Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Điều chỉnh pháp luật đối với thương lượng tập thể trong doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 207 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Bích

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số:
62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS TRẦN HOÀNG HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án này (Luận án) là trung thực. Những kết luận khoa học
của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của ai
khác. Nếu có sự gian đối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Bích



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 6
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 6
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7
4. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ
THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP ................................... 9
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 12
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................... 19
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 20
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 20
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 23
ẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 25
CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ
TRONG DOANH NGHIỆP VÀ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP ................................. 26
2.1. Những vấn đề chung về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp ................... 26
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương lượng tập thể trong doanh nghiệp .......... 26
2.1.2. Vai trò của thương lượng tập thể trong doanh nghiệp .................................... 33
2.1.3. Những điều kiện cần thiết cho việc thương lượng tập thể trong doanh nghiệp
................................................................................................................................... 34
2.2. Những vấn đề chung về điều chỉnh bằng pháp luật đối với thương lượng tập thể
trong doanh nghiệp .................................................................................................... 38

2.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với thương lượng tập thể
trong doanh nghiệp .................................................................................................... 38


2.2.2. Những nội dung cơ bản cần điều chỉnh bằng pháp luật đối với thương lượng
tập thể trong doanh nghiệp ........................................................................................ 43
2.3. Các công ước, khuyến nghị, hướng dẫn của ILO về thương lượng tập thể trong
doanh nghiệp ............................................................................................................. 49
2.4. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thương lượng tập
thể trong doanh nghiệp .............................................................................................. 53
2.4.1. Trước năm 1994 .............................................................................................. 53
2.4.2. Từ năm 1994 đến năm 2012............................................................................ 54
2.4.3. Từ năm 2012 đến nay ...................................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 57
CHƢƠNG 3 CHỦ THỂ THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH
NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ................................................................................ 58
3.1. Xác định chủ thể được qu ền thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo
qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành ............................................................. 58
3.1.1. Đối tượng được ph p hoặc hông được ph p thành lập và gia nhập tổ chức
đại diện của người lao động trong doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
................................................................................................................................... 59
3.1.2. Nguyên tắc thành lập tổ chức đại diện của người lao động trong doanh nghiệp
theo pháp luật Việt Nam hiện hành ........................................................................... 61
3.1.3. Thủ tục thành lập tổ chức đại diện của người lao động trong doanh nghiệp
theo pháp luật Việt Nam hiện hành ........................................................................... 63
3.1.4.Công nhận tổ chức đại diện của người lao động tham gia thương lượng tập thể
và quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện của người lao động trong doanh
nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành ............................................................... 64
3.2. Chủ thể c qu ền đàm phán, thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu

định của pháp luật Việt Nam hiện hành .................................................................... 68
3.3. Thực tiễn thực hiện các qu định về chủ thể thương lượng tập thể trong doanh
nghiệp tại Việt Nam thời gian qua. ........................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 75


CHƢƠNG 4 CÁC NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THƢƠNG
LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN .......... 77
4.1. Nguyên tắc thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu định của pháp
luật Việt Nam hiện hành ........................................................................................... 77
4.1.1. Nguyên tắc tự nguyện ..................................................................................... 77
4.1.2. Nguyên tắc thiện chí........................................................................................ 78
4.1.3. Nguyên tắc bình đẳng...................................................................................... 81
4.1.4. Nguyên tắc hợp tác .......................................................................................... 83
4.1.5. Nguyên tắc công khai và minh bạch ............................................................... 84
4.2. Nội dung thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu định của pháp luật
Việt Nam hiện hành .................................................................................................. 85
4.3. Qu trình thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu định của pháp luật
Việt Nam hiện hành .................................................................................................. 89
4.4. Thực tiễn thực hiện các qu định về nguyên tắc, nội dung và qu trình thương
lượng tập thể tại Việt Nam thời gian qua .................................................................. 93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 105
CHƢƠNG 5 BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ106
5.1. Phân loại tranh chấp về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu định
của pháp luật Việt Nam hiện hành .......................................................................... 107
5.2 Cách thức giải quyết tranh chấp về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp
theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành ................................................... 109
5.2.1. Giải quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp thông qua h a
giải theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành ............................................ 110

5.2.2. Giải quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp thông qua thủ
tục trọng tài theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành ............................... 119
5.2.3. Giải quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp tại Tòa án
theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành ................................................... 127
5.3. Biện pháp thúc đẩy giải quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh
nghiệp theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành (đình công và giải quyết
đình công) ................................................................................................................ 130
5.3.1. Đình công theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành ....................... 131
5.3.2. Giải quyết đình công theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành ...... 137


5.4. Thực tiễn thực hiện các qu định về biện pháp thúc đẩy và giải quyết tranh
chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua............. 149
CHƢƠNG 6 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ N NG CAO

HẢ NĂNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ
TRONG DOANH NGHIỆP .................................................................................... 154
6.1. Định hướng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể trong
doanh nghiệp ........................................................................................................... 154
6.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể trong
doanh nghiệp ........................................................................................................... 154
6.1.2. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể
trong doanh nghiệp .................................................................................................. 156
6.1.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp
................................................................................................................................. 161
6.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể
trong doanh nghiệp .................................................................................................. 163
6.2.1. Hoàn thiện các qu định về chủ thể tham gia thương lượng tập thể trong

doanh nghiệp ........................................................................................................... 163
6.2.2. Hoàn thiện các qu định về nguyên tắc, nội dung và qu trình thương lượng
tập thể trong doanh nghiệp ...................................................................................... 167
6.2.3. Hoàn thiện các qu định về biện pháp thúc đẩy và giải quyết tranh chấp
thương lượng tập thể trong doanh nghiệp ............................................................... 174
6.3. ột số iến nghị nhằm nâng cao khả năng thực hiện pháp luật về thương lượng
tập thể trong doanh nghiệp ...................................................................................... 187
KẾT LUẬN CHƢƠNG 6 ......................................................................................... 190
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ..................................................... 1
LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ .............................................................................. 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 2


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BLLĐ
ILO

Viết đầy đủ
Bộ luật Lao động ngà 18 tháng 6 năm 2012
Tổ chức Lao động quốc tế

3.
4.
5.

TLTT
GQTCLĐ
NLĐ


Thương lượng tập thể
Giải quyết tranh chấp lao động
Người lao động

6.
7.

NSDLĐ
HĐTTLĐ

Người sử dụng lao động
Hội đồng trọng tài lao động

8.
9.
10.
11.
12.
13.

HGVLĐ
TTVLĐ
LĐ-TB&XH
QHLĐ
TƯLĐTT
UBND

Hòa giải viên lao động
Trọng tài viên lao động

Lao động - Thương binh và Xã hội
Quan hệ lao động
Thỏa ước lao động tập thể
Ủy ban nhân dân

STT
1.
2.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, TLTT có vai trò quan trọng trong việc
dựng QHLĐ ổn định và là một trong các công cụ chủ yếu g p phần điều tiết hài hòa
mối quan hệ lợi ích giữa các bên trong QHLĐ.
Vấn đề TLTT được định nghĩa như sau trong Công ước số 154 năm 1981 của
ILO về thúc đẩy TLTT:
TLTT áp dụng cho mọi cuộc thương lượng giữa một bên là một NSDLĐ,
một nhóm NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ, với một bên
là một hay nhiều tổ chức của NLĐ, để: a) Quy định những điều kiện lao
động và sử dụng lao động; b) Giải quyết những mối quan hệ giữa những
NSDLĐ với những NLĐ; c) Giải quyết những mối quan hệ giữa những
NSDLĐ hoặc các tổ chức của họ với một hoặc nhiều tổ chức của NLĐ1.
Tại Việt Nam, vấn đề TLTT hiện na được đề cập tại mục 2, mục 3 Chương
V của BLLĐ năm 2012 và một số văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ. Nhưng trên
thực tế, việc triển khai thực hiện các qu định về TLTT vẫn mang tính chất hình
thức, biểu hiện ở chỗ nhiều bản thỏa ước được ký kết sau TLTT chưa thực sự c
chất lượng. Đ là một trong các ngu ên nh n hiến các tranh chấp lao động tập thể

và đình công trái pháp luật gia tăng. Có nhiều l do dẫn đến tình trạng TLTT chưa
thực sự g p phần vào việc xây dựng QHLĐ hài h a, ổn định, trong đ nổi lên hai l
do chủ yếu là năng lực của tổ chức đại diện của NLĐ (với tư cách là chủ thể của
TLTT) còn hạn chế và các qu định pháp luật về TLTT tại Việt Nam c n nhiều bất
cập.
Trong bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật đối
với TLTT trong doanh nghiệp tại Việt Nam” là cần thiết, góp phần nâng cao tính
khả thi của các qu định pháp luật về TLTT, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và
những đ i hỏi hách quan của quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể là, sự cần thiết
phải nghiên cứu pháp luật về TLTT xuất phát từ những l do cơ bản sau đ :
Thứ nhất, việc nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật đối với TLTT trong
doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn QHLĐ ở Việt
Nam hiện na .

1

Điều 2 Công ước số 154 về thúc đẩy TLTT


2

C thể thấ , thực tiễn TLTT ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như
chưa c thương lượng thực chất nên chất lượng TƯLĐTT chưa tốt, nhiều bản
TƯLĐTT chỉ mang tính hình thức với các nội dung sao chép luật... Một trong
những nguyên nhân của tình trạng nà là quá trình thương lượng chưa thực sự bình
đẳng, nội dung thỏa thuận chưa cụ thể và c nhiều ếu tố chưa minh bạch. Tại một
số doanh nghiệp, NLĐ thậm chí hông được biết thông tin về việc doanh nghiệp có
TLTT, nội dung thương lượng gồm những vấn đề gì. Ở nhiều nơi, NSDLĐ c n n
tránh việc thương lượng, cố tình không ký kết TƯLĐTT. Số doanh nghiệp tiến
hành ký kết TƯLĐTT vẫn còn chiếm số lượng ít.

Như vậy, trong bối cảnh thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, việc
nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề pháp luật về TLTT là hết sức cần thiết và là
nhu cầu mang tính hách quan nhằm hạn chế những bất ổn trong quan hệ lao động
tập thể.
Thứ hai, việc nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật đối với TLTT trong
doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam
theo cơ chế thị trường. Điều nà c ng hoàn toàn ph hợp với quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHLĐ hài h a, ổn định thể hiện trong một số văn
bản sau đ :
Kết luận số 09/KL-TW ngày 16/9/2011 của Bộ Chính trị về đề án nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về QHLĐ, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước,
chủ doanh nghiệp, công đoàn để giải quyết các vấn đề tranh chấp lao động, bảo
hiểm xã hội và tiền lương tối thiểu. Đề án nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về
QHLĐ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, chủ doanh nghiệp, công đoàn
để giải quyết vấn đề tranh chấp lao động, vấn đề bảo hiểm xã hội, vấn đề tiền lương
tối thiểu của Đảng đoàn Quốc hội năm 2011 là văn bản nhấn mạnh đến vai trò của
tổ chức đại diện của NLĐ c ng như tầm quan trọng của việc TLTT nhằm nâng cao
vị thế của tổ chức đại diện tập thể NLĐ. Theo đ , quan điểm của Đảng về đề án của
Đảng đoàn Quốc hội là: “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về
QHLĐ, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, chủ doanh nghiệp, công đoàn để giải quyết
các vấn đề tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội và tiền lương tối thiểu”, điều này
được thể hiện trong Kết luận 09/KL-TW như sau: “Để xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn
định tiến bộ trong doanh nghiệp, giải pháp lâu dài có tính quyết định chính là xây


3

dựng và phát triển tổ chức công đoàn thực sự đại diện cho tập thể NLĐ tại các
doanh nghiệp”.
Năm 2015, Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2015 và Chỉ

thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Nghị quyết 22 của
Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế ngà 07 7 2015 đã ác định phương hướng để
nước ta tiếp tục phát triển theo định hướng c sẵn và quan t m hơn tới việc phát
triển QHLĐ hài h a.
Tiếp đ , tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 về thực
hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã
hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã
khẳng định rõ quan điểm hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam và việc Nhà nước
Việt Nam cần chủ động điều chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp với các cam
kết mà Việt Nam tham gia để đảm bảo vấn đề hội nhập quốc tế và tận dụng những
cam kết có lợi cho Việt Nam để phát triển kinh tế.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã
hội, nhất là tổ chức công đoàn trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đổi mới tổ chức,
hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình
mới, tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để bảo đảm hiệu quả các hoạt động đại
diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, thu hút NLĐ
và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp tham gia Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức của NLĐ nằm ngoài hệ
thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về phân công
trách nhiệm quản l nhà nước để đổi mới, tăng cường quản lý có hiệu quả sự ra đời
và hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn
định, thành công.
Bảo đảm sự ra đời, hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp phù hợp
với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, kiện toàn các công cụ, biện pháp quản
lý nhằm tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng qu



4

định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO), đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội2.
Như vậ , c thể thấ Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự quan t m đến vấn
đề xây dựng các tổ chức đại diện của NLĐ và tiến hành TLTT tại các doanh nghiệp,
ác định đ là một trong các công cụ chủ ếu để phát triển QHLĐ hài h a trong
thời
mới. Điều nà cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài TLTT nói
chung, đặc biệt là TLTT ở các doanh nghiệp tại Việt Nam n i riêng trong bối cảnh
hiện na .
Thứ ba, việc nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật đối với TLTT trong
doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập tế. Trong bối cảnh
kinh tế thế giới đang c sự hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang trong quá trình
đàm phán,
ết và gia nhập nhiều hiệp định thương mại song phương và đa
phương, trong đ c các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới – là các hiệp
định có những nội dung cam kết về lao động, yêu cầu thực thi các tiêu chuẩn lao
động quốc tế cơ bản của ILO, trong đ c các tiêu chuẩn về TLTT.
Trước đ , trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương giữa 4 nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore (còn gọi là TPSEP
hoặc P4), tiền thân của Hiệp định TPP - có hiệu lực từ tháng 01 năm 2006 - không
c chương riêng về lao động. Theo đ , vấn đề lao động chỉ được qu định theo cơ
chế “mềm” trong Bản ghi nhớ về hợp tác lao động, các nước tham gia hiệp định này
cam kết thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động đã nêu trong Tu ên bố năm
1998 của ILO và hông qu định về vấn đề giải quyết tranh chấp c ng như chế tài
nếu vi phạm các cam kết về lao động. Nhưng đến na , các FT thế hệ mới đã đưa
ra các điều khoản ràng buộc về lao động chặt chẽ hơn rất nhiều so với các FT
trước ia.
Việt Nam đã gia nhập 17 FT , trong đ 6 FT

hu vực (ASEAN, ASEAN Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ô-xtrây-li-a Niu Di-lân, ASEAN - Ấn Độ); 2 FT song phương (FT Việt Nam - Nhật Bản
(VJEPA) và FTA Việt Nam - Chi-lê) và còn nhiều FTA khác. Trong các FTA thế hệ
mới, đáng chú là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ u ên Thái Bình Dương
(CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu
2

Mục 2.10 Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới


5

(EVFTA). Ngày 08/3/2018, Hiệp định CPTPP đã được ký kết. Các quốc gia thành
viên đã và đang đang trong quá trình tiến hành các thủ tục phê chuẩn để Hiệp định
có thể có hiệu lực từ đầu năm 2019. Tính đến ngà 10 12 2018 đã có 7/11 quốc gia
thành viên phê chuẩn Hiệp định CPTPP gồm Newzeland, Canada, Australia, Nhật
Bản, Mexico, Singapore và Việt Nam (Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiệp định
CPTPP vào ngày 12/11/2018 tại k học thứ 6 Quốc hội khóa XIV). Đối với
EVFTA, sau khi kết thúc đàm phán cuối năm 2015, hai bên đã hoàn tất quá trình rà
soát pháp lý toàn bộ Hiệp định. Dự kiến, Hiệp định sẽ được ký kết và phê chuẩn vào
cuối năm 2018, đầu năm 2019. Đ là hai hiệp định có những nội dung cam kết về
lao động ở mức độ cao. Theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên
minh Châu Âu (EVFTA), các bên cam kết: (i) tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện có
hiệu quả các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, trong đ c các tiêu chuẩn về tự do
liên kết và TLTT; (ii) tiến hành các nỗ lực liên tục nhằm tiến tới phê chuẩn các công
ước quốc tế của ILO, trong đ c 2 Công ước rất quan trọng liên quan đến việc đảm
bảo quyền thành lập các tổ chức đại diện cho mình và quyền TLTT của NLĐ là
Công ước số 87 và Công ước số 98. Theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
u ên Thái Bình Dương (CPTPP), tại điều 19.3 Chương 19 về Lao động của Hiệp

định CPTPP qu định mỗi bên sẽ thông qua và du trì trong các đạo luật và quy
định c ng như trong thực hiện các đạo luật và qu định đ ở nước mình về quyền tự
do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền TLTT3.
Trên cơ sở đ , ngày 08/3/2018 Việt Nam đã
cam ết riêng về lao động
trong Hiệp định CPTPP được thể hiện trong thư trao đổi của Bộ trưởng Bộ Công
thương Việt Nam với Bộ trưởng của 10 nước, gồm 4 đoạn:
Việt Nam cam kết thực hiện đầ đủ các nghĩa vụ (cam kết chung) trong
Chương 19 (Lao động) kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam.
Đối với các vi phạm của Việt Nam (nếu c ) đối với các cam kết chung trong
Chương 19 (Lao động) thì các nước sẽ không áp dụng các biện pháp ngưng ưu đãi
thương mại đối với Việt Nam trong thời gian 3 năm ể từ khi Hiệp định CPTPP có
hiệu lực.
Đối với các vi phạm của Việt Nam (nếu c ) đối với quyền tự do hiệp hội và
TLTT thì các nước sẽ không áp dụng các biện pháp ngưng ưu đãi thương mại đối
với Việt Nam trong thời gian 5 năm ể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
3

Điều 19.3 trong Chương 19 của Hiệp định CPTPP


6

Trong thời gian từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực 5 năm đến trước khi
Hiệp định CPTPP có hiệu lực 7 năm, các vấn đề liên quan tới vi phạm của Việt
Nam (nếu có) về quyền tự do hiệp hội sẽ tiếp tục được các bên rà soát trong khuôn
khổ Hội đồng lao động của Hiệp định CPTPP theo Điều 19.12.4
Như vậy, với các cam kết của Việt Nam trong thư của Bộ trưởng nêu trên,
Việt Nam cần phải nhanh chóng nội luật h a các qu định về các tổ chức đại diện
của NLĐ, qu định về TLTT trong doanh nghiệp và c cơ chế giải quyết các tranh

chấp về TLTT đang là vấn đề cấp thiết cần xử l để đảm bảo các cam kết của Việt
Nam sau khi chính thức gia nhập Hiệp định CPTPP được thực thi. Hơn nữa, Việt
Nam đã là thành viên của ILO, đã tham gia vào nhiều công ước quan trọng của thế
giới về bình đẳng, hài hòa các quan hệ. Vì vậy, trong xu thế hội nhập có sự giao lưu
với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần phải có những động thái tích cực để tạo
ra môi trường lao động hài hòa, ổn định và đáp ứng yêu cầu hội nhập inh tế quốc
tế.
Tóm lại, uất phát từ những lý do nêu trên, có thể thấy việc nghiên cứu đề tài
“Điều chỉnh pháp luật đối với TLTT trong doanh nghiệp tại Việt Nam” là hết sức
cần thiết trong bối cảnh hiện na .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở của việc luận giải một số vấn đề
lý luận về TLTT trong doanh nghiệp, trên cơ sở ph n tích các qu định của
luật về TLTT trong doanh nghiệp, đối chiếu và đánh giá thực tiễn thực hiện
luật về TLTT, từ đ chỉ ra các hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện
về TLTT trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đ , tìm hiểu các qu định và inh nghiệm của các quốc gia,
như tham hảo hướng dẫn của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) nhằm tìm

pháp
pháp
hành
c ng
iếm

những giải pháp hoàn thiện và thực thi hiệu quả các qu định pháp luật về TLTT
trong doanh nghiệp c ng là một mục đích nghiên cứu quan trọng nhằm đề xuất
những giải pháp hoàn thiện pháp luật ph hợp, g p phần xây dựng QHLĐ hài h a,
ổn định trong doanh nghiệp.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4

Dịch từ Thư trao đổi của Bộ trưởng Bộ công thương Việt Nam ký với Bộ trưởng 10 nước ngày 08/3/2018
về cam kết riêng của Việt Nam về lao động trong Chương 19 Hiệp định CPTPP


7

Để thực hiện các mục đích trên, tác giả ác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau:
Thứ nhất, phân tích, luận giải về tầm quan trọng của TLTT trong doanh
nghiệp. Từ đ , đánh giá về vai tr của TLTT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam và
ác định các điều iện cần thiết cho TLTT phát triển thực chất tại các doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích làm rõ khái niệm và đặc điểm của TLTT trong doanh
nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu so sánh với pháp luật quốc tế về TLTT trong doanh
nghiệp. Cụ thể là, qu định của ILO trong các công ước quốc tế c liên quan đến
TLTT, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về TLTT trong doanh nghiệp.
Từ đ , ác định những nội dung cơ bản cần điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn
đề TLTT trong doanh nghiệp.
Thứ ba, ph n tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện các
qu định về TLTT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. ết hợp với việc nghiên
cứu quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về TLTT trước đ nhằm
làm rõ những ết quả và bất cập trong việc ban hành và thực hiện pháp luật về
TLTT tại doanh nghiệp.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
TLTT trong doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:

- Qu định của BLLĐ hiện hành và các văn bản pháp luật của Việt Nam liên
quan đến TLTT trong doanh nghiệp;
- Thực trạng TLTT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay;
- Các công ước, khuyến nghị, hướng dẫn của ILO về TLTT trong doanh
nghiệp;
- Qu định của một số quốc gia trên thế giới về TLTT trong doanh nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn ở tên gọi của đề tài luận án
“Điều chỉnh ph p uật đối với thư ng thư ng tập th trong doanh nghiệp tại iệt
Nam”. Cụ thể là, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp luật đối
với TLTT trong các doanh nghiệp, hông nghiên cứu vấn đề TLTT diễn ra ở đơn vị
sử dụng lao động hác hông phải là “doanh nghiệp”, không nghiên cứu về


8

TƯLĐTT trong doanh nghiệp mặc d TƯLĐTT là ết quả các bên đạt được sau
TLTT, tác giả chỉ đề cập đến kết quả mà các bên đạt được sau quá trình TLTT là gì.
Đồng thời, luận án chỉ tập trung vào vấn đề TLTT trong doanh nghiệp tại Việt Nam.
Những vấn đề về điều chỉnh pháp luật đối với TLTT tại Việt Nam được luận án tập
trung nghiên cứu bao gồm: chủ thể TLTT, các nguyên tắc, nội dung và quy trình
TLTT, các biện pháp thúc đẩy và cách thức giải quyết tranh chấp về TLTT.
Như vậy, luận án sẽ không nghiên cứu các vấn đề khác về điều chỉnh pháp
luật đối với TLTT như ử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp
luật về TLTT, TLTT ngoài phạm vi doanh nghiệp. Những vấn đề này sẽ được tác
giả nghiên cứu ở những đề tài khác hi c điều kiện.
4. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án gồm 6 chương sau đ :
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về TLTT trong doanh

nghiệp.
Chương 2. Những vấn đề chung về TLTT trong doanh nghiệp và điều chỉnh
bằng pháp luật đối với TLTT trong doanh nghiệp.
Chương 3. Chủ thể TLTT trong doanh nghiệp theo qu định của pháp luật
Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện.
Chương 4. Các nguyên tắc, nội dung và quy trình TLTT trong doanh nghiệp
theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện.
Chương 5. Biện pháp thúc đẩy, cách thức giải quyết tranh chấp về TLTT
trong doanh nghiệp theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn
thực hiện.
Chương 6. Hoàn thiện pháp luật và n ng cao hả năng thực hiện pháp luật về
thương lượng tập thể trong doanh nghiệp.


9

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ
THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu của nước
ngoài c liên quan đến TLTT nói chung và TLTT tại doanh nghiệp n i riêng, c thể
thấ c những vấn đề cụ thể sau đ đã được các tác giả nghiên cứu:
1.1.1.1. Những tài liệu nghiên cứu về chủ thể thương lượng tập thể trong doanh
nghiệp
Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về vấn đề chủ thể TLTT mới chủ ếu được
thể hiện trong việc giải thích các nguyên tắc và quyết định của Ủy ban ILO về tự do
Hiệp hội. Điều 5 của Công ước số 135 năm 1971 về Bảo vệ và những thuận lợi
dành cho đại diện NLĐ trong các doanh nghiệp qu định như sau:

Khi trong một doanh nghiệp có cả những đại diện công đoàn và
những đại diện được bầu ra thì phải có những biện pháp thích hợp,
mỗi khi cần thiết, để bảo đảm rằng sự có mặt của các đại diện được
bầu ra không được dùng để làm suy yếu vị trí của các công đoàn hoặc
của các đại diện của họ, và để khuyến khích sự hợp tác trong mọi vấn
đề thích đáng giữa một bên là các đại diện được bầu và một bên là
các công đoàn hữu quan và các đại diện của họ5.
Do nhu cầu của các quốc gia đ i hỏi ILO phải có những hỗ trợ để thiết lập
một khuôn khổ để quốc gia thành viên có thể thúc đẩ đối thoại xã hội ba bên ở cấp
quốc gia đến năm 2013, Văn ph ng lao động quốc tế ILO đã ban hành hướng dẫn
về đối thoại quốc gia ba bên (hướng dẫn của ILO về cải thiện phương thức quản
trị6). Hướng dẫn này nhằm hỗ trợ các quốc gia để thiết lập một khuôn khổ thúc đẩy
đối thoại xã hội. Hướng dẫn nà đã cung cấp cho các quốc gia thành viên một số sự
lựa chọn khi thiết lập cơ chế đối thoại ba bên. Tu nhiên, các hướng dẫn không có
giá trị như một văn bản pháp l chính thức. Các nội dung của hướng dẫn nà được
biên soạn dựa trên các quy định của tiêu chuẩn lao động quốc tế và những bài học
và kinh nghiệm của ILO trong việc thúc đẩ đối thoại xã hội và cung cấp các
iến,

5
6

Điều 5 Công ước 135 về việc Bảo vệ và những thuận lợi dành cho đại diện NLĐ trong các doanh nghiệp
Trích từ National Tripartite Social Dialogue: An ILO guide for improved governance


10

quan điểm tư vấn chính sách, xây dựng năng lực và hướng dẫn thực tế để hợp tác ba
bên trong tất cả các vùng trên thế giới.

Như vậ , cho đến na , đã c một số tài liệu nước ngoài nghiên cứu một số
hía cạnh của vấn đề chủ thể TLTT. Nhưng đa số mới dừng lại ở việc nghiên cứu
các nguyên tắc và vai trò của chủ thể TLTT, chưa nghiên cứu sâu về đối tượng
thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện của NLĐ trong doanh nghiệp;
thủ tục thành lập tổ chức đại diện của NLĐ trong doanh nghiệp; sự công nhận tổ
chức đại diện của NLĐ tham gia TLTT trong doanh nghiệp và quyền TLTT của tổ
chức đại diện của NLĐ trong doanh nghiệp. Đ sẽ là những vấn đề được tác giả
luận án nghiên cứu trong những chương sau của luận án.
Những tài liệu nghiên cứu về nguyên tắc, nội dung và quy trình thương
lượng tập thể trong doanh nghiệp
Cho đến thời điểm hiện nay, theo tìm hiểu của tác giả đã c những tài liệu
sau đ nghiên cứu về các ngu ên tắc, cách thức, nội dung và qu trình TLTT:
- Liên đoàn Giới chủ ch u Âu (2008), Giới thiệu về QHLĐ tại Châu Âu, sách
tham khảo Cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh qu ền tự do liên ết và đảm bảo qu ền
TLTT. Các qu ền nà được thừa nhận để bảo đảm việc TLTT diễn ra theo nội dung
thực chất và qu trình hợp l tại doanh nghiệp7.
- Ban giám sát của ILO (2000), TLTT: Những tiêu chuẩn của ILO và những
nguyên tắc của các Ban giám sát, sách tham khảo. Tài liệu nà đã ph n tích há rõ
khái niệm và mục đích của TLTT theo qu định của ILO, nguyên tắc tự do tự
nguyện trong thoả thuận; TLTT trong các dịch vụ công và các ngu ên tắc của ILO
về TLTT8.
- Văn ph ng Lao động quốc tế Geneva (hoặc Giơ-ne-vơ) (1997), TLTT, sách
tham khảo, Phạm Thu Lan dịch; Ngu ên Xu n Tám hiệu đính. Cuốn sách nà tập
trung nghiên cứu các inh nghiệm được tổng kết ở nhiều quốc gia, nhằm giúp NLĐ
và tổ chức đại diện lao động c
năng hoạt động hiệu quả hơn trong việc bảo vệ
và tăng cường quyền lợi của NLĐ hi tham gia TLTT. Nội dung cuốn sách còn đề
cập đến những vấn đề l luận cơ bản về TLTT như: mục đích và ngu ên tắc của
TLTT; qu ền êu cầu TLTT; đại diện TLTT; nội dung TLTT; quy trình TLTT và
7


Trích từ Industrial relations across Europe
Collective Bargaining: ILO standards and the principles of the supervisory
[ (truy cập tháng 6/2017)
8

bodies


11

trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ, cơ quan quản l nhà
nước về lao động trong TLTT.
- Susan Hayter (Ed.), Vai trò của TLTT trong nền kinh tế toàn cầu: Đàm
phán công bằng xã hội, sách tham khảo. Cuốn sách đã em t vai tr của TLTT
như một công cụ để đảm bảo NLĐ c thể được chia sẻ một cách công bằng những
lợi ích phát sinh từ việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Lợi ích lớn nhất của
TLTT là đưa ra cơ chế hữu hiệu trong phòng tránh, phát hiện và giải qu ết tranh
chấp lao động. Cụ thể là, hi hai bên đã thoả thuận, bàn bạc với nhau về phương
pháp ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp thông qua TLTT thì cơ chế nà phải được
thi hành9. Như vậ , một số thông tin liên quan đến qu trình TLTT đã được ít nhiều
đề cập đến trong tài liệu nà .
- Ủ ban ILO (2006), Tự do hiệp hội – Bộ Tổng tập về các nguyên tắc và
quyết định của Ủy ban ILO về Tự do hiệp hội. Bộ tổng tập c mục đích cung cấp
các công cụ hướng dẫn, phản ánh những chính sách và hành động thông qua Ủ ban
ILO để bảo đảm các ngu ên tắc cơ bản về tự do hiệp hội. Đ
hông phải là một
báo cáo liệt ê các ngu ên tắc cơ bản về tự do hiệp hội, mà thực chất là các quan
điểm của Ủ ban ILO về các ngu ên tắc TLTT được thể hiện thông qua các vụ việc
thực tiễn mà Ủ ban ILO trực tiếp ử l . Nhìn chung, các ngu ên tắc nà được

dựng trên cơ sở đề uất của NLĐ và NSLĐ, nhưng đa số các vụ việc được đưa uất
phát từ các đề uất của tổ chức đại diện cho NLĐ. Điều nà l giải tại sao ngôn ngữ
của các ngu ên tắc và qu ết định được Ủ ban sử dụng thường là ngôn ngữ dành
cho tổ chức đại diện của NLĐ. Để hướng dẫn người đọc, đối với mỗi ngu ên tắc
hoặc qu ết định của Ủ ban được nêu trong Bộ tổng tập nà , c thông tin tham
chiếu tương ứng đến Bộ tổng tập được uất bản năm 1996, đến các báo cáo, các vụ
việc và các đoạn liên quan trong các Báo cáo của Ủ ban, cho đến Báo cáo lần thứ
339 (tháng 11 năm 2005).
Thông qua các tài liệu nghiên cứu nói trên, có thể thấ các nghiên cứu quốc
tế mới đặt vấn đề tìm hiểu về vấn đề nguyên tắc và nội dung TLTT, chưa nghiên
cứu s u về qu trình TLTT. Trong hi việc TLTT c thành công ha hông lại phụ
thuộc há nhiều vào qu trình TLTT. Do vậ , đ sẽ là những vấn đề được tác giả
nghiên cứu hoàn thiện trong các chương sau của luận án.

9

The Role of Colletive Bargaining in the Clobal Economy: Negotiating for Social Justice


12

1.1.1.3. Những tài liệu nghiên cứu về các biện pháp thúc đẩy và cách thức giải
quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp
Hiện na , theo tìm hiểu của tác giả, tài liệu viết về cách thức giải qu ết tranh
chấp TLTT trong doanh nghiệp, đáng chú
cấp đến từ tổ chức lao động quốc tế (ILO).

là cuốn sách của một chu ên gia cao

Chang – Hee Lee - Chuyên gia cao cấp của ILO về QHLĐ đối thoại Xã hội

(2008), Sách Từ quan hệ đình công tự phát đến QHLĐ hài hòa dựa trên TLTT tại
Việt Nam – Xác định các vấn đề và thử tìm kiếm giải pháp khả thi: Cuốn sách đã chỉ
ra thực trạng của QHLĐ ở Việt Nam và chỉ rõ thực trạng các giai đoạn hình thành
phát triển của QHLĐ Việt Nam từ hi đổi mới đến năm 2008. Cuốn sách chỉ ra xu
hướng phát triển của QHLĐ ở Việt Nam và đưa ra các ế hoạch thực hiện các giải
pháp nhằm cải thiện QHLĐ. Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng theo ngành của các
nước để học tập kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy và cách thức giải quyết tranh
chấp về TLTT trong bối cảnh Việt Nam sẽ có thể có nhiều tổ chức đại diện của
NLĐ tại doanh nghiệp vẫn là một vấn đề mới và cần được tiếp tục nghiên cứu trong
các chương sau của luận án nà .
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tìm hiểu các nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề TLTT và pháp luật về
TLTT, tác giả nhận thấ c những điểm đáng lưu như sau:
1.1.2.1. Những tài liệu nghiên cứu về chủ thể thương lượng tập thể trong doanh
nghiệp
- Tác giả Phạm Công Trứ đã c một số bài viết về cơ chế ba bên trong tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, trong đ c một số nội dung liên quan đến TLTT, cụ thể là
các bài viết sau đ : Phạm Công Trứ (1997), Cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị
trường, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 105, tr.18-24; Phạm Công Trứ (2003),
QHLĐ tập thể và một số vấn đề pháp lý đặt ra, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
177, tr.46-52; Phạm Công Trứ (2006), Cơ chế ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO): khái niệm và cơ sở pháp lý, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 218, tr. 45-52;
Phạm Công Trứ (2006), Cơ chế ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): cơ sở
lý luận, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 224, tr. 50-57; Phạm Công Trứ (2007),
Cơ chế ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): cơ sở lý luận, tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 230, tr. 49-57; Phạm Công Trứ (2007), Cơ chế ba bên của Tổ chức


13


Lao động quốc tế (ILO): cơ sở lý luận (tiếp theo bài đã đăng trong số 12/2006
(224)), tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 (230), tr. 49-57; Phạm Công Trứ (2008),
Lợi thế của cơ chế ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế: Hợp tác để phát triển
trong sự hài hòa, ổn định và bền vững, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 01 (237),
tr.55-62; Phạm Công Trứ (2008), Cơ chế ba bên: Các lĩnh vực hợp tác hữu hiệu, tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 5(241), tr. 43-51, 61; Phạm Công Trứ (2008), Tiền đề
và điều kiện của cơ chế ba bên, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 (244), tr. 21-30;
Phạm Công Trứ (2010), Cơ chế ba bên ở Việt Nam: Những ghi nhận về mặt pháp
lý, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9 (269), tr. 66-75.
Thông qua các bài viết từ năm 1997 đến năm 2010, tác giả Phạm Công Trứ
đã ph n tích, đánh giá một cách cơ bản về cơ chế ba bên trong inh tế thị trường,
ác định được các hái niệm và cơ sở l luận của việc
dựng và hoàn thiện cơ
chế ba bên, lợi thế của cơ chế ba bên trong việc phát triển quan hệ lao động hài h a,
ổn định và bền vững. Ngoài ra, tác giả c n ph n tích các công ước của ILO liên
quan đến cơ chế ba bên, trong đ c Công ước số 98 năm 1949 về qu ền tổ chức và
TLTT. Tu nhiên, tác giả c ng mới chỉ dừng lại ở việc ph n tích về phương diện l
luận mà chưa đề cập đến việc vận dụng cơ chế ba bên trong thực tiễn TLTT ở Việt
Nam, đặc biệt là việc vận dụng cơ chế ba bên trong TLTT tại doanh nghiệp.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Na U (2009), Ký kết
TƯLĐTT ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, sách tham
khảo, NXB Lao động, Hà Nội. Trong đ tác giả nêu tình hình ký kết TƯLĐTT ở
một số nước trên thế giới như Đan ạch, Cộng h a Liên Bang Đức, Hàn Quốc, Hoa
K , Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Séc và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ đ vận
dụng kinh nghiệm ký kết TƯLĐTT vào Việt Nam. Các kinh nghiệm được nhắc đến
chủ yếu là về chủ thể, nội dung, hiệu lực và đối tượng áp dụng và thực hiện thỏa
ước. Vấn đề chủ thể TLTT và đồng thời c ng là chủ thể
ết thỏa ước tập thể là
một số thông tin được đề cập đến trong tài liệu này.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Na U (2011), Thương
lượng TƯLĐTT: thực trạng, giải pháp và kỹ năng, NXB Lao động, Hà Nội. Cuốn
sách là tài liệu tham khảo dành cho cán bộ công đoàn, trong đ nêu rõ cơ sở pháp lý
để bảo vệ công đoàn và NLĐ trong thương lượng TƯLĐTT. Cuốn sách hướng dẫn
rõ k năng cơ bản trong thương lượng TƯLĐTT gắn với một số quốc gia và đưa ra
một số công cụ đối thoại, tập hợp ý kiến của NLĐ tham gia
dựng TƯLĐTT.


14

Cuối cùng, cuốn sách giới thiệu về kết quả TLTT của một số loại hình doanh
nghiệp. Với việc nhận dạng chủ thể TLTT, đặc biệt là chủ thể đại diện cho tập thể
lao động, cuốn sách nà c ng cung cấp một số thông tin hữu ích c thể tham hảo
cho luận án nà .
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2010), Kỹ năng thương lượng và ký
kết TƯLĐTT, NXB Lao động, Hà Nội. Cuốn sách đã ghi nhận, trong giai đoạn hiện
na , để c được QHLĐ hài h a ổn định thì êu cầu quan trọng đối với các bên trong
QHLĐ là phải c cơ chế đối thoại xã hội, trong đ hình thức quan trọng nhất là
TLTT. Thông qua TLTT, các bên trong QHLĐ c điều kiện hiểu biết lẫn nhau, chia
sẻ với nhau h hăn, c n đối lợi ích để c ng nhau phát triển. Đồng thời, cuốn sách
c ng nhận định chính ác là để c thương lượng thực chất, cần n ng cao năng lực
của đội ng cán bộ công đoàn.
- Vụ pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH (2010), Tài liệu tham khảo pháp luật lao
động nước ngoài, tài liệu lưu hành nội bộ, NXB Lao động, Hà Nội. Cuốn sách cung
cấp thông tin về pháp luật và chính sách lao động của một số nước trên thế giới và
Tổ chức Lao động quốc tế để phục vụ quá trình soạn thảo BLLĐ. Trong đ , cuốn
sách đề cập đến pháp luật của một số quốc gia để vận dụng tham khảo trong việc tra
cứu pháp luật về TLTT, trong đ c việc ác định chủ thể của TLTT tại doanh
nghiệp.

- Trường Đại học Công đoàn Việt Nam (2005), Công đoàn với việc thương
lượng và ký kết TƯLĐTT, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, lao
động và GQTCLĐ, NXB Lao động, Hà Nội. Cuốn sách đặc biệt giới thiệu về vai trò
của công đoàn trong đại diện tập thể lao động TLTT.
- Hoàng Thị Minh (2011), Điều kiện để phát triển TLTT, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 8. Trong đ đề cập đến một trong các điều iện để phát triển TLTT tại
doanh nghiệp là phải n ng cao năng lực của các chủ thể trong quá trình TLTT. Điều
nà đã được tác giả minh chứng qua các con số cụ thể của các quốc gia ch u Âu,
ch u
, ch u Á (trong đ c các nước thuộc hu vực Đông Nam Á). Bên cạnh đ ,
tác giả c ng đưa ra một số iến nghị nhằm phát triển TLTT ở Việt Nam như: đẩ
nhanh quá trình chuẩn bị về mặt luật pháp và cơ chế để phê chuẩn và thực hiện các
công ước của ILO về tự do lập hội và TLTT; tăng cường hoạt động của các tổ chức
đại diện tập thể lao động như tổ chức công đoàn…


15

- Đào ộng Điệp (2014), Vai trò của tổ chức đại diện lao động trong đối
thoại xã hội, TLTT và TƯLĐTT, tạp chí Luật học số 01 2014. Bài viết đề cập đến
vai trò của tổ chức đại diện lao động trong đối thoại xã hội, TLTT; vai trò của tổ
chức đại diện lao động trong thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT và giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện lao động trong đối thoại xã
hội, TLTT và TƯLĐTT.
- Ngu ễn Văn Bình và Đỗ Qu nh Chi (2011), Ấn phẩm Ý kiến chuyên gia về
các quy định liên quan đến QHLĐ của BLLĐ và Luật Công đoàn (sửa đổi) Tài liệu
được thực hiện hi BLLĐ và Luật Công đoàn đang sửa đổi. Tài liệu nà c nội
dung đáng chú là đã trình bà được những ết quả nghiên cứu về các chủ thể
trong QHLĐ, gồm hai nội dung chính: Một là, tăng cường và bảo đảm tính độc lập,
đại diện của công đoàn để tham gia một cách thực chất, hiệu quả vào các quá trình

của QHLĐ trong đ c TLTT; Hai là, n ng cao vai tr của NSDLĐ trong quá trình
đổi mới hệ thống QHLĐ. Nội dung của ấn phẩm chủ ếu thảo luận về những qu
định liên quan đến tổ chức công đoàn với vai tr của tổ chức đại diện NLĐ và là
chủ thể của QHLĐ. Ấn phẩm đi s u ph n tích cách thức để các qu định pháp luật
c thể giúp tổ chức công đoàn trở thành tổ chức đại diện thực sự cho NLĐ, trên cơ
sở đ tham gia vào QHLĐ một cách thực chất và c hiệu quả trong điều iện inh tế
thị trường.
- Ngu ễn Hu hoa (2015), Thương lượng tập thể trong quan hệ lao động ở
Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện
khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã ph n tích về
chủ thể tham gia thương lượng tập thể nhưng mới chỉ dừng lại phân tích chủ thể duy
nhất đại diện cho tập thể lao động là tổ chức công đoàn Việt Nam hiện na mà chưa
đề cập đến các tổ chức đại diện khác cho tập thể lao động có thể xả ra trong tương
lai trong bối cảnh Việt Nam ngày càng gia nhập các Hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới.
Như vậ , các tài liệu nghiên cứu trong nước về vấn đề chủ thể TLTT đã
nghiên cứu há nhiều hía cạnh về chủ thể trong TLTT ở Việt Nam. Tu nhiên, các
nghiên cứu nà c n rời rạc, chưa c tính hệ thống. Các nghiên cứu trên c ng chưa
chỉ rõ những đối tượng thành lập, gia nhập và hoạt động tại tổ chức đại diện của
NLĐ trong doanh nghiệp; chưa em t về thủ tục thành lập tổ chức đại diện của
NLĐ trong doanh nghiệp; chưa bàn về qu trình công nhận tổ chức đại diện của


16

NLĐ tham gia TLTT trong doanh nghiệp c ng như phạm vi qu ền TLTT của các tổ
chức đại diện của NLĐ trong doanh nghiệp. Đ là những nội dung c n sẽ được tác
giả nghiên cứu trong những chương sau của luận án.
Những tài liệu nghiên cứu về nguyên tắc, nội dung và quy trình thương
lượng tập thể tại doanh nghiệp

Xem t các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam về ngu ên tắc, nội dung và qu
trình TLTT, c thể thấ nổi lên những tài liệu đáng lưu sau đ :
- Đỗ Năng hánh (2009), TƯLĐTT theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận
án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật. Luận án đã ph n tích, giới thiệu
những vấn đề lý luận về TƯLĐTT và pháp luật về TƯLĐTT; thực trạng ban hành
và thực hiện các qu định pháp luật về TƯLĐTT ở Việt Nam; trên cơ sở đ tác giả
đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình ký kết và thực hiện
TƯLĐTT. Luận án là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống
về pháp luật TƯLĐTT tại Việt Nam. Luận án đã chứng minh được luận điểm quan
trọng là để điều hoà mối QHLĐ, hạn chế các ung đột và tranh chấp trong QHLĐ
cần phải có sự cam kết chung giữa tập thể lao động và NSDLĐ thông qua việc ký
kết TƯLĐTT. Đ

là những thông tin c giá trị tham hảo hi

dựng cơ sở l

luận cho việc ác định các ngu ên tắc, nội dung và qu trình TLTT, hướng tới
dựng TƯLĐTT tại doanh nghiệp.
- Hoàng Thị Minh (2011), TƯLĐTT - nghiên cứu so sánh giữa luật lao động
Việt Nam và Thụy Điển, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận án đã ph n tích và lý giải những vấn đề lý luận cơ bản về TƯLĐTT, lịch sử
hình thành và phát triển của TƯLĐTT trong QHLĐ; giới thiệu khái quát về pháp
luật lao động tập thể trong QHLĐ; giới thiệu khát quát về pháp luật lao động quốc
tế liên quan đến TƯLĐTT và mức độ tác động của TƯLĐTT đến pháp luật của hai
quốc gia là Việt Nam và Thụ Điển. Luận án c ng tập trung nghiên cứu thực trạng
ban hành và thực tiễn ký kết, thực hiện thoả ước tập thể ở hai quốc gia, trên cơ sở
đ tác giả đã đánh giá những điểm khác biệt và tương đồng giữa hai hệ thống thoả
ước tập thể, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong hệ thống pháp luật c ng như thực
tiễn áp dụng pháp luật về thoả ước tập thể ở Việt Nam. Trên cơ sở đ , tác giả đã đề

xuất những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện pháp
luật về TƯLĐTT ở Việt Nam. ặc d là một nghiên cứu về đề tài TƯLĐTT, nhưng
những vấn đề liên quan đến nội dung và qu trình TLTT để dẫn đến ết quả là


17

TƯLĐTT đã được tác giả ít nhiều đề cập đến trong luận án. Do đ , đ thực sự là
một tài liệu tham hảo c giá trị cho nội dung nà .
- Nguyễn Văn Bình (2014), Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong
QHLĐ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với bốn chương của luận án, tác giả đã nghiên cứu tình hình tổng quan về đối thoại
xã hội trong QHLĐ; những vấn đề lý luận và sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với
đối thoại xã hội trong QHLĐ; pháp luật về đối thoại xã hội trong QHLĐ ở Việt
Nam và thực tiễn thực hiện, tác giả đi từ những qu định pháp luật và sau đ đi đến
thực tiễn, chỉ ra tình hình thực tiễn về TLTT ở các cấp doanh nghiệp; định hướng và
giải pháp hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong QHLĐ ở Việt Nam. ặc d
là tài liệu nghiên cứu thuần tú về đối thoại ã hội trong QHLĐ, nhưng vì mối liên
quan mật thiết giữa đối thoại ã hội và TLTT nên nhiều thông tin hữu ích về TLTT
như qu trình TLTT, các ngu ên tắc TLTT c ng c thể c tham hảo tại luận án
nà .
- Hội thảo, Đẩy mạnh TLTT ở Việt Nam, ngà 25 10 2007 do Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Văn ph ng ILO tại Hà Nội tổ chức. Hội thảo
tập trung vào các nội dung: TLTT và một số vấn đề đặt ra, vai tr của cán bộ công
đoàn trong TLTT, inh nghiệm TLTT của một số nước trên thế giới, một số inh
nghiệm của Tổng Công hội Trung Quốc trong TLTT và đối thoại ã hội... Sau hi
thảo luận, các đại biểu đã đề uất các giải pháp để c thể g p phần n ng cao chất
lượng các TƯLĐTT thông qua việc hình thành qu trình TLTT ph hợp tại doanh
nghiệp.
- Hội thảo, Về TLTT và QHLĐ tại Việt Nam, ngà 17 01 2008 do Bộ LĐTB&XH phối hợp ILO tại Việt Nam tổ chức. Nội dung và mục đích của Hội thảo là

nhằm đánh giá, ph n tích và bình luận một số vấn đề về TLTT và QHLĐ hiện na ,
đặc biệt là một số đặc điểm của QHLĐ trong điều iện chu ển đổi; vai tr của Nhà
nước đối với việc thực hiện TƯLĐTT tại doanh nghiệp và TƯLĐTT ngành. Trên cơ
sở đ , c thể tham hảo một số
iến c giá trị của các chu ên gia trong và ngoài
nước về nội dung, cách thức tiến hành TLTT tại doanh nghiệp.
- Hội thảo, Cách tiếp cận mới về TLTT ngà 01 10 2010 do Bộ LĐ-TB&XH
tổ chức. Nội dung của hội thảo tập trung vào cách có thể xây dựng một TƯLĐTT
tốt là: C đủ các tiêu chuẩn lao động như tiền lương, giờ làm và các điều kiện làm
việc; các quy trình giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các khiếu nại của NLĐ và


18

NSDLĐ; một diễn đàn để giới thợ và giới chủ có thể thể hiện quan điểm của mình
và cùng nhau tham gia vào quá trình cải thiện mối quan hệ tại nơi làm việc. TLTT
có hiệu quả nhất khi tất cả các bên liên quan đều mạnh.
Như vậ , c thể thấ , các nghiên cứu và các hội thảo hoa học trong nước đã
quan t m đến vấn đề ngu ên tắc và nội dung TLTT. Tu nhiên, các công trình
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc ph n tích TLTT như là tiền đề để nghiên cứu về
TƯLĐTT. ột số công trình nghiên cứu hác thì mới giải qu ết được một số vấn
đề l luận về TLTT như hái niệm, vai tr của TLTT và qua đ c đề cập một số
iến c liên quan đến ngu ên tắc và nội dung TLTT trong doanh nghiệp. Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu chưa đi s u vào việc nghiên cứu cụ thể và chu ên
s u về qu trình TLTT. Chính vì vậ , tác giả sẽ tập trung làm rõ các ngu ên tắc, nội
dung và qu trình TLTT tại doanh nghiệp trong các chương sau của luận án nà .
1.1.2.3. Những tài liệu nghiên cứu về biện pháp thúc đẩy và cách thức giải quyết
tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp
Theo tác giả, trong số các tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp viết về vấn đề nà ,
đáng chú là các nghiên cứu sau đ :

- Hoàng Thị Minh (2011), Sử dụng hành động công nghiệp trong TLTT ở
Thụy Điển và việc sử dụng đình công ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
19. Trong bài viết nà tác giả đã đề cập đến điểm mạnh và điểm ếu của “hành
động công nghiệp” trong TLTT ở Thụ Điển và “hoạt động đình công” ở Việt Nam.
Qua đ đưa ra một số iến nghị nhằm g p phần tăng tính đúng đắn và hiệu quả của
đình công tại Việt Nam, trong đ c iến nghị về vai tr của các chủ thể trong
TLTT.
- Ngu ễn Hu
hoa (2015), TLTT trong QHLĐ ở Việt Nam – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Hàn l m hoa học ã hội Việt
Nam, Học viện hoa học ã hội. Trong luận án đã đưa ra 4 vấn đề: i) Tổng quan
tình hình nghiên cứu; ii) Những vấn đề l luận về TLTT và sự điều chỉnh của pháp
luật đối với TLTT trong QHLĐ; iii) Thực trạng và thực tiễn thực hiện các qu định
của pháp luật về TLTT trong QHLĐ ở Việt Nam hiện na ; iv) Phương hướng và
giải pháp hoàn thiện pháp luật về TLTT trong QHLĐ ở Việt Nam hiện na . Nhưng
trong luận án, tác giả chỉ nghiên cứu đến chủ thể, ngu ên tắc, qu trình TLTT mà
hông nghiên cứu nội dung thương lượng và các biện pháp thúc đẩ giải qu ết tranh
chấp c ng như phương thức giải qu ết tranh chấp TLTT. Nhận định chung về luận


×