Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

So sánh thi pháp truyện thơ tum tiêu của dân tộc khơme campuchia với vượt biển của dân tộc tày ở việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.35 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CÙ THỊ ÁNH NGỌC

SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA
DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂN
CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VIỆT NAM

Ngành: Lí luận văn học
Mã số: 9.22.01.20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2018


Công trình được hoàn thành tại :
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Nguyễn Đức Ninh

Phản biện 1: GS.TS Lê Chí Quế
Phản biện 2: PGS.TS Trương Đăng Dung
Phản biện 3 : PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại: Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi….. giờ, ngày …. Tháng…. năm 2018



Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Quốc gia Việt nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Truyện thơ là một thể loại phát triển phong phú và có thành tựu trong
văn học Đông Nam Á. Truyện thơ không thuộc loại hình văn học nói - kể mà
thuộc loại hình hát - kể, nghĩa là cốt truyện tự sự được truyền đạt bằng phương
thức dân ca. Và như thế, truyện thơ các cư dân vùng Đông Nam Á ra đời, có vai
trò, vị trí và tác động sâu sắc tới đời sống văn hóa cũng như trong tiến trình lịch
sử phát triển văn học các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.
1.2. Tum Tiêu là một tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu đánh dấu chặng đường
phát triển quan trọng của văn học và chứa đựng nội dung xã hội, lịch sử của đất
nước Campuchia. Khảm hải (Vượt biển) là một truyện thơ dân gian nổi tiếng
của người Tày ở vùng núi phía Bắc. Với giá trị phản ánh sâu sắc trong từng tác
phẩm thì cả hai đã được các nhà nghiên cứu chú trọng khai thác những giá trị
của từng văn bản, nhưng chưa sử dụng văn học so sánh để tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt về mặt thi pháp truyện thơ Tum tiêu của người Khơme
Campuchia với Vượt biển của người Tày ở Việt Nam. So sánh văn học giữa các
quốc gia hay liên quốc gia sẽ bổ sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học
riêng lẻ từng quốc gia vốn vẫn tồn tại từ trước đến nay ở Việt Nam.
1.3. Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ
hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó. Việc nghiên
cứu văn học các nước trong khu vực Đông Nam Á còn có ý nghĩa làm thay đổi
nhận thức của giới văn nghệ và văn học của Việt Nam vốn: “chỉ quen thuộc
những chủ nhân từ phương xa - vốn xa lạ với chúng ta trên nhiều phương diện,
trong khi đó chúng ta lại rất lạ với người bà con ở ngay bên cạnh - vốn rất gần

gũi, có quan hệ gắn bó về mọi mặt với chúng ta trong cộng đồng khu vực mà
chúng ta là một thành viên” [102; 3]. Vì vậy, nghiên cứu văn học Campuchia
vừa có ý nghĩa củng cố tình hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia vừa
có đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Để góp phần khai thác các giá trị văn hóa và văn học trong sự tương đồng,
khác biệt của truyện thơ hai nước chúng tôi chọn So sánh thi pháp truyện thơ
Tum tiêu của dân tộc Khơme Campuchia với Vượt Biển của dân tộc Tày ở
Việt Nam làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là việc làm vừa có ý nghĩa khoa
học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu văn học Campuchia song hành với
văn học Việt Nam còn góp phần mở rộng hơn về mối quan hệ văn hóa - văn học
giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á. Từ đó, những vấn đề của văn học
Việt Nam cũng sẽ được làm sáng tỏ, thuyết phục hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích: Luận án đi sâu nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm thi pháp
của Tum Tiêu, Vượt biển và so sánh thi pháp của những tác phẩm đó để thấy tư
duy nghệ thuật, mĩ cảm, tâm lí, tính cách của người Khơme và người Tày ở hai
quốc gia Campuchia và Việt Nam.
1


2.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là phân tích
các khía cạnh, các bình diện thi pháp của hai tác phẩm Tum Tiêu, Vượt biển,
xem xét môi trường văn hóa, lịch sử của các tác phẩm để có thể tiến hành so
sánh loại hình truyện thơ Khơme và truyện thơ Tày.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản truyện thơ Tum Tiêu của người
Khơme Campuchia, các văn bản truyện thơ Vượt biển của người Tày Việt Nam
để nghiên cứu thi pháp các tác phẩm đó và tiến hành so sánh thi pháp của chúng
trên các bình diện: cốt truyện, nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian
nghệ thuật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi văn bản: Chúng tôi chủ yếu dùng văn bản Tum Tiêu theo bản dịch
của Phùng Huy Thịnh (Nxb Khoa học Xã hội, 2000). Còn Vượt biển (Khảm
hải) chúng tôi chọn văn bản do Hoàng Hạc sưu tầm và giới thiệu in trong cuốn
Truyện thơ Tày - Nùng, tập 2 (Nxb Văn học, 1964).
Phạm vi nghiên cứu: Khi nghiên cứu thi pháp truyện thơ có những bình diện
khác nhau. Ở luận án này, chúng tôi giới hạn sử dụng chủ yếu phương pháp so
sánh song song để tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt trên các bình diện
thi pháp vừa nêu trong hai tác phẩm này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ở luận án này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tiếp cận thi pháp học, Phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa
ngành, Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp
so sánh song song.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về so sánh thi
pháp truyện thơ Tum Tiêu của người Khơme ở Campuchia với Vượt biển của
người Tày ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu căn cứ vào quá trình hình thành sẽ
làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trên các bình diện thi pháp: cốt
truyện, nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật của hai tác phẩm
thuộc hai tộc người của hai đất nước khác nhau. Thông qua sự phân tích, so
sánh này để tiến tới giải mã các mã văn hóa từ không gian văn hóa, từ chỗ tải
đạo đến tải đời. Đặc biệt, luận án đưa ra được những kết luận có tính chất khái
quát về sự sáng tạo độc đáo của các tác giả trong từng bình diện thi pháp của
Tum Tiêu và Vượt biển: Xây dựng thành công cốt truyện tự sự trữ tình với mô
hình cấu trúc “kết thúc bi kịch” đã phá vỡ kiểu mô hình vòng tròn khép kín của
“kết thúc có hậu” để tạo nên một kiểu kết thúc mở và việc chọn cách kết thúc
cốt truyện đúng như thực tế sự việc đã diễn ra; Kiểu nhân vật có ngoại hình,
tính cách và tâm lí duy mĩ, duy tình dám bẻ lái số phận bằng cách chọn cái chết
để giữ lòng thủy chung trong tình yêu và sự tinh khiết trong tâm hồn; Mô hình

không gian - thời gian gắn liền với tinh thần tôn trọng thiên nhiên và truyền tải
được các giá trị văn hóa của con người trong đời sống khi cùng sinh tụ trên một
2


khu vực địa lí. Qua đó, hai tác phẩm còn khơi dậy những khoái cảm thẩm mĩ và
làm sáng tỏ bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của họ. Đồng thời, nó còn góp
phần làm phong phú và đa dạng hơn trong thể loại truyện thơ Campuchia và
Việt Nam.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.2. Ý nghĩa lí luận: 1) Chúng tôi giới thuyết cụ thể một cách hệ thống diễn
trình vận động của lí thuyết: thi pháp và thi pháp học lịch sử; văn học so sánh
và so sánh song song; thi pháp truyện thơ và truyện thơ Đông Nam Á thông qua
các công trình tiêu biểu của các đại diện quan trọng. Một số công trình nghiên
cứu ứng dụng được xem là có tính chất hệ thống khi nghiên cứu thi pháp học
lịch sử và thi pháp truyện thơ: 2) Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu so
sánh song song để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trên các bình
diện thi pháp của Tum Tiêu và Vượt biển. Qua đó, luận án sẽ góp phần làm
phong phú hơn lí luận về thể loại truyện thơ; 3) Hơn nữa, việc luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu song song để tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt trên các bình diện thi pháp của Tum Tiêu và Vượt biển còn góp phần quan
trọng vào tìm hiểu quá trình biến đổi và tiếp nối trong nghiên cứu lí thuyết thi
pháp truyện thơ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Từ luận án này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần bổ sung
cho việc nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số của Việt Nam, Campuchia
và các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, luận án còn là nguồn tư
liệu tham khảo bổ ích cho các giảng viên, giáo viên, học sinh các trường; những
người có nhu cầu tìm hiểu truyện thơ của người Khơme Campuchia và người
Tày ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu
thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 3: Những điểm tương đồng của hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển
Chương 4: Những điểm khác biệt của hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện thơ ở Việt Nam và nước ngoài
1.1.1. Một số vấn đề lí luận về truyện thơ
Ở Việt Nam có ba khái niệm “truyện thơ”, “truyện Nôm” và “truyện thơ
Nôm”. Để hiểu một cách cụ thể về khái niệm “truyện thơ” chúng tôi sẽ tìm hiểu
từ khái niệm về “truyện thơ Nôm” một thể loại tương đối hoàn chỉnh trong nền
văn học truyền thống của Việt Nam. Nhìn nhận một cách tổng quát, truyện Nôm
tuy có từ xa xưa nhưng khái niệm và thuật ngữ “truyện Nôm” đã được các học
giả cụ thể hóa thông qua các công trình tiêu biểu như: Việt Nam văn học sử yếu
3


của Dương Quảng Hàm, Truyện Nôm, nguồn gốc và bản chất thể loại của Kiều
Thu Hoạch; Quá trình hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại trong văn học
Việt Nam và một số nước Đông Nam Á của Đức Ninh... Theo chúng tôi thì
“truyện Nôm” là để nói về tác phẩm tự sự ở Việt Nam viết bằng các loại chữ
Nôm (Nôm Việt, Nôm Tày…) dưới hình thức văn vần hoặc văn xuôi. Còn
“truyện thơ Nôm” chỉ để nói về một loại tác phẩm tự sự ở Việt Nam, viết bằng
thơ (của tác giả khuyết danh hoặc có tên), văn tự là chữ Nôm các loại, chủ yếu
xuất hiện ở Việt Nam trong các thế kỉ XVIII, XIX. Và “truyện thơ” là để phân
biệt đây là hình thức tự sự bằng văn vần khác với hình thức tự sự bằng văn xuôi,
thuộc cả dân gian lẫn văn học viết.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí luận truyện thơ ở Việt Nam

Như chúng tôi đã trình bày ở Việt Nam có ba khái niệm “truyện thơ”,
“truyện Nôm” và “truyện thơ Nôm”. Truyện thơ chủ yếu nói về các tác phẩm
của các dân tộc ít người ở Việt Nam (như truyện thơ Mường, truyện thơ Tày Nùng, truyện thơ Thái). Để làm rõ tình hình nghiên cứu lí luận về truyện thơ
(truyện thơ Tày) ở Việt Nam một cách chính xác và khoa học còn là một thách
thức lớn. Hầu hết các học giả đều quan tâm đến nghiên cứu truyện thơ từ góc độ
văn học như: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phan Đăng Nhật
(1981), Văn học dân gian các dân tộc ít người của Võ Quang Nhơn (1983), Văn
học dân gian do Vũ Anh Tuấn chủ biên (2012)…
1.1.3. Tình hình nghiên cứu lí luận truyện thơ ở nước ngoài
Việc nghiên cứu truyện thơ đã bắt đầu từ các nhà nghiên cứu văn học Nga
vào những năm 50 của thế kỉ XX. Truyện thơ đã được nhiều học giả nước ngoài
quan tâm chủ yếu theo hướng nghiên cứu từ góc độ văn học với các công trình
của Niculin. N.I Văn học Việt Nam trong đó ông có hẳn chuyên đề nghiên cứu
về Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương (1972), Những vấn đề văn học và mĩ học của
Bakhtin. M (1975). Văn học Nga cổ và thời hiện đại của Likhachốp. D.X
(1978) Sự phát triển của truyền thống trong văn học dân gian...
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển
1.2.1. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu và Vượt biển từ góc độ văn học
1.2.1.1. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu từ góc độ văn học: Điều đáng chú ý là,
trong quá trình chứng minh cho sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật
ở góc độ nghiên cứu văn học của Tum Tiêu thì những phát hiện tinh tế về kết
cấu cốt truyện, nhân vật tuy mới chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát, song
sẽ là những ý kiến quí báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài như:
Vũ Tuyết Loan, trong cuốn Riêm kê và Tum Tiêu trong văn học Campuchia
(1992), Đỗ Thu hà trong cuốn Văn học khu vực Đông Nam Á (2000)…
1.2.1.2. Hướng nghiên cứu Vượt biển ở góc độ văn học: Về cơ bản các nghiên
cứu đều nên nhận định khái quát về nội dung và nghệ thuật của Vượt biển như:
công trình Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phan Đặng Nhật (1981);
Văn học dân gian các dân tộc ít người của Võ Quang Nhơn (1983)... Nhưng
4



chưa có một công trình nào đi sâu phân tích một cách chi tiết những vấn đề về
từng bình diện thi pháp của Vượt biển và so sánh những bình diện thi pháp này
với truyện thơ Tum Tiêu. Dựa trên những ý kiến đánh giá của những công trình
đi trước sẽ là nguồn tài liệu quí báu để chúng tôi có thể lấp đầy khoảng trống
này.
1.2.2. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu và Vượt biển từ góc độ tôn giáo
1.2.2.1. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu từ góc độ tôn giáo: Quan điểm này được
thể hiện trong công trình Tìm hiểu lịch sử văn hóa Campuchia của Vũ Tuyết
Loan (1994, tập 2) có bài viết Ảnh hưởng của Phật giáo vào văn học
Campuchia. Đồng quan điểm với tác giả Vũ Tuyết Loan trong công trình Văn
học so sánh - lí luận và ứng dụng, có bài viết Suy nghĩ về vai trò của văn học
dân gian trong văn học Đông Nam Á lục địa của Phan Ngọc (2001). Quan điểm
này còn được thể hiện trong tập bài giảng chuyên đề Truyện thơ Đông Nam Á
của Trần Thúc Việt (2011). Có thể nói, những ý kiến về Tum Tiêu được soi
chiếu từ góc độ tôn giáo sẽ là những gợi ý cho chúng tôi nghiên cứu về cốt
truyện, nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật thể hiện trong
tác phẩm.
1.2.2.2. Hướng nghiên cứu Vượt biển từ góc độ tôn giáo: Quan điểm này được
thể hiện rõ trong nhưng công trình của Dương Kim Bội, Lê Chí Quế … Những ý
kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu khi khai thác các giá trị mà Vượt biển
mang lại ở góc độ tôn giáo bản địa. Những ý kiến trên đã cung cấp cho chúng
tôi những kiến thức nền tảng để chúng tôi nghiên cứu vấn đề của mình.
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận truyện thơ, tìm hiểu việc nghiên cứu truyện thơ
Tum Tiêu và Vượt biển, chúng tôi nhận thấy: hầu hết các tác giả đã nhận ra tầm
quan trọng và tầm ảnh hưởng của hai tác phẩm này trong nền văn học dân tộc
và vị trí của nó trong lòng thể loại văn học Đông Nam Á. Qua khảo sát tình hình
nghiên cứu Tum Tiêu và Vượt biển, có thể khẳng định, những công trình nghiên
cứu truyện thơ ở nước ngoài, nghiên cứu Tum Tiêu ở Campuchia và Vượt biển ở

Việt Nam cho chúng ta thấy cái nhìn tổng thể về tình hình nghiên cứu lí luận
truyện thơ nói chung và hai tác phẩm này ở hai quốc gia nói riêng. Chúng tôi rút
ra những nhận xét, đánh giá như sau:
Một, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài chủ yếu tập trung
nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, quan điểm nghệ thuật của
Bôtum Mắthê Xôm và tác giả dân gian Tày, các thủ pháp nghệ thuật ở một số
bình diện khác nhau để làm nổi bật, ở Tum Tiêu là: Tình yêu tự do cá nhân và tố
cáo xã hội phong kiến quân chủ chuyên chế khắc nghiệt; Hệ tư tưởng và giáo lí
Phật giáo khuyên răn con người. Còn Vượt biển là: Phản kháng chế độ bất công
trong xã hội Tày cổ; Vấn đề tôn giáo kết hợp với loại hình diễn xướng Then.
Hai, một số công trình nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu cách thức tổ chức
nghệ thuật tác phẩm ở hai cấp độ, cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật (cốt
truyện, nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, thủ
pháp nghệ thuật…). Tuy nhiên, vấn đề này mới được thực hiện và khai thác với
5


tư cách là “phương tiện” để làm nổi bật nội dung của tác phẩm, cụ thể: 1) Về
cốt truyện thì các yếu tố nghệ thuật tổ chức cốt truyện mới chỉ nghiên cứu ở
phương diện tóm tắt và tìm hiểu nội dung câu chuyện trên cơ sở phân tích nội
dung và nghệ thuật chưa khai thác sâu những yếu tố tự sự và trữ tình và cấu trúc
mô hình “kết thúc bi kịch”. Đặc biệt là kiểu cốt truyện tâm lí, cốt truyện lồng
trong truyện với các biểu tượng và thủ pháp nghệ thuật thì chưa được đề cập
đến. Vì thế, các công trình nghiên cứu chưa làm nổi bật được cách thức tổ chức
cốt truyện độc đáo gắn với từng kiểu mô hình “kết thúc bi kịch” thể hiện trong
Tum Tiêu và Vượt biển; 2) Về nghệ thuật xây dựng nhân vật đã được các nhà
nghiên cứu chú ý ít nhiều nhưng mới chỉ dừng lại ở một số thủ pháp kĩ thuật
xây dựng nhân vật mà chưa chú ý đến việc xây dựng một hệ thống nhân vật từ
tiểu sử đến các mối quan hệ xung quanh với tất cả chiều sâu và chiều rộng của
nội dung tác phẩm để thấy nhân vật thoát khỏi kiểu nhân vật chức năng hướng

đến kiểu nhân vật loại hình với mô hình nhân vật tâm lí duy mĩ, duy tình trong
dòng chảy của văn học, văn hóa Campuchia và Việt Nam; 3) Về không gian
nghệ thuật và thời gian nghệ thuật các nhà nghiên cứu cũng nói đến nhưng còn
ở mức độ khái quát, chung chung chưa đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
chưa nói rõ không gian và thời gian cụ thể và ảnh hưởng của những yếu tố nào
chi phối tới nó và môi trường sống của nó trong đời sống sinh hoạt của con
người trong nền văn hóa chung của đất nước Campuchia và Việt Nam.
Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những tác giả đi trước chúng tôi thấy còn
thiếu vắng nghiên cứu so sánh thi pháp hai truyện thơ Tum Tiêu của người
Khơme Campuchia với Vượt biển của người Tày ở Việt Nam một cách hệ
thống. Nhưng đây là một đề tài đề cập tới rất nhiều lĩnh vực: 1) Lí luận văn học;
2) Văn học dân gian; 3) Văn học nước ngoài. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải
thu lượm, nghiên cứu ở các thư viện khác nhau, phải đi đến thực địa nơi cư chú
của người Tày, người Khơme sống vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam, người
Khơme của Campuchia nhất là nơi xuất xứ của câu chuyện để tìm hiểu phong
tục, tập quán, lối sống… của họ. Vì vậy, chúng tôi sẽ triển khai nghiên cứu so
sánh thi pháp hai truyện thơ này theo hướng sử dụng lí luận của thi pháp học
lịch sử và văn học so sánh để tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt của các
bình diện thi pháp đã nêu trong hai tác phẩm.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trước khi so sánh thi pháp truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển, cần phải khái
quát hóa vấn đề thi pháp học, thi pháp lịch sử, so sánh song song, thi pháp
truyện thơ và quá trình hình thành văn bản của hai truyện thơ này làm cơ sở lí
thuyết cho đề tài nghiên cứu.
2.1. Thi pháp và thi pháp học lịch sử
2.1.1. Thi pháp học
Thi pháp học là một hướng nghiên cứu văn học mạnh mẽ của thế kỉ XX. So
với thi pháp thì thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp, là cái có sau.
6



Chính vì “thi pháp” có nội hàm rộng chứa đựng trong nó nội hàm vừa là văn
học vừa là quá trình văn học. Xét về phương pháp tiếp cận, thi pháp học có ba
phạm vi nghiên cứu: 1) Thi pháp học đại cương; 2) Thi pháp học chuyên biệt; 3)
Thi pháp học lịch sử.
2.1.2. Thi pháp học lịch sử
Thi pháp học lịch sử được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như Trần Nho
Thìn, Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Kính, Huỳnh Như Phương...
Theo chúng tôi, có thể hiểu thi pháp học lịch sử là lĩnh vực nghiên cứu sự hình
thành và phát triển của các hình thức văn học, bắt đầu từ các thủ pháp ẩn dụ, ví
von, vần điệu cho đến các thể loại, các phạm trù văn học như không gian, thời
gian nghệ thuật, các hệ thống nghệ thuật như trào lưu, phong cách và cả bản
thân văn học như một loại hình nghệ thuật bằng phương pháp so sánh lịch sử
nhằm vạch ra các đặc điểm chung của các hệ thống văn học thuộc các nền văn
hóa khác nhau, xác định cội nguồn của chúng cũng như các qui luật chung của ý
thức văn học nhân loại.
2.2. Văn học so sánh và so sánh song song
2.2.1. Văn học so sánh
Then chốt trong sinh mệnh và sức sống của văn học so sánh là ở chỗ phát
triển các cá nhân và các cộng đồng người ngày một trở nên “người” hơn, ngày
càng tiến lên đỉnh cao của chủ nghĩa nhân văn, những giá trị nhân văn xứng
đáng với danh hiệu con người và đạo lí làm người.
2.2.2. So sánh song song
Nghiên cứu so sánh song song là dùng phương thức suy luận lôgích để
nghiên cứu hai nền văn học dân tộc, hoặc hai nền văn học dân tộc trở lên mà
giữa chúng không có quan hệ trực tiếp. Đồng thời nó còn chú trọng đến tính văn
học của đối tượng, chú trọng so sánh chủ đề, thể tài, thể loại văn học, hình
tượng nhân vật, đặc điểm phong cách...
2.3. Thi pháp truyện thơ và truyện thơ Đông Nam Á

2.3.1. Khái niệm thi pháp truyện thơ
Cũng giống như các thể loại khác trong văn học dân gian thì “truyện thơ ra
đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại nó” [151; 401]. Lúc bấy giờ trong xã
hội các dân tộc thiểu số xuất hiện nhiều mâu thuẫn đối kháng và đẩy người dân
vào bế tắc, tuyệt vọng. Khi xem xét thi pháp truyện thơ có nghĩa là xem xét thế
giới cảm xúc thẩm mĩ và tư tưởng, cốt truyện, nhân vật, không gian nghệ thuật,
thời gian nghệ thuật...
2.3.2. Đặc trưng của thi pháp truyện thơ
Đặc điểm nổi bật của truyện thơ là tính lưỡng thể, tức là có sự kết hợp nhuần
nhị giữa thể truyện và thơ, giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, giữa văn học nói
và văn học viết, giữa tính dân gian và tính bác học. Ngoài ra đặc trưng của thi
pháp truyện thơ còn được xem xét trên nhiều bình diện khác như: thể thơ, ngôn
ngữ, thủ pháp nghệ thuật…
2.3.3. Thể loại truyện thơ Đông Nam Á.
7


2.3.3.1. Thể loại mang tính loại hình trong văn học: Truyện thơ bắt nguồn từ
văn học dân gian, với tư cách là những thể loại, chúng tạo thành một bộ phận
đặc biệt tiêu biểu cho thi ca Việt Nam. Có thể thấy, truyện thơ phát triển đến
đỉnh cao, với số lượng rất lớn và tác động sâu sắc vào đời sống văn hóa khu
vực.
2.3.3.2. Thể loại phát triển phong phú trong đời sống: Sự yêu thích của người
dân Đông Nam Á đối với thể loại truyện thơ đã tạo cơ sơ cho thể loại này liên
tục phát triển tăng dần về số lượng và nhiều tác phẩm trở thành kiệt tác, đỉnh
cao của nền văn học dân tộc ở khu vực này. Điều độc đáo cho đến nay, hầu hết
các tác phẩm đỉnh cao, các kiệt tác văn học cổ điển ở các quốc gia Đông Nam Á
là các truyện thơ. Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định vị trí, vai trò và giá trị
phản ánh của truyện thơ.
2.4. Sự hình thành văn bản hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển

Về mặt lí thuyết các nhà lí luận phân biệt có: Văn học dân gian và Văn học
thành văn. Ở Việt Nam có một thực tế, ít nhất vào khoảng thế kỉ XV có các ông
như Vũ Quỳnh, Kiều Phú đã ghi lại các truyện cổ tích trong Lĩnh Nam trích
quoái. Sau này, chúng ta biết các truyện cổ tích chủ yếu qua Vũ Quỳnh, Kiều
Phú, còn trong dân kể thì rất khó xác định. Những người từ 70 tuổi trở xuống
biết văn học dân gian qua những cuốn như: Tục ngữ ca dao - dân ca của Vũ
Ngọc Phan (1956) và Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi
(1958) có thể chứng minh được điều ấy. Căn cứ vào điều này, chúng tôi sẽ trình
bày cụ thể về sự giống nhau trong quá trình hình thành của hai tác phẩm trên.
2.4.1. Sự hình thành truyện thơ Tum Tiêu
2.4.1.1. Nguồn gốc văn bản: Cho đến thế kỉ XX câu chuyện này tồn tại bốn văn
bản khác nhau. Ngoài các văn bản kể trên truyện Tum Tiêu còn tồn tại dưới
dạng hát kể trong cung đình. Điều này liên quan đến cả vấn đề tiếp nhận văn
học. Căn cứ vào những luận chứng trên về nguồn gốc ra đời của Tum Tiêu,
chúng tôi chọn văn bản của Đại Đức Bôtum Mắtthê Xôm làm tài liệu nghiên
cứu chính vì: 1) Văn bản này có tên tác giả rõ ràng, được tác giả “nhuận sắc”
thành công hơn so với những văn bản trước đó. Đặc biệt nó còn có thêm phần
phần thuyết giảng răn dậy của tác giả. Nó có tác động tích cực khi khuyên răn
những đôi bạn trẻ nên có những cách ứng xử khéo léo trong tình yêu và cuộc
sống. 2) Văn bản này được Viện Phật học Phnôm Pênh xuất bản lần đầu tiên
vào năm 1915 và đã in đến lần thứ tám vào năm 1972, được đánh dấu khổ thơ
từ 01 đến 1.051, gồm 4.024 câu; 3) Tác phẩm này được Bộ giáo dục của đất
nước Campuchia lựa chọn đưa vào dạy trong chương trình phổ thông.
2.4.1.2. Tác giả văn bản: Nói về tác giả của truyện Tum Tiêu đầu tiên phải kể
đến XonThẹ Mốc (1846 - 1908). Truyện thơ Tum Tiêu được ông viết vào thế kỉ
XIX. Sau đó nhà sư Xôm là người có công rất lớn biên soạn Tum Tiêu. Vì vậy,
tác phẩm này đã được nâng cao giá trị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật.

8



2.4.1.3. Nội dung văn bản Tum Tiêu: Câu chuyện kể về mối tình ngang trái của
đôi nam nữ bình dân người Khơme. Và kết thúc câu chuyện bằng cái chết của
nhân vật chính.
2.4.2. Sự hình thành truyện thơ Vượt biển
2.4.2.1. Nguồn gốc văn bản: Vượt biển tiếng Tày là Khảm hải có nguồn gốc ban
đầu là một chương trong hệ thống những bài hát Then trong sinh hoạt nghi lễ
dân gian của người Tày. Nhưng khi mạnh dạn đưa nó thoát khỏi màn khói
nhang kì ảo thì nó lại trở thành một tác phẩm văn học đích thực mang nội dung
hiện thực sâu sắc.
2.4.2.2. Nội dung văn bản: Câu chuyện kể về hai cuộc đời của nhân vật Sa dạ
Sa dồng bị áp bức ở cả chốn mường Người và mường ma đến mức cùng quẫn
không lối thoát.
2.4.2.3. Công tác sưu tầm và biên dịch truyện thơ Vượt biển: Truyện thơ Vượt
biển phổ biến của dân tộc Tày các tỉnh miền núi phía Bắc. Với nội dung mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc nên nó được các nhà nghiên cứu quan tâm và họ tiến
hành sưu tầm từ những năm 60 của thế kỉ XX như Hoàng Hạc, Nông Minh
Châu, Dương Kim Bội, Lục Văn Pảo; Vi Hồng, Hoàng Kế Quang…
2.4.2.4. Vượt biển - truyện thơ tự sự trữ tình: Nhìn từ góc độ thể loại, Vượt
biển được các nhà nghiên cứu văn học dân gian xếp vào những nhóm truyện
thơ khác nhau. Nhưng chúng tôi lựa chọn: 1) Khẳng định Vượt biển là một
truyện thơ chúng tôi theo quan điểm về khái niệm truyện thơ của Nguyễn Xuân
Kính;
2) Vượt biển là truyện thơ tự sự trữ tình thuộc nhóm truyện thơ gắn với sinh
hoạt nghi lễ dân gian theo quan điểm của Võ Quang Nhơn; 3) Vượt biển được
sống động và uyển chuyển trong không gian sinh hoạt diễn xướng theo quan
điểm của Lê Chí Quế. Bởi vậy, trong luận án này chúng tôi chọn văn bản Vượt
biển của Hoàng Hạc sưu tầm và biên soạn có 249 câu thơ được in trong tuyển
tập Truyện thơ Tày - Nùng (Nxb Văn học, tập 2, 1964). Vì nó đã hội tụ đầy đủ

những yếu tố trên.
Hơn nữa, văn bản Vượt biển do Hoàng Hạc sưu tầm và biên soạn còn đảm
bảo các yếu tố sau: 1) Đây là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh đảm bảo đầy đủ
yếu tố của một truyện thơ thuộc nhóm truyện thơ sinh hoạt gắn với nghi lễ dân
gian. Hơn nữa, trong truyện thơ Vượt biển đã kết hợp đến mức nhuần nhị hai
yếu tố: tự sự của truyện cổ dân gian với cốt truyện rõ ràng, nhân vật cụ thể,
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật... và trữ tình của thơ ca dân gian
đó là âm hưởng của những làn điệu Sli - Lượn; 2) Khi biên soạn lại Vượt biển
các nhà sưu tầm trong đó có Hoàng Hạc vẫn giữa được phần dân gian là cốt
truyện nói về cuộc sống của những người nghèo khổ không có tên ở chốn
mường người. Sang thế giới mường ma các nhân vật đều phải vượt qua mười
hai rán nước. Nhưng trong bản Vượt biển của Hoàng Hạc có dấu ấn của tác giả.
Khi biên soạn lại ông đã đặt tên, kể tỉ mỉ về nguồn gốc, lai lịch của các nhân
vật chính khi sống ở chốn mường người. Các tác giả khác không nói lên các
điều đó. Khi sang chốn mường ma thì ông đã đặt tên nhân vật cụ thể là Sa dạ
9


Sa dồng. Cái tên Sa dạ Sa dồng mang biểu tượng cho những người “chèo
thuyền vượt biển” [13; 308] đem lễ cung tiến cho Ngọc Hoàng. Qua đó, ông đã
làm sáng tỏ cái chết bi thảm của nhân vật chính để tố cáo xã hội cũ đã chà đạp
lên thân phận kiếp người nghèo khổ. Các tác giả khác lại cho rằng cái chết của
nhân vật chính là sự giải thoát, sung sướng mang tính lãng mạn như trên chúng
tôi đã trình bày. Hiện nay, tác phẩm này được giải thưởng của Hội Văn học các
dân tộc thiểu số Việt Nam (QĐ: 17/QĐ - VNDT, T12/2005 - Nghệ nhân Ưu Tú
Hoàng Tương Lai con trai ông Hoàng Hạc cung cấp). Nó được nhân dân đón
nhận, ca ngợi. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Kế Quang người đã liêu tục biểu diễn
thành công tác phẩm này trong các lễ hội; 3) Vượt biển được Bộ giáo dục và
Đào tạo chọn để dạy trong nhà trường phổ thông và trong giáo trình Văn học
dân gian bậc Đại học tiêu biểu về mảng truyện thơ. Đây chính là một cơ sở

pháp lí quan trọng mà những văn bản khác không được lựa chọn. Điều này
khẳng định vị trí, giá trị phản ánh và độ tin cậy của tác phẩm đối với độc giả.
Có thể nói, căn cứ vào Quá trình hình thành Tum Tiêu và Quá trình hình
thành Vượt biển khi các tác giả vừa “tái tạo” trên những tích truyện có thật
trong dân gian, vừa “sáng tạo” thêm mà chúng tôi đã trình bày. Cùng với những
luận điểm và viện dẫn kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học có uy tín như Võ Quang Nhơn, Phan Đăng Nhật, Lê Chí Quế,
Nguyễn Xuân Kính… và những văn bản khẳng định Tum Tiêu và Vượt biển
mang tính pháp lí như trên thì hai tác phẩm hoàn toàn so sánh được để tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt. Và kết quả nghiên cứu sẽ càng kiểm
chứng được tính tính ưu việt và mức độ tin cậy của hai tác phẩm này mang lại.
Như vậy, cơ sở để chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong đề tài này là những tri
thức lí luận của thi pháp học lịch sử, thi pháp truyện thơ và phương pháp so
sánh song song được coi là bộ công cụ hữu hiệu sử dụng để nghiên cứu làm rõ
những điểm tương đồng và khác biệt trên bốn bình diện đã nêu của hai tác
phẩm. Từ đó, thấy được điểm mới khi cả hai tác phẩm có tính chất lưỡng thể:
vừa có tính chất văn học dân gian vừa là tác phẩm văn học viết.
CHƯƠNG 3
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
CỦA HAI TRUYỆN THƠ TUM TIÊU VÀ VƯỢT BIỂN
Những vấn đề lí luận về thi pháp lịch sử và thi pháp truyện thơ sẽ được
chúng tôi soi chiếu và xem xét cụ thể trên hai tác phẩm Tum Tiêu và Vượt biển.
Sử dụng phương pháp so sánh song song để tìm ra tương đồng và khác biệt giữa
hai tác phẩm này trên các mặt của thi pháp. Ở chương này là so sánh những
điểm tương đồng.
3.1. Cốt truyện
Sử dụng lí luận về cốt truyện của thể loại truyện thơ chúng tôi sẽ tiến hành
so sánh thi pháp cốt truyện của chúng để tìm ra những điểm tương đồng ở cốt
truyện tự sự - trữ tình, cốt truyện được xây dựng theo mô hình cấu trúc bi kịch.
10



3.1.1. Về cốt truyện tự sự
Truyện thơ trước hết là “thể truyện” nên về hình thức nó mang yếu tố tự sự.
Do đó, thể loại truyện thơ cũng như các thể loại tự sự khác có khả năng tái hiện
đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó bằng cách tạo nên một bức tranh
mở rộng của đời sống không gian, thời gian của các biến cố, sự kiện và các chi
tiết. Cốt truyện trong Tum Tiêu và Vượt biển thể hiện rất rõ những đặc điểm của
tự sự khi trình bày chuỗi các sự việc nối tiếp nhau một cách mạch lạc, theo trật
tự nhất định để dẫn đến một kết thúc đúng như diễn trình sự việc và truyền tải
được ý nghĩa nhân văn cao cả.
3.1.2. Về cách thức thể hiện trữ tình
Truyện thơ với tất cả sự kiện, chi tiết, hành động, tình huống cho đến cốt
truyện đều được thể hiện bằng những lời thơ thấm đẫm chất trữ tình. Tum Tiêu
và Vượt biển là tác phẩm tự sự trữ tình. Chất trữ tình được thể hiện thông qua
ngôn ngữ thơ, nhịp điệu thơ, thể thơ. Điều này càng góp phần khẳng định, Tum
Tiêu và Vượt biển hai truyện thơ tiêu biểu đã kết hợp một cách nhuần nhị cả hai
yếu tố tự sự và trữ tình vào nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tác phẩm.
3.1.3. Về mô hình cấu trúc bi kịch
Một số truyện thơ nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á có cấu trúc truyện
thơ được xây dựng theo mô hình tương đối ổn định của hệ thống truyện thơ, với
ba sự kiện cơ bản theo mô hình kết thúc có hậu: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn Tụ thì
đến Tum Tiêu và Vượt biển thì mô hình cấu trúc tác phẩm đã có sự thay đổi:
Gặp gỡ - Tai biến - Cái chết. Tum Tiêu và Vượt biển lại có cái kết hoàn toàn mới
do ảnh hưởng của đặc điểm thi pháp thể loại và vai trò của ca dao, dân ca của
hai dân tộc, hai đất nước khác nhau nhưng cùng nằm trong khu vực Đông Nam
Á.
3.2. Nhân vật
Truyện thơ là một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng phương thức tự
sự, cho nên, nhân vật trong truyện thơ cũng mang đầy đủ những đặc điểm của

kiểu loại nhân vật trong văn tự sự. Đến với Tum Tiêu và Vượt biển thì nghệ
thuật xây dựng nhân vật có những nét tương đồng. Cụ thể từng bình diện:
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Trong Tum Tiêu và Vượt biển chúng ta thấy, Bôtum Mắtthê Xôm và tác giả
dân gian Tày đã cố gắng miêu tả ngoại hình nhân vật. Những nhân vật hiện ra
dưới cái nhìn khách quan của người trần thuật, nhân vật được xem xét trong sự
đánh giá của người khác, nhân vật tự bộc lộ qua lời đối thoại, độc thoại. Từ đó,
góp phần giới thiệu đến độc giả, để họ có cái nhìn khái quát và những ấn tượng
chung về ngoại hình nhân vật trong tác phẩm.
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động và tâm lí nhân vật
Trong truyện thơ hành động và tâm lí nhân vật lại diễn biến nhẹ nhàng
nhưng hết sức phức tạp. Trong Tum Tiêu thì nghệ thuật miêu tả hành động và
tâm lí nhân vật thể hiện rất rõ qua hệ thống nhân vật chính như Tum, Tiêu và
nhân vật phụ: bà Phăn, quan Ơ rơ chun, Pếch, Nô, vua… Và Vượt biển nghệ
11


thuật miêu tả hành động và tâm lí nhân vật thể hiện rất rõ trong hai tuyến nhân
vật Thiện >< Ác thông qua nhân vật người em trai, anh trai, chị dâu, Sa dạ Sa
dồng, quan Slay… Bởi vậy, cả Tum Tiêu và Vượt biển thì nhân vật hiện lên vừa
có hình hài cụ thể, vừa có hành động và tâm lí phức tạp.
3.3. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền
với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá trị của con người. Soi chiếu
từ nguyên tắc này, chúng tôi xác định những điểm tương đồng trong không gian
của hai tác phẩm Tum Tiêu và Vượt biển trên các cấp độ chi tiết như sau:
3.3.1. Không gian địa lí - văn hóa
Không gian địa lí là bao gồm toàn bộ những yếu tố tự nhiên và xã hội tham gia
vào bề mặt địa lí đó. Không gian địa lí rất quan trọng và là nền tảng để tìm hiểu lịch
sử văn hóa, văn học mỗi quốc gia. Và thước đo về sức sống của một tác phẩm là

phải đặt nó về môi trường sống. Tum Tiêu và Vượt biển có sức sống thể hiện mãnh
liệt trong không gian đậm chất bản địa vùng lãnh thổ văn hóa Đông Nam Á. Hai tác
phẩm của hai dân tộc, hai quốc gia khác nhau nhưng cùng xuất phát từ trong cái nôi
lãnh thổ Đông Nam Á, nên về cơ bản chúng có những nét tương đồng về mặt địa lí,
huyết thống chủng tộc, văn hóa của khu vực.
3.3.2. Không gian sinh hoạt
Ở Tum Tiêu và Vượt biển không gian sinh hoạt được soi chiếu ở các cấp độ:
từ cấp độ nhỏ (không gian gia đình) đến cấp độ lớn (không gian xã hội). Trong
hai tác phẩm này đều xuất hiện không gian sinh hoạt hiện thực đời thường gần
gũi với đời sống con người như không gian của mảnh ruộng, ngôi nhà sàn, ngôi
chùa đến không gian rộng như Phum, Xóc, thành thị, cung điện (Tum Tiêu),
rừng đại ngàn, âm ti, thượng giới (Vượt biển). Như vậy, ở cả hai tác phẩm này
thì không gian sinh hoạt được nói đến gắn chặt với không gian hiện thực nơi
con người sinh sống và hoạt động.
3.3.3. Không gian thiên nhiên
Trong hai tác phẩm Tum Tiêu và Vượt biển thì không gian thiên nhiên đóng
vai trò quan trọng thể hiện tâm trạng nhân vật, nội dung, chủ đề và bộc lộ tài
năng của các tác giả. Đến với Tum Tiêu và Vượt biển không gian thiên nhiên
hiện lên rõ nét bởi toàn tác phẩm được bao trùm bởi màu sắc thiên nhiên đậm
chất Campuchia và vùng núi Việt Nam. Có lẽ tạo hóa đã ban tặng cho cư dân
nông nghiệp lúa nước bầu tâm hồn tình cảm hết sức đặc biệt đối với thiên nhiên.
Một khu vực nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp là chủ yếu, có rừng, sông, suối,
đồng bằng và hải đảo… Cảnh sắc thiên nhiên kì vĩ đã góp phần quan trọng
trong việc hun đúc nên chất thơ cho tâm hồn con người.
3.4. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một yếu tố thuộc phương thức tồn tại của thế giới có
cấu trúc riêng. Thời gian nghệ thuật vừa là phương diện của đề tài, vừa là một
trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức nghệ thuật tác phẩm. Nếu trong sử thi
chúng ta thấy nổi bật loại thời gian lịch sử - sự kiện thì đến với truyện thơ thời
12



gian thuận chiều, tuyến tính và không tách rời với cốt truyện. Đây là luận điểm
sẽ xuyên suốt quá trình tìm ra những điểm tương đồng của Tum Tiêu và Vượt
biển.
3.4.1. Thời gian lịch sử xã hội
Xuất phát từ cách hiểu “xã hội” là hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của
loài người ở một trình độ nhất định trong lịch sử, được xây dựng trên cơ sở của
một phương thức sản xuất nhất định. Chúng tôi nhận thấy, trong Tum Tiêu và
Vượt biển có hình thức sinh hoạt của con người theo một thiết chế xã hội nhất
định trong cả đời sống vật chất lẫn thế giới tinh thần. Bởi vậy, trải bao thăng
trầm của lịch sử, Campuchia và Việt Nam vẫn luôn giữ được tính chỉnh thể của
một nền văn hóa vùng với một thể phức văn hóa thống nhất nhưng rất đa dạng.
3.4.2. Thời gian sinh hoạt
Có thể hiểu, thời gian sinh hoạt là khoảng thời gian để nhân vật hoạt động,
nó vừa phản ánh được nhịp độ vận động của cuộc sống, vừa biểu hiện tâm lí
nghệ thuật của con người trước những biến cố, sự kiện của câu chuyện. Ở Tum
Tiêu và Vượt biển thời gian sinh hoạt chính là khoảng thời gian ứng với các hoạt
động của nhân vật trong tác phẩm. Như vậy, trong hai tác phẩm này thì thời
gian sinh hoạt vừa là nơi để nhân vật thể hiện hành động vừa thể hiện diễn biến
tâm lí con người.
3.4.3. Thời gian thiên nhiên
Trong Tum Tiêu và Vượt biển, điểm nối kết giữa hai tác phẩm lại gần nhau
hơn lại chính là sự tương đồng về thời gian thiên nhiên. Bởi bản tính của hai
dân tộc có sự hòa hợp, yêu thích thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành bà mẹ mát
tay nâng niu và hun đúc nên những tâm hồn con người giàu tính nhân văn. Như
vậy, cả hai tác phẩm này các tác giả đã kế thừa và sáng tạo cách miêu tả thời
gian thiên nhiên trong văn học dân gian. Hơn nữa, hai tác phẩm còn khắc họa
được bức tranh đời sống đậm chất triết lí nhân sinh với bao số phận, bao thăng
trầm mà cuộc đời mỗi nhân vật hiện lên như “tảng băng trôi” trong khoảng thời

gian thiên nhiên đó.
Như vậy, với việc sử dụng lí luận của thi pháp học lịch sử ở cấp độ so sánh
song song, thi pháp truyện thơ vào Tum Tiêu và Vượt biển, chúng tôi đã làm rõ
những điểm tương đồng trên từng bình diện: 1) Về cốt truyện, cả hai đều trải
qua thăng trầm trong việc hình thành nên cốt truyện “hoàn hảo” kết hợp nhuần
nhị yếu tố tự sự và phương thức trữ tình để lột tả được kiểu mô hình cấu trúc
“kết thúc bi kịch”; 2) Về nhân vật cả hai đã xây dựng thành công hệ thống nhân
vật. Từ những loại hình nhân vật trong tích cổ (dân gian) trong lịch sử quá khứ
thì đến hai truyện thơ này đã xây dựng thành công kiểu loại nhân vật gần với
đời thực. Trong hai tác phẩm này thì nhân vật hiện lên có ngoại hình, tính cách
và tâm lí riêng; 3) Không gian nghệ thuật, cả hai các tác giả xây dựng không
gian có những nét tương đồng: không gian địa lí - văn hóa, không gian sinh hoạt
và không gian thiên nhiên; 4) Trong hai tác phẩm này thì thời gian nghệ thuật
được xây dựng có những nét giống nhau: thời gian lịch sử, xã hội; thời gian
13


thiên nhiên. Những dấu mốc thời gian này không tách rời với chuỗi biến cố cốt
truyện và hành động của nhân vật. Nó diễn ra theo dòng thời gian thuận chiều,
tuyến tính, không có sự đảo lộn thời gian trong kết cấu. Qua đó có thể khẳng
định, tác giả của hai truyện thơ này đã thể hiện được trình độ nhận thức xã hội
của mình một cách rõ nét.
CHƯƠNG 4
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA
HAI TRUYỆN THƠ TUM TIÊU VÀ VƯỢT
BIỂN 4.1. Cốt truyện
Cốt truyện trong Tum Tiêu và Vượt biển được hình thành từ những dạng thức
khác nhau của đặc trưng thể loại. Bởi vậy, khi nghiên cứu chúng tôi tìm thấy nó
có những nét khác biệt cơ bản về cốt truyện: Nếu như trong Tum Tiêu cốt truyện
tâm lí và nghiêng về kiểu cốt truyện có yếu tố kịch cận đại thì đến với Vượt

biển có cốt truyện lồng trong truyện và cốt truyện kết hợp nhuần nhị giữa tích
cổ và dân ca. Đây là những điểm khác nhau cơ bản.
4.1.1. Cốt truyện tâm lí ở truyện thơ Tum Tiêu
Tum Tiêu là một tác phẩm thuộc dòng văn học thành văn. Nó được xây dựng
theo mô hình cấu trúc truyện thơ: gặp gỡ - tai biến - tự tử. Đây là mô hình
truyện thơ “kết thúc bi kịch” khác với kiểu kết thúc có hậu vẫn thường thấy
trong truyền thống truyện thơ các nước Đông Nam Á, khi nhân vật chính trải
qua những thử thách, tai biến và đoàn tụ. Với kiểu kết thúc bi kịch làm cho diễn
biến tâm lí của nhân vật chính phức tạp hơn và hình tượng nhân vật gần gũi với
hiện thực cuộc đời.
4.1.2. Cốt truyện lồng trong truyện ở truyện thơ Vượt biển
Vượt biển thì yếu tố cốt truyện lồng trong truyện được thể hiện rất rõ ở hai
cấp độ: 1) Cấp độ cốt truyện là sự lắp ghép hai tiểu cuộc đời của nhân vật Sa dạ
Sa dồng - phu thuyền; 2) Cấp độ biểu tượng thì Biển là sự đan cài của 3 vấn đề:
sự sống, sự sáng tạo thế giới; cội nguồn sinh thành và sự sáng tạo các giá trị văn
hóa của người Tày. Hơn nữa, việc nghiên cứu biểu tượng Biển trong truyện thơ
này của người Tày còn gợi mở những tri thức nền tảng, một lối tư duy truyền
thống, một hằng số văn hóa mang bản sắc riêng biệt, độc đáo của người Tày.
4.1.3. Yếu tố kịch cận đại trong cốt truyện của truyện thơ Tum Tiêu
Bôtum Mắtthê Xôm đã có công nâng Tum Tiêu trở thành một tác phẩm kịch
về quyền tự do yêu đương, hôn nhân và vấn đề mâu thuẫn xã hội trong thời đại:
Xung đột kịch và Hành động kịch. Điều này, góp phần tạo nên sự thành công
của cốt truyện, đồng thời cốt truyện được xây dựng mang màu sắc kịch cận đại
đã góp phần làm cho Tum Tiêu trở thành một truyện thơ độc đáo, tiêu biểu về
mặt loại hình so với Vượt biển và truyện thơ ở khu vực Đông Nam Á.
4.1.4. Cốt truyện kết hợp nhuần nhị truyện cổ tích và cao dao, dân ca của
truyện thơ Vượt biển
14



Vượt biển là truyện thơ được hình thành từ một tích truyện của truyện cổ
tích. Tuy nhiên cốt truyện này khi được cải biên, lắp ghép thành cốt truyện của
Vượt biển thì mối quan hệ anh - em được đẩy lên gay gắt và trở thành tình
huống truyện. Có thể thấy, sự kết hợp cốt truyện cổ tích với nghệ thuật trữ tình
dân ca đã phát triển thành cốt truyện thơ Vượt biển theo thể tự sự trữ tình. Đây
là cả một quá trình trưởng thành về mặt tư duy. Đó là bước chuyển mình mạnh
mẽ từ không gian sân khấu ngoài trời vào không gian sân khấu tâm linh trên các
ban thờ cúng của người Tày.Và nó đã thoát dần từ không gian sân khấu tâm linh
đến với không gian cuộc đời.
4.2. Nhân vật
Ứng với kiểu cốt truyện tự sự - trữ tình có kết thúc bi bịch, nhân vật trong
Tum Tiên và Vượt biển được xây dựng những điểm khác nhau căn bản: Nếu
nhân vật trong Tum Tiêu đậm màu sắc Phật giáo và được soi chiếu đa chiều thì
nhân vật trong Vượt biển mang đậm chất Then và là nhân vật chức năng, thần
kì. Và trên cái phông nền chung đó, mỗi tác phẩm có vẻ đẹp độc đáo riêng, tạo
nên sự hấp dẫn khó quên đối với người thưởng thức.
4.2.1. Nhân vật đậm màu sắc Phật giáo trong truyện thơ Tum Tiêu
Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất, là tiêu điểm bộc lộ chủ đề và giá trị tư tưởng
nghệ thuật. Câu chuyện kể về nhân vật chính là một chú tiểu, về câu chuyện
tình yêu oan trái éo le nhìn từ góc độ Phật giáo và bị chi phối bởi hệ tư tưởng
giáo lí nhà Phật. Bi kịch được giải thích bằng tư duy và ngôn ngữ đạo Phật, giải
quyết theo quan điểm nhân quả, luân hồi, nghiệp chướng của đạo Phật. Trong
Tum Tiêu nhân vật là những con người có thật. Tính cách, suy nghĩ, hành động
của họ diễn ra đúng với bản năng con người thực.
4.2.2. Nhân vật đậm chất Then trong truyện thơ Vượt biển
Bản chất của Vượt biển là một chương trong các khúc hát Then của nhà
Then. Nhưng khi vén bức màn khói nhang để trở thành một tác phẩm văn học
đích thực thì những gì mà nhân vật truyền tải thông điệp đến người đọc lại vượt
xa tầm kiểm soát của nó. Bởi vậy, không khó để giải thích tại sao người ta nghe
khúc hát này cảm thấy thấu cảm và thấy đâu đó bản thân mình hòa vào từng

nhân vật trong đó. Như vậy, nhân vật trong Vượt biển có môi trường sống vô
cùng đặc biệt. Các nhân vật trong Vượt biển đã vượt xa hơn nhân vật có tính
chức năng trong truyện cổ tích để trở thành những nhân vật loại hình, những
con người có tính cách, số phận riêng trong cuộc đời.
4.2.3. Nhân vật soi chiếu đa chiều trong truyện thơ Tum Tiêu
Trong Tum Tiêu, nhân vật hiện ra dưới cái nhìn khách quan của người trần
thuật, được xem xét trong sự đánh giá của người khác, nhân vật tự bộc lộ qua
lời đối thoại, độc thoại. Vì vậy, khi miêu tả đời sống nội tâm, những biểu hiện
tinh tế của tâm hồn bằng đối thoại và độc thoại trong Tum Tiêu là một đặc sắc
nghệ thuật. Bôtum Mắtthê Xôm đã xây dựng nên một hệ thống nhân vật có tâm
lí khá phức tạp làm cho nó mang một hơi thở mới. Hơi thở của cái Tôi cá nhân,
cá tôi khát khao muốn giải phóng khỏi sự ràng buộc, kìm kẹp của xã hội đương
15


thời. Nó đã tạo nên một hệ tư tưởng mới mẻ và là kim chỉ nan để nhân vật bộc
lộ cảm xúc, bộc lộ cá tính riêng của mình.
4.2.4. Nhân vật thần kì trong truyện thơ Vượt biển
Nhân vật hiện lên ở Vượt biển vừa có yếu tố rất thật của con người lại vừa
mang yếu tố thần kì. Yếu tố con người thần kì ở đây hiện lên, nhưng cũng
không làm giảm đi tính hiện thực mà tác giả dân gian muốn truyền tải thông
điệp, phản kháng lại chế độ xã hội bất công của người dân nghèo miền núi lúc
bấy giờ. Chiều hướng phát triển số phận nhân vật mang tính lí tưởng hóa, phản
ánh lí tưởng thẩm mĩ cộng đồng Tày, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
4.3. Không gian nghệ thuật
Những điểm khác nhau về không gian nghệ thuật của Tum Tiêu và Vượt biển
là ở chỗ: Nếu trong Tum Tiêu có không gian sinh tồn của con người và được
diễn xướng trong sân khấu Yikê thì đến với Vượt biển xuất hiện không gian địa
ngục và được diễn xướng trong nghệ thuật sân khấu Then. Việc làm rõ hai cấp
độ khác nhau trong hai tác phẩm trên sẽ cho chúng ta hiểu hơn về phong tục, tập

quán và mĩ cảm của người Khơme và người Tày ở hai quốc gia Campuchia và
Việt Nam.
4.3.1. Không gian sinh tồn của con người trong truyện thơ Tum Tiêu
Đây là một kiểu không gian mà ở đó tác giả gắn kết nhân vật chính vào
trong từng dạng không gian cụ thể của tác phẩm. Không gian trong Tum Tiêu
mang yếu tố của sân khấu kịch. Tum Tiêu của Bôtum Mắtthê Xôm kể về chuyện
tình yêu bi thảm của hai nhân vật chính. Chuyện tình của họ được dệt trên nền
rất nhiều không gian xa lạ khác nhau. Hơn nữa, ở không gian này sự xuất hiện
của nhân vật còn góp phần khẳng định cốt truyện tự sự trữ tình triển khai theo
mô hình cấu trúc kết thúc bi kịch đạt hiệu quả cao.
4.3.2. Không gian địa ngục trong truyện thơ Vượt biển
Vượt biển còn khiến cho người đọc vô cùng ngạc nhiên bởi sự thần kì, ma
quoái của nó. Nhân vật chết đi ở cõi người nhưng xuống địa ngục lại được tái
hiện. Thần linh đã cho nhân vật người em đầu thai sang kiếp khác để hóa giả
nỗi oan khuất. Tuy nhiên, việc đầu thai vào các Sa dạ Sa dồng thì kiếp nạn
người em vẫn không thoát. Điều này đã khiến cho Vượt biển là một chương
miêu tả toàn bộ đoàn quân Then vượt biển mênh mông để cung tiến lễ vật lên
cho Ngọc Hoàng. Trong không gian địa ngục này thì nhân vật hiện lên thể hiện
rõ ý đồ và tư tưởng của người sáng tác. Đây là bước phát triển mới đã đẩy nhân
vật dần thoát khỏi kiểu nhân vật chức năng trong truyện cổ tích thành nhân vật
loại hình trong văn học.
4.3.3. Không gian diễn xướng Yikê của truyện thơ Tum Tiêu
Nghệ thuật sân khấu ở Campuchia được hình thành từ lâu đời và trở thành
một hoạt động nghệ thuật không thể thiếu của dân tộc mỗi khi có lễ hội hoặc
những lúc rảnh rỗi sau mỗi vụ mùa. Và sân khấu kịch Yikê (hay là Likê) là loại
hình sân khấu ở Campuchia và ở một số tỉnh thuộc Tây Nam Bộ - Việt Nam.
Với cốt truyện bắt rễ từ trong dân gian kết hợp với tư tưởng của nền văn hóa
16



nông nghiệp lúa nước khiến cho kịch Tum Tiêu phù hợp với nhu cầu của tầng
lớp lao động và nghệ thuật sân khấu Yikê luôn là một công cụ được chuyển tải
văn hóa dân gian, làm giàu đẹp bản sắc văn hóa.
4.3.4. Không gian diễn xướng Then của truyện thơ Vượt biển
Một trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Tày là hình thức
sinh hoạt Then. Then của người Tày là hình thức nghi lễ dân gian độc đáo. Then
có nhiều hình thức sinh hoạt phong phú. Sự phong phú ấy còn tùy thuộc theo
phong tục tập quán từng vùng mà có mức độ khác nhau, tên gọi khác nhau như:
bụt, pụt, vít… “Những chữ này đều xuất hiện từ tiếng Phạn là Bouddha, nghĩa
gốc là sáng tỏ, thiêng liêng, nghĩa thông thường là hiểu biết” [140; 50]. Qua quá
trình đi điền dã chúng tôi thấy có hai loại Then điển hình: 1) Trong nghi lễ cầu
cúng và 2) Trong đời sống sinh hoạt. Trong quá trình đi thực địa tại Yên Bái,
chúng tôi đã được Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Kế Quang (sinh 1940, tổ 10, xã
Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) cung cấp hai văn Vượt biển đại
diện cho hai hoạt động nghi lễ này: Một, Vượt biển trong bài cúng Điệu lễ lên
gốc số; Hai, Vượt biển trong Hội Then của người Tày. Với giá trị như vậy thì
việc bảo tồn và phát huy những hoạt động diễn xướng Then nói chung và Vượt
biển nói riêng là việc làm cần thiết.
4.4. Thời gian nghệ thuật
Thời gian với tư cách là một sự kiện nghệ thuật. Thời gian trong truyện thơ
cũng có mang trong mình những đặc trưng riêng. Tum Tiêu và Vượt biển có
những điểm khác nhau rõ rệt về nghệ thuật tổ chức thời gian trong từng tác
phẩm. Nếu Tum Tiêu có thời gian sinh tồn của con người và thời gian định
mệnh thì Vượt biển có thời gian quá khứ và thời gian kì ảo. Sự khúc xạ của hai
cấp độ thời gian trên phản ánh vào cốt truyện của Tum Tiêu và Vượt biển làm
cho nhân vật hiện ra đa diện, đa chiều về tính cách, tâm lí, hành động.
4.4.1. Thời gian sinh tồn của con người trong truyện thơ Tum Tiêu
Triết lí Phật giáo chi phối tất đạo đức, các giá trị truyền thống đến cả sinh
hoạt của người Khơme. Thời gian sinh hoạt của các nhân vật trong Tum Tiêu
cũng là thời gian của Phật giáo. Thời gian này cũng chi phối đến mọi mặt trong

đời sống sinh hoạt của các nhân vật như nhân vật Tum, bà Phăn… Với họ niềm
tin vào đức Phật vô cùng lớn lao. Vì vậy, Tum Tiêu vừa là hai nhân vật đáng
trách nhưng họ lại vô cùng đáng yêu, đáng được trân trọng.
4.4.2. Thời gian quá khứ trong truyện thơ Vượt biển
Nếu trong Tum Tiêu thời gian sống của con người chịu sự chi phối mạnh mẽ
của thời gian sinh hoạt Phật giáo thì đến Vượt biển thời gian quá khứ chịu sự chi
phối của thời gian sinh hoạt trong Then. Ở Vượt biển, thời gian đã thấm sâu vào
từng hành động của nhân vật. Diễn biến tâm lí của nhân vật cũng đều được khắc
họa trong diễn biến thời gian trong Then. Bởi vậy, đến với Vượt biển thì cảm
quan thẩm mĩ của người Tày đã có sự thay đổi từ cảm quan mang cảm hứng
thần tiên, kì ảo sang cảm quan hiện thực nghiệt ngã trước cuộc đời.
4.4.3. Thời gian định mệnh trong truyện thơ Tum Tiêu
17


Tum Tiêu là tác phẩm văn học bản địa đầu tiên quan tâm tới số phận, tâm lí, tính
cách nhân vật một cách rõ nét nhất. Đặc điểm của thời gian định mệnh là tất cả mọi
sự kiện, sự chuyển biến kết cục của đời người đều đã được định sẵn từ trước như
một sự sắp xếp tất yếu của tạo hóa. Như vậy, cho dù nội dung được viết lại theo câu
chuyện trong dân gian nhưng không thể phủ nhận được chính Bôtum Mắtthê Xôm
đã góp phần to lớn làm nhuận sắc giá trị của tác phẩm làm cho nó vươn lên và đạt
tới một hệ thống nghệ thuật mới gần gũi với cuộc đời.

4.4.4. Thời gian kì ảo trong truyện thơ Vượt biển
Vượt biển nổi tiếng không chỉ vì cốt truyện vừa hiện thực lại vừa kì ảo. Nó
nổi tiếng bởi việc các nghệ nhân dân gian Tày đã khéo léo tổ chức việc sắp xếp
thời gian để nhân vật xuất hiện và bộc lộ tâm trạng của mình. Ở đây, thời gian
cũng xuất hiện tương ứng với sự xuất hiện của nhân vật. Như vậy, nhìn một
cách tổng thể, thời gian kì ảo trong Vượt biển không được tạo ra từ những yếu
tố có tính chất kì ảo như trong những giấc mơ, sự tiên tri hay sự báo ứng cùng

với những yếu tố li kì như trong các truyền thuyết mà chủ yếu được tạo ra từ
những câu chuyện trong cuộc sống đời thường có yếu tố kì ảo gắn với nghệ
thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật miêu tả không gian sinh tồn của con
người.
Có thể thấy rằng, truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển có những điểm khác
nhau căn bản trong các bình diện khác nhau của thi pháp: 1) Về cốt truyện: nếu
như trong Tum Tiêu cốt truyện tâm lí và nghiêng về kiểu cốt truyện kịch cận đại
thì đến với Vượt biển có cốt truyện lồng trong truyện và cốt truyện kết hợp
nhuần nhị giữa tích cổ và dân ca; 2) Về nhân vật: nếu nhân vật trong Tum Tiêu
đậm màu sắc Phật giáo và được soi chiếu đa chiều thì nhân vật trong Vượt biển
mang đậm chất Then và là nhân vật chức năng, nhân vật thần kì; 3) Về không
gian nghệ thuật: nếu trong Tum Tiêu có không gian sinh tồn của con người và
được diễn xướng trong sân khấu Yikê thì Vượt biển lại xuất hiện không gian địa
ngục và được diễn xướng trong nghệ thuật sân khấu Then; 4) Về thời gian nghệ
thuật: nếu Tum Tiêu có thời gian sinh tồn của con người và thời gian định mệnh
thì Vượt biển có thời gian quá khứ và thời gian kì ảo. Việc tìm ra những điểm
khác nhau về cốt truyện, nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ
thuật này nhằm củng cố, lấp đầy thêm những hiểu biết của chúng ta về tư duy
văn học của hai dân tộc, về những nét văn hóa truyền thống và cao hơn nữa là
tính liên văn hóa và xuyên văn hóa vùng miền.

18


KẾT LUẬN
1. Truyện thơ là thể loại tự sự đậm chất trữ tình. Có thể nói, đó là một thể
loại tự sự - trữ tình, trữ tình - tự sự. Do vậy, từ trong lòng thể loại này đã bao
gồm tất cả những tinh hoa của thơ ca dân tộc - thể loại mang tính loại hình, chủ
lực hàng đầu của nền văn học khu vực Đông Nam Á. Tum Tiêu là tác phẩm văn
học của Campuchia lấy tình yêu làm chủ đề mĩ học. Tình yêu trong Tum Tiêu

khác với những mối tình tiền định sắp sẵn trong những truyện thơ trước đó. Nó
chống đối lại thái độ áp đặt, vụ lợi trong tình yêu và hôn nhân trong xã hội cũ.
Vì vậy, Tum Tiêu được mệnh danh là truyện thơ thành công nhất, giá trị nhất, là
bước trưởng thành của thể loại truyện thơ Campuchia. Nó là cột mốc đánh dấu
một thời kì văn học mới của Camphuchia khi hướng đến con người cá nhân kết
hợp với tư tưởng triết lí giàu tính nhân văn. Còn Vượt biển là truyện thơ phổ
biến của dân tộc Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Với nội dung kì ảo trong
hình thức một bài ca nghi lễ, gắn với điệu múa thiêng mô phỏng động tác chèo
thuyền vượt qua “mười hai rán nước”. Vượt biển ra đời đã thoát ra khỏi màn
khói nhang của thể loại tín ngưỡng bản địa Then để trở thành một truyện thơ
hoàn chỉnh cả nội dung và nghệ thuật. Điều này đã khiến cho Vượt biển được
các nhà nghiên cứu dân gian quan tâm và coi đó là một bảo vật của người Tày.
Căn cứ vào quá trình hình thành tác phẩm thì cả hai tác phẩm đều mang những
đặc trưng và tính chất của truyện thơ. Vì vậy, có thể đánh giá đây là những tác
phẩm truyện thơ đặc sắc về văn học của hai dân tộc, hai quốc gia ở Đông Nam
Á Và nó còn góp phần quan trọng làm cho giá trị phản ánh của truyện thơ
phong phú cả chiều sâu và chiều rộng.
2. Hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển có những điểm tương đồng với
nhau trên các bình diện khác nhau của thi pháp truyện thơ:
Một, hai tác phẩm đều đã đạt được thành công trong việc xây dựng mô
hình cốt truyện tự sự trữ tình với kiểu cấu trúc bi kịch. Việc khẳng định hai
truyện thơ trên thuộc loại hình truyện thơ tự sự trữ tình có vị trí, vai trò quan
trọng trong nền thơ ca hai dân tộc. Đặc biệt, nét mới trong cốt truyện của hai
truyện thơ này không có điểm kết thúc trùng với điểm mở đầu và hành động
trong tác phẩm tạo thành một vòng tròn khép kín trong mô hình “kết thúc có
hậu” mà được tạo nên bởi mô hình “kết thúc bi kịch”. Đây thực sự là một
hướng sáng tạo mới khiến cho cốt truyện vừa tăng kịch tính, vừa mở và làm cho
cốt truyện của hai truyện thơ này trở nên gần gũi với cuộc đời, đáp ứng được
tính khả tín, tính hấp dẫn đối với người đọc.
Hai, hai tác phẩm này đều đã xây dựng thành công hệ thống nhân vật. Tum

Tiêu và Vượt biển có số lượng nhân vật không nhiều, hành động, tâm lí không
19


phức tạp. Nhưng dưới ngòi bút của các tác giả, nhân vật được xây dựng thành
công từ nghệ thuật miêu tả ngoại hình đến nghệ thuật miêu tả hành động và tâm
lí nhân vật. Từ đó, làm nổi rõ chủ đề mà tác phẩm hướng tới và làm cho nhân
vật là một chỉnh thể vận động, tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời
gian, mang tính quá trình. Đồng thời, hai tác phẩm cũng làm rõ hơn quan niệm
nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người.
Ba, hai tác phẩm đều có những đặc điểm chung về không gian nghệ thuật,
khi cả hai cùng nằm trong không gian địa lí - văn hóa Đông Nam Á; không gian
sinh hoạt và không gian thiên nhiên. Việc tác giả Bôtum Mắt thê Xôm và tác
giả dân gian Tày đã sử dụng những mô hình không gian nghệ thuật này trong
tác phẩm đã nằm trong sự tính toán của họ. Mục tiêu là để nhân vật thể hiện bản
thân và phát triển tính cách tạo ra một chuỗi sự kiện liên tục. Nhưng việc tương
đồng trong ba mô hình không gian trên không chỉ làm nên bức tranh thiên
nhiên, bức tranh đời sống sinh động mà còn khắc họa chân thực về đất nước,
văn hóa, con người Campuchia và Việt nam. Cả hai dân tộc đều coi trọng không
gian thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và có những lối ứng xử thông
minh, mềm dẻo, linh hoạt trong đời sống. Qua đó, cho người đọc thấy rõ hơn
quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của các tác giả khi xây dựng các hình
tượng nghệ thuật trong loại hình truyện thơ.
Bốn, hai tác phẩm đều có những điểm tương đồng rất rõ nét về thời gian
nghệ thuật. Đó chính là thời gian lịch sử, xã hội và thời gian thiên nhiên. Thời
gian nghệ thuật tương đồng trong hai tác phẩm gắn liền với không gian nghệ
thuật. Có thể thấy, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong hai tác
phẩm có sợi dây vô hình gắn kết một cách chặt chẽ với nhau để truyền tải tư
tưởng, chủ đề của tác giả gói gọn vào trong cốt truyện tự sự trữ tình. Đó là sự
đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột, đấu tranh chống lại sự hà khắc của chế

độ xã hội đương thời, từ đó đòi quyền giải phóng cá nhân để tự quyết định vận
mệnh của bản thân trong cuộc sống.
3. Hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển có những điểm khác biệt rõ nét:
Về cốt truyện, nếu Tum Tiêu mang cốt truyện tâm lí và nghiêng về kiểu cốt
truyện có yếu tố kịch cận đại thì đến với Vượt biển có cốt truyện lồng trong
truyện và cốt truyện kết hợp nhuần nhị giữa cổ tích và dân ca. Cách làm này đã
mang lại cho người đọc có cái nhìn rõ hơn về bình diện cốt truyện trong từng
tác phẩm. Từ đó minh triết hơn những luận điểm riêng như chúng tôi đã trình
bày trong từng tác phẩm. Điều này, góp phần quan trọng vào sự thành công khi

20


tác giả làm rõ những tâm tư, tình cảm, mối quan hệ “Tình yêu - Tình nghĩa”
trong việc xây dựng nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Tum Tiêu và Vượt biển.
Về nhân vật, nếu nhân vật trong Tum Tiêu đậm màu sắc Phật giáo và được
soi chiếu đa chiều thì nhân vật trong Vượt biển mang đậm chất Then và là nhân
vật chức năng, nhân vật thần kì. Việc xây dựng hai hệ thống nhân vật khác nhau
này cho thấy lần đầu tiên trong văn học của người Khơme những kiểu loại nhân
vật có ngoại hình, tính cách tâm lí là những con người thực, hay kiểu nhân vật
vẫn thấm đẫm tính chức năng của truyện cổ tích thần kì trong Vượt biển và
những hành động của họ lại vượt xa ý tưởng ban đầu của người sáng tác. Hơn
nữa, thông qua hệ thống nhân vật khác nhau này các tác giả đã dựng lại được
bức tranh hiện thực về xã hội lúc bấy giờ. Những điều này, góp phần chi phối
đến xây dựng biểu tượng vẻ đẹp từ hình dáng đến tâm lí, tính cách nhân vật
trong tư duy, nếp nghĩ của người Khơme và người Tày.
Về không gian nghệ thuật, nếu trong Tum Tiêu có không gian sinh tồn của
con người và được diễn xướng trong sân khấu Yikê thì đến với Vượt biển xuất
hiện không gian địa ngục và được diễn xướng trong nghệ thuật sân khấu Then.
Những điểm khác nhau này có sự chi phối rất lớn trong quan điểm của người

sáng tác. Đến với Tum Tiêu từ một câu chuyện hoàn toàn của sứ xở Chùa Tháp
được nhà sư Bôtum Mắtthê Xôm lột bỏ những yếu tố huyền diệu, phi thường để
lại một không gian hết sức đời thường với những phong tục, tập quán rất
Khơme. Vượt biển do Hoàng Hạc biên soạn lấy tích truyện cổ dân gian nên nó
chịu ảnh hưởng của truyện cổ tích với yếu tố kì ảo bao phủ toàn bộ câu chuyện.
Bởi vậy, người đọc vẫn thấy xuất hiện không gian chốn mường người và không
gian chốn mường ma. Nhưng ông đã có thêm những phần sáng tác mới khiến
cho người đọc nhận thấy rõ hơn cuộc trôi nổi của nhân vật phu thuyền trong
không gian ở hai tiểu cuộc đời vô cùng vất vả. Nó chính là tiếng nói phê phán,
tố cáo xã hội Tày xưa. Có thể thấy, không gian nghệ thuật hiện lên trong Tum
Tiêu và Vượt biển đã tạo ra bầu khí quyển bao phủ toàn bộ tác phẩm, nơi các
nhân vật được khắc họa rõ nét cùng với những chuỗi sự kiện diễn ra liên tục.
Nó làm cho nhân vật hiện lên như những nhân vật có thật trong đời sống.
Về thời gian nghệ thuật, nếu Tum Tiêu có thời gian sinh tồn của con người và
thời gian định mệnh thì Vượt biển có thời gian quá khứ và thời gian kì ảo. Có thể
thấy, cùng với không gian nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật là một yếu tố hô ứng
với nó, tạo nên những điểm nhấn khác nhau cơ bản trong thời gian nghệ thuật của
hai tác phẩm. Thời gian nghệ thuật trong Tum Tiêu được tác giả khôi phục lại vừa
mang dấu ấn xưa, vừa như mới hiện hữu trong cuộc đời này. Điều

21


này đã khiến cho Tum Tiêu được biết đến không chỉ để người ta tin mà để người
ta mến mộ một câu chuyện tình yêu mà chứa đựng trong nó biết bao điều trăn
trở trong cuộc đời. Nó vừa có sức mạnh tố cáo xã hội vừa là tiếng nói đấu tranh
đòi quyền tự do trong việc lựa chọn hôn nhân cho bản thân. Đến với Vượt biển
thời gian tuyến tính chốn mường người chỉ là những khoảng thời gian quá khứ
không xác định cụ thể, nhưng sang chốn mường ma, thời gian chứa đựng tính
chất phi lí mà lại vô cùng hợp lí. Đây chính là bằng chứng cho thấy, các nghệ sĩ

dân gian Tày đã sử dụng một cách nhuần nhị những biểu tượng, quan niệm
mang tầm vóc triết học, những nét độc đáo trong văn hóa Tày để tạo nên một
sản phẩm tinh thần riêng của mình nhằm thể hiện khát vọng chinh phục thiên
nhiên, đấu tranh chống lại những thế lực đang áp bức người dân nghèo miền
núi.
4. Hai truyện thơ Tum Tiêu và Vượt biển có những bước phát triển mới
đóng góp vào lí luận thể loại truyện thơ. Chúng tôi cho rằng, do Bôtum Mắtthê
Xôm và các tác giả dân gian Tày đã có cái nhìn mới về nhân sinh quan và thế
giới quan, sự thay đổi trong quan niệm mới về hiện thực và do sự chi phối của
hoàn cảnh lịch sử. Hơn nữa, do chúng tôi kết hợp chủ yếu sử dụng lí luận của
thi pháp học lịch sử và phương pháp so sánh song song trong đó phương pháp
song song là phương pháp chủ đạo vào làm rõ quá trình hình thành hai truyện
thơ này. Vì vậy, chúng tôi đã tìm thấy điểm mới trong hai tác phẩm này có tính
chất lưỡng thể của truyện thơ, vừa có tính chất dân gian và là tác phẩm văn học
viết của hai dân tộc khác nhau. Qua đó, các tác giả vừa thể hiện được cái nhìn
trực diện đối với xã hội, vừa thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của con
người trước hiện thực cuộc sống. Điều này, một mặt đã chi phối đến đặc điểm
thi pháp của truyện thơ, một mặt tạo ra sự chuyển dịch trong các đặc điểm nghệ
thuật của bốn bình diện thi pháp truyện thơ nói trên. Cụ thể:
Về cốt truyện, Tum Tiêu và Vượt biển đã có bước tiến tiệm cận với đời sống
hiện thực: Tum Tiêu là câu chuyện buồn có thật vào thế kỉ XVI, Vượt biển là
một câu chuyện kể về hai anh em người Tày mồ côi nuôi nhau. Điều này đã
khiến cho hai truyện thơ đã có bước tiến mới trong cách sưu tầm và xử lí tư liệu
của người sáng tác. Họ đã ý thức được việc sử dụng những tích truyện trong
dân gian cần phải nhào nặn, xử lí để đưa câu chuyện về gần hơn với đời sống
thực. Điều đó làm cho truyện thơ dần hoàn thiện hơn để trở thành một thể loại
hoàn chỉnh khi chuyển dần từ văn học truyền miệng sang văn học thành văn
trong hệ thống lí luận văn học. Tính hiện thực trong cốt truyện của Tum Tiêu và
Vượt biển còn được thể hiện: ở Tum Tiêu đó là bước tiến dài từ thế giới thần


22


linh đến thế giới loài người và từ thế giới loài người đến con người cá thể và từ
con người cá thể đến con người cá nhân. Hơn nữa, đến với Tum Tiêu thế giới kì
ảo nơi thượng giới hay những địa danh xa xôi tận Ấn Độ đã được thay thế bằng
tên đất, tên làng, tên chùa thân thuộc gần gũi với những con người thực ở đất
nước Chùa tháp. Trong Tum Tiêu cũng bắt đầu hướng vào khai thác những yếu
tố hiện thực trong xã hội cụ thể như các mối quan hệ; các đặc tính, phẩm chất
của con người cá nhân. Còn Vượt biển thì từ bức tranh nói về cảnh các Sa dạ Sa
dồng phải chịu án oan, tác giả dân gian còn dựng lại được một bức tranh hiện
thực về xã hội lúc bấy giờ. Việc sử dụng kiểu cốt truyện lồng trong truyện với
sự thành công trong xây dựng biểu tượng Biển làm cho thế giới mường người
được khắc họa tỉ mỉ, cụ thể khiến cho bức màn hư ảo trong Then giảm dần mà
yếu tố hiện thực cuộc sống hiện lên rõ nét. Điều này chi phối đến cách tri nhận
của người tiếp nhận và góp phần khẳng định thêm sự đúng đắn khi đưa Vượt
biển trở thành một truyện thơ hoàn chỉnh, đỉnh cao trong kho tàng văn học dân
gian của người Tày. Hơn nữa, do ảnh hưởng của đặc điểm thi pháp thể loại và
ca dao, dân ca nên Tum Tiêu và Vượt biển có một bước tiến mới về kết cấu cốt
truyện. Khác với kết cấu phần lớn truyện thơ với lối kết cấu theo trục thẳng
trước sau, theo trình tự thời gian, điểm kết thúc trùng với điểm mở đầu và hành
động trong tác phẩm tạo thành một vòng tròn khép kín, khó hành động thì với
hai tác phẩm này có cái kết hoàn toàn mới, nghĩa là nhân vật chính nhận cái
chết ở cuối tác phẩm. Nhưng cái chết của họ không phải là dấu chấm hết mà là
một kết thúc mở. Cách kết thúc này đưa hai truyện thơ tiến từ thế giới thượng
cổ - đầy rẫy các thần linh, ma quỉ và các loài siêu nhiên - đến thế giới của hiện
đại, lí trí, khoa học và các giá trị nhân bản khác, cốt truyện cũng có xu hướng
trở nên “hiện thực” hơn. Hơn nữa, với cách kết thúc kiểu loại này đã đưa hai tác
phẩm lên một tầm cao mới khi làm rõ nguyên nhân bi kịch thì người ta sẽ tìm
thấy cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính và cái bất tử của cộng đồng.

Qua đó, góp phần khẳng định thêm về mặt thể loại truyện thơ với kiểu “kết thúc
bi kịch” đang dần dần chiếm vị trí so với truyện thơ “kết thúc có hậu”. Và kiểu
“kết thúc bi kịch” sẽ mở rộng hơn biên độ tiếp nhận, nhìn rõ mặt trái của cuộc
sống hiện thực là cay đắng, đau buồn, với bao kiếp người đang oằn mình chịu
những bất công trong xã hội.
Về nhân vật, tác giả trong Tum Tiêu và Vượt biển đã hướng ngòi bút vào
đời sống nội tâm của con người, nên đã xây dựng được hệ thống nhân vật lấy
trục thời gian làm chuẩn. Đây là loại kết cấu khá phổ biến cho loại hình tự sự.
Theo kiểu kết cấu này người đọc dễ theo dõi, nắm bắt và kể lại quá trình diễn

23


×