Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Trình bày phương pháp luận quản lý dự án đầu tư.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.81 KB, 9 trang )

Câu 3: Trình bày phương pháp luận quản lý dự án đầu tư.
1. Khái niệm, mục tiêu quản lý dự án đầu tư:
a. Dự án là một tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong khoảng thời gian xác định với sự ràng
buộc về nguồn lực trong bối cảnh không chắc chắn.
b. Phân loại dự án:
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động:
+ Nhóm các DADT xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Nhóm các DAĐT xây dựng cơ bản.
+ Nhóm các DAĐT dịch vụ và kinh doanh.
+ Nhóm các DAĐT trực tiếp nước ngoài.
+ Nhóm các DAĐT hỗ trợ tài chính.
+ Nhóm các DAĐT hỗ trợ kỹ thuật.
+ Các nhóm khác.
- Phân loại theo nguồn vốn và phương diện quản lý:
+ Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
+ Các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn khác.
- Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án: Dự án quan trọng quốc gia
với mức đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội.
+ Các dự án nhóm A.
+ Các dự án nhóm B.
+ Các dự án nhóm C.
c. Khái niệm quản lý dự án đầu tư: là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời
gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo


cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt
và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch
vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
d. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư: Hoàn thành công việc dự án theo
đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng trong phạm vi ngân sách được duyệt


và theo tiến độ thời gian cho phép.
2. Quản lý dự án của chủ đầu tư:
a. Mục tiêu:
- Quản lý vĩ mô các dự án:
+ Đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất với một nguồn lực hạn chế của
đất nước trong từng thời kỳ phát triển. Các dự án cần được nhà nước đặt
trong tổng thể việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ.
+ Bảo đảm định hướng thống nhất cho các dự án trong phạm vi quốc gia,
trong phạm vi ngành và địa phương.
+ Tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội để các dự án được hình
thành, thực hiện và phát huy hiệu quả. Muốn thu hút các DAĐT nước ngoài,
không thể thiếu vai trò của Nhà nước trong việc tạo môi trường kinh tế,
chính trị, xã hội.
+ Bảo đảm các chủ dự án thực hiện đúng pháp luật về đầu tư và quản lý dự
án. Công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước có vai trò đặc biệt để thực
hiện mục tiêu này.
- Quản lý vi mô các dự án:
+ Đảm bảo sự liên kết trong tất cả các hoạt động của dự án.
+ Bảo đảm phát hiện sớm và giải quyết nhanh chóng những khó khăn,
vướng mắc nảy sinh. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp để giải
quyết những bất đồng, thúc đẩy quá trình dự án.
+ Bảo đảm thời gian xây dựng và thực hiện dự án.


+ Bảo đảm giảm chi phí, tăng khả năng doanh lợi cho dự án.
+ Bảo đảm tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
b. Chức năng:
*Chức năng quản lý vĩ mô các dự án:
Thực hiện quản lý vĩ mô các dự án là nhà nước với các cấp chính quyền

cùng các cơ quan chức năng của nó. Để thực hiện quản lý vĩ mô các dự
án nhà nước cần làm tốt các công việc sau đây:
+ Xác định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm. Chiến lược này được
xem như là công cụ quan trọng trong quản lý dự án, có vai trò định hướng cho việc
hình thành các dự án.
+ Xác định các loại quy hoạch, nhất là quy hoạch không quan, quy hoạch tổng thể
và quy hoạch ngành, địa phương.
+ Xác định các chương trình. Chương trình là sự cụ thể hoá một loạt các dự án
nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định. Một chương trình có thể được thực hiện
thông qua nhiều dự án khác nhau. Thiếu chương trình chủ thể vĩ mô khó có thể
định hướng sử dụng nguồn lợi một cách có hiệu quả trong việc thực hiện chiến
lược phát triển đất nước trong các giai đoạn.
+ Xác định các kế hoạch 5 năm và hàng năm làm cơ sở cho các quyết định quản lý
dự án.
+ Xác định các chính sách vĩ mô đối với đầu tư và dự án đầu tư.
+ Ban hành hệ thống pháp luật về đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
+ Ban hành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống các định mức kinh tế - kỹ
thuật làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá quá trình xây dựng, chuẩn bị và vận
hành dự án.
+ Hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật hco các chủ đầ tư và chủ thể quản lý
dự án.
+ Trên cơ sở hệ thống pháp luật ra các quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư.


+ Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện dự án theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư và dự án.
*Chức năng quản lý vi mô các dự án:
Các chức năng chung:
- Chức năng lập kế hoạch:
Nội dung của chức năng lập kế hoạch bao gồm:

+ Xác định mục đích và mục tiêu của dự án.
+ Xác định phạm vi dự án: số lượng công việc cần thực hiện.
+ Xác định thời gian hoàn thành từng công việc và toàn bộ dự án.
+ Xác định các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các công việc của dự án.
+ Xác định yêu cầu về cấp kinh phí.
+ Lập trình thực hiện công việc và lịch trình về cấp kinh phí cho các hoạt động của
dự án.
Lập kế hoạch được tiến hành ở cả 3 giai đoạn nghiên cứu, lập dự án thực hiện và
vận hành dự án.
Chức năng lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong quản lý dự án.
- Chức năng tổ chức:
Chức năng tổ chức trong quản lý dự án bao gồm các nội dung sau:
+ Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý dự án.
+ Xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những đơn vị và cá nhân tham
gia quản lý dự án.
+ Lựa chọn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý dự án.
+ Lựa chọn những đơn vị tham gia thực hiện dự án.
- Chức năng điều hành.


Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm:
+ phối hợp các bộ phận tham gia thực hiện dự án.
+ Khuyến khích, động viên những tổ chức và cá nhân tham gia dự án.
+ Thiết lập những mối quan hệ với môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho
dự án.
+ Thu thập thông tin, đề ra các quyết định để giải quyết kịp thời những vấn
đề nảy sinh trong quá trình thực hiện và vận hành dự án.
- Chức năng kiểm tra:
Kiểm tra là quá trình đo lường khuyết điểm và sai lầm để sửa chữa, ngăn
ngừa hậu quả có thể có của dự án. Nội dung của chức năng kiểm tra trong

quản lý dự án. Nội dung của chức năng kiểm tra trong quản lý dự án bao
gồm:
+ Xác định các sai sót, các sai lệch, các ách tắc trong quá trình xây dựng,
thực hiện và vận hành dự án.
+ Xử lý các sai lệch, các sai sót, các ách tắc đã được phát hiện.
Chức năng kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý dự
án, kể cả giai đoạn phân tích lập dự án, giai đoạn thực hiện và giai đoạn vận
hành dự án. bao gồm cả kiểm tra trước hành động và sau hành động, kiểm
tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ...Thẩm định dự án được xem là hình
thứ c kiểm tra trước hành động, còn nghiệm thu công trình có thể xem như
kiểm tra sau hành động.
Chức năng kierm tra được thực hiện ở tất cả các cấp quản lý. Cấp quản lý
càng cao thì vai trò của kiểm tra càng quan trọng.
Các chức năng theo lĩnh vực:
- Lập kế hoạch tổng quát.
- Quản lý phạm vi.
- Quản lý thời gian.


- Quản lý chi phí.
- Quản lý chất lượng
- Quản lý nhân lực.
- Quản lý thông tin.
- Quản lý rủi ro.
- Quản lý cung ứng vật tư cho dự án.
c. Công cụ quản lý.
- Các công cụ quản lý của Nhà nước:
+ Các công cụ định hướng cho quản lý dự án. Các công cụ này bao gồm: Chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư và quản lý dự án.
+ Các công cụ pháp luật. Đây là hệ thống các quy phạm đối với các hoạt động đầu

tư vào dự án. Các quy phạm này được thể hiện trong các văn bản quản lý nhà nước
về đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý dự án, bao gồm cả cơ cấu tổ
chức và con người trong các cơ quan này, nhất là các cơ quan kế hoạch và thanh tra
các cấp.
+ Hệ thống đảm bảo thông tin cho quá trình quản lý vĩ mô các dự án.
- Các công cụ chủ yếu trong quản lý vĩ mô các dự án.
+ Biểu đồ tổ chức các công việc của dự án.
+ Sơ đồ mạng của dự án.
+ Biểu đồ Gantt.
+ Hệ thống thông tin.
+ Đường chi phí cơ sở.
d.Bộ máy quản lý.


- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
- Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án.
- Hình thức chìa khóa trao tay.
- Tổ chức quản lý dự án theo hình thức tự làm.
3. Quản lý dự án của nhà nước.
a. Mục tiêu:
- Đảm bảo đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng
cao đời sống vật chất, tình thần của nhân dân.
- Sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của Nhà nước, chống chọi hành vi tham ô,
lãng phí trong quá tình dự án.
- Xây dựng theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, bảo đảm bền
vững mỹ quan, bảo đảm hiệu quả xây dựng.
b. Chức năng,Công cụ quản lý, Bộ máy quản lý được thể hiện ở từng nội dung

quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư của nhà nước.
* Nội dung quản lý nhà nước ở giai đoạn nghiên cứu, lập và quyết định đầu
tư.
Đây là một giai đoạn quan trọng trong chu trình dự án. Trong giai đoạn này Nhà
nước cần thực hiện các nội dung quản lý sau:
- Lựa chọn và quyết định chủ đầu tư cho từng dự án.
- Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện công tác nghiên cứu và lập dự án đầu tư.
- Thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư.
Nội dung quyết định đầu tư bao gồm:
- Xác định chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án.


- Xác định địa điểm, diện tích đất sử dụng.
- Xác định công suất thiết kết.
- Xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động.
- Xác định phương thức thực hiện dự án.
- Thời gian thực hiện và các mốc tiến độ chính.
 Nội dung quản lý Nhà nước ở giai đoạn thực hiện dự án:
- Phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu tuyển chọn nhà thầu cho dự án.
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán
- Cấp phép xây dựng và khai thác tài nguyên.
+ Giấy phép xây dựng.
+ Giấy phép khai thác tài nguyên
- Quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng
- Quản lý nghiệm thu công trình.
- Quản lý cấp vốn và thanh toán.
- Thẩm tra và duyệt quyết toán.
 Nội dung quản lý Nhà nước ở giai đoạn kết thúc thực hiện và khai thác dự
án.
- Giám sát quá trình bàn giao công trình giữa chủ đầu tư và người sử dụng,

khai thác dự án.
- Quản lý quá trình kết thúc công trình.
- Quản lý việc bảo hành công trình.
- Quản lý nhà nước về quá trình vận hành dự án.
 Quản lý nhà nước về giá xây dựng.


- Nguyên tắc lập và quản lý giá xây dựng:
+ Nhà nước thực hiện quản lý giá xây dựng thông qua việc ban hành các
chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc, phương pháp lập dự toán, các
căn cứ để xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án, tổng dự toán công
trình và dự toán hạng mục công trình.
+ Tất ả các dự án đều phải lập đủ cá tài liệu dự toán, xác định chi phí cần
thiết cho dự án.
- Cơ quan qurn lý giá xây dựng: Bộ xây dựng.
- Quản lý tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình
- Quản lý bảo hiểm dự án.



×