Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI THU HOẠCH bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THCS MODUL14, 18, 20, 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248 KB, 20 trang )

PHÒNG GD&ĐT .....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS ........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày 29 tháng 04 năm 2017

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC ..........
Họ và tên giáo viên: ..........
Sinh ngày : ..........
Trình độ chuyên môn: Đại học TDTT
Năm vào nghành : 2004
Chức vụ, tổ chuyên môn: Giáo Viên
Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm được giao: giảng dạy thể dục K6,7,8,9 - ,
BD HSNK, chủ nhiệm lớp 7B.
2. NỘI DUNG 2
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
Căn cứ Công văn số 687/GDĐT-THCS ngày 18/9/2015 của Phòng GD&ĐT Lệ
Thủy về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2016 - 2017
Căn cứ kế hoạch BDTX trường THCS Ngư Thủy Trung;
Qua quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và vận
dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực
hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi đã tiếp thu được nội dung 2 như sau:
 MÔN ĐIỀN KINH
Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng
rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan
trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời
sống văn hóa thể thao của nhân loại.


 KHÁI NIỆM :
Điền kinh là một môn thể thao đa dạng, nó bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném
đẩy và nhiều môn phối hợp.
Điền kinh, từ chính thức được dùng ở nước ta, thực chất là một từ Hán – Việt dùng để
biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh).
Nó có nghĩa tương ứng với từ Aletic trong tiến Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. Một
số ít nước trên thế giới (Nga, Bungari…) còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt với
môn cử tạ “Điền kinh nặng”.
 NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT MỘT SỐ MÔN ĐIỀN KINH
1


Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các động tác rất phong phú, đa dạng và gần gũi
với những hoạt động tự nhiên của con người (đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy…), vì vậy, khi
thực hiện chúng dưới dạng các bài tập không mấy khó khăn, ngay cả đối với các vận động
viên mới tham gia tập luyện. Song để đạt thành tích cao, các vận động viên (VĐV) cần
phải có sự hoàn thiện kỹ thuật.
Hoàn thiện kỹ thuật, thông thường được hiểu là phương pháp thực hiện động tác thể thao
một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để đạt thành tích cao. Kỹ thuật các môn điền kinh
cần phải hợp lý về phương diện sinh cơ học (phương hướng, biên độ, nhịp điệu, tốc độ
động tác…), phải thuận lợi nhất cho các vận động viên thể hiện sức mạnh, sức nhanh, sức
bền, độ linh hoạt trong các khớp, phải tối ưu về mặt chức năng tâm lý. Một động tác toàn
vẹn như chạy, nhảy, ném có thể chia thành các giai đoạn (thí dụ như chạy đà, giậm nhảy,
…). Mỗi giai đoạn lại gồm nhiều bộ phận cấu thành (thí dụ như bước đà…) và các thời
điểm xác định những tư thế riêng của cơ thể VĐV (thí dụ như thời điểm kết thúc đạp sau
trong chạy…)
Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là dạng phổ biến nhất trong
các bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn thể thao. 1.
Nguyên lý chung của hoạt động chạy
Điền kinh là môn thể thao tổng hợp nhiều hoạt động mang tính chất tự nhiên

như đi, chạy, nhảy, ném, đẩy… Vì vậy, khi thực hiện các bài tập này tương đối dễ dàng
và ai cũng có thể hoàn thành được. Song để đạt được thành tích vận động cao trong từng
môn điền kinh, đòi hỏi người tập phải có thể lực phát triển ở mức cao, đồng thời phải có
sự hoàn thiện về kỹ thuật. Có nghĩa là phải biết sử dụng năng lực của bản thân một cách
hợp lý nhất, hiệu quả nhất để đạt được thành tích cao nhất.
Để nắm vững kỹ thuật các môn điền kinh, trước hết cần hiểu rõ cơ sở hoạt động
của chúng, đó là những nguyên lý cơ bản của mỗi loại bài tập điền kinh.
Các hoạt động trong chạy được lặp đi lặp lại sau một thời gian nhất định, nên
gọi là hoạt động có chu kỳ.
Mỗi chu kỳ trong chạy gồm có hai bước, bước của chân phải và bước của chân
trái. Trong mỗi bước lại được phân thành hai thời kỳ là thời kỳ chống tựa và thời kỳ
bay. Ở thời kỳ chống tựa trên mỗi chân lại được phân thành 3 giai đoạn:
Chân chống:
- Chống trước.
- Thẳng đứng.
- Đạp sau.
Chân lăng:
- Co gấp sau.
- Thẳng đứng.
2


- Đưa trước.
Kết thúc các chuyển động trên, cơ thể chuyển vào thời kỳ bay, bước tiếp theo
chuyển sang chân thứ hai làm nhiệm vụ chống tựa, các chuyển động của từng
chân lại đị lặp lại tương ứng như trước nhưng đổi sang chân kia.
chống
chống
Chân trái
chống

Bay
chống Bay
chống
đơn
đơn
đơn

Chân phải
lăng
lăng
chống
Để phân tích kỹ thuật ta xem xét sự chuyển động của từng bộ phận cơ thể ở từng thời
điểm khác nhau trong quá trình chạy.
Ở giai đoạn chống trước , thời điểm bàn chân chạm đất, phản lực sinh ra luôn ngược
hướng với chiều chuyển động của cơ thể, do điểm đặt xa về phía trước điểm dọi của
tổng trọng tâm. Tốc độ chạy càng nhanh, điểm đặt càng xa về trước, lực cản sinh ra càng
lớn. Để hạn chế tối đa lực cản này, người chạy cần chủ động miết cẳng chân xuống dưới
– ra sau, để kéo điểm đặt gần với điểm dọi của tổng trọng tâm và chạm đất bằng nửa
trước của bàn chân, tiếp tục nhanh chóng chuyển sang thời điểm thẳng đứng. Cùng với
chân chống chạm đất phía trước, chân lăng cũng tích cực lăng cẳng chân ra sau, gập sát
đùi và tích cực đưa đùi về trước. Ở thời điểm thẳng đứng, để hạn chế phản lực, giảm
chấn động cho cơ thể, người chạy cần gập khớp cổ chân, gối và hông, hạ thấp trọng tâm
với góc độ thích hợp, để thực hiện giai đoạn tiếp theo – Đạp sau.
Đạp sau, giai đoạn mang tính chất quyết định tốc độ chuyển động của cơ thể về
trước. Góc độ đạp sau nhỏ, lực đạp sau càng lớn, tốc độ di chuyển của cơ thể về trước
càng nhanh. Do điểm đặt của lực tác dụng nằm sau điểm dọi của trọng tâm, nên phản
lực sinh ra cùng chiều với chiều chuyển động. Vì vậy để tăng hiệu quả đạp sau, cần
tăng lực đạp sau, chủ yếu tăng cường sức mạnh – tốc độ của các nhóm
cơ duỗi mở các khớp hông, gối và gập bàn chân. Đồng thời phải tạo ra góc đạp sau hợp
lý. Góc đạp sau phụ thuộc tốc độ chạy, góc độ đạp sau trong chạy ngắn 420 – 450;

trong chạy cự ly trung bình là 500 – 550 và ở các cự ly dài là 550 – 600.Cùng với hoạt
động của chân chống thực hiện đạp sau, chân lăng phải hoạt động tích cực co gập cẳng
chân, đưa nhanh đùi về trước – lên trên.
Đạp sau kết thúc, cơ thể rời khỏi mặt đất, chuyển vào thời kỳ bay. Ở thời kỳ này,
hai chân tạo thành hình “kéo mở” thân trên giữ thẳng. Cuối thời kỳ bay, chân lăng phía
trước chủ động miết cẳng chân xuống dưới – ra sau, tiếp đất, thực hiện chống trước,
các chuyển động được lặp lại như ban đầu.
Riêng trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát trong chạy cự ly ngắn, những bước
đầu tiên, hiện tượng phản lực sản sinh ở giai đoạn chống trước không gây cản trở
3


chuyển động của cơ thể, do ở những bước này, điểm đặt của chân chống trước luôn ở
sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể, nên lực sinh ra cùng chiều với chiều chuyển động của
trọng tâm.
Chạy còn là sự chuyển động phối hợp nhịp nhàng của hai chân, thân, tay. Sự
chuyển động hợp lý giữa tay, vai và thân tạo cho cơ thể giữ thăng bằng, đồng thời còn
hỗ trợ tích cực cho chuyển động của hai chân, tăng cường hiệu lực trong quá trình chạy.
Hai tay chuyển động ngược chiều với hai chân và được thực hiện phù hợp với biên độ
hoạt động của hai chân.
Thân trên thay đổi độ nghiêng về trước trong quá trình chạy, ở giai đoạn đạp sau,
thân trên nghiêng về trước (góc nghiêng từ 50 – 70 trong chạy cự ly ngắn và từ 20 – 30
trong chạy cự ly trung bình), ở thời kỳ bay, thân trên thẳng lại. Độ nghiêng của thân trên
về trước có lợi cho đạp sau, nhưng lại hạn chế động tác nâng đùi về trước, vì vậy trong
quá trình chạy cần phải tạo độ nghiêng thân về trước phù hợp.
Ngoài những hoạt động của chân và tay, sự phối hợp chuyển động với hô hấp
trong quá trình chạy rất quan trọng, thực hiện thở nhịp nhàng, chủ động phù hợp với
từng cự ly chạy đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho hoạt động của cơ thể có hiệu quả trong
quá trình chạy.
Đường di chuyển của trọng tâm trong quá trình chạy tạo thành đường cong phức tạp,

lên cao, xuống thấp và sang hai bên. Sự chênh lệch giữa điểm cao nhất (khi bay) và thấp
nhất (ở thời điểm thẳng đứng) từ 7 – 10cm. Để đảm bảo không bị ảnh hưởng nhiều đến
tốc độ chạy, không nên để cho trọng tâm cơ thể dao động ở biên độ quá lớn.
1. Sự giống nhau và khác nhau trong một chu kỳ đi và chạy
Cũng như đi bộ, Chạy là một hoạt động có chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm hai bước. Nhưng
chạy khác với đi bộ ở chỗ, trong một chu kỳ chạy có hai thời kỳ bay và trong chạy: tốc
độ, biên độ hoạt động lớn hơn đi bộ
2. Ảnh hưởng của nội và ngoại lực đối với trọng tâm cơ thể trong quá trình chạy:
Trong chạy, khi ở thời kỳ chống tựa, trọng tâm cơ thể di chuyển về trước. Lúc chống
trước tốc độ hơi giảm và lúc đạp sau tốc độ lại tăng lên. Tốc độ chạy càng lớn thì phản lực
chống trước càng mạnh, sự kìm hãm tốc độ nằm ngang càng nhiều. Vì thế, khi đặt chân
chống trước, vận động viên cần chủ động đặt gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể và
thực hiện động tác miết bàn chân từ trước ra sau. Động tác đạp sau được bắt đầu khi hình
chiếu của trọng tâm cơ thể đi qua điểm chống và kết thúc lúc chân rời đất. Để tăng cường
hiệu quả đạp sau, vận động viên cần đạp nhanh, mạnh, đúng hướng, duỗi hết các khớp và
đạp với góc độ thích hợp. Trong chạy cự ly trung bình và dài, góc đạp sau thường từ 50 –
55 độ Trong lúc bay, người chạy không tăng được tốc độ vì hoạt động của cơ thể lúc này
không tạo nên được phản lực chống, vì thế rút ngắn thời gian bay càng nhiều thì tốc độ
chạy càng tăng. Biên độ động tác đánh tay phụ thuộc vào tốc độ chạy, tốc độ càng cao,
biên độ đánh tay càng lớn. Hoạt động chéo nhau giữa tay và chân khi chạy làm cho trọng
tâm cơ thể đỡ bị dao động sang hai bên, giữ được thăng bằng và kéo dài bước chạy. Khi
chạy trên đường vòng, do xuất hiện lực ly tâm nên kỹ thuật có thay đổi. Tốc độ chạy trên
4


đường vòng càng lớn thì lực ly tâm càng mạnh và độ nghiêng thân người vào phía trong
càng nhiều. Sự dao động lên xuống của trọng tâm cơ thể trong chạy có thể lên tới 40 cm.
Vị trí cao nhất của trọng tâm là trong giai đoạn bay và thấp nhất là trong thời gian chống
tựa khi thẳng đứng. Việc dao động của trọng tâm cơ thể trong khi chạy có ảnh hưởng xấu
đến tốc độ chạy, vì thế người tập cần cố gắng hạn chế sự dao động này tới mức thích hợp.

II. KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN
Chạy cự ly ngắn được chia một cách quy ước thành 4 giai đoạn: xuất phát, chạy lao sau
xuất phát, chạy giữa quãng và về đích.
1. XUẤT PHÁT: Trong chạy ngắn người ta áp dụng cách xuất phát thấp vì kỹ thuật này
giúp vận động viên bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong
khoảng thời gian ngắn. Để xuất phát nhanh, người ta sử dụng bàn đạp xuất phát, bàn đạp
xuất phát bảo đảm cho vận động viên có điểm tỳ vững chắc để đạp sau, sự ổn định khi đặt
chân. Có 3 cách bố trí bàn đạp xuất phát cơ bản.
- Cách “thông thường”: bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát 1 – 1.5 bàn chân, còn bàn
đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài cẳng chân (gần 2 bàn chân).
- Cách “kéo dãn”: vận động viên rút ngắn khoảng cách giữa hai bàn đạp xuống còn một
bàn chân hoặc ít hơn. Khoảng cách từ bàn đạp trước đến vạch xuất phát gần 2 bàn chân
(khoảng cách này được kéo dãn).
- Cách “làm gần”: khoảng cách giữa 2 bàn đạp được rút ngắn lại còn một bàn chân hoặc
nhỏ hơn, song khoảng cách từ vạch xuất phát đến bàn đạp trước chỉ còn khoảng 1 – 1.5
bàn chân (như vậy khoảng cách từ bàn đạp sau đến vạch xuất phát được làm gần lại). Việc
đặt bàn đạp xuất phát gần nhau bảo đảm sự nổ lực đồng thời của cả hai chân khi bắt đầu
chạy và tạo cho người chạy gia tốc lớn hơn ở những bước đầu. Song vị trí gần nhau của
hai bàn chân và việc hầu như đạp sau đồng thời của chúng gây trở ngại cho việc chuyển
đến đạp sau luân phiên của từng chân ở những bước tiếp theo. Mặt tựa của bàn chân trước
nghiêng dưới góc 45 -50 độ ; mặt tựa của bàn đạp sau từ 60 - 80 . Góc nghiêng của mặt
tựa bàn đạp thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách đến vạch xuất phát. Khi bàn đạp được đặt
gần vạch xuất phát thì góc nghiêng mặt tựa bàn đạp giảm đi, còn khi kéo xa khỏi vạch
xuất phát thì góc nghiêng tăng lên. Khoảng cách giữa hai bàn đạp và việc đặt bàn đạp xa
hay gần vạch xuất phát tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể vận động viên, trình độ phát triển
các tố chất nhanh, mạnh và những tố chất khác của họ.
- Theo hiệu lệnh “vào chỗ”, vận động viên chạy tiến ra trước hai bàn đạp, ngồi xuống và
chống tay về phía trước vạch xuất phát. Từ thư thế này, vận động viên chuyển chân từ
phía trước ra phía sau, lần lượt tỳ bàn chân lên mặt tựa bàn đạp trước rồi đến bàn đạp sau.
Hai mũi giầy chạy chạm mặt đường hoặc hai đinh đầu tiên tỳ xuống mặt đường. Sau khi

hạ gối sau xuống, vận động viên thu hai tay về và đặt xuống sát sau vạch xuất phát. Lúc
này giữa ngón cái và các ngón còn lại để sát nhau tạo thành vòm. Hai tay duỗi thẳng tự
nhiên, chống tỳ trên đất ở độ rộng bằng vai. Thân trên thẳng, đầu duỗi thẳng so với thân
trên và trọng lượng cơ thể được phân đều giữa hai tay, chân chống trước và đầu gối chân
sau.
- Theo lệnh “sẵn sàng”, vận động viên hơi duỗi chân, gối chân đặt sau tách khỏi mặt
đường làm trọng tâm hơi chuyển lên trên và ra trước. Lúc này, trọng lượng cơ thể dồn trên
hai tay và chân chống trước, hình chiếu của trọng tâm cơ thể trên đất phải cách vạch xuất
5


phát từ 15 – 20 cm. Hai đế giầy tỳ sát vào mặt tựa bàn đạp, vùng hông nâng cao hơn vai
10 – 20 cm và lúc này hai cẳng chân gần như song song với nhau. Trong tư thế “sẵn
sàng”, điều cần lưu ý là không nên dồn trọng lượng cơ thể quá nhiều xuống hai tay vì điều
này làm ảnh hưởng xấu đến thời gian hoàn thành xuất phát thấp Trong tư thế “sẵn sàng”,
góc gấp chân ở khớp gối có vai trò quan trọng. Việc tăng góc này (trong giới hạn nào đó)
tạo điều kiện cho đạp sau nhanh hơn. Trong tư thế sẵn sàng xuất phát, góc tối ưu giữa
đùi và cẳng chân của chân tỳ trên bàn đạp sau khoảng 115 – 138 độ . Góc giữa thân trên
và đùi chân trước khoảng 19 – 23 độ (V.Borzop – 1980)
- Trong tư thế “sẵn sàng”, vận động viên không nên quá căng thẳng, gò bó. Điều quan
trọng lúc này là tập trung chú ý đợi tín hiệu xuất phát.
- Khi nghe súng nổ (hay những tín hiệu xuất phát khác), vận động viên phải đột ngột lao
nhanh về trước. Động tác này được bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân à đánh tay nhanh.
Đạp sau vào mặt tựa bàn đạp xuất phát được thực hiện đồng thời bằng cả hai chân nhằm
tạo áp lực lớn trên mặt tựa để đẩy cơ thể lao nhanh về trước, song thời gian đạp bằng cả
hai chân rất ngắn. Chân sau chỉ hơi duỗi và sau đó nhanh chóng đưa đùi về phía trước,
trong khi đó, chân trước đột ngột duỗi thẳng trong tất cả các khớp
Trong bước đầu tiên, góc đạp sau từ bàn đạp của những vận động viên chạy ngắn cấp
cao khoảng 42 – 50 độ , đùi chân lăng tạo với thân trên một góc gần 30 độ . Tư thế nêu
trên giúp cho lực đạp đẩy cơ thể về trước nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho đạp sau

mạnh và giữ được độ nghiêng nói chung của cơ thể trong những bước chạy đầu tiên.
2. CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT
Để đạt được thành tích trong chạy ngắn, điều rất quan trọng trong xuất phát là nhanh
chóng đạt tốc độ gần cực đại trong giai đoạn chạy lao. Thực hiện đúng và nhanh các bước
chạy từ lúc xuất phát phụ thuộc vào độ lao của cơ thể dưới một góc nhọn so với mặt
đường, cũng như vào sức mạnh, sức nhanh của vận động viên. Bước đầu tiên được kết
thúc bằng việc duỗi thẳng hoàn toàn của chân đạp sau khỏi bàn đạp trước và việc nâng đùi
đồng thời của chân kia lên, ta thấy rất rõ độ nghiêng lớn khi xuất phát và việc nâng đùi
chân lăng tới mức tối ưu tạo thuận lợi cho việc chuyển sang bước tiếp theo.
Bước đầu tiên được kết thúc bằng việc tích cực hạ chân xuống dưới – ra sau và chuyển
thành đạp sau mạnh. Động tác này thực hiện càng nhanh thì việc đạp sau tiếp theo xảy ra
càng nhanh và mạnh. Trong một vài bước chạy đầu tiên, vận động viên đặt chân trên
đường ở phía sau hình chiếu của tổng trọng tâm thân thể. Ở những bước tiếp theo, chân
đặt trên hình chiếu của tổng trọng tâm và sau đó thì đặt chân ở phía trước hình chiếu của
tổng trọng tâm Cùng với việc tăng tốc độ, độ nghiêng thân trên về trước của vận động
viên giảm đi và kỹ thuật chạy lao dần chuyển sang kỹ thuật chạy giữa quãng. Chạy giữa
quãng thường bắt đầu từ mét thứ 25 – 30 (sau khoảng 13 – 15 bước chạy), khi đạt 90 –
95% tốc độ chạy tối đa, song không có giới hạn chính xác giữa chạy lao sau xuất phát và
chạy giữa quãng. Các vận động viên cấp cao cần tính toán để đạt được tốc độ cực đại ở
mét thứ 50 – 60, còn ở trẻ em lứa tuổi 10 – 12 thì ở mét thứ 25 – 30. Các vận động viên
chạy ngắn ở bất kỳ đẳng cấp và lứa tuổi nào, trong giây đầu tiên sau xuất phát cần đạt
được 55% tốc độ tối đa; trong giây thứ hai 76%; trong giây thứ ba 91%; trong giây thứ tư
95% và giây thứ năm là 99%.

6


Tốc độ chạy lao sau xuất phát được tăng lên chủ yếu do tăng độ dài bước chạy và một
phần không nhiều do tăng tần số bước. Việc tăng độ dài bước chủ yếu đến bước thứ tám –
thứ mười (bước sau dài hơn bước trước từ 10 – 15cm), sau đó thì độ dài bước được tăng ít

hơn (4 – 8cm). Việc thay đổi độ dài bước đột ngột dưới hình thức nhảy là không tốt vì làm
mất đi nhịp điệu chạy. Cùng với việc tăng tốc độ di chuyển của cơ thể, thời gian bay trên
không tăng lên và thời gian tiếp đất giảm đi. Tay đánh mạnh về trước cũng có ý nghĩa
đáng kể. Trong chạy lao sau xuất phát, về cơ bản việc đánh tay cũng tương tự như trong
chạy giữa quãng song với biên độ lớn hơn. Ở những bước đầu tiên sau xuất phát, hai bàn
chân đặt xuống đường hơi tách rộng so với chạy giữa quãng. Sau đó cùng với việc tăng
tốc độ, hai chân được đặt gần hơn đến đường giữa. Nếu so sánh thành tích chạy 30m xuất
phát với chạy 30m tốc độ cao của cùng một vận động viên thì dễ dàng xác định được thời
gian tiêu phí lúc xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát. Ở những vận động viên chạy giỏi,
mức tiêu phí trong giới hạn từ 0.8 – 1.0 giây.
3. CHẠY GIỮA QUÃNG
Khi đạt được tốc độ cao nhất, thân trên của vận động viên chạy hơi đổ về phía trước (72 –
78 độ ). Trong một bước chạy, độ nghiêng của thân trên có thể thay đổi. Lúc đạp sau, độ
nghiêng thân trên tăng lên còn trong pha bay thì lại giảm đi. Chân đặt trên đường có đàn
tính và tiếp xúc với đường từ phần trước bàn chân
và cách hình chiếu khớp chậu – đùi trên đường khoảng 33 – 43 cm. Tiếp đó chân được
gập lại ở khớp gối và cổ chân. Góc gấp ở khớp gối lớn nhất khoảng 140 – 148 độ . Khi
chân chống chuyển vào tư thế đạp sau, chân lăng được đưa mạnh về trước – lên trên. Việc
duỗi thẳng chân đạp sau diễn ra khi đùi chân lăng nâng đủ cao và tốc độ nâng cao của nó
được giảm đi. Đạp sau được thực hiện do việc duỗi chân chống ở khớp gối và khớp cổ
chân. Trong lúc bay, đùi hoạt động càng nhanh càng tốt. Chân chống tựa khi kết thúc đạp
sau, theo quán tính hơi đưa ra sau – lên trên, sau đó chân được gấp lại ở khớp gối và bắt
đầu chuyển nhanh đùi về trước. Để giảm tác động kìm hãm tốc độ khi đặt chân trên
đường, chân tiếp xúc đất ở phần trước bàn chân, khi chân chống chuyển vào tư thế đạp
sau, chân lăng được đưa mạnh về trước – lên trên. Việc duỗi thẳng chân đạp sau diễn ra
khi đùi chân lăng nâng đủ cao và tốc độ nâng cao của nó được giảm đi. Đạp sau được thực
hiện do việc duỗi chân chống ở khớp gối và khớp cổ chân. Khi chạy giữa quãng, các
bước chạy được thực hiện thường không bằng nhau, do bước của chân khỏe thường dài
hơn. Để chạy có nhịp điệu và tốc độ đều hơn, nên tập để có được độ dài bước như nhau
của mỗi chân bằng cách lưu ý phát triển sức mạnh cơ chân yếu. Khi chạy trên đường

thẳng cần đặt mũi bàn chân thẳng về trước. Việc xoay mũi chân ra ngoài gây ảnh hưởng
xấu tới hiệu quả đạp sau. Cả trong chạy lao sau xuất phát cũng như chạy giữa quãng, tay
gấp ở khớp khuỷu được đánh mạnh về trước – ra sau phù hợp với nhịp điệu hoạt động của
chân. Tay đánh về trước hơi đưa vào trong còn khi ra sau thì hơi ra ngoài. Góc gấp của tay
ở khớp khuỷu không cố định, khi đánh ra trước tay gấp lại nhiều nhất, khi đưa xuống
dưới – ra sau thì hơi duỗi ra. Các ngón tay trong khi chạy nên nắm hờ hay duỗi. Không
nên duỗi thật thẳng các ngón tay hay nắm chúng lại thật chặt. Động tác đánh tay tích cực
không được làm nâng vai lên hoặc gò vai vì đó là những dấu hiệu đầu tiên của căng thẳng
quá mức. Kỹ thuật chạy ngắn sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như vận động viên không biết thả
lỏng những nhóm cơ khi nó không cần tham gia tích cực vào hoạt động. Kết quả phát
7


triển tốc độ chạy đáng kể phụ thuộc vào việc biết chạy nhẹ nhàng, thả lỏng và không có
những căng thẳng thừa của vận động viên.
4. VỀ ĐÍCH:
Tốc độ chạy cực đại trong cự ly 100 – 200 m cần cố duy trì cho tới cuối cự ly, song ở
khoảng 15 – 20 m cuối cùng, tốc độ thường bị giảm đi từ 3 – 8%.
Chạy được kết thúc khi vận động viên dùng thân trên chạm vào mặt phẳng thẳng đứng đi
qua đường đích. Để nhanh chóng chạm vào dây đích được kéo căng ở độ cao ngang
ngực, ở bước chạy cuối cùng, vận động viện cần thực hiện động tác gập thân trên đột
ngột về trước để chạm ngực vào dây đích. Cách này được gọi là “đánh ngực”. Người ta
còn áp dụng cả phương pháp vừa gập thân trên vừa xoay để một bên vai chạm vào dây
đích. Sau khi chạm dây đích, để khỏi ngã, vận động viên cần đặt nhanh chân lăng xa về
phía trước để giữ thăng bằng.
Kỹ thuật chạm đích tốt giúp vận động viên chạm dây đích sớm hơn khi có hai hoặc
nhiều đối thủ ngang nhau muốn tranh thứ hạng nhất. Song, nếu không quen hoặc kỹ thuật
chưa thuần thục thì nên chạy qua đích với toàn bộ tốc độ mà không cần nghĩ tới việc thực
hiện động tác về đích.
III. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CHẠY NGẮN TRÊN CÁC CỰ LY KHÁC NHAU

- Chạy 100m: cự ly này đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại nên vận động viên phải xuất
phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để có được tốc độ cực đại
và cố gắng duy trì tới đích.
- Chạy 200m: khác với chạy 100m, vận động viên xuất phát và chạy ngay vào đường
vòng ở nửa đầu cự ly. Để thuận lợi khi xuất phát, bàn đạp xuất phát được bố trí ở mép
ngoài ô chạy theo hướng tiếp tuyến với đường vòng. Khi chạy trên đường vòng, vận động
viên cần nghiêng toàn bộ cơ thể vào phía trong để khắc phục lực ly tâm. Việc tăng độ
nghiêng thân về trái – vào trong cần thực hiện dần dần. Lúc này chân phải ở thời điểm
thẳng đứng gấp ở đầu gối ít hơn so với chân trái. Khi chạy trên đường vòng, tốt nhất nên
đặt chân gần với mép đường vòng và hơi xoay bàn chân về trái. Động tác đánh tay cũng
hơi khác so với khi chạy trên đường thẳng. Tay phải hướng vào trong nhiều hơn còn tay
trái hơi hướng ra ngoài. Lúc này trục vai hơi được xoay sang trái. Ở những mét cuối cùng
của đường vòng cần dần dần giảm độ nghiêng vào trong của cơ thể để chuẩn bị chạy ra
đường thẳng. Khi chạy 200m, nửa đầu cự ly nên chạy chậm hơn thành tích 100m tốt nhất
trên đường thẳng của mình khoảng 0.1 – 0.3 giây.
- Chạy 400m: Chạy 400m được thực hiện với cường độ tương đối nhỏ hơn so với chạy
100m và 200m. Độ nghiêng của cơ thể trên đường vòng cũng ít hơn; độ dài bước ngắn
hơn (khoảng 7 – 8 bàn chân).
Xuất phát trong chạy 400m cũng tương tự như trong chạy 200m. Sau khi đạt được tốc độ
cần thiết, vận động viên chuyển sang bước chạy thoải mái và cố gắng duy trì tốc độ đã đạt
được càng lâu càng tốt. Cần cố gắng vượt qua cự ly với nhịp điệu tương đối đều. Vận
động viên chạy 400m cần chạy 100m đầu tiên với thời gian chậm hơn 0.3 – 0.5 giây so
với thành tích 100m của mình; chạy 200m đầu tiên chậm hơn 1.3 – 1.8 giây so với thành
tích 200m của mình. Kỹ thuật chạy trong khoảng 300m đầu ít thay đổi. Ở 100m cuối
cùng do mệt mỏi, kỹ thuật bị thay đổi rõ rệt. Tần số bước chậm lại, độ dài bước cũng giảm
đi.
8


IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN

Chạy cự ly ngắn bao gồm: 60m, 100m, 200m, 400m. Kỹ thuật chạy cự ly ngắn thường
được tiến hành giảng dạy sau khi đã dạy kỹ thuật chạy cự ly trung bình và dài. Trình tự
các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành như sau:
1.Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của người học
thông qua các biện pháp chủ yếu sau:
- Giáo viên phân tích và làm mẫu kỹ thuật
- Cho xem phim, ảnh kỹ thuật (đúng và sai, toàn bộ và chi tiết động tác).
- Cho người học chạy lặp lại 30m – 50m, giáo viên nhận xét ưu nhược điểm của từng
người.
2. Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng thông qua các biện pháp sau:
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ (tăng dần cự ly, tần
số và độ dài bước chạy).
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính từ 60 – 70m.
- Tập đánh tay (đứng tại chỗ, tăng dần biên độ và tần số động tác).
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn (40 – 60m)..
3. Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy trên đường vòng với những biện pháp sau:
- Giáo viên phân tích và làm mẫu kỹ thuật.
- Chạy trên đường vòng có bán kính lớn (ô chạy thứ 5,6) sau đó thu hẹp dần (ô chạy thứ 3,
2, 1) với tốc độ khoảng 70 – 80% tốc độ tối đa.
- Chạy tăng tốc độ từ đường thẳng vào đường vòng (60 – 80m).
- Chạy tăng tốc độ từ đường vòng ra đường thẳng (60 – 80m).
- Chạy lặp lại 200m với tốc độ 70 – 80% tốc độ tối đa.
4. Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao thông qua các biện pháp sau:
- Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp.
- Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”.
- Tự xuất phát không có khẩu lệnh.
- Xuất phát thấp với tín hiệu chạy khác nhau (tiếng hô, súng phát lệnh, tiếng còi).
- Xuất phát thấp và chạy lao 30 – 40m.
5. Nhiệm vụ 5: Dạy chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng thông qua những biện
pháp sau:

- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính.
- Xuất phát thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính.
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn (50 – 60m).
- Chạy 60m xuất phát thấp.
6. Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp đầu đường vòng thông qua những biện pháp
sau: - Hướng dẫn cách đóng bàn đạp đầu đường vòng.
- Xuất phát và chạy lao 20 - 25m đầu đường vòng (vị trí xuất phát cự ly 200m, 400m).
- Chạy 200m xuất phát thấp.
7. Nhiệm vụ 7: Dạy kỹ thuật chạy về đích thông qua những biện pháp sau: - Giới thiệu
và làm mẫu kỹ thuật.
- Chạy chậm 6 – 10m làm động tác đánh đích.
- Chạy 50m làm động tác đánh đích.
9


8. Nhiệm vụ 8: Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly ngắn thông qua những biện pháp sau:
- Chạy 30m xuất phát thấp (lặp lại).
- Chạy 50m, 100m xuất phát thấp với toàn bộ kỹ thuật (từ 80 – 100% tốc độ tối đa).
- Chạy 100m, 200m, 400m với toàn bộ kỹ thuật.
- Thi đấu và kiểm tra ở cự ly chính.
3. NỘI DUNG 3
THCS 14 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
Phần 1. Nhận thức việc tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng
Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học
tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà, trọn vẹn cửa hệ
thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tổt nhất. Dạy học tích hợp là quá trình dạy học
mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thúc, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau
trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lục thục
hiện hoạt động cho người học; tạo ra mối liên kết giữa các môn học và tri thức, giúp học
sinh phát triển tư duy sáng tạo và tính tích cực học tập.

I. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
1. Dạy học tích hợp (DHTH):
Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đối phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm
vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào quá trình dạy học đề nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh (như các môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn... đưa các nội dung giáo dục vào
môn học...).
DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trung vào
năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức. Thực hiện một năng lực là biết sử dựng
các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa. Thay vì việc dạy một sổ
lớn kiến thức cho học sinh, người giáo viên trước hết hãy xem xét xem học sinh có thể
vận dựng các kiến thức đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng hạn như: thay vì
nhắc lại những lời mẫu nói lễ phép trong dạy học đạo đức, hãy xem xét học sinh có khả
năng lựa chọn một mẫu lời nói lễ phép trong tình huống cho trước và biết sử dụng mẫu
đó một cách đúng đắn; hoặc thay vì học một lượng kiến thức liên quan đến môi trường
(trong môn Sinh học, Địa lí...), học sinh có khả năng hành động đề bảo vệ môi trường
xung quanh mình...
DHTH đuợc hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học
tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần
thiết cho học sinh, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho học
sinh bước vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phối hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của
nhà trường.
Cần thiết phải đưa vào phương pháp dạy học tích cực
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với
tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng, chính vì thế việc giảng dạy các môn khoa học
trong nhà trường phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các
10



khoa học như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học
đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trưởng lại có giới hạn, do đó
phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp.
Nếu trong nhà trưởng phổ thông, học sinh quen tiếp cận các khái niệm một cách
rời rạc, học sinh có nguy cơ sau này tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Những chương
trình nghiên cứu quốc tế đã cho thấy hiện tưởng "mù chữ chức năng", đó là trường hợp
những ngưởi đã lĩnh hội được kiến thức trường tiểu học nhưng không có khả năng sử
dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày; Họ có thể đọc được một văn bản,
nhưng không thể hiểu ý nghĩa của nó; có thể biết làm tính cộng, nhưng khi có một vấn
đề của cuộc sống hằng ngày đặt ra cho họ thì họ không biết phải làm tính cộng hay tính
trừ... Điều này đặt ra một đòi hỏi: cần phải dạy học trong sự tích hợp để đào tạo những
con ngưởi đáp ứng được yêu cầu luôn luôn biến động của thực tiễn.
Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kĩ thuật, nguồn
thông tin hàng ngày đổi mới và gia tăng, mọi kiến thức được học trong nhà trưởng có
thể trở nên cũ đi, trong đó học sinh lại có thể tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiều
kênh khác nhau ngoài nhà trưởng (đài, báo, đặc biệt là internet). Để việc học ở nhà
trưởng vẫn tiếp tục là có ý nghĩa đổi với học sinh, việc dạy học cần đuợc đổi mới, không
chỉ là dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là học kiến thức khoa học
của một môn mà cần dạy trong sự tích hợp với nhiều môn học khác nhau... Hiện nay,
nhiều môn học đã được đưa vào nhà trưởng phổ thông, các môn học đó đã có xu hướng
phải liên kết với nhau. Điều này thể hiện quá trình mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh .
Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa
vào nhà trưởng cho dù những tri thức này rất cần thiết, vì vậy, việc dạy học tích hợp các
môn học, các nội dung giáo dục trong nhà trưởng là giải pháp quan trọng.
2. Các yêu cầu của kế hoạch dạy học tích hợp:
Các yêu cầu cơ bản đối với một kế hoạch bài học
- Cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể các phuơng pháp dạy học đa dạng
và nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những phuơng pháp dạy học, mềm dẻo
về mức độ chi tiết đề có thể thích ứng đuợc với cả những giáo viên đã dày dặn kinh
nghiệm lẫn những giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo sinh thực tập sư phạm. Đồng thời

làm nổi bật hoạt động của học sinh như là thành phần cốt yếu.
- Bài soạn phải nêu đuợc các mục tiêu của tiết học. Giáo viên cần phải xác định
chính xác trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài dạy, trên cơ sở đó có phương pháp dạy
phối hợp. Thông qua phương pháp dạy, cách hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo có thể rèn
luyện bồi dưỡng phát triển tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh. Mục đích yêu
cầu sẽ chỉ đạo toàn bộ nội dung kế hoạch thực tiễn bài dạy và chính nội dung bài dạy
quy định mục đích yêu cầu. chính vì vậy việc xác định mục đích yêu cầu là vấn đề hết
sức quan trọng đòi hỏi sự dày công, ý thức trách nhiệm cao khi sọan bài.
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học, bài soạn phải làm nổi bật
các vấn đề sau: Sự phát triển logic từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ phần kiến
thức này đến phần kiến thức khác. Giảng dạy phỏi hợp với quy luật nhận thức, dẫn giải,
suy luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống. Làm rõ sự phát
triển tất yếu từ kiến thức này đến kiến thức khác. Cụ thể là đảm bảo mối liên hệ logic
11


giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các phân
hệ gắn bó chãt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn.
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò
trong cả tiết học: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học. Từ chỗ giáo viên
nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thức đến cho truyền thụ cho
được kiến thức đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng được đòi hỏi ở ngưởi thầy
sự động não, sự dày công thực sự. Muốn như vậy thầy giáo phải lựa chọn được phuơng
pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong bài soạn phải nêu được một cách cụ thể
công việc của thầy và trò trong tiết học cụ thể. Xác định đồ dùng dạy học và phương
pháp sử dụng chúng.
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội
dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi
đúng đắn.
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học

tập cũng như trong thực tiển cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông
qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực.
II. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
1. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể
mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình
huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập
tiếp theo.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp
chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình
huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha
mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những
phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học
trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giã các môn
học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có
như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức
đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
2. Phương pháp
12



Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài
dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ
phận, toàn phần, ... từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy, chúng ta cần chú ý đến ba hình
thức tích hợp sau:
+ Tích hợp ngang.
+ Tích hợp dọc.
+ Tích hợp liên môn.
3.Nội dung cơ bản của dạy học tích hợp.
- Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và
các hoạt động giáo dục.
- Nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích hợp giáo dục đạo đức,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống tham
nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục về dân
số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ
quyền biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
- Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, nội dung để lựa chọn mức độ tích hợp:
+ Mức độ tích hợp từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức
(mức độ hạn chế);
+ Tích hợp bộ phận, chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục
(mức độ trung bình);
+ Đến tích hợp toàn phần, cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục
(mức độ cao).
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề
nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Từ việc hiểu biết được những kiến thức của việc lập kế hoạch dạy học tích hợp đối
với hoạt động dạy và học hiện nay, bản thân cũng tự xây dựng cho mình một kế hoạch dạy
học cho bộ môn Thể Dục mình đang trực tiếp giảng dạy.
Dưới đây là kế hoạch tích hợp bài "Đội hình đội ngũ- Bài Thể dục"

- Môn Toán: "Biết tính để giản đội hình"
- Môn âm nhạc: "Ai yêu Bác Hồ hơn thiếu niên nhi đồng"
THCS 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Dạy học tích cực
Giáo viên cần phải nắm được các thông tin sau : Thế nào là phương pháp dạy học
tích cực và những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực.
- Dạy học tích cực là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học này đang được chú ý nhằm đổi
mới phương pháp dạy học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy
học ở nhà trường phổ thông.
- Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực đó là:
13


+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
+ Dạy học chú trọng vào rèn luyện phương pháp tự học cho người học
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Như vậy, với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn
thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các
hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động
đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Ở nội dung này cung cấp cho giáo viên một số phương pháp dạy học tích cực, đó là:
- Phương pháp dạy học gợi mở, vấn đáp;
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ; phương pháp dạy học trực quan;
- Phương pháp dạy học “Luyện tập và thực hành”;
- Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
Ở mỗi phương pháp đều nêu rõ bản chất của phương pháp, quy trình thực hiện, những ưu

điểm, hạn chế của mỗi phương pháp và những lưu ý khi sử dụng từng phương pháp.
3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Nội dung này chỉ ra những vận dụng cụ thể việc sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn.
Cá nhân tôi, với đặc trưng bộ môn giảng dạy là Thể Dục , trong quá trình vận dụng
những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, tôi đặc biệt chú ý sử dụng 4 phương
pháp là: dạy học gợi mở - vấn đáp, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm và
dạy học trực quan. Cá nhân tôi nhận thấy, việc kết hợp sử dụng hợp lý các phương pháp
dạy học tích cực trên tạo hiệu quả bài dạy cao, học sinh hứng thú, tích cực học tập, không
khí lớp học cũng đỡ nhàm chán và chất lượng học tập của học sinh được cải thiện đáng
kể, nhất là với những bộ môn học sinh thường ngại học như môn Thể Dục. Tùy theo mức
độ của đối tượng qua tìm hiểu tôi áp dụng các phương pháp truyền đạt khác nhau cho phù
hợp với tình hình học tập, khả năng tiếp thu của mỗi lớp.
THCS 20 - SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học
a. Một số vai trò của thiết bị dạy và học
- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn
và kích thích được hứng thú học tập của HS.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.
14


b. Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả.
- Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi
trường sống.
- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được

thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng
và các phương tiện tương tự.
- Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau.
- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ
động vào quá trình học tập.
c. Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ
sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:
- Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;
- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;
- Kích thước, màu sắc phù hợp;
- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;
- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.
2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DANH MỤC
Thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - môn Thể dục
(Kèm theo Thông tư số

Số
T
T

Mã thiết
bị

/2009/TT-BGDĐT ngày
dục và Đào tạo)


Tên thiết bị

I. TRANH ẢNH
1 CSTD100 Động tác bật nhảy
1
gồm:
a. Nhảy bước bộ
trên không.

/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo

Mô tả chi tiết

Kích thước (790x540)mm
dung sai 10mm, in offset 4
màu trên giấy couché có định
lượng 200g/m2, cán láng
15

Gh
Dùng
i
cho lớp ch
ú
6,7


Số
T
T


Mã thiết
bị

Tên thiết bị
b. Chạy đà chính
diện giậm nhảy
co chân qua xà.
c. Chạy đà chính
diện giậm nhảy
chân lăng duỗi
thẳng qua xà.

2

3
II.
4
5
6
7
8
9

Mô tả chi tiết

Gh
Dùng
i
cho lớp ch

ú

OPP mờ.

Kích thước (790x540)mm
Nhảy xa kiểu ngồi
dung sai 10mm, in offset 4
CSTD100 (Bước đà cuối màu trên giấy couché có định 8, 9
2
giậm nhảy - trên
lượng 200g/m2, cán láng
không - tiếp đất)
OPP mờ.
Nhảy cao kiểu
Kích thước (790x540)mm
bước qua (bước
dung sai 10mm, in offset 4
CSTD100
đà cuối - giậm
màu trên giấy couché có định 8,9
3
nhảy - trên không lượng 200g/m2, cán láng
- tiếp đất)
OPP mờ.
DỤNG CỤ
Loại điện tử hiện số, 2 LAP
CSTD200 Đồng hồ bấm
trở lên, độ chính xác 0,001 7,8,9
4
giây

giây, không bị ngấm nước.
CSTD200
6,7,8,
Còi TDTT
Loại thông dụng
5
9
Dây không dãn, dài tối thiểu
CSTD200
10000mm có hộp bảo vệ, có
Thước dây
7,8,9
6
tay quay thu và kéo thước,
chất lượng tốt.
CSTD200
Bàn đạp sắt (Theo tiêu
Bàn đạp xuất phát
8,9
7
chuẩn của Tổng cục TDTT)
Loại thông dụng theo tiêu
CSTD200
Xà nhảy cao
chuẩn Tổng cục TDTT. (có 8,9
8
thể thay thế bằng xà trúc).
CSTD200 Đệm nhảy cao
Bằng mút chuyên dụng 8,9
9

chống chấn thương, dày từ
250 – 300mm, kích thước
(1600x2400)mm, vỏ bọc
ngoài bằng bạt nilon không
ngấm nước, có quai cầm, có
thể gắn vào nhau khi cần
16


Số
T
T

10
11

12

13
14

15

16
17
18

19
20
21

22

Mã thiết
bị

Tên thiết bị

Mô tả chi tiết

(mỗi bộ 02 tấm)
Bằng sợi tổng hợp, có tay
CSTD201
Dây nhảy ngắn
cầm, độ dài khoảng
0
2.500mm.
CSTD201
Bằng sợi tổng hợp, độ dài
Dây nhảy dài
1
tối thiểu 5.000m.
Bằng cao su tổng hợp chống
chấn thương, dày từ 25CSTD201
30mm, kích thước
Đệm bật xa
2
(1000x1000)mm, có răng
cưa để gắn các tấm vào
nhau, không ngấm nước.
CSTD201

Theo tiêu chuẩn của Tổng cục
Quả cầu đá
3
TDTT
CSTD201
Theo tiêu chuẩn của Tổng cục
Lưới cầu đá
4
TDTT
Cột bằng sắt, có chân đế
vững, có thể dịch chuyển độ
CSTD201
Bộ cột đa năng
cao (01 bộ cột có 02 chiếc ),
5
dùng cho nhảy cao, đá cầu,
cầu lông.
Bằng vải màu đỏ, xanh, vàng ,
CSTD201 Cờ nhỏ-đồng
kích thước (30x20)mm, cán dài
6
màu
450mm.
CSTD201
Theo tiêu chuẩn của Tổng
Lưới bóng chuyền
7
cục TDTT
Bằng cao su mềm, chu vi
CSTD201

Bóng ném
190mm, nặng 150g, theo tiêu
8
chuẩn của Tổng cục TDTT.
Kích
thước
CSTD201 Lưới chắn ném
(5000x10000)mm, mắt lưới
9
bóng
0,02m, dây căng lưới dài tối
thiểu 25 m (loại dây 2 lõi).
CSTD202
Bóng số 3, theo tiêu chuẩn
Bóng chuyền
0
của Tổng cục TDTT.
CSTD202
Bóng số 4, theo tiêu chuẩn
Bóng đá
1
của Tổng cục TDTT.
CSTD202
Mẫu và kích thước theo tiêu
Cột bóng chuyền
2
chuẩn của Tổng cục TDTT.
17

Gh

Dùng
i
cho lớp ch
ú
6,7,8,
9
6,7,8,
9

6,7

6,7,8,
9
7,8,9

7,8,9

6,7,8,
9
7, 8,
9
6,7,8,
9
7,8, 9
6,7,8,
9
6,7,8,
9
7,8,9



Số
T
T

Mã thiết
bị

23

CSTD202
Đệm bật cao
3

Tên thiết bị

Mô tả chi tiết
Bằng cao su tổng hợp, độ
dày 100mm theo tiêu chuẩn
của Tổng cục TDTT.

Gh
Dùng
i
cho lớp ch
ú
6

3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với
thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

a. Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò
tối ưu của nó
- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành,có tinh thần hợp tác.
-Đồ dùng trực quan có nhiều loại,đồ dùng trực quan hiện vật,đồ dùng trực quan tạo
hình,đồ dùng trực quan quy ước...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực
quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt
được hiệu quả bài dạy.
- Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những
câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên
phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích,
hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết
phân tích suy luận vấn đề.
-Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm
dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến
năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,không
làm loãng trọng tâm bài dạy.
-Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý,tổ chức dạy học hợp lý
nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học.
b. Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học
- Để có một tiết dạy thành công,người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài
dạy.Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì ,sử dụng phương
pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào,ước lượng thời
gian tổ chức dạy học.
- Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học(bám sát chuẩn
kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị,chuẩn bị thiết bị, hoặc tự chuẩn
bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy.

18



- Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư
liệu(video,hình ảnh,bản đồ..),cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn
giản,nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy.Nội dung bài giảng điện tử
cần cô đọng, súc tích(1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ),những nội dung
học sinh ghi bài cần có quy ước(có thể dùng khung hoặc màu nền),phối hợp giữa phông
nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu
trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài.
Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực
hành,đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dể quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác
dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được.
c. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
* Đối với giáo viên:
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy – học vào
đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Nâng cao hiệu quả cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh.
* Đối với học sinh:
- Tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
- Trong các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy hoc, ứng dụng CNTT học sinh học sôi nổi,
hứng thú hơn.
- Đa số học sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc sâu được kiến
thức.
* Bài học kinh nghiệm:
- Qua thực hiện, bản thân tôi có 1 số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị
vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, và phối
hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
+ Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy
học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội

dung và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp
bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
+ Đối với các giờ thực hành, luyện tập, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học
hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành. Tránh tình trạng
chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý.
THCS 23 - KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Vai trò của kiểm tra đánh giá
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách để nâng cao chất
lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới một cách đồng bộ từ
đổi mới nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh giá kết
19


quả dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quản dạy học có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao
chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy,
hoạt động học và quản lí giáo dục. Nếu kết quả đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về
chất lượng đào tạo, gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới
kiểm tra đánh giá là nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và xã hội ngày nay. Kiểm tra
đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin hăng say, nâng
cao năng lực sáng tạo trong học tập.
2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận.
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Phương pháp kiểm tra vấn đáp.
- Phương pháp quan sát.
3. Thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Mọi phương pháp kiểm tra, đánh giá đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không
có phương pháp nào là tối ưu hay hạn chế nhất, cần phải lựa chọn các phương pháp cho
phù hợp với mục tiêu đánh giá.
Khi lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá cần lưu ý:

Phương pháp đánh giá phải phù hợp với quan niệm về đầu ra. Ví dụ: đòi hỏi người
học nắm vững hệ thống tri thức hay khả năng vận dụng tri thức, hay hình thành ở người
học tính sáng tạo.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo giá trị và tin cậy: Giá trị liên quan
đến tính hợp lí của các kết luận, bài kiểm tra hay công cụ nào đó đo được đúng cái cần
đo. Độ0 tin cậy thể hiện mức độ ổn định, nhất quán của kết quả đánh giá.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá phải loại trừ được những sai sót trong đánh giá.
Những nguồn sai sót trong đánh giá như: từ phía học sinh (sức khoẻ, tâm trạng, may
mắn...); từ phía chủ quan của ngựời đánh giá (nếu là bài tự luận: ảnh hưởng nhiều); từ
yếu tổ bên ngoài (bài kiểm tra, hướng dẫn là bài, điều kiện tiến hành làm bài).
Người viết thu hoạch

Nguyễn Văn Hải

20



×