Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Quỳnh báo cáo thực tập KTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 47 trang )

Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY

Lời mở đầu.
Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền
kinh tế quốc dân của mỗi nước . Hệ thống vận tải được ví như mạch máu của
con người, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một nước. Vận tải
phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của từng quốc gia: sản xuất,
tiêu dùng , lưu thông, quốc phòng.Tiến bộ trong ngành vận tải ngày càng
đem lại hiệu quả trên nhiều mặt cho sự phát triển kinh tế của nhân loại.
Đối với nước Việt Nam ta, lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
hệ thống sông ngòi dày đặc ở cả ba miền Bắc –Trung –Nam ,với hơn 2360
sông kênh, có tổng chiều dài 42000 km, cùng các hồ, đầm, hơn 3260 km
đường bờ biển và hàng nghìn km đường từ bờ ra đảo. Tạo thành một hệ
thống vận tải thủy thông thương giữa mọi vùng đất nước, từ thành thị đến
nông thôn,từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vận chuyển
hàng hóa và hành khách.
Giao thông vận tải thủy nội địa có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội ,đảm bảo an ninh,quốc phòng và góp phần giao thương
với một số quốc gia lân cận, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hóa cao,
nhiều thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa.
Đối với sự phát triển không ngừng của vận tải nói chung và của ngành
vận tải thủy nói riêng, để đáp ứng được các nhiệm vụ của thủy nội địa trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Một trong những yếu tố
quyết định cho sự thành công của vận tải thủy nội địa là phải chú trọng đến
sự phát triển của giao nhận trong vận tải và đặc biệt là các quy trình xuất
nhập khẩu hàng hóa giữa các cảng .
Trong khoảng thời gian thực tập từ ngày 6/8/2018 đến ngày
2/9/2018 ,với sự quan tâm của nhà trường và các thầy cô trong ngành Kinh
tế Vận tải thủy, chúng em đã được đi thực tập ở Công ty Cổ phần Cảng Vật
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610



Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
Cách Hải Phòng , Công ty Nam Dương .Trong quá trình thực tập, em đã học
tập, nghiên cứu và thu về cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu. Và khi
được thực tập tại Cảng Vật Cách , em đã được tìm hiểu rõ hơn quá trình làm
việc, cách thức quản lý của Công ty và các quy trình nghiệp vụ vận tải
.Trong bài báo cáo thực tập này, em xin được trình bày về quy trình giao
nhận hàng rời theo chiều nhập tại Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách. Bài báo
cáo gồm :
Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
Chương 2: Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần
cảng Vật Cách năm 2017.
Chương 3 : Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng rời theo chiều nhập của
Công ty Cổ phần cảng Vật Cách
Chương 4 : Các giấy tờ và chứng từ liên quan đến nghiệp vụ
Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa
tại cảng.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Ths. Bùi Thanh Hải- Trưởng bộ môn
kinh tế đường thủy- Khoa kinh tế và thầy Lê Văn Thanh cùng các thầy cô
trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo
thực tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý Công ty cổ phần Cảng Vật Cách đã tạo
điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế với ngành nghề và cung cấp tài liệu
em hoàn thành bản báo cáo này.
Vì thời gian thực tập chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế, đôi lúc em còn có
nhiều thiếu xót, em mong các thầy cô chỉ bảo thêm để bài báo cáo thực tập
được hoàn thiện hơn.

Trịnh Thúy Quỳnh - 65610



Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hải Phòng , ngày 8 tháng 9 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Quỳnh
Trịnh Thúy Quỳnh

Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY

Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cảng Vật
Cách.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
- Trực thuộc: Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam.
- Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng vụ: Hải Phòng.
- Vị trí Cảng: 20°53’16" N - 106°36’48" E.
- Địa chỉ: Kilômét số 9, Quốc lộ 5, P. Quán Toan, Q.Hồng Bàng, HP.
- Tel: (84.31) 3850018.
- Fax: (84.31) 3850026.
- Email:
Cảng Vật Cách được hình thành từ năm 1962 lúc đó chưa xây dựng
cầu Cảng mà xây dựng các mố để đặt cần trục K162 để bốc xếp than rời
chuyển từ Quảng Ninh bằng sà lan, than được ngoạm lên các băng chuyền
chạy vào trong bãi tập kết sau đó được công nhân đánh tay hoặc cần trục

K162 đưa lên các toa tàu hỏa vận tải phục vụ cho các nhà máy như: Nhà
máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy điện Ninh Bình.... đến năm 1968 Nhà
nước cho xây dựng 61m cầu nằm phía thượng lưu Cảng và xây dựng một số
kho chứa hàng ở hậu phương khoảng 1000m 2. Đến năm 1970-1971 Nhà
nước lại tiếp tục xây dựng 61m cầu tàu hạ lưu Cảng với 2 cầu hàng xây xong
nhưng chưa đưa vào sử dụng mà bàn giao cho Cảng Hải Phòng quản lý
(hàng hóa ít) đã đặt tên cho Cảng Vật Cách là khu 2 trực thuộc Cảng Hải
Phòng, đến năm 1978 Nhà nước đầu tư cho Cảng Hải Phòng xây dựng cầu
tàu dài 192m phía nối liền với cầu tàu 61m thượng lưu.
Sau khi xây xong Cảng Hải Phòng trang bị một số thiết bị xếp dỡ như cần
trục di động, đế 5 tấn đặt trên cầu tàu để làm hàng. Hàng hóa khai thác tại
khu 2 chủ yếu là hàng chuyển tải từ Hạ Long về, cũng như một số hàng hóa
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
giải tỏa từ Cảng Hải Phòng về. Do hàng hóa ít lại bị chiến tranh nên lưu
lượng hàng hóa rất ít, khoảng 100000 tấn/năm mà chủ yếu là hàng rời. Hệ
thống kho tàng bến bãi chỉ là nền đất cỏ mạ um tùm, độc nhất có một bãi bê
tông khoảng 5000m2 để chứa hàng chuyển tải từ Cảng Hải Phòng về, trang
bị cũ kỹ, chỉ có 2 xe nâng hàng Liên Xô loại 5 tấn, 4 đầu máy kéo, 4 xe ô tô
ben, 2 xe bàn, nhà xưởng rất đơn sơ, nghèo nàn về máy móc.
Đến năm 1986 từ khu 2 chuyển thành xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách trực thuộc
Cảng Hải Phòng. Thời gian này hàng hóa có nhiều thay đổi, các tàu sà lan
nội địa được đóng mới nên Cảng Hải Phòng quyết định đầu tư cho xí nghiệp
xếp dỡ Vật Cách một số thiết bị như đế 5 tấn, gồm 4 chiếc cần trục di động
và một số thiết bị vận chuyển tốt hơn. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ
của xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách chủ yếu là làm dịch vụ bốc xếp hàng hóa cho
chủ hàng, sản lượng nâng lên, năm 1986 sản lượng đạt 150000 tấn, đến năm
2011 sản lượng đạt đến 550000 tấn. Tổng cán bộ công nhân viên toàn xí

nghiệp khoảng 345 người.
Quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là do Càng Hải Phòng quản lý
và trả lương nên việc tổ chức sản xuất theo chế độ bao cấp vì vậy tinh thần,
thái độ làm việc của cán bộ công nhân viên ỉ lại, trông chờ vào Cảng Hải
Phòng. Chính vì thế mà sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách
luôn nằm trong tình trạng thua lỗ từ 1,2 đến 1,6 tỷ. Thực hiện chủ chương
chính sách của Đảng và Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo
định hướng của Nhà nước, Cảng Hải Phòng đã thực hiện chủ chương này là
tách xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách ra khỏi Cảng Hải Phòng để chuyển đôi
thành Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách vào ngày 03/07/2002 theo quyết định
số 2080/2002/QĐBGTVT.
Công ty được thành lập với tổng nguồn vốn điều lệ là 12 tỷ Việt Nam đồng,
trong đó Cảng Hải Phòng nắm giữ 30% vốn, còn lại là 70% do các cổ đông
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
trong công ty đóng góp. Đại hội cổ đông chính thức được triệu tập ngày
26/07/2002 (đại hội cổ đông đầu tiên) bầu ra Hội đồng quản trị, ban kiểm
soát và các chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc.
Đề có thời gian chuẩn bị về trang thiết bị vật chât cho công ty cũng như tổ
chức bộ máy điều hành Cảng Hải Phòng quyết định từ ngày 01/09/2002
Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách chính thức đi vào hoạt động theo luật
doanh nghiệp một cách độc lập, không phụ thuộc vào Cảng Hải Phòng. Đến
năm 2006 toàn bộ 30% vốn chuyển vào Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam
quản lý.
Sau khi chính thức đi vào hoạt động, tư tưởng trong toàn bộ cán bộ
công nhân viên rất hoang mang, dao động, không hiểu có gánh vác nổi các
công việc mà từ trước đó tới nay Cảng Hải Phòng đảm nhiệm không. Mô
hình tổ chức sản xuất khác hẳn trước, trước đây sản xuất kinh doanh theo

kiểu bao cấp, khi cổ phần hóa là do tự mình góp vốn làm ăn nên vừa phải
đảm bảo đời sống vừa phải lo trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông. Nhưng
với quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, trong năm
2009 đã ổn định về tổ chức, về mô hình sản xuất cũng như được sự tư vấn
giúp đỡ của Cảng Hải Phòng nên bước đầu đã mang lại thắng lợi.
Đặc biệt là sản lượng, doanh thu của năm sau đã tăng so với năm trước, lực
lượng sản xuất dần dần đã được tăng lên, trang thiết bị cầu tàu được bổ sung
thêm. Kho bãi được xây mới và sửa chữa các kho cũ, đường sá đi lại được
làm mới và sửa chữa khang trang sạch đẹp, luồng cầu hàng năm được nạo
vét độ sâu -4,5m để đón các tàu có trọng tải từ 2000 đến 3500 tấn mà trước
đâu chỉ có tàu 1000 tấn và sà lan mới có thể vào được. Do thiết bị là cũ kỹ,
sức nâng lại hạn chế nên không bốc xếp được những loại hàng siêu trường
siêu trọng do đó không thể nhận được những loại hàng có giá trị doanh thu
cao, tiêu hao sức lực ít, hàng hóa chủ yếu là hàng bao, hàng rời nên chi phí
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
lao động cao trong khi đó đơn giá bốc xếp lại thấp, đồng thời ảnh hưởng rất
lớn đến việc tuyển lao động bốc xếp rất khó khăn.
Đặc biệt khi đất nước phát triển mở rộng đầu tư, quan hệ kinh tế mở rộng
thì lượng hàng hóa thông qua Cảng ngày càng nhiều nhưng lực lượng bốc
xếp lại thiếu, vấn đề ở đây là không chỉ khó khăn trong công việc tuyển công
nhân bốc xếp mà còn là sự rơi rớt dần của lực lượng này do công việc quá
nặng nhọc. Đáng nhẽ ra sản lượng năm sau phải cao hơn năm trước nhưng
lại ngược lại sản lượng lại thấp hơn năm trước. Ví dụ năm 2007 sản lượng
đạt 1650000 tấn nhưng năm 2008 chỉ đạt 1550000 tấn, đặc biệt năm 2009
mặc dù báo động là suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới rất
nghiêm trọng nhưng hàng hóa về cảng lại rất nhiều, tàu phải chờ đợi 3 đến 4
ngày mới vào được trong khi đó thì cầu tàu, phương tiện vẫn có thể tiếp

nhận khai thác nhưng do thiếu công nhân nên không thể tiếp nhận. Nếu cứ
đà này thì sản lượng năm 2009 chỉ đạt 1300000 tấn.
Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo đã ban hành nhiều chính sách, chế độ cho
người lao động như tăng đơn giá 15% cho 1 tấn hàng, ăn trưa tăng từ
12000đ/ bữa lên 15000đ/ bữa, trước đây không có công trực chờ do chủ
hàng lỡ phương tiện hoặc mưa gió thì nay các công trực chờ được hỗi trợ
20000đ cho 1 công nhân trực từ 3 tiếng trở lên....
Hiện tại Cảng Vật Cách đang sử dụng 460m cầu tàu gồm 6 cầu tàu, diện tích
đất toàn cảng khoảng 21ha, trong đó xây dựng khu làm việc là khoảng
2000m2, diện tích kho khoảng 12000m2, diện tích bãi khoảng 100000m2.
Thiết bị xếp dỡ tuyến tiền phương bao gồm 3 đế kirop loại 5 tấn, 1 đế kirop
loại 10 tấn, 2 đế phần lan loại 10 tấn, 1 đế thụy điển 45 tấn. Xe nâng hàng có
6 chiếc gồm: 2 xe mỗi cái loại 7 tấn, 2 xe mỗi cái loại 5 tấn và 2 xe mỗi cái
loại 3 tấn. Xe vận chuyển có 5 chiếc, trong đó 3 xe vận chuyển loại 5 tấn và
2 xe vận chuyển loại 7 tấn. Cần trục bánh lốp có 7 cái loại 25 tấn. Có 3 xe
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
xúc gạt, một xe loại 210, một xe loại 130, một xe loại 50. Sản lượng năm
2012 của doanh nghiệp là 1630000 tấn doanh thu là 67 tỷ đồng. Sản lượng
năm 2013 là 1974000 tấn và doanh thu là 87 tỷ đồng.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách.
1.2.1. Chức năng của công ty.
- Bốc xếp hàng hóa (Chuyên làm các loại hàng: hàng bao như xi
măng, lân đạm, hàng rời như clanhke, than, quặng, muối…, hàng thiết bị,
hàng cây như sắt, thép, gỗ, và một số loại hàng khác).
- Kinh doanh cho thuê kho, bến bãi để chứa hàng.
- Đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá.
- Vận tải đa phương thức.

- Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu.
- Sữa chữa cơ khí, phương tiện cơ giới thủy bộ.
1.2.2. Nhiệm vụ chính của công ty.
- Ký hợp đồng xếp dỡ, giao nhận bảo quản lưu kho hàng hóa với chủ
hàng.
- Phụ trách việc xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, nhận chuyển và giao hàng
hóa cho chủ hàng và cho các tàu bè được chủ hàng uỷ nhiệm vận chuyển.
- Dẫn dắt các tàu ra vào Cảng và cung cấp các thứ cần thiết cho tàu
(nguyên liệu dầu mỡ, than, củi…) và sửa chữa tàu, kể cả tàu nước ngoài.
- Xây dựng tu bổ các công trình thuộc phạm vi Cảng đảm bảo tàu đi
lại thuận tiện an toàn (xây dựng bến, vét lòng lạch, sửa chữa phao đeo đường
vận chuyển). Bảo quản thiết bị và sửa chữa các phương tiện hoạt động của
Cảng tàu, canô, xà lan, cầu, các phương tiện vận chuyển bộ trong cảng.
- Thi hành các luật pháp, điều lệ và các chính sách, chủ trương của
Chính phủ của Bộ Giao thông và Bưu điện đối với Cảng Vật Cách.
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
- Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập
khẩu từ phương tiện vận tải nếu được ủy thác.
- Kết toán việc giao nhận hàng nhập khẩu và lập các chứng từ cần
thiết tiến hành xếp dỡ vận chuyển bảo quản lưu kho hàng hóa.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Càng Vật Cách.
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Càng Vật Cách.

Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PGĐ KHAI THÁC

PGĐ KỸ THUẬT

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG TCKT

PHÒNG KHKT-AT

PHÒNG ĐIỀU ĐỘ

PHÒNG TH

PHÒNG KHĐT

Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
1.3.2. Giải thích sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.

- Đại hội cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi
vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh Nghiệp và Điều lệ công ty.
Đại hội cổ đông là cơ quan thông qua mọi chủ trương, chính sách đầu tư
ngắn và dài hạn trong công việc, trong việc phát triển công ty, quyết định cơ
cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản
lý công ty giữa hai kỳ Đại hội, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn
đề thuộc đại hội đồng cổ đông quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại
và phát triển thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành
động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty nhắm bảo vệ lợi ích
hợp pháp của các cổ đông.
- Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm
trước tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và Nhà Nước về mọi hoạt đông kinh
doanh của Công ty. Là người chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh đạo Công
ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và điều hành, kiểm
tra các hoạt động của Công ty.
- Phó giám đốc khai thác: Chỉ đạo công tác xếp dỡ hàng hóa, quản lý
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cảng, quan hệ với các đơn vị
cấp trên để giải quyết các nghiệp vụ công tác kế hoạch. Ngoài ra phó giám
đốc khai thác còn là người triển khai thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký
với chủ hàng, chủ tàu, giải quyết các vướng mắc trong quá trình bốc xếp,
giao nhận theo quy định của hợp đồng.
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY

- Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về
các công việc có liên quan thuộc phạm vi khoa học kỹ thuật. Nắm chắc tình
trạng kỹ thuật của các phương tiện thiết bị xếp dỡ và giao kế hoạch sửa chữa
các phương tiện thiết bị đó sao cho phù hợp với quy trình xếp dỡ, chỉ đạo
việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, nạo vét cầu cảng,
tiết kiệm và bảo đảm an toàn về kỹ thuật.
- Phòng kinh doanh: Chi phối chủ yếu mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, nó có trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất, đồng thời có trách nhiệm tìm thị trường tiêu thụ, tìm bạn hàng, nắm bắt
thông tin về những bạn hàng mà công ty sản xuất kinh doanh cần những mặt
hàng đó và giá cả các mặt hàng đó.
- Phòng điều độ: Gồm 8 người thực hiện điều độ tàu ra, vào Cảng, bố
trí các ca sản xuất cho hợp lý đồng thời khai thác cầu tàu một cách có hiệu
quả nhất, lưu thông các tàu nhanh chóng không để tàu ứ đọng.
- Phòng tài chính kế toán: Là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ
đơn vị nào. Có trách nhiệm giám sát kiểm tra và cố vấn cho giám đốc về mặt
tài chính và theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng
thời tham mưu cho lãnh đạo về tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ, về
tình hình tư vấn sử dụng và luân chuyển vốn, thực hiện các chế độ về tài chính
của công ty.
- Phòng hành chính quản trị: Theo dõi tình hình tăng giảm số lượng
cán bộ công nhân viên trong công ty, có trách nhiệm thực hiện và giải quyết
các vấn đề về chế độ, chính sách mà Nhà nước quy định với cán bộ công
nhân viên. Theo dõi tình hình làm việc, tình hình thực hiện định mức công
việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức công tác lao động tiền lương, lập
định mức lao động trên một sản phẩm, đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề
cho công nhân viên.
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610



Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
- Phòng khoa học kỹ thuật-an toàn: Gồm 7 người giải quyết các vấn
đề an toàn lao động, xây dựng các quy trình về an toàn lao động, các vấn đề
về kỹ thuật sử dụng và vận hành máy móc trong quá trình làm việc. Lên kế
hoạch về việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu mới.
- Phòng hành chính tổng hợp: Theo dõi tình hình tăng giảm số lượng
cán bộ công nhân viên trong công ty, có trách nhiệm thực hiện và giải quyết
các vấn đề về chế độ, chính sách mà Nhà nước quy định với cán bộ công
nhân viên. Theo dõi tình hình làm việc, tình hình thực hiện định mức công
việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức công tác lao động tiền lương, lập
định mức lao động trên một sản phẩm, đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề
cho công nhân viên.
1.3.3. Đánh giá sự phù hợp của sơ đồ tổ chức.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức
năng, từ Giám Đốc công ty đến các phòng, phân xưởng, đội. Qua đó chức
năng quản lý được chuyên môn hoá, tận dụng được năng lực của các cán bộ
chuyên viên đầu ngành trong từng kĩnh vực. Các quyết định của bộ phận
chức năng chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính đối với các bộ phận trực tuyến
khi đã thông qua người lãnh đạo cao nhất hay được người lãnh đạo cao nhất
uỷ quyền. Các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ sản xuất từ trên đưa xuống đảm
bảo chất lượng được giao.
 Ưu điểm:
Có sự phân công hợp lý trong bộ máy quản lý điều hành dẫn đến sự
chuyên môn hoá cao của các phòng ban chức năng tạo điều kiện phát huy tối
đa năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng và đảm bảo quyền chỉ
huy của hệ thống trực tuyến do đó công việc được thực hiện dễ dàng.
 Nhược điểm:
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610



Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
Bộ máy với cơ cấu quản lý lớn, chia theo nhiều cấp quản lý vì vậy tiến trình
giải quyết công việc phải thông qua nhiều khâu mới đạt được kết quả cuối
cùng dẫn đến quá trình giải quyết công việc mất rất nhiều thời gian.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động.
1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Luồng vào cảng:
Dài

: 12 hải lý

Độ sâu luồng

: -3,9 m ÷ - 4,1m

Chế độ thuỷ triều : Nhật triều
Chênh lệch b/q

: 0,2 m

Mớn nước cao nhất tàu ra vào : 6 m
Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được : 4.500 DWT
Sức chứa:
Tổng diện tích mặt bằng : 145.000 m2, trong đó:
Kho : 15.000 m2
Bãi

: 130.000 m2 ( trong đó bãi chứa Cont: 12.000 m2)

Sức chứa tổng cộng: 35.000 tấn


Cầu bến:
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
Cầu tàu/ số
hiệu

Độ

Dài (m)

(m)

sâu

Loại tàu/ hàng khai thác

Cầu 1

61

-4,0

Tổng hợp

Cầu 2

96


-4,5

Tổng hợp

Cầu 3

96

-4,5

Tổng hợp

Cầu 4

63

-3,5

Tổng hợp

Cầu 5

62

-4,0

Tổng hợp

Cầu 6


106

-4,7

Tổng hợp

Trang thiết bị:
Loại/ kiểu

Số lượng

Sức nâng/ tải/ công suet

1. Cần cẩu trên bến :

07

5-40 tấn

2. Cần cẩu trong bãi :

07

25-30 tấn

3. Xe nâng hàng :

06


3-7 tấn

4. Ôtô vận chuyển:

05

5-10 tấn

5. Xe súc gạt

03

0,50 m3

Kế hoạch phát triển chính:
Dự án

Tổng kinh phí

1. Xây dựng 100m cầu 4

38 tỷ

2. Làm mới 7.000 m2 bãi số 4+5

1,4 tỷ

Trịnh Thúy Quỳnh - 65610



Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
3. Xây 3.000 m2 kho A3

4,5 tỷ

4. Cải tạo nâng cấp nhà làm việc ngân hàng ACB

0,9 tỷ

5. Nâng cấp tuyến đường nối từ cổng chính ra cầu 1,5 tỷ
3

1.4.2. Lao động.
Bảng: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2017
Đơn vị tính: Người
TT
I
1
2
II

Chỉ tiêu
Cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
Cơ cấu theo phòng ban, phân xưởng

Trịnh Thúy Quỳnh - 65610

Số lượng

565
89
476
565

Tỷ lệ(%)
100
15,8
84,2
100


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
4
0,71
1
Ban giám đốc
5
0,88
2
Phòng kế hoạch kinh doanh
11
1,95
3
Phòng hành chính tổng hợp
11
1,95
4
Phòng kế toán - tài chính
7

1,24
5
Phòng khoa học kĩ thuật an toàn
4
0,71
6
Phòng công trình
7
1,24
7
Phòng điều độ
52
9,2
8
Phòng bảo vệ
4
0,71
9
Đội cơ giới
245
43,36
10
Đội bốc xếp
20
3,54
11
Đội vệ sinh công nghiệp
70
12,39
12

Kho
9
1,59
13
Nhà cân
60
10,62
14
Tổ đóng gói
32
5,66
15
Lái đế
14
2,48
16
Lái xe ô tô
20
3,54
17
Lái cần trục bánh lốp, xe nâng, máy xúc
(Nguồn: Phòng tổng hợp- Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách năm 2017)
Trong những năm gần đây, tình hình lao động của công ty có nhiều
biến động, tổng số lao động tăng lên theo từng năm, điều đó phản ánh quy
mô hoạt động của kinh doanh của công ty có chiều hướng phát triển mạnh
mẽ. Số lao động tăng lên để đáp ứng với sự phát triển của thị.
Lực lượng lao động của công ty được chia làm 2 loại: lao động trực
tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó, số lượng công nhân lao động trực tiếp
luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với số lượng cán bộ công nhân viên lao động
gián tiếp. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì ngành nghề kinh doanh của Công

ty Cổ phần cảng Vật Cách là xếp dỡ, vận chuyển, và lưu kho hàng hoá nên số
lao động trực tiếp nhiều hơn là điều tất lẽ. Số lao động trực tiếp là các cán bộ
công nhân viên chức làm việc trong các phòng ban, giữ vị trí lãnh đạo và quản lý
lao động làm việc.
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
Năm 2017, tổng số lao động là 565 người trong đó số lượng lao động
nam là 475 người, lao động nữ là 90 người, trong đó lao động trực tiếp
chiếm 84,2%, lao động gián tiếp chỉ có 15,8%. Công ty có đội ngũ lao động
năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết với công việc.

Chương 2: Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty
Cổ phần cảng Vật Cách năm 2017.
2.1. Mục đích, ý nghĩa
Để đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cần sử dụng đến nhiều chỉ tiêu .Trong số đó có các chỉ tiêu pháp lệnh
và các chỉ tiêu mang tính định hướng tự xây dựng.Thông thường người ta
chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu quan trọng để phân tích. Tùy theo từng doanh
nghiệp và từng đề tài mà những biểu hiện cụ thể về các chỉ tiêu chủ yếu sẽ
có sự khác nhau.
2.1.1 Mục đích
- Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
-


Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với

Ngân sách Nhà nước và đối với người lao động.
- Nhìn nhận dưới nhiều góc độ để thấy được một cách đầy đủ, đúng
đắn và cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ đó xác định
được các nguyên nhân gây biến động các chỉ tiêu đó.
- Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng của Doanh nghiệp,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo lợi ích cho người lao
động.
-

Là cơ sở để đưa ra các chiến lược về sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp trong tương lai.
2.1.2. Ý nghĩa
Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách tổng quan nhất tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nói lên khối lượng công việc
và kết quả của các công việc mà doanh nghiệp đã làm được trong kỳ như
phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực hiện
nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tình hình lao động trong doanh nghiệp.
Qua đó thấy được mặt tích cực, tiêu cực, những tồn tại để từ đó có biện pháp
khai thác tốt nhất các mặt tích cực đồng thời hạn chế những tiêu cực để giúp
doanh nghiệp có kết quả cao hơn trong tương lai. Vì vậy việc phân tích đánh
giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan
trọng và cần được tiến hành một cách thường xuyên.
2.2. Lập bảng, phân tích
2.2.1. Lập bảng


Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY

STT

Chỉ tiêu

I

Chỉ tiêu về sản lượng
Khối lượng hàng hóa
vận chuyển
Tổng số công nhân
NSLĐ bình quân
Nhóm chỉ tiêu về lao
động tiền lương
Tổng số công nhân
Tổng quỹ lương

1
2
3
II
1
2

3 Tiền lương bình quân
III

1
2
3

Chỉ tiêu về tài chính
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Chỉ tiêu có quan hệ
IV
ngân sách
1 BHXH
2 Thuế TNDN

Đơn vị tính

Kỳ gốc

Kỳ nghiên
cứu

So sánh
(%)

Chênh lệch

T

1.974.679


2.272.575

115,1

297.896

Người
T/người

595
3.318.788

565
4.022.257

94,96
121,2

-30
703.469

Người
103đ
103đ/ngườitháng

595
4.923.138

565
94,96

5.439.154 516.016

-30
110,48

8274,181

9626,821

106đ
106đ
106đ

87.602
76.244
11.358

104.586
91.986
12.600

119,4
16.984
120,65 1.395.50415.274
110,94
1242

103đ
103đ


827.087
2005

913.778
2106

110,48
105,04

Trịnh Thúy Quỳnh - 65610

116,35

1.352,64

86.691
101


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY

2.2.2. Nhận xét :
• Chỉ tiêu sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty như sau:
Năng suất lao động bình quân năm 2016 là 3,318.788 tấn/năm, năm 2017 là
4,022.257 tấn/năm. Tăng so với năm 2016 là 703.469 tấn /năm tương ứng
với tốc độ tăng là 21.2%.
Năng suất lao động tăng là do sự biến đổi của 2 chỉ tiêu: sản lượng
xếp dỡ và tổng số lao động của Công ty.
+ Sản lượng xếp dỡ của Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách năm 2016

là: 1,974,679 tấn. Năm 2017 sản lượng của công ty tiếp tục tăng là:
2,272,575 tấn, tốc độ tăng là: 15.1% tăng so với năm 2016 là 297,896 tấn.
Sản lượng xếp dỡ của công ty tăng là do trong năm 2017 công ty đã đầu tư
rất nhiều về cơ sở hạ tầng như xây mới cầu cảng, làm mới lại mặt bằng kho
bãi, xây thêm kho A3 cũng như nâng cấp tuyến đường nối cùng với việc mua
mới các máy móc, trang thiết bị xếp dỡ với số tiền đầu tư bỏ ra không hề
nhỏ. Điều này có tác động tích cực đến quá trình sản xuất của công ty. Diện
tích lưu, bảo quản hàng tăng lên, rút ngắn thời gian xếp dỡ cũng như vận
chuyển nội bộ cảng. Tất cả đã giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng
tiềm năng hơn dẫn đến sản lượng hàng xếp dỡ tại cảng tăng lên.
+ Tổng số lao động của Công ty năm 2016 là 595 người, năm 2017 là
565 giảm so với năm 2016 là 30 người ứng với tốc độ giảm là 5.04%. Trong
năm nay vì công ty đã đầu tư được nhiều về máy móc trang thiết bị. Có mua
mới thêm cần trục xếp dỡ, nâng cấp và sửa chữa các công cụ phụ trợ xếp dỡ,
máy móc, xe ô tô được đầu tư thêm. Dẫn đến lượng lao động thô sơ cũng
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
như thời vụ của công ty được giảm bớt. Đây là nguyên nhân chủ quan mang
tính tích cực.
• Nhóm chỉ tiêu về tài chính: Nhìn vào bảng ta thấy lợi nhuận trước
thuế của công ty có xu hướng tăng lên. Cụ thể là trong năm 2017 là
12600 VND, tăng lên 1242x10 6 VND so với năm trước tương ứng
tăng 10,94%. Sở dĩ có sự tăng lên này là do sự biến động của 2 chỉ
tiêu.
+ Tổng doanh thu năm 2017 là 104,586x10 6 VND tăng 16,984x106 VND so
với năm 2016, tương ứng tăng 19,4%. Sự tăng lên này chúng ta nhìn thấy rất
rõ là do sản lượng xếp dỡ của công ty trong năm 2017 cũng tăng lên, sản
lượng xếp dỡ tăng lên còn giúp doanh nghiệp thu được nhiều hơn về các

dịch vụ đi kèm như lưu kho bãi, đóng gói bao bì…
+ Tổng chi phí của doanh nghiệp trong năm qua 2017 là 91.986x10 6 VND
tăng lên 15.742x106 VND so với năm trước 2016, tương ứng tăng 20,65%.
Chi phí tăng là do đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc mới, nâng
cao dịch vụ hiện có của công ty. Nhưng tỉ lệ tăng của chi phí không vượt quá
tỉ lệ tăng của doanh thu nên công ty vẫn thu lại lợi nhuận cao hơn. Qua đó,
giúp chúng ta thấy được phải biết xác định đúng thời điểm để đầu tư đúng
lúc đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
• Nhóm chỉ tiêu về lao động, tiền lương: Lương bình quân của công
ty của năm 2017 là 9.626.821VND tăng 1.352.640 VND so với
năm 2016, tương ứng tăng 16,35%. Sự tăng của chỉ tiêu này là do
sự biến động của 2 chỉ tiêu: Tổng quỹ lương và tổng số lao động
của công ty.
+ Tổng quỹ lương năm 2017 là 5.439,154 10 6 VND, của năm 2016 là
4.923.138 106 VND. Tức năm 2017 tổng quỹ lương tăng 516,016 10 6 VND,
tương ứng tăng 10,48%. Sự tăng lên này là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
Công nhân cảng làm việc trong điều kiện vất vả, đọc hại, công ty trong năm
đã quyết định tăng lương, tăng thêm phụ cấp để khuyến khích động viên
công nhân viên lao động tích cực, cống hiến hết sức cho ccong ty. Đồng thời
là do lợi nhuận thu được của công ty trong năm cũng tăng lên. Công nhân
khi được tăng lương cũng tạo cảm hứng cho họ làm cho năng suất tăng lên,
đẩy mạnh sản xuất giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
nữa.
+ Tổng số công nhân của công ty đã phân tích ở trên.
• Nhóm chỉ tiêu về quan hệ ngân sách:
+ Bảo hiểm xã hội ở kỳ gốc là 827.087.000 đồng đã tăng lên ở kỳ nghiên

cứu là 913.778.000 đồng , cụ thể là đã tăng 86.691.000 đồng về mặt tuyệt
đối tương đương với tăng 10,48% về mặt tương đối . Sở dĩ có sự tăng lên
đó là do
+Vì mức tiền lương của năm 2017 tăng lên so với năm 2016 nên bảo hiểm
xã hội cũng tăng lên
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp ở kỳ gốc là 2005.000 đồng đã giảm đi ở kỳ
nghiên cứu là 2106.000 đồng cụ thể là đã tăng đi 101.000 đồng tương
đương với giảm 5,04% về mặt tương đối . Sở dĩ có sự giảm trên là do Lợi
nhuận của doanh nghiệp giảm ở kỳ này nên thuế thu nhập doanh nghiệp của
doanh nghiệp cũng giảm theo.

Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY

Chương 3 : Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng rời theo chiều
nhập của Công ty Cổ phần cảng Vật Cách.
3.1. Dịch vụ giao nhận và người giao nhận :
3.1.1. Dịch vụ giao nhận :
3.1.1.1. Khái niệm :
• Giao nhận vận tải là bất kì dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở
( được thực hiện bởi một hoặc nhiều dạng phương tiện vận tải ),gom
hàng, lưu kho, xếp dỡ hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ
phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng
không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo
hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng
hóa và thu tiền hay laaoj các chứng từ liên quan đến hàng hóa.
• Dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ
thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến quá trình vận tải, xếp dỡ

hoặc lưu kho bãi, và quản lí chuỗi cung trên thực tế. Những dịch vụ
này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các
dịch vụ được cung cấp.
3.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải.
• Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng
mang những đặc điểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô
hình nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không
thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất
lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ.
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có
những đặc điểm riêng:
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


Báo cáo thực tập CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI THỦY
- Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ
làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác
động về mặt kỹ thuật làm thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao
nhận vận tải lại có tác động tích cực đến sự đến sự phát triển của sản
xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào
nhu cầu của khách hàng, các qui định của người vận chuyển, các ràng
buộc về luật pháp, thể chế của chính phủ (nước XK, nước NK, nước
thứ ba)…
- Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt
động XNK nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa XNK. Mà
thường hoạt động XNK mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao
nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
- Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người
làm dịch vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng,

chia hàng, bốc xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn
phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của
người giao nhận.
3.1.1.3. Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải.
• Cũng như bất kỳ một loại dịch vụ nào, dịch vụ giao nhận vận tải hàng
hóa tuy không có những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng
nhưng nó cũng có những yêu cầu đòi hỏi riêng mà người giao nhận
phải đáp ứng mới thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Một số
yêu cầu của dịch vụ này bao gồm:
- Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn.
Nhanh gọn thể hiện ở thời gian hàng đi từ nơi gửi đến nơi nhận, thời
gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận. Giảm thời gian giao nhận, góp
Trịnh Thúy Quỳnh - 65610


×