Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.99 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN
KIẾM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÔNG CỦA QUẬN HOÀN
KIẾM
2.1.1. Đặc điểm về kinh tế – xã hội trên địa bàn quận
Với diện tích tự nhiên 4,5km
2
( hầu như không có diện tích đất nông
nghiệp ), dân số 186.000 người, quận Hoàn Kiếm là một quận nội thành, có vị trí ở
trung tâm thủ đô Hà Nội, lịch sử phát triển gắn liền với lịch sử ngàn năm Thăng
Long - Đông Đô - Hà Nội và lịch sử 36 phố phường. Quận Hoàn Kiếm không
những là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của thành phố Hà Nội mà còn là
một trung tâm lớn của cả nước. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế nước ta, quận Hoàn Kiếm luôn là một địa bàn dẫn đầu về mọi lĩnh vực: công
nghiệp, thương mại và dịch vụ so với các đơn vị hành chính cùng cấp, xứng đáng
là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội.
* Về kinh tế: sự phát triển về kinh tế được phản ánh thông qua mối quan hệ
mọi lĩnh vực với thu - chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận. Trong những
năm qua công tác thu - chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận đã đạt được kết
quả ổn định, vững chắc và có nhịp độ tăng trưởng dương phù hợp tình hình phát
triển kinh tế, xã hội của quận:
+ Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quận Hoàn Kiếm là địa bàn trọng
điểm của kinh doanh thương mại dịch vụ nên có số thu về thuế công thương nghiệp
chiếm tỷ trọng cao trong thu NSNN. Số thu Thành phố giao cho quận năm sau cao
hơn thực hiện năm trước từ 15%-20%.
+ Về thu ngân sách quận: Thu ngân sách quận để cân đối chi ngân sách theo
tỷ lệ điều tiết chung của Thành phố thì quận có ưu thế là số thu lớn, lại là nơi có
nhiều đơn vị Trung ương và Thành phố giao dịch đóng trên địa bàn nên thu đảm
bảo chi và có kết dư lớn. Số thu tăng bình quân trên 11%/năm.
+ Về chi ngân sách: Quận Hoàn Kiếm là đơn vị có số chi trung bình và thấp


so với các quận (huyện) bạn, do nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế, giao thông, đô thị
ở quận trung tâm nên Thành phố đảm nhiệm là chính chỉ chiếm 30% đến 33% trên
tổng số thu ngân. Nhiệm vụ chi của quận chủ yếu là chi thường xuyên chiếm tỷ
trọng từ 70% đến 75% tổng chi ngân sách.
Tuy vậy, công tác quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận cũng gặp
không ít những khó khăn:
- Công tác thu Ngân sách Nhà nước chịu ảnh hưởng lớn của tính phức tạp
trên địa bàn và tình hình kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ nên
việc khai thác nguồn thu từ hoạt động kinh doanh này chưa đạt hiệu quả cao. Hơn
nữa, phần thu từ các Doanh nghiệp Nhà nước giảm đáng kể do các đơn vị quốc
doanh sát nhập, cổ phần hoá và thua lỗ kéo dài tăng lên; cùng với việc Nhà nước
lại có chính sách bỏ các khoản thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước tại các đơn vị
này.
- Công tác chi Ngân sách Nhà nước do ảnh hưởng của dân số đông trên một
diện tích địa lý hẹp nên quản lý chi Ngân sách Nhà nước gặp nhiều phức tạp, dàn
trải và cần nhiều kinh phí cho duy trì trật tự trị an, dẫn đến tình trạng nguồn chi
không được tập trung nhiều cho đầu tư phát triển mà hầu hết là chi tiêu cho hoạt
động thường xuyên.
* Về văn hoá, xã hội
Các sự nghiệp y tế, giáo dục, thể dục thể thao... trên địa bàn thường xuyên
được sự quan tâm, đầu tư phát triển của các cấp, các ngành tạo điều kiện nâng cao
chất lượng cuộc sống trong dân cư; cùng với đó các công tác chính sách xã hội đối
với các đối tượng chính sách ( gia đình thương binh, liệt sỹ; bà mẹ Việt Nam anh
hùng; người có công với cách mạng...) được đảm bảo đúng theo sự chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước. Do vậy, đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân
trong quận ngày một nâng lên, góp phần đưa quận Hoàn Kiếm trở thành một trong
những đơn vị đi đầu về thực hiện công tác văn hoá, xã hội của thành phố.
Với những đặc điểm trên về kinh tế - xã hội mà quận Hoàn Kiếm có được đã
góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển; huy động nguồn lực đưa
quận phát triển nhanh, bền vững về mọi lĩnh vực và trở thành một điểm sáng của

thủ đô Hà Nội.
2.1.2. Công tác quản lý tài chính Ngân sách Nhà nước đối với sự nghiệp y tế
trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
 Khái quát chung về phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm
Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm là đơn vị trực tiếp quản lý tài
chính Ngân sách Nhà nước trên toàn địa bàn quận về mọi lĩnh vực, trong đó có
quản lý thu - chi Ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp y tế của quận.
Phòng TC-VG quận Hoàn Kiếm có trụ sở tại số nhà 56 Hàng Cân. Phòng
được thành lập từ tháng 08/1990. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại quyết định
số 1141/QĐ-UB ngày18/03/1988 với chức năng quản lý tài chính thương nghiệp.
Đến tháng 09/1997 đổi tên thành Phòng Tài chính – Vật giá, thực hiện nhiệm vụ
theo quyết định số 3581/QĐ-UB ngày 16/09/1997của UBND thành phố Hà Nội.
Hiện nay, căn cứ vào sự phân cấp của hệ thống Ngân sách Nhà nước và các
văn bản hướng dẫn hoạt động, phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm được tổ
chức theo mô hình sau:

Hình1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính
phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm.
BỘ
PHẬN
KẾ
TOÁN
TỔNG
BỘ
PHẬN
QUẢN
LÝ NSNN
KHỐI
PHƯỜN
BỘ

PHẬN
QUẢN
LÝ NSNN
CÁC
ĐƠN VỊ
BỘ
PHẬN
KẾ
TOÁN
THU –
CHI
NSNN
PH
Ó
TRƯỞN
G
PHÒNG
TRƯỞ
N
G
P
H
Ò
BỘ
PHẬN
HÀNH
CHÍNH,
KẾ
TOÁN
ĐƠN VỊ


Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm được hình
thành trên cơ sở các căn cứ nêu trên và từ những nhiệm vụ cụ thể của phòng:
+ Giúp UBND quận hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về
tài chính Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc quận, ban tài chính phường
xây dựng dự toán Ngân sách hàng năm, xây dựng dự toán Ngân sách quận theo
hướng dẫn của Sở Tài chính - Vật giá, trình UBND quận xem xét để trình HĐND
quận quyết định.
+ Lập phương án phân bổ Ngân sách quận, lập dự toán điều chỉnh trong
trường hợp cần thiết theo quy định trình UBND quận xem xét, trình HĐND quyết
định, đảm bảo điều hành theo tiến độ và dự toán đã được quyết định, hướng dẫn,
kiểm tra việc quản lý, điều hành và quyết toán ngân sách cấp phường.
+ Kiểm tra việc quản lý tài chính Ngân sách của các cơ quan, đơn vị hành
chính sự nghiệp và đoàn thể thuộc quận. Phối hợp với cơ quan thuế trong quản lý
công tác thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, phối
hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu
chuẩn cho các đối tượng sử dụng Ngân sách quận.
+ Tổng hợp thu - chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận, hướng dẫn và
kiểm tra quyết toán Ngân sách cấp phường, lập quyết toán Ngân sách trên địa bàn
theo quy định.
+ Báo cáo tài chính Ngân sách theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước
và theo yêu cầu công tác quản lý của cấp trên.
+ Quản lý tài sản Nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp thuộc quận theo
quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chính, quản lý tài sản tịch thu
sung công quỹ Nhà nước theo quy định và phân cấp của Bộ tài chính và UBND
thành phố.
+ Quản lý nguồn kinh phí được cấp trên cấp cho Ngân sách quận.
+ Làm thường trực hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng theo
NĐ22/1998/CP và quyết định 20/1998/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội quy

định khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho an ninh- quốc phòng, lợi ích công cộng,
lợi ích quốc gia.
+ Quản lý một số quỹ tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước theo quy định,
quản lý một số loại biên lai ấn chỉ chuyên dùng được giao.
+ Làm một số công việc thuộc lĩnh vực tài chính khi được Quận ủy-HĐND
và UBND quận giao phó bằng văn bản.
Từ những nhiệm vụ cụ thể đề ra cho Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn
Kiếm, cơ cấu tổ chức của đơn vị đáp ứng được yêu cầu về tinh gọn bộ máy, thuận
tiện cho quá trình quản lý đạt hiệu quả cao trong hoạt động và hơn hết phù hợp với
biên chế sẵn có.
Thực hiện theo các nhiệm vụ và phân cấp Ngân sách Nhà nước, Phòng Tài
chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm trực tiếp quản lý về tài chính Ngân sách Nhà nước
đối với các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn quận, bao gồm:
+Trung tâm y tế quận
+ 18 trạm y tế phường
+1 trạm đa khoa ( bảo hiểm)
+ 1 nhà hộ sinh ( 40 giường )
+ 1 trạm phòng dịch
+ 1 trạm cai nghiện
+ 1 trụ sở ủy ban dân số gia đình và trẻ em ( chi Ngân sách quận )
Trong đó:
- Trung tâm y tế quận có nhiệm vụ hỗ trợ trong quá trình quản lý chi Ngân
sách Nhà nước cho các đơn vị còn lại và tổng hợp số liệu khi có yêu cầu của Phòng
Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm; đồng thời thực hiện quản lý về biên chế,
nghiệp vụ chuyên môn của các đơn vị sự nghiệp y tế theo hướng dẫn của Sở y tế.
- Các đơn vị sự nghiệp y tế của quận Hoàn Kiếm vừa chịu sự quản lý của
Trung tâm y tế quận và Phòng Tài chính - Vật giá quận; riêng 18 trạm y tế phường
không có bộ phận quản lý về tài chính Ngân sách Nhà nước mà trực tiếp được sự
giúp đỡ của ban tài chính phường ( về công tác hạch toán, kế toán và lập dự toán,
phường hỗ trợ kinh phí phòng dịch cho trạm y tế của mình...)

Hiện nay, theo quy định trong Nghị định số 10/2002/NĐ-CP các đơn vị sự
nghiệp y tế quận Hoàn Kiếm mới là loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm
một phần chi phí hoạt động thường xuyên; do tính chất hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp y tế quận là thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng
chống dịch bệnh là chủ yếu nên nguồn thu của các đơn vị y tế rất hạn chế.
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC
HOẠT ĐỘNG Y TẾ QUẬN HOÀN KIẾM THỜI GIAN QUA
2.2.1. Đánh giá chung về thực hiện quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp y tế tuyến cơ sở địa bàn quận Hoàn Kiếm
2.2.1.1. Tình hình chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế so với các sự
nghiệp khác
Phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm là cấp Ngân sách trung gian
trong hệ thống Ngân sách Nhà nước, đơn vị thực hiện quản lý về thu – chi Ngân
sách Nhà nước trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội...; trong đó có sự
nghiệp y tế. Quá trình quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chi cho sự nghiệp y tế của
quận, Phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm đóng vai trò là đơn vị tiếp nhận,
huy động và cơ cấu một cách hợp lý các nguồn chi từ Ngân sách thành phố phân
bổ; huy động Ngân sách quận, phường và phần thu sự nghiệp để lại đơn vị. Cơ cấu
đó được thể hiện trong bảng 1, cụ thể như sau:
Do các hoạt động y tế phục vụ trên địa bàn quận là các hoạt động chăm sóc
sức khoẻ ban đầu ( mang tính chất phòng ngừa là chính ); chủ yếu thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia, phòng chống bệnh dịch lây lan, phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em, tổ chức cai nghiện,... nên tỷ trọng của nguồn chi Ngân sách
Nhà nước cho sự nghiệp y tế thấp hơn so với các sự nghiệp khác cả về số tuyệt đối
và số tương đối.
Mặc dù, sự nghiệp y tế chiếm từ 6-8% tổng số chi các sự nghiệp, tỷ trọng
này thấp hơn so với các sự nghiệp khác ( sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm hơn
50%; quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể chiếm hơn 15%...); nhưng do tính chất
quan trọng của các đơn vị y tế cơ sở nên cơ cấu chi cho sự nghiệp y tế bao quát
được hầu hết các nhiệm vụ được giao và đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ cho

nhân dân thông qua tuyến y tế cơ sở.
Bảng 1: Chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế so với một số hoạt động khác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai đoạn (2000-2002), trong đó bao gồm chi Ngân sách thành phố; Ngân sách quận, phường; chi từ nguồn để lại đơn vị< đơn vị: triệu đồng>
Năm 2002
Tỷ trọng
(%)
6,3
4,9
58,7
24,6
5,5
100
Số thực
hiện
5229
4019
48576
20399
4593
82816
Năm 2001
Tỷ trọng
(%)
7,4
5,0
54,7
26,3
6,6
100
Số thực
hiện

4741
3155
34863
16761
4203
63723
Năm 2000
Tỷ trọng
(%)
7,5
10,8
58,9
15,6
7,2
100
Số thực
hiện
3344
4836
26336
6987
3196
44699
Chỉ tiêu
1.Chi sự nghiệp y tế
2.Chi sự nghiệp kinh tế
3. Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo
4. Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể
5. Chi an ninh- quốc phòng
Tổng số

Ngoài ra, chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế quận Hoàn Kiếm vẫn
được gia tăng ( năm sau cao hơn năm trước ) nhằm cải thiện và phát triển cho các
hoạt động y tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội chung toàn quận.
2.2.1.2 Thực trạng quản lý nguồn chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế địa
bàn quận Hoàn Kiếm trong những năm qua
 Những nét chung về chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế
Để quản lý nguồn chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế, Phòng Tài
chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm triệt để quản lý theo dự toán: hàng năm trên cơ sơ
số dự toán duyệt đầu năm, phòng trực tiếp phân bổ dự toán được Sở Tài chính –
Vật giá thành phố Hà Nội và UBND quận giao cho các đơn vị y tế trên địa bàn
cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm y tế quận:
Số tiền
Năm
Hình 1: Tình hình thực hiện chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế so với dự
toán các năm 2000,2001,2002.
Qua biểu đồ trên, cho thấy việc thực hiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước
cho sự nghiệp y tế là rất sát với dự toán hàng năm, tỷ lệ thực hiện thường trên 90%
so với dự toán được giao. Tuy nhiên, phần lớn số thực chi Ngân sách Nhà nước
cho sự nghiệp y tế nằm trong nguồn chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước và từ thu sự
nghiệp của đơn vị, bởi sự nghiệp y tế nằm trong khuôn khổ các chương trình mục
tiêu quốc gia và mục đích tồn tại của y tế tuyến cơ sở là chủ trương, chính sách
thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh lây
lan.
Chi tiết các nguồn chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế tuyến cơ sở
địa bàn quận Hoàn Kiếm được cụ thể ở bảng 2:
Tỷ lệ so
với năm
2001 (%)
110,3
126,2

74,6
110,3
Bảng 2: Cơ cấu các nguồn thực chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếmgiai đoạn (2000-2002)< đơn vị: triệu đồng>Nguồn: Báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2000-2002 của Phòng Tài Chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm
Năm 2002
Tỷ trọng
(%)
78,7
16,9
4,4
100
Số tiền
4116
881
232
5229
Năm 2001
Tỷ lệ so
với năm
2000 (%)
144,5
119,3
176,7
141,8
Tỷ trọng
(%)
78,7
14,7
6,6
100
Số tiền

3732
698
311
4741
Năm 2000
Tỷ trọng
(%)
77,2
17,5
5,3
100
Số tiền
2583
585
176
3344
Chỉ tiêu
1.Chi từ Ngân sách thành phố
2.Chi Ngân sách quận, phường
3. Chi từ nguồn thu để lại đơn vị
Tổng số
Trong các nguồn chi Ngân sách Nhà nước cho các hoạt động y tế trên địa
bàn quận Hoàn Kiếm thì nguồn chi từ Ngân sách thành phố luôn chiếm tỷ trọng
lớn nhất: năm 2000 chiếm 77,2%; năm 2001 chiếm 78,7%; năm 2002 chiếm
78,7%; điều này chứng tỏ sự quan trọng của từ Ngân sách thành phố chi cho sự
nghiệp y tế quận nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
do thành phố và Sở y tế Hà Nội giao hàng năm. Thứ đến, nguồn chi bổ sung từ
Ngân sách quận và Ngân sách phường cũng góp phần không nhỏ cho chi tiêu của
sự nghiệp y tế tuyến cơ sở: năm 2000 chiếm 17,5%; năm 2001 chiếm 14,7%; năm
2002 chiếm 16,9%; trong đó Ngân sách quận hỗ trợ một phần chi thường xuyên và

Ngân sách phường chủ yếu hỗ trợ qua các khoản chi cho hoạt động phòng dịch trên
địa bàn các phường.
Thực hiện chủ trương chung về quản lý Ngân sách quận và phát triển nguồn
chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế nói riêng cũng như phát triển toàn bộ
nguồn chi nói chung. Các nguồn chi từ Ngân sách thành phố ( năm 2000 là nguồn
chi kinh phí ủy quyền của thành phố, từ năm 2001 đến nay là chi kinh phí chương
trình mục tiêu của thành phố); chi từ Ngân sách quận và chi từ Ngân sách phường
luôn được tăng lên hàng năm cho phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp y tế
trên địa bàn quận Hoàn Kiếm:
+ Chi Ngân sách thành phố: năm 2000 là 2583 triệu đồng, năm 2001 là 3732 triệu
đồng ( tăng 1149 triệu đồng so với năm 2000 hay tăng 44,5% ) và năm 2002 là
4116 triệu đồng ( tăng 384 triệu đồng so với năm 2001 hay tăng 10,3% ).
+ Chi từ Ngân sách quận và Ngân sách phường: năm 2000 là 585 triệu đồng, năm
2001 là 698 triệu đồng ( tăng 113 triệu đồng so với năm 2000 hay tăng 19,3% ) và
năm 2002 là 881 triệu đồng ( tăng 183 triệu đồng so với năm 2001 hay tăng
26,2% ).
Sở dĩ, số chi Ngân sách Nhà nước được tăng lên hàng năm như vậy là do
việc quyết định tỷ lệ tăng thêm hàng năm của Chính phủ quy định cho sự nghiệp y
tế cơ sở mà sự nghiệp y tế quận Hoàn Kiếm là một thực tế.

×