Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ỨNG DỤNG GIS PHỤC vụ CÔNG tác QUẢN lý một số đối TƢỢNG hạ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG TRÊN địa bàn TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.21 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


NGUYỄN THANH TUẤN
ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ MỘT SỐ ĐỐI TƢỢNG HẠ TẦNG MẠNG
VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN CAO HỌC
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã số: 60 48 02 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Gia Tuấn Anh

TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2016


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô bộ môn Khoa
Học và Kỹ Thuật Thông Tin của trƣờng Đại học Công Nghệ Thông Tin - Đại Học
Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Sở Thông Tin Truyền Thông tỉnh Long An,
các anh, chị phòng Bƣu Chính Viễn Thông, các bạn đồng nghiệp thuộc Trung tâm
Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp số liệu,
tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Gia Tuấn Anh đã
dành nhiều thời gian, tâm huyết để trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin.


Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích
lệ, chia sẽ, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng nhƣ quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tuấn


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Gia Tuấn Anh. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc
đây.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tuấn


Mục lục

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ .................................................................................... 2
ỨNG DỤNG SẢN PHẨM ...................................................................................... 2
Lời cảm ơn .............................................................................................................. 3
Danh mục các bảng ................................................................................................. 5
Danh mục các hình vẽ, đồ thị................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8
Tình hình chung ................................................................................................... 8

Tính khoa học và tính mới của đề tài .................................................................. 10
Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................ 11
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 13
1.1.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 13

1.2.

Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc: ............................................................ 17

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 18
2.1.

Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý ..................................................... 18

2.1.1. Định nghĩa ............................................................................................ 18
2.1.2. Các thành tố của hệ thống thông tin địa lý (GIS) ................................... 18
2.1.3. Chức năng của hệ thống thông tin địa lý ................................................ 20
2.2.

Tổng quan về WebGIS ............................................................................. 23

2.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 23
2.2.2. Kiến trúc WebGIS ................................................................................. 24
2.3.

Tổng quan về MapServer ......................................................................... 29

2.3.1. Giới thiệu MapServer ............................................................................ 29

2.3.2.

Các thành phần của Mapserver .......................................................... 30

2.3.3. Cách hoạt động của Mapserver .............................................................. 32
2.4.

Tổng quan về PosgreSQL ......................................................................... 33

2.4.1. Khái quát về PostgreSQL ...................................................................... 33


2.4.2. Giới thiệu về POSTGIS ......................................................................... 34
2.5.

Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu GIS .......................................................... 35

2.5.1. Mô hình thế giới thực trong GIS............................................................ 35
2.5.2. Biểu diễn mô hình vector trong ArcGIS ................................................ 41
2.5.3. Các ƣu điểm của mô hình Geodatabase: ................................................ 42
2.6.

Các hệ tọa độ và cách chuyển đổi các hệ tọa độ ........................................ 43

2.3.1. Một số hệ toạ độ thƣờng dùng ở Việt Nam ............................................ 43
2.3.2. Công thức áp dụng chuyển đổi giữa 2 hệ tọa độ .................................... 44
Chƣơng 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LONG AN ......................................................................................... 46
3.1.


Hiện trạng hạ tầng viễn thông ................................................................... 46

3.1.1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.......... 46
3.1.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ....................................... 46
3.1.3. Cột ăng ten ............................................................................................ 48
3.1.4. Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm ...................................... 51
3.2. Đánh giá chung về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông trên địa bàn tỉnh
Long An ............................................................................................................. 54
3.2.1. Điểm mạnh............................................................................................ 54
3.2.2. Điểm yếu............................................................................................... 54
3.2.3. Thời cơ.................................................................................................. 55
3.2.4. Thách thức ............................................................................................ 55
Chƣơng 4. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ MỘT SỐ ĐỐI TƢỢNG HẠ
TẦNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN .................................. 56
4.1.

Các bƣớc thực hiện ................................................................................... 56

4.2.

Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ ................................................................. 56

4.1.1. Thu thập dữ liệu bản đồ ......................................................................... 56
4.1.2. Sử dụng Arcgis biên tập bản đồ ............................................................. 58
4.1.3. Chuyển đổi dữ liệu từ Acrmap sang PostGis ......................................... 62
4.1.4. Mô hình cơ sở dữ liệu đối tƣợng của hệ thống ....................................... 65
4.3.

Xây dựng ứng dụng quản lý các đối tƣợng hạ tầng viễn thông .................. 72


4.2.1. Các đối tƣợng quản lý chính của chƣơng trình ...................................... 72
4.2.2. Giao diện chính của chƣơng trình .......................................................... 72


4.2.3. Nhóm chức năng trực quan hóa ............................................................. 73
4.2.4. Nhóm chức năng phân tích không gian .................................................. 76
4.2.5. Nhóm chức năng truy vấn theo thời gian ............................................... 81
4.2.6. Nhóm chức năng cơ bản ........................................................................ 82
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 92
5.1.

Đánh giá ................................................................................................... 92

5.2.

Kết luận .................................................................................................... 92

5.3.

Kiến nghị.................................................................................................. 92

T I LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 94


Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Nội dung


CSDL

Cơ sở dữ liệu

HTTTĐL

Hệ thống thông tin địa lý

GIS

Geographic Information System

HTVT

Hạ tầng viễn thông



Quyết định

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WGS84

World Geodetic System 1984

BTS


Base Transceiver Station (trạm thu phát sóng di động)

4


Danh mục các bảng

Danh mục các bảng
Bảng 1: So sánh các ứng dụng đã phát triển.......................................................... 17
Bảng 2: Khả năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL ............................... 33
Bảng 3: Các phần mềm hỗ trợ PostGIS (nguồn: internet)...................................... 35
Bảng 4: Bảng so sánh giữa mô hình vector và mô hình raster .............................. 40
Bảng 5: Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ
(Loại Đ1)............................................................................................................... 47
Bảng 6: Hiện trạng cột ăng ten của các doanh nghiệp viễn thông ......................... 49
Bảng 7: Hiện trạng cột ăng ten phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng.. 50
Bảng 8: Hiện trạng các trạm thu phát sóng di động .............................................. 51
Bảng 9: Hiện trạng hệ thống cột treo cáp .............................................................. 52
Bảng 10: Hiện trạng hệ thống cống, bể ngầm ........................................................ 53
Bảng 11: Danh mục các Feature Class.................................................................. 60

5


Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1: giao diện ứng dụng GIS cho ngành Thông tin và Truyền thông gMIC được
phát triển bởi eKGis triển khai tại Huế [14] .......................................................... 14

Hình 2: giao diện Phần mềm quản lý mạng viễn thông của Trung tâm Công nghệ
Thông tin Địa lý (DITAGIS) [15] .......................................................................... 15
Hình 3: giao diện Phần mềm quản lý Trạm phát sóng di động - BTS của Công ty Cổ
phần Tin học - Bản đồ Việt Nam [16] .................................................................... 16
Hình 4: Các nhóm chức năng của GIS [3]............................................................. 21
Hình 5: Mô hình WebGIS đơn giản [11]................................................................ 24
Hình 6: Mô hình các bước xử lý dữ liệu của WebGIS (nguồn: internet) ................. 27
Hình 7: Ví dụ một map file .................................................................................... 31
Hình 8: Ví dụ một template file .............................................................................. 32
Hình 9: Sơ đồ hoạt động của mapserver [3] .......................................................... 32
Hình 10: Các dạng tồn tại của đối tượng[1] .......................................................... 36
Hình 11: Dữ liệu không gian được hiển thị trong ArcGIS ...................................... 36
Hình 12: Dữ liệu thuộc tính hiển thị trong ArcGIS ................................................ 37
Hình 13: Mô hình dữ liệu vector (nguồn: internet) ................................................ 37
Hình 14: Các thành phần hình học cơ sở của mô hình Vector (nguồn: internet) .... 37
Hình 15: Biểu diễn cấu trúc dữ liệu vector – Điểm (nguồn: internet)..................... 38
Hình 16: Biểu diễn cấu trúc dữ liệu vector – Đường (nguồn: internet) .................. 38
Hình 17: Biểu diễn cấu trúc dữ liệu vector – Vùng (nguồn: internet) ..................... 39
Hình 18: Biểu diễn cấu trúc dữ liệu raster (nguồn: internet) ................................. 39
Hình 19: Các định dạng dữ liệu không gian được hỗ trợ bởi phần mềm ArcGIS
(nguồn: ESRI)........................................................................................................ 41
Hình 20: Mối quan hệ không gian trong Feature Dataset (nguồn: internet) .......... 42
Hình 21: Cấu trúc dữ liệu Geodatabase (nguồn: internet) ..................................... 43
Hình 22: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Long An .................... 56
Hình 23: Hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di động của Chi nhánh Viettel Long An
.............................................................................................................................. 57
Hình 24: Quy hoạch các khu vực, tuyến đường được hoặc không được lắp đặt cột
ăng ten .................................................................................................................. 58
Hình 25: Tạo mới một Geodatabase ...................................................................... 58
Hình 26: Tạo mới một Feature Dataset ................................................................. 58

Hình 27: Tạo mới một Feature Class ..................................................................... 59
Hình 28: Load dữ liệu không gian cho các Feature Class ..................................... 60
Hình 29: Chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính của các trạm BTS ..................................... 61
Hình 30: Tạo mới bảng dữ liệu .............................................................................. 61
Hình 31: Thể hiện dữ liệu bản đồ thành các layer ................................................. 62
Hình 32: Export dữ liệu từ Acrmap sang GeoDatabase ......................................... 63
6


Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 33: Sử dụng công cụ OSGeo4W chuyển đổi dữ liệu từ GeoDatabase sang
PostGIS ................................................................................................................. 64
Hình 34: Sử dụng công cụ QGis để chỉnh sửa giao diện hiển thị của bản đồ ......... 64
Hình 35: Mô hình cơ sở dữ liệu đối tượng ............................................................. 65
Hình 36: Giao diện chính ...................................................................................... 72
Hình 37: Giao diện thể hiện các lớp bản đồ .......................................................... 73
Hình 38: Giao diện xem thông tin đối tượng .......................................................... 74
Hình 39: Giao diện đo khoảng cách 2 đối tượng ................................................... 74
Hình 40: Tính diện tích trên bản đồ ....................................................................... 75
Hình 41: Tìm kiếm đối tượng trên bản đồ .............................................................. 75
Hình 42: Thêm mới đối tượng trên bản đồ ............................................................. 76
Hình 43: Phân tích không gian .............................................................................. 76
Hình 44: Quy trình thực hiện bài toán ................................................................... 77
Hình 45: Quy trình thực hiện bài toán ................................................................... 78
Hình 44: Giao diện chọn và tải tập tin cần nhập liệu............................................. 79
Hình 45: Giao diện kiểm tra số liệu xin cấp phép .................................................. 79
Hình 46: Giao diện cập nhật số liệu xin cấp phép ................................................. 80
Hình 47: Giao diện Thống kê phân bố trạm BTS theo vùng ................................... 81
Hình 48: Tra cứu lịch sử sửa chữa các trạm BTS .................................................. 81
Hình 49: Giao diện chỉnh sửa thông tin đối tượng ................................................. 82

Hình 50: Giao diện Thống kê số liệu trạm BTS...................................................... 83
Hình 51: Giao diện Thống kê quy hoạch cột ăng ten theo tuyến đường ................. 84
Hình 52: Giao diện Thống kê quy hoạch cột ăng ten theo vùng ............................. 85
Hình 53: Giao diện Thống kê ngầm hóa cáp viễn thông ........................................ 86
Hình 54: Giao diện Thống kê quy hoạch cáp viễn thông ........................................ 87
Hình 55: Giao diện Thống kê điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng........... 88
Hình 56: Giao diện Thống kê quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công
cộng ...................................................................................................................... 89
Hình 57: Giao diện Thống kê quy hoạch không lắp đặt cột ăng ten cồng kềnh theo
tuyến đường ........................................................................................................... 90
Hình 58: Giao diện Thống kê quy hoạch không lắp đặt cột ăng ten cồng kềnh theo
vùng ...................................................................................................................... 91

7


Mở đầu
MỞ ĐẦU
Tình hình chung
Công trình viễn thông là công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn
thông (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng đƣợc lắp đặt vào đó. Cơ sở hạ tầng
viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông, đƣờng truyền dẫn, mạng viễn thông và
công trình viễn thông.
Về mặt quản lý nhà nƣớc, việc quản lý hạ tầng viễn thông bao gồm: hƣớng
dẫn cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các công trình hạ tầng viễn thông,
xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện ngầm hóa mạng cáp viễn thông, phát
thanh, truyền hình theo quy định; đúng quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và lắp đặt
công trình viễn thông, đặc biệt là mạng ngoại vi (ăng ten, cáp, đƣờng dây thuê
bao...); kiểm tra an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với các đài, trạm vô tuyến điện
thuộc danh mục bắt buộc kiểm định trƣớc khi đƣa vào sử dụng; quản lý việc sử

dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tiết kiệm quỹ đất, nâng cao hiệu quả đầu
tƣ, rút ngắn thời gian triển khai thực hiện và bảo vệ môi trƣờng.
Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc về: báo chí; xuất bản; bƣu chính và
chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện;
công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin
truyền thông; quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm;
các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của
pháp luật. Trong lĩnh vực viễn thông, Sở thông tin và truyền thông chịu trách nhiệm
hƣớng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các doanh nghiêp viễn thông triển khai công tác bảo
đảm an toàn và an ninh thông tin trên địa bàn; kiểm tra việc thực hiện các quy định
về giá cƣớc, tiêu chuẩn, chất lƣợng trong lĩnh vực viễn thông và Internet trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông hoàn thiện
các thủ tục xây dựng cơ bản để xây dựng các công trình viễn thông phù hợp với quy
hoạch phát triển của địa phƣơng và theo quy định của pháp luật;….
8


Mở đầu
Tuy nhiên, với tình hình hạ tầng viễn thông phát triển rất nhanh chóng và
rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, và cung cấp các dịch vụ
viễn thông ngày càng đa dạng và phong phú đồng thời nhằm nâng cao chất lƣợng và
hiệu quả phục vụ nhƣ hiện nay, công tác quản lý, quy hoạch và phát triển hạ tầng
viễn thông trên điạ bàn tỉnh hiện nay còn gặp một số khó khăn sau:
+ Các dữ liệu chuyên ngành hiện tại chỉ đƣợc lƣu giữ chủ yếu dƣới dạng các
văn bản, chƣa hệ thống hóa thành một cơ sở dữ liệu thống nhất, việc thành lập và
quản lý các dữ liệu của ngành theo phƣơng pháp thủ công bằng văn bản giấy.
+ Mỗi doanh nghiệp viễn thông có cơ sở hạ tầng viễn thông riêng biệt do đó

việc xử lý đồng bộ và kết hợp thông tin về hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp
lại với nhau chƣa thực hiện đƣợc nên gây hạn chế trong việc quản lý, quy hoạch, và
sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
+ Không có cơ sở dữ liệu nền chung, thống nhất để lƣu trữ và quản lý tất cả
các thông tin nên việc cập nhật, thống kê, xử lý thông tin còn nhiều hạn chế và tốn
thời gian.
+ Tính an toàn và bảo mật dữ liệu kém, dễ bị hƣ hỏng, mất cắp, hỏa hoạn….
+ Hiện tại chƣa có công cụ nào hỗ trợ tốt trong việc kết hợp các thông tin về
mạng lƣới, thông tin về hiện trạng, thông tin về quy hoạch, thông tin về nhu
cầu…lại với nhau và các thông tin này chƣa đƣợc gắn liền với bản đồ số nên gây ra
khó khăn trong công tác quy hoạch, quản lý việc phát triển hạ tầng viễn thông trên
địa bàn tỉnh. Từ đó đã kéo theo sự hạn chế, chậm trễ trong công tác phê duyệt, thi
công, thanh tra, kiểm tra…các công trình có liên quan đến hạ tầng viễn thông trên
địa bàn tỉnh.
Tất cả các vấn đề trên có thể đƣợc giải quyết bằng cách xây dựng một mô
hình hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý hạ tầng viễn thông. Hệ thống GIS là
một trong những công nghệ mới, hiện đại đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực ở khắp nơi trên thế giới nhằm hiện đại hóa công tác quản lý,
xử lý, phân tích, quy hoạch và tăng cƣờng năng lực công tác cho bộ máy hành
chính. Mặc khác việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đang là xu hƣớng tất
yếu của các đơn vị quản lý Nhà nƣớc, đặc biệt là quản lý chuyên ngành cấp sở, ban
9


Mở đầu
ngành. Vì vậy việc phát triển ứng dụng GIS để phục vụ tốt, hiệu quả hơn cho công
tác quản lý hiện trạng và quy hoạch phát triển hạ tầng mạng lƣới viễn thông trên địa
bàn tỉnh là điều hết sức cần thiết.
Tính khoa học và tính mới của đề tài
 Tính khoa học:

Đề tài hỗ trợ lƣu trữ dữ liệu không gian về hạ tầng mạng viễn thông trên địa
bàn tỉnh Long An (tập trung chủ yếu vào dữ liệu các trạm thu phát sóng di động,
các hệ thống cáp ngầm hóa, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông…)
Đề tài sử dụng công nghệ đánh chỉ mục GiST (Generalized Search Tree) của
hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL, hỗ trợ tìm kiếm thông tin nhanh hơn.
Đề tài tích hợp dữ liệu bản đồ địa giới hành chính tỉnh Long An, giúp hiển
thị dữ liệu trực quan hơn.
Đề tài ứng dụng các hàm phân tích không gian trong PostGIS.
Đề tài hỗ trợ bảo mật dữ liệu tốt hơn cách bảo quản dữ liệu truyền thống (lưu
trữ dữ liệu trên giấy, trên tập tin….)
 Tính mới:
Đã có rất nhiều tỉnh thành, địa phƣơng trong nƣớc thực hiện việc ứng dụng
GIS để quản lý hạ tầng viễn thông, tuy nhiên, đến thời điểm này, tại Long An vẫn
chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống phần mềm nào để quản lý vấn đề này. Đề tài sẽ
xây dựng đƣợc một mô hình hệ thống thông tin địa lý để quản lý một số đối tƣợng
của hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Long An tập trung chủ yếu vào 3 đối tƣợng
chính: các trạm thu phát sóng di động, các hệ thống cáp ngầm hóa, các điểm cung
cấp dịch vụ viễn thông công cộng; tạo ra một cơ sở dữ liệu về hạ tầng viễn thông
của 3 đối tƣợng trên, giúp lãnh đạo có cái nhìn trực quan, thuận lợi trong công tác
quy hoạch, quản lý việc phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Long An.
Đề tài là kết quả vận dụng các kiến thức đã học về GIS (chương trình cao
học) kết hợp với các kiến thức về hệ thống thông tin (chương trình đại học) để xây
dựng ứng dụng.
Đề tài hỗ trợ hiển thị dƣới dạng đồ họa tăng tính trực quan hóa.

10


Mở đầu
Đề tài thành công sẽ mở ra một định hƣớng phát triển mới trong việc ứng

dụng GIS quản lý các hệ thống thông tin trong tỉnh trên nền bản đồ, giúp thuận lợi
trong công tác quản lý nhà nƣớc, quy hoạch và phát triển hạ tầng trong tỉnh.
Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Mục tiêu:
+ Đƣa ứng dụng GIS vào công tác quản lý và quy họach phát triển một số
đối tƣợng của hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản lý
chuyên ngành, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý hành chính
nhà nƣớc.
+ Nghiên cứu mô hình quản lý hạ tầng viễn thông trên nền tảng GIS có tính
hệ thống, khoa học và trực quan.
+ Tạo một cơ sở dữ liệu đáp ứng đƣợc nhanh chóng nhu cầu thông tin về hạ
tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch
đƣợc hiệu quả.
+ Hỗ trợ việc theo dõi, quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông cho:
 Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở thông tin và truyền thông: có cái nhìn
trực quan về tình hình phân bố mạng lƣới hạ tầng viễn thông trên địa bàn
tỉnh, từ đó đƣa ra các định hƣớng quy hoạch, phát triển, kiểm tra, quản lý
các hạ tầng viễn thông hiện có và các công trình viễn thông sắp xây dựng.
 Các phòng văn hóa thông tin của huyện: biết đƣợc tình hình hoạt động
của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, các hệ thống đƣờng ống dẫn
cáp đã ngầm hóa để tham mƣu các cấp lãnh đạo việc quy hoạch, phát
triển, kiểm tra, quản lý.
 Các doanh nghiệp viễn thông: nắm bắt đƣợc tình hình phân bố và hiện
trạng các công trình viễn thông hiện có, từ đó đƣa ra kế hoạch bảo trì và
quy hoạch phát triển hạ tầng mạng viễn thông nhằm đáp ứng tốt nhất cho
nhu cầu ngƣời dân, mang lại hiệu quả đầu tƣ cho doanh nghiệp.
 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
+ Hệ thống các trạm thu phát sóng di động (BTS) trên địa bàn tỉnh Long An.

11



Mở đầu
+ Hệ thống các tuyến truyền dẫn quang đã đƣợc ngầm hóa trên địa bàn tỉnh
Long An.
+ Hệ thống các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trên địa bàn
tỉnh Long An.
 Khả năng mở rộng:
+ Hệ thống có khả năng mở rộng để quản lý các đối tƣợng khác trong lĩnh
vực thông tin truyền thông, nông nghiệp, y tế, giáo dục….. để phục vụ công tác
quản lý hành chính nhà nƣớc.
+ Hệ thống có khả năng tích hợp với hệ thống chính quyền điện tử dự kiến sẽ
triển khai trên địa bàn tỉnh Long An.

12


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Tại Việt Nam, công nghệ GIS cũng đƣợc thí điểm khá sớm, từ cuối thập niên

80 và đến nay GIS đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành, phổ biến nhƣ quy hoạch
nông, lâm nghiệp, quản lý rừng, lƣu trữ tƣ liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính,
quản lý giao thông... Riêng lĩnh vực ứng dụng GIS quản lý hạ tầng viễn thông bƣớc
đầu đã đƣợc một số đơn vị, công ty đƣa vào sử dụng, tiêu biểu nhƣ:
- Phần mềm quản lý số liệu bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin –
Mictsoft đƣợc thiết kế và phát triển bởi Trung tâm CNTT-TT Quảng Nam, đã triển

khai tại các Sở thông tin và truyền thông Kon Tum, Bình Thuận, Bình Định, Quảng
Nam, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hoá, Ninh Bình, Điện Biên, Bắc Cạn, Hà
Giang….
- Công nghệ sử dụng:
+ Mictsoft đƣợc xây dựng bằng ngôn ngữ PHP, cơ sở dữ liệu MySQL.
- Chức năng của phần mềm:
+ Quản lý bƣu chính về sản lƣợng, doanh thu, điểm cung cấp dịch vụ.
+ Quản lý viễn thông về sản lƣợng dịch vụ điện thoại cố định; sản lƣợng
internet; sản lƣợng dịch vụ điện thoại di động; kết cấu hạ tầng viễn thông
gồm mạng tổng đài, mạng BTS di động, mạng cáp quang, mạng viba.
+ Quản lý CNTT và doanh nghiệp CNTT về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, ứng
dụng và đầu tƣ phát triển CNTT.
+ Quản lý xuất bản, báo chí: quản lý việc cấp giấy phép xuất bản, lƣu trữ hồ
sơ cấp phép theo hƣớng dẫn của Bộ.
+ Quản lý hồ sơ nghiệp vụ của Sở thông tin và truyền thông: hồ sơ thẩm định
của các phòng chuyên môn, hồ sơ thanh tra chuyên ngành, hồ sơ giấy phép
xuất bản, hồ sơ đại lý internet, hồ sơ tần số vô tuyến điện,…
- Nhận xét:
+ Phần mềm quản lý rất nhiều đối tƣợng trong lĩnh vực thông tin, truyền
thông, tuy nhiên, phần mềm chỉ quản lý trên cơ sở dữ liệu, chƣa thể hiện
đƣợc thông tin quản lý trên bản đồ.

13


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
- Phần mềm ứng dụng GIS cho ngành thông tin và truyền thông gMIC
đƣợc phát triển bởi eKGis đã triển khai tại Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội,
Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Quảng Ninh, Thái Bình,....
[8]


Hình 1: giao diện ứng dụng GIS cho ngành Thông tin và Truyền thông gMIC được
phát triển bởi eKGis triển khai tại Huế [14]
- Công nghệ sử dụng: + Phần mềm lƣu trữ thông tin trên cloud
- Chức năng của phần mềm:
+ Thiết lập, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu trên nền GIS phục vụ công tác
quản lý nhà nƣớc về thông tin và truyền thông
+ Cung cấp thông tin hiện trạng và tổng hợp về hạ tầng phục vụ công tác
quản lý nhà nƣớc về thông tin và truyền thông.
+ Hỗ trợ ra quyết định trong các công tác nghiệp vụ: Quy hoạch mạng lƣới,
cấp phép viễn thông, chia sẻ thông tin về hạ tầng giữa các doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn.
+ Cung cấp thông tin về hạ tầng thông tin và truyền thông cho các ngành,
cho ngƣời dân, cho doanh nghiệp
+ Lƣu trữ dữ liệu không gian tập trung trên máy chủ, quản trị cơ sở dữ liệu
không gian trực tiếp qua giao diện Web
+ Nhập xuất dữ liệu không gian theo nhiều định dạng khác nhau: shapefile,
tabfile, excel, geodatabae, csv,... trực tiếp qua giao diện Web
+ Trình bày, biên tập bản đồ chuyên đề trực tiếp qua giao diện Web
14


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
+ Thu thập, chỉnh sửa dữ liệu không gian trên bản đồ trực tiếp qua giao diện
Web
+ Thu thập, cập nhật dữ liệu tại hiện trƣờng bằng thiết bị di dộng
+ Tra cứu, khai thác bản đồ mọi lúc, mọi nơi qua giao diện Web hoặc ứng
dụng di động
+ Xử lý, phân tích không gian trên bản đồ trực tiếp qua giao diện Web
- Nhận xét:

+ Phần mềm đƣợc cài đặt trên cloud nên rất dễ triển khai, tích hợp dễ dàng
với di động, đƣợc triển khai rộng rãi tại khá nhiều tỉnh thành cả nƣớc, tuy
nhiên, ngƣời dùng phải trả chi phí thuê phần mềm khi sử dụng.
- Phần mềm quản lý mạng viễn thông của Trung tâm Công nghệ Thông tin
Địa lý (DITAGIS) thuộc Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh [15]

Hình 2: giao diện Phần mềm quản lý mạng viễn thông của Trung tâm Công nghệ
Thông tin Địa lý (DITAGIS) [15]
- Công nghệ sử dụng: + ArcGis, ArcMap…
15


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
- Chức năng của phần mềm:
+ Cập nhật thông tin các trạm phát sóng và tuyến cáp chính nối giữa các trạm
+ Xem sơ đồ kết nối giữa các trạm phát sóng
+ Định vị các đối tƣợng trên bản đồ
+ Quản lý và điều phối lƣu lƣợng trong hệ thống các trạm phát sóng
+ Hỗ trợ hoạch định ứng cứu thông tin trong mọi tình huống
+ Lập bản đồ quy hoạch viễn thông.
- Nhận xét: Phần mềm sử dụng công nghệ ArcGis, ArcMap để quản lý thông
tin trên bản đồ, ứng dụng xây dựng trên nền winform
- Phần mềm quản lý Trạm phát sóng di động - BTS của Công ty Cổ phần
Tin học - Bản đồ Việt Nam [16] đã triển khai tại Sở thông tin và truyền thông thành
phố Hồ Chí Minh

Hình 3: giao diện Phần mềm quản lý Trạm phát sóng di động - BTS của Công ty Cổ
phần Tin học - Bản đồ Việt Nam [16]
- Chức năng của phần mềm:
+ Quản lý và hiển thị thông tin các trạm BTS, các đại lý internet, các bƣu

cục, thùng thƣ công cộng
+ Tìm kiếm thông tin, cập nhật thông tin, phân quyền hệ thống, thống kê và
báo cáo
Ngoài ra, một số tỉnh nhƣ Bình Dƣơng, Khánh Hòa [3], Phú Yên… cũng ứng
dụng công nghệ GIS vào quản lý hạ tầng viễn thông trạm thu phát sóng thông tin di
động thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học.
16


Chƣơng 1: TỔNG QUAN

STT

Tên phần mềm

Đối tƣợng

Tích hợp

Hỗ trợ phân

Chi phí

quản lý

bản đồ

tích không gian

triển khai














Một số







Một số







Phần mềm quản lý số liệu

1

bƣu chính, viễn thông, công Đầy đủ
nghệ thông tin – Mictsoft
Phần mềm ứng dụng GIS

2

cho ngành thông tin và Đầy đủ
truyền thông gMIC

3

4

Phần mềm quản lý mạng
viễn thông
Phần mềm quản lý Trạm
phát sóng di động - BTS

Bảng 1: So sánh các ứng dụng đã phát triển
1.2.

Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc:
GIS là một công nghệ tiêu chuẩn áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp

viễn thông. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhƣ Nextel, Pacific Bell, và những
ngƣời khác sử dụng công nghệ này để lập kế hoạch, xây dựng và vận hành mạng
viễn thông và các dịch vụ liên quan [9]. Nhìn chung, việc ứng dụng GIS trong công
tác quản lý hệ thống mạng viễn thông đã đƣợc các nƣớc phát triển thực hiện từ rất

lâu. Gần đây, một số nƣớc đang phát triển cũng bắt đầu thực hiện đầu tƣ ứng dụng
GIS trong công tác quản lý này:
+ Năm 2012, công ty trách nhiệm hữu hạn viễn thông Pakistan (Pakistan
Telecommunication Limited Company) đã đƣợc vinh danh giải thƣởng thành tựu
đặc việt của ESRI về GIS cho công tác ứng dụng GIS tại thủ đô Islamabad. [19]
+ Năm 2010, công ty TK Telekom (Warsaw, Ba Lan) đã sử dụng giải pháp
GIS của ESRI để quản lý hệ thống mạng viễn thông tại Ba Lan. [20]

17


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý
2.1.1. Định nghĩa
Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL)- Geographical information system

(GIS) là một tổ chức tổng thể của bốn hợp phần: phần cứng máy tính, phần mềm, tƣ
liệu địa lý và ngƣời điều hành đƣợc thiết kế hoạt động một cách có hiệu quả nhằm
tiếp nhận, lƣu trữ, điều khiển, phân tích và hiển thị toàn bộ các dạng dữ liệu địa lý.
HTTTĐL có mục tiêu đầu tiên là xử lý hệ thống dữ liệu trong môi trƣờng không
gian địa lý. [7].
HTTTĐL là một hệ thống máy tính có chức năng lƣu trữ và liên kết các dữ
liệu địa lý với các đặc tính của bản đồ dạng đồ họa, từ đó cho một khả năng rộng
lớn về việc xử lý thông tin, hiển thị thông tin và cho ra các sản phẩm bản đồ, các kết
quả xử lý cùng các mô hình.
2.1.2. Các thành tố của hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống GIS bao gồm năm thành tố chính: con ngƣời, phƣơng pháp, công

cụ phần cứng, phần mềm và dữ liệu.
 Con ngƣời: Con ngƣời ở đây là các chuyên viên tin học, chuyên gia GIS,
thao tác viên GIS, phát triển ứng dụng GIS bao gồm:
+ Ngƣời sử dụng hệ thống: là những ngƣời sử dụng GIS để giải quyết các
vấn đề không gian. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là số hóa bản đồ, kiểm tra lỗi, soạn
thảo, phân tích các dữ liệu thô và đƣa ra các giải pháp cuối cùng để truy vấn dữ liệu
địa lý. Những ngƣời này phải thƣờng xuyên đƣợc đào tạo lại do GIS thay đổi liên
tục và yêu cầu mới của kỹ thuật phân tích.
+ Thao tác viên hệ thống: có trách nhiệm vận hành hệ thống hàng ngày để
ngƣời sử dụng hệ thống làm việc hiệu quả. Công việc của họ là sửa chữa khi
chƣơng trình bị tắc nghẽn hay là công việc trợ giúp nhân viên thực hiện các phân
tích có độ phức tạp cao. Họ còn làm việc nhƣ quản trị hệ thống, quản trị CSDL, an
toàn, toàn vẹn CSDL tránh hƣ hỏng, mất mát dữ liệu.
+ Nhà cung cấp GIS: cung cấp các phần mềm, cập nhật phần mềm, phƣơng
pháp nâng cấp cho hệ thống.

18


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
+ Nhà cung cấp dữ liệu: là các cơ quan nhà nƣớc hay tƣ nhân cung cấp các
dữ liệu sửa đổi từ nhà nƣớc.
+ Ngƣời phát triển ứng dụng: là những lập trình viên, họ xây dựng giao diện
ngƣời dùng, giảm khó khăn các thao tác cụ thể trên hệ thống GIS...
+ Chuyên viên phân tích hệ thống GIS: là nhóm ngƣời chuyên nghiên cứu
thiết kế hệ thống, đƣợc đào tạo chuyên nghiệp có trách nhiệm xác định các mục tiêu
của hệ GIS trong cơ quan, hiệu chỉnh hệ thống, đề xuất kỹ thuật phân tích đúng
đắn...
 Dữ liệu: Dữ liệu thống kê gắn theo các hiện tƣợng tự nhiên với những
mức độ chính xác khác nhau. Hệ thống thƣớc đo của chúng bao gồm các biến tên,

số thứ tự, khoảng và tỉ lệ. Trong đó:
+ Biến tên: những biến chỉ có tên, không theo một trật tự nào cả, ví dụ nhƣ
các loại đất (công viên, vùng dân cƣ, đất công nghiệp...) , loại cây trồng (ngô, khoai,
sắn)...
+ Biến thứ tự là danh sách các lớp rời rạc nhƣng có trật tự nhƣ trình độ học
vấn (tiểu học, trung học, đại học, sau đại học), độ lớn (nhỏ, trung bình, lớn)... các
giá trị ở đây chỉ là phản ánh một cách tƣơng đối không chính xác số lƣợng vì vậy
không thể thực hiện các phép tính toán đƣợc.
+ Biến khoảng cũng có trình tự tự nhiên nhƣng khoảng cách của chúng có ý
nghĩa nhƣ nhiệt độ, diện tích.
+ Biến tỷ lệ có cùng đặc tính nhƣ biến khoảng nhƣng chúng có giá trị 0 tự
nhiên hay điểm bắt đầu nhƣ lƣợng mƣa, dân số.
Ngoài bốn loại dữ liệu trên GIS còn phân chia dữ liệu thành hai lớp khác nhau là
không gian và phi không gian.Ví dụ nhƣ nhà hát lớn Hải Phòng, giá trị cặp kinh độ,
vĩ độ là dữ liệu không gian dạng đơn giản nhất và các thông tin khác nhƣ khối
lƣợng khí lƣu thông, kết cấu thép... là dữ liệu thuộc tính hay phi không gian. Mỗi hệ
GIS đều có kết nối giữa hai loại dữ liệu này.
Hệ GIS cần phải hiểu đƣợc dữ liệu trong các khuôn mẫu khác nhau không
chỉ riêng khuôn dữ liệu riêng của hệ thống. Ví dụ nhƣ đƣờng biên bản đồ có thể
trong khuôn mẫu tệp DXF của AutoCad hay BNA của AtlasGis. Thông thƣờng,
GIS hiểu ngay khuôn mẫu DXF mà không cần sửa đổi đồng thời GIS phải hiểu
19


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
ngay khuôn mẫu DBF của các thuộc tính đƣợc lƣu trữ kèm theo. Phần mềm GIS lý
tƣởng đọc đƣợc các dữ liệu raster (DEN, GIFF, TIFF, JPEG, EPS) và khuôn mẫu
vectơ (TIGER, HPGL, DXF, DLG, Postscript) một số phần mềm GIS chỉ có chức
năng nhập dữ liệu vào các cấu trúc dữ liệu đơn giản nhƣ cấu trúc thực thể, cấu trúc
tô pô. Với dữ liệu ba chiều, phần lớn phần mềm GIS trợ giúp lƣới tam giác không

đều (TIN), một số khác trợ giúp cấu trúc raster trên cơ sở lƣới bao vây và cây tứ
phân, số còn lại xây dựng một khuôn mẫu riêng cho mình tùy vào nhà sản xuất
phầm mềm nhƣng thƣờng là theo khuôn mẫu chuẩn quốc gia, quốc tế nhƣ SDTS
(Spatial Data Transfer Santard) hay DIGEST.
 Phần mềm: Một hệ thống GIS bao gồm nhiều môdun phần mềm. Khả
năng lƣu trữ, quản lý dữ liệu không gian bằng hệ quản trị CSDL địa lý là khía cạnh
quan trọng nhất của GIS. Một phần mềm xử lý GIS tốt phải cung cấp cho ngƣời sử
dụng các công cụ quản lý, phân tích không gian dễ dàng, chính xác.
 Phần cứng: GIS đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt nhƣ bàn số hóa, máy
vẽ, máy quét ảnh vào/ra. Các thiết bị có thể đƣợc nối với nhau thông qua thiết bị
truyền tin hay mạng cục bộ.
 Giao diện ngƣời dùng: Giao diện đồ họa cho phép ngƣời dùng dễ dàng
thực hiện các theo tác địa lý và các thao tác khác nhƣ truy nhập CSDL, làm báo
cáo...
2.1.3. Chức năng của hệ thống thông tin địa lý
Các chức năng của GIS có thể chia làm năm loại nhƣ sau:
+ Thu thập dữ liệu.
+ Xử lý sơ bộ dữ liệu.
+ Lƣu trữ và tuy nhập dữ liệu.
+ Tìm kiếm và phân tích không gian
+ Hiển thị đồ họa và tƣơng tác.

20


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hình 4: Các nhóm chức năng của GIS [5]
 Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu là quá trình thu nhận dữ liệu theo
khuôn mẫu áp dụng đƣợc cho GIS. Mức độ đơn giản nhất của thu thập dữ liệu là

chuyển đổi khuôn mẫu dữ liệu có sẵn từ bên ngoài. Trong trƣờng hợp này GIS phải
có môdun chƣơng trình hiểu đƣợc các khuôn mẫu dữ liệu chuẩn nhƣ DLG, DXF
hay các dữ liệu đầu ra của GIS nhƣ Mapinfor, Arc Info, MapObject... GIS còn phải
có khả năng nhập các ảnh bản đồ trong khuôn mẫu GIFF, JPEG... Trên thực tế
nhiều kĩ thuật trắc địa đƣợc áp dụng để thu thập dữ liệu nhƣ qua vệ tinh, máy bay,
số hóa những bản đồ giấy...
 Xử lý dữ liệu thô: bao gồm:
+ Phát sinh dữ liệu có cấu trúc tôpô.

21


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
+ Với dữ liệu ảnh vệ tinh thì phải phân lớp các đặc trƣng trong ảnh thành các
hiện tƣợng quan tâm.
Mô hình quan niệm của thông tin không gian bao gồm mô hình hƣớng đối
tƣợng, mạng và bề mặt. Quá trình phân tích trên cơ sở khác nhau đòi hỏi dữ liệu
phải đƣợc biểu diễn và tổ chức cho phù hợp. Điều này đòi hỏi không chỉ chức năng
tọa lập mô hình dữ liệu vectơ có cấu trúc tôpô và mô hình dữ liệu raster, mà còn có
khả năng thay đổi cách biểu diễn, thay đổi phân lớp và sơ đồ mẫu, làm đơn giản háo
hay tổng quát hóa dữ liệu, biến đổi giữa hệ thống trục tọa độ khác nhau và biến đổi
các phép chiếu bản đồ.
 Lƣu trữ và truy cập dữ liệu: Chức năng lƣu trữ dữ liệu trong GIS liên
quan đến tạo lập CSDL không gian. Nội dung của CSDL này có thể tổ hợp dữ liệu
vectơ và/hoặc, dữ liệu raster, dữ liệu thuộc tính để nhận danh hiện tƣợng tham chiếu
không gian. Thông thƣờng dữ liệu thuộc tính của GIS trên cơ sở đối tƣợng đƣợc lƣu
trong bảng, chúng chứa chỉ danh duy nhất, tƣơng ứng với đối tƣợng không gian,
kèm theo rất nhiều mục dữ liệu thuộc tính khác nhau. Chỉ danh đối tƣợng không
gian duy nhất đƣợc dùng để liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian
tƣơng ứng. Đôi khi mục dữ liệu trong bảng thuộc tính bao gồm cả giá trị không gian

nhƣ độ dài đƣờng, diện tích vùng mà chúng đã đƣợc dẫn xuất từ biểu diễn dữ liệu
hình học.
 Tìm kiếm và phân tích không gian: Tìm kiếm và phân tích dữ liệu
không gian giúp tìm ra những đối tƣợng đồ họa theo các điều kiện đặt ra hay hỗ trợ
việc ra quyết định của ngƣời dùng GIS. Có rất nhiều các phƣơng pháp tìm kiếm và
phân tích dữ liệu không gian, các phƣơng pháp khác nhau thƣờng tạo ra các ứng
dụng GIS khác nhau. Sau đây là một số phƣơng pháp đƣợc dùng phổ biến nhất:
+ Tìm kiếm dữ liệu trong vùng không gian (Buffer)
+ Tìm kiếm theo địa chỉ (Geocoding)
+ Phân tích mạng (Networks)
+ Phủ chùm hay chồng bản đồ (Overlay)
+ Phân tích biên (Boundary)
22


×