM+bản vẽ] Thiết kế phân xưởng gia công, chế biến phối liệu tạo hình sảnh phẩm ngói lớp( TCVN 1452:2004) và gạch rỗng tiêu chuẩn (TCVN 1450:2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.99 KB, 78 trang )

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
MỤC LỤC

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

1


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta
đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu đất sét nung
như các loại gạch xây dựng, gạch ốp lát, ngói lợp sản phẩm trang trí, vệ sinh... Đáp ứng
được nhu cầu xây dựng trong công cuộc đổi mới của đất nước.
Gạch ngói là loại sản phẩm có tỉ lệ lớn nhất trong các loại sản phẩm gốm xây
dựng, bao gồm gạch xây tường và ngói lớp mái. Sản phẩm gạch ngói không làm ô nhiễm
môi trường sống và có thể sử dụng nhiều loại chất thải công nghiệp làm nguyên liệu sản
xuất.
Trong khuôn khổ đồ án môn học Gốm xây dựng, em đã hoàn thành đề tài “Thiết
kế phân xưởng gia công, chế biến phối liệu tạo hình sảnh phẩm ngói lớp( TCVN
1452:2004) và gạch rỗng tiêu chuẩn (TCVN 1450:2009), công suất 14,5 triệu viên gạch
chuẩn/năm. Tỷ lệ sản phẩm: 20%ngói(loại ngói tự chọn ) và 80% gạch tiêu chuẩn. Nhiên
liệu sử dụng là than cám”. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, ThS.
Nguyễn Khắc Kỉ đã giúp em hoàn thành được đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

2



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
Các thông số thiết kế
- Tên đề tài“TCVN 1452:2004) và gạch rỗng tiêu chuẩn (TCVN 1450:2009), công suất
14,5 triệu viên gạch chuẩn/năm. Tỷ lệ sản phẩm: 20%ngói(loại ngói tự chọn ) và 80%
gạch tiêu chuẩn. Nhiên liệu sử dụng là than cám”.
- Nguyên liệu sản xuất.
+ Đất sét
Bảng thành phần hóa của đất sét
Oxit

SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO

K2O

Na2O

MKN

tổng

%


58,20

19,20

8,80

1,20

1,10

2,95

0,70

8,21

100,36

Bảng thành phần hóa của đất sét sau khi nung 100%
Oxit

SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO


K2O

Na2O

tổng

%

63,16

20,83

9,55

1,31

1,20

3,20

0,76

100,00

+ Than cám.
Bảng thành phần hóa của than cám (% theo khối lượng)
Thành phần

Sc


Cc

Hc

Nc

Oc

Wlv

Alv

%

2,3

93

1,8

1

1,9

6

18

Bảng thành phần hoá của tro than quy về 100%

Oxit

SiO2

Al 2O3

Fe 2O3

CaO

MgO

SO3

Tổng

%

63,6

29,6

4,6

1,35

-

0,85


100

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

3


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu gốm
Vật liệu xây dựng nói chung cũng như vật liệu gốm nói riêng chiếm một vị trí
quan trong trong các công trình xây dựng. Chất lượng của vật liệu có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Để nâng cao chất lượng và số lượng của sản
phẩm gốm xây dựng sản xuất ra cần nắm vững các quá trình công nghệ chế tạo, các
nguyên liệu cũng như phối liệu và các lĩnh vực sử dụng chúng.
Vật liệu gốm có từ xa xưa, trải qua thời gian cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, vật liệu gốm ngày càng hoàn thiện hơn về tính chất, chất lượng , mẫu mã.
Gạch xây và ngói lợp là hai vật liệu gốm có từ rất lâu, chúng là sản phẩm thông
dụng nhất, luôn luôn gắn với các công trình xây dựng. Ngày nay, với sự ra đời của các
loại lò nung, gạch ngói đã và đang đạt được những yêu cầu về chất lượng, chủng loại, mỹ
thuật. Thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch ngói rất rộng, có rất nhiều nhà máy sản xuất
gạch ngói được xây dựng nhằm tận dụng nguồn tài nguyên đất sét rồi rào và đáp ứng đủ
nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu.
Tại Việt Nam là đất nước đang phát triển nên nhu cầu xây dựng lớn, thị trường
tiêu thụ sản phẩm rộng. Hiên nay đã có các nhà máy sản xuất gốm xây dựng như: Hữu
Hưng, Đại La, Đại Thanh ở Hà Nội, nhà máy gạch Hữu Bằng ở Hải Phòng… và nhiều
nhà máy nữa sẽ được xây dựng trong tương lai gần.
1.2. Phân loại gạch, ngói
1.2.1 Gạch xây
-


Theo hình dạng và kích thước sản phẩm, gạch xây có gạch đặc và gạch rỗng:

Theo tiêu chuẩn (TCVN 1450-2009) thì gạch rỗng đất sét nung có các loại kích thước
như sau:
Bảng 1.1. Kích thước viên gạch rỗng đất sét nung (TCVN 1450-2009)
Tên kiểu gạch

Dài

Rộng

Dày

Gạch rỗng 60

220

105

60

Gạch rỗng 80

180

80

80


Gạch rỗng 105

220

105

105

Với gạch rỗng 2 lỗ thông thường sẽ có kích thước là 220x105x60 mm.
-

Theo công dụng ta có:

+ Gạch xây chịu lực
+ Gạch xốp nhẹ, cách nhiệt tốt, chịu lực kém, độ hút nước lớn
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

4


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
+ Gạch rỗng nhiều lỗ, nhẹ nhưng cường độ khá cao, dùng để xây tường ngăn, nơi cần
thông thoáng, lấy ánh sáng, hoặc tạo những lỗ rỗng phù hợp để trang trí.
-

Theo tính chất cơ lý, gạch rỗng đất sét nung được phân loại theo các mác
Bảng 1.2. Phân loại gạch theo cường độ chịu lực
Cường độ nén

Mác gạch


-

Cường độ uốn

Trung bình cho 5 Nhỏ nhất cho 1 Trung bình cho 5
mẫu thử
mẫu thử
mẫu thử

Nhỏ nhất cho 1
mẫu thử

M125

12,5

10,0

1,8

0,9

M100

10,0

7,5

1,6


0,8

M75

7,5

5,0

1,4

0,7

M50

5,0

3,5

1,4

0,7

Ký hiệu quy ước cho gạch rỗng đất sét nung được ghi theo thứ tự sau:

Tên kiểu gạch theo chiều dày, số lỗ rỗng và đặc điểm lỗ rỗng, độ rỗng, mác gạch và số
hiệu của tiêu chuẩn này.
VÍ DỤ: Ký hiệu quy ước của gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật, dày 105 mm, độ rỗng 40 %, mác
M50 theo tiêu chuẩn này là:
Gạch rỗng 105 – 4CN - 40 - M50 TCVN 1450 : 2009

1.2.2 Ngói lợp
a. Theo phương pháp tạo hình
- Ngói tạo hình bằng phương pháp dập
- Ngói tạo hình bằng phương pháp đùn ép
b. Theo hình dạng ngói
- Ngói có rãnh:
+ Loại 22 viên/m2 có kích thước 340 x 205 mm
+ Loại 13 viên/m2 có kích thước 420 x 260 mm
+ Loại 16 viên/m2 có kích thước 420 x 205 mm
- Ngói có bề mặt phẳng
- Ngói bò:
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

5


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
+ Ngói bò có sống
+ Ngói bò không có sống
c. Theo công dụng, chức năng
- Ngói lợp để bao che công trình.
- Ngói trang trí.
- Ngói vừa bao che vừa trang trí
1.3 Các loại sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật
Gạch đất sét thường được chế tạo từ các loại đất sét dễ chảy với các phụ gia hoặc
không có phụ gia bằng cách tạo hình dẻo hoặc ép bán khô, sấy và nung. Gạch sản xuất
thường có kích thước 220 x105 x60 mm, theo TCVN 1451-86 gạch đất sét thường được
sản xuất theo phương pháp dẻo hoặc bán khô. Theo phương pháp dẻo gạch đất sét chia ra
các mác theo giới hạn độ bền nén 150; 125; 100; 75; 50. Cường độ uốn tương ứng: 28;
25; 22; 18; 16 kg/cm2. Hiện nay chúng ta mới chỉ sản xuất gạch tạo hình theo phương

pháp dẻo.
1.3.1 Gạch đất sét nung
- Gạch rỗng đất sét nung có khối lượng thể tích lớn hơn 1600 kg/m3 được xem như gạch
đặc và áp dụng theo TCVN 1451 :1998.
- Các loại sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật của gạch đất sét nung được quy định trong
TCVN 1450 : 2009
+ Gạch rỗng đất sét nung có dạng hình hộp với các mặt bằng phẳng, trên mặt viên
gạch có thể có rãnh hoặc gợn khía. Cạnh viên gạch có thể vuông hoặc lượn tròn với bán
kính không lớn hơn 5 mm, theo mặt cắt vuông góc với phương đùn ép
+ Sai lệch cho phép của viên gạch rỗng đất sét nung không được vượt quá:
Theo chiều dài : ± 6mm
Theo chiêu rộng: ± 4mm
Theo chiều dày : ± 3mm
Chú thích: đối với gạch rỗng có chiều dày bằng chiều rộng thì sai lệch kích thước tính
theo chiều dày
+ Chiều dày thành ngoài lỗ rỗng, không nhỏ hơn 10 mm. Chiều dày vách ngăn giữa
các lỗ rỗng, không nhỏ hơn 8 mm.
- Một số loại sản phẩm về gạch đất sét nung
Hình ảnh gạch đất sét nung
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

Chỉ tiêu kĩ thuật
6


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
- Kích thước: 170x115x75 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 37%
- Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2

- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 1.5 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 85x115x75 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 37%
- Cường độ chịu nén: ≥ 37N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 0.75 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 190x80x80 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 30%
- Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 1.2 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 195x135x90 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 30%
- Cường độ chịu nén: ≥ 57 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 2.4kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 195x90x55 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel

- Độ rỗng: 0.5%
- Cường độ chịu nén: ≥ 79 N/mm2
- Độ hút nước: <= 10%
- Trọng lượng: 1.8 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1451-1998
- Màu đỏ

Gạch 6 lỗ A1

Gạch nửa 6 lỗ

Gạch 4 lỗ

Gạch 6 lỗ loại lớn

Gạch đặc

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

7


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
-

Gạch 6 lỗ nhỏ

- Kích thước: 95x80x80 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 30%

- Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 1.2 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 220x60x105 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 37%
- Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 2.3 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 220x220x110 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 50%
- Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 4.1 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 200x105x200 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 37%
- Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 3 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ


Gạch 4 lỗ nửa

Gạch 3 lỗ tròn

Gạch 3 lỗ vuông

Gạch 10 lỗ tròn

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

Kích thước: 165x105x70 mm
Đất sét nung công nghệ tuynel
Độ rỗng: 37%
Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2
Độ hút nước: <= 12%
Trọng lượng: 1.5 kg/viên
Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998

8


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
- Kích thước: 305x162x90 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 50%
Gạch 20 lỗ vuông

- Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 5.7 kg/viên

- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 220x105x220mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 50%

Gạch 10 lỗ vuông

- Cường độ chịu nén: ≥ 37 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 4.5 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ
- Kích thước: 200x130x90 mm
- Đất sét nung công nghệ tuynel
- Độ rỗng: 37%
- Cường độ chịu nén: ≥ 35 N/mm2
- Độ hút nước: <= 12%
- Trọng lượng: 1.4 kg/viên
- Tiêu chuẩn: TCVN 1450-1998
- Màu đỏ

Gạch 4 lỗ vuông

Hình 2.1. Một số loại gạch rỗng nhiều lỗ

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

9



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

10


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
Bảng 1.3. Mức khuyết tật về hình dạng của gạch rỗng
Loại khuyết tật

Mức cho phép

1. Độ cong vênh trên bề mặt viên gạch, mm, không lớn hơn

5

2. Số vết nứt theo chiều dày và chiều rộng, có độ dài không quá
60 mm, vết, không lớn hơn

1

3. Số vết sứt cạnh, sứt góc sâu từ 5 mm đến 10 mm, kéo dài theo
cạnh từ 10 mm đến 15 mm, vết, không lớn hơn

2

+) Yêu cầu về cường độ chịu nén, chịu uốn, gạch được chia theo từng mác đảm bảo
không nhỏ hơn giá trị trong bảng 1.2.

+) Độ hút nước của gạch rỗng đất sét nung không lớn hơn 16 %.
+) Vết tróc do vôi trên bề mặt viên gạch có kích thước trung bình từ 5 mm đến 10 mm,
tính bằng số vết, không quá 3 vết.
1.3.2 Ngói đất sét nung
Các loại sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật của ngói đất sét nung được quy định trong
TCVN 1452 : 2004
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Có hình dạng đúng, chính xác, bề mặt phải phẳng, láng mịn, không phân lớp,
phồng mịn
+ Không có vết nứt xuyên qua ngói, độ cong vênh bề mặt và các cạnh gờ <4mm
+ Không cho phép các viên ngói có vết nứt và bị sứt
+ Chiều cao gờ phải lớn hơn 5mm, gờ rộng của viên này phải khớp với gờ
mộng của viên kia, phải lọt vào nhau trên 2/3 chiều cao gờ, cho phép sứt mẻ của gờ
không lớn hơn 1/3 chiều cao của gờ
+ Đường kính của lỗ xâu lớn hơn 1,5mm
+ Ngói phải được nung tốt, có cấu trúc hạt mịn, đồng nhất tại các mặt vỡ, không
có chất vôi
+ Khối lượng riêng 2,5:2,7 g/cm3, khối lượng thể tích 1800:2000kg/m3
+ Độ hút nước phải nhỏ hơn 10% theo khối lượng. Thời gian xuyên nước
không lớn hơn 3h
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

11


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
+ Về âm thanh màu sắc: có tiếng kêu trong và chắc khi gõ nhẹ bằng búa con;
ngói cùng lô mầu sắc phải đồng đều, không có vết hoen ố hay bạc mầu trên mặt
Bảng 1.4. Quy định các dạng khuyết tật của ngói
Dạng khuyết tật


Mức

1. Sai lệch kích thước theo chiều dài và chiều rộng viên ngói: %,
không lớn hơn

±2

2. Độ cong vênh bề mặt và cạnh viên ngói, %, không lớn hơn

±2

3. Các vết vỡ, đập gờ hoặc mấu, có kích thước:
+ lớn hơn 1/3 chiều cao gờ, mấu,

Ko cho phép

+ nhỏ hơn 1/3 chiều cao gờ, mấu

1 vết

4. Vết nứt
+ có chiều sâu, lớn hơn 3 mm, chiều dài nhỏ hơn 20 mm,

Ko cho phép

+ có chiều sâu, nhỏ hơn 3 mm, chiều dài nhỏ hơn 20 mm, không nhiều
hơn
5. Vết nổ vôi trên bề mặt


1 vết
Ko cho phép

+ Các chỉ tiêu cơ lý của ngói được quy định trọng bảng 1.5.
Bảng 1.5. Các chỉ tiêu cơ lý của ngói
Tên chỉ tiêu

Mức

1. Độ hút nước, %, không lớn hơn

14

2. Tải trọng uốn gãy đối với ngói lợp, theo chiều rộng viên ngói, N/cm,
không nhỏ hơn

35

3. Khối lượng một mét vuông ngói ở trạng thái bão hòa nước, kg, không
lớn hơn

55

4. Khối lượng một viên ngói khô loại 22 viên/m2 là, kg

2,1

4. Thời gian xuyên nước, giờ, không nhỏ hơn
5. Độ bền băng giá khi thử theo Phụ lục A, TCVN 1452 – 2004
CHÚ THÍCH – Chỉ tiêu độ bền băng giá quy định khi theo yêu cầu.


SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

12

2
Đạt yêu
cầu


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
Một số loại ngói

Thông số kĩ thuật







Ngói mũi tên A1









Ngói mũi tên A2








Ngõi mũi hài








Ngói úp nóc

Kích thước: 345x212x20 mm
Đất sét nung công nghệ tuynel
Trọng lượng: 1.7 kg
Màu đỏ
Độ hút nước <6%
Độ xuyên nước >120 phút
Kích thước: 345x212x20 mm
Đất sét nung công nghệ tuynel
Trọng lượng: 1.7 kg
Màu đỏ

Độ hút nước <6%
Độ xuyên nước >120 phút
Kích thước: 150x150x12 mm
Đất sét nung công nghệ tuynel
Trọng lượng:0.3 kg
Màu đỏ
Độ hút nước <6%
Độ xuyên nước >120 phút
Kích thước: 386x193x15 mm
Đất sét nung công nghệ tuynel
Trọng lượng: 1.7 kg
Màu đỏ
Độ hút nước <6%
Độ xuyên nước >120 phút

Hình 2.2. Một số loại ngói

1.4 Sản phẩm lựa chọn
Theo yêu cầu của đề tài, ta chọn sản phẩm gạch rỗng 2 lỗ tròn GR 60 – 2T15 có kích
thước LxBxH= 220x105x60, độ rỗng lớn nhất là 15% và ngói dập có rãnh loại 22 viên/m 2
có kích thước LxBxH= 340x205x13 để tiến hành thiết kế phân xưởng gia công nhiệt.

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

13


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
1.4.1 Yêu cầu kỹ thuật của gạch rỗng 2 lỗ
Kích thước Dài 220 mm, rộng 105 mm, dày 60

mm
- Tính toán cơ bản về viên gạch
Thể tích của 1 viên gạch đặc là:
Vđặc = B.L.H = 10,5x22x6 = 1386 (cm3).
Thể tích 2 lỗ rỗng viên gạch là:

V2lỗ=2..

R2
4

.R.L=2.3,14.

2,52
4

.22=216(cm3).

Thể tích của viên gạch rỗng là:
V = Vđặc –V2 lỗ = 1386 – 216 = 1170 (cm3).

Hình 2.2. Gạch rỗng 2 lỗ

Khối lượng
ρ của 1 viên gạch 2 lỗ rỗng là:
G = V.

v

= 1170 x1,8




2106 (g).

1.4.2 Yêu cầu kỹ thuật của ngói đất sét nung loại 22 viên/m2

Hình 2.3. Ngói đất sét nung loại 22 viên/m2
Kích thước danh nghĩa: 340x205x13 (mm)
- Tính toán cơ bản về viên ngói
+ Thể tích của 1 viên ngói là:
Vđặc = B.L.H = 340x205x13 = 906,1.103 (mm3).
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

14


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
+ Khối lượng một viên ngói khô theo TCVN 1452:73 là: 2,1 kg [1]
Vậy thể tích thực của 1 viên ngói khô: 2,1/1900 = 1,11.10-3 m3
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
2.1. Nguyên liệu sản xuất gạch ngói đất sét nung
2.1.1. Đất sét
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm gốm nói chung và gạch ngói nói riêng là đất
sét. Trong sản xuất gạch và ngói đất sét nung, người ta sử dụng chủ yếu là đất sét dễ chảy
như khoáng đất sét, đá phiến sét, á sét, đất hoàng thổ…[1]
Đất sét là loại đá trầm tích đa khoáng, khi nhào trộn với nước nó trở thành hỗn hợp
dẻo có thể tọa hình thành các sản phẩm khác nhau, sau khi gia công nhiệt nó biến thành
trạng thái đá.
Thành phần chính của đất sét là khoáng sét. Chúng được tạo thành do fenspat bị

phong hóa. Tùy theo điều kiện môi trường mà fenspat tạo thành các khoáng khác nhau.
Trong môi trường axit yếu (pH = 6 – 7) tạo ra caolinit
6SiO2.Al2O3.K2O + nH2O + CO2 = 2SiO2.Al2O3.2H2O + 4SiO2 + K2CO3
Trong môi trường kiềm (pH = 7,3 – 10,3) tạo montmorilonit
6SiO2.Al2O3.K2O + nH2O + CO2 = 4SiO2.Al2O3.nH2O + 2SiO2 + K2CO3
- Thành phần khoáng của đất sét:
Các loại khoáng chủ yếu trong đất sét là: caolinít, ilít (thuỷ mica), môntmôrilônhít…
Nó là các alumosilicat ngậm nước (nAl2O3.nSiO2.pH2O). Mạng lưới tinh thể của các
khoáng đất sét này có tính chất lớp, bao gồm các lớp hay là tấm lặp lại của cụm các khối
bốn mặt [SiO4] với tâm là cation Si+4 và khối tám mặt [AlO6] với tâm là cation Al+3. Do
sự kết hợp của các khối bốn mặt và tám mặt này theo các kiểu khác nhau sẽ hình thành
nên các khoáng sét.
Khoáng caolinít (Al2O3.2SiO2.2H2O): mạng lưới tinh thể của nó bao gồm một lớp
khối bốn mặt xen kẽ với một lớp khối tám mặt. Do sự tích điện âm ở bề mặt khoáng làm
cho khoáng có khả năng thấm nước nhưng với một lượng nước không nhiều. Lượng nước
này dễ tách ra trong quá trình sấy. Kích thước từ 0,1÷3µm.
Khoáng môntmôrilônhít (Al2O3 .4SiO2.nH2O): mạng lưới tinh thể của nó được hình
thành bởi hai lớp khối bốn mặt bên ngoài và một lớp khối tám mặt bên trong. Do cấu tạo
mạng lưới tinh thể như vậy: bề mặt ngoài là các ion O 2-, bên trong là các OH- nên khoáng
này có khả năng hút một lượng nước lớn và giữ nó, khó tách ra khi sấy cũng như khả
năng phồng trương mạnh. Nhóm khoáng môntmôrilônhít làm cho đất sét có khả năng

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

15


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
phân tán, trương nở, độ dẻo, độ nhạy khi sấy khá cao, dễ gây cong vênh, nứt tách nên
thường phải dùng phụ gia gầy khi sử dụng.

Khoáng thuỷ mica (K2O.MgO.4Al2O3.7SiO2.2H2O): mạng lưới tinh thể tương tự
mạng lưới tinh thể của khoáng Môntmôrilônhít. Đặc điểm đặc trưng của nhóm khoáng
này là có sự tham gia trong thành phần các ôxýt kiềm và kiềm thổ và khả năng thay thế
đồng hình của các cation riêng biệt. Hàm lượng các khoáng chính trên trong đất sét yêu
cầu lên tới 40%.
Đất sét có màu sắc khác nhau từ màu trắng, nâu, xanh , xám đến đen. Màu sắc do các
tạp chất vô cơ và hữu cơ quyết định.
-

Thành phần hóa của đất sét
Đây là đặc trưng quan trọng. Trong một mức độ lớn, nó xác định khả năng sử dụng
thích hợp của các loại đất sét để sản xuất các loại sản phẩm xác định. Thành phần hóa của
đất sét để sản xuất gạch ngói gao gồm các loại oxit SiO2, Al2O3, CaO, MgO, Fe2O3, Na2O,
K2O…
Oxit silic (SiO2) có mặt trong đất sét dưới dạng liên kết trong thành phần các khoáng
hình thành đất sét và dạng tự do dạng cát quắc. Hàm lượng lớn oxit silic tự do cho thấy
nguyên liệu sét có chứa một lượng lớn cát, làm tăng độ xốp của xương và làm giảm độ
bên cơ học của sản phẩm. một nguyên liệu như vậy ít cho hiệu quả hoặc hoàn toàn không
dùng được để sản xuất các sản phẩm có hình dáng phức tạp.
Oxit nhôm (Al2O3) có mặt trong đất sét ở dạng liên kết. Nó là oxit khó nóng chảy
nhất, những loại đất sét có hàm lượng oxit nhôm cao đòi hỏi nhiệt độ nung cao, khoảng
giữa giá trị nhiệt độ bắt đầu nóng chảy và nhiệt độ kết khối lớn, làm giảm khả năng biến
dạng của sản phẩm do đó nung dễ hơn. Hàm lượng oxit nhôm trong gạch dao động từ 10
– 15%, còn trong đất sét chịu lửa quý nó có thể đến 32 – 35% hay cao hơn.
Oxit canxi (CaO), các sunfat (CaSO4) tham gia vào trong thành phần của các vật liệu
sét dưới dạng đá vôi, đá dolomit và các khoáng khác. Khi ở trạng thái phân tán mịn, phân
bố đồng đều trong đất sét, các oxit này làm giảm khả năng liên kết, hạ thấp nhiệt độ nóng
chảy của đất sét, gây khó khăn cho quá trình nung do khoảng nóng chảy của đất sét bị thu
hẹp, khả năng biến dạng của sản phẩm tăng cao.
Oxit magie (MgO) cũng được coi là chất trợ dung có tác dụng tương tự CaO, chỉ có

ảnh hưởng ít hơn đến khoảng kết khối của đất sét.
Các oxit kim loại kiềm (Na2O, K2O) đều là những chất trợ dung mạnh, chung làm
tăng độ co ngót, làm giảm nhiệt độ tạo pha lỏng nóng chảy, làm đặc chắc xương sản
phẩm và tăng độ bền cho sản phẩm.
Các oxit sắt thường gặp trong đất sét ở dạng các hợp chất oxit, oxit thấp hay các hợp
chất oxit hỗn tạp. Đây là những chất trợ dung mạnh.
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

16


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
-

Thành phần hạt của đất sét
Thành phần hạt được đánh giá bằng % các cỡ hạt trong nó, thành phần hạt có ảnh
hưởng đến độ dẻo của đất sét. Thành phần hạt càng nhỏ khả năng giữ nước tốt nên đất sét
càng dẻo dộ kết khối càng cao.
Thành phần hạt của đất sét thường sử dụng trong công nghệ gốm nói chung và gốm
xây dựng nói nói riêng bao gốm 6 loại cỡ hạt kích thước khác nhau: từ cỡ hạt nhỏ hơn
1µm đến cỡ hạt 1000µm.
Thành phần hạt của nguyên liệu đất sét rất đa dạng, bao gồm[1]:
Kích thước hạt
+ Nhỏ hơn 5µm

:

8÷60%.

+ Từ 5 đến 50µm


:

6÷55%.

+ Từ 50 đến 250µm

:

1÷22%.

+ Lớn hơn 1000µm

:

10%.

Trong sản xuất các sản phẩm gốm tường và các sản phẩm khác của gốm thô xây dựng,
người ta thường sử dụng 3 thành phần hạt để phân loại đất sét:
+ Hạt sét là các hạt có kích thước nhỏ hơn 5µm
+ Hạt bụi có kích thước từ 5 đến 50µm
+ Hạt cát cát là các hạt có kích thước từ 50µm đến 2mm.
Tạp chất là các hạt có kích thước lớn hớn 2mm.
Khi nghiên cứu riêng thành phần hạt có kích thước nhỏ hơn 1µm, người ta còn chia
ra một số hạt có kích thước nhỏ hơn. Do đó trong một số trường hợp thành phần này là
nguyên nhân của một số đặc tính khi đất sét tác dụng tương hỗ với nước. Sự phân loại
theo 3 thành phần hạt này có thể biểu diễn trên biều đồ tam giác thành phần hạt.
-

Độ dẻo

Độ dẻo của đất sét là khả năng của đất sét khi nhào trộn với nước tạo thành hỗn hợp
dẻo, cho phép tạo hình với hình dáng bất kỳ. Dưới tác dụng của ngoại lực nó có độ bền
nhất định.
Độ dẻo tạo hình là khả năng của đất sét khi nhào trộn với nước tạo thành hỗn hợp
dẻo, cho phép tạo hình với hình dáng bất kỳ. Dưới tác dụng của ngoại lực nó có độ bền
nhất định. Độ dẻo của đất sét được đánh giá qua chỉ số dẻo D được tính như sau:
D = W1 – W2 .
Trong đó :

W1: Độ ẩm của đất sét ở giới hạn dưới độ lưu động.

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

17


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
W2 : Độ ẩm của đất sét ở giới hạn lăn vê.
Theo giá trị này độ dẻo của đất sét được chia làm 5 nhóm:[1]
+ Đất sét dẻo cao:

D > 25

+ Đất sét dẻo trung bình:

D = 15 ÷ 25

+ Đất sét dẻo thường:

D = 7 ÷ 15


+ Đất sét kém dẻo:

D=1÷7

+ Đất sét không dẻo:

D



1

Độ dẻo của đất sét phụ thuộc trước hết vào thành phần cơ học của nó. Với việc tăng
độ phân tán của đất sét thì tính dẻo cũng tăng, khi này ảnh hưởng mạnh nhất đến tính dẻo
của đất sét là hàm lượng các hạt kích thước nhỏ hơn 0,5µm. Tính dẻo của đất sét còn phụ
thuộc rất lớn vào loại khoáng sét.
- Độ co khi sấy: khi hong khô đất sét tự nhiên hay cưỡng bức trong hầm sấy thì thể tích
của đất sét bị co lại. Độ co trong quá trình sấy hay hong khô gọi là độ co sấy. Độ co sấy
thường từ 4 ÷ 12%. Để đánh giá độ co trong quá trình sấy người ta dùng đại lượng độ
nhậy khi sấy và được biểu thị bằng hệ số độ nhậy Kr:
Kr =

Trong đó:

V1
V0 (g 0 − g1 )
−1
V0 − V1


V1: Thể tích của mẫu thử sau khi sấy khô không khí, tính bằng cm3.
V0: Thể tích của mẫu thử lúc mới tạo hình, tính bằng cm3.
G1: Khối lượng của mẫu thử sau khi sấy khô không khí, tính bằng g.
g0: Khối lượng của mẫu thử lúc mới tạo hình, tính bằng g.

Theo hệ số độ nhậy, đất sét được chia ra làm 3 loại sau:
+ Độ nhậy cao:

Kr >1.5.

+ Độ nhậy trung bình:

Kr >1 ÷ 1.5.

+ Độ nhậy thấp:

Kr <1.

- Tính tạo hình: là khả năng chịu sự biến dạng của nó mà không bị phá huỷ cấu trúc.
- Tính chịu kéo: là giới hạn sự dãn dài tương đối của đất sét khi mẫu có chút nứt, đứt.
Người ta đã xác lập trị số chịu kéo của đất sét hoàn toàn ảnh hưởng đến tính bền, nứt của
sản phẩm gốm. Theo các nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học xây dựng Liên Bang
Nga trị số bền kéo của đất sét dễ chảy vào khoảng 0,2 ÷ 1,3%.
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

18


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
- Nhiệt độ kết khối: là nhiệt độ nung mẫu thử để chúng có độ hút nước không quá 5%

nhưng vẫn giữ ngyên hình dáng ban đầu không bị biến dạng. Khoảng nhiệt độ kết khối T
là hiệu giữa nhiệt độ kết khối T1 và nhiệt độ biến dạng T2 có ý nghĩa quan trọng trong
việc điều chỉnh nhiệt độ nung cần đạt trong quá trình gia công sản phẩm.
- Quá trình biến đổi hóa lý khi nung
Đất sét là một hệ đa khoáng, khi gia công nhiệt xảy ra nhiều quá trình hóa lí phức tạp,
những khoáng mới được tạo thành.
Từ nhiệt độ thường đến 130 oC, nước tự do trong đất sét bay hơi, đất sét bị co.
Từ nhiệt độ 200 đến 450 oC, nước hấp phụ bay hơi, chất hữu cơ cháy, đất sét bị co
đáng kể và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; Fe 2O3 chuyển thành FeO tạo
ra môi trường khử.
Ở nhiệt độ từ 500 đến 550 oC nước hóa học mất, caolinit chuyển thành metacaolinit
(Al2O3.2SiO2)
Al2O3.2SiO2.2H2O → Al2O3.2SiO2 + 2H2O
Đất sét mất tính dẻo.
Khi nhiệt độ từ 550 đến 880 oC metacaolinit phân hủy thành γAl 2O3 và SiO2. Mạng
lưới tinh thể của khoáng sét hoàn toàn bị phá hủy, cường độ giảm.
Trong khoảng nhiệt độ 920 – 980 oC, γAl2O3 biến thành αAl2O3, khoáng silimanit
được hình thành (tỏa nhiệt).
αAl2O3 + SiO2 → Al2O3.SiO2
Khoáng cacbonat bị phân hủy: CaCO3 → CaO + CO2
Trong khoảng nhiệt độ 1000 – 1200oC chủ yếu là sự tạo khoáng silimanit và khoáng
mulit bắt đầu được hình thành
Al2O3.SiO2 → 3 Al2O3.2 SiO2
Quá trình kết khối xảy ra, thể tích bị co, khối lượng thể tích của sản phẩm tăng do
xuất hiện pha lỏng. nhiệt độ càng tăng, sự chuyển hóa silimanit thành mulit càng mạnh và
chuyển hoáng hoàn toàn thành mulit ở nhiệt độ 1370 – 120 oC. khoáng mulit làm cho sản
phẩm có cường độ cao và bền nhiệt.
Trong quá trình nung sản phẩm gốm thường phải lưu ý đến khoảng kết khối của đất
sét Δt – hiệu của nhiệt độ lúc kết thúc kết khối và bắt đầu kết khối. Nhiệt độ kết khối là
hiện tượng bắt đầu xuất hiện tương lỏng, tăng khối lượng thể tích của hệ, tăng cường độ

của sản phẩm. nhiệt độ kết thúc kết khối là nhiệt độ cao nhất mà sản phẩm vẫn còn giữ
được hình dạng. Nói chung đất sét có khoảng kết khối càng rộng thì càng dễ sử dụng

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

19


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
trong sản xuất các sản phẩm gốm. Ở đất sét dễ chảy có khoảng kết khối là 50 – 100 oC, đất
sét bền nhiệt là 400oC.
2.1.2. Nguyên liệu gầy
Vật liệu gầy được pha trộn vào đất sét nhằm giảm độ dẻo, giảm độ co khi phơi sấy và
nung. Vật liệu gầy thường là samot, đất sét mất nước, cát, tro nhiệt điện, xỉ hoạt hóa.
Samot là vật liệu gốm dạng hạt (cỡ hạt 0,14 – 2 mm) chế tạo bằng cách nghiền đất sét
khó chảy hoặc đất sét chịu lửa, nung trước ở nhiệt độ nung sản phẩm. Nó cũng được chế
tạo từ thải phẩm gạch nung non lửa. Nó được sử dụng để sản xuất các sản phẩm có chất
lượng cao, gạch ốp hay vật liệu bền nhiệt.
Đất sét nung non được chế tạo bằng cách nung đất sét ở nhiệt độ 700 – 750 0C để khử
nước hóa học. Nó được sử dụng với hàm lượng 30 – 50% nhằm cải thiện tính chất khi sấy
và hình dạng bên ngoài của gạch.
Cát với cỡ hạt 0,5 – 2 mm được sử dụng với hàm lượng 10 – 25%. Nếu sử dụng
nhiều hơn nó làm giảm cường độ và độ bền nước của sản phẩm.
Tro nhiệt điện vừa là phụ gia gầy vừa là phụ gia cháy.
2.1.3. Phụ gia cháy và phụ gia tăng dẻo
Phụ gia cháy như mùn cưa, phoi bào, thải phẩm xí nghiệp làm giàu than đá, tro nhiệt
điện, bã giấy… không những có tác dụng làm tăng độ rỗng của gạch mà còn làm cho quá
trình gia công nhiệt đồng đều hơn.
Đất sét độ dẻo cao, đất bentonit cũng như các phụ gia có tính chất hoạt động bề mặt
khác đóng vai trò như phụ gia tăng dẻo cho đất sét.

2.2. Nguyên liệu sử dụng trong nhà máy
2.2.1. Đất sét
Đất sét dử dụng trong nhà máy có thành phần hóa được nêu trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần hóa của đất sét
Oxit

SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO

K2O

Na2O

MKN

tổng

58,20

19,2
0

8,80


1,20

1,10

2,95

0,70

8,21

100,36

%

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

20


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
2.2.2. Nguyên liệu gầy
Ở đây ta sử dụng là phế phẩm sản xuất. Phế phẩm sản xuất có thành phần hóa tương
tự thành phần hoá của phối liệu. Nó có tác dụng là giảm độ co sấy cũng như độ co nung.
Lượng nguyên liệu gầy đưa vào trong phối liệu với hàm lượng nhỏ là 5%.
2.2.3. Phụ gia cháy
Lượng phụ gia cháy đưa vào phụ thuộc vào nhiệt lượng của chúng có thể chiếm tới
60% hay hơn lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình nung (còn phụ thuộc vào tính chất
của nguyên liệu và yêu cầu của sản phẩm).
2.3. Nhiên liệu

Nhà máy sử dụng nhiên liệu rắn là than cám, thành phần than cám được cho trong
bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thành phần hóa của than cám (% theo khối lượng)
Sc

Cc

Hc

Nc

Oc

Wlv

Alv

2,3

93

1,8

1

1,9

6

18


Quy đổi về thành phần làm việc
S lv = S .

100 − W lv − Alv
100 − 6 − 18
= S.
= 0, 76.S
100
100

Công thức quy đổi về thành phần làm việc:
Trong đó: giá trị Wlv=6 % là độ ẩm của bột than khi đưa vào đốt ở các thiết bị nhiệt.
Bảng 2.3. Thành phần hóa làm việc của than cám (% theo khối lượng)
Slv

Clv

Hlv

Nlv

Olv

1,75

70,68

1,37


0,76

1,44

2.3.1 Nhiệt trị của nhiên liệu
Qc = 81. C + 300. H - 26.(O - S )
lv

lv

lv

lv

lv

= 81x70,68 + 300x1,37– 26.( 1,44– 1,75) = 6144,14 (kCal/kg).
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

21


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
Qlvth = Qc - 6.(9.Hlv + Wlv) = 6144,14 – 6.(9x1,37 + 6) = 6034,16 (kCal/kg).
lv

MKNthan = 100 – Alv = 100 – 18 = 82%.
2.4. Tính toán thành phần phối liệu
2.4.1. Thành phần phối liệu sản xuất gạch rỗng 2 lỗ
Bảng 2.4. Thành phần hóa của đất sét quy về 100%

Oxit

SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO

MgO

K2O

Na2O

MKN

Tổng

%

57,99

19,13

8,77

1,20


1,10

2,94

0,70

8,18

100,00

Thành phần hóa của tro than
Bảng 2.5. Bảng thành phần hoá của tro than quy về 100%
Oxit

SiO2

Al 2O3

Fe 2O3

CaO

MgO

SO3

Tổng

%


63,6

29,6

4,6

1,35

-

0,85

100

Số liệu tính toán:
- Khối lượng thể tích của 1 viên gạch: 0=1,8 g/cm3.
- Sản phẩm ở đây là gạch có hai lỗ rỗng, đường kính mỗi lỗ là: 2,5cm.
- Xác định khối lượng của 1 viên gạch chưa pha than sau khi nung:
Ta có:
Vđặc = LxBxH = 22x10,5x6 = 1386 cm3.
Vlỗ rỗng = 2.(.



2

2

D
2,5

.L) = 2.( 3.14.
.22)
4
4

= 216 cm3.

V = Vđặc – Vlỗ rỗng = 1386 – 216 = 1170 cm3.

Trong đó:
L: chiều dài của viên gạch.
B: chiều rộng của viên gạch.
H: chiều cao của viên gạch.
D: đường kính lỗ rỗng.
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

22


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
Suy ra khối lượng của viên gạch chưa pha than sau khi nung:
G0 = V.

ρ0

= 1170x1,8 = 2106 (g).

- Xác định các thông số viên gạch mộc chưa pha than sau khi sấy (trước khi nung)
Ta có độ co nung: Cn = 3% ; MKNđất = 8,18%.
+ Kích thước của viên mộc:

Dài =

100
220 ×
100 − 3

Rộng =

Cao =

φrỗng =




= 226,8 (mm).

100
105 ×
100 − 3

100
60 ×
100 − 3
100 − 3
25 ×
100

= 108,2 (mm).


= 61,8 (mm).

= 24,3 (mm).

Vđặc = 22,68x10,82x6,18 = 1516,56 (cm3).

Vlỗ rỗng =

Π × 2,432
22,68 ×
×2
4

= 210,37 (cm3).

+ Thể tích của viên mộc (phần đặc):
V1 = Vđặc – Vlỗ rỗng = 1516,56 – 210,37 = 1306,19 (cm3).
+ Khối lượng của viên mộc (coi độ ẩm trước khi đưa vào nung là Ws = 4%):
G1' = G0 ×

100
100
100
100
×
= 2106 ×
×
= 2389, 2
100 − MKN 100 − Ws
100 − 8,18 100 − 4


+ Khối lượng thể tích :

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

23

(g).


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
ρ 01 =

G1' 2389, 2
=
= 1,83
V1 1306,19

(g/cm3).

- Xác định lượng than cần dùng để nung một viên gạch mộc
+ Theo yêu cầu thì lượng than tiêu tốn để nung 1000 viên gạch là từ 70÷190kg, dự tính
dùng 130kg than/1000 viên gạch có nhiệt trị tiêu chuẩn Q=7000 kCal/kg. Vậy với loại
than sử dụng (Q =6034,16 kCal/kg) thì 1000 viên gạch mộc cần:
7000
×130 = 150,8
6034,16

(Kg).
+ Thực tế ta dùng 70% lượng than cần đốt để trộn vào trong phối liệu còn 30% than được

tra qua các lỗ tra than ở trên lò nung để điều chỉnh nhiệt độ nung trong lò. Vậy lượng than
trộn trong phối liệu là:
150,8 x 0,7 = 105,56 (Kg).
Suy ra khối lượng than (ở độ ẩm W = 6%) dùng cho 1 viên gạch là:
105,56
= 0,105
1000

(Kg)

Vậy %đất và %than có trong phối liệu khi chưa phối hợp phụ gia:

%Đất1 =

2,39 × 100
= 95,8%
0,105 + 2,39

%Than1 = (100 – 95,8)% = 4,2%.
% Trothan =

=>

4, 2 × 18
= 0, 756%
100

- Xác định lượng mất khi nung của phối liệu:
Ta có: MKNpl = MKNđất x %Đất + MKNthan x %Than
=8,18x0,96 + 82x0,042 = 11,3 %.

- Xác định các thông số viên gạch mộc có pha than sau khi sấy (trước nung):
Độ co nung Cn = 3% ; MKNpl = 11,3 %.
Kích thước của viên mộc:

SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

24


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GỐM XÂY DỰNG
Dài =

100
220 ×
100 − 3

Rộng =

Cao =

φrỗng =

= 226,8 (mm).

100
105 ×
100 − 3

100
60 ×

100 − 3

100 − 3
25 ×
100

= 108,2 (mm).

= 61,8 (mm).

= 24,3 (mm).

Vssđặc = 22,68x10,82x6,18 = 1516,56 (cm3).
Vsslỗ rỗng =
22,68 ×

Π × 2,432
×2
4

= 210,37 (cm3).

+ Thể tích của viên mộc (phần đặc):
Vss = Vssđặc – Vsslỗ rỗng = 1516,56 – 210,37 = 1306,19 (cm3).
+ Khối lượng của viên mộc (coi độ ẩm trước khi đưa vào nung là W s = 3%):
Gss = G0 ×

100
100
100

100
×
= 2106 ×
×
= 2447,73
100 − MKN pl 100 − Ws
100 − 11,3 100 − 3
(g).

+ Khối lượng thể tích :

ρoss =

Gss 2447,73
=
= 1,88
Vss 1306,19

(g/cm3).

- Xác định các thông số viên gạch mộc có pha than sau khi tạo hình:
Độ co sấy:

Cs = 5%.

Độ ẩm tạo hình:

Wth = 20%.

Độ ẩm sau khi sấy:


Ws = 3%.

Kích thước của viên mộc ngay sau khi tạo hình:
SVTH: NGUYỄN VĂN SƠN 15VL

25


×