Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 8 bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.67 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 8
Bài 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
1/ Kiến thức:
- Nêu được các tác dụng để chứng minh cơ chế tự điều hòa trong hoạt động tiết của các
tuyến nội tiết
- Bằng dẫn chứng nêu rõ được sự phối hợp hoạt động nội tiết để giữ vũng tính ổn định của
môi trường trong.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích hình
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm
- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh để thấy được sự phối hợp
hoạt động của các tuyến nội tiết.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
3/ Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn sức khẻo
II/ Phương pháp:
- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Thảo luận nhóm
III/ Chuẩn bị:
- Gv: Tranh phóng to hình 59.1 → 59.3 SGK
- HS: Xem trước nội dung bài

TaiLieu.VN

Page 1




IV/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Trình bày chức năng của tinh hoàn và hoocmôn sinh dục nam? Nêu các dấu hiệu xuất
hiện tuổi dậy thì ở nam ? Dấu hiệu nào là quan trọng ?Vì sao?
(?) Trình bày chức năng của buồng trứng và hoocmôn sinh dục nữ? Nêu các dấu hiệu
xuất hiện tuổi dậy thì ở nữ ? Dấu hiệu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
3/ Các hoạt động dạy học
a/ Khám phá:
Gv: Cũng như hệ thần kinh, trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hoà để đảm
bảo lượng hoocmôn tiết ra vưà đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự
rối loạn trong hoạt động nội tiết và cơ thể sẽ lâm vào tình trạng bệnh lý → Bài hôm nay sẽ tìm
hiểu sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
T gian

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Trình bày quá trình điều hòa và phối hợp
17’

hoạt động của một số tuyến nội tiết
I/ Điều hòa hoạt đông của các tuyến
nội tiết
- Gv: Yêu cầu học sinh : Kể tên các
tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các - HS: Liệt kê được các tuyến nội tiết :
hoocmôn tuyến yến?

Tuyến sinh dục , tuyến giáp , tuyến trên
thận
- 1 – 2 học sinh phát biểu , lớp nhận xét
bổ sung .

- Gv: Tổng kết lại kiến thức. Yêu cầu
học sinh rút ra kết luận về vai trò tuyến
yên đối với hoạt động của các tuyến nội - HS: Tự rút ra kết luận
tiết .

- Tuyến yên tiết hoocmôn điều khiển sự
hoạt động của các tuyến nội tiết .

TaiLieu.VN

Page 2


- Hoạt động của tuyến yên tăng cường
hay kìm hãm chiụ sự chi phối của các
hoócmôn do các tuyến nội tiết tiết ra →
- Gv: yêu cầu học sinh nghiên cứu thông Đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết
tin, quan sát hình 59.1 và 59.2 → trình nhờ thông tin ngược
bày sự điều hoà hoạt động của :
+ Tuyến giáp

- HS: Tự thu thập thông tin, quan sát kỹ
hình 59.1 , 59.2 Thảo luận trong nhóm
- Gv: Cần nhấn mạnh: Hoạt đông của các thống nhất ý kiến → ghi ra nháp sự điều
hoà hoạt động của các tuyến nội tiết.

tuyến là tăng cường hoặc kìm hãm
+ Tuyến trên thận

Tuyến yên tiết hoocmon TSH (kích tố
tuyến giáp) làm cho tuyến giáp tiết
hoocmôn Tirôxin, sau đó hoocmôn
Tirôxin sẽ kìm hãm lại hoocmôn TH.
- Gv: Gọi học sinh lên trình bày trên - HS: Đại diện nhóm lần lượt trình bày
trên hình 59.1 và 59.2, các nhóm khác bổ
tranh.
sung .
- GV hoàn chỉnh kiến thức

16’

Hoạt động 2: Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết
để giữ vững tính ổn định của môi trường trong .
II/ Sự phối hợp hoạt động của các tuyến
nội tiết
- Gv: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
(?) Lượng đường trong máu tương đối
ổn định do đâu?
- HS: Học sinh có thể vận dụng kiến thức
- Gv: Có thể cho hs giải thích nguyên chức năng của hoocmôn tuyến tụy để
trình bày
nhân của bệnh tiểu đường.

TaiLieu.VN

Page 3



- Gv: Đưa thông tin: Trong thực tế khi - HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến
lượng đường trong máu giảm mạnh → thức
nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt
động → Tăng đường huyết
- Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông
tin, quan sát hình 59.3 → trình bày sự
phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
khi đường huyết giảm?

-HS: Cá nhân làm việc độc lập với SGK
- Gv: Yêu cầu nêu được sự phối hợp của: → ghi nhớ thông tin .
+ Glucagôn ( tuyến tụy )
+ Cooctizôn ( vỏ tuyến trên thận )

- HS: Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến →
- Gv: Phân tích thêm: Lượng đường ghi ra nháp .
trong máu ở người luôn luôn ổn định là:
0,12%, sau bữa ăn lượng đường trong
máu tăng lên cao, kích thích các tế bào ở
tụy tiết ra insulin. Hoomôn này có tác
dụng chuyển glucôzơ thành glicôzen dự
trữ trong gan và cơ.
- Khi tỉ lệ đường trong máu giảm so với
bình thường kích thích các tế bào tiết ra
glucagôn biến glicôzen thành glucôzơ, - HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến
thức
nâng tỉ lệ đường trở lại bình thường.
- Gv: Ngoài ra:

+ Adênalin
+ Noadrênalin của phần tủy tuyến góp
phần cùng Glucagon làm tăng đường
huyết
(?) Sự phối hoạt động của các tuyến nội

TaiLieu.VN

Page 4


tiết giữ vai trò như thế nào ?
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:

5’

- Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự
phối hợp hoạt động → đảm bảo các quá
trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình
thường

Hoạt động 3: Củng cố và tóm tắt bài
- Hãy kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên?
- Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến nội tiết?
- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết giữ vai trò như thế nào đối với cơ
thể?
- Lượng đường trong máu giữ được tương đối ổn định là do đâu?
- Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?

1’


Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc bài, trả 1, 2 trang 186
- Xem trước nội dung bài 60: Cơ quan sinh dục nam

TaiLieu.VN

Page 5



×