Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ có trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại bệnh viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

HOÀNG MINH TRANG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TRẦM CẢM Ở BÀ MẸ CÓ TRẺDƢỚI 6 TUỔI
BỊ KHUYẾT TẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

HOÀNG MINH TRANG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TRẦM CẢM Ở BÀ MẸ CÓ TRẺ DƢỚI 6 TUỔI
BỊ KHUYẾT TẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số


: 60310401

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN SINH PHÚC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến trầm cảm ở bà mẹ có trẻ dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại khoa Phục hồi chức năng,
Bệnh viện Nhi Trung ương” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn

của PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc.
Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Hoàng Minh Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau Đại học; các Thầy, Cô giáo khoa Tâm lý học - Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong
hai năm học vừa qua.
Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến
PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo

mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thành viên trong Hội đồng đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành đề cương, tiến hành nghiên cứu đề tài.
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới:
Ban Giám đốc, Khoa Phục hồi chức năng, Phòng Truyền thông và
Chăm sóc khách hàng Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo những điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt quá trình thu thập thông tin – xác định vấn đề nghiên
cứu đến quá trình hoàn thiện đề cương, tiến hành thu thập số liệu và hoàn
thành đề tài.
Tác giả xin dành tình cảm đặc biệt và sự cảm ơn chân thành đến 203 bà
mẹ, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, bận rộn nhưng đã tự nguyện, nhiệt tình
tham gia nghiên cứu để tôi có đựợc bộ số liệu của đề tài này.
Mặc dù đã rất cố gắng song đề tài không tránh khỏi những mặt còn hạn
chế, sai sót rất mong nhận được sự tham gia, góp ý của thầy cô, bạn bè để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Hoàng Minh Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm và trầm cảm ở bà mẹ có con
khuyết tật ........................................................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 6
1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 9
1.2. Lý luận về trầm cảm ................................................................................ 15
1.2.1. Khái niệm về trầm cảm ................................................................. 15
1.2.2. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm: ................................... 16
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.................................................... 20
1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm và phân loại trầm cảm theo ICD10 ............................................................................................................. 24
1.3. Một số lí thuyết tâm lí học về trầm cảm .................................................. 28
1.3.1. Thuyết phân tâm học của Freud về trầm cảm ............................... 28
1.3.2. Trầm cảm theo học thuyết nhận thức............................................ 29
1.3.3. Trầm cảm theo thuyết gắn bó........................................................ 33
1.3.4. Theo tâm lý học hành vi................................................................ 34
1.3.5. Chủ nghĩa hiện thực trầm cảm ...................................................... 35
1.3.6. Sự tuyệt vọng tập nhiễm ............................................................... 35
1.4. Trầm cảm ở người mẹ có con bị khuyết tật và các yếu tố liên quan ....... 36
1.4.1. Khái niệm trẻ khuyết tật ................................................................ 36
iii


1.4.2. Trầm cảm ở bà mẹ có con khuyết tật ............................................ 37
1.4.3. Các biểu hiện trầm cảm của người mẹ có con bị khuyết tật ......... 37
1.4.4. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm của người mẹ có con bị khuyết
tật ............................................................................................................. 39
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 41
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 43
2.1. Địa bàn nghiên cứu: ................................................................................. 43
2.2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 44

2.3.1. Nghiên cứu lý luận và xây dựng công cụ nghiên cứu................... 44
2.3.2. Điều tra thực trạng ........................................................................ 44
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 45
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................... 45
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ............................................. 45
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu:....................................................... 46
2.4.4. Thông tin và các yếu tố trong nghiên cứu: .................................. 48
2.4.5. Phương pháp phân tích số liệu. ..................................................... 52
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu. ....................................................................... 53
2.6. Hạn chế của nghiên cứu, các sai số có thể gặp và cách khắc phục.......... 53
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 54
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 55
3.1.Thông tin chung: ....................................................................................... 55
3.1.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội học của bà mẹ. ................................ 55
3.1.2. Tuổi của bà mẹ khi sinh con bị khuyết tật. ................................... 56
3.1.3. Lựa chọn hình thức chăm sóc PHCN cho trẻ khuyết tật. ............. 57
3.1.4. Tuổi của trẻ bị khuyết tật .............................................................. 58
3.1.5. Các yếu tố thuộc về gia đình. ........................................................ 59
3.1.6. Yếu tố thuộc về môi trường xã hội. .............................................. 60

iv


3.2.Tỷ lệ trầm cảm ở bà mẹ có con khuyết tật ................................................ 61
3.2.1. Tỷ lệ có hay không bị trầm cảm ở bà mẹ theo thang điểm BECK61
3.2.2. Tỷ lệ trầm cảm theo mức độ. ........................................................ 62
3.2.3. Tỷ lệ trầm cảm theo số con và tình trạng khuyết tật của trẻ. ........ 64
3.2.4. Tỷ lệ trầm cảm theo thời gian chăm sóc trẻ/ngày của các bà mẹ. 65
3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ có con khuyết tật .......... 66
3.3.1. Phân tích 2 biến. ............................................................................ 66

3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bà mẹ (Kiểm định đa biến
- Hồi quy Logistic) .................................................................................. 75
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 83
I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 83
1. Về mặt lý luận ............................................................................................. 83
2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................... 83
II. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 93
PHỤ LỤC 2. .................................................................................................... 94
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................... 103

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
BAI : Thang đánh giá lo âu của Beck
BDI : Thang đánh giá trầm cảm của Beck
CCTT : Cung cấp thông tin
CDC : Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ
CNVC : Công nhân viên chức
CSSKBD : Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
ĐHYTCC : Đại học y tế công cộng
DSM IV : Chẩn đoán và đo lường sức khoẻ tâm thần
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
ĐTSĐH : Đào tạo sau đại học
DVYT : Dịch vụ y tế
ICD 10 : Tiêu chuẩn phân loại bệnh tật quôc tế

NNDC : Người nuôi dưỡng chính
PHCN : Phục hồi chức năng
QĐ : Quyết định
RLCX : Rối loạn cảm xúc
TC : Trầm cảm
SDDV : Sử dụng dịch vụ
SKTT : Sức khoẻ tâm thần
STT : Số thứ tự
TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới
TĐHV : Trình độ học vấn
TTYTDP : Trung tâm y tế dự phòng
UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
WHO : Tổ chức y tế thế giới
VSKTT : Viện sức khoẻ tâm thần
YHCT : Y học cổ truyền

vi


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1. Yếu tố nhân khẩu – xã hội học ....................................................... 55
Bảng 3.2. Lựa chọn dịch vụ PHCN................................................................. 57
Bảng 3.3. Yếu tố thuộc về gia đình ................................................................. 59
Bảng 3.4. Yếu tố môi trường xã hội................................................................ 60
Bảng 3.5. Tỷ lệ trầm cảm theo thang BECK .................................................. 62
Bảng 3.6. Yếu tố thuộc về con của bà mẹ ....................................................... 64
Bảng 3.7. Thời gian chăm sóc trẻ ................................................................... 65
Bảng 3.8. Mối liên quan nhân khẩu – xã hội học ........................................... 67
Bảng 3.9. Mối liên quan với các yếu tố về trẻ khuyết tật ............................... 68

Bảng 3.10.Mối liên quan với các yếu tố đặc thù của mẹ ................................ 69
Bảng 3.11. Mối liên quan với yếu tố gia đình................................................. 73
Bảng 3.12.Sự liên quan với các yếu tố môi trường xã hội.............................. 74
Bảng 3.13. Mô hình hồi quy Logistic các yếu tố nhân khẩu xã hội học......... 76
Bảng 3.14.Mô hình hồi quy Logistic các yếu tố về trẻ khuyết tật .................. 77
Bảng 3.15. Mô hình hồi quy Logistic các yếu tố đặc thù của bà mẹ .............. 78
Biểu đồ 3.1. Tuổi của mẹ khi sinh con............................................................ 56
Biểu đồ 3.2. Tuổi của trẻ bị khuyết tật ............................................................ 58
Biểu 3.3. Tỷ lệ có hay không bị trầm cảm. ..................................................... 61

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện đại ngày càng phát triển sẽ kéo theo nhiều áp lực từ cuộc
sống, công việc. Căn bệnh trầm cảm đang có dấu hiệu gia tăng trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng.Trầm cảm hiện là một vấn đề sức khỏe về
tâm thần nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) có xấp xỉ 298 triệu
người mắc trầm cảm trong năm 2015 (chiếm 4,3% dân số toàn cầu), riêng tại
Việt Nam có khoảng 3,6 triệu người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% trên tổng
dân số. Một số người nghĩ trầm cảm là một căn bệnh tâm lý không quá
nghiêm trọng. Nhưng thực tế, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách,
trầm cảm có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe về tinh thần và thể chất.
Những căng thẳng kéo dài sẽ gây hại tới các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ
thống tim mạch. Theo Tổ chức y tế thế giới tới năm 2020, trầm cảm chỉ đứng sau
các bệnh lý tim mạch về gánh nặng bệnh tật và nguyên nhân gây tử vong [60].
Trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của tất cả chúng ta, ảnh
hưởng tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè;

ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, năng suất lao động cũng như sự phát
triển cá nhân nói chung. Đặc biệt hơn với đối tượng là phụ nữ, họ vừa tham gia
đóng góp cho xã hội, vừa đảm nhận vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình.
Đối với người phụ nữ, gia đình và con cái luôn là ưu tiên hàng đầu. Chính
những đứa con khỏe mạnh, ngoan ngoãn sẽ là nguồn động lực giúp cho người
phụ nữ có thể hoàn thành tốt các vai trò của mình. Nhưng trong một số trường
hợp không may mắn, người phụ nữ lại rơi vào hoàn cảnh có con bị khuyết tật.
Theo Beck và cộng sự (1974) , cảm nhận tuyệt vọng đã được xác định là
một trong những đặc điểm cốt lõi của trầm cảm, Một biểu hiện thường gặp của
trầm cảm là những cách nhìntiêu cực về tương lai. Việc sinh nở, có em bé gây

1


ra hy vọng và kỳ vọng tích cực ở tương lai ở người mẹ. Tuy nhiên, đứa con họ
sinh ra lại mang khuyết tật, đây chính là cú sốc với người mẹ dẫn đến tình trạng
trầm cảm. Khi họ phải đối mặt với tình huống đó trong cuộc sống, sẽ xảy ra rất
nhiều cảm xúc tiêu cực như : đau buồn, mất mát, sự hoài nghi, tội lỗi, từ chối, bất
lực, phủ nhận, giả dối, lo lắng, tức giận và trầm cảm trong một thời gian dài[26].
Cuộc sống của gia đình trẻ khuyết tật bị thu hẹp, hầu hết xoay quanh
việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ khuyết tật, các hoạt động tương tác của gia đình
trẻ với xã hội bên ngoài bị hạn chế. Thêm vào đó là sự lo lắng của gia đình về
tương lai,sự hòa nhập sau này của trẻ[39].
Khi trong gia đình có sự hiện diện của trẻ khuyết tật,gánh nặng kinh tế
gia tăng,trách nhiệm chăm sóc trẻ nhiều hơn, cả gia đình phải thay đổi để
thích nghi với hoàn cảnh mới, dẫn đến các xung đột trong mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình. Gia đình trẻ cũng gặp nhiều vấn đề về tâm lý
khi phải chấp nhận và chung sống với trẻ khuyết tật đồng thời là cầu nối giúp
trẻ hòa nhập với gia đình và xã hội.
Người mẹ phải dành phần lớn thời gian để chăm sóc trẻ khuyết tật, họ

không có thời gian dành cho bản thân và các mối quan tâm khác, dẫn đến
căng thẳng về cả thể chất lẫn tinh thần, nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm ở bà
mẹ tăng cao.
Sức khoẻ tâm thần của bà mẹ liên quan chặt chẽ đến khả năng chăm sóc
trẻ, chính vì vậy chúng ta cần chú ý nâng cao sức khỏe củacác bà mẹ một
cách toàn diện cả về sức khoẻ thể chất lẫn sức khỏe tâm thần. Tại khoa Phục
hồi chức năng, bệnh viện Nhi Trung ương, qua quá trình tìm hiểu và thu thập
thông tin cho thấy hàng năm có khoảng 20.000 lượt trẻ khuyết tật đến khám
chữa bệnh ; 80% trong số đó là trẻ dưới 06 tuổi[18].
Một trong những thực tế tại đây là chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa
bệnh viện với gia đình trẻ vì ngoài thực hiện công tác chuyên môn, việc tư

2


vấn cho gia đình về cách chăm sóc trẻ tại nhà còn cần sự cam kết và hợp tác
từ phía gia đình trẻ KT.
Về phía gia đình và xã hội thường chỉ biết phụ thuộc vào sự điều trị tại
bệnh viện chứ chưa phát huy hết vai trò của gia đình và cộng đồng trong công
tác chăm sóc và PHCN cho trẻ khuyết tật.
Qua kết quả phỏng vấn nhanh 10 bà mẹ có con đang điều trị tại khoa
Phục hồi chức năng (tháng 12/2016) cho thấy chỉ có 2/10 bà mẹ cho biết có
sự khả quan về tình trạng tiến triển tốt lên về tình trạng bệnh của con em
mình, 6/10 bà mẹ không tin tưởng vào sự tiến triển của tình trạng tàn tật. 9/10
bà mẹ có sự lo lắng, bi quan và phiền muộn về tình trạng tàn tật của trẻ.
Tại thời điểm hiện tại ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về trầm
cảm ở những bà mẹ có con bị khuyết tật, chính vì lí do này chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài : "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm
ở bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị khuyết tật tại bệnh viện Nhi Trung ương”.
2. Đối tƣợng nghiên cứu

- Trầm cảm ở bà mẹ có con khuyết tật dưới 6 tuổi đến khám và chữa
bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương tại thời điểm nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
-

Làm rõ, sáng tỏ hơn về trầm cảm ở bà mẹ có con khuyết tật và những
yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bà mẹ.Từ đó đưa ra những
kiến nghị giúp bản thân người mẹ, gia đình trẻ KT hiểu rõ hơn về trầm
cảm, các nguy cơ để đưa ra cách ứng phó, phòng ngừa mắc trầm cảm.
Về phía cộng đồng , xã hội cần thúc đẩy công tác hỗ trợ tâm lý cho gia
đình trẻ KT đặc biệt là người mẹ, trợ giúp an sinh xã hội cho trẻ KT
nhiều hơn nữa.

3


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các lý luận về rối loạn trầm cảm và trầm cảm ở bà mẹ có
con khuyết tật dưới 6 tuổi.
- Nghiên cứu mức độ trầm cảm của bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị khuyết tật
tại khoa Phục hồi chức năng - bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2017.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của bà mẹ có con dưới
6 tuổi bị khuyết tật tại khoa Phục hồi chức năng - bệnh viện Nhi
Trung ương, năm 2017.
- Đề xuất những kiến nghị về các biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền và
phổ biến kiến thức về sức khỏe tâm thần cho người dân. Tăng cường
các hoạt động phổ cập giáo dục cho bà mẹ, bố trí việc làm, tăng thu
nhập hộ gia đình. Thiết lập mô hình quản lý và chăm sóc trẻ khuyết
tật dựa vào cộng đồng.
5. Khách thể nghiên cứu

- 203 bà mẹ có con bị khuyết tật đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh
viện Nhi Trung ương. Các loại khuyết tật ở trẻ bao gồm : KT về vận
động, KT về nhìn, KT về nghe nói , KT về học , các hành vi bất
thường, động kinh.
6. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu là các rối loạn loạn trầm cảm của các bà mẹ ở
những mức độ khác nhau như : trầm cảm mức độ nặng, mức độ vừa,
mức độ nhẹ và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trên 203 bà mẹ
có con khuyết tật dưới 6 tuổi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Nhi
Trung ương.
- Địa bàn nghiên cứu là tại khoa Phục hồi chức năng, tầng 1 nhà 8 tầng,
Bệnh viện Nhi Trung ương ; Số 18/879 La Thành, Láng Thượng,
Đống Đa, Hà Nội.

4


- Khoa phục hồi chức năng là khoa lâm sàng, tiếp nhận khám, chẩn đoán,
điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng toàn diện cho bệnh nhi .
7. Giả thuyết khoa học
- Bà mẹ có con khuyết tật có các rối loạn trầm cảm theo các mức độ khác
nhau: trầm cảm ở mức độ nhẹ, trầm cảm ở mức độ vừa, trầm cảm ở
mức độ nặng. Trong đó, các bà mẹ có mức độ trầm cảm nặng và vừa
chiếm ưu thế trong ba mức độ trầm cảm : trầm cảm ở mức độ nặng ,
trầm cảm ở mức độ vừa , trầm cảm ở mức độ nhẹ.
- Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của bà mẹ: Học vấn
của bà mẹ, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình, số con bị khuyết
tật, niềm tin của bà mẹ và một số stress gặp phải trong thời gian gần
đây. Trong đó, yếu tố điều kiện kinh tế, số con bị KT và niềm tin của
bà mẹ được xem như các yếu tố có tác động mạnh đến việc mắc trầm

cảm ở bà mẹ có con mang KT.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu .
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc .
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học .
- Sử dụng thang đánh giá Beck.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm và trầm cảm ở bà mẹ có con
khuyết tật
1.1.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu dịch tễ học khác nhau về trầm cảm
cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng khoảng từ 3 đến 8% :
Nghiên cứu của Bệnh viện tâm thần Trung ương năm 2000 tại Thường
Tín – Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm chung là 8,35% dân số[20].
Theo Trần Văn Cường (2001), nghiên cứu điều tra dịch tễ 10 bệnh tâm
thần tại 8 địa điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ lệ mắc
các bệnh tâm thần là 12,5%, trong đó rối loạn trầm cảm (F32): 2,47%; rối
loạn lo âu (F 41): 2,27% .Tỷ lệ bệnh nhân khám tại các cơ sở y tế nhà nước là
31,9%; tại các cơ sở y tế tư nhân là 21,9% và số bệnh nhân chưa bao giờ đi
khám là 68,5% [4].
Tác giả Hồ Ngọc Quỳnh (2009) với đề tàinghiên cứu trầm cảm ở sinh
viên điều dưỡng và y tế công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra tỷ lệ mắc
trầm cảm ở sinh viên y tế công cộng lên tới 17,6%, ở sinh viên điều dưỡng là
16,5% . Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ví dụ như: sự quan tâm của

cha mẹ, gắn kết với nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận
thức về bản thân[12].
Tác giả Nguyễn Văn Siêm (2010) với đề tài nghiên cứu dịch tễ lâm
sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng bằng sông Hồng đưa ra tỷ lệ mắc rối
loạn trầm cảm là 8,35% dân số ≥ 15 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 5/1. Tỷ
lệ mắc trầm cảm ở độ tuổi 30-59 là 58,21%, từ 60 tuổi trở lên là 36,9%. Tỷ lệ
mới mắc trầm cảm là 0,48%. Đại đa số bệnh nhân (94,24%) mắc bệnh trầm

6


cảm trên 1 năm. Số ca mắc bệnh trên 4 năm có tỷ lệ 70,3%. Tính chất tiến
triển mạn tính của trầm cảm rất rõ rệt (93,6% là trầm cảm tái diễn). Các giai đoạn
trầm cảm đơn độc chiếm 6,3% số ca. Trầm cảm tái diễn có loạn thần có tỷ lệ 2,3%
và rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 3,46%. Các yếu tố tâm lý - xã hội ảnh hưởng đến
bệnh trầm cảm được xếp theo thứ tự tăng dần: sống độc thân, ly thân, góa bụa,
stress cường độ mạnh, đông con, stress trung bình, bệnh cơ thể [13].
Theo tác giả Nguyễn Thanh Cao và cộng sự (2011) , nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ mắc trầm cảm người trưởng thành ở phường Sông Cầu thị xã Bắc
Kạn là 4,3% trong đó: nam là 1,6%, nữ là 8,3% ; tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới
cao gấp 5 lần so với nam giới [5].
Đối với các nghiên cứu ở đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phái
nữ,phụ nữ sau sinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nhiều :
Trầm cảm ở đối tượng đặc biệt như phụ nữ sau sinh, theo tác giả Lương
Bạch Lan (2009) có tỷ lệ mắc trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là 11,6%, các
yếu tố liên quan làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm như thời gian nằm viện của con
trên 30 ngày, không khỏe khi mang thai, tử vong sơ sinh[10].
Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008), tỷ lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ quanh
tuổi mãn kinh lên tới 37,9% [9].
Trần Viết Nghị và cộng sự đã điều tra dịch tễ cho thấy các tỷ lệ bệnh phân

bổ như sau:bệnh tâm thần phân liệt (F20): 0,26%; rối loạn trầm cảm (F32):
2,6%; rối loạn lo âu (F41): 2,98%,tỷ lệ trầm cảm chung trong cộng đồng là
3,2%, nữ cao gấp 3 lần nam, hay gặp ở lứa tuổi từ 20-49 (65,1%) [11].
Một số nghiên cứu của Jane Fisher – Trung tâm nghiên cứu sức khỏe
phụ nữ của WHO, chuyên nghiên cứu sức khỏe tâm thần bà mẹ và trẻ em ở
nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra rằng : Tại các nước nghèo phụ nữ bị trầm cảm
cao hơn hẳn các nước giàu, 16% phụ nữ gặp các vấn đề về tâm thần ở Zimbabwe
(1998); 23% phụ nữ mắc trầm cảm ở Goa, India (2003); 27,2% phụ nữ mắc trầm

7


cảm ở Thổ Nhĩ Kỳ (2002); 32,7% phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam (2004). Sức khoẻ tâm thần của bà mẹ và con của họ
có mối liên quan tương hỗ nhau, do đó cần phải quan tâm đên sức khỏe tâm
thần ở bà mẹ nuôi con nhỏ. Mặt khác các yếu tố sinh học, văn hóa – xã hội,
môi trường, điều kiện kinh tế khó khăn cũng làm tăng mức độ bị trầm cảm
của phụ nữ. Nghiên cứu này cũng cho thấy người mẹ sinh con thiếu tháng,
con chậm phát triển, nhiều con, con khóc quá nhiều, dai dẳng không tự dỗ
được, con không chịu ngủ yên, người mẹ thiếu sự hỗ trợ về tinh thần và sinh
hoạt từ người thân trong gia đình cũng làm người mẹ dễ bị trầm cảm hơn[8].
Theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non thuộc
Viện khoa học giáo dục Việt Nam tìm hiểu về sự phát triển của trẻ từ 0 -72
tháng tuổi cho thấy đa số trẻ em có một thể trạng tốt thì thường có những phát
triển tâm vận động sớm hơn những đứa trẻhay ốm yếu. Nghiên cứu trên còn
chỉ ra khoảng 75% trẻ được người mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc hoàn toàn trong
những năm đầu đời. Nghiên cứu này còn đưa ra nhiều dẫn chứng về vai trò
chăm sóc của gia đình đối với trẻ em dưới 6 tuổi, lứa tuổi chưa đi học,trẻ chịu
ảnh hưởng chủ yếu và nhiều nhất từ gia đình, cha mẹ. Khẳng định trên không
chỉ đúng với trẻ em nói chung mà còn đúng với trẻ tàn tật nói riêng. Vì đối

với trẻ tàn tật do đặc điểm của các khiếm khuyết cơ thể, tâm trí nên trẻ phải
phụ thuộc nhiều hơn vào người chăm sóc trẻ tại gia đình. Điều này khiến cho
gia đình trẻ KT tăng thêm gánh nặng nuôi dưỡng, chi phí dành cho trẻ KT
cũng tăng cao do phát sinh thêm chi phí khám chữa bệnh, những nguyên nhân
này còn làm gia tăng các vấn đề về tâm lý cho gia đình trẻ KT [3],[19].
Tóm lại, khuyết tật ở trẻ là yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng lo âu,
phiền muộn kéo dài ở bà mẹ, đó là lý do làm cho tỷ lệ trầm cảm ở bà mẹ có
con khuyết tật tăng cao.

8


1.1.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý có tỷ lệ gặp cao ở các nước trên
thế giới. Nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm xác định bệnh lý này.
Theo thống kê của một số nước châu Âu, rối loạn trầm cảm dao động từ 3 4% dân số. Theo Fredéric Rouillon(2000) tiến hành nghiên cứu của tại Paris Pháp năm 2000 cho thấy trầm cảm là một rối loạn thường gặp trên thế giới
ngay cả những vùng mà người ta chưa nhận thức được rối loạn này, bất chấp sự
khác biệt về nhóm tuổi, văn hoá, tầng lớp xã hội ở cả nam và nữ, trẻ, già nhưng ở
những nhóm tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc khác nhau theo bảng số liệu sau[41].
Tỷ số mắc chung trong 6 tháng ở mỗi độ tuổi trong cộng đồng
tại Paris – Pháp năm 2000
Độ tuổi
25-34

35-44

45-54

55-64


≥ 65

1,6%

4,5%

1,8%

5,7%

9,8%

2,2%

5,8%

10,0%

9,0%

7,8%

6,8%

4,9%

18 -24
Giới
Nam
Nữ


Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm nhìn chung ở nữ cao
hơn nam giới, trong đó ở nam mắc cao nhất ở độ tuổi 55-64 còn ở nữ tỷ lệ
mắc cao lại ở độ tuổi từ 25-54[41].
Một nghiên cứu ở Ucraina của tác giả Tintle N (2011) cho kết quả như
sau: 14,4% phụ nữ và 7,1% nam giới độ tuổi từ 50 trở lên bị trầm cảm[62].
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc trầm cảm trong dân số theo nhiều nghiên cứu vào
khoảng 5- 6%. Theo Laura A. Pratt (2006), trong vòng 2 tuần lễ có 5,4%
người từ 12 tuổi trở lên bị trầm cảm. Khoảng 80% người bị trầm cảm đã báo
cáo bị ảnh hưởng đến khả năng làm việc, duy trì cuộc sống gia đình và các

9


hoạt động xã hội khác của họ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 2/3 trong tổng
80 tỷ USD trong năm 2000 vì khả năng sản xuất kém và hay nghỉ việc [55].
Ở Canada, theo Scott B Patten (2006), tỷ lệ trầm cảm chung trong cả
cuộc đời là 12,2%, trầm cảm trong năm qua là 4,8%, trầm cảm trong 30 ngày
qua là 1,8%. Trầm cảm chủ yếu phổ biến ở phụ nữ (5%) cao hơn ở nam giới
(2,9%). Tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 25 tuổi. Tỷ lệ
mắc trầm cảm nặng không liên quan đến trình độ học vấn nhưng có liên quan
đến tình trạng bệnh mãn tính (4,9% so với người không có bệnh là 1,9%), thất
nghiệp (4,6% so với người không thất nghiệp là 3,5%), và thu nhập (TC ở
người nghèo nhất là 8,5%, người giàu nhất 3,2%). Người kết hôn có tỷ lệ thấp
nhất (2,8% so với người không kết hôn là 5,3%, người ly dị là 6,5%). Phương
trình hồi quy cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm hàng năm có thể tăng theo tuổi tác
ở nam giới chưa bao giờ kết hôn[53].
Ở các nước châu Á – Thái Bình Dương, theo tác giả Chiu E (2004), tỷ
lệ mắc trầm cảm trong vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%, trong vòng 1 năm qua
từ 1,7% đến 6,7% và tỷ lệ mắc trầm cảm trong cả cuộc đời từ 1,1% đến

19,9% trung bình là 3,7%, thấp hơn nhiều khu vực trên thế giới[34].
Ở Australia thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn một số nước khác (20 - 30% dân
số), trong đó 3 - 4% là trầm cảm vừa và nặng.
Ở một số nước châu Á như Trung Quốc, theo tác giả Chen R, tỷ lệ
trầm cảm ở người già trên 60 tuổi khu vực nông thôn là 6%, ở khu vực thủ đô
là 3,6%[33].
Tác giả Dogan (2010) đã hoàn thành một nghiên cứu so sánh những
vấn đề về tâm lý (trầm cảm, lo âu, stress) ở cha mẹ của trẻ bị mất thính giác
và trẻ bình thường. Mẫu n=230 với phụ huynh có con mất thính giác và
n=230 với phụ huynh trẻ bình thường. Kết quả cho thấy cha mẹ có trẻ mất

10


thính giác, đặc biệt là các bà mẹ có nguy cơ lớn hơn mắc phải các bệnh tâm
lý,trầm cảm và tâm thần[37].
Tác giả Gupta & Kaur (2010) kết luận rằng cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ
đấu tranh với mức stress cao ở mặt tâm lý hơn là về thể chất[44].
Tác giả Quittner et al (2010) đã đánh giá mức stress ở phụ huynh có
con khiếm khuyết về nghe và phụ huynh có con bình thường. Mẫu n = 181 ở
trẻ khiếm khuyết về nghe và n = 92 ở trẻ bình thường. Kết quả cho rằng các
vấn đề về thính giác, chậm phát triển ngôn ngữ và vấn đề hành vi là những
yếu tố tăng mức độ stress cho phụ huynh [57].
Theo các tác giả Asha, A, Bayat, M, Bozorgnezhad, A, và Salehi, M.,
(2011) với đề tài “So sánh các vấn đề tâm lý giữa cha mẹ có trẻ khuyết tật trí
tuệ và cha mẹ của trẻ bình thường” trong tạp chí khoa học ứng dụng thế giới.
Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng cha mẹ có con bị khuyết tật về trí
tuệ gặp nhiều vấn đề về tâm lý hơn so với cha mẹ có con bình thường. Các bà
mẹ gặp nhiều các vấn đề về tâm lý hơn các ông bố[25].
Theo tác giả Choudhary, S.K., Gohel, M., & Mukherjee, S, (2011) với

đề tài “Tác động về mặt tâm lý –xã hội đối với các cha mẹ có con chậm phát
triển trí tuệ ở quận Anand”, Choudhary và cộng sự đã xác định không có mối
liên quan giữa tâm lý chậm phát triển của trẻ và sự ảnh hưởng tới anh chị em
của trẻ. Kết quả cho thấy 70% bà mẹ có kết quả trầm cảm từ mức độ nhẹ tới
trung bình[43].
Theo tác giảSousa, A.D, & Singhvi, S (2011) với đề tài “Triệu chứng
trầm cảm ở bà mẹ trẻ em bị bại não”. Nghiên cứu chỉra có tới 71% bà mẹ có con
bại não mắc trầm cảm. Các yếu tố góp phần gây ra trầm cảm cho các bà mẹ được
báo cáo là trợ cấp xã hội ít, trình độ học vấn thấp và thất nghiệp tăng cao [36].
Theo các tác giả J.W.Hung, Y.H.Wu, Y.C.Chiang ,W.C.Wu, C.H.Yeh,
vớinghiên cứu: “Các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần ở cha mẹ có con

11


khuyết tật”. Nghiên cứu này chỉ ra rằngsự đau khổ, tuyệt vọng của cha mẹ khi
có con khuyết tật ở mức cao, chỉ số PSI (Chỉ số trầm cảm ở cha mẹ)
=97.11(SD=20.71). Sự đau khổ,tuyệt vọng của cha mẹ trẻ khuyết tật là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của cha mẹ. Tỷ lệ cha mẹ của trẻ
khuyết tật gặp các vấn đề tinh thần trong nghiên cứu này vào khoảng 44% [47].
Đề tài nghiên cứu “Rối loạn trầm cảm ở một số phụ huynh có con khuyết
tật” của nhóm giả J. Aaron Resch, Timothy R. Elliott, Michael R. Benzkiểm
tra tỷ lệ trầm cảm trên 110 phụ huynh của trẻ khuyết tật và thử nghiệm một
mô hình để xác định các yếu tố liên quan đến trầm cảm của cha mẹ. Phân tích
hồi quy cho thấy các đánh giá về mối đe dọa, sức khoẻ thể chất kém hơn và
mức độ hài lòng của gia đình thấp hơn có liên quan đến tình trạng trầm cảm
với độ chính xác ~ 83,3%. Những kết luận này nhấn mạnh đến sự hài lòng của
gia đình trẻ, khả năng giải quyết vấn đề, sức khoẻ thể chất có mối liên quan
đến rối loạn trầm cảm ở cha mẹ của trẻ khuyết tật. Khoảng 53% cha mẹ của
trẻ khuyết tật mắc các vấn đề liên quan đến rối loạn trầm cảm[59].

Trong nghiên cứu của các tác giả Ziaul Islam, Sharmin Farjana, Runa
Shahnaz (2013),các tác giả chỉ ra rằng chậm phát triển tâm thần ở trẻ là một
trong những khuyết tật phát triển phổ biến nhất ở trẻ em trên toàn cầu.Nghiên
cứu cắt ngang này đã so sánh sự khác nhau giữa căng thẳng tinh thần và căng
thẳng thể chất ở hai nhóm cha mẹ: cha mẹ của trẻ chậm phát triển trí tuệ và
cha mẹ của trẻ không bị chậm phát triển trí tuệ.
Tổng số mẫu nghiên cứu có 220 phụ huynh bao gồm: 110 cha mẹ có trẻ bị
chậm phát triển tâm thần và 110 cha mẹ khác có con bình thường. Nghiên cứu
cho thấy cha mẹ có trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có số điểm căng thẳng là
34.27 cao hơn đáng kể so với bố mẹ của trẻ không bị chậm phát triển trí tuệ
là 21.66. Phần lớn các bậc cha mẹ có con khuyết tật có nhiều căng thẳng tinh
thần hơn so với căng thẳng thể chất. Đặc biệt, các bà mẹ có chỉ số căng thẳng

12


tinh thần cao hơn nhiều so với các ông bố của trẻ bị khuyết tật (tỷ lệ các bà
mẹ bị căng thẳng tinh thần là 71,4% và ở các ông bố là 67,5%) [48].
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vấn đề khiếm thính ở trẻ gây ra
thêm các vấn đề về tâm lý, cảm xúc, hành vi ở trẻ, dẫn đến gia tăng sự căng
thẳng ở người mẹ. Người tham gia nghiên cứu bao gồm 50 trẻ khiếm thính và
50 bà mẹ của trẻ. Kết quả cho thấy rằng có mối liên quan giữa vấn đề trẻ bị
khuyết tật và sự căng thẳng ở các bà mẹ (r = 0,412, p <0,01). Khiếm thính
như là một sự thiếu hụt về giác quan cản trở hoạt động của trẻ,do đó khiến trẻ
dễ bị tổn thương; cụ thể là các trẻ khiếm thính gặp phải các vấn đề về tâm lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ nói chung, và đặc biệt là người mẹ,
người bị ảnh hưởng nhiều hơn do phải gánh trách nhiệm chính trong việc nuôi
dưỡng con bị khuyết tật [22].
Trong một nghiên cứu chi tiết, nhóm tác giả Prior, Glazner, Sanson và
Debelle (2006) đã thu thập dữ liệu từ các bà mẹ của trẻ khiếm thính. Các bà

mẹ có điểm cao hơn về lo lắng, trầm cảm và các vấn đề tổng thể khi đo bằng
Bảng câu hỏi Y tế Tổng quát [56].
Gia đình là nguồn hỗ trợ chính cho trẻ khuyết tật trong bất kỳ xã hội
nào. Chính vì vậy, cha mẹ luôn phải đối mặt với sự căng thẳng về cả thể chất
lẫn tinh thần trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ có khuyết tật.
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ khuyết tật cần nhiều thời gian, công sức
và tiền bạc, điều này dễ dẫn đến những căng thẳng trong cuộc sống gia đình,
bố mẹ có xu hướng đổ lỗi cho nhau và tạo ra những vấn đề trong hôn nhân.
Thêm vào đó người mẹ thường phải đảm nhận việc chăm sóc chính cho trẻ bị
khuyết tật nên người mẹ thường cảm thấy lẻ loi, cô độc, không có sự chia sẻ
từ gia đình so với những bà mẹ có con bình thường.
Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 11 năm
2009 đến tháng 2 năm 2010 trên 75 bà mẹ có con khuyết tật và 35 bà mẹ có

13


con bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bà mẹ ở nhóm có con khuyết
tật có chỉ số lo âu và trầm cảm cao hơn nhóm các bà mẹ có con bình thường:
chỉ số lo âu (p=0.027), chỉ số trầm cảm (p=0.032) và tổng số bệnh nhân lo âu
theo Thang trầm cảm (HADS) (p = 0,022). Nhóm tác giả báo cáo những bà
mẹ có con khuyết tật ở nước Ả Rập Saudi đạt điểm cao hơn nhiều trên thang
điểm HADS ở mục trầm cảm và lo âu[24].
Theo tác giả Hill & Rose (2009), nghiên cứu của tác giả dựa trên phân
tích hồi quy dự đoán tỷ lệ stress ở phụ huynh có trẻ mang khuyết tật vào
khoảng 61%[45].
Trong nghiên cứu của Olsson (2001) chỉ ra rằng các cha mẹ của trẻ
khuyết tật có trải nghiệm nhiều stress hơn các cha mẹ của trẻ bình thường, nhưng
tỷ lệ stress ở các bà mẹ lại cao hơn các ông bố có trẻ khuyết tật[52].
Các tác giả Sloper và Turner (1993) cũng đưa kết luận: các ông bố có

con mang khuyết tật thường ít gặp phải vấn đề stress như ở các bà mẹ có con
khuyết tật [61].
Trẻ khuyết tật ở lứa tuổi 0- 6 tuổi cần nhiều sự chăm sóc, quan tâm từ
phía người mẹ, mọi hoạt động ăn uống, vui chơi, sinh hoạt đều phụ thuộc
chinh vào người mẹ chính vì vậy cuộc sống của người mẹ thêm phần gánh
nặng, căng thẳng dẫn đến nguy cơ trầm cảm.
Tình trạng khuyết tật về trí tuệ của đứa trẻ là sự kỳ thị lên toàn bộ cuộc
sống của gia đình trẻ đặc biệt dành cho các bà mẹ. Một số bà mẹ cảm thấy
đau đớn tinh thần khi biết rằng con mình không thông minh như những đứa
trẻ khác và tình trạng này không thể đảo ngược được và không có phương án
chữa khỏi vấn đề. Việc thiếu nhận thức về cách quản lý vấn đề làm tăng thêm
căng thẳng liên quan đến những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến tình trạng
tàn tật của đứa trẻ. Nhiều người trở thành nạn nhân của sự sợ hãi từ những lời
chỉ trích và đánh giá tiêu cực.

14


1.2. Lý luận về trầm cảm
1.2.1. Khái niệm về trầm cảm
Buồn chán là những phản ứng cảm xúc bình thường, tự nhiên của con
người trong cuộc sống. Tuy nhiên những phản ứng này có thể trở thành bệnh lý
trầm cảm, nếu mức độ trở nên trầm trọng, diễn biến kéo dài và gây cản trở rõ rệt
đến khả năng thích ứng cuộc sống, lao động, học tập và các mối quan hệ xã hội
Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng định nghĩa: “Trầm cảm là trạng
thái xúc cảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính, bởi những thay
đổi của môi trường về những quan điểm của động cơ nhận thức và bởi tính
thụ động của hành vi nói chung” [6].
Theo Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD 10) và Bảng phân loại bệnh
tâm thần lần thứ IV của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM IV): “Trầm cảm là

trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm
thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ
biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời
gian kéo dài, ít nhất là hai tuần”.
Tóm lại, trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc được biểu hiện rõ
rệt bởi khí sắc, hành vi, ứng xử thể hiện sự buồn rầu, kèm theo cảm giác chán
chường, bi quan thậm chí có ý nghĩ tự sát, ức chế gần như toàn bộ các mặt
hoạt động thể chất và tâm lý.
Như vậy, trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm năng lượng hoạt
động , rối loạn cảm xúc kéo dài ít nhất hai tuần. Gọi “trầm cảm” là “Rối loạn
trầm cảm” để thể hiện rõ tính chất bệnh lý của trạng thái cảm xúc này. Vì vậy
trong luận văn này tôi xin phép được đồng nhất hai khái niệm “trầm cảm” và
“rối loạn trầm cảm”.

15


1.2.2. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm:
* Biểu hiện về mặt cơ thể và sinh hoạt hàng ngày:
-

Nhiều bệnh nhân luôn than phiền đau đầu, đau khớp , đau bụng, đau
ngực trái…có khi chính xác các triệu chứng đau này là nguyên nhân
khiến bệnh nhân đi khám bệnh. Họ thường đến khám ở các bác sỹ
chuyên khoa không tâm thần (thần kinh, khớp, tiêu hóa, tim mạch…).
Khi không phát hiện được tổn thương thực thể và điều trị không có kết
quả, họ lại tìm đến các bác sỹ khác. Quá trình này có thể diễn ra trong
nhiều năm khiến bệnh nhân tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian.

-


Khi được khuyên đến khám ở các chuyên khoa tâm thần học thường
phản ứng rất mạnh theo hướng phủ nhận hay chối bỏ. Chỉ đến khi qua
mệt mỏi vì điểu trị không hiệu quả hoặc bệnh quá trầm trọng họ mới đến
bác sỹ tâm thần thăm khám và phát hiện ra mình bị trầm cảm.

-

Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, ăn ít hoặc sút cân là biểu hiện rất
phổ biến. Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều bệnh nhân có cảm
giác chán ăn, họ ăn rất ít, thậm chí trong trường hợp bệnh nặng bệnh
nhân nhịn ăn hoàn toàn. Vì vậy bệnh nhân thường sút cân nhanh chóng
(có thể sút vài cân trong một tháng).

-

Cũng như các triệu chứng liên quan đến ăn uống, các bất thường về
giấc ngủ cũng được bệnh nhân than phiền nhiều nhất. Người bệnh có
thể bị mất ngủ hoặc có thể ngủ quá nhiều nhưng chất lượng giấc ngủ
kém. Rối loạn mất ngủ hay gặp nhất trong giai đoạn trầm cảm và triệu
chứng chủ yếu là mất ngủ. Các bệnh nhân thường mất ngủ giữa giấc
(nghĩa là tỉnh ngủ vào ban đêm và khó ngủ tiếp) hoặc mất ngủ đầu giấc
(nghĩa là khó bắt đầu giấc ngủ). Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu rất
nhiều cho người bệnh.

16


×