Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Sử dụng phương pháp cặp nhóm trong giảng dạy tiếng anh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM

Tên sáng kiến :
“Sử dụng phương pháp cặp - nhóm trong
giảng dạy Tiếng anh 10”
Tác giả sáng kiến : PHẠM THỊ PHƯƠNG
Mã sáng kiến : 09.61.02

Năm học: 2017-2018


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Lời giới thiệu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, đất nước chúng ta nói chung và Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đang
trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với mục đích phát triển toàn
diện về mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó giáo dục là một trong
những lĩnh vực trọng tâm được sự quan tâm lớn từ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về
phương pháp sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là phương pháp giảng dạy ở các cấp
học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT), nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục. Trước đây, phương pháp giảng dạy chủ yếu là truyền thụ một
chiều, giáo viên đọc và học sinh chép, vì thế phương pháp giảng dạy này không rèn
luyện nếp tư duy sáng tạo, chủ động của người học. Tuy nhiên, ngày nay nhờ có sự


phát triển của khoa học công nghệ và sự hòa nhập với các nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới, chúng ta đã và đang từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.
Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không, phụ thuộc rất
nhiều vào người giáo viên - những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới
phương pháp giảng dạy trong từng tiết học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp
dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có
thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ
trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
Một lý do quan trọng khác đó là học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo có
nhận thức kém hơn so với các bạn trường khác, vì thế nếu giáo viên lên lớp chỉ đọc
cho học sinh ghi chép nội dung bài học dài lê thê thì các em sẽ rất chán và sẽ không
nhớ hết được nội dung bài học. Vì vậy, trong mỗi tiết học tôi luôn phải cố gắng đổi


mới phương pháp giảng dạy giúp nội dung bài học sinh động đồng thời nhằm khơi
dậy sự thích thú của học sinh, giúp các em ghi nhớ nội dung bài học dễ dàng hơn.
Với bản thân tôi, ngoài những hình thức tổ chức lớp học tích cực mà tôi tiếp
thu được từ các buổi tập huấn, các tiết thao giảng và bản thân trải nghiệm trong quá
trình giảng dạy, học hỏi, tham khảo đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc sử dụng các
hoạt động cặp – nhóm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, giáo viên có thể khơi
dậy và khai thác khả năng học tập tích cực chủ động ở học sinh, học sinh tự bộc lộ
mình, tự học tập lẫn nhau, tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua cách làm việc
chung cặp hoặc nhóm. Từ đó, học sinh có thể cảm thấy hứng thú với môn Tiếng
Anh, có thể tự cảm nhận được tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên sinh động, và
cảm giác như được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp.
Để truyền thụ kiến thức cho học sinh có hiệu quả , gây được hứng thú học
tập của học sinh, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức,
tất cả đều phụ thuộc vào phương pháp dạy của người thầy. Từ những thực tế trên,

tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp cặp – nhóm
trong giảng dạy Tiếng anh 10 tại trường THPT Trần Hưng Đạo.
1.2. Mục đích của đề tài:
Là một giáo viên ngoại ngữ, tôi hiểu rất rõ vai trò của việc học ngoại ngữ trong
giai đoạn hiện nay, học Tiếng anh không phải để làm được các bài tập thuộc các kĩ
năng như đọc, viết mà quan trọng phải giao tiếp được bằng Tiếng anh. Chúng ta
đều biết rằng Tiếng Anh đã trở thành một công cụ giao tiếp cần thiết trong cuộc
sống hàng ngày giúp cho con người trên toàn thế giới có thể chia sẻ trao đổi công
việc. Các ứng cử viên xin việc không chỉ cạnh tranh với ứng cử viên trong nước mà
còn phải thi đấu với các ứng viên sáng giá nước ngoài, vì vậy, nếu các ứng cử viên
xin việc mà không có kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ - Tiếng Anh thì sẽ không
bao giờ có cơ hội vào làm việc tại những vị trí công ty mà mình mong muốn. Tuy
nhiên, đại đa số học sinh ở trường tôi đều cảm thấy chán nản trong giờ học Tiếng
Anh, vì thế, qua đề tài này, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sử dụng
phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đặc biệt là học sinh


lớp 10 tạo cho học sinh có hứng thú trong giờ học ngoại ngữ, nhằm nâng cao kĩ
năng giao tiếp cho các em. Quan trọng hơn nữa là, giúp các em học sinh sau khi
học Tiếng anh ba năm ở trường có khả năng xin vào làm việc tại các công ty nước
ngoài với khả năng giao tiếp bằng Tiếng anh của chính mình.
2. Tên sáng kiến:
“Sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy Tiếng Anh 10”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thị Phương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Thị Trấn
Hợp Hòa – Tam Dương – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0168 9945 709
- E - mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Phương

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong chương trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh
lớp 10.
- Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 10A4, 10A6 trường THPT
Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học
2017 – 2018.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 -2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
PHẦN I. PHẦN NỘI DUNG
I.

Khái niệm dạy học theo cặp – nhóm:

- Theo A.T.Franscisco (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo
phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong
học tập.”
- Dạy học theo cặp là hoạt động học tập trong đó giáo viên chia lớp thành các cặp,
có thể hai học sinh ngồi cùng một bàn là một cặp, hoặc cho học sinh tự cặp ngẫu
nhiên với bạn của mình. Mỗi học sinh làm việc với bạn của mình, và tất cả các cặp
làm việc đồng thời cùng lúc về chủ đề mà giáo viên yêu cầu.


– Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo nhóm
nhỏ có thể là 3, 4 hoặc 5 người làm một nhóm. Trong mỗi nhóm nhỏ, có đủ thành
phần khác nhau về trình độ và thường bầu ra trưởng nhóm để đôn đốc quá trình
thảo luận nhóm của nhóm mình.
- Vậy dạy học theo cặp – nhóm là phương pháp dạy học trong đó giáo viên chia lớp
thành cặp hoặc nhóm cùng thảo luận trao đổi nghiên cứu về một chủ đề nhỏ nào đó
của bài học. Qua hoạt động này, học sinh không thể ỉ lại chờ thầy cô bạn bè đọc cho
chép bài, mà chính họ phải tự chủ động học hỏi tìm hiểu để lĩnh hội được nội dung
kiến thức bài học.

II. Đặc điểm của dạy học theo cặp – nhóm:
- Giờ học vẫn được tiến hành tại lớp học như bình thường, việc phân chia cặp nhóm
chủ yếu là do giáo viên dựa vào vị trí ngồi của học sinh hoặc dựa vào tâm lý, trình
độ nhận thức của học sinh, và quan trọng là phải dựa vào nhiệm vụ học tập mà học
sinh cần giải quyết để cho nhóm sao cho phù hợp. Thỉnh thoảng cũng có thể cho
học sinh tự lựa chọn cặp nhóm của mình đối với nhiệm vụ về nhà.
- Trong mỗi nhóm phải bầu ra nhóm trưởng – người chịu trách nhiệm quản lý đôn
đốc hoạt động của nhóm mình; phải phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành
viên nhằm giúp các thành viên trong nhóm phải tích cực, trực tiếp trao đổi giải
quyết vấn đề của nhóm mình.
- Giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể cho học
sinh, chứ không phải là người tìm và giải thích tất cả kiến thức nội dung bài học
cho học sinh.
- Trong phương pháp này, học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình qua phần
trình bày thuyết trình, nhằm giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong
cuộc sống thực tiễn.
III. Ưu và nhược điểm của dạy học theo cặp – nhóm:
1. Ưu điểm:
- Tạo môi trường học tập cho học sinh, nhất là học sinh yếu kém, nhút nhát. Họ có
cơ hội phát biểu ý kiến riêng của mình, có cơ hội tự trao đổi tìm hiểu và chiếm lĩnh
kiến thức cho bản thân mình.


- Những học sinh kém có thể học tập qua các bạn khá hơn mình, các bạn khá giỏi
thì có cơ hội rèn luyện tinh thần đoàn kết qua các hoạt động cặp nhóm.
- Tất cả học sinh đều có cơ hội rèn luyện sự tự tin giao tiếp, chia sẻ ý kiến của mình
với các bạn và thầy cô. Và trong xã hội, các em sẽ tự tin ở kĩ năng giao tiếp ứng xử
của mình.
2. Nhược điểm:
- Một số học sinh thường ỷ lại, không chịu động não, đưa ra ý kiến đóng góp để

giải quyết nhiệm vụ, mà kệ các bạn giỏi hơn tự hoàn thành nhiệm vụ.
- Nhiều khi giáo viên lấy kết quả của nhóm để cho điểm tất cả thành viên trong
nhóm thì chưa được công bằng vì có học sinh không hoạt động gì mà vẫn được
điểm cao.
- Nếu trong giờ học nào giáo viên cũng cứng nhắc áp dụng phương pháp cặp –
nhóm như vậy sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán.
IV. Các bước tiến hành và các loại hình luyện tập theo cặp:
1. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Giáo viên giới thiệu tình huống hay yêu cầu của nhiệm vụ.
Bước 2: Giáo viên làm mẫu với một học sinh
Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai trò làm mẫu để cho
tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện.
Bước 3: Hai học sinh làm mẫu
Gọi hai học sinh khá giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa nếu cần thiết.
Bước 4: Quy định thời gian
Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này
( thông thường chỉ khoảng từ 2- 3 phút).
Bước 5: Học sinh làm việc theo cặp


Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu làm bài cùng một lúc. Trong khi học
sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp nọ sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ họ khi cần
thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy họ có
những chỗ sai.
Bước 6: Kiểm tra trước lớp
Gọi một số cặp ngẫu nhiên đứng dậy thực hành trước lớp, nhận xét và bổ
sung cho học sinh nếu cần thiết.
2. Các loại hình luyện tập theo cặp.
a. Hội thoại

Sau khi học một bài đối thoại mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc của bài và
hiểu được các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên có thể yêu cầu từng cặp học sinh
đóng vai và xây dựng bài hội thoại tương tự có thể sử dụng những từ gợi ý trong
sách giáo khoa, hoặc là sử dụng ngôn ngữ riêng của mình để nói về bản thân mình.
Ví dụ: Unit 4: Special Education – Speaking ( Tiếng Anh 10)
Task 1: The questions in the interview below have been left out. Work with a
partner and fill in the blanks with the right questions.
(Những câu hỏi ở bài phỏng vấn dưới đây bị bỏ sót. Làm việc với một bạn cùng
học và điền các chỗ với câu hỏi đúng.)
1. What were your subjects then?
2. What was your timetable?
3. What about homework?
4. Which lower-secondary school did you go to?
5. What part of the school life didn't you like then?
6. Can you tell me about the tests and examinations at your school then?


7. What did you like best about your school then?
Conversation
Interviewer: (A)________________________ ?
Hanh: I went to Long Bien Lower-secondary School in Gia Lam, Hanoi.
Interviewer: (B)________________________ ?
Hanh: My subjects were Maths, Physics, Chemistry, Literature, Biology, History,
Geography, English, Information Technology and Physical Education.
Interviewer: (C)________________________ ?
Hanh: Well. I went to school in the morning and I often had five classes.
Interviewer: (D)________________________ ?
Hanh: Well, we had different kinds of tests, you know. Oral tests, fifteen-minute
tests, forty-five-minute tests and the final examination at the end of the semester.
Interviewer: (E) ________________________?

Hanh: It's different with every teacher. Some liked to give a lot of homework and
others didn't.
Interviewer: (F) ________________________?
Hanh: To be honest, I liked my school a lot but if I could change one thing, it
would be the breaks between the classes. They were too short.
Interviewer: (G)_________________________ ?
Hanh: I liked everything in my school, you know. Well, of course, not the breaks
as I've said. I liked my teachers, my friends and the different activities at school
then.
Bước 1: Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và điền vào chỗ trống với câu hỏi
đúng


Bước 2: Gọi 1 cặp đứng dậy đọc bài hội thoại
Bước 3: Yêu cầu các cặp xây dựng bài hội thoại về chính bản thân mình dựa trên
bài hội thoại mẫu đó
Trả lời:
A - 4: Which Lower-secondary school did you go to?
B - 1: What were your subjects then?
C - 2: What was your time-table?
D - 6: Can you tell me about the tests and examinations at your school then?
E - 3: What about homework?
F - 5: What part of the school life didn’t you like then?
G - 7: What did you like best about your school then?
b. Bài luyện thay thế
- Giáo viên giới thiệu các mẫu câu hỏi và câu trả lời trong sách hoặc viết
lên bảng, cho học sinh luyện tập thật nhanh.
- Giáo viên viết các từ gợi ý để thay thế lên bảng hoặc yêu cầu học sinh sử
dụng các từ gợi ý trong sách để luyện tập theo cặp. Nên để nhiều chỗ
trống ở phần gợi ý để cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Ví dụ: Unit 1: A day in the life of … - Reading (Tiếng anh 10)
Phần: “Before you read”
A: What time do you often get up? (go to school, have breakfast, have lunch, go to
bed)
B: I often get up at six.
- Yêu cầu học sinh luyện tập nhanh hội thoại theo cặp
- Yêu cầu các cặp luyện tập hội thoại bằng cách thay thế các cụm từ khác
trong ngoặc


c. Thực hành ngữ pháp
Sau khi học sinh nắm rõ được cấu trúc ngữ pháp, chia lớp thành các cặp và yêu cầu
các em luyện tập cấu trúc ngữ pháp đó về những chủ đề quen thuộc trong cuộc
sống hàng ngày.
Ví dụ: Luyện tập về cấu trúc mời bạn mình cùng làm một việc gì đó với mình
và cách trả lời lời mời đó.
Cấu trúc mời: Would you like + to V?
How about + Ving?
Shall we + V?
Câu trả lời: Đồng ý:

Yes, I’d love/like to
Yes, that’s a good idea.
Of course, I’d really like to come.

Từ chối:

I’m afraid I can’t come because…………
I’m sorry I can’t come because…………


A: Would you like to go to the movies this evening?
B: Yes, that’s a good idea./ I’m sorry I can’t go because I have to do my homework.
d. Hỏi và trả lời
Trong tiết “Reading” thường có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi, giáo viên có thể
cho học sinh thảo luận theo cặp để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó, sau một vài
phút giáo viên gọi từng cặp đứng dậy đọc câu hỏi và câu trả lời.
Ví dụ: Unit 2: School talks – Reading (Tiếng anh 10)
Task 3: Answer the following questions.
1. Where does Phong study?
2. What subjects does he study?


3. Why does he want to learn English?
4. What does Miss Phuong say about her teaching profession?
5. Why does Mr. Ha worry about his son's safety?
V. Các bước tiến hành và các loại hình luyện tập theo nhóm:
1. Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm
Giáo viên chia nhóm, cụ thể mỗi nhóm có mấy thành viên và yêu cầu mỗi
nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng.
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ
Giáo viên nêu và giải thích rõ ràng yêu cầu của nhiệm vụ cho từng nhóm để
thành viên các nhóm hiểu được công việc mà họ cần phải làm.
Giáo viên có thể cung cấp một số câu hỏi định hướng quá trình làm việc của
nhóm.
Bước 3: Quy định thời gian
Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để hoạt động nhóm
( thông thường khoảng từ 5- 7 phút).
Bước 4: Học sinh làm việc theo nhóm
Yêu cầu học sinh trao đổi hoạt động nhóm trong thời gian đã quy định.

Giáo viên đi xung quanh lớp quan sát quá trình hoạt động nhóm của học sinh
và giúp đỡ học sinh nếu cần thiết.
Bước 5: Trình bày trước lớp
Giáo viên gọi đại diện của từng nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
Giáo viên gọi thành viên các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 6 : Đánh giá và cho điểm


Giáo viên tổng hợp ý kiến, đánh giá và bổ sung ý kiến về phần trình bày của
từng nhóm và cho điểm.
2. Các loại hình luyện tập theo nhóm.
a. Động não
Thường được áp dụng trong phần khởi động (warm-up) bắt đầu vào bài mới,
giáo viên viết lên bảng một cụm từ liên quan đến chủ đề của bài học, yêu cầu học
sinh làm việc nhóm và liệt kê tất cả các từ liên quan đến chủ đề bài học.
Ví dụ: Unit 7: The Mass Media –Speaking (Tiếng Anh 10)
Trong phần Warm-up:
- Giáo viên viết lên bảng cụm “The types of the mass media”
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ ( 4 người /1 nhóm) và yêu cầu học sinh
liệt kê tất cả các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, trong thời gian là
phút.
- Hết giờ, giáo viên gọi đại diện một số nhóm đọc kết quả, và nhóm nào có nhiều
câu trả lời đúng sẽ được điểm.
b. Đặt câu hỏi
Yêu cầu các nhóm đọc bài khóa sau đó đặt câu hỏi về bài đó. Sau vài phút
các nhóm gấp sách lại, lần lượt các trưởng nhóm đứng lên đặt một vài câu hỏi, các
thành viên các nhóm khác có nhiệm vụ trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính
điểm, sau khoảng thời gian nhất định, nhóm nào có số điểm nhiều nhất, nhóm đó
giành chiến thắng.
c.Trò chơi đóng vai

Sau khi đã học xong về một chủ đề nào đó ( như chủ đề về ô nhiễm môi
trường, cháy rừng,….), giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai là các nhân vật như nhà
môi trường học, người đi cắm trại, kiểm lâm hoặc lính cứu hỏa.... để trao đổi về chủ
đề bài học trong hoàn cảnh tự nhiên hơn, nhằm giúp học sinh học từ vựng, sử dụng
những cấu trúc vừa học và nắm rõ được vấn đề đó hơn.


Ví dụ: Unit 10: Conservation – Listening (Tiếng Anh 10)
Trong phần “After you listen”
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, một bạn đóng vai là người trông
coi rừng, còn lại là học sinh đi cắm trại.
- Người trông rừng hỏi những học sinh đi cắm trại về nguyên nhân dẫn đến
cháy rừng và họ cần phải làm gì sau mỗi cuộc cắm trại đó.
d. Thảo luận
Giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó ( What are the consequences of losing
forest?), rồi cho học sinh thảo luận nhóm, trao đổi đưa ra ý kiến của mình về chủ đề
đó trong vài phút. Sau khi hết thời gian trao đổi, giáo viên gọi đại diện mỗi nhóm
lên trình bày ý kiến của nhóm mình, thành viên các nhóm khác có thể bổ sung ý
kiến cho nhóm vừa trình bày.
Ví dụ: Unit 10: Conservation – Speaking (Tiếng anh 10)
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn, trong mỗi nhóm lớn chia thành
các nhóm nhỏ (4 người một nhóm nhỏ).
- Yêu cầu nhóm lớn thứ nhất thảo luận về điểm có lợi của loại hình sở thú
mới, nhóm lớn thứ hai thảo luận về điểm bất lợi của loại hình sở thú mới.
- Thời gian thảo luận là 5 phút, sau đó gọi đại diện của các nhóm nhỏ thứ
nhất lên trình bày về điểm có lợi của loại hình sở thú mới, các thành viên
trong nhóm nhỏ thứ nhất bổ sung ý kiến, giáo viên có thể bổ sung ý kiến
nếu cần thiết.
- Tiếp đó, gọi đại diện của các nhóm nhỏ thứ 2 lên trình bày về điểm bất lợi
VI.


của loại hình sở thú mới, thành viên trong nhóm nhỏ thứ 2 bổ sung ý kiến.
Thực trạng áp dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy bộ
môn Tiếng Anh ở trường THPT Trần Hưng Đạo:

Có thể khẳng định rằng tất cả giáo viên Tiếng anh trong trường THPT Trần
Hưng Đạo đều nhận thức rõ tầm quan trọng, và hiệu quả của việc sử dụng phương
pháp cặp – nhóm trong giảng dạy. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay,


chúng tôi chưa linh hoạt trong việc áp dụng phương pháp cặp nhóm trong các giờ
dạy, đôi khi còn cứng nhắc làm cho giờ học khô khan, buồn tẻ.
Hơn nữa, học sinh ở trường tôi chiếm đa số là học lực trung bình nên nhiều
học sinh còn nhút nhát hoặc chưa có ý thức tự giác, chủ động tích cực trong các
hoạt động cặp nhóm. Tuy nhiên, tôi đã và sẽ cố gắng sử dụng các phương pháp cặp
nhóm linh hoạt ở từng lớp mà tôi dạy để nhằm khơi dậy động lực, niềm hứng thú
của học sinh trong giờ học.
VII. Nội dung nhiệm vụ được tổ chức hoạt động theo cặp – nhóm trong
môn Tiếng Anh 10.
Trong chương trình Tiếng Anh 10, có rất nhiều bài học, nhiệm vụ có thể tổ chức
hoạt động theo cặp hoặc nhóm, sau đây tôi đưa ra một bài giảng thử nghiệm của
mình, trong đó có phần được tổ chức hoạt động theo cặp – nhóm:
“Unit 5: Technology and you- Part B: Speaking” Tiếng anh 10
Phần: Warm –up
Bước 1: Viết chủ đề “modern devices” (các thiết bị hiện đại) lên bảng.
Bước 2: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm – 4 người một nhóm; liệt kê tất cả các
thiết bị hiện đại mà họ biết.
Bước 3: Gọi đại diện một số nhóm đứng dậy trình bày.
Bước 4: Nhận xét và hỏi học sinh “Điện thoại được dùng để làm gì?”
Bước 5: Gọi học sinh đứng dậy trả lời câu hỏi trên.

Bước 6: Giới thiệu vào bài mới
Phần: While you speak
Task 1: Ask and answer questions about the uses of modern inventions.
Bước 1: Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và thực hành ví dụ trong sách:
A: Can/ could you tell me what a cell phone is used for?
B: Well, it is used to talk to people when you are away from home.
Bước 2: Viết cấu trúc lên bảng và giải thích cho học sinh cách dùng của cấu trúc đó


Question:

Can/ Could you tell me what + S + tobe + used for?

Answer:

S + tobe + used to + V.

Bước 3: Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp – hai bạn ngồi cùng bàn là một cặp,
yêu cầu các cặp thực hành hỏi và trả lời về cách dùng của các thiết bị hiện đại như
đài, tivi, máy fax, nồi cơm điện....nhắc nhở học sinh dùng cấu trúc trên bảng và các
từ gợi ý trong task 1.
Bước 4: Yêu cầu các cặp làm việc cùng một lúc trong thời gian là 3 phút.
Bước 5: gọi một số cặp đứng dậy thực hành.
Bước 6: Nhận xét và cho điểm
Phần: After you speak
Task 4: Talk about the uses of information technology.
Bước 1: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong 2 phút và liệt kê ra tất cả những
hữu ích của công nghệ thông tin.
Bước 2: Yêu cầu học sinh làm việc nhóm (4 người một nhóm – ngồi quay mặt vào
nhau) và thảo luận chia sẻ ý kiến của mình về những hữu ích của công nghệ thông

tin.
Bước 3: Nhắc nhở học sinh có thể tham khảo các từ gợi ý thuộc phần bài 2 và họ có
thời gian làm việc nhóm là 5 phút.
Bước 4: Gọi đại diện từng nhóm đứng lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
Bước 5: Gọi thành viên các nhóm khác bổ sung ý kiến cho nhóm vừa trình bày.
Bước 6: Nhận xét và cho điểm.

PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU KHI THỰC


HIỆN DẠY HỌC TÍCH HỢP:
1. Kết quả kiểm tra theo lớp:
Lớp
10A4
10A6

Sĩ số

Điểm

34
28

3

4

5

6


7

8

0
0

5
1

11
9

6
11

6
5

6
2

2. Kết quả kiểm tra theo nhóm và tỉ lệ:
Lớp

Số
học

10A4

10A6

sinh
34
28

Kết quả thực nhiệm
Khá
T.bình
SL
%
SL
%

Giỏi
SL

%

6

17,6

6

17,6%

17

2


%
7,0 %

5

17,8%

20

Yếu
SL

%

50%

5

14,8%

71,7 %

1

3,5%

PHẦN III. PHỤ LỤC:
PHỤ LỤC I. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM:
Period: 26

Date of planning: 28/10/2017

Unit 5: Technology and you
Lesson 2: Speaking
I. Objectives:
1. Knowledge
a. General knowledge: Students can talk about the uses of the modern
inventions in daily life such as radio, TV, fax machine, air conditioner........
b. Language: - The simple present passive.
- Verbs concerning the modern inventions.
2. Skills
- Students can ask and answer about the uses of the modern inventions.
- Students also can talk about the uses of the information technology.
3. Education aims: Students should know how to use modern inventions
effectively in their real life.
+ Reading: - Using the suitable verbs to complete the sentences.
II. Teaching methods: Integrated, mainly communicative


III.Teaching aids
- Teacher: Textbook, chalk, board, …
- Students: textbooks, pens….
IV. Procedures:
1. Class organization:
Class
Date of teaching
Absence
10A4

2/11/2017


Vắng: 0

10A6

7/11/2017

Vắng: 0

2. Old lesson checking: New words
3. New lesson:
Teacher’s activities
Students’ activities
3.1.Warm up:
- Write a phrase “modern devices” on the
board.
- Ask Ss to work in groups of 4 and
- Work in groups of 4 and
brainstorm all types of modern devices they
brainstorm all types of
know.
modern devices
- Walk around and help Ss if necessary.
- Present their groups’ ideas
- Call on the representatives of groups to
present their group’s ideas.
- Ask Ss a question: “What is a cell phone
- Answer the teacher’s
used for?
question

- Call on Ss to give ideas
Suggested anwers:
- Give feedback
a.Electric cooker
e. Computer
- Introduce the new lesson.
b. Refrigerator f. Radio
c. Television
g. Air conditioner
d. Washing machine
h. Fax machine
3.2. Before you speak
-Explain some words:
+ receive
+ performance
+ foreign language
+store
+ transmit
+ process
+design
+ hold

- Listen to the teacher and
take notes


-Ask Ss to listen and repeat the words in
- Listen and repeat the
chorus
words in chorus

- Let Ss practice reading the words
- Practice reading the words
- Call on Ss to read the words aloud
- Read aloud
- Give feedback
3.3. While you speak:
Task 1: Asking and answering
- Let Ss work in pairs and practice the - Work in pairs and practice the
example.
example
A: Can/ could you tell me what a cell phone
is used for?
B: Well, it is used to talk to people when
you are away from home.
- Explain the structure:
Question:

Can/ Could you tell me what + - Take note the structure

S + tobe + used for?
Answer:

S + tobe + used to + V.

- Work in pairs
- Ask sts to work in pairs to ask and answer - Ask and answer about the uses of
about the uses of mordern inventions basing modern inventions
on the cues in task 1 and the structure
above.
- Go around and help sts if necessary.

- Call on some pairs to report.
- Report
- Give feedback and give marks
-Suggested answers:
1. Could you tell me what the radio
is used for?
Well, it’s used to listen to the news
and learn foreign languages.
2. Could you tell me what the TV is
used for?
Well, it’s used to watch the news,
performances and football matches.
3. Could you tell me what the fax
machine is used for?
Well, it’s used to send and receive
letters quickly.
4. Could you tell me what the


electric cooker is used for?
Well, it’s used to cook rice, meat,
fish and keep food, rice warm.
5. Could you tell me what the air
conditioners is used for?
Well, it’s used to keep the air cool
or cold when it’s hot or cold.
+ Task 2: Completing sentences
- Ask sts to read all the verbs in the box and
- Read all the verbs and fill
fill in each blank with a suitable verb in the

in each blank with a
box
suitable verb
- Walk around and help Ss if necessary
- Let Ss share their answers with a partner
- Share the anwers
- Call on some sts to read the sentences
- Read answers
aloud in front of the class
Suggested answers:
- Give feedback
1. Store
2. Transmit
3. Process
4. Send
5. Hold
6. Make
7. Send
8. Receive
9. Design
3.4. After you speak
Task 4: Aims: Sts can talk about the uses of
information technology
- Let Ss work individually and list all the
- Work individually and list
uses of information technology in 2
all the uses of information
minutes.
technology
- Ask sts to work in groups of 4 (in 5

- Work in groups of 4 to
minutes) to talk about the uses of
talk about the uses of
information
technology
using
the
information technology
information that they have listed and the
information in task 2.
- Go around and help Ss if necessary
- Call on the representatives of 2 groups to
- Present their group’s ideas
present in front of the class.
- Give comment and the
- Call other students to give comments and
supplementary ideas
the supplementary ideas.
- Give feedback and give marks.


4. Consolidation: Summarize the main uses of modern devices and
information technology.
5. Homework: - Learn the new words and structure
- Prepare for part C: Listening
PHỤ LỤC 2. MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT VÀ ĐÁP ÁN

Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc
Trường THPT Trần Hưng Đạo
Mã đề: 137


Đề kiểm tra một tiết- Bài số 2-HK I
Năm học 2017-2018
Môn: Tiếng Anh - Lớp 10

Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Lớp: 10A . . .
A. MULTIPLE CHOICE:


01. ; / = ~

09. ; / = ~

17. ; / = ~

25. ; / = ~

02. ; / = ~

10. ; / = ~

18. ; / = ~

26. ; / = ~

03. ; / = ~

11. ; / = ~

19. ; / = ~


27. ; / = ~

04. ; / = ~

12. ; / = ~

20. ; / = ~

28. ; / = ~

05. ; / = ~

13. ; / = ~

21. ; / = ~

29. ; / = ~

06. ; / = ~

14. ; / = ~

22. ; / = ~

30. ; / = ~

07. ; / = ~

15. ; / = ~


23. ; / = ~

31. ; / = ~

08. ; / = ~

16. ; / = ~

24. ; / = ~

32. ; / = ~

I. Read the passage and then choose the best answer to each of the following
questions.
The first school for blind, deaf and mute children in the Tibet Autonomous
Region celebrated its first anniversary on Friday. The school is built in the eastern
suburb of Lhasa, capital of Tibet, and is designed to hold 200 students. It covers
20,000 square meters.
The school curriculum includes Braille and sign language training, Tibetan,
mathematics, writing, ethics training, physical education, arts, handicrafts, speech
and walking courses. At the celebration, the audience was touched by a silent song
expressed by the students with sign language. Baiba Toinzhub, a 10-year-old blind
child, can speak fluent Chinese and is good at singing and dancing. He told the
visitors that life in the boarding school was comfortable.
Câu 1. What type of students attend the school?
A. Children who live in the Tibet Autonomous Region.
B. Children who can not see, hear, or speak.
C. Children with a variety of disabilities.
D. Children who are visually impaired.

Câu 2. The school is located in __________.
A. 20,000 square meters.
B. the eastern of Tibet.
C. the capital of Tibet.
D. the suburb of the capital of Tibet.
Câu 3. Which subject is taught in the school?
A. Foreign languages B. Computers
C. Physics
D. Braille
Câu 4. The school is ______________________.
A. able to hold 200 students
B. 20,000 square kilometers in area
C. built in Tibet
D. the first boarding school in Tibet
Câu 5. Which of the following is NOT true?
A. Baiba Toinzhub can sing and dance very well.
B. The visitors were welcomed with a silent song.
C. Tibet's first deaf-mute school celebrated its first birthday.
D. Life in the boarding school is comfortable.


II. Choose the words that have the stress different from that of the others.
Câu 6. A. enter
B. allow
C. assist
D. attract
Câu 7. A. conservation B. competition
C. separate
D. engineer
III. Read the passage and then choose the best option to fill in the blanks.

Liz always (8)_______ very early at five o'clock in the morning. She has a
(9)_______ breakfast and then goes to work by bus (10)_______ five thirty. She
works from six o'clock in the morning until two o'clock in the afternoon. She
(11)_______ has lunch after work in a small restaurant near her office.
In the afternoon, Liz (12)_______ her family. She often goes shopping at three,
and plays badminton with her friends at four thirty. She has dinner at six and then
watches T.V. She goes to bed at ten thirty. That is the end of a busy day in the life
of Liz.
Câu 8. A. to get up
B. getting up
C. get up
D. gets up
Câu 9. A. quickly
B. quick
C. good
D. bad
Câu 10. A. at
B. in
C. for
D. of
Câu 11. A. always
B. never
C. seldom
D. often
Câu 12. A. visits
B. visited
C. visit
D. visiting
IV. Choose the option A, B, C or D that has underlined part needs correcting.
Câu 13. Jane couldn't come to my birthday party, this made me feel sad.

A
B
C D
Câu 14. They are going to have to leave soon, and so do we.
A
B
C
D
Câu 15. Dennis used to smoking a lot a year ago.
A
B
C
D
V. Choose the option A, B, C or D to indicate the most suitable response to
complete each of the following exchanges.
Câu 16. A: "How old are you?" - B: "________________________."
A. I'm good.
B. Sixteen years old C. Sixteen years
D. I'm fine
Câu 17. Alice: "What shall we do this evening?"
Carol: "______"
A. I went out for dinner.
B. Oh, that's good!
C. Let's go out for dinner.
D. No problem.
VI. Choose the best answer among A, B, C, or D that best fits the blank in each
sentence.
Câu 18. The computer can process the _______ quickly.
A. language
B. entertainment

C. invention
D. information
Câu 19. The pupil ________the assignment.
A. has completed just B. has just complete C. just has completed
D. has
just completed


Câu 20. She was given an award for her services to -----------------.
A. the disabled
B. disability
C. the disability
D. disabled
Câu 21. The school prepares students for a wide range of __________
qualifications.
A. professionally
B. profession
C. professional
D. profess
Câu 22. Our flight was delayed, ------------------ meant we had to wait for hours at
the airport.
A. which is
B. which
C. this is
D. that is
Câu 23. She is very _______ in playing computer games online. It is not a good
habit.
A. interest
B. interests
C. interested

D. interesting
Câu 24. There are a lot of black clouds in the sky. It __________ soon.
A. will have rained B. is going to rain C. is raining
D. will rain
Câu 25. The man, _______ is sitting in front of the computer, is my former
teacher.
A. who
B. which
C. whom
D. that
Câu 26. ------------------ eat a lot of ice-cream when you were a child?
A. Did you use to
B. Were you using to
C. Were you used to
D. Did you used to
Câu 27. She always turns ______ all the lights before going out with her friends.
A. of
B. off
C. with
D. on
Câu 28. My house _____________ built since June.
A. was
B. is
C. are
D. has been
Câu 29. I work from Tuesday to Saturday, and Sunday and Monday are my
__________.
A. breaks
B. days out
C. working days

D. days off
VII. Choose the word that has the underlined part pronounced differently from
the rest.
Câu 30. A. food
B. look
C. tooth
D. school
Câu 31. A. term
B. other
C. together
D. teacher
Câu 32. A. repeated
B. wanted
C. stopped
D. decided
B. WRITING:
Rewrite the following sentences in such a way the second sentence has the same
meaning as the first one.
1.She started to study English in 2000.
She has……………………………………………………………………………
2. These exercises are too difficult for us to do.
These exercises …………………………………………………………………


C. LISTENING
Four people are talking about their best friends. Listen to four people and
check “what they do together”
What they do together
Ron
A. go camping

C. Go fishing
B. study
D. go out to dinner
Sally
A. go camping
C. cook dinner
B. go dancing
D. go to the movies
Ken
A. play cards
C. play tennis
B. play chess
D. play table tennis
Alice
A. play soccer
C. talk about sports
B. watch soccer
D. talk about high school
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – BÀI SỐ 2- HỌC KÌ 1
Năm học 2017-2018
Môn: Tiếng Anh - Lớp 10
Thang điểm: tổng 10 điểm
+ Phần A: 8 điểm, 0,25đ/ 1 câu
+ Phần B: 1 điểm; 0, 5 điểm/ 1 câu
+ Phần C: 1 điểm; 0,25 điểm/ 1 câu
A. MULTIPLE CHOICE:
Đáp án mã đề: 137
01. B; 02. D; 03. D; 04. A; 05. C; 06. A; 07. C; 08. D; 09. B; 10. A; 11. D; 12.
A; 13. B; 14. C; 15. B;
16. B; 17. C; 18. D; 19. D; 20. A; 21. C; 22. B; 23. C; 24. B; 25. A; 26. A; 27.

B; 28. D; 29. D; 30. B;
31. A; 32. C;
Đáp án mã đề: 171
01. A; 02. A; 03. C; 04. D; 05. D; 06. D; 07. D; 08. B; 09. C; 10. B; 11. B; 12.
B; 13. B; 14. C; 15. A;
16. C; 17. A; 18. A; 19. C; 20. C; 21. C; 22. B; 23. B; 24. A; 25. D; 26. D; 27.
C; 28. B; 29. C; 30. D;
31. A; 32. A;
Đáp án mã đề: 205
01. B; 02. C; 03. D; 04. B; 05. A; 06. C; 07. B; 08. B; 09. D; 10. A; 11. C; 12.
D; 13. B; 14. A; 15. D;
16. D; 17. D; 18. A; 19. D; 20. B; 21. A; 22. C; 23. C; 24. D; 25. B; 26. C; 27.
B; 28. A; 29. C; 30. A;


31. C; 32. A;
Đáp án mã đề: 239
01. A; 02. B; 03. C; 04. B; 05. B; 06. A; 07. D; 08. A; 09. B; 10. D; 11. C; 12.
A; 13. C; 14. C; 15. D;
16. D; 17. B; 18. B; 19. C; 20. D; 21. C; 22. A; 23. D; 24. C; 25. B; 26. D; 27.
A; 28. B; 29. B; 30. B;
31. A; 32. D;
B. Writing:
1. She has studied English since 2000.
2. These exercises are not easy enough for us to do.
C. Listening:
1–A
2- D
3- B
4- C

PHỤ LỤC 3.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10.
2. English Language Teaching Methodology của Bộ GD-ĐT 2003.
8. Những thông tin cần bảo mật. (Không có)
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Các trang thiết bị cần thiết như: máy tính, máy chiếu, phòng học bộ môn (gồm hệ
thống tai nghe và micro).
- Giáo viên chuẩn bị thêm bảng phụ (giấy A0), bút viết bảng, nam châm, tranh ảnh,
máy tính, đài cassette, đĩa.
- Học sinh cần chuẩn bị tốt sách giáo khoa, vở viết và các đồ dùng học tập khác.
Hơn nữa, học sinh cần chủ động tìm hiểu các thông tin bên ngoài cần thiết cho các
tiết học.


×