Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài tư vấn tâm lý mẫu Xử lí một case

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.61 KB, 7 trang )

Đây là một bản draft tôi làm định hình case và mục tiêu can
thiệp, để giúp bọn em hình dung rõ hơn là cần làm như thế
nào. Trong bài của bọn em thì cần viết cẩn thận hơn, ví dụ
như phần kế hoạch hỗ trợ phải phân chia ra tử tế mốc thời
gian, người phụ trách… Lưu ý nhất là mỗi trường hợp, phải
đọc và suy nghĩ thật kỹ để xem vấn đề mấu chốt của học
sinh là ở đâu, đừng chạy theo những cái râu ria bên ngoài
mà phải nhìn được cái nào mới là cái ảnh hưởng thực sự. Tốt
nhất là đặt ra nhiều giả thuyết cho vấn đề và chọn những giả
thuyết hợp lý nhất.
Hải đang là học sinh lớp 12. Mẹ em có cửa hàng, bố là bảo vệ. Sau
nhiều mâu thuẫn, bố mẹ em đã li dị cuối năm trước, hiện em sống
với mẹ và em gái.
Từ đầu năm, Hải bắt đầu bỏ bê học hành. Em thường lên mạng, chơi
điện tử thâu đêm. Trước đây em có chơi, nhưng không ảnh hưởng,
học lực trước giờ cũng ở nhóm đầu của lớp. Mẹ đi làm cả ngày, nấu
cơm trước cho con và đưa đón đi học. Theo lời mẹ, Hải chỉ về nhà ăn,
chơi điện tử và ngủ. Em ăn xong để nguyên bát, không dọn dẹp nhà
cửa, giặt quần áo. Chị rất cáu, vì khi về nhà đã rất mệt mỏi và Hải đã
đủ lớn để làm những việc nhỏ này. Một vài lần mẹ con cãi nhau, Hải
nói bố tôn trọng em hơn, khi sang nhà bố không bao giờ bị mắng, và
em cũng chẳng cần mẹ phải nấu cơm cho em, vì bố cho em tiền đủ
ăn rồi. Mẹ em đã để mặc em tự ăn uống trong một tuần, sau đó chị
thấy tình hình tệ hơn: bố em không nhận em về với lí do không có ai
ở nhà quản lý, em ở nhà mẹ nhưng ngày nào cũng ăn mì và về đến
nhà sẽ chỉ ở trong phòng chơi. Mẹ rất lo lắng vì năm nay là năm cuối
cấp, giáo viên cũng gọi phản ánh nhiều về việc em ngủ trong giờ,
đôi khi còn không đến lớp, tỏ thái độ vô lễ với thầy cô và kết quả học
tập giảm. Bởi vậy, mẹ Hải lại tiếp tục nấu ăn và dành thời gian đưa
đón em đi học, nhưng quá bực tức nên chị nhiều lần nói rằng em cứ
sống buông thả như bố thì sẽ chẳng có tương lai, một mình chị phải


gánh hai đứa mà không có đứa nào thương mẹ, chỉ làm khổ mẹ.
Quan hệ giữa mẹ và Hải ngày càng đi xuống: em không nói chuyện
với mẹ, mỗi lần hai mẹ con phải trao đổi đều to tiếng, và nội dung
cũng chỉ xoay quanh việc mẹ phàn nàn về cách sống của em và
mắng vì kết quả ở trường.


Mẹ Hải rất bế tắc và không biết làm thế nào giao tiếp với con. Hải
thấy mệt mỏi và vô nghĩa, không muốn học hay làm gì hết, em chỉ
thấy chơi game là không phải suy nghĩ gì cả.

TRƯỜNG HỢP:
Vinh, 12 tuổi, là học sinh lớp 6. Em thường xuyên bị các giáo viên
phản ánh về việc mất tập trung và có hành vi nhố nhăng trong giờ.
Các bạn cùng lớp cũng không thích Vinh vì em hay trêu đùa các bạn
và hay mách cô.
Theo mẹ Vinh, em có những biểu hiện này từ năm lớp 4, khi bố mẹ li
dị. Từ khi mang thai Vinh, mẹ em đã luôn trầm uất vì những mâu
thuẫn với bố em, tới năm Vinh 1 tuổi, 2 người đã chia tay nhưng sau
đó lại quay lại, đến 2 năm trước đã li dị. Nhưng ngoài ra, em phát
triển bình thường, học hành không xuất sắc nhưng đủ lên lớp. Hiện
giờ em sống với mẹ và em gái. Cuối tuần em vẫn đến chơi nhà bố,
nhưng theo mẹ kể thì em rất sợ bố; chị cũng nói chị phải hoàn toàn
lo cho cả hai đứa trẻ và người bố không hề hỗ trợ về kinh tế. Tóm lại,
chị cho rằng đó là người không ra gì.
Ngoài những hành vi bị phản ánh ở lớp, mẹ Vinh cũng rất lo vì con
khá “bất thường”. Em hay đùa dai, nhiều khi ăn nói không phù hợp,
chị cũng lo vào lớp mới, con sinh ra trò mách cô thì sẽ hay bị bạn
đánh. Đến tuổi này rồi nhưng Vinh vẫn rất sợ ma, thường hay kể
thấy ma trong nhà nên không dám rời mẹ, cháu cũng khó ngủ vì hay

nghĩ tới ma. Con hay xem phim bạo lực, chơi điện tử, chị lo cháu có
thể bị ảnh hưởng từ đó, nhưng mẹ làm kinh doanh nên không thể có
thời gian kiểm soát con được.

A. TÓM TẮT THÔNG TIN CASE:
1. Vấn đề hiện tại:


-

Dễ mất tập trung (biểu hiện như thế nào? Có trong tất cả

-

các môn học không? Ở nhà và các môi trường khác thì sao?)
Có hành vi không phù hợp (biểu hiện cụ thể? “Nhố nhăng”
và “ăn nói không phù hợp” là thế nào? Bối cảnh của hành vi,

những gì diễn ra trước và sau khi trẻ làm như vậy?)
- Quan hệ với các bạn ở trường -> đánh nhau
- Sợ ma, kể chuyện ma quỷ, khó tách mẹ
2. Hoạt động chức năng:
- Học tập: chú ý kém có thể ảnh hưởng (gv phản ánh, cần làm
-

rõ hơn mức độ và nội dung ảnh hưởng)
MQH: với các bạn không tốt (cần hỏi thêm trẻ về bạn thân,
nhóm bạn… bên cạnh các bạn có mâu thuẫn); trẻ sợ bố, gắn
bó quá mức với mẹ, (Vinh-em gái? Vinh-những người khác


-

trong gia đình?)
Ngủ kém, ăn uống và các hoạt động khác không có phản

ánh.
3. Lịch sử phát triển của trẻ
- Trong khoảng thời gian mẹ mang thai-> trẻ 1 tuổi, bố mẹ có
nhiều mâu thuẫn (có thể mâu thuẫn vẫn xảy ra và ảnh
hưởng tới trẻ vì năm 10 tuổi, bố mẹ li dị)
- Phát triển thể chất bình thường
4. Lịch sử vấn đề
- Cần hỏi thêm mẹ về các biểu hiện tập trung chú ý kém từ
-

trước 3 tuổi và xuyên suốt thời gian đi học
Trước đây trẻ có biểu hiện các hành vi không phù hợp
không? Chính xác các hành vi như thế nào (nếu có thể khai
thác thêm các thông tin từ các nguồn khác như giáo viên

-

cấp 1, ông bà…)
Các vấn đề biểu hiện mạnh từ năm trẻ lên lớp 4, cùng lúc
với thời điểm bố mẹ li dị: bám mẹ, sợ ma, hành vi không phù

-

hợp
Lên cấp 2, trẻ bắt đầu trêu chọc bạn, mách cô, hay xô xát


với bạn
5. Các mối quan hệ xã hội
- Gia đình: bám mẹ, sợ bố (cần thông tin thêm từ V), bố mẹ
mâu thuẫn, không rõ quan hệ với em gái (?)


-

Trường: mâu thuẫn với các bạn, không rõ trẻ có bạn chơi
cùng hay bạn (?), các thầy cô phản ánh (? Quan hệ với thầy

-

cô)
Các quan hệ khác, vd bạn cấp 1, ông bà, người thân…? (hỏi

thêm thông tin từ mẹ và Vinh)
6. Điểm mạnh
- Mẹ tham gia tích cực vào quá trình hỗ trợ
- Nên hỏi các hoạt động, môn học ưa thích của trẻ -> thay
thế cho chơi game, xem phim và để thiết lập tương tác giữa
V & bố mẹ hoặc giữa V & bạn bè, em gái
7. Điểm yếu
- Mâu thuẫn gia đình, không chắc chắn về sự hợp tác của bố
-

& khó can thiệp việc mâu thuẫn bố mẹ ảnh hưởng tới V
Bố mẹ đều ít thời gian cho V
Môi trường cấp 2 mới mẻ và ít tính chăm sóc như cấp 1 có


-

thể gây khó khăn cho việc thích ứng của trẻ
Bản thân mẹ có vẻ lo lắng, không định hình được vấn đề của
trẻ (“bất thường”)

B. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP
-

Yếu tố sinh học: Vinh có một vài dấu hiệu của tăng động
giảm chú ý (cần thông tin thêm để kiểm chứng: VD phản
ánh của giáo viên các lớp trước, các biểu hiện bố mẹ quan
sát ở nhà từ nhỏ), có thể là nguyên nhân của việc khó tập
trung, có hành vi không phù hợp trong lớp (có thể là chạy
nhảy), trêu đùa các bạn. Cần kiểm tra lại, so sánh với việc

-

mẹ nói các dấu hiệu chỉ bắt đầu từ 2 năm gần đây;
Yếu tố tâm lý – xã hội: Vinh thiếu mối quan hệ gắn bó an
toàn với người chăm sóc (mẹ trầm uất trong thời gian mang
thai và thời kì đầu của trẻ -> khó dành thời gian quan tâm
cũng như có thể có cảm xúc khó dự đoán với trẻ, ít đáp ứng
lại trẻ), trong quá trình phát triển môi trường gia đình cũng
có thể tồn tại mâu thuẫn giữa bố mẹ (có thể có xung đột,
hoặc dựa trên lời mẹ, bố mẹ có thể nói xấu nhau) -> trẻ


không tìm thấy được hình mẫu tốt an toàn) -> không an

toàn -> gây ra lo âu cho Vinh. Cũng có thể bố mẹ không có
thời gian cho Vinh -> không có ai dạy cho trẻ về các chuẩn
-

mực hành vi/không có ai làm mẫu.
Sự kiện gây sang chấn: sự kiện bố mẹ li dị vào 2 năm trước
có thể là sự kiện kích hoạt những lo âu sẵn có của Vinh. Em
có thể có các hành vi không phù hợp nhằm lôi kéo sự quan
tâm của bố mẹ, bao gồm cả việc sợ ma, bám mẹ hơn bình
thường.

Bản chất các vấn đề của Vinh có thể xuất phát từ việc trẻ
không thiết lập được mối quan hệ gắn bó an toàn với người
chăm sóc từ bé, dẫn đến hình thành những lo âu và chúng
được duy trì trong môi trường gia đình không an toàn, mâu
thuẫn giữa bố mẹ và thiếu sự liên kết giữa bố mẹ và con. Lo
âu này có thể được trẻ giải thích bằng việc sợ ma, cũng đồng
thời nhờ vào nỗi sợ này làm lí do để tiếp tục giữ mối liên kết
với mẹ (a common pattern of unsecured attachment). Bản
chất lo âu này khiến trẻ khó ngủ, mệt mỏi, cũng có thể là thứ
phát dẫn đến cảm xúc tiêu cực, khó tập trung và những hành
vi không phù hợp. Vinh cũng có thể hình thành những hành
vi này nhằm thu hút sự quan tâm của người lớn (để kiểm
chứng cần biết thêm bối cảnh diễn ra hành vi và những hệ
quả của hành vi liệu có phải củng cố cho mục đích muốn
được quan tâm của trẻ không).
Ngoài ra, có thể đặt giả thuyết về việc các hành vi không
phù hợp của trẻ do không học được từ bố mẹ, hoặc bố mẹ do
bối cảnh gia đình nên không có biện pháp giáo dục cho trẻ
đúng cách.

Về các vấn đề của trẻ với bạn, trên thực tế không thấy phản
ánh có từ cấp 1, như vậy có thể không phải vì trẻ không có kĩ


năng giao tiếp xã hội – thiết lập bạn bè, mà có thể vì để được
người lớn quan tâm/hoặc biểu hiện ra ngoài thành cảm xúc
tiêu cực của các lo âu. Cũng có thể vì bố mẹ xung đột là hình
mẫu không tốt cho cách giải quyết mâu thuẫn, và trẻ bắt
chước hình mẫu này trong mối quan hệ với bạn bè.
Cuối cùng, các khó khăn trong tập trung và các hành vi của
trẻ có thể do yếu tố sinh học, tuy nhiên khả năng này cần
được kiểm chứng do mâu thuẫn với lời của mẹ về việc trẻ có
nhiều biểu hiện chỉ mới từ 2 năm gần đây.
C. KẾ HOẠCH HỖ TRỢ
Các vấn đề hiện có cần can thiệp: (bọn em lưu ý xếp theo thứ tự
ưu tiên: theo quy tắc (1) vấn đề liên quan đến an toàn của HS (2)
vấn đề là nguồn gốc của các vấn đề khác (3) các vấn đề HS quan
tâm nhiều (4) các vấn đề còn lại)
1. Tái thiết lập mối quan hệ gắn bó an toàn (vấn đề là nguồn gốc):
- Trao đổi với bố mẹ về vấn đề của trẻ và nguyên nhân từ
MQH không an toàn. Có thể cân nhắc đề nghị bố mẹ có thái
-

độ hòa nhã về nhau trước mặt trẻ (không nói xấu người kia);
Bố mẹ cần dành thời gian tương tác tích cực với con (20-30p

-

mỗi ngày tối thiểu);
Cán bộ tâm lý/giáo viên có thể dành thêm thời gian chú ý

tích cực tới trẻ để hình thành mối quan hệ an toàn với người

lớn.
2. Tăng cường các điểm mạnh của trẻ:
- Tìm kiếm các sở thích, những hoạt động mà trẻ tự tin;
- Xây dựng kế hoạch thực hành các hoạt động này (lưu ý là
các hoạt động mang tính tương tác hoặc vận động tích cực,
-

không phải xem phim, đọc truyện…);
Đề nghị bố mẹ hoặc giáo viên cùng thực hiện hoặc củng cố

cho trẻ (khen thưởng).
3. Cải thiện các hành vi không phù hợp:


-

Đề nghị bố mẹ và giáo viên chú ý vào các hành vi tích cực
và củng cố cho các hành vi này (khen thưởng nếu trẻ có bất

-

kỳ hành vi nào phù hợp dù rất nhỏ);
Giảm chú ý vào các hành vi tiêu cực để tránh củng cố cho
các hành vi này (giáo viên và bố mẹ có thể học cách phớt lờ,

-

hoặc cắt bớt các yếu tố ngoại cảnh làm phát sinh hành vi);

Làm mẫu và thiết lập nội quy cho các hành vi phù hợp (cán

-

bộ tâm lý, bố mẹ và giáo viên);
Có thể cho Vinh viết nhật ký hành vi để theo dõi quá trình
thay đổi (người lớn có thể có hình thức khen thưởng trong

trường hợp trẻ làm tốt số lần nhất định).
4. Tập luyện các kĩ năng xã hội (trong quan hệ bạn bè):
- Cần hỏi chuyện trẻ về MQH với bạn, tìm kiếm lí do của các
cách giải quyết vấn đề không thích hợp mà trẻ đã từng sử
-

dụng;
Đề nghị trẻ đưa ra những cách giải quyết khác và hướng dẫn

-

trẻ lên kế hoạch tập luyện các cách này;
Trong trường hợp trẻ gặp khó khăn kiểm soát cảm xúc/xung

động, hướng dẫn trẻ tập luyện kĩ năng này.
5. Tăng khả năng chú ý/tập trung
- Bẻ nhỏ các nhiệm vụ cho Vinh;
- Củng cố tích cực cho các nhiệm vụ được hoàn thành;
- Giải thích về khó khăn chú ý của trẻ cho các giáo viên để
phối hợp.
6. Ứng phó nỗi sợ ma và khó ngủ
- Sợ ma thực ra là việc phổ biến. Nên giáo dục tâm lý để mẹ

bình thường hóa việc này, không lo lắng quá mức vì lo âu
-

của mẹ có thể ảnh hưởng tới con ;
Làm việc với trẻ, để trẻ tự đưa ra các biện pháp để giải
quyết nỗi sợ này. Sau đó để trẻ tự thực hiện, đề nghị mẹ

-

giúp đỡ, có nhật ký ghi chép và củng cố ;
Có thể hướng dẫn trẻ các cách vệ sinh giấc ngủ (ví dụ như
đọc truyện cho tới khi buồn ngủ, đi ngủ vào giờ nhất định,
không mang ipad theo lên giường…).



×