Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã việt ngọc, huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ LÊ MAI

HỖ TRỢ SINH KẾ CHO NGƢỜI KHUYẾT
TẬTTẠI XÃ VIỆT NGỌC, HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ LÊ MAI

HỖ TRỢ SINH KẾ CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
TẠI XÃ VIỆT NGỌC, HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60900101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VĂN QUYẾT

Hà Nội –Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tài liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài luận văn tốt nghiệp đều có
nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2017
Tác giả
Đào Thị Lê Mai

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể
thầy cô giáo Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến
thức, kinh nghiệm cũng như lòng yêu mến, tâm huyết với nghề nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn thầy PGS. TS. Phạm Văn Quyết người đã hướng
dẫn và chỉ bảo cho tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ có
sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy, tôi đã có được nhiều kinh nghiệm quý báu trong
việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Việt
Ngọc đã giúp đỡ, cung cấp các tài liệu để tôi có được nền tảng nghiên cứu
thực tiễn nhất.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học CTXH khóa 2015 – 2017
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, trân trọng gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình, những bạn bè
thân thiết, anh chị em lãnh đạo, đồng nghiệp tại Phụ kiện Samsung đã cổ vũ,
động viên, khích lệ để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình một
cách tốt nhất.
Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài luận văn tốt nghiệp nhưng do

kiến thức của bản thân về lĩnh vực nghiên cứu chưa thực sự chuyên sâu,thời
gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để luận
văn của tôi được hoàn chỉnh và chất lượng hơn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2017
Tác giả
Đào Thị Lê Mai

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ 8
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 7
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 9
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................... 18
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................ 18
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 19
6. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 19
7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 20
8. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................... 20
9. Kết cấu của luận văn: .................................................................................. 22
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 23
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 23
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 23
1.1. Các khái niệm công cụ .............................................................................. 23
1.1.1. Người khuyết tật ............................................................................... 23

1.1.2. Sinh kế và hỗ trợ sinh kế .................................................................. 25
1.2. Các lý thuyết vận dụng ............................................................................. 26
1.2.1. Lý thuyết hệ thống – sinh thái .......................................................... 26
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow .................................................... 27
1.2.3.Lý thuyết sinh kế bền vững ................................................................ 29

3


1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề hỗ trợ sinh
kế cho ngƣời khuyết tật ................................................................................... 31
1.3.1. Luật NKT .......................................................................................... 31
1.3.2. Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020 .................................... 33
1.4. Công ƣớc quốc tế về các quyền của NKT ............................................... 34
1.5. Khái quát về xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang................ 36
Tiểu kết chƣơng I ............................................................................................. 39
CHƢƠNG 2....................................................................................................... 40
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ SINH KẾ CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TẠI XÃ VIỆT NGỌC, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC
GIANG .............................................................................................................. 40
2.1. Thực trạng NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ... 40
2.1.1. Tình hình chung về NKT và đời sống của NKT tại xã Việt Ngọc .... 40
2.1.2. Hoàn cảnh gia đình của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang ........................................................................................... 46
2.1.3. Những khó khăn trong vấn đề sinh kế của NKT tại xã Việt Ngọc,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................. 48
2.1.4. Nhu cầu hỗ trợ sinh kế của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang ........................................................................................... 52
2.2. Thực hiện công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 53

2.2.1. Quan điểm của chính quyền địa phương về công tác hỗ trợ sinh kế
cho NKT...................................................................................................... 53
2.2.2. Tổ chức thực hiện hỗ trợ sinh kế cho NKT tại địa phương ............. 55
2.3. Đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ...................................................................... 79
2.3.1. Các hiệu quả đã đạt được ................................................................ 79

4


2.3.1. Những hạn chế của các hoạt động ................................................... 80
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 82
CHƢƠNG 3....................................................................................................... 83
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ SINH KẾ
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ VIỆT NGỌC, HUYỆN TÂN
YÊN, TỈNH BẮC GIANG DƢỚI GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI ....... 83
3.1. Phƣơng hƣớng chung ................................................................................ 83
3.2. Các giải pháp cụ thể của Công tác xã hội đối với NKT tại xã Việt
Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ........................................................... 85
3.2.1. Giải pháp 1: NVCTXH giúp NKT tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề
và doanh nghiệp, xưởng sản xuất tại địa phương ...................................... 85
3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT
thông qua vai trò kiến nghị, đề xuất các giải pháp, chương trình hỗ trợ,
hạn chế được sự trùng lặp của NVCTXH. ................................................. 87
3.2.3. Giải pháp 3: NVCTXH tham vấn về việc làm cho NKT và cán bộ
của địa phương nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác hỗ trợ sinh kế cho
NKT. ........................................................................................................... 88
3.2.4. Giải pháp 4: Trang bị kiến thức và thực hiện nhiều hoạt động trợ
giúp NKT có thể tự tạo việc làm, tự thành lập các cơ sở sản xuất. ........... 90
3.3. Dự án Công tác xã hội trong hỗ trợ về sinh kế cho NKT tại xã Việt

Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ........................................................... 92
Tiểu kết chƣơng 3:............................................................................................ 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 97
1. Kết luận ......................................................................................................... 97
2. Khuyến nghị .................................................................................................. 98
2.1. Đối với chính quyền địa phương ......................................................... 98
2.2. Đối với cộng đồng xã hội .................................................................... 99

5


2.3. Đối NKT và gia đình ........................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 7

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

LĐTB & XH

Lao động - thương binh và xã hội

NKT

Người khuyết tật


NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu cơ bản về người khuyết tật (tính đến tháng 6/2015) .......... 12
Bảng 2.1: Tỷ lệ NKT phân theo đơn vị hành chính cấp thôn ......................... 40
Bảng 2.2: Tỷ lệ NKT phân theo dạng khuyết tật ............................................ 42
Bảng 2.3: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên phân theo độ tuổi.............................. 43
Bảng 2.4: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi đến 60 tuổi phân theo giới tính.................... 44
Bảng 2.5: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ học vấn............... 44
Bảng 2.6: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên phân theo tình trạng việc làm........... 45
Bảng 2.7: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên hiện đang có việc làm phân theocơ cấu
nghề nghiệp ..................................................................................................... 46

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Stephan Hawking - một NKT nhưng đồng thời là một nhà khoa học,
mộttấm gương thành công đã khiến cho biết bao NKT khác nhìn thấy ánh

sáng và tiếp thêm động lực cho chính mình trên con đường tìm kiếm giá trị
của bản thân. Ông đã từng nói: “Lời khuyên của tôi dành cho những NKT là:
Hãy tập trung vào những việc mà sự khuyết tật không thể ngăn cản bạn làm
tốt và đừng tiếc nuối những thứ bạn không làm được vì nó. Đừng để bị khuyết
tật cả về thể chất lẫn tinh thần”. Đây là một trong những câu nói thể hiện ý
chí quật cường, tinh thần bất diệt của một NKT hướng tới những người cùng
cảnh ngộ với mình. Câu nói cũng đã giúp cho biết bao những con người lành
lặn và khỏe mạnh khác phải có cái nhìn đúng đắn về NKT cũng như nhìn lại
chính bản thân mình.
Không một quốc gia hay một dân tộc nào trên thế giới không có NKT.
Nói như vậy không có nghĩa NKT là một phần không thể thiếu hay là một tế
bào xấu trong xã hội. Mà phải khẳng định rằng, NKT dù ở bất cứ dạng tật
nào, do bất kỳ nguyên nhân gì, ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào
cũng đều là một trong những con người tạo nên xã hội. Tại Việt Nam hiện
nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một NKT trên hè phố, trong
một số cơ quan, doanh nghiệp, trong một vài cơ sở giáo dục… Chúng ta cũng
dễ dàng thấy được hình ảnh một diễn giả, một người truyền cảm hứng, một
giám đốc thành đạt, một tấm gương nổi tiếng, một vận động viên thể thao
nhiều thành tích cao là NKT… Với những giá trị, những đóng góp và khả
năng của mình, NKT thực sự có một vai trò vô cùng quan trọng trong công
cuộc góp phần xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, một đất nước giàu mạnh hơn.
Tuy vậy, bản thân NKT tại gặp không ít khó khăn ở rất nhiều lĩnh vực
khác nhau như: cơ hội việc làm, tình yêu, hôn nhân đến những vấn đề cơ bản

7


như: đi lại, ăn uống, vệ sinh cá nhân… đều gặp phải không ít trở ngại. Trong
đó, tiêu biểu phải kể đến vấn đề sinh kế của NKT hiện nay. Bản thân NKT đôi
khi do trở ngại từ những khiếm khuyết cơ thể mà khả năng thực hiện một số

công việc bị hạn chế. Tuy nhiên, theo quy luật bù trừ, khi một con người có
khiếm khuyết về bộ phận nào đó trên cơ thể thì một bộ phận, cơ quan khác lại
được tăng cường. Chính điều này khi vận dụng vào vấn đề lao động việc làm
được thể hiện rất rõ nét. Người khiếm thị có thể hát hay, nghe âm thanh rất
tốt, người khiếm thính có đôi bàn tay vô cùng linh hoạt, vẽ tranh và thêu thùa
rất đẹp… Nhưng cơ hội việc làm của họ đôi khi lại không rộng mở do nhiều
yếu tố xuất phát từ ngoài khiếm khuyết của cơ thể như: cơ chế, chính sách,
quan niệm xã hội…
Nhu cầu sinh kế luôn thôi thúc mỗi con người cố gắng và tích cực hơn
nữa để có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây là một nhu cầu cơ bản và
hoàn toàn chính đáng đối với tất cả mọi người, giúp đảm bảo có được thu
nhập, có được nghề nghiệp phù hợp với khả năng, hướng tới đáp ứng các nhu
cầu khác. Hiểu được nhu cầu này của NKT, tác giả nhận thấy rằng việc tiến
hành tìm hiểu về lĩnh vực hỗ trợ sinh kế cho đối tượng NKT thực sự là việc
làm cần thiết và đúng đắn. Gắn với thực tiễn tại xã Việt Ngọc, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay có 134 NKT ở các dạng tật khác nhau. Trong
đó, rất ít NKT có việc làm ổn định. Hơn nữa, số NKThiện đang trong độ tuổi
lao động, có sức khỏe và nhu cầu tham gia lao động tại đây rất lớn. Đây thực
sự là trăn trở của không chỉ các cán bộ địa phương, cán bộ phụ trách lao động
thương binh xã hội mà còn là trăn trở của cả cộng đồng.
Từ đó, tác giả đã tiến hành lựa chọn đề tài: “Hỗ trợ sinh kế cho người
khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” là luận văn tốt
nghiệp của mình. Qua đây, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu thực
trạng sinh kếriêng về vấn đề hỗ trợ việc làmcho NKT cũng như công tác hỗ

8


trợ sinh kế về việc làm cho NKT tại đây và đưa ra những giải pháp dựa trên
nền tảng công tác xã hội. Qua đề tài này, tác giả có mong muốn mang đến

một cái nhìn mới về NKT trong lĩnh vực việc làm. Khẳng định vai trò quan
trọng của Công tác xã hội trong việc trợ giúp các đối tượng yếu thế. Hướng
tới nâng cao vị thế, vai trò của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trước hết, cần khẳng định rằng, NKT là một trong những đối tượng đã
và đang nhận được sự quan tâm của các cấp, ban, ngành, đoàn thể trong xã
hội. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo, hội
thảo, tài liệu và hoạt động thực tiễn ở nhiều địa phương để chứng minh cho
điều này. Tuy nhiên, đánh giá dưới góc độ khách quan sẽ nhận thấy những
mặt tích cực và những điểm cần hoàn thiện hơn của các hoạt động đã được
triển khai và những nghiên cứu, tìm hiểu về NKT.
2.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về người khuyết tật năm 2002 đã chỉ
ra rằng NKT chiếm trên 10% dân số thế giới, cuộc sống của người khuyết tật
đã phần gặp khó khăn về kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho NKT qua hệ thống pháp luật Tổ chức lao động quốc tế ILO - 2006 và trẻ em tàn tật và quyền của các trẻ
em, Vũ Ngọc Bình cũng đã chỉ ra: Trên thế giới hiện nay có hơn 600 triệu
người có khiếm khuyết về mặt thể chất, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm thần dưới
các hình thức khác nhau. Con số này tương đương với khoảng 10% dân số thế
giới. Quốc gia nào cũng có người khuyết tật và hơn 2/3 trong số đó sống tại
các nước phát triển. Hàng năm sẽ có thêm khoảng 10 triệu người khuyết tật,
tính trung bình một ngày trên thế giới tăng khoảng 25.000 người (2,5 vạn
người) khuyết tật, trong đó có khoảng 2.300 trẻ em.
9


Báo cáo của cố vấn quốc hội Mỹ về người khuyết tật năm 2013 cho
rằng người khuyết tật ở Mỹ chiếm khoảng 15% dân số nước Mỹ, bên cạnh
những chính sách trợ giúp của nhà nước cho người khuyết tật về chăm sóc sức

khỏe, tạo việc làm họ cũng gặp nhiều rào cản tiếp cận các dịch vụ xã hội như:
vui chơi, giải trí, việc làm, giao thông…
Năm 2011, trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN) và tổ chức lao
động quốc tế ILO cũng đã chỉ rõ rằng có khoẳng 75% dân số thế giới (chiếm
khoảng 5 tỷ người) không được hưởng các chế độ an sinh xã hội phù hợp. Trợ
lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đồng thời là tổng giám đốc cơ quan Liên Hợp
Quốc phụ trách các vấn đề về phụ nữ - bà Michelle Buchelet cho biết: Trong
suốt tập kỷ qua, nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ và tổng sản phẩm
quốc nội của thế giới cũng tăng gấp 10 lần nhưng việc tiếp cận các dịch vụ
thiết yếu của người dân vẫn còn hạn chế. Bởi vậy bà Michelle Buchelet cho
rằng: “Đảm bảo an sinh xã hội là thách thức cho tất cả các quốc gia. Mỗi quốc
gia cần thi hành các chính sách việc làm cho phụ nữ và thanh niên”.
Báo cáo của UN và ILO cho thấy, có khoảng 38% dân số thế giới
(tương đương khoảng 2,6 tỷ người) không được hưởng các hệ thống chăm sóc
sức khỏe thỏa đáng 884 triệu người không được dùng nước sạch. Thêm vào
đó có khoảng 1,4 tỷ người vẫn phải sống ở mức dưới 1,25 USD/ngày. Báo
cáo cũng đề xuất các nguồn trợ cấp xã hội cộng đồng dành cho những gia đình
nghèo, trong đó bao gồm trợ cấp cho những người già cả, người khuyết tật và
khoản trợ cấp dành cho trẻ em và những người thất nghiệp. Bên cạnh đó chăm
sóc y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh dịch tế cũng nên được đảm bảo cho tất
cả mọi người.
Như vậy, có thể thấy rằng, nhóm đối tượng NKT chiếm số lượng không
nhỏ trên tổng số dân của toàn thế giới Và những khó khăn mà nhóm đối tượng
này gặp phải đòi hỏi sự chung tay giúp sức của toàn thể cộng đồng, đặc biệt là
về lĩnh vực việc làm.

10


2.2. Tại Việt Nam

2.2.1. Các báo cáo, nghiên cứu về chính sách với NKT
Ngày 12/10/2015, Ủy ban các vấn đề xã hội đã báo cáo trước Quốc hội
khóa XIII “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
NKT”. Bản báo cáo đã trình bày rõ ràng các nội dung và kết quả của hoạt
động giám sát chính sách, pháp luật với một đối tượng xã hội cụ thể là NKT.
Toàn bộ quá trình giám sát đã được thực hiện trên địa bàn 13 tỉnh/thành phố
và 9 Bộ, ngành có liên quan. Báo cáo đã chỉ rõ kết quả thực hiện chính sách,
pháp luật về NKT, đưa ra đánh giá chung và chỉ rõ những hạn chế cũng như
nguyên nhân. Ủy ban các vấn đề xã hội cũng đã đưa ra rất nhiều đề xuất và
kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các
chính sách và pháp luật với NKT. Qua bản báo cáo chi tiết, số liệu về NKT
được trình bày vô cùng chi tiết, cụ thể (xem bảng dưới đây):

11


Bảng 1.1: Số liệu cơ bản về ngƣời khuyết tật(tính đến tháng 6/2015)
(Theo Báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TT

Số lƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

khoảng 7 triệu

7,8% dân số

- Nữ


4,06 triệu

58% NKT

- Nam

2,94 triệu

42% NKT

1,981 triệu

28,3% NKT

4 NKT là người cao tuổi

714.000

10,2% NKT

5 NKT thuộc hộ nghèo

700.000

10% NKT

1 Tổng số NKT
2 NKT phân theo giới


3 NKT là trẻ em

6 NKT cô đơn, không có người
phụng dưỡng:
- NKT cô đơn sống ở cộng đồng:

24.785

- NKT cô đơn được tiếp nhận vào

10.215

cơ sở BTXH
7 NKT phân theo dạng tật
- Khuyết tật vận động:

1,9 triệu

28% NKT

- Khuyết tật nghe, nói

1,05 triệu

15% NKT

- Khuyết tật nhìn

1,06 triệu


16% NKT

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần

1,13 triệu

17% NKT

- Khuyết tật trí tuệ

1,1 triệu

15% NKT

- Khuyết tật khác

0,8 triệu

12% NKT

- NKT đặc biệt nặng

600.000

8,9% NKT

- NKT nặng

1,4 triệu


20% NKT

- NKT nhẹ

5 triệu

71% NKT

8 NKT phân theo mức độ khuyết tật

12


Nội dung báo cáo đã đưa ra kết quả thực hiện của chính sách dạy nghề
và việc làm với NKT: “Giai đoạn 2010-2014 có khoảng 120.000 NKT được
hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm (gần 100.000 người được hỗ trợ dạy nghề,
trên 2.500 người được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, gần 19.300
người được tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm). Một số địa phương đã tích
cực tổ chức dạy nghề, tư vấn và tạo việc làm cho NKT, xây dựng mô hình tự
tạo việc làm của NKT có hiệu quả, hỗ trợ sinh kế thông qua các hoạt động
như hỗ trợ mua con giống, trồng trọt, phát triển nhóm sản xuất quy mô nhỏ,
nghề thủ công, dịch vụ xoa bóp... Các tổ chức xã hội, tổ chức liên quan đến
NKT đã tích cực tham gia vào hoạt động dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho
hàng chục ngàn NKT. Hiện cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất có từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hưởng chế độ ưu đãi”.
Tuy nhiên, do nằm trong phạm vi một bản báo cáo nên giải pháp hỗ trợ sinh
kế, việc làm cho NKT chưa được trình bày cụ thể. Các đề xuất và kiến nghị
thiết thực, đúng đắn song chưa thực sự hướng đến các hoạt động chi tiết cần
thực hiện. Tuy nhiên, báo cáo cũng đã cung cấp một lượng lớn thông tin giúp
cho chúng ta có cái nhìn bao quát, đa chiều về hoạt động thực hiện chính sách

và pháp luật với NKT tại Việt Nam hiện nay.
Tại Hội nghị Diễn đàn người khuyết tật Châu Á – Thái Bình Dương
năm 2014, Nguyễn Ngọc Toản – đã trình bày về “Chính sách hỗ trợ NKT giải
quyết việc làm, giảm nghèo”. Bài viết đã đánh giá toàn diện về thực trạng,
chính sách, giải pháp và kết quả đạt được trong hoạt động hỗ trợ NKT có
được việc làm, thu nhập và sinh kế ổn định. Đặc biệt, bài viết đã đề ra một số
định hướng hỗ trợ NKT gắn với nhiều lĩnh vực và hoạt động. Tuy nhiên, do
phạm vi và thời lượng Hội thảo nên riêng về vấn đề hỗ trợ sinh kế và các giải
pháp cụ thể hơn nữa trong việc hỗ trợ sinh kế cho NKT chưa được đưa ra một
cách chi tiết và cụ thể hơn.

13


Tiếp đến, là “Báo cáo chính sách giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử
với NKT” (trong hai năm 2011 và 2012) của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội
thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển
Xã hội. Nội dung của báo cáo có ý nghĩa góp phần mang đến cái nhìn sâu sắc
hơn về kỳ thị, phân biệt đối xử và việc thực hiện các chính sách nhằm giảm
thiểu hoạt động này. Song trong phạm vi nội dung của mình, báo cáo chưa thể
hiện và tập trung vào khía cạnh sinh kế cho NKT. Chưa đưa ra các giải pháp
hỗ trợ cụ thể để NKT vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất là về kinh tế.
2.2.2. Các nghiên cứu về hỗ trợ sinh kế cho NKT
Các thông tin về việc làm của NKT cũng như những khó khăn trong
vấn đề việc làm được nghiên cứu và thể hiện trong cuốn sách: “NKT ở Việt
Nam: Kết quả điều tra xã hội tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng
Nai” của Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, xuất bản vào tháng 3 năm 2009.
Những thông tin đó đều có giá trị rất to lớn cả trong nghiên cứu và thực tiễn,
khẳng định, làm rõ một cách chính xác và chân thực những khó khăn của
NKT về việc làm và các vấn đề có liên quan tại một số địa phương. Tuy

nhiên, có thể khẳng định nội dung của cuốn sách đã nhắc tới những khó khăn
và vấn đề trong lĩnh vực việc làm của NKT là đúng đắn không chỉ với NKT
tại một số địa phương trong nghiên cứu mà còn cả những NKT của nhiều nơi
trong cả nước.
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT tại cộng
đồng” do Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam thực hiện năm
2012. Đề tài có ý nghĩa trong việc đề xuất xây dựng các mô hình hỗ trợ cụ thể
cho NKT. Hướng tới mục tiêu xây dựng và đảm bảo việc thực hiện nhiều hơn
nữa các hoạt động hỗ trợ NKT trên cả nước. Tuy nhiên, dưới góc độ Công tác
xã hội, các mô hình còn cần phải có sự nghiên cứu để phù hợp thực sự với
quá trình hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng khuyết tật khác nhau.

14


Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động và cuộc vận động toàn dân tham gia
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của Uỷ ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã xây
dựng và thực hiện chương trình: “Hỗ trợ sinh kế cho NKT, trẻ mồ côi tại xã
xây dựng nông thôn mới”. Sau 5 năm triển khai, các cấp Hội đã hỗ trợ cho
26.668 lượt NKT, 9.531 lượt trẻ mồ côi tại 226 xã xây dựng nông thôn mới.
Hoạt động đã mang đến hiệu quả vô cùng to lớn cho hai nhóm đối tượng là
NKT và trẻ mồ côi nói chung. Đặc biệt, về hỗ trợ sinh kế, đã có 5.015 lượt
NKT được hỗ trợ học nghề, 334 gia đình được hỗ trợ sản xuất rau sạch, thức
ăn chăn nuôi, trồng dược liệu, chế biến nông sản.... Có 2.483 NKT thuộc hộ
nghèo được hỗ trợ sản xuất kinh doanh dịch vụ cắt tóc, may, sửa chữa điện tử,
điện thoại, hàng tạp hóa... Hỗ trợ vốn chăn nuôi với 1.270 con bò sinh sản,
668 con lợn, 12.848 con gà, vịt. Đây là một hoạt động thiết thực, mang đến
thành tựu hỗ trợ rất lớn cho NKT và nhất là vấn đề sinh kế. Tuy nhiên, hoạt

động này chưa khai thác được hiệu quả hỗ trợ dựa trên nền tảng công tác xã
hội.
Trong nhiều năm trở lại đây, đã có khá nhiều mô hình, dự án, chương
trình hỗ trợ sinh kế mang đến hiệu quả thiết thực cho NKT trên cả nước.
Từ năm 2015 đến nay, Quỹ những trái tim Huế đã và đang triển khai
mô hình dự án “Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật” với mục đích hỗ trợ tạo
việc cho làm cho NKT và bệnh nhân tâm thần, cải thiện chất lượng cuộc sống
của họ thông qua các giai đoạn hỗ trợ khác nhau. Mô hình dự án này được tài
trợ bởi Chính phủ Úc, tổ chức D.O.V.E Fund (Mỹ) và Ông Neil Hannan. Qua
quá trình thực hiện, mô hình đã thể hiện rất nhiều hiệu quả thông qua hỗ trợ
cho NKT tại huyện Phú Vang tỉnh Thừa thiên Huế cải thiện nâng cao chất
lượng cuộc sống. Đây là một trong những ví dụ thể hiện hiệu quả của việc

15


thực hiện các hoạt động và dự án hỗ trợ gắn với tìm hiểu, hỗ trợ thiết thực cho
từng nhóm đối tượng và nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau.
Bên cạnh đó, mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Tiên Phương,
huyện Chương Mỹ, Hà Nội với hoạt động hỗ trợ NKT tham gia móc vòng
xuất khẩu, làm chổi chít và phát triển đàn bò sinh sản. Đây hoàn toàn là
những mô hình được thực hiện theo dự án: “Dự án hỗ trợ sinh kế cho người
khuyết tật giai đoạn 2008 - 2010”và đã mang đến hiệu quả khá tích cực cho
NKT tại địa phương trong vấn đề sinh kế…
Hay chương trình “Hỗ trợ sinh kế cho NKT, người già neo đơn” do
Hội chữ thập đỏ tỉnh Hậu Giang phối hợp với một số nhà tài trợ thực hiện đã
mang đến nhiều kết quả đáng mong đợi. Chương trình này đã và đang được
thực hiện (năm 2017) tại hai huyện Phụng Hiệp và Vị Thủy của tỉnh Hậu
Giang. NKT tại địa phương được hỗ trợ con giống cùng nhiều vật dụng phục
vụ cho sinh kế.

Và “Chương trình 50- 50 xóa đói, giảm nghèo” cho NKT và trẻ mồ côi
tại Nghệ An thực hiện từ năm 2011 đến 2017 đã hỗ trợ gần 200.000 lượt NKT
và trẻ mồ côi với tổng trị giá trên 75 tỷ đồng cho các địa phương trong tỉnh…
Đáng chú ý có nhiều dự án của nước ngoài đã hỗ trợ rất nhiều cho NKT
tại Việt Nam. Dự án Trợ giúp Người khuyết tật do Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) là một trong những dự án tiêu biểu như vậy.Dự án đã hỗ trợ
NKT trong giai đoạn 3 năm từ 2012 đến 2015 tại 8 tỉnh, thành phố ở Việt
Nam: Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Định, Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Phước,
Thái Bình và Thừa Thiên-Huế. Rất nhiều NKT đã được hỗ trợ về giáo dục, y
tế và nhất là sinh kế, thiết lập được mạng lưới các dịch vụ trên cho NKT phát
triển tiềm năng và nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo tại các địa phương
này.

16


Hay “Dự án đào tạo Công nghệ thông tin cho NKT”(ITTP) thực hiện
từ 2009 – 2014, được chia ra làm 3 giai đoạn và thực hiện tại các tỉnh, thành
phố từ Đà Nẵng trở vào. Dự án được thực hiện từ sự phối hợp của trường Đại
học Văn Lang (TP.Hồ Chí Minh), cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và tổ
chức Catholic Relief Services (CRS). Mục tiêu của dự án là đào tạo kỹ năng
Tin học chuyên ngành cho các thanh niên khuyết tật và hướng đến giúp NKT
được tiếp cận bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và việc làm. Dự án này thực
sự đã mang đến nhiều cơ hội cũng như hiệu quả giúp đỡ không nhỏ cho NKT.
Tất cả các chương trình, mô hình dự án đều đã thể hiện sự quan tâm
của các cơ quan có thẩm quyền cũng như cộng đồng xã hội trong việc hỗ trợ
sinh kế cho NKT hiện nay. NKT tham gia vào các chương trình, mô hình và
dự án này cũng đã cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống nhất là về sinh
kế. Tuy nhiên, dưới góc độ công tác xã hội, có thể nhận thấy nhiều chương
trình vẫn mang tính chất từ thiện và hỗ trợ cấp thiết. Nhiều dự án chưa tập

trung hướng đến hỗ trợ đa dạng cho các nhóm NKT hay tập trung vào khía
cạnh tạo việc làm lâu dài, sinh kế bền vững cho NKT. Có những chương trình
kết hợp hỗ trợ nhiều nhóm đối tượng yếu thế khác nhau: trẻ mồ côi và người
già neo đơn… Dẫn đến xác định và tìm hiểu về nhu cầu sinh kế của nhóm
NKT chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc.
Đề tài “Hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang” sẽ đưa ra một cách nhìn mới, cũng như cách tiếp cận mới với một
đối tượng cụ thể là về công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tại một địa bàn trên
thực tế và đề xuất các giải pháp dưới góc độ ngành CTXH. Cụ thể, khi tìm
hiểu các thông tin về NKT của xã Việt Ngọc như số lượng chung về NKT, số
người NKT có việc làm, tình trạng khuyết tật, dạng tật, hoàn cảnh gia đình…
Các thông tin thu được sẽ được đưa vào đánh giá và phân tích các nguyên
nhân. Lồng ghép với đó là việc đưa thông tin chân thực thông qua hoạt động

17


phỏng vấn sâu, quan sát, thu thập thông tin tài liệu... Và từ đó đưa ra những
đánh giá đúng về nhu cầu việc làm và cơ hội việc làm của NKT tại xã Việt
Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũng như thực trạng công tác hỗ trợ
sinh kế cho NKT tại đây. Cuối cùng là xây dựng và đề ra nhiều giải pháp thiết
thực và phù hợp giúp cho NKT tại đây nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ
trợ sinh kế cho họ.
Như vậy, đề tài này sẽ đem tới một cái nhìn tổng quát và có hệ thống về
công tác hỗ trợ sinh kế cho một địa phương trên thực tế. Từ các bước đánh
giá, phân tích cho tới việc đưa ra nhiều giải pháp phù hợp, chuyên nghiệp với
đối tượng NKT.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài mang đến cái nhìn mới về một vấn đề cụ thể của đối tượng người

khuyết tật. Góp phần đề xuất và đưa ra hướng nghiên cứu cụ thể về một đối
tượng người yếu thế dựa trên nền tảng của một ngành khoa học, một nghề
chuyên môn Công tác xã hội.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài đã góp phần mang đến cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về đối
tượng NKT tại một địa bàn. Đánh giá đúng và đủ về thực trạng, nhu cầu,
mong muốn về vấn đề sinh kế của nhóm đối tượng này. Đánh giá về công tác
hỗ trợ sinh kế của địa phương và đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- NKTvà gia đình người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang.

18


- Chính quyền địa phương của xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang.
- Người dân tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng11/2016 đến tháng08/2017.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ tình hìnhvề NKT, vấn đề sinh kế
của họ cũng như đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ sinh kế đã và đang được
triển khai tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; từ đó đề xuất các
giải pháp cụ thể dựa trên nền tảng Công tác xã hội nhằm hỗ trợ sinh kế cho

NKT tại địa phương hiệu quả, toàn diện hơn.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu về công tác hỗ trợ sinh kế cho
NKT.
- Thông qua khảo sát, tìm hiểu thực trạng đời sống vật chất và tinh thần
của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ sinh kế của NKT tại địa phương.
- Tìm hiểu công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tại địa phương.
- Hướng đến các giải pháp của Công tác xã hội nhằm hỗ trợ sinh kế cho
NKT tại địa phương hiệu quả hơn.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Đời sống và vấn đề sinh kế của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay như thế nào?

19


- Công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tạixã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang hiện nay như thế nào?
- Những khó khăn như thế nào trong công tác hỗ trợhoạt động sinh kế
của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang?
- Nhu cầu hỗ trợ sinh kế của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang hiện nay như thế nào?
- Các giải pháp nào của CTXH đem lại hiệu quả cao trong công tác hỗ
trợ sinh kế cho NKT?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thường xuyên
nhận được sự quan tâm từ phía các cấp chính quyền tại địa phương, các tổ

chức xã hội và người dân trong xã. Tuy nhiên, đời sống cũng như vấn đề sinh
kế cho NKT tại địa phương thì còn nhiều hạn chế.
- Công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang hiện nay đã nhận được sự quan tâm nhưng chưa thỏa đáng.
- Có rất nhiều khó khănảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của NKT tại
xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang xuất phát từ bản thân, gia đình
NKT và từ chính cộng đồng xã hội.
- NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có mong
muốn được hỗ trợ sinh kế để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- CTXH sẽ có những giải pháp phù hợp nhằm mang đến hiệu quả hỗ trợ
sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
8. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Tác giả chọn phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm
phương pháp luận cho đề tài. Toàn bộ nghiên cứu được dựa trên quan điểm
của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, nghiên cứu

20


các quan điểm, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước cũng như
những quy định quốc tế về đối tượng NKT.
8.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong đề tài đều là
các phương pháp nghiên cứu sau:
8.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập thông tin thông qua việc
tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người trả lời trên cơ sở
đề tài và mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Trong đề tài này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu 16NKT trên địa

bàn xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Phỏng vấn 01 cán bộ phụ
trách lao động – thương binh xã hội xã Việt Ngọc và 05 cán bộ lãnh đạo đầu
ngành cấp xã. Phỏng vấn sâu 03 chủ cơ sở kinh doanh và sản xuất tại địa
phương.
8.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là một phương pháp thu thập thông tin thực
nghiệm mà thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu nhận thông tin về các quá
trình, các hiện tượng xã hội dựa trên cơ sở đề tài và mục đích của cuộc nghiên
cứu.
Quan sát cuộc sống, sinh hoạt của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang.
8.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Giáo trình “Công tác xã hội với người khuyết tật” là tài liệu quan trọng
trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài nghiên cứu này. Với rất nhiều thông
tin quan trọng được làm rõ như khái niệm người khuyết tật, các dạng tật, nội
dung một số văn bản chính sách có liên quan… Ngoài ra, các tài liệu khác
như giáo trình Tâm lý học đại cương, Tham vấn, Phương pháp nghiên cứu xã

21


×