Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Nội dung tiểu luận môi trường về tài nguyên rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 53 trang )

Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Tài nguyên rừng

A.

Lời nói đầu

Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của nước ta cũng như
trên thế giới, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với các sinh
vật, là lá phổi của khí quyển và hoạt động sống của con người,
đồng thời cũng cung cấp cho con người nhiều giá trị, rừng tham
gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxi và
các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì ổn định và độ
màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn
đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá của của các thiên tai, bảo tồn
nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí…
Thế nhưng nguồn tài nguyên quý giá đó đang dần bị suy
thoái tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích
rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất
rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp. Ngày nay, việc khai
thác và sử dụng tài nguyên rừng bất hợp lí đang làm cho diện
tích rừng ngày một thu hẹp, làm phá hủy hệ sinh thái rừng và
đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc biến đổi khí hậu trong
thời gian qua.
Những năm qua, nạn phá rừng, mất rừng ngày càng
nghiêm trọng, hàng ngàn hecta rừng bị thu hẹp mỗi năm. Mất
rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________



Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó đã tạo ra hàng
loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế,
xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khó khăn
trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng
khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng
đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ
sinh thái quan trọng.
Vấn đề quản lí bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện
nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự
nghiêp phát triển kinh tế xã hội Việt nam. Một trong những đòi
hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ
chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân
cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Để bảo vệ cuộc sống của chúng ta hãy cứu lấy rừng!

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

B.

Đặt vấn đề, mục đích

Đứng trước tình trạng báo động về nạn mất rừng và suy

thoái tài nguyên rừng như hiện nay, đòi hỏi sự quan tâm và
hành động cấp thiết để duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên
quan trọng này, Chính phủ và nhân dân đang có những động
thái và chương trình hành động tích cực nhằm bảo vệ nó. Góp
phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng
và phong phú để đảm bảo cân bằng môi trường sống cho con
người và sinh vật, phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn lợi
của tài nguyên rừng.
Song song với các hoạt động thực tiễn nhằm bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng là các hoạt động tuyên truyền, giáo
dục ý thức người dân, nhất là thế hệ trẻ tham gia bảo vệ tài
nguyên rừng để nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn
tài nguyên này.
Với mong muốn góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường sống nói chung và bảo vệ tài nguyên rừng
nói riêng đến với những con người trẻ, thế hệ tương lai của đất
nước, và thể hiện sự hiểu biết cũng như sự quan tâm tìm hiểu
đến vấn đề này, chúng tôi thực hiện tiểu luận này với mong
muốn đem tới cho mọi người một cái nhìn khái quát, tổng quan,
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

giới thiệu sơ lược về tài nguyên rừng nước ta, khai thác hiệu
quả nguồn tài nguyên rừng, đồng thời qua đó góp phần nâng
cao ý thức bảo vệ và cải thiện hệ sinh thái rừng ngày càng
phong phú và đa dạng hơn, là lá phổi xanh cho toàn nhân loại
trên Trái đất.


Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

C.
I.

Nội dung tiểu luận

Giới thiệu chung về tài nguyên rừng:
1.

Tài nguyên rừng là gì?

Trong tự nhiên có rất nhiều dạng tài nguyên phong phú và
đa dạng, tồn tại ở các hình thức khác nhau trên khắp bề mặt
Trái đất, có thể kể đến một vài dạng tài nguyên trên Trái đất
như: đất, nước, sinh vật, rừng,... (tài nguyên tái tạo); than, sắt,
dầu mỏ,... (tài nguyên không tái tạo); năng lượng mặt trời,
sóng, gió, thủy triều,... (tài nguyên vĩnh cửu).
Cùng tồn tại với các dạng tài nguyên khác góp phần tạo
nên đa dạng sinh học và duy trì sự sống các loài trên Trái đất,
tài nguyên rừng chiếm vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
cân bằng sinh thái, tạo môi trường sống cho các loài và cung
cấp tài nguyên phục vụ nhu cầu cho hầu hết sinh vật trên trái
đất, kể cả con người.
Khái niệm tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng là một phần

của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được.
Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái thì tài nguyên rừng
là một hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển mà trong đó
quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương
tác giữa sinh vật với môi trường. Tùy theo điều kiện khí hậu và
thổ nhưỡng ở các vùng khác nhau mà tài nguyên rừng cũng
khác nhau. (Nguồn: Wikipedia)
2.

Phân loại tài nguyên rừng:
Việc hình thành các kiểu tài nguyên rừng có liên quan chặt
chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên cùng với vị
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

trí địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình
thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu
trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng.
Sự phân bố của thảm thực vật rừng là sự đồng nhất tương
đối về địa lí, sinh thái và được hiểu như là một đơn vị địa lý thực
vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao
khác nhau thành các đai rừng về cơ bản không chịu tác động
của con người.
Phân loại rừng không chỉ dựa vào một thành phần riêng
biệt như chỉ dựa vào các tầng cây gỗ, lớp thảm thực vật của
rừng mà còn phải đề cập đến các yếu tố môi trường và những
ảnh hưởng tương hỗ giữa rừng với môi trường.

Tại Việt Nam, người ta dựa vào từng tiêu chí cụ thể khác
nhau để phân loại ra nhiều kiểu rừng khác nhau tùy theo mục
đích sử dụng, bảo tồn hay khai thác,...


Phân loại rừng trên quan điểm sinh thái học:

Phân loại dựa vào các yếu tố sinh thái của môi trường và
tính chất của quần xã sinh vật. Tại Việt Nam dựa vào các quan
điểm về sinh thái học, người ta đã phân thành 12 kiểu rừng
khác nhau.


Phân loại theo chức năng sử dụng

Tại Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy
hoạch cho công tác lâm nghiệp, chính phủ đã sử dụng hệ thống
phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm nghiệp theo các chức
năng:


Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ
yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của
quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo
vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du
lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________



Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 1: Rừng đặc dụng tại Tam Đảo


Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa,
hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.

Hình 2: Rừng phòng hộ tại Nghệ An


Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất
gỗ, lâm sản, đặc sản. Trên thực tế, các cộng đồng địa phương
đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu qua nhiều thế hệ vẫn
đang duy trì các khu đất rừng tâm linh.

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 3: Rừng cây quế được trồng để lấy vỏ


Phân loại rừng theo trữ lượng

Theo Điều 8, Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định tiêu chí xác
định và phân loại rừng.
o

Đối với rừng gỗ



Rừng rất giàu: Trữ lượng cây đứng trên 300 m³/ha;



Rừng giàu: Trữ lượng cây đứng từ 201– 300 m³/ha;



Rừng trung bình: Trữ lượng cây đứng từ 101 – 200 m³/ha;



Rừng nghèo kiệt :Trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m³/ha;



Rừng chưa có trữ lượng: Rừng gỗ đường kính bình quân
<8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m³/ha.





Phân loại rừng dựa vào tác động của con người

Rừng nguyên sinh: Là rừng trong quá trình phát sinh chưa bị
tác động của con người. ... Một số loài động và thực vật chỉ
thích hợp với môi trường sống đặc biệt của rừng nguyên
sinh.

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 4: Một góc rừng nguyên sinh Hoàng Sam


Rừng nhân tạo: Là loại rừng được con người trồng trọt để
phục vụ cho các mục đích khai thác sản xuất khác nhau.

Hình 5: Rừng nhân tạo trong không gian kiến trúc




Phân loại dựa vào nguồn gốc

Rừng chồi: Là rừng phần lớn các cây to đều bị đốn chỉ còn lại
một số cây nhỏ.

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________



Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 6: Rừng chồi 2 năm tuổi


Rừng hạt: Là rừng tái sinh hữu tính các cá thể cây rừng gỗ
lớn mọc lên từ hạt. Rừng hạt có sức sống mạnh, tuổi thọ cao,
có khả năng chống đỡ với hoàn cảnh bất lợi, với sâu bệnh hại
lớn hơn rừng chồi, gỗ cứng hơn. Những năm đầu, rừng hạt
sinh trưởng chậm hơn rừng chồi nhưng về sau rừng hạt sinh
trưởng nhanh dần và có đời sống dài hơn rừng chồi. Rừng hạt
thích hợp với việc kinh doanh gỗ lớn.

Hình 7: Rừng thông mọc từ hạt


Phân loại rừng theo tuổi



Rừng non



Rừng sào




Rừng trung niên



Rừng già

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________
3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố rừng:

Các yếu tố về bức xạ mặt trời, nhiệt, nước, thành phần và
sự chuyển động của không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phân bố, cấu trúc, sinh trưởng, phát triển và năng suất của
rừng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố rừng bao gồm:
-

Bức xạ mặt trời: Là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho
toàn bộ hoạt động của hệ sinh thái rừng và có ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất của rừng.

-

Nhiệt độ: là nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây rừng. Nhiệt

độ ảnh hưởng nhiều đến yếu tố sinh lý của cây như khả năng
quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, khả năng hấp thụ dinh
dưỡng. Trên thực tế sự biến đổi của nhiệt độ thường đi kèm
cùng các yếu tố ánh sáng và độ ẩm có ý nghĩa quyết định đến
sự hình thành và phân bố các đai rừng khác nhau trên thế giới.

Hình 8: Rừng lá kim ôn đới và rừng rậm nhiệt đới
-

Nước: Ảnh hưởng của nước đến cây rừng được thể hiện dưới 3
dạng cơ bản là lượng mưa, độ ẩm không khí và độ ẩm đất.
Lượng mưa và sự phân bố trong năm có thể ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng, cấu trúc và tình trạng mùa của quần thể thực
vật rừng. Mưa là nguồn cung cấp nước chính cho cây rừng.

-

Đất: Độ ẩm đất có vai trò quyết định đến việc hình thành lớp
thảm thực vật, sinh trưởng phát triển và năng suất của rừng.

-

Lượng mưa: Là nguồn cung cấp nước chính cho cây rừng, lượng
mưa và sự phân bố trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________


trưởng, cấu trúc và trạng thái mùa của quần thể thực vật rừng.
Nhờ mưa mà đất có độ ẩm, độ ẩm đất thích hợp sẽ tạo điều
kiện cho cây rừng phát triển tốt.

II.

Vai trò của tài nguyên rừng:
1.

Vai trò của tài nguyên rừng đối với sinh vật:

Mối quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối
quan hệ hữu cơ khắn khít không thể nào thay đổi được. Không
có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan
trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi
con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi
làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn
kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi
trọc, sa mạc, khiến môi trường sống của nhiều loại sinh vật bị
thu hẹp thậm chí là không còn giữ được, việc thiếu thốn nguồn
thức ăn cho một số loài sinh vật khi rừng bị tàn phá gây ảnh
hưởng đến sự tồn tại và mật độ sinh cảnh trong khu vực dẫn
đến mất cân bằng sinh thái. Thực tế đã có rất nhiều loài sinh
vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị liệt vào danh sách đỏ các loài
động vật quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chỉ vì thiếu
ngồn thức ăn và bị thu hẹp môi trường sống.

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________



Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 9: Môi trường sống của của một số loài sinh vật bị thu
hẹp dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cao.
Rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh
quyển. Rừng còn là nhà của muôn loài. Trên trái đất có khoảng
1,4 triệu loài sinh vật đã được phát hiện. Việt Nam có khoảng
12.000 loài thực vật, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài
lưỡng cư, 275 loài thú, 5.500 loài côn trùng...; khoảng 80%
trong số đó thuộc về hệ sinh thái rừng.
Rừng là một tập hợp các quần thể cây rừng góp phần giữ
không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh,
rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận
CO2 và cung cấp O2... Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng
dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng
trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
Rừng giúp điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt
đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn
chế sức phá hoại của gió, ngăn sự di chuyển của cát vào sâu
đất liền, ngăn chặn gió, bão phá hoại mùa màng, làng xóm.
Không chi thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ,
củi, hoa quả và làm phân xanh.. Có thể nói rừng đóng một vai
trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quí
hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một
môi trường, hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật.
Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim… đó là những
loài động vật quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của
chúng chính là rừng – thiên nhiên hoang dã.

Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến,
táu,… rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao
su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,…

Hình 10: Một số loại gỗ quí có giá trị cao
Bên cạnh đó, rừng còn là môi trường sinh thái trong lành,
một địa điểm du lịch lí thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời
đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn. Ảnh hưởng
lớn và có tinh chất quyết định đến sự sống con người, rừng còn
rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp,
dụ lịch, dịch vụ… Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của
rừng, ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế
nào.
2.

Vai trò của tài nguyên rừng đối với con người:

Có thể nói vai trò của rừng đối với đời sống sinh vật và sự
đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên là vô cùng to lớn
với những lợi ích quí báu mà rừng đem lại. Còn riêng đối với con
người, rừng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong đời
sống xã hội và hoạt động kinh tế, góp phần cung cấp các nguồn
tài nguyên, vật liệu thiết yếu cho các hoạt động sống, kinh

doanh, sản xuất,... của con người. Có thể kể đến một số vai trò
cơ bản của rừng đối với con người như sau:
-

Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường: Khi nước lũ dâng
cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ.
Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn
nhiều.

-

Cây rừng chắn gió: Từng tán lá, cành cây sum xuê mở rộng
chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức
mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây ở bãi biển vừa
tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta.

Hình 11: Rừng chắn gió ven biển
-

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai
trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào
lượng nước ngấm xuống đất vào tầng nước ngầm.


-

Rừng khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng
sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con
suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng
nước sông suối vào mùa mưa).

-

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở
vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn
bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn,
nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh
vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì.

-

Rừng còn giúp chống cát di động ven biển, che chở cho vùng
đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua
phèn, cung cấp gỗ, lâm sản.

-

Rừng là nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật: Động vật
rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da
lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

-

Sự đa dạng sinh học của rừng chính vì vậy còn có ý nghĩa vô

cùng to lớn đối với khoa học và cảnh quan du lịch…

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 12: Du lịch sinh thái rừng
-

Rừng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công
nghiệp cũng như sinh hoạt hằng ngày. Trước hết phải kể đến gỗ.
Gỗ để đóng tàu thuyền, để đốt, làm trụ mỏ, sản xuất giấy, vải,
đóng đồ dùng, các sản phẩm hóa học...

-

Rừng còn là nguồn dược liệu vô giá: Từ ngàn xưa, con người đã
khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi
bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành
khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa
nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các
phương thuốc chữa bệnh nan y.

Hình 13: Các loại dược liệu quí từ rừng
-

Rừng không chỉ chắn gió mà nó còn làm sạch không khí và có
ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Là

máy lọc bụi khổng lồ, trung bình trong 1năm, 1ha rừng thông
có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí.
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________
3.

Vai trò của tài nguyên rừng đối với sản xuất phục vụ
đời sống con người:

Trong hoạt động sản xuất phục vụ đời sống của con người,
rừng đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp dử dụng các sản phẩm từ rừng như công nghệ chế
biến gỗ, thực phẩm, dược liệu,... Rừng và các sản phẩm của
rừng còn tạo nguồn thu nhập cho người dân sống gắn bó với
rừng.

III.

-

Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu
sống của người tiêu dùng. Các loại gỗ, tre nứa, được các nghệ
nhân thiết kế tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và phong phú
như trang sức, mỹ nghệ, dụng cụ lao động, thuyền bè truyền
thống,... cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại.

-


Cây rừng được khai thác làm nguyên vật liệu, Thông qua hoạt
động mua bán và trao đổi giữa người dân và các công ty, đại lí
và các nhà phân phối. Không chỉ trong nước, các sản phẩm còn
được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài làm tăng giá trị sản
phẩm. Vì vậy thu nhập người dân cũng tăng lên, góp phần phát
triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

-

Rừng còn được khai thác nhằm mục đích du lịch sinh thái.
Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn
liền với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
rừng có cảnh quan đặc biệt. Hoạt động du lịch được mở rộng
tạo điều kiện tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương,
thông qua đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham gia tích
cực hơn trong công tác xây dựng và bảo vệ rừng.

-

Rừng cung cấp thục phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị cho con
người. Cung với sự phát triển của công nghệ hiện đại, con người
ngày càng phát hiện ra những dược liệu bổ ích từ cây rừng có
giá trị dược liệu cao, chữa được nhiều loại bệnh, bồi bổ, cai
thiện sức khỏe cho con người.
Hiện trạng về tài nguyên rừng:
1.

Hiện trạng về tài nguyên rừng trên thế giới:


Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng,
trong đó 95% là rừng tự nhiên và 5% rừng trồng. Phá rừng nhiệt
đới và suy thoái rừng ở nhiều vùng trên thế giới đã gây ra
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

những ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hàng hoá và dịch vụ từ
rừng. Diện tích rừng ở các nước phát triển đã ổn định và đang
tăng nhẹ, còn ở các nước đang phát triển, phá rừng vẫn đang
tiếp diễn. Mức thay đổi ước tính hàng năm diện tích rừng trên
toàn thế giới (thập kỷ 90) là 9,4 triệu ha, là số liệu dựa trên
mức phá rừng hàng năm là 14,6 triệu ha và diện tích rừng tăng
ước tính là 5,2 triệu ha.
Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện
tích và trữ lượng. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng Trái
đất thay đổi theo thời gian sau:
 Ðầu thế kỷ 20: 6 tỷ ha
 Năm1958

: 4,4 tỷ ha

 Năm1973

: 3,8 tỷ ha

 Năm1995


: 2,3 tỷ ha...

- Hằng năm trên thế giới mất đi trung bình 16,1 triệu ha
rừng, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất
15,2 triệu ha.
- Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người 0,6
ha/người.
- Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp.
- Hiện nay rừng nhiệt đới còn khoảng 50% diện tích so với
trước đây.
2. Hiện trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam
 Mất rừng xảy ra phổ biến ở nhiều nơi.
Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những
năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mức cao. Thống kê
từ năm 2000 đến tháng 10/2015, tổng diện tích rừng bị mất là
399.118 ha, bình quân 57.019 ha/năm. Trong đó, diện tích được
Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là
168.634 ha; khai thác trắng rừng (chủ yếu là rừng trồng) theo
kế hoạch hàng năm được duyệt là 135.175 ha; rừng bị chặt phá
trái phép là 68.662 ha; thiệt hại do cháy rừng 25.393 ha; thiệt
hại do sinh vật hại rừng gây thiệt hại 828 ha.
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 14: Chặt phá rừng bừa bãi làm suy giảm diện tích rừng
Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phép chuyển đổi
mục đích sử dụng và khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện

tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của
Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức
cao làm mất 94.055ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích
rừng mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13.436ha/năm.
 Tình trạng vi phạm pháp luật còn nghiêm trọng.
Từ năm 2000 đến tháng 10 năm 2015, cả nước đã phát
hiện, xử lý 494.875 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về
quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Mặc dù tình trạng vi
phạm giảm qua các năm, nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra
phổ biến ở nhiều nơi, những cố gắng trong ngăn chặn hành vi vi
phạm pháp luật chưa tạo được chuyển biến căn bản.
Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng
gay gắt, quyết liệt, hung hãn. Hành vi chống đối có tổ chức (có
nơi bầu người lãnh đạo, tổ chức canh gác, đặt bẫy chông, đá,
đập phá phương tiện, tài sản…), dùng các thủ đoạn trắng trợn
và côn đồ, như: đập phá phương tiện của các cơ quan và cán bộ
có thẩm quyền, đe doạ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản
của người thi hành công vụ và thân nhân, gia đình họ, khi bị
phát hiện hành vi vi phạm, chúng dùng nhiều phương tiện tấn
công, kể cả việc đâm xe vào lực lượng kiểm tra, dùng kim tiêm
có máu nhiễm HIV để tấn công...

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 15: Lâm tặc chặt phá rừng nghiêm trọng
Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái

phép, nên tình hình diễn ra phức tạp ở hầu khắp các địa
phương. Đầu nậu thường giấu mặt, thuê người nghèo vận
chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm
bí mật rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhiều thủ đoạn
tinh vi được chúng sử dụng để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái
phép, động vật hoang dã trái phép như: dùng xe khách, xe
chuyên dùng, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, dùng biển số
giả…), giấu gỗ dưới hàng hóa khác, kết gỗ chìm dưới bè, sử
dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần... Gần đây xuất hiện một số
đường dây buôn bán gỗ, động vật hoang dã xuyên biên giới,
quá cảnh qua nước ta sang nước thứ ba.
 Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng.
Từ năm 2005 đến tháng10/2015, cả nước xảy ra 10.444 vụ
cháy rừng, gây thiệt hại 75.318 ha rừng, bình quân mỗi năm bị
cháy 5.380 ha.
Rừng bị cháy trong những năm gần đây chủ yếu là rừng
trồng, với các loài cây chính là thông, tràm, bạch đàn, keo; đối
với rừng tự nhiên, chủ yếu là cháy rừng nghèo kiệt, rừng
khoanh nuôi tái sinh mới được phục hồi.

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 16: Cháy rừng làm phá hủy nhanh chóng tài nguyên
rừng
Nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây ra cháy rừng là: Do đốt
dọn thực bì làm nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng gây cháy,

chiếm 41,80%; do người vào rừng dùng lửa để săn bắt chim
thú, đốt đìa bắt cá, trăn, rùa, rắn…, hun khói lấy mật ong,
chiếm 30,9%; đốt dọn thực bì tìm phế liệu 6,1%; cháy lân tinh
5,5%; hút thuốc 3%; đốt nhang 2%; cố ý 5%; nguyên nhân khác
5,7%.
 Phòng trừ sinh vật hại rừng.
Những năm qua, trên diện tích rừng cả nước chưa xảy ra
dịch bệnh làm mất rừng với quy mô lớn. ở một số địa phương
như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị,
Thừa Thiên Huế có xảy ra hiện tượng dịch sâu róm hại rừng
trồng loài cây thông, có năm diện tích rừng thông bị nhiễm
bệnh lên đến hàng chục ngàn hécta, đã ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển và năng xuất nhựa. Ngành lâm nghiệp đã sử
dụng nhiều biện pháp kỹ thuật phòng, trừ, như phun thuốc sâu,
biện pháp sinh học... Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ, kỹ thuật về phòng trừ sinh vật hại rừng còn rất hạn
chế, chủ yếu mới thực hiện các giải pháp ứng phó khi dịch xảy
ra, các biện pháp phòng sinh vật hại rừng chưa được quan tâm
đúng mức, do vậy, sẽ rất lúng túng nếu dịch xảy ra trên quy mô
lớn. Theo quy định hiện hành của pháp luật, công tác quản lý
về phòng trừ sinh vật hại rừng được giao cho hệ thống cơ quan
bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các cơ quan này
mới chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ cây trồng nông nghiệp,
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

chưa có đầy đủ năng lực để thực hiện các biện pháp phòng trừ

sinh vật hại rừng.
 Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất
lượng, tỉ lệ che phủ thục vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh
thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta (so với diện tích dất tự
nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất
quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Đất có rừng phải được
duy trì tối thiểu 50-60%, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu
nguồn sông suối phải là 100%.

Hình 17: Rừng khộp rụng lá ở Tây Nguyên
Rừng ngập mặn với diện tích 450 nghìn ha có tác dụng
cung cấp gỗ và than. Đồng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất,
là nơi cư trú và sinh sản của các loài thuỷ sinh. Đất lâm nghiệp
chiếm 30% diện tích đất tự nhiên(rừng tự nhiên 26%, rừng
trồng 4%).

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

Hình 18: Rừng ngập mặn ở Cà Mau
Tỉ lệ che phủ còn dưới tiêu chuẩn cho phép do uỷ ban Môi
trường quốc tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33%. Tỉ lệ
che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%, đông bắc còn 16,8%.Theo
điều tra của năm 1993 , nước ta còn khoản 8,631 triệu ha rừng
(trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh, 2.800
ngàn ha rừng phòng hộ , 663.000 ha rừng đặc dụng). Rừng

phân bố không đồng đều , tập trung cao nhất ở khu vực tây
nguyên (dăk lăk 1.253 ngàn ha , gia lai 838.6000 ha ), kế là
miền trung du phía bắc ( Lai châu 229.000 ha) và thấp nhất ở
đồng bằng sông cửu long ( an giang 100 ha).

Hình 19: Rừng cây lá rộng ở vườn quốc gia Cúc Phương
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ
tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________

rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người.
Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có
khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm
khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ
che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa
những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực
trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi
núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã
tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên
tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Ở nhiều
tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn
7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ
che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu
cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc
biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng

còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và
bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.

IV.

Tình hình sử dụng tài nguyên rừng trên Thế giới và
Việt Nam:
1.

Tình hình sử dụng tài nguyên rừng trên Thế giới:
Việc khai thác rừng trên Thế giới:
a)

Các loại hình khai thác rừng hiện nay trên Thế giới:

-

Chặt dần: nhằm khai thác nhiều lần trong một kì hạn tương đối
dài, những lần chặt đầu chỉ làm cho lâm phần thưa dần, tạo lập
tái sinh dưới tán rừng, chỉ lần cuối cùng mới chặt hết toàn bộ
cây rừng trên diện tích khai thác.

-

Chặt chọn: chặt từng cây hoặc từng đám cây đã thành thục và
được lặp đi lặp lại nhiều lần với một khoảng thời gian xác định.

-

Chặt trắng: chặt toàn bộ cây rừng trong lâm phần thành thục,

thuần loại bằng một lần chặt cùng trong một mùa.
b)

Tình trạng khai thác tài nguyên rừng trên thế giới :

Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


Môi trường học: Lớp 03 ENS109/ Tổ
4_______________________________________
-

Trước đây rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km², đến 1958
chỉ còn 44,05 triệu km² đến năm 1973 còn 37,37 triệu km².
Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm do tác động của con
người và chỉ còn khoảng 29 triệu km².

-

Từ năm 1950 rừng nhiệt đới mất khoảng 50%, đến những năm
đầu của thập kỷ 80 rừng nhiệt đới bị mất theo tốc độ 113.000
km²/năm. Tốc độ mất rừng trong những năm gần đây càng
ngày càng gia tăng mạnh, dự đoán đến năm 2020 khoảng 40%
rừng còn lại bị phá hủy nghiêm trọng.


Suy giảm diện tích rừng và nguyên nhân:

Sự suy giảm diện tích rừng và suy thoái rừng đang ngày
càng gia tăng. Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động

vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 –
1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%,
tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu
km2, với tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm. Sự mất rừng
lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung
bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20
năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và
rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm
nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng
70%.
Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng
70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế
giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu
sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ
du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho
rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do
nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở
Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với
Châu Mỹ La Tinh.
- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt
cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở
nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã
tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào
năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa
Tài nguyên rừng trên Thế giới và Việt Nam___________________________________


×