VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG QUỐC ĐẠT
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 9.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
Công trình đã được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1.GS.TS. Vũ Dũng
2. PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Yến Phương
Phản biện 2: PGS.TS. Phan Thanh Long
Phản biện 3: TS. Phạm Như Nghệ
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học
viện Khoa học xã hội
Vào lúc phút, ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1,Nguyen Khac Hung & Hoang Quoc Dat (2017), Current status of
Establishing Material Values of Secondayy Schools Culture in Ho Chi minh
city, Journal of Social Psychology (Volume 12 - 2017),
2,Hoàng Quốc Đạt, (2018), Đánh giá các giá trị tinh thần của văn hóa nhà
trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tâm lý học xã hội số
4, 2018,
3,Hoàng Quốc Đạt, (2018), Hành vi ứng xử trong văn hóa nhà trường trung
học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tâm lý học xã hội số 8, 2018.
4, Hoàng Quốc Đạt, (2018), Thực trạng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Tâm lý học xã hội số 10, 2018.
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng văn hóa luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ quốc gia nào.
Văn hóa là một trong bốn trụ cột phát triển của một quốc gia (chính trị, kinh tế, văn hóa và môi
trường). Văn hóa giúp cho một quốc gia phát triển có hiệu quả và bền vững.Đối với một nhà
trường cũng vậy. Văn hóa của nhà trường là sự tổng hòa toàn bộ sự phát triển của nhà trường từ
hoạt động đào tạo, giáo dục, quản lý nhân lực, người học, cơ sở vật chất, giao tiếp và ứng xử
trong nhà trường,… Xây dựng văn hóa của nhà trường là xây dựng hoạt động giảng dạy, giáo
dục nhân cách người học phù hợp, hiệu quả; xây dựng cách thích ứng xử văn minh, lịch sự,
thân thiện trong nhà trường; xây dựng cơ sở vật chất của trường đẹp đẽ, đảm bảo môi trường
không bị ô nhiễm, xanh, sạch, đẹp. Một nhà trường có môi trường văn hóa tốt là một nhà
trường đào tạo có chất lượng cao, có sự phát triển bền vững, có uy tín trong cộng đồng và xã
hội.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm là đầu tầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Là nơi phát triển năng động nhất, phát triển kinh tế thị trường sớm nhất ở nước ta nên bên cạnh
các trường phổ thông, trong đó có các trường trung học cơ sở tiếp thu được các giá trị văn hóa
mới của các các nền văn hóa khác, thì các trường trung học cơ sở cũng xuất hiện những vấn đề
tiêu cực tác động xấu đến văn hóa nhà trường. Tình trạng học sinh có hành vi lệch chuẩn như
học sinh nghiện game online, nghiện internet dẫn đến học tập sút kém, tình trạng bạo lực học
đường, tình trạng học sinh phạm pháp (đánh nhau, trộm cướp…) xuất hiện và có xu hướng phát
triển. Một số giáo viên thiếu tâm huyết, vi phạm đức nghề nghiệp.
Trước thực trạng trên đòi hỏi các trường nói chung và các trường trung học cơ sở thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng phải chú ý, quan tâm đến đổi mới hoạt động giáo dục và xây dựng
văn hóa nhà trường. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý xây dựng văn hoá nhà
trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà
trường trung học cơ sở, qua đó đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở
các trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý xây dựng văn hóa
nhà trương phổ thông;
-Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở:
Các khái niệm công cụ, nội dung quản lý, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa
nhà trường trung học cơ sở;
-Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở Thành
phố Hồ Chí Minh, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ
sở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh và tiến hành thử nghiệm để kiểm chứng 1 giải pháp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
2
3.2.1.Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu các nội dung quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ
sở tại thành phố Hồ Chí Minh (văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần).
3.2.2.Giới hạn về phạm vi địa bàn nghiên cứu
Đề tài tổ chức khảo sát thực tiễn tại 6 trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh:
2 trường tại quận 1 (quận trung tâm); 2 trường tại quận Tân Bình (quận giáp nội thành); 2
trường tại huyện Hốc Môn (huyện ngoại thành). Trong đó gồm có các trường trung học cơ sở
sau: Trường trung học cơ sở Quang Trung, Trường trung học cơ sở Chu Văn An; Trường trung
học cơ sở Tô Ký; Trường trung học cơ sở Nguyễn Du; Trường trung học cơ sở Âu Lạc; Trường
trung học cơ sở Trung Mỹ Tây 1.
3.2.3. Giới hạn về phạm vi khách thể điều tra của luận án
Đề tài tập trung nghiên cứu giáo viên, cán bộ quản lý Sở Giáo dục và đào tạo; Phòng
Giáo dục và Đào tạo và cán bộ quản lý, giáo viên tại 6 trường trung học cơ sở thành phố Hồ
Chí Minh.
3.2.4. Giới hạn về chủ thể quản lý
Có nhiều chủ thể quản lý xây dựng văn hoá các trường trung học cơ sở như: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng, trưởng phó phòng ban liên quan, các đoàn thể trong nhà trường. Tuy nhiên,
trong luận án này chủ thể quản lý chính được xác định là hiệu trưởng các trường trung học cơ
sở, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp trong quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học
cơ sở.
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở, đề tài xuất phát từ các
nguyên tắc có tính phương pháp luận sau:
4.1.1.Tiếp cận văn hoá tổ chức
Cách tiếp cận này sẽ giúp xác định được các nội dung xây dựng văn hoá nhà trường
THCS bao gồm: Các giá trị văn hoá vật chất và các giá trị văn hoá tinh thần.
4.1.2. Tiếp cận chức năng quản lý
Hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường THCS sẽ được chủ thể quản lý thông
qua các chức năng cơ bản của quản lý đó là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh
giá.
Bên cạnh 2 cách tiếp cận chính ở trên, luận án còn sử dụng một số cách tiếp cận khác
như:Tiếp cận hoạt động; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận phát triển; Tiếp cận liên ngành
Như vậy, luận án sử sử dụng một cách đồng bộ các tiếp cận này để xây dựng khung lý
thuyết nghiên cứu quản lý xây dựng văn hoá các trường trung học cơ sở. Tuy nhiên, tiếp cận
chính được sử dụng để nghiên cứu quản lý xây dựng văn hoá các trường trung học cơ sở đó là
tiếp cận văn hoá tổ chức kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đề ra, luận án sẽ sử
dụng phối hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính dưới đây:
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp thực nghiệm tác
động; Phương pháp thống kê toán học.
4.3. Giả thuyết khoa học
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh còn bộc lộ
3
những hạn chế trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc kế thừa và phát triển
những giá trị vật chất và giá trị tinh thần dẫn tới hạn chế trong việc xây dựng văn hóa nhà
trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nếu đề xuất và thực hiện được các giải
pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp
cận văn hóa tổ chức và chức năng quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa nhà
trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần bổ sung và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về quản lý xây dựng
văn hóa nhà trường trung học cơ sở như: xây dựng được các khái niệm công cụ quản lý xây
dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở; Trên cơ sở tiếp cận văn hoá tổ chức kết hợp với chức
năng quản lý luận án đã xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này; xác định được các
yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học
cơ sở.
Luận án đã nêu và phân tích thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ
sở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ở mức trung bình; đề cập mức độ ảnh hưởng của yếu tố
chủ quan và khách quan tới quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở; đưa ra các
giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án đề xuất các tiêu chuẩn xây dựng văn hóa nhà trường các trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kết quả nghiên cứu mới có ý nghĩa thực tiễn cao.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Hiện nay những nghiên cứu về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh chưa được nghiên cứu nhiều. Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn lý
luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh. Đồng
thời kết quả của luận án là cơ sở góp phần bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về quản lý xây
dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở vào khoa học quản lý giáo dục.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thực hiện quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ở mức trung bình. Như vậy, cần có các giải
pháp quản lý phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng văn hóa nhà trường phù hợp
với điều kiện thực tế của các nhà trường và đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục.Luận án là tài liệu tham khảo cho các trường trung học cơ sở
nhằm xây dựng văn hóa nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và đáp
ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 4 chương:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý xây dựng văn hóa nhà
trường; Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ
sở thành phố Hồ Chí Minh; Chương 4: Giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung
học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Có thể nêu ra một số hướng nghiên cứu chính sau:
- Hướng nghiên cứu về các yếu tố cấu thành nên văn hoá nhà trường
Đại diện cho hướng nghiên cứu này là các tác giả: Edgar H. Schein; Purkey và Smith;
Barbara Fralinger,…
- Hướng nghiên cứu về sự tác động của yếu tố văn hoá nhà trường đến hiệu quả giáo dục
của nhà trường và vai trò của chủ thể quản lý tới xây dựng văn hoá nhà trường. Theo hướng
nghiên cứu này, có các tác giả DewitDvà nhóm cộng sự của mình (2003); Bennis W. (1989),
Wonycott-Kytle, Angel M.; Bogotch, Ira E. (1997),Hallingera,P. & Heckb, R. H. (1998), Blase
J. và Kirby P.C.(2000), Kytle và Bogotch (2000), Cameron & Quinn (1999),
- Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng văn hoá nhà trường
Có thể nêu ra một số nghiên cứu của hướng này như sau:Các tác giảFairman, M. and McLean,
L. (2003), Witziers, B., Bosker, R. and Kruger, M. (2003), Freiberg, H. J. (1999), Trost, S. G.,
Owen, N., Bauman, A. E., Sallis, J. F., & Brown, W. (2002).
-Hướng nghiên cứu về giải pháp phát triển văn hoá nhà trường
Theo hướng nghiên cứu này các tác giả Keup Jennifer R.;Walker, Arianne A.Astin; Helen S.;
Lindholm, Jennifer; A Julie Heifetz & Richard Hagberg tìm hiểu chiến lược phát triển văn hóa
nhà trường.
- Văn hóa nhà trường cũng thu hút được sự quan tâm lớn của các tác giả Việt Nam. Những
nghiên cứu ở Việt Nam tiếp cận vấn đề văn hóa nhà trường từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể
nêu ra một số tác giả nghiên cứu sau:Tác giả Phạm Minh Hạc (2009), Thái Duy Tuyên (2009),
Vũ Dũng (2009), Phạm Thị Minh Hạnh (2009), Hồ Bá Thâm (2009), Nguyễn Minh (2009),
Đặng Văn Minh (2009), Nguyễn Minh Phụng (2009), Phạm Quang Tiến và Nguyễn Thị Hồi
(2009), Lê Hiển Dương (2009), Nguyễn Thơ Sinh (2009), Hồ Sỹ Quý (2002), Nguyễn Văn
Hùng (2009), Huỳnh Thị Nhĩ (2009), Lê Thị Oanh, Vũ Thị Mai Hường (2016).
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Văn hóa nhà trường
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm văn hoá:Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần đã được hệ thống
hóa, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau.
- Khái niệm nhà trường: Nhà trường là nơi chuyển giao và tiếp nhận kinh nghiệm xã hội, là nơi
hình thành và phát triển các tố chất, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người
[19].
-Khái niệm văn hóa nhà trường: Văn hóa nhà trường là các giá trị vật chất và các giá trị tinh
thần của nhà trường được các thế hệ xây dựng, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại
cho các thế hệ sau.
2.1.2. Chức năng của văn hoá nhà trường
5
Văn hóa nhà trường có các chức năng cơ bản sau:
1) Giảm xung đột trong nhà trường; 2) Phối hợp và kiểm soát;3) Giảm sự không chắc chắn; 4)
Động cơ; 5)Lợi thế cạnh tranh.
2.1.3. Các thành tố cấu thành văn hóa nhà trường
Có nhiều cách tiếp cận về văn hóa nhà trường và các thành tốt cấu thành văn hóa nhà
trường. Có thể đưa ra một số quan điểm sau:
Văn hóa nhà trường thao tác giả Edgar H. Schein gồm hai thành tố cơ bản: Thành tố vật
chất và thành tố tinh thần.
1) Các giá trị vật chất của nhà trường
Các giá trị vật chất gồm:Logo, biểu tượng của nhà trường; Khẩu hiệu, phương châm làm
việc của nhà trường ; Kiến trúc của nhà trường; Không gian, cảnh quan của nhà trường; Trang
phục của học sinh, giáo viên, cán bộ phục vụ trong nhà trường.
2) Các giá trị tinh thần của nhà trường
Các giá trị tinh thần gồm: Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường; Hệ giá trị của nhà trường;
Phong cách lãnh đạo và phong cách làm việc của nhà trường; Hành vi ứng xử của nhà trường;
Phương pháp truyền thông của nhà trường.
2.2. Xây dựng văn hoá nhà trường
2.2.1.Khái niệm xây dựng
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Xây dựng là làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể
về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định”.
2.2.2. Khái niệm xây dựng văn hóa nhà trường
Xây dựng văn hóa nhà trường là hình thành các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần
của nhà trường theo một phương hướng nhất định. Quá trình này gồm việc hình thành các giá
trị mới và bảo lưu, phát huy các giá trị đã có phù hợp.
2.2.3.Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường
Việc xây dựng văn hóa nhà trường (xây dựng các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần
của nhà trường) có thể theo những con đường khác nhau. Đó là:
a.Xây dựng các giá trị mới
*Xây dựng các giá trị mới về vật chất:
Xây dựng logo, biểu tượng;Xây dựng khẩu hiệu, phương châm làm việc; Xây dựng kiến
trúc của nhà trường; Xây dựng không gian, cảnh quan; Xây dựng trang phục của nhà trường.
*Xây dựng các giá trị mới về tinh thần:
Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường; Xây dựng hệ giá trị; Xây dựng phong cách
lãnh đạo và phong cách làm việc; Xây dựng hành vi ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, cán
bộ phục vụ, học sinh.
b.Kế thừa và phát huy các giá trị phù hợp đã có
Bên cạnh xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần cần thiết, thì trong xây dựng văn hóa
nhà trường cần chú ý đến kế thừa và phát huy các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần đã có
phù hợp. Điều này thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau:
* Kế thừa và phát huy các giá trị mới về vật chất:
Kế thừa và phát huy logo và biểu tượng, khẩu hiện và phương châm làm việc, kiến trúc
của nhà trường, trang phục của nhà trường đã có, phù hợp, được thừa nhận,
*Kế thừa và phát huy các giá trị mới về tinh thần:
6
Kế thừa và phát huy tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường; hệ giá trị; phong cách lãnh đạo
và phong cách làm việc; hành vi ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phục vụ, học sinh
của nhà trường đã có, phù hợp, được thừa nhận.
Có thể nói xây dựng văn hóa nhà trường là việc kế thừa và phát huy những giá trị phù
hợp đã có và bổ sung thêm các giá trị mới để nhà trường đáp ứng được yêu cầu giáo dục của địa
phương và của đất nước. Kế thừa và bổ sung là hai mặt thống nhất, giải chứng của xây dựng
văn hóa nhà trường.
2.3. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
2.3.1. Quản lý
-Khái niệm:
Quản lý là tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
- Chức năng của hoạt động quản lý:
Quản lý có các chức năng cơ bản sau: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Chỉ đạo, phối hợp; Kiểm
tra, đánh giá.
2.3.2.Lý luận về quản lý xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở
2.3.2.1.Trường trung học cơ sở
a. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học (2011), của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
Tại Điều 2 của Điều lệ đã chỉ rõ vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Đó là, trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Trường trung học cơ sở là một bậc
học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tại Điều 3 của Điều lệ đã chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học, trong đó có
trường trung học cơ sở. Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương
trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS
2) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
3) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4)Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia
đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6) Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà
nước.
7) Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8)Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
9)Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [4].
b.Vai trò chủ thể của Hiệu trưởng trong xây dựng văn hóa nhà trường
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở có vai trò to lớn đối với hoạt động giáo dục của nhà
trường, đối với sự phát triển của nhà trường. Hiệu trưởng cũng là chủ thể và là người có vai trò
quyết định đối với hoạt động quản xây dựng văn hóa nhà trường.
2.3.2. 2.Khái niệm quản lý xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở
7
Từ phân tích các khái niệm ở trên có thể đưa ra khái niệm quản lý xây dựng văn hóa
trường trung học cơ sở như sau:
Quản lý xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở là sự tác động có định hướng, có
mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm tạo ra hoặc gìn
giữ, phát triển các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của nhà trường được để thực hiện
mục tiêu giáo dục và truyền lại cho các thế hệ sau.
2.3.2.3.Nội dung quản lý xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở
a.Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường
Hiệu trưởng nhà trường cùng với Ban giám hiệu và các bộ phận chức năng phải lập được
kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường thể hiện ở
các khía cạnh sau :
*Lập kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp của văn hóa nhà trường
Lập kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp của văn hóa nhà trường là việc phát huy
các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà nhà trường đã có. Những giá trị này vẫn còn phù
hợp với việc xây dựng văn hóa trong thời điểm hiện tại của nhà trường, phù hợp với yêu cầu
giáo dục của đất nước, phù hợp với văn hóa dân tộc.
*Lập kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trường
Bên cạnh việc lập kế hoạch phát huy những nội dung phù hợp của văn hóa nhà trường thì
Hiệu trưởng nhà trường cần lập kế hoạch xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà
trường để thực hiện mục tiêu của hoạt động đào tạo, mục tiêu xây dựng văn hóa của nhà
trường.
b. Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường
Sau khi kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường đã được thực hiện xong, Hiệu trưởng cần
tổ chức thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường. Đây là khâu quan trọng của quản lý xây dựng
văn hóa nhà trường.
- Tổ chức thực hiện phát huy những nội dung phù hợp của văn hóa nhà trường
- Tổ chức thực hiện xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trường.
c.Chỉ đạo, điều phối thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường
Chỉ đạo, điều phối thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường cũng được thể hiện ở hình thức
phát huy những nội dung phù hợp và xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trường.
-Chỉ đạo, điều phối nhằm phát huy những nội dung phù hợp của văn hóa nhà trường.
-Chỉ đạo, điều phối nhằm xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trường.
d.Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa nhà trường
Hoạt động kiểm tra, đánh giá là không thể thiếu được trong quản lý xây dựng văn hóa nhà
trường. Nó góp phần quan trọng đối với hiệu quả xây dựng văn hóa nhà trường.
- Kiểm tra, đánh giá việc phát huy những nội dung phù hợp trong xây dựng văn hóa nhà trường
- Kiểm tra, đánh giá nhằm xây dựng những nội dung mới của văn hóa nhà trường
2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở
Kế thừa cơ sở khoa học về các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng văn hóa nhà trường, quản lý
xây dựng văn hóa nhà trường của các nhà nghiên cứu đi trước. Trong luận án này chúng tôi sẽ
nghiên cứu lí luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố như: lãnh đạo nhà trường và các yếu tố khác quan
khác.
8
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
3.1.1.Tổ chức nghiên cứu
- Khách thể và địa bàn nghiên cứu
Tổng số khách thể tham gia quá trình khảo sát: 371 người tại Sở Giáo dục và Đào tạo; phòng
Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó:
+ Điều tra bằng bảng hỏi: 326 người
+ Phỏng vấn sâu: 45 người
Số người phỏng vấn sâu cũng được lựa chọn từ những khách thể tham gia trong lần khảo
sát chính thức.
b.Địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giáo viên, cán bộ quản lý tại 6 trường THCS thành phố Hồ
Chí Minh. Trong đó gồm có các trường THCS sau: Trường THCS Quang Trung, Trường THCS
Chu Văn An; Trường THCS Tô Ký; Trường THCS Nguyễn Du; Trường THCS Âu Lạc;
Trường THCS Trung Mỹ Tây 1.
Lý do chọn các trường THCS này vì các trường này có truyền thống khá lâu trong việc xây
dựng văn hóa nhà trường. Giáo viên, cán bộ, lãnh đạo nhà trường thỏa mãn sự đa dạng về
khách thể nghiên cứu.
- Các giai đoạn nghiên cứu thực tiễn: Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu; Giai đoạn khảo
sát thực; Giai đoạn điều tra chính thức; Giai đoạn xử lý tài liệu và viết luận án.
3.1.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thang đo này được thiết kế trên cơ sở nội dung cơ bản các mệnh đề biểu hiện về các giá
trị vật chất và giá trị tinh thần của văn hóa các trường THCS. Tương ứng với mỗi mệnh đề là 5
phương án lựa chọn từ “không phù hợp” đến “rất phù hợp”. Với mỗi mệnh đề, khách thể chỉ
được phép lựa chọn một trong năm phương án đó. Điểm cao trung bình cao nhất là 5 và thấp
nhất là 1. Điểm trung bình càng cao mức độ phù hợp càng cao.
Dựa trên cách đánh giá trên, chúng tôi đánh giá và phân loại mức độ thực hiện của các
nội dung quản lý xây dựng văn hóa các trường THCS căn cứ vào nghiên cứu thực tiễn trong đề
tài với số điểm trung bình chung của toàn thang đo là ĐTB = 3.99; ĐLC= 0,34. Thang đánh giá
như sau: Kém: 1 ≤ ĐTB < 3,31; yếu:3,31 ≤ ĐTB < 3,65; Trung bình: 3,65 ≤ ĐTB < 4,33; Khá:
4,33 ≤ ĐTB < 4,67; Tốt: 4,67 ≤ ĐTB ≤ 5.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
3.2.Kết quả nghiên cứu thực trạng xây dựng văn hoá các trường trung học cơ sở thành
phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Thực trạng mức độ phù hợp của các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của văn
hóa trường
3.2.1.1 Thực trạng mức độ phù hợp các giá trị vật chất của văn hóa trường
a..Đánh giá chung thực trạng mức độ phù hợp các giá trị vật chất của văn hóa nhà trường
9
Bảng 3.1: Đánh giá chung mức độ phù hợp các giá trị vật chất của văn hóa
nhà trường trung học cơ sở
Cán bộ quản lý Giáo viên
Các khía cạnh đánh giá giá trị
TT
t
vật chất của trường THCS
ĐTB
ĐLC ĐTB ĐLC
1 Logo và biểu tượng của trường
4,21
0.93
4,19
0,90
0,224
2 Khẩu hiệu, phương châm làm việc 4,39
0,57
4,40
0,55
-0,246
3 Kiến trúc của trường
3,61
0,52
3,54
0,53
1,168
4 Không gian, cảnh quan của nhà
3,70
0,82
3,52
0,78
1,84
trường
5 Trang phục của giáo viên và học
4,43
0,53
4,42
0,53
0,124
sinh các trường
ĐTB chung
4,07
0,44
4,01
0,44 0,993
p
0,823
0,806
0,244
0,067
0,901
0,321
Phân tích số liệu được hiển thị tại bảng trên cho thấy, những giá trị vật chất của văn hóa
nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh qua các khía cạnh như: logo và biểu tượng;
khẩu hiệu, phương châm làm việc; kiến trúc; trang phục của giáo viên và học sinh các trường
trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh được cả 2 nhóm khách thể mà đề tài tiến hành khảo sát
đánh giá “Phù hợp ở mức độ bình thường”, (ĐTB chung của nhóm cán bộ quản lý = 4,07; ĐLC
= 0,44; ĐTB chung của nhóm giáo viên = 4,01; ĐLC = 0,44). Số liệu bảng trên cũng cho thấy,
không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh sự khác biệt trong đánh giá về
vấn đề này giữa hai nhóm khách thể nghiên cứu (t=0,993; p =0,321). Điều này khẳng định, đa
số khách thể được nghiên cứu cho rằng logo và biểu tượng; khẩu hiệu, phương châm làm việc;
kiến trúc; trang phục của giáo viên và học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí
Minh được nghiên cứu là phù hợp, tuy nhiên mức độ phù hợp chưa cao.
3.2.1.2.Thực trạng mức độ phù hợp các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường trung học
cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
a.Đánh giá chung về mức độ phù hợp các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường
Bảng 3.2:Mức độ phù hợp các giá trị tinh thầncủa văn hóanhà trường
Cán bộ
Giáo viên
quản lý
T
Các giá trị tinh thần
t
p
T
ĐT ĐL
ĐL
ĐTB
B
C
C
1 Tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường
4,12 0,49 4,10 0,49 0,266 0,79
2 Hệ giá trị của nhà trường
4,51 0,44 4,51 0,48 0,11 0,913
3 Phong cách làm việc của nhà trường
4,47 0,30 4,43 0,32 0,934 0,351
4 Hành vi ứng xử của của nhà trường
4,55 0,36 4,51 0,41 0,966 0,335
5 Phối hợp của của giáo viên và cán bộ các
4,55 0,36 4,54 0,42 0,169 0,866
trường trung học cơ sở với đối tác bên ngoài
6 Phương pháp truyền thông của nhà trường 4,47 0,42 4,43 0,43 0,77 0,442
Chung
4,45 0,30 4,42 0,33 0,662 0,509
Kết quả nghiên cứu về mức độ phù hợp các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường trung
học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh mà luận án tiến hành khảo sát cho thấy: các giá trị tinh thần
10
của văn hoá các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu được đánh giá là phù
hợp ở mức độ bình thường (ĐTB chung của nhóm cán bộ quản lý = 4,45; ĐLC = 0,30; ĐTB
chung của nhóm giáo viên = 4,42; ĐLC = 0,33). Không có sự khách biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê khi so sánh đánh giá của nhóm khách thể là cán bộ quản lý và nhóm khách thể là giáo
viên về vấn đề này (t=0,662; p=0,509). Kết quả nghiên cứu này cho phép khẳng định rằng, các
trường THCS được khảo sát đã xác định được tầm nhìn và mục tiêu; hệ giá trị; phong cách làm
việc; quy trình, thủ tục giải quyết công việc; hành vi ứng xử; sự phối hợp với các đối tác;
phương pháp truyền thông là phù hợp với chuẩn mực chung của ngành giáo dục, chuẩn mực
chung do xã hội quy định.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn xây dựng văn hoá các trường trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Xây dựng các giá trị mới trong văn hóa nhà trường
Bảng 3.3: Thực trạng xây dựng các giá trị mới trong văn hóa nhà trường THCS
Mức độ xây dựng mới (%)
TT Xây dựng các giá trị văn hóa mới Không Ít
Trung Tương đối Nhiều
của nhà trường
bình
nhiều
1
Xây dựng các giá trị văn hóa vật
chất mới:
1.1 Logo và biểu tượng
3,0
7,0
5,0
83,0
2,0
1.2 Khẩu hiện và phương châm làm
28,6
60,4
6,0
5,0
0
Kiến trúc của nhà trường
5,3
22,7
55,0
15,0
2,0
Không gian, cảnh quan
15,5
15,0
25,0
34,5
10,0
Trang phục của nhà trường
10,5
13,5
35,0
28,0
13,0
Xây dựng các giá trị tinh thần mới
Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường 5,0
10,5
22,5
50,0
12,0
Hệ giá trị của nhà trường
20,5
15,0
45,0
10,0
9,5
Phong cách lãnh đạo và phong 12,5
26,5
15,5
34,5
11,0
cách làm việc
2.4 Hành vi ứng xử của cán bộ quản lý, 0
14,0
15,5
50,0
20,5
giáo viên, cán bộ phục vụ, học sinh
-Về xây dựng các giá trị vật chất mới: Hầu hết cán bộ, giáo viên của 6 trường THCS được
khảo sát và phòng GD &ĐT cho rằng các trường không xây dựng logo và biểu tượng mới của
nhà trường. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy cán bộ, giáo viên của các trường cho rằng logo và
biểu tượng của nhà trường đa sử dụng phản ánh được quan điểm giáo dục, bản sắc riêng của
nhà trường. Nó được cán bộ, giáo viên và học sinh cho là phù hợp.
-Xây dựng khẩu hiệu, phương châm làm việc: Đa số cán bộ, giáo viên của các trường trung học
cơ sở được khảo sát cho rằng khẩu hiệu và phương châm làm việc của nhà trường hiện có
không xây dựng mới, không sửa đổi nhiều. Nguyên nhân của thực trạng này là khẩu hiện và
phương châm làm việc của nhà trường hiện này là phù hợp, phản ánh được triết lý giáo dục
chung của đất nước. Qua quan sát chúng tôi thấy hầu hết các trường đều có khẩu hiệu “ Tiên
học lễ, hậu học văn”; “Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
và phương châm làm việc của nhà trường là “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
-Xây dựng kiến trúc của nhà trường: Đa số cán bộ, giáo viên của các trường THCS được khảo
sát đều cho rằng trong thời gian qua kiến trúc của nhà trường không thay đổi, không xây mới
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
11
các phòng học , nhà làm việc cho giáo viên. Qua quan sát cho thấy các trường đầu khá khang
trang, kiên cố đảm bảo cho học sinh học tập khá tốt. Việc xây dựng một trường mới, thay đổi
kiến trúc của nhà trường là vấn đề khó khăn về cả tài chính, lẫn thủ tục.
- Xây dựng không gian, cảnh quan:
Đa số cán bộ, giáo viên các trường THCS được hỏi cho rằng trong mấy năm gần đây
các trường có thay đổi cảnh quan để nhà trường đẹp hơn. Các trường đều trồng thêm cây xanh
ở khu vui chơi, ở xung quang trường, trồng thêm cây hoa trang trí. Ngoài ra một số phụ huynh
học sinh còn tặng nhà trường một số cây cảnh để tăng thêm vẻ đạp của nhà trường. Một số
trường có điều kiện đã mở rộng thêm không gian vui chơi cho học sinh. Đặc biệt các trường
đều chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh trong trường từ phòng học, đến phòng làm việc, khu vệ
sinh và khu vui chơi công cộng của nhà trường. Việc là này của nhà trường làm cho học sinh và
phụ huynh rất phấn khởi.
-Xây dựng trang phục của học sinh trong nhà trường:
Hầu hết cán bộ, giáo viên của các trường THCS được khảo sát đều cho rằng trong những
năm gần đây nhà trường không thiết mới trang phục cho học sinh, may trang phục cho cán bộ
phục vụ. Hầu hết các có chỉnh sửa một số chi tiết của đồng phục học sinh cho phù hợp hơn, tốt
hơn như: thay loại vải may áo, quần cho học sinh mặc mát hơn, mềm mại hơn, chọn cơ sở may
có chất lượng hơn…
b. Xây dựng các giá trị tinh thần mới
-Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường:
Đa số cán bộ, giáo viên của các trường THCS được khảo sát đều cho rằng trong mấy
năm gần đây nhà trường có thay đổi tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường. Các trường đầu xây
dựng một tầm nhìn xa hơn, mang tính chiến lược hơn. Tầm nhìn của nhà trường gắn với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, gắn với sự biến đổi của môi trường quốc tế, trong đó có cuộc
cách mạng 4.0. Các trường đều cho rằng mục tiêu đào tạo phải gắn với sự phát triển của xã
hội.Về mục tiêu đào tạo, các trường đều hướng tới xây dựng trường thành trường có chất lượng
cao. Nâng cao chất lượng đào tạo để có những học sinh có tư duy khoa học, năng lực tốt đều là
mục tiêu của các trường.
Đa số cán bộ, giáo viên được khảo sát cho rằng không xây mới, không chỉnh sửa toàn bộ
các giá trị đã có của nhà trường, mà chỉ chỉnh sửa một số giá trị trong hệ giá trị hiện có. Sở dĩ
các trường làm như vậy vì các giá trị mà nhà trường đã xác định vẫn phù hợp, vẫn có giá trị
giáo dục tốt. Vì chúng là giá trị giáo dục chung của nền giáo dục Việt Nam. Đó là các giá trị:
Tôn sư trọng đạo;tiên học lễ, hậu học văn, lấy con người làm tâm điểm của sự giáo dục, lấy
chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường; khách quan, công bằng;
thân thiện…Những giá trị này luôn luôn đúng trong các giai đoạn khác nhau.
* Xây dựng phong cách lãnh đạo và phong cách làm việc :
Kết quả khảo sát cho thấy đa số cán bộ, giáo viên các trường THCS được khảo sát cho
rằng nhà trường không xây dựng phong cách lãnh đạo mà chỉ điều chỉnh để nó phù hợp hơn,
hiệu quả hơn. Vì các cán bộ, giáo viên cho rằng phong cách lãnh đạo của hiện trưởng, ba giám
hiệu cơ bản là phù hợp, trong bối cảnh hiện này cần năng động hơn, linh hoạt hơn là được.Đối
với phong cách làm việc của của cán bộ giáo viên, học sinh của nhà trường thì các trường đều
xây dựng mới. Đối với cán bộ, giáo viên xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu
quả, không gây phiền hà và thân thiện với học sinh, phụ huynh học sinh. Đối với học sinh xây
dựng phong cách học tập sáng tạo, trung thực. Sự đổi mới này xuất phát từ yếu cầu của đổi mới
giáo dục ở nước ta hiện nay.
12
* Xây dựng hành vi ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phục vụ, học sinh:
Về hành vi ứng xử trong nội bộ nhà trường, cũng như đối với bên ngoài nhà trường, các
trường THCS được khảo sát đều cho rằng có xây dựng mới hành vi ứng xử. Kết quả phỏng vấn
sâu cho thấy hành vi ứng xử của cán bộ, giáo viên trong nội bộ nhà trường phải văn minh, lịch
sự, đồng nghiệp phải tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau, đối với học sinh phải thân thiện, giúp đỡ. Về
hành vi của học sinh phải tôn trọng thày cô, phải giúp đỡ, thân thiện giữa các học sinh với
nhau.Đối với bên ngoài nhà trường,cán bộ, giáo viên của nhà trường phải có quan hệ thân thiện
và sự phối hợp tốt.
3.2.2.2. Kế thừa và phát huy các giá trị trong văn hóa nhà trường
Như phân tích ở trên xây dựng văn hóa nhà trường không chỉ là việc xây mới các giá trị
vật chất và tinh thần, mà còn là sự kế thừa và phát huy các giá trị đã có, đã được các thế hệ giáo
viên và học sinh xây dựng trong những năm qua. Kết quả khảo sát về vấn đề này phản ánh qua
bảng số liệu sau:
Bảng 3.4:Thực trạng kế thừa và phát huy các giá trị của các trường THCS
Mức độ kế thừa và phát huy (%)
TT Kế thừa và phát huy các giá trị văn
Không Ít
Trung Tương Nhiều
hóa của nhà trường
bình
đối
nhiều
1
Kế thừa và phát huy các giá trị vật chất:
1.1 Logo và biểu tượng
16,3
9,0
12,8
26,5
35,4
1.2 Khẩu hiện và phương châm làm
20,6
13,6
16,4
20,0
29,4
1.3 Kiến trúc của nhà trường
22,7
9,5
15,5
27,3
25,0
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
65,4
25,0
5,5
10,5
7,0
19,0
14,6
20,0
7,5
25,5
50,0
50,2
50,0
12,5
8,5
9,0
9,0
11,5
10,0
13,5
10,0
14,5
15,0
19,8
16,5
50,0
10,0
11,0
15,5
13,5
2.4
Không gian, cảnh quan
Trang phục của nhà trường
Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần
Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường
Hệ giá trị của nhà trường
Phong cách lãnh đạo và phong cách làm
việc
Hành vi ứng xử của cán bộ quản lý, giáo
viên, cán bộ phục vụ, học sinh
Phân tích số liệu bảng trên cho thấy đa số cán bộ, giáo viên các trường THCS được hỏi
cho rằng nhà trường đã biết kế thừa và phát huy các giá trị đã có của nhà trường.
Ở đây, các giá trị vật chất được kế thừa và phát huy nhiều hơn các giá trị tinh thần, nhất là
các giá trị như logo, biểu tượng; khẩu hiện và phương châm làm; kiến trúc của nhà trường ;
trang phục của nhà trường. Trong các giá trị vật chất thì giá trị về không gian, cảnh quan kế
thừa ít nhất. Vì đây là giá trị các nhà trường đổi mới nhiều để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ và nhu
cầu vui chơi, giải trí của học sinh.
So với các giá trị vật chất thì các giá trị tinh thần đã có kế thừa ít hơn, vì do sự phát triển
của kinh tế - xã hội đất nước, do yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện nề giáo dục Việt
Nam hiện nay và yêu cầu của hội nhập quốc tế mà thành phố Hồ Chí Minh là địa địa phương đi
13
đầu trong hội nhập quốc tế và đổi mới thì các giá trị tinh thần cần chỉnh sửa hoặc xây mới để
chúng phù hợp hơn.
3.3.Kết quả nghiên cứu thực tiễn quản lý xây dựng văn hoá các trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng văn hoá các trường trung học cơ sở
Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, đa số khách thể nghiên cứu của đề
tài đã khẳng định mức độ quản lý việc xây dựng các nội dung phù hợp và xây dựng những nội
dung mới của văn hoá nhà trường trung học cơ sở được nghiên cứu ở mức độ trung bình (ĐTB
lần lượt là 4,0; ĐLC = 0,34; ĐTB = 3,98; ĐLC = 0,35). Điều này khẳng định chủ thể quản lý tại
các trường THCS được nghiên cứu đã chú ý tới việc xây dựng các nội dung phù hợp và xây
dựng những nội dung mới của văn hoá nhà trường trung học cơ sở.
Bảng 3.5: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý xây dựng văn hoá trường THCS
TT Nội dung
ĐTB ĐLC
Quản lý việc phát huy những nội dung phù hợp của văn hóa nhà trường
1
Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường
4,01
0,39
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường
4,00
0,37
3
Chỉ đạo, điều phối thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường
4,00
0,37
4
Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường
3,97
0,39
5
Cung ứng điều kiện cơ sở vật chất xây dựng văn hóa nhà trường 4,01
0,38
Chung
4,00
0,34
Quản lý xây dựng những nội mớicủa văn hóa nhà trường
1
Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường
4,00
0,37
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường
3,99
0,39
3
Chỉ đạo, điều phối thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường
3,98
0,36
4
Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường
3,97
0,37
5
Cung ứng điều kiện cơ sở vật chất xây dựng văn hóa nhà trường 3,98
0,38
ĐTB chung
3,98
0,35
Xem xét 5 khía cạnh trong nội dung quản lý việc phát huy những nội dung phù hợp của
văn hóa nhà trường THCS cho thấy, có 2 khía cạnh có ĐTB cao hơn các khía cạnh xem xét
khác trong nội dung này đó là: Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường; Cung ứng điều kiện
cơ sở vật chất xây dựng văn hóa nhà trường (ĐTB = 4,01).
3.3.7. Mối quan hệ giữa các nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh
14
Bảng 3.6: Tương quan giữa các nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
trung học cơ sở
Nội dung quản lý
Lập kế hoạch (1)
Tổ chức thực hiên kế hoạch (2)
Chỉ đạo, điều phối thực hiện (3)
p
r
N
p
r
N
2
3
4
5
6
326
0,866** 1
0,000
326
326
p
0,842** 0,901** 1
r
N
0,000
326
p
Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn
r
hóa nhà trường (4)
N
Hoạt động quản lý nói chung (5)
1
1
0,000
326
326
0,836** 0,874** 0,926** 1
0,000
326
0,000
326
0,000
326
326
p
0,942** 0,948** 0,953** 0,948** 0,896** 1
r
N
0,000
326
0,000
326
0,000
326
0,000
326
0,000
326
326
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nội dung quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường
có mối quan hệ thuận và rất chặt với nhau hệ số tương quan đều lớn hơn 0.8. Mức độ thực hiện
hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nói chung cũng có mối quan hệ thuận và rất chặt với các 5
nội dung quản lý xây dựng văn hoá. Trong đó, có mối quan hệ chặt nhất với việc chỉ đạo, điều
phối thực kế hoạch xây dựng văn hoá (p=0,000; r=0,953).Như vậy có thể nói nếu quản lý việc
chỉ đạo, điều phối thực hiện kế hoạch xây dựng văn hoá càng tốt thì hoạt động quản lý xây
dựng văn hoá nhà trường sẽ được thực hiện càng tốt.
Mối quan hệ giữa các khía cạnh quản lý thể hiện cụ thể như sau: việc quản lý lập kế hoạch
có mối tương quan mạnh nhất với việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch (p=0,000; r=0,866),
có nghĩa là quản lý trong việc lập kế hoạch càng tốt thì việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch
xây dựng nhà trường văn hoá diễn ra càng tốt. Quản lý lập kế hoạch có mức tương quan ít nhất
với nội dung quản lý cung ứng điều kiện cơ sở vật chất nhà trường trong số các nội dung quản
lý, nhưng độ tương quan vẫn ở mức rất chặt (p=0,000; r=0,809).
Như vậy có thể thấy, các khía cạnh nội dung quản lý văn hoá nhà trường có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Do đó để thực hiện quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tốt thì mỗi nội
dung quản lý là một mắt xích cũng cần phải được thực hiện tốt và hiệu quả.
3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học
cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
3.5.1. Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố thuộc về người lãnh đạo nhà trường
15
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của người lãnh đạo nhà trường
Tỉ lệ %
Nội dung
Ảnh
Không Ảnh
Ảnh
hưởng
ảnh hưởng
hưởng
tương
hưởng rất ít
nhiều
đối ít
1.Năng lực chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng văn
0,6
hóa nhà trường
2.Năng lực chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch
0,6
xây dựng văn hóa nhà trường
3.Năng lực vận động cán bộ, giáo viên, học sinh
0,6
trong xây dựng văn hóa nhà trường
4.Năng lực hình thành các chuẩn mực, các giá trị
0,3
cốt lõi, niềm tin
5.Năng lực tổ chức, chỉ đạo một số hoạt động của
văn hóa nhà trường (tinh thần, thái độ làm việc
của cán bộ, giáo viên; trách nhiệm đối với công 0,3
việc của cán bộ, giáo viên; hành vi ứng sử của cán
bộ, giáo viên…)
6.Năng lực xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá
0,3
trị cốt lõi của trường
7.Khả năng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi
0,3
mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc
8.Năng lực thực hiện chính sách thi đua khen
0,3
thưởng trong nhà trường
9.Năng lực thực hiện các chính sách, chế độ đãi
0,6
ngộ cán bộ, giáo viên
ĐTB chung
Ảnh
hưởng ĐTB ĐLC
rất
nhiều
0,6
4,9
86,5
7,4
3,99
0,450
0,0
4,9
86,8
7,7
4,00
0,425
0,0
5,2
84,4
9,8
4,02
0,453
0,0
4,9
84,0
10,7
4,05
0,408
0,3
6,1
84,0
9,2
4,01
0,440
0,0
5,5
85,9
8,3
4,02
0,387
0,3
6,4
84,0
8,9
4,00
0,440
0,0
4,9
83,1
11,7
4,05
0,436
0,0
4,3
85,3
9,8
4,03
0,442
4,02
0,355
Nhìn một cách tổng thể người lãnh đạo nhà trường có ảnh hưởng nhiều đến quản lý xây dựng
văn hóa nhà trường (ĐTB chung = 4,02). Với ĐLC = 0,355 cho thấy, tất cả những người được khảo sát
đều có ý kiến khá thống nhất về vấn đề này.
Trong các yếu tố thuộc về người lãnh đạo thì các khía cạnh như: người lãnh đạo hình thành các
chuẩn mực, giá trị cốt lõi và niềm tin đối với việc xây dựng các giá trị văn hóa nhà trường và khía cạnh
người lãnh đạo thực hiện chính sách thi đua khen thưởng trong nhà trường là những khía cạnh có ảnh
hưởng nhiều nhất (ĐTB = 4,05). Khi nhà trường xác định được những giá trị cốt lõi, tạo lập được niềm
tin cho cán bộ, giáo viên và học sinh thì việc xây dựng văn hóa nhà trường sẽ được thực hiện một cách
thuận lợi.
Các khía cạnh có ảnh hưởng ở mức độ thứ hai đó là: Người lãnh đạo biết vận động cán bộ, giáo viên,
học sinh trong xây dựng văn hóa nhà trường (ĐTB = 4,02); Người lãnh đạo biết xác định tập hợp để tạo lập
một hệ thống các giá trị cốt lõi trong nhà trường (ĐTB = 4,02); Người lãnh đạo biết thực hiện các chính sách
đãi ngộ (ĐTB = 4,03). Khi người lãnh đạo biết tập hợp các lực lượng trong nhà trường, biết động viên và
khuyến khích họ thì việc xây dựng văn hóa nhà trường sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Một số khía cạnh có ảnh hưởng ít hơn tới quản lý xây dựng văn hóa nhà trường THCS đó là:
Đưa ra kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường (ĐTB = 3,99); Nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi
mở (ĐTB = 4,00). Tuy vậy, sự khác biệt này là không đáng kể và các khía cạnh này ảnh hưởng đến
xây dựng văn hóa nhà trường vẫn ở mức độ khá cao.
3.5.2. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Kết quả nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quản lý
xây dựng văn hóa nhà trường THCS được phản ánh qua bảng số liệu sau:
16
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Tỉ lệ %
Ảnh
Không Ảnh
Ảnh
Các yếu tố
hưởng
ảnh
hưởng
hưởng
tương
hưởng rất ít
nhiều
đối ít
1.Các quy định của Bộ GD & ĐT
0,3
0,0
4,3
80,7
2.Chi đoàn nhà trường
0,3
0,3
5,2
80,1
3.Cơ sở vật chất của nhà trường
0,3
0,3
5,2
85,0
4.Tập thể học sinh
0,3
0,3
9,5
79,1
5.Sự quan tâm của Sở GD &ĐT và Phòng GD
& ĐT
6.Truyền thống văn hóa của nhà trường
7.Sự quan tâm của gia đình học sinh (Ông bà,
cha mẹ) tới xây dựng văn hóa nhà trường
8.Sự phối hợp của các lực lượng xã hội (doanh
nghiệp, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh;
Hội phụ nữ địa phương…)
9.Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
ĐTB chung
Ảnh
hưởng
rất
nhiều
14,7
14,1
9,2
10,7
ĐTB ĐLC
4,09
4,07
4,45
3,69
0,457
0,477
0,428
0,493
0,3
0,0
4,6
81,0
14,1
4,59 0,456
0,3
0,0
3,1
82,8
13,8
4,82 0,432
0,3
0,3
5,8
83,1
10,4
4,07 0,449
0,3
0,0
5,8
83,7
10,1
4,37 0,431
0,3
1,8
7,7
80,1
10,1
3,85 0,528
4,04 0,375
Kết quả khảo sát cho thấy, một số yếu tố khách quan được nghiên cứu cũng ảnh hưởng ở mức
độ khá cao đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường (ĐTB = 4,04). Với ĐLC = 0,375 cho thấy, đa số
khách thể khảo sát có sự thống nhất khá cao trong việc đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan này.
Trong số các yếu tố khách quan được khảo sát thì yếu tố “Truyền thống văn hóa của nhà
trường” là ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB = 4,82).Những người được khảo sát cũng rất thống nhất trong
việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này (ĐLC = 0,432 < 0,05). Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng
Giáo dục -Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực tiếp đối với các trường THCS.
Chính vì vậy mà yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới quản lý xây dựng văn hóa nhà trường (ĐTB = 4,59).
Một số yếu tố có ĐTB cao thứ ba là: Cơ sở vật chất của nhà trường (ĐTB = 4,59).
Như vậy, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý xây dựng văn hóa nhà trường THCS cho
thấy, tất cả các yếu tố được nghiên cứu đều ảnh hưởng nhiều đến quản lý xây dựng văn hóa nhà
trường. Trong đó, các yếu tố thuộc về người lãnh đạo nhà trường THCS và các yếu tố khác như:
Truyền thống văn hóa của nhà trường; Sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục -Đào
tạo; Cơ sở vật chất của nhà trường; Sự phối hợp của các lực lượng xã hội (doanh nghiệp, Đoàn thanh
niên, Hội cha mẹ học sinh; Hội phụ nữ địa phương…)là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn tới quản
lý xây dựng văn hóa ở các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu.
Chương 4
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyên tắc đảm báo tính mục đích
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
4.2. Giải pháp quản lý xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
4.2.1.Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhận viên, học sinh
17
và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường
a.Mục đích của giải pháp:
Hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
nhằm giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phục vụ, học sinh và phụ huynh hiểu rõ tầm
quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường THCS trong hoạt động giáo
dục và đào tạo học sinh, cũng như xây dựng thương hiệu của nhà trường.
b.Nội dung của giải pháp:
Chỉ đạo tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc
xây dựng văn hóa trong nhà trường THCS. Chỉ đạo tổ chức triển khai các chủ trương, chính
sách của thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa trong các trường phổ thông nói chung và
trường THCS nói riêng.
c.Cách thức thực hiện giải pháp:
Hiệu trưởng kết hợp với chi ủy, chi bộ, các đào thể trong nhà trường tổ chức tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, các yêu cầu về xây dựng văn hóa trường THCS tới
toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh của nhà trường. Thông qua hoạt động này làm
cho các đối tượng hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của xây dựng văn hóa nhà trường trong việc giáo
dục học sinh nói chung và trong việc hình thành nhân cách học sinh nói riêng.
d. Điều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phận giúp việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến
việc xây dựng văn hóa nhà trường để phổ biến cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.Hiệu
trưởng chỉ đạo chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền,
phổ biến về xây dựng văn hóa nhà trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.
4.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa vật chất của nhà trường
a.Mục đích của giải pháp
Tăng cường chỉ đạo xây dựng và kế thừa các giá trị vật chất của nhà trường nhằm xây
dựng mới những giá trị vật chất cần thiết của văn hóa nhà trường, đồng thời bảo lưu và phát
huy những giá trị vật chất phù hợp của văn hóa nhà trường.
b.Nội dung của giải pháp
Về khẩu hiệu và phương châm làm việc của nhà trường, hiệu trưởng cần chú trọng phát
huy những mặt tích cực của giá trị văn hóa này. Đó là: các khẩu hiệu và phương châm làm việc
đã phù hợp với quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước. Về kiến trúc của các trường, xây
dựng kiến trúc tổng thể của nhà trường phải có tính mỹ thuật cao hơn, các phòng làm việc, các
lớp học, các phòng thí nghiệm phải tiện lợi và hiện đại hơn cho người sử dụng. Lớp học còn
chưa thật sự phù hợp với hoạt động học bán trú của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh lứa
tuổi THCS.
c.Cách thức thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này thì hiệu trưởng nhà trường cần chú ý một số vấn đề sau: Hiệu
trưởng nhà trường cần tìm được các nguồn kinh phí từ đầu tư của nhà nước, tư nhân, doanh
nghiệp để xây dựng các giá trị vật chất của nhà trường. Đây là nguồn kinh phí được đầu tư hàng
năm của nhà nước cho các trường. Tuy vậy, nguồn kinh phí này cũng rất hạn chế do kinh tế của
đất nước còn khó khăn.
d. Điều kiện thực hiện giải pháp:
Hiệu trưởng chỉ đạo để chuẩn bị kinh phí phục vụ cho việc xây dựng các giá trị vật chất của nhà
trường. Nguồn kinh phí này có thể lấy huy động từ hai hình thức sau: Thứ nhất, nguồn kinh phí
do Nhà nước cấp; Thứ hai, nguồn kinh phí ủng hộ từ các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh.
18
4.2.3. Giải pháp 3:Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của nhà
trường
a.Mục đích của giải pháp:
Thứ nhất, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của nhà trường trong thời gian qua. Thứ
hai, xây dựng những giá trị tinh thần mới để bổ sung vào hệ giá trị của nhà trường, đảm bảo cho
văn hóa tinh thần của nhà trường kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
b.Nội dung của giải pháp:
Hiệu trưởng nhà trường THCS cần chỉ đạo các bộ phận, các tổ bộ môn, giáo viên, học
sinh hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng nhà trường thành trường chất lượng cao, trường
phát triển toàn diện. Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu
cần phát huy tính phù hợp của các giá trị đã có trong hoạt động giáo dục. Xây dựng các hệ giá
trị như: “Tiên học lễ, hậu học văn”; “Tôn sư trọng đạo”, lấy con người làm tâm điểm, phát huy
cái tốt của con người, xây dựng các giá trị tinh thần của nhà trường là xây dựng tinh thần thân
thiện. Phong cách lãnh đạo: chủ thể quản lý nhà trường đã sử dụng phong cách dân chủ và
phong cách lãnh đạo quyết đoán trong quá trình lãnh đạo và quản lý các trường THCS
c. Cách thức thực hiện giải pháp:
Hiệu trưởng nhà trường cùng với Ban giám hiệu, chi bộ; công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ
huynh trao đổi để xác định tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường trong hiện tại và tương lai.
Việc phối hợp này cần phải đạt được mục đích là đánh giá đúng tầm nhìn và mục tiêu của nhà
trường hiện tại, chỉ ra được những mặt tích cực và hợp lí của tầm nhìn và mục tiêu hiện tại,
cũng như chỉ ra những mặt còn hạn chế của vấn đề này trong tương lai. Xây dựng hệ giá trị nhà
trường. Hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp liên tịch đối với các bộ phận trong trường, để đánh
giá lại hệ giá trị hiện có của nhà trường, chỉ ra những giá trị truyền thống phù hợp, có ý nghĩa
giáo dục cao. Đồng thời cũng xác định những giá trị còn hạn chế, những giá trị không phù hợp
với xây dựng văn hóa nhà trường hiện tại và tương lai.
d. Điều kiện thực hiện giải pháp:
Mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh phải có ý thức phấn đấu để xây dựng các giá trị văn hóa tinh
thần của trường mình. Cán bộ và giáo viên phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ xây dựng các
giá trị tinh thần văn háo nhà trường, phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Cán bộ, giáo viên
cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc học sinh thực hiện các chuẩn mực, quy định vê xây
dựng giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường.Phụ huynh phải có ý thức cao trong việc phối hợp
với nhà trường, đặc biệt là phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình thực
hiện tốt nhất nội quy, quy định xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần của nhà trường.
4.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí
Minh
a.Mục đích của giải pháp:
Xây dựng một số tiêu chí cơ bản về các giá trị vật chất và tinh thần của văn hóa nhà trường để
các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở để xây dựng văn hóa nhà trường của
trường mình
b.Nội dung của giải pháp:
Căn cứ vào Luật giáo dục sửa đổi (2014), Luật Điều lệ công tác nhà trường, các quan điểm và
lý luận về văn hóa nhà trường để xây dựng các tiêu chí văn hóa nhà trường THCS tại thành phố
Hồ Chí Minh.
19
Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh gồm các giá trị
vật chất (5 tiêu chí) và các giá trị tinh thần gồm (5 tiêu chí), với tổng số 40 chỉ số để xác định
các tiêu chí xây dựng văn hóa nhà trường.
Nội dung 1:Các giá trị vật chất của văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 1: Logo, biểu tượng của nhà trường .
- Tiêu chí 2 : Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường
- Tiêu chí 3: Kiến trúc của nhà trường
- Tiêu chí 4: Không gian, cảnh quan của nhà trường
- Tiêu chí 5: Trang phục của học sinh, giáo viên và cán bộ của nhà trường
Nội dung 2:Các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 1: Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường
- Tiêu chí 2: Hệ giá trị của nhà trường
- Tiêu chí 3: Phong cách lãnh đạo của nhà trường
- Tiêu chí 4: Phong cách làm việc của nhà trường
- Tiêu chí 5: Hành vi ứng xử của nhà trường
c.Cách thức thực hiện giải pháp:
Hiệu trưởng các trường THCS phải dựa trên các tiêu chuẩn chung về xây dựng văn hóa
này để cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn xây dựng văn hóa của trường mình. Các tiêu chuẩn của
nhà trường phải dựa trên cả những đặc thù và điều kiện cụ thể của trường mình.
Hiệu trưởng các trường THCS phải được triển khai theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm túc
và có hiệu quả cao. Việc thực hiện phải gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng về
hiệu quả của quá trình thực hiện.
4.2.5. Giải pháp 5: Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây
dựng văn hóa nhà trường
a.Mục đích của giải pháp:
Tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường như: Chi Bộ, Công đoàn, Đoàn
thanh niên, các phòng ban, các tổ bộ môn, hội phụ huynh học sinh,… và các cơ quan đoàn thể
bên ngoài nhà trường như: Chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các
doanh nghiệp trên địa bàn,… để thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý xây dựng văn hoá của
trường mình.
b.Nội dung của giải pháp:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị đối với việc thực hiện xây
dựng văn hoá nhà trường.Xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa các đơn vị trong nhà trường
với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng văn hoá
nhà trường. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể về sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường
với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng văn hoá
nhà trường.
c.Cách thức thực hiện giải pháp:
Hiệu trưởng nhà trường cùng với Ban giám hiệu, chi bộ; công đoàn, đoàn thanh niên, hội
phụ huynh trao đổi để xác định nội dung của cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường
với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn
hoá nhà trường. Sau đó, hiệu trưởng tổ chức cuộc họp mở rộng bao gồm: Ban giám hiệu, chi
bộ; công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh; giáo viên và các tổ chức chính trị xã hội, các
đơn vị, các hội ngoài nhà trường thống nhất nội dung của cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong
20
nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây
dựng văn hoá nhà trường.
d. Điều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng phải xây dựng được một qui chế rõ ràng về sự phối hợp giữa các lực lượng
trong và ngoài nhà trường trong quá trình xây dựng văn hóa nhà trường. Nguyên tắc này phải
chỉ rõ được nhiệm vụ, nghĩa vụ của mỗi chủ thể tham gia vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn
hóa nhà trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo để ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực hiện
qui chế
4.2.6. Giải pháp 6: Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa trường
THCS thành phố Hồ Chí Minh
a.Mục đích của giải pháp:
Mục đích của giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa
trường THCS thành phố Hồ Chí Minh là nhằm đảm bảo các nhiệm vụ xây dựng văn hoá nhà
trường được thực hiện theo đúng mục tiêu, quy định đã đặt ra một cách hiệu quả nhất. Việc tiến
hành kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên, kịp thời theo đúng kế hoạch sẽ giúp hiệu
trưởng các trường THCS được nghiên cứu kịp thời phát hiện được những hạn chế, bất cập,
những nội dung xây dựng văn hoá nhà trường chưa phù hợp, chưa được thực hiện tốt để kịp
thời có các giải pháp điều chỉnh.
b.Nội dung của giải pháp
Hiệu trưởng cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hoá
trường THCS:-Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá xây dựng
văn hoá trường THCS chi tiết, cụ thể sát với mục tiêu đã xác định;Hiệu trưởng tăng cường chỉ
đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá xây dựng văn hoá trường THCS
theo đúng kế hoạch đã xác định.
c.Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng ra quyết định xây dựng các tiêu chí đánh giá xây dựng văn hoá nhà trường.
Các tiêu chí đánh giá này phải dựa trên những giá trị vật chất và giá trị tinh thần đã có của văn
hóa nhà trường cũng như mục tiêu xây dựng, bổ sung những giá trị văn hóa vật chất và giá trị
tinh thần mới của văn hóa nhà trường.
Hoạt động kiểm tra đánh giá cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục theo đúng
kế hoạch xác định. Hoạt động này cần phải được thực hiện một cách chủ động, linh hoạt phù
hợp với yêu cầu và điều kiện thực tiễn. Điều quan trọng là hoạt động kiểm tra, đánh giá không
làm cản trở cho hoạt động giáo dục cũng như việc xây dựng văn hóa nhà trường.
d.Điều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo để xây dựng được bộ tiêu chí kiểm tra đánh giá việc xây dựng văn
hóa nhà trường. Các tiêu chí cần rõ ràng, cụ thể về mặt định lượng và định tính.Những cá nhân,
đơn vị giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường
phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình, có kĩ năng thuyết phục, có kĩ năng sử dụng thành thạo bộ công
cụ kiểm tra đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường, có tinh thần trách nhiệm cao khi thực thi
nhiệm vụ này.
4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
4.3.1.Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa
trường THCS thành phố Hồ Chí Minh
21
Bảng 4.1: Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)
TT
Các giải pháp
1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ
huynh về sự cần thiết của việc xây dựng
văn hóa nhà trường
Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị
văn hóa vật chất của nhà trường
Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị
văn hóa tinh thần của nhà trường
Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường
trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng
trong và ngoài nhà trường để xây dựng
văn hóa nhà trường
Tăng cường tổ chức hoạt động kiểm tra,
đánh giá việc xây dựng văn hóa trường
THCS thành phố Hồ Chí Minh
2
3
4
5
6
Rất
không
cần
thiết
Cần thiết
một phần
nhỏ
Cần thiết
một phần
lớn
Cần
thiết
Rất cần
thiết
0
0
5,5
33,5
61,0
0
0
13,0
52,0
35,0
0
0
16,5
50,5
33,0
0
4,0
14,0
47,0
35,0
0
0,6
18,0
65,5
16,5
0
0,5
17,0
42,5
40,5
Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, cả 6 giải pháp mà đề tài khảo sát đều
được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết (tỷ lệ số người được hỏi đánh giá mức độ cần thiết và rất cần
thiết từ 70,0% trở lên). Kết quả nghiên cứu này khẳng định, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường
THCS, cán bộ quản lý tại các phòng giáo dục và sở giáo dục mà chúng tôi tiến hành khảo sát đều
khẳng định 6 giải pháp mà đề tài luận án đề xuất là phù hợp và cần thiết để quản lý tốt nhiệm vụ xây
dựng văn hoá các trường THCS.
Trong 6 giải pháp đề xuất thì giải pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhận viên, học
sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường”, có tới 94,5 % số người được hỏi đánh
giá giải pháp này là cần thiết và rất cần thiết, không có khách thể nào cho rằng giải pháp này không cần thiết.
4.3.2.Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các giải pháp quản lý xây dựng văn hóa trường
THCS thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.2: Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)
TT
Rất
Khả
Khả
Khả Rất
Các giải pháp
không thi một thi một thi khả
khả thi phần phần
thi
nhỏ
lớn
Nâng
cao
nhận
thức
cho
cán
bộ
quản
lý,
giáo
viên,
1
nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của 0
0
0
20,5 79,5
2
3
4
5
6
việc xây dựng văn hóa nhà trường
Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa vật
chất của nhà trường
Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa tinh
thần của nhà trường
Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường trung học cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài
nhà trường để xây dựng văn hóa nhà trường
Tăng cường tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây
dựng văn hóa trường THCS thành phố Hồ Chí Minh
0
8,0
10,0
45,0 37,0
0
5,0
15,5
62,5 17,0
0
4,0
14,0
47,0 35,0
0
15,5
20,0
42,5 22,0
0
10,5
18,0
55,0 16,5
22
Phân tích số liệu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, cả 6 giải pháp mà đề tài khảo sát đều
được đánh giá là khả thi và rất khả thi (tỷ lệ số người được hỏi đánh giá mức độ khả thi và rất khả thi
từ hơn 60 % trở lên). Kết quả nghiên cứu này khẳng định, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường
THCS, cán bộ quản lý tại các phòng giáo dục và sở giáo dục mà chúng tôi tiến hành khảo sát đều
khẳng định 6 giải pháp mà đề tài luận án đề xuất nếu đưa vào áp dụng trong thực tiễn để quản lý nhiệm
vụ xây dựng văn hoá các trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh thì cũng có tính khả thi tương đối
cao.
Trong 6 giải pháp đề xuất thì giải pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,
nhận viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường”, được 100%
số người được hỏi đánh giá giải pháp này có tính khả thi và duy nhất chỉ có giải pháp này là không có
ai trong số những người được khảo sát cho rằng giải pháp này không khả thi.
4.4.Kết quả thử nghiệm một giải pháp quản lý xây dựng văn hóa trường THCS thành phố Hồ
Chí Minh
- Kết quả đo trước thử nghiệm
Trước thử nghiệm mức độ nhận thức về xây dựng văn hóa của cán bộ, giáo viên, học
sinh, phụ huynh ở trường thử nghiệm và trường đối chứng đều ở mức độ khá (ĐTB của nhóm
thực nghiệm là 3,63; ĐTB của nhóm đối chứng là 3,93). Kết quả nghiên cứu này khẳng định,
các khách thể mà đề tài tiến hành khảo sát đã có nhận thức đúng và khá đầy đủ về vấn đề này.
Cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh ở trường thử nghiệm và trường đối chứng đều hiểu
đúng và tương đối sâu sắc về xây dựng văn hóa nhà trường THCS.
- Kết quả đo sau thử nghiệm
Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh mức độ
nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng văn hóa nhà trường THCS; mức độ nhận thức về
mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng văn hóa nhà trường. Trong đó, nhận thức
sâu sắc về việc phải kế thừa và phát huy những giá trị phù hợp đã có và bổ sung thêm các giá trị
mới để nhà trường đáp ứng được yêu cầu giáo dục của địa phương và của đất nước giữa nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng. Ở cả 7 khía cạnh xem xét mức độ nhận thức về xây dựng văn
hóa nhà trường của nhóm thực nghiệm đều có mức độ thực hiện cao hơn nhóm đối chứng (ĐTB
chung của nhóm thực nghiệm = 4,51; ĐLC=0,58, mức độ nhận thức tốt; ĐTB chung của nhóm
đối chứng = 3,88, ĐLC=0,81, mức độ nhận thức khá).
4.4.7.3. Kết luận thử nghiệm
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm được trình bầy ở trên cho phép chúng ta rút ra một số nhận
xét sau đây: Có sự thay đổi có ý nghĩa về mặt thống kê về mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên,
học sinh, sinh viên về xây dựng văn hóa nhà trường THCS. Căn cứ vào sự thay đổi về kết quả ở
nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng, giữa 2 lần đo trong nhóm thực nghiệm kết luận: giải
pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhận viên, học sinh và phụ huynh về sự
cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường” có hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa nhà
trường THCS thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở thực tiễn quan trọng để luận
án tiếp tục triển khai thực hiện và áp dụng giải pháp này vào thực tiễn.