Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

VŨ VĂN SUẤN

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY CHO
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN MƯỜNG LA
TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Huy Hoàng

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi tham
khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc đầy đủ, rõ ràng. Các
số liệu trong luận văn là chính xác và trung thực.
Tác giả luận văn

Vũ Văn Suấn


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu chuyên ngành Giáo dục và Phát


triển cộng đồng do Trường Đại học sư phạm Hà Nội mở, tôi đã được các thầy
cô giáo tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức quý báu, tạo điều kiện
thuận lợi nhất để hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi tới các Thầy, các Cô lời
cảm ơn chân thành, sâu sắc.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Huy Hoàng,
người thầy đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện Ủy, HĐND, UBND, Ủy ban
MTTQ Việt Nam huyện; các phòng, ban, ngành huyện; UBND các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện Mường La đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp những
thông tin tư liệu trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ cơ quan nơi tôi đang
công tác; những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình
giúp đỡ vật chất và tinh thần để tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa học
và luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được những góp ý, chỉ dẫn của
các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả
Vũ Văn Suấn


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê số liệu về tệ nạn ma túy huyện Mường La................31
trong 3 năm trở lại đây.................................................................................31

Bảng 1.2. Nhận thức của cộng đồng dân cư về hậu quả của tệ nạn ma túy
.........................................................................................................................33
Bảng 1.3. Nhận thức của cán bộ địa phương về hậu quả của tệ nạn ma
túy...................................................................................................................33
Bảng 1.4. Nhận thức của cộng đồng dân cư về về TNMT.........................34
Bảng 1.5. Đánh giá của cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động giáo
dục phòng chống ma túy...............................................................................34
Bảng 1.6. Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư về
công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy............................................34
Bảng 1.7. Đánh giá của cán bộ và người dân về mức độ tổ chức..............35
các hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư
.........................................................................................................................35
ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La..................................................................35
Bảng 1.8. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn
ma túy ở huyện Mường La - tỉnh Sơn La....................................................37
Bảng 1.9. Mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục phòng chống tệ
nạn ma túy ở huyện Mường La - tỉnh Sơn La............................................40
Bảng 1.10. Đánh giá mức độ thực hiện của các phương pháp giáo dục
phòng chống tệ nạn ma túy...........................................................................43
Bảng 1.11. Đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp giáo dục
phòng chống tệ nạn ma túy...........................................................................47
Bảng 1.12. Kết quả đánh giá của cán bộ địa phương về tính cần thiết của
công tác giáo dục phòng chống ma túy........................................................51
Bảng 1.13. Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư về
công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy............................................52
Bảng 1.14. Kết quả đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của
vấn đề phòng chống ma túy..........................................................................53
Bảng 1.15. Đánh giá của cán bộ địa phương về về thái độ tham gia của
người dân........................................................................................................55
Bảng 1.16. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy đã đề xuất.......................82
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Mức độ tổ chức các hoạt động giáo dục..................................36
phòng chống tệ nạn ma túy...........................................................................36
Biểu đồ 1.2: Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn
ma túy ở Huyện Mường La - tỉnh Sơn La...................................................38


Biểu đồ 1.3: Mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục phòng chống tệ
nạn ma túy ở Huyện Mường La - tỉnh Sơn La...........................................40
Biểu đồ 1.4: Đánh giá mức độ thực hiện của các phương pháp giáo dục
phòng chống tệ nạn ma túy...........................................................................44
Biểu đồ 1.5: Đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp giáo dục
phòng chống tệ nạn ma túy...........................................................................48
Biểu đồ 1.6: Kết quả đánh giá của cán bộ địa phương về tính cần thiết
của công tác giáo dục phòng chống ma túy.................................................51
Biểu đồ 1.7: Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư về
công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy............................................52
Biểu đồ 1.8: Kết quả đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của
vấn đề phòng chống ma túy..........................................................................54
Biểu đồ 1.9: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp
giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy đã đề xuất.........................................84
Biểu đồ 1.10: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp giáo
dục phòng chống tệ nạn ma túy đã đề xuất.................................................85


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANTT

: Anh ninh trật tự


BCĐ

: Ban chỉ đạo

CBGV

: Cán bộ giáo viên

CNV

: Công nhân viên

CSVC

: Cơ sở vật chất

GD

: Giáo dục

GDPC TNMT

: Giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy

HS

: Học sinh

MT


: Ma túy

MTTH

: Ma túy tổng hợp

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

NMT

: Nghiện ma túy

NV

: Nhân viên

PCMT

: Phòng chống ma túy

TNMT

: Tệ nạn ma túy

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội


TTCTP

: Tái trồng cây thuốc phiện

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh
đạo, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Vị thế và uy tín
của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam đang
ngày càng tích cực, chủ động trong việc hội nhập quốc tế, tạo thời cơ thuận
lợi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh thời cơ là rất lớn, thì khó khăn, thách thức cũng không nhỏ,
nhất là mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế kinh tế thị trường đã làm nảy sinh
nhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ
nạn xã hội, đặc biệt là tội phạm, tệ nạn ma túy.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tội phạm ma túy trên thế
giới và khu vực ngày càng phức tạp, gia tăng về cả quy mô, tính chất và mức
độ. Hoạt động sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng các chất ma
túy xuyên quốc gia lan rộng trên phạm vi toàn cầu và tác động trực tiếp đối với

nước ta. TNMT trong nước mặc dù đã được tích cực đấu tranh, kiềm chế nhưng
vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở hầu hết các tỉnh, thành phố, các khu vực dân
cư, ở mọi thành phần, lứa tuổi. Đáng chú ý là số người NMT có xu hướng tăng
lên trong giới trẻ. Tình hình đó đã tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, trở thành hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và giống nòi, đến sự
phát triển bền vững của đất nước nếu chúng ta không kịp thời triển khai đồng
bộ, quyết liệt các biện pháp giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn.
Thực hiện Luật phòng, chống ma túy và Kết luận số 03-KL/TU ngày
07/01/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về tăng cường công
tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Những năm qua, cùng với các địa
phương trong tỉnh, công tác phòng chống ma túy đã được cấp ủy, chính quyền
huyện Mường La chỉ đạo triển khai quyết liệt, tích cực và đã đạt được nhiều

1


kết quả quan trọng, quản lý tốt số đối tượng NMT và đưa vào các trung tâm
cai nghiện, hạn chế việc để phát sinh người nghiện mới, đấu tranh quyết liệt
với tội phạm buôn bán ma túy, TTCTP. Huy động được sức mạnh của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội trong việc phòng chống tệ nạn ma túy.
Tuy nhiên, do trình độ phát triển về kinh tế - xã hội chưa cao, mức sống
và nhận thức của một bộ phận nhân dân còn thấp nên tình hình vi phạm pháp
luật, trong đó có việc buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy còn tiềm
ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp, số người NMT trong danh sách quản lý
còn khá nhiều. Số người nghiện mới vẫn có dấu hiệu tăng lên, tái trồng cây
thuốc phiện vẫn còn tiếp diễn, kéo theo nguy cơ mất ổn định về an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Thực tế trên, đòi hỏi cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và
đề ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma
túy trên địa bàn huyện. Công tác phòng chống ma túy trong thời gian qua cho

thấy đây là nhiệm vụ hết sức phức tạp, đầy khó khăn, cần huy động sự vào
cuộc của mọi người dân và toàn xã hội. Để huy động tối đa sự vào cuộc của
các lượng và toàn xã hội trong phòng chống ma túy, cần thiết phải nâng cao
nhận thức của xã hội về tác hại của TNMT và cách thức phòng chống, do vậy
việc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của tệ
nạn ma túy, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ phòng chống ma túy là hết sức
quan trọng. Tuy nhiên, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này trên
địa bàn huyện Mường La. Từ những phân tích và thực tế nêu trên, tôi lựa
chọn đề tài: "Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý cho cộng đồng dân cư
huyện Mường La, tỉnh Sơn La"
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng
đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

2


3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư
huyện Mường La
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy và các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho
cộng đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phòng chống tệ nạn ma túy của huyện Mường La, tỉnh Sơn La
trong thời gian vừa qua đã được thực hiện và thu được những kết quả tích
cực. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác phòng chống tệ

nạn ma túy của huyện còn có nhiều hạn chế. Nếu có những biện pháp giáo
dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện một
cách phù hợp, khả thi thì có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng
chống tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phòng chống ma túy và giáo
dục phòng chống tệ nạn ma túy.
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục phòng chống tệ
nạn ma túy cho cộng đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
5.3. Đề xuất các biện pháp tăng cường giáo dục phòng chống tệ nạn ma
túy cho cộng đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc giáo dục phòng chống tệ
nạn ma túy và đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy một
cách hiệu quả ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La
3


6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát 300 người trong đó
- 200 người dân địa phương trên 10 xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện
Mường La
- 100 cán bộ địa phương của huyện và 10 xã, thị trấn thuộc địa bàn
huyện Mường La
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Luận văn được triển khai nghiên cứu tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Mường La, tỉnh Sơn La; gồm thị trấn Ít Ong và các xã: Chiềng Hoa,
Ngọc Chiến, Pi Toong, Chiềng Lao, Hua Trai, Mường Bú, Mường Chùm,
Chiềng Công, Tạ Bú.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Là phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản tài liệu,
các công trình liên quan đến hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trên địa
bàn huyện Mường La. Sưu tầm, tìm hiểu những quy định, văn bản pháp luật
liên quan đến tệ nạn ma túy, những báo cáo của địa phương về công tác giáo
dục phòng chống tệ nạn ma túy trên địa bàn
7.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn người dân và cán bộ các cấp về thực
trạng tệ nạn ma túy và công tác giáo dục phòng, chống ma túy trên địa bàn,
tìm hiểu nhận thức của họ về tệ nạn ma túy và những đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cư
trong toàn huyện.
7.3. Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát thái độ, hành vi của người dân và cán bộ
trong công tác giáo dục phòng chống ma túy trên địa bàn, quan sát một số
cách thức tuyên truyền phòng chống ma túy...

4


7.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng công tác giáo
dục phòng chống tệ nạn ma túy, nhận thức của cán bộ và người dân về tệ nạn ma
túy, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên địa bàn huyện.
7.5. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến của những người có kinh nghiệm lâu năm về công tác giáo
dục và những cán bộ có chuyên môn về công tác phòng chống ma túy để tận
dụng những hiểu biết của họ tìm hiểu những tác động của các phương pháp,
hình thức tuyên truyền giáo dục và từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp

7.6. Phương pháp thống kê toán học
Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu chúng tôi sử
dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích kết quả thu được
từ bảng hỏi với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.
8. Dự kiến đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giáo dục phòng
chống tệ nạn ma túy, tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng chống tệ
nạn ma túy.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục phòng chống tệ nạn
ma túy, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng dân cư huyện Mường La, góp
phần quan trọng vào công tác phòng chống tệ nạn ma túy trong toàn xã hội.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có cấu trúc gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy
Chương 2: Thực trạng giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng
đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Chương 3: Biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng
đồng dân cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

5


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
NMT là một hiện tượng xuất hiện từ lâu đời trong xã hội loài người.
Ngày nay, do tác hại của ma túy đối với xã hội, gia đình cũng như tác nhân
người sử dụng diễn ra ở mức độ ngày càng nghiêm trọng và có tính chất phổ

biến nên hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế giới,
mang tính toàn cầu. Vì thế, phòng chống ma túy là một nhiệm vụ cấp bách đặt
ra cho toàn thế giới và mọi quốc gia. Năm 1950, 150 quốc gia trên thế giới đã
tham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma túy của LHQ và nhất trí thông qua
Cương lĩnh hoạt động toàn cầu.
Năm 1991, Đại hội chống ma túy cấp Bộ trưởng trên thế giới được tổ
chức với sự nhất trí về hợp tác quốc tế chống ma túy, cũng trong năm này,
chương trình kiểm soát ma túy quốc tế trực thuộc LHQ được thành lập. Để tạo
sức mạnh toàn cầu chống ma túy, khóa họp đặc biệt lần thứ 20 của Đại hội
đồng LHQ bàn về vấn đề ma túy trên thế giới gồm 138 nước tham dự đã được
tổ chức tại New York từ ngày 08 đến ngày 19 tháng 6 năm 1998. Đây là cuộc
họp đa phương lớn nhất được tổ chức về đề tài đấu tranh chống buôn lậu và
lạm dụng ma túy. Khẩu hiệu khóa họp là: "Đoàn kết chống lại thảm họa hàng
đầu của thế giới trong thế kỷ 21".
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành hệ thống những quy định
mang tính luật pháp, thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường hoạt
động phòng chống ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, tình trạng nghiện, sử dụng ma túy, tàng trữ, sản xuất và
buôn bán ma túy đang thực sự là tệ nạn xã hội nhức nhối. Công tác đấu tranh
phòng chống và đẩy lùi TNMT đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của
toàn xã hội, của các cấp, các ngành, của mọi gia đình và mỗi người.

6


Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên
cứu về tệ nạn ma túy đáng chú ý như:
Tác giả Vũ Ngọc Bừng với cuốn: "Phòng chống ma túy trong nhà
trường", đã đề cập các nội dung: TNMT là gì? nguyên nhân phát sinh, phát
triển; những ảnh hưởng của TNMT đối với các mặt đời sống xã hội; những

cách phòng chống;
Tác giả Nguyễn Thị Miến với bài viết: "Vai trò của người vợ, người mẹ
với việc lôi kéo chồng ra khỏi ma túy" đề cập đến vai trò quan trọng của
người phụ nữ trong gia đình với việc giúp đỡ chồng con phòng và điều trị
nghiện ma túy;
Tác giả Ngô Minh Hiến “Nghiên cứu về một số động cơ chủ yếu của
người phạm tội mua bán các chất ma túy ở trại giam Z30-Cục V60 Bộ Công
an” đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến phạm tội buôn bán các chất ma túy;
Tác giả PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm với Công trình nghiên cứu
“Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ma túy của trẻ vị thành niên” đã
mang đến cho người đọc một cách nhìn khác về nguyên nhân trẻ vị thành niên
có hành vi lệch chuẩn, sa vào tệ nạn ma túy và cách phòng tránh;
Tác giả Tiêu Thị Minh Hương với đề tài: “Thực trạng và thái độ đối với
ma túy của sinh viên trường Đại học Lao đông thương binh và Xã hội” đã
nghiên cứu về cách nhìn nhận về vấn đề ma túy của sinh viên và chỉ ra
nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội về ma túy, đề tài này cũng đã đề xuất một
số biện pháp nhằm phòng chống tệ nạn ma túy trong sinh viên;
Hay đề tài “Tìm hiểu công tác phòng chống ma túy” của tác giả Lê Văn
Luyện cũng đã nghiên cứu về những hoạt động phòng chống ma túy ở một số
địa phương…
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã phân tích đặc điểm tâm sinh
lý của các loại đối tượng sử dụng ma tuý. Các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh

7


đối với thanh thiếu niên là loại đối tượng có nguy cơ cao về vi phạm tệ nạn
ma túy vì những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này trong việc bị tác động
của các tệ nạn xã hội nói chung và ma tuý nói riêng.
Các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt tới việc tìm hiểu nguyên nhân

khách quan và chủ quan trong việc sử dụng ma tuý và tệ nạn ma tuý trong đó
có những nguyên nhân xã hội, nguyên nhân quản lý xã hội, quản lý giáo dục.
Những nghiên cứu trên đã đóng góp không nhỏ trong việc trang bị
những hiểu biết, những kiến thức cơ bản về phòng chống tệ nạn ma túy, góp
phần tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên,
học sinh, sinh viên đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy; mặt khác đây cũng
là những lý luận giúp các cấp quản lý đưa ra những điều luật, những quy
định nhằm phòng chống ma túy, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, sức
khoẻ, đạo đức và lối sống cho nhân dân.
Các công trình nghiên cứu kể trên bước đầu đặt nền móng cơ sở lý luận
giúp tác giả trong việc nghiên cứu đề tài này, tuy nhiên, hầu hết các tác giả
trên đều đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chung về tệ nạn ma túy. Có rất ít
công trình nghiên cứu dành riêng cho công tác giáo dục phòng chống tệ nạn
ma túy xâm nhập vào cộng đồng dân cư, nhất là đề cập đến thực trạng và các
biện pháp giáo dục phòng chống ma túy cho cộng đồng dân cư.
Mường La là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, nhiều thập kỷ
trước đây, cũng giống các huyện của tỉnh Sơn La, nhân dân các dân tộc có
thói quen trồng và sử dụng nhựa cây Anh Túc, mặc dù Đảng, Nhà nước đã có
chủ trương cấm, nhưng do tập quán nên việc lén lút trồng vẫn còn xảy ra ở
một số địa bàn vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, những năm gần đây việc mở
rộng giao thương, các doanh nghiệp tăng cường đầu tư về thương mại, dịch
vụ, hạ tầng cơ sở, đã góp phần làm cho đời sống của người dân ngày càng khá
giả hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng đảm bảo hơn, cũng đồng thời kéo

8


theo các tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều hơn, trong đó có tệ nạn ma túy, đây là
vấn đề tiềm ẩn nguy cơ lan rộng, với những diễn biến phức tạp trong cộng
đồng dân cư trên địa bàn huyện.

Do vậy, việc nghiên cứu về công tác giáo dục phòng chống ma túy ở
phạm vi giới hạn, cụ thể như tại huyện Mường La là rất cần thiết, với mong
muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình đề xuất được những biện pháp hữu
hiệu nhất trong công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho cộng đồng
dân cư trên địa bàn huyện Mường La.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Ma túy
Ma túy, nghiện ma túy là những khái niệm quen thuộc và được sử dụng
khá rộng rãi ở Việt Nam. Đa phần người dân đều hiểu và gắn ma túy với một
số chất gây nghiện nguy hiểm như: thuốc phiện, cần sa, heroine và đặc biệt
trong nhưng năm gần đây là ma túy tổng hợp (ma túy đá, hồng phiến...).
Tuy nhiên, ma túy hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những chất gây
nghiện được sử dụng hợp pháp khác như: rượu bia, thuốc lá, cà phê, thuốc an
thần… Vậy cần phải hiểu một cách đầy đủ và chính xác về khái niệm “Ma
túy” như thế nào?
Ma túy là tên gọi chung của các chất kích thích mà sử dụng nhiều lần
có thể gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Không có một định
nghĩa chung thống nhất nào về khái niệm này. Ở mỗi góc độ tiếp cận, ma túy
lại được hiểu theo những cách khác nhau.
Dưới góc nhìn khoa học: Ma túy là các chất có khả năng tác động lên
hệ thần kinh trung ương, có tác dụng giảm đau, gây cảm giác hưng phấn, dễ
chịu; dùng nhiều lần sẽ đưa đến tình trạng lệ thuộc vào ma túy.
Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hiệp quốc, ma tuý được hiểu là
“Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ
làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”.
9


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đưa ra khái niệm như sau: “Ma túy
là các chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”.

Bộ luật Hình sự Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1999
và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý như sau: Ma tuý bao
gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả
thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma tuý khác
ở thể lỏng hay thể rắn.
- Luật Phòng, Chống ma tuý năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01/6/2001,
tại Điều 2 khoản 1, 2, 3 cũng góp phần làm rõ khái niệm ma túy thông qua
định nghĩa về chất ma túy:
- Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Tóm lại, từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, ta có thể hiểu một
cách chung nhất rằng: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên
hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều
chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả
về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cho
cá nhân, tác động xấu và nguy hại đến gia đình và xã hội.
Nguồn gốc của ma túy
Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, nhiều Bộ lạc trên thế giới đã
biết làm cho tinh thần sảng khoái và chống mệt mỏi bằng cách ăn hoặc hút
một số loại cây cỏ có chứa chất gây nghiện như cây thuốc phiện ở Châu Á,
cây Cô ca ở Nam Mỹ và cây Cần sa, cây Khát ở Châu Phi. Ban đầu, các loại

10


cây này được sử dụng trong các nghi lễ với mục đích ma thuật, vui thú và sau

đó là được sử dụng để chữa bệnh. Dần dần những người sử dụng bị lệ thuộc
vào các loại cây này, họ phải sử dụng nhiều lần trong ngày với số lượng tăng
lên, cho đến khi họ không thể rời bỏ được chúng. Chất gây nghiện của các
loại cây cỏ đã tạo cho họ ảo giác đê mê, tạo cảm giác hưng phấn và bay
bổng…
Từ khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên đã có những tài liệu ghi
nhận việc sử dụng thuốc phiện. Vào năm 1860 tác giả Syndenham đã viết
“trong số những bài thuốc mà thượng đế đã ban phát cho con người, không có
gì có thể chữa bệnh hiệu quả như thuốc phiện”. Đó chính là quan điểm mà từ
đó dẫn đến lạm dụng thuốc phiện trong lịch sử loài người.
Vào năm 1806, Surterner đã phân lập được một chất tinh khiết đặc
trưng cho tác dụng chính của thuốc phiện và gọi là morphin bắt nguồn từ tên
morphurs, tên của một vị thần của giấc mơ thời Hy Lạp cổ đại. Cũng để chỉ
tác dụng của chất này, người ta còn gọi bằng tên Narcotic, nghĩa là mê mẫn,
túy lúy.
Vào năm 1855 lần đầu tiên Gedecke đã chiết suất cocain từ lá cây
Coca. Đến năm 1880 Arnep chứng minh cocain có tác dụng gây tê tại chỗ.
Cũng vào thời gian này bác sỹ tâm thần người Do Thái là Dicmun Frơt dùng
cocain để chữa bệnh nghiện thuốc phiện và morphin, nhưng ít lâu sau người
ta phát hiện ra những tai họa của nó vì bản thân cocain cũng là chất gây
nghiện mạnh.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngoài những sản phẩm có sẵn
từ thiên nhiên như: thuốc phiện, coca, cần sa, ... người ta dựa vào cấu trúc hóa
học của những chất có sẵn trong tự nhiên để từ đó bán tổng hợp nhằm thu
được các chất có cấu trúc tương tự và cũng có được những tác dụng dược lý
tương tự. Mặt khác, khi nghiên cứu cấu trúc của những chất có sẵn trong tự

11



nhiên người ta đã tổng hợp được các chất có khung cơ bản giống các chất có
sẵn trong tự nhiên, có tác dụng tương tự nhưng khắc phục được các nhược
điểm có thể phục vụ trong y học. Kết quả đã thu được hàng loạt các hợp chất
khác nhau, có tác dụng khác nhau được sử dụng vì mục đích y học. Tuy
nhiên, do có những tính chất làm thay đổi trạng thái, ý thức, tâm trạng … của
người sử dụng nên nó ngày càng bị lạm dụng ngoài mục đích y học và trở
thành các chất ma túy bị cấm hoặc khuyến cáo không nên sử dụng, bởi tác hại
rất lớn của các chất này đối với mọi lứa tuổi trong cộng đồng xã hội trên toàn
thế giới. Người ta gọi đó là các chất ma túy tổng hợp hay bán tổng hợp.
1.2.2. Nghiện ma túy, các giai đoạn nghiện và dấu hiệu
nhận biết người nghiện
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về nghiện ma tuý.
Theo nghĩa rộng: nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận trong xã hội
là những người có thói quen dùng các chất ma túy, thường tìm mọi thủ đoạn,
hành vi để có được các chất ma túy và sử dụng chúng bất chấp sự nghiêm
cấm của pháp luật và dư luận xã hội.
Theo nghĩa hẹp: nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối
với các chất ma túy. Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ương
tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được.
Người nghiện ma túy là người thường xuyên lệ thuộc vào thuốc gây nghiện
(được gọi chung là ma túy như: heroin, cocain, moocfine, thuốc phiện, cần
sa…) có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được, khi không sử dụng ma
túy sẽ xuất hiện hội chứng cai (Theo Thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994
Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện, quyết định 167/TTg ngày 08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ).
Sổ tay chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa nghiện
như sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều

12



lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma tuý để giảm triệu chứng
cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp tục sử dụng
dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì: nghiện ma tuý là tình trạng lệ
thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma
tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và
tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm
thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt
tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về ma tuý của tổ chức Y tế thế giới
thì 01 người dẫn đến nghiện thường trải qua 05 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Dùng ma tuý vài lần đầu, người sử dụng có cảm giác lâng
lâng, đê mê, họ tưởng rằng không thể nghiện. Giai đoạn này người sử dụng
cảm thấy dễ chịu, thú vị, khoái cảm, không có thì thấy nhạt nhẽo, thèm muốn.
+ Giai đoạn 2: ma tuý đã trở thành nhu cầu, thiếu nó thì không chịu nổi
nên bằng mọi cách đi tìm ma tuý
+ Giai đoạn 3: Dùng ma tuý ngày một tăng để đã cơn thèm
+ Giai đoạn 4: Tự đấu tranh đi đến quyết định cai - cai không được - lại
cai - lại cai không được…Chu kỳ này cứ thế diễn ra giằng co với sự khốn đốn
về tinh thần, đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tài chính.
+ Giai đoạn 5: Không thắng nổi giai đoạn 4 (cai nghiện không thành
công), giai đoạn này hoàn toàn nguy hiểm bởi những hành vi, lý trí nguy
hiểm, bất chấp tất cả để có ma tuý.
Dấu hiệu nhận biết người nghiện:
Người nghiện ma tuý thường biểu hiện: hay ngáp vặt, chảy nước mắt,
nước mũi; toát mồ hôi, ớn lạnh, nổi da gà, gầy yếu, sút cân; nôn, buồn nôn;
tiêu chảy, mất ngủ (thường ngủ ngày), dễ bị kích động, trầm cảm, lo âu;

13



Dấu hiệu để phát hiện thanh, thiếu niên sử dụng ma tuý: lười học, học
kém, học thất thường rồi bỏ học; thường xin tiền để chi tiêu không chính
đáng; hoặc tạo cớ để xin tiền như: đi sinh nhật, dã ngoại, đi học thêm; xuất
hiện các dấu vết tiêm chích ở tay (ven) hoặc các dấu phỏng rợp ở tay, chân
(do sử dụng ma tuý ảo giác); có thể trong túi quần, áo; cặp sách có ma tuý.
Trong đó chú ý các dấu hiệu: bất minh trong chi tiêu; thay đổi trạng
thái; xung quanh nơi ở có xilanh + kim tiêm; giấy bạc xé nhỏ, ống hút nước
cắt ngắn (đựng Heroin), bịch nilông nhỏ (đựng cần sa), giấy hoặc tiền mệnh
giá nhỏ cuộn lại (để hút ma tuý)…; bị áp xe, loét tĩnh mạch do tiêm chích
ma tuý; vay mượn, xin tiền của nhiều người, nhất là người thân, quen; lấy cắp
đồ vật của nhà, hàng xóm; thế chấp tài sản của bản thân như: xe đạp, xe máy,
điện thoại di động; đi chơi khuya, ngủ ngày, hay ngáp vặt; hút thuốc lá nhiều,
uống rượu nhiều; sống lượm thượm, lười tắm rửa (sợ nước); thường kết bạn
với những phần tử xấu; xa lánh bạn tốt.
1.2.3. Tệ nạn ma túy
Theo Luật phòng chống ma túy năm 2000: Tệ nạn ma túy là tình trạng
nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.
1.2.4. Giáo dục phòng chống ma túy
Giáo dục phòng chống ma túy nhằm thúc đẩy người dân phát triển sự
hiểu biết, những kỹ năng, cách cư xử và sự nhận biết về ma túy cũng như việc
đánh giá lợi ích sức khỏe, liên quan đến hành vi của chính mình và đối với
những người khác.
Mục đích của giáo dục phòng chống ma túy là bao hàm việc ngăn ngừa
sử dụng ma túy. Ngăn ngừa ma túy tập trung vào việc giảm tối thiểu số lượng
người tham gia vào việc sử dụng ma túy.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về ma túy
1.3.1. Phân loại ma túy
Các chất ma túy được phân chia thành nhiều loại dựa theo những căn


14


cứ khác nhau như: nguồn gốc, mục đích sử dụng, mức độ tác động lên hệ thần
kinh… Tuy nhiên, việc phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối trong
bối cảnh việc sử dụng các chất ma túy luôn luôn biến đổi khôn lường. Có thể
liệt kê ra đây những cách phân loại chính như sau:
Phân loại theo nguồn gốc: căn cứ theo tiêu chí này, ma túy được phân
chia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma
túy tổng hợp.
- Ma túy tự nhiên: là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế
phẩm của chúng như thuốc phiện, cần sa, cocain.
- Ma túy bán tổng hợp: là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên
và một số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví
dụ: Heroin là một loại ma túy bán tổng hợp được chiết xuất từ cây thuốc
phiện, bằng cách chế thuốc phiện với các hóa chất để tạo ra morphine và sau
đó kết tủa thành heroin dạng thô.
- Ma túy tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp
tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá...
Phân loại căn cứ theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng: dựa
trên tiêu chí này, ma túy được chia thành 2 loại: Ma túy có hiệu lực cao và ma
túy có hiệu lực thấp (ma túy mạnh và ma túy nhẹ).
- Ma túy có hiệu lực cao: là các chất ma túy chỉ cần sử dụng với một
lượng nhỏ đã có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng (mức
độ kích thích mạnh), và sử dụng vài lần có thể gây nghiện. Ví dụ: thuốc phiện,
heroine, cocaine, thuốc lắc…
- Ma túy có hiệu lực thấp: là các chất ma túy phải sử dụng nhiều lần với
một lượng lớn thì mới làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của người
dùng và gây nghiện; ví dụ: thuốc lá, thuốc lào…

Phân loại theo tác dụng của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương.
Dựa trên tác dụng chủ yếu của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương của

15


con người, ta có thể chia thành 3 loại:
- Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện,
những chất chế ra từ thuốc phiện (heroine, morphine, cocaine, methadone và
pethidine) và thuốc ngủ (lumiau, valium, seconau phenobacbital, serepax,
mogadon, seduexen…). Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần,
yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp…
- Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuất
của nó; có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ
thể, tăng nhịp tim, hô hấp…
- Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic Acid
Diethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc). Việc sử
dụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về
môi trường xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy
những sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác).
Phân loại theo luật pháp: ma túy được phân thành 2 loại:
- Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng: rượu bia, thuốc lá
(ni-cô-tin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường…
- Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất ma
túy bất hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocaine, thuốc
lắc, các chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins…
1.3.2. Những tác động xấu của ma túy tới cuộc sống của cộng đồng dân cư
1.3.2.1. Với bản thân người nghiện
Gây tổn hại về sức khoẻ: Ma tuý được sử dụng dưới nhiều hình thức
khác nhau như: Hút thuốc phiện, hút cần sa, hít heroin, ma tuý tổng hợp (hàng

đá), tiêm chích heroin, morphine, thuốc phiện và uống các loại ma tuý tổng
hợp. Như vậy ma tuý đưa vào cơ thể theo con đường tiêu hoá, đường hô hấp,
đường máu tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da, niêm mạc và gây tổn hại trực

16


tiếp cho các cơ quan này.
Hệ tiêu hoá: Người nghiện luôn có cảm giác no. Vì vậy họ không muốn
ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm nên họ thường có cảm giác buồn nôn, đau
bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.
Hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp tim, huyết áp tăng
giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng. Đặc biệt là hệ mạch máu làm ảnh
hưởng đến hoạt động của bộ não. Do việc tiêm chích thường không vô trùng
nên dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch.
Hệ hô hấp: Những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm
xoang, viêm đường hô hấp.
Các bệnh về da: Người nghiện ma tuý bị rối loạn cảm giác da nên
không cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước, vì vậy họ rất sợ và ngại
tắm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hắc
lào, viêm da…
Làm suy giảm chức năng giải độc: Trong cơ thể gan, thận là cơ quan
chủ yếu đào thải các chất độc. Khi nghiện ma tuý nhất là heroin, hai cơ quan
này suy yếu ảnh hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ trong
cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu, thường người nghiện
hay bị các bệnh như: áp xe gan, viêm gan, suy thận dẫn đến tử vong.
Đối với hệ thần kinh: Khi đưa ma tuý vào cơ thể, ma tuý sẽ tác động
trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng kích thích hoặc ức
chế từng phần ở bán cầu não. Người nghiện có biểu hiện rối loạn phản xạ thần
kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, rối loạn cảm giác, run tay chân,

viêm dây thần kinh dễ bị kích động dẫn đến tội ác, nếu dùng liều cao cơ thể bị
ngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tinh thần nặng, hôn mê.
Người nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính,
suy nhược toàn thân, người gầy gò xanh xao, mặt trắng, môi thâm, nước da tái
xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hay phù nề do thiếu dinh
17


dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm, ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.
Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả
năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá
liều có thể bị chết đột ngột.
Gây tổn hại về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay
đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống sinh
hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì
nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những
nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cấp bách về ma tuý cho bản thân, họ có thể
làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người…
miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện.
Hành vi lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã
hội và pháp luật. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách.
Tóm lại, sử dụng ma túy sẽ làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng
lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma túy
quá liều có thể dẫn đến cái chết. Tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim
tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rút B, C, đặc biệt là HIV
- AIDS. Tiêm chích ma túy là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ
biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma túy có thể mang vi rút HIV và lây
truyền cho vợ, con hoặc bạn tình.
1.3.2.2. Đối với gia đình

Người nghiện ma tuý làm tiêu tốn tài sản, đây cũng là một hậu quả dễ
nhận thấy nhất đối với những gia đình có người nghiện ma tuý. Thiệt hại về
kinh tế do sử dụng ma tuý là một trong những nguyên nhân làm đổ vỡ mối
quan hệ tốt đẹp giữa những người trong gia đình với người nghiện. Mặt khác
người nghiện có xu hướng sống thu mình, ngại tiếp xúc, lẩn tránh người thân.

18


×