CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Mục tiêu yêu cầu tăng cường công tác quản lý thuế
TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
3.2. Các biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc
3.2.1. Các biện pháp về phía nhà nước
Để tăng cường quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN,
thì vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng. Nó được thể hiện ở nhiều mặt trong
đó có sự nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung và hệ thống
chính sách thuế TNDN nói riêng; cụ thể:
+Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thuế TNDN
Hệ thống văn bản pháp luật về thuế TNDN hiện nay vẫn còn nhiều điểm bất
cập, chưa phù hợp với thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay, nhiều khi gây
trở ngại cho quá trình quản lý thu thuế; như những quy định về khấu hao TSCĐ và
cách tính, các “chi phí về vật tư hợp lý” (do giám đốc hoặc chủ cơ sở SXKD tự xây
dựng),… ĐIều này đã tạo đIều kiện làm sai trái trong vấn đề chi phí và tạo không ít
trở ngại trong quá trình quản lý chi phí; Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN thì đây là vấn đề rất nhạy cảm. Do đặc thù kinh doanh và vấn đề nguyên vật
liệu, máy móc TSCĐ nhập khẩu, lắp ráp,… Vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục
hoàn thiện chặt chẽ hệ thống văn bản pháp luật thuế TNDN để phát huy tối đa vai
trò của sắc thuế này trong nền kinh tế nói chung và trong vấn đề tăng cường quản
lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng.
+Về cải cách hành chính thuế
Mục tiêu và tiêu đề cơ bản của cải cách hành chính thuế là phải đảm bảo cho
hệ thống chính sách thuế sao cho công băng và hiệu quả, phải rõ ràng đơn giản,
song phải chặt chẽ. Đồng thời phải tiến đến cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai,
tự tính thuế, và tự nộp thuế, cải tiến quy trình quản lý thuế, nang cao trình độ của
công chức ngành thuế,… Muốn đạt được điều đó, trước tiên phải xây dựng được
một quy trình quản lý thuế phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cải cách hành chính
thuế trong công tác quản lý thuế không chỉ nhằm ngăn ngừa những sai phạmcủa
ĐTNT mà còn làm cho bộ máy quản lý thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
của mình thêm thuận lợi. Đồng thời nó cũng là sự khuyến khích nâng cao tính tự
giách của đối tượng nộp thuế. ĐTNT có thể tìm đến cơ quan thuế để được giải đáp
những thắc mắc trong kinh doanh cũng như trong kê khai quyết toán thuế. Đồng
thời cũng có cơ hội phản hồi những ý kiến về chế độ chính sách thuế trong tình
hình kinh doanh.
+Cần phải có những quy định cụ thể điều chỉnh mối quan hệ giữa TNDN và
TNCN, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời
gian miễn giảm thuế TNDN, các chủ đầu tư luôn tìm các chuyển TNCN vào
TNDN để trốn được một lượng thuế lớn. Do đó cần có cơ chế quản lý chặt chẽ hai
loại thu nhập này-TNCN và TNDN, để có thể đảm bảo thu đúng thu đủ cho
NSNN.
+Cần kiện toàn bộ máy thu thuế theo hướng sử dụng ít nhân lực mà vẫn đảm
nhận được khối lượng công việc lớn, có chất lượngquản lý cao và khai thác nguồn
thu có hiệu quả với chi phí thấp nhất. Cần phân cấp phân công hợp lý thẩm quyền
cũng như trách nhiệm của mỗi cấp trong công tác quản lý và thu thuế.
Cần thường xuyên mở các lớp ngắn ngày, cũng như dài hạn đẻ xây dựng bồi
dưỡng cán bộ thuế tương xứng với những yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Cần nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong của cán bộ
thuế, điều chỉnh hành vi thái độ ứng sử của cán bộ thuế trong công tác quản lý
thuế.
3.2.2. Các biện pháp cụ thể về phía cơ quan thuế
3.2.2.1. Tăng cường quản lý thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu hợp
Kế hoạch thuế là định hướng phấn đấu thực hiện của ngành thuế. Việc xây
dựng kế thuế như là việc tính toán tổng hợp để xác định khả năng động viên một
bộ phận GDP của xã hội cho nhà nước thông qua thuế. Trong điều kiện nền kinh tế
thị trường phát triển như hiện nay, cùng với thực trạng các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN trên địa bàn tỉnh hầu hết đang trong thời kỳ miễn giảm thuế TNDN, thì
công tác xây dựng kế hoạch thu là biện pháp khai thác được tiềm năng của toàn
ngành, kích thích được từng bộ phận, lĩnh vực tập trung trí tuệ, sức lực phấn đấu
hoàn thành kế hoạch giao. Để việc xây dựng kế hoạch thu có tác động tốt đến công
tác quản lý thuế, Cục thuế cần chỉ đạo các phòng ban liên quan giảI quyết tốt một
số vấn đề cơ bản sau:
+Xây dựng kế hoạch thu phảI xuất phát từ yêu cầu cân đối thu chi ngân
sách cả về thời gian thu và số lượng thu; kế hoạch thu phảI mang tính tiên tiến để
có thể khai thác tối đa nguồn thu và tăng thu với chi phí bỏ ra là thấp nhất, song
đồng thời cũng phảI đảm bảo phù hợp với khả năng và thực lực của các doanh
nghiệp cũng như nền kinh tế trên địa bàn tỉnh.
+Trong quá trình xây dựng kế hoạch thu phảI phân tích đánh giá các chỉ tiêu
thu của đối tượng nộp thuế, các loại thuế có thể thu được từ doanh nghiệp;
phântích mối quan hệ giữa các loại thuếdoanh nghiệp phảI nộp, từ đó công tác
quản lý thuế có thể được bao quát hơn.
+Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước để rút ra những ưu nhược
điểm còn tồn tại, từ đó công tác xây dựng kế hoạch thu có thể được tốt hơn.
3.2.2.2. Tăng cường quản lý thuế trong việc quản lý doanh thu và chi phí
Tăng cường quản lý doanh thu và chi phí là khâu quan trọng trong công tác
quản lý thuế TNDN. Để công tác quản lý doanh thu và chi phí được tốt, cần làm tốt
các công tác sau:
+Tăng cường nắm bắt thông tin về hoạt động của doanh nghiệp
Để quản lý đầy đủ, chặt chẽ các khoản doanh thu và chi phí của ĐTNT đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cán bộ thuế trực tiếp quản lý phải
thường xuyên nắm bắt được tình hình SXKD của đơn vị, phải nắm bắt được tình
hình sản xuất, tình hình tiêu thụ, tình hình lỗ lãi,… Đồng thời cán bộ thuế cũng cần
nắm bắt được tình hình thực hiện chế độ sổ sách, kế toán hoặc hoá đơn chứng từ
theo đúng quy định của nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế độ chính sách
khác của nhà nước,…
Để có thông tin phục vụ công tác trên, có thể lấy thông tin từ các báo cáo Tài
chính, Quyết toán thuế, báo cáo khác của đơn vị do đơn vị cung cấp. Đồng thời
cũng cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như báo, đài, tạp chí,…để
có một thông tin tổng hợp, chính xác phục vụ cho một cái nhìn tổng hợp toàn diện
về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
+Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, thúc đẩy công tác kế toán, sử dụng hoá
đơn chứng từ của doanh nghhiệp.
Công tác kiểm tra việc sử dụng hoá đơn chứng từ của doanh nghiệp như là
khâu then chốt trong công việc quản lý doanh thu và chi phí. Việc kiểm tra hoá đơn
chứng từ, kiểm tra công tác kế toán là căn cứ quan trọng, chính xác để xác định
doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Từ đó có cơ sở cho việc tính thuế, thu nộp
thuế, đảm bảo chính sách thuế được thực hiện công bằng, nghiêm túc.
Đồng thời thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, hoá
đơn chứng từ của doanh nghiệp có thể phát hiện ra những trường hợp sai phạm,
gian lận trong công tác thực hiện chế độ cũng như gian lận trong sản xuất cũng như
kinh doanh. Từ đó có thể kịp thời xử lý, uấn nắn những sai phạm, từ đó góp phần
làm cho công tác quản lý thuế được tốt hơn.
+Ngoài ra cần phân loại các trường hợp vi phạm để có thể quản lý và có biện
pháp xử lý phù hợp.
-Đối với các trường hợp kê khai sai bắt nguồn từ hạch toán sai vì không nắm
vững chế độ chính sách, cần có sự hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ để sửa sai kịp
thời. Cán bộ thuế cần cung cấp nguồn tài liệu để ĐTNT có tài liệu nghiên cứu để
thực hiện cho đúng.
-Đối với trường hợp sai phạm do trình độ cán bộ chuyên quản còn hạn chế,
làm việc không cẩn then, thiếu trách nhiệm cơ quan thuế cần có biện pháp xử lý,
cảnh cáo nhắc nhở ở mức độ thích hợp
+Đối với trường hợp sai phạm có chủ ý, cần có những biện pháp mạnh tay
và điều tra làm rõ, vì đây là dấu hiệu gian lận trong kê khai doanh thu và chi phí
nhằm chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước.
3.2.2.3. Tăng cường quản lý thuế trong việc tổ chức tốt công tác cán bộ
Tổ chức công tác cán bộ là khâu then chốt quyết định đến sự thành công hay
thất bại của công tác quản lý thuế. Các cán bộ trực tiếp quản lý có đáp ứng được
yêu cầu quản lý thuế trong thực tiễn với sự phát triển của đối tượng nộp thuế hay
không sẽ nói lên sự thành công hay thất bại của công tác quản lý thuế. Cán bộ thuế
cần được đào tạo bồi dưỡng trở thành một đội ngũ có năng lực, thông thạo nghiệp
vụ, đặc biệt có trình độ trong việc kiểm tra, quản lý doanh thu chi phí,… Để công
tác cán bộ được làm tốt, đáp ứng yêu cầu quản lý, tương xứng với yêu cầu của
công tác thuế trong giai đoạn hiện nay cần làn tốt một số vấn đề sau: