Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài báo nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.43 KB, 3 trang )

Họ và tên : Phùng Trung Hiếu
Lớp K62 Báo chí
Mã SV : 17030039

Thực trạng đáng báo động về tình dục học đường và tỉ lệ
nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay
    Có

thể thấy một sự thực là chúng ta đang sống trong một nền văn hóa tràn ngập
các chủ đề về tình dục, từ câu chuyện ngoài quán cà phê, những chương trình
truyền hình, trong gia đình, trên mạng xã hội…
Theo các nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ngày càng
tăng; tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm, có những trường hợp sau khi
bị phát tán hình ảnh hay clip trên mạng đã gặp sang chấn tâm lý dẫn tới hành vi tự
tử.
Tình dục ở tuổi vị thành niên là một vấn đề đáng báo động và nan giải ở Việt
Nam hiện nay, việc quan hệ sớm tạo nên những hệ lụy khôn lường ảnh hưởng đến
bản thân, gia đình, bạn bè và toàn xã hội. Tiếc rằng, nó lại đang quá phổ biến ở
Việt Nam, đặc biệt là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Điều đó được thấy
rõ qua những minh chứng cụ thể. Vậy tại sao thực trạng ấy lại đáng báo động, lí do
gì khiến nó trở thành mối quan tâm là gì ?
Việc quan hệ sớm ở tuổi vị thành niên xuất phát từ nhiều lí do, từ khách quan
đến chủ quan.
Tuổi vị thành niên thường có tâm lý muốn khẳng định mình. Các bạn tuổi
thành niên ở này thường có xu hướng muốn khẳng định bản thân, thích tập tành và
thử nghiệm những hành vi mới, có những bạn có biểu hiện hút thuốc, uống rượu
hay có những em lại dùng tình yêu để khẳng định mình hoặc thích làm những điều
lố bịch khác các bạn cùng lứa tuổi nhằm khẳng định mình. Và từ đó tình dục cũng
không là một ngoại lệ.
Ở tuổi vị thành niên khi yêu, họ thường muốn thể hiện tình cảm với đối
phương, muốn đối phương tin tưởng yêu thương mình. Vì thế họ sẵn sàng làm


những gì đối phương muốn để khẳng định lòng tin, đó cũng là một lí do dẫn đến
quan hệ tình dục sớm ở trẻ vị thành niên
Về phía nhà trường không chú trọng vào việc này vào giảng dạy vì lý do sinh
lý hay vì tò mò do lứa tuổi nhưng không người giải thích thấu đáo về việc này nên


nảy sinh không biếc baonhiêu hệ luỵ không đáng có mà chúng ta có thể phòng
ngừa từ được.
Về phía gia đình: còn rất nhiều gia đình mang tư tưởng Đông phương và thiếu
kiến thức về giới tính và ngại nói về việc này với con em mình nên nhiều em đã
tìm hiều trang các trang mạng không chính thống và dẫn đến các việc như trên.
Theo nghiên cứu của ông Trần Thành Nam (Tiến sĩ Tâm lý học trẻ em và vị
thành niên - ĐHQGHN) xung quanh vấn đề này. Ông cho rằng :
Theo những số liệu nghiên cứu của tôi và đồng nghiệp, chọn mẫu tại một số
trường ở nội và ngoại thành Hà Nội, đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh đã từng
quan hệ tình dục; tính đến hết lớp 12 thì con số là 39%.
Trong số học sinh THPT thừa nhận từng có quan hệ tình dục thì có đến
29.5% các em nam cho biết không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất;
và chỉ có 8% các em học sinh nữ nói rằng mình có sử dụng ít nhất một hình thức
“phòng tránh thai” nào đó (bao gồm nhiều hình thức không khoa học như uống
nước chanh; quan hệ đứng và vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ bằng chanh).
Đáng nói, khoảng 10% học sinh THPT báo cáo đã từng quan hệ với từ 3
người trở lên, khoảng 15% các em có sử dụng các chất kích thích (gồm cả rượu,
các dạng ma túy) trong lần quan hệ gần nhất (cụ thể là trong các hoạt động sự kiện
chung của lớp, của trường).
Những số liệu điều tra khác cho biết có khoảng 20% học sinh THPT đã từng
trải nghiệm bị quấy rối tình dục học đường nhưng 80% trong số đó xác định rằng
đó chỉ là hành vi tán tỉnh hoặc chọc ghẹo. Cũng có khoảng 25% học sinh báo cáo
mình đã từng bị bắt nạt, quấy rối qua email, điện thoại, gửi ảnh chế sexy, liên tục
nhắn tin hẹn hò, dọa dẫm sẽ phá hủy mối quan hệ với người yêu…

Với những cặp yêu nhau ở lứa tuổi này, 1/3 các bạn nữ báo cáo rằng các em đã
từng bị người yêu gây áp lực gửi ảnh khỏa thân; bán khỏa thân hay chụp cận cảnh
các bộ phận nhạy cảm như một cách thức chứng minh tình yêu.
Qua những số liệu từ việc tiếp cận xã hội học và tâm lý học, chúng ta đã thấy
rõ được ràng đây là một vấn nạn đáng báo động, cần phải có biên pháp cụ thể
nhằm giảm thiểu được thực trạng trên.
Để hạn chế được tình trạng này, gia đình, nhà trường và xã hội trước tiên cần
phải thay đổi với những suy nghĩ sai lầm của bản thân về việc giáo dục giới tính,
tình dục cho các em. Cần đấu tranh với suy nghĩ nói về vấn đề này là vẽ đường cho
hươu chạy, là người lớn có quan điểm thoáng và
cho phép vấn đề này. Những
suy nghĩ kiểu thế hệ trước có giáo dục chúng ta đâu mà chúng ta vẫn ổn cũng cần
phải được thay thế.


Thứ đến, chúng ta cần phải ý thức việc giáo dục về tình bạn – tình yêu – tình dục
trước hết thuộc về gia đình và nhà trường với sự chung tay của cộng đồng xã hội.
Không cần quá lo lắng về việc chúng ta không phải là chuyên gia. Chính thái độ
quan tâm, tin tưởng và định hướng giá trị của gia đình và nhà trường sẽ là những
“bộ thắng” cho trẻ mỗi khi dự định đi quá đà.
Cũng cần ý thức rằng, việc giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục ở gia đình và
nhà trường hiện nay nếu có cũng chỉ là nói cho có, nói cho qua. Các em cần chúng
ta nói cho ra chứ không phải nói cho qua vấn đề.
Bản thân của mỗi trẻ vị thành niên cũng phải biết suy nghĩ thấu đáo, chính chắn
tìm hiểu kĩ càng, nhận biết được hậu quả sau hành vi của mình, thường xuyên tham
gia các khóa học về sức khỏe sinh sản, về giới tính. Từ đó để có một cái nhìn
trưởng thành hơn, hiểu được hệ lụy, hậu quả sinh ra từ hành vi của mình để có cách
ứng xử phù hợp.

       

     

    



×