Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

kĩ ngăng làm bài nghị luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.29 KB, 8 trang )

KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Yêu cầu:
- Bám sát yêu cầu của đề và văn bản tác phẩm.
- Cần có thái độ khách quan, khoa học, không tùy tiện suy diễn chủ quan .
- Vận dụng kiến thức tổng hợp về: tác giả, hoàn cảnh xã hội, lịch sử, lí luận văn học,
các bộ môn có liên quan…
- Phải biết sử dụng chế độ đậm nhạt khi trình bày vấn đề.
- Bài viết là sự kết hợp giữa phong cách ngôn ngữ khoa học (chính xác, suy luận
lôgic…) + phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (văn viết có cảm xúc, giàu hình ảnh…) tạo
sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
II. Phương pháp làm bài:
A. Phương pháp chung:
a. Nghị luận hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- Tác phẩm là một sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử, văn hóa nào đó.
- Hoàn cảnh xã hội (hoàn cảnh lớn): Tác động tới nhà văn qua hoàn cảnh riêng.
- Hoàn cảnh riêng (hoàn cảnh nhỏ): Hoàn cảnh nhà văn (gia đình, bản thân)  cùng
một thời đại mà mỗi nhà văn phản ánh thời đại đó khác nhau.
Ví dụ: Văn học 1930-1945 : nhà văn lãng mạn – nhà văn hiện thực phê phán.
- Hoàn cảnh sáng tác (hoàn cảnh cảm hứng): Đây là hoàn cảnh trực tiếp tạo chất
men xúc tác cho tác phẩm ra đời, nó không chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh XH và
hoàn cảnh riêng.
 Nghị luận hoàn cảnh ra đời phải: chú ý 3 hoàn cảnh trên, đặt chúng trong mối quan
hệ mật thiết với nhau. Phải hiểu hoàn cảnh sáng tác mới hiểu được tâm trạng, tư tưởng,
tình cảm của tác giả.
b. Nghị luận trực tiếp tác phẩm: Tổng –Phân –Hợp.
* Tổng:
- Đọc kĩ tác phẩm  cảm nhận cái “tinh thần chung”, cái “ấn tượng chung” của tác
phẩm về cả nội dung và nghệ thuật.
- Chú ý đặc trưng thể loại: thơ (trữ tình ), truyện (tự sự)
* Phân: Phân tích các chi tiết về nội dung và nghệ thuật.
- 3 cách:


+ Cắt ngang: theo bố cục của tác phẩm (thường sử dụng cho thơ)
+ Cắt dọc: theo chiều dọc tác phẩm (thường sử dụng cho truyện)
+ Kết hợp ngang + dọc: tùy từng phần để sử dụng hợp lí ( thơ, truyện)
- Yêu cầu:
+ Lựa chọn chi tiết quan trọng, tiêu biểu để phân tích.
+ Phân tích đậm nhạt các chi tiết theo “tinh thần chung” đã cảm nhận.
+ Phân tích nghệ thuật và nội dung song song, nêu tác dụng, cái hay của nghệ thuật,
tránh gọi tên rồi nhận xét chung chung.
- Lưu ý:
+ Hiểu nội dung phải từ phương diện nghệ thuật.
+ Chú ý tên tác phẩm, phân tích ý nghĩa khái quát, ý nghĩa tượng trưng.
+ Có nhiều nghĩa thì chọn một nghĩa hợp lí nhất.
+ Phân tích nghệ thuật phải chỉ ra được ý nghĩa, chức năng thể hiện nội dung tư
tưởng tác phẩm qua các yếu tố nghệ thuật đó.
* Hợp: Nhận xét, đánh giá chung về tác phẩm.
B.Phương pháp làm bài từng phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài

PHƯƠNG PHÁP LÀM TỪNG KIỂU BÀI
I. Nghị luận tác phẩm thơ:
A. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
B. Thân bài:
1. Hoàn cảnh sáng tác ( nếu mở bài chưa nêu)
2. Nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
3. Nghị luận theo yêu cầu của đề ra:
- So sánh bản phiên âm và dịch thơ (thơ chữ Hán): lưu ý điểm dịch không sát
tác phẩm (Nhật kí trong tù- HCM)
- Nhan đề tác phẩm.
- Xác định luận điểm, dựa vào các ý đã được xác định theo bố cục bài thơ.
- Khi phân tích chú ý chọn những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, phân tích nghệ
thuật  nội dung… , các nghĩa tượng trưng, khái quát…

4. Nhận xét, đánh giá:
- Thành công về nội dung và nghệ thuật.
- Vị trí, vai trò của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác (hoặc trong tập thơ).
- Quan niệm, tư tưởng mà nhà thơ giử gắm qua tác phẩm.
C. Kết bài: Nêu ấn tượng, cảm nghĩ về bài thơ rút ra bài học nhân văn.
( Có thể theo kiểu tóm lược + liên hệ, vận dụng)
II. Nghị luận về đoạn thơ:
A. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm – nội dung đoạn – trích dẫn.
B. Thân bài:
1. Cảm xúc chủ đạo hoặc nội dung tác phẩm.
2. Vị trí đoạn trích: chú ý nêu nội dung trước và sau đoạn trích.
3. Thực hiện như nghị luận bài thơ
4. Nhận xét, đánh giá:
- Thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn  tác phẩm.
- Vai trò của đoạn trong việc thực hiện chủ đề , nội dung tác phẩm….
C. Kết bài: Cảm nghĩ, ấn tượng về tác phẩm, về nội dung vừa phân tích.
III. Nghị luận vấn đề tác phẩm ( nội dung, nghệ thuật):
A. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm – nội dung vấn đề phân tích.
B. Thân bài:
1. Cảm xúc chủ đạo (thơ), tóm tắt ngắn gọn cốt truyện ( nếu là truyện).
2. Giải thích khái niệm (nếu trong đề có).
3. Phân tích : theo yêu cầu đề ra
4. Nhận xét, đánh giá:
- Thành công của vấn đề.
- Tác dụng, giá trị của vấn đề trong việc thể hiện nội dung tác phẩm, quan điểm,
tư tưởng, tình cảm của tác giả….
C. Kết bài: Tóm lược và liên hệ vận dụng với vấn đề mình vừa phân tích.
IV. Phân tích nhân vật tự sự:
A. Mở bài: Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm – nhân vật cần phân tích.
B. Thân bài:

1. Giới thiệu yếu tố ngoài văn bản (nếu có)
2. Tóm tắt sơ lược cốt truyện.
3. Phân tích nhân vật (theo yêu cầu đề ra) có 2 cách:
- Cách 1: Phân tích theo đoạn đời nhân vật.
- Cách 2: Phân tích theo từng nét tính cách của nhân vật.
Lưu ý: Dù sử dụng theo cách nào thì cũng phải: chọn những nét tiêu biểu về lai lịch,
ngoại hình, hành vi, ngôn ngữ, nội tâm, mối quan hệ với nhân vật khác để làm rõ tính
cách, phẩm chất, số phận của nhân vật.
4. Nhận xét, đánh giá:
- Thành công trong việc xây dựng nhân vật. Tính điển hình, ý nghĩa tư tưởng của
nhân vật .
- Nhân vật góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm, đời sống của con người, của cuộc
sống, của thời đại (đương thời và nay).
C. Kết bài:
- Cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật.
- Bài học tư tưởng, tình cảm (nếu thấy cần thiết).
V. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: phân tích, bình luận về: một nhận định
về văn học, một danh ngôn về văn học (“Văn học là nhân học”, “Thơ ca không thể
không có cái tôi”, “Văn chương là cửa sổ của tâm hồn”, “Nhà văn là chiến sĩ”, “Nay ở
trong thơ nên có thép”…); một ý kiến nhận định về một tác phẩm, một phong cách, một
hình tượng, một trào lưu ( “Truyện Kiều là một tiếng kêu thương” –Hoài Thanh, “Thơ
Hồ Chí Minh là thứ thơ giản dị nhưng rất phong phú” – Xuân Diệu …
Yêu cầu: biết giải thích nội dung ý kiến, nhận định, đánh giá ý kiến đó.
A. Mở bài: lời dẫn (liên quan đến vấn đề cần bàn) – trích ý kiến
B. Thân bài:
1. Giải thích nội dung ý kiến theo từng mặt.
2. Bình luận, đánh giá ý kiến: mặt đúng, sai (nếu có) qua các thao tác lập luận: phân
tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ…
3. Đề xuất ý kiến
C. Kết bài: tóm lược, khái quát; liên hệ vận dụng.

MỘT VÀI KINH NGHIỆM SỬ DỤNG THAO TÁC PHÂN TÍCH
VÀ BÌNH GIẢNG TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình: cần chú ý các thao tác sau:
*. Trước hết xem xét nhân vật trữ tình trong bài thơ là loại nhân vật trữ tình trực tiếp
(tác giả thể hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của mình), hay là loại nhân vật trữ tình
nhập vai. Nếu là nhân vật trữ tình nhập vai thì đằng sau nó còn có một nhân vật nữa là
tác giả. ( Hầu hết các bài thơ được lựa chọn ở lớp 11,12 đều là nhân vật trữ tình trực
tiếp).
* Cần chỉ ra những nét nghĩa trong các câu thơ. Sau khi đọc xong toàn bài phải nắm
được ý tưởng chung của bài. Ấn tượng chung ban đầu giúp người đọc định hướng để
khám phá tác phẩm.
* Nắm được sự vận động và phát triển của tâm trạng nhân vật trữ tình. Muốn nắm
bắt được điều này ta thường theo cách chia ra các đoạn thơ.
Ví dụ: Bài Đất nước ( Nguyễn Đình Thi) ta thấy sự vận động và phát triển tâm trạng:
1.Từ mùa thu nay nhớ về mùa thu Hà Nội trong quá khứ – một mùa thu đẹp, mơ
mộng, buồn, lặng lẽ và quyến luyến.
2.Mùa thu Việt Bắc cũng là mùa thu đất nước hôm nay hiện ra trong một cảm xúc
hân hoan, phấn chấn, tự hào, sau đó là cảm xúc sâu lắng hướng về cội nguồn.
3.Hình ảnh đất nước trong đau thương mà anh dũng hiện ra trong cảm xúc căm thù
giặc, khí thế quật khởi, hào hùng, bi tráng, mang âm hưởng sử thi.
* Lần theo mạch cảm xúc đó để phân tích, cùng một lúc chú ý 2 điểm:
Thứ nhất: chú trọng các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
Thứ hai: tâm trạng của nhân vật trữ tình có khi thuần nhất, có khi phức tạp (đặc biệt
là các bài thơ dài).
* Cuối cùng là: phân tích phải có tổng hợp, khái quát, nâng cao thường là kèm theo
đánh giá. Phải chú ý:
+ Khái quát ở mức cao nhất về tâm trạng trữ tình theo cách định danh, gọi tên (Ví
dụ: Nỗi nhớ về những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, bi tráng đã một thời
gắn bó với nhà thơ – Tây Tiến).
+ Đặt bài thơ vào trong dòng khuynh hướng văn học cùng thời để thấy được những

nét độc đáo của tác phẩm, cũng như thế đặt vào dòng chảy của nền thơ ca dân tộc để
thấy được những đóng góp của bài thơ. Chú ý khi liên hệ phải gần gũi, không nên quá
xa cách nhau về không gian, thời gian.
+ Trong bài phân tích vẫn sử dụng ở mức độ nào đó thao tác bình giảng, bình luận.
II. Phân tích bài thơ ( đoạn , khổ ): cần lưu ý:
* Bám sát văn bản thơ, tiến hành chia đoạn, tìm ý chính. Đối với từng khổ, đoạn, câu
thơ vẫn chia ý nhỏ được. Riêng thơ tứ tuyệt thường chia theo cấu trúc: khai, thừa,
chuyển, hợp, hoặc chia 2 câu đầu, 2 câu cuối. (ví dụ Nhật kí trong tù).
* Biến ý chính thành luận điểm.
* Khi phân tích, thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nhằm giúp cho người đọc
hiểu được ý nghĩa của tác phẩm trên tất cả các cấp độ, thể hiện một nỗ lực thuyết
phục, làm người đọc tin và đồng cảm với ý kiến của mình.
- Phần lí lẽ chiếm cơ bản.
- Kết hợp với dẫn chứng nhằm minh họa lí lẽ. Dẫn chứng phải tiêu biểu.
* Trong quá trình phân tích, luôn luôn hướng tới sự tổng hợp, khái quát ở các cấp
độ. Luận điểm có khái quát của luận điểm, toàn bài có khái quát của toàn bài. Sử dụng
linh hoạt các thao tác diễn dịch và quy nạp.
* Tránh diễn nôm các câu thơ thành văn xuôi. Người viết phải biết viết lướt những
chỗ thứ yếu, hoặc đã được nhiều người hiểu, để tập trung vào những chi tiết nghệ thuật
tiêu biểu.
III. Phân tích các phương thức, phương tiện biểu hiện : cần lưu ý:
* Phải phát hiện và phân tích tất cả các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu.
* Sau đó phải tìm hiểu xem vẻ đẹp nghệ thuật đó thể hiện tập trung nhất ở những yếu
tố nào: hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ…
* Điều quan trọng nhất cần quán triệt trong việc phân tích các phương thức, phương
tiện biểu hiện, các thủ pháp nghệ thuật là tất cả các yếu tố đó nhằm biểu đạt một nội
dung , một ý tưởng nào đấy mà tác giả muốn gửi gắm.
* Sau tất cả các bước ấy cần mở rộng liên hệ, so sánh để thấy được nét độc đáo đóng
góp của nhà thơ vào nghệ thuật văn chương Việt Nam.
IV. Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự: cần lưu ý:

* Đọc kĩ tác phẩm, nhớ được nội dung phản ánh của tác phẩm và mối quan hệ giữa
các nhân vật, nắm được tính cách , số phận của các nhân vật chính. Để có căn cứ phân
tích, để có chất liệu làm bài, khi đọc tác phẩm cần ghi nhớ các chi tiết liên quan đến
nhân vật.
* Phân tích nhân vật chính là làm sáng tỏ một tính cách, một số phận độc đáo, nên
phải phân tích: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, nội tâm. Không nên
máy móc khi phân tích, mà phải biết tập trung xoáy sâu vào phương diện thành công
nhất trong tác phẩm. Cũng không phải tuần tự theo năm phương diện trên mà sắp xếp
theo thực tế cho bài văn của mình hấp dẫn.
* Phân tích nhân vật , cần quan tâm đến tình huống. Đó chính là căn cứ để phân tích,
lí giải sự phát triển của tính cách, số phận nhân vật.
Ví dụ: - Bối cảnh xám xịt của nạn đói khủng khiếp mùa xuân 1945 với cuộc trở về lạ
lùng của Tràng và một người đàn bà xa lạ vào căn nhà tồi tàn trong xóm ngụ cư. Hai
bận tầm phơ tầm phào với mấy câu nửa đùa nửa thật, với bốn bát bánh đúc, ấy thế mà
thành vợ thành chồng. Quả là những tình huống cười ra nước mắt, đan xen thú vị giữa
hài và bi, giữa đen tối và tươi sáng. Nhưng chính trên nền cảnh tối sầm này bỗng lấp
lánh cái nhìn nhân đạo vô cùng đáng quý của Kim Lân. Nhà văn như muốn nói với bạn
đọc rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù cả khi phải đối chọi hàng ngày với cái đói, cái
chết, người dân lao động vẫn biết vui với hạnh phúc bình dị mà mình đang có, vẫn
không nguôi tắt hết niềm tin vào tương lai. (Vợ nhặt- Kim Lân ).
- Muốn làm nổi bật bản chất nhân vật, nhà văn cần đặt nó vào các tình huống thử
thách . Nếu không có tình huống chiếc xe bất ngờ gặp máy bay địch oanh tạc khi vừa
qua khỏi ngầm Đá Xanh làm sao vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng –
NMC) được soi tỏ từ một góc độ mới. Cô gái có tấm thân mảnh dẻ, mang “vẻ đẹp giản
dị, mát mẻ như sương núi” ấy cũng là một chiến sĩ dũng cảm, dày dạn trong thử thách
đạn bom. Tình huống này khiến người đọc nhận ra và khâm phục vẻ đẹp toàn bích của
hình tượng nhân vật Nguyệt.
 Mối quan hệ giữa tình huống với nhân vật thể hiện mối tương quan giữa hoàn cảnh
và tính cách. Hoàn cảnh càng có điển hình, càng có độ gay cấn thì càng dễ nổi bật tính
cách điển hình của nhân vật.

V. Bình giảng:
1. Cần phân biệt giữa phân tích và bình giảng:
+ Phân tích tức là chia cắt, xé lẻ tác phẩm thơ ra thành bộ phận để tìm hiểu tư tưởng
nghệ thuật rồi khái quát giá trị tác phẩm, còn bình giảng yêu cầu cảm thụ và khám phá
tác phẩm thơ trong tính chỉnh thể, đầy đặn và sống động của nó.
+ Phân tích là hướng tới sự hiểu, còn bình giảng là cảm thụ. Phân tích nghiêng về sự
thông minh của khối óc, còn bình giảng nghiêng về sự rung động của trái tim “lấy hồn
tôi để hiểu hồn người”  Văn phân tích gần như nghiên cứu , mạch lạc, khách quan,
cặn kẽ, còn văn bình giảng mang đậm cảm xúc chủ quan của người viết.
+ Phân tích phải bao quát toàn diện hình thức và nội dung tác phẩm còn bình giảng chú
trọng cái tâm đắc (yếu tố đặc sắc mà người viết tâm đắc, tri âm).
+ Bài phân tích có sự gặp gỡ với thao tác giảng trong bài bình giảng. Nhưng bình giảng
không dừng lại ở khâu giảng mà phải có lời bình sắc sảo, tinh tế với một lời văn giàu mĩ
cảm.
2. Những lưu ý khi bình giảng:
+ Khi đọc bài thơ, đoạn thơ dứt khoát phải nhận ra những tín hiệu nghệ thuật độc đáo,
khác lạ, đặc sắc. Có khi trong một câu thơ chỉ có một tín hiệu nhưng có khi một chùm
tín hiệu. Ví dụ: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu – Dây thép gai đâm nát trời

×