Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

báo cáo thực tập kế toán ( ngân hàng TMCP TIÊN PHONG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.86 KB, 57 trang )

CHƯƠNG 1

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
1.1. Chức năng, phạm vi hoạt động và ngành nghề kinh doanh của ngân hàng
TMCP Tiên Phong
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Tiên Phong
1.1.1.1. Quá trình hình thành của TPBank
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Tên Tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: TPBank
Mã số thuế: 0102744865
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Đỗ Minh Phú
Trụ sở chính: 57 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Thành lập: 05/05/2008
Điện thoại: (84-24) 37 683 683
Fax: (84-24) 37 688 979
Website: />Vốn điều lệ: 5.842.105.000.000 đồng (Năm ngàn tám trăm bốn mươi hai tỷ một
trăm không năm triệu đồng)
Tổng tài sản: 115,677 nghìn tỉ (30/6/2017)
1.1.1.2.

Quá trình phát triển của TPBank

- Tháng 5/2008: TPBank nhận giấy phép thành lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
TPBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flexcube.
- Tháng 6/2008: TPBank chính thức hoạt động. TPBank đã ký kết hợp tác chiến lược
toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tác
chung với Ngân hàng Citi Group.
- Tháng 8/2008: TPBank gia nhập liên minh mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam
SmartLink. Cho ra mắt mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7.
1




- Tháng 9/2008: TPBank chính thức đăng ký với UBCK hoạt động dưới hình thức
Công ty đại chúng.
- Tháng 10/2008: TPBank khai trương TPBank - Chi nhánh Tp. HCM và ra mắt dịch
vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
- Tháng 12/2008: TPBank nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 cho toàn bộ hoạt động, sản
phẩm, dịch vụ của TPBank.
- Năm 2009: Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của TPBank được tổ chức tại tháng
3/2009 định hướng phát triển trong năm 2009 và các năm tiếp theo.
- Năm 2010: TPBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng 3/2010.
TPBank chính thức được kết nối liên thông với hệ thống 1.100 máy ATM của Ngân
hàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC).
- Năm 2011: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8/2011 và Đại hội
đồng cổ đông lần thứ ba vào tháng 4/2011. Khai trương quỹ tiết kiệm.
- Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 4/2012 và khai trương các
Phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng.
- Năm 2013: Ra mắt giải pháp công nghệ eCounter - eGold và Thẻ tiêu dùng Đa tiện
ích - các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại Việt Nam.
- Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản
eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile
Banking và Internet Banking vào tháng 9/2014.
- Năm 2015: Trong năm này, TPBank đẩy mạnh việc khai trương ở nhiều địa điểm trên
các địa bàn trên toàn quốc.
- Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank Biz –
HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 6/2016 và ra mắt thẻ tín dụng TPBank World
MasterCard vào tháng 8/2016.
- Năm 2017: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7
LiveBank. TPBank ra mắt phiên bản eBank Biz 3.0- Giải pháp đột phá cho doanh
2



nghiệp; ứng dụng thanh toán bằng mã QR- TPBank QuickPay; ra mắt trợ lý ảo T'aio
phục vụ khách hàng nhờ ứng dụng trí thông minh nhân tạo.
1.1.2. Phạm vi hoạt động
Hoạt động khắp cả nước.
Mạng lưới ngân hàng TPBank bao gồm: 1 hội sở chính, 1 văn phòng đại diện,
64 điểm giao dịch (30 chi nhánh, 34 phòng giao dịch), 116 ATM cùng với 48 điểm giao
dịch tự động LiveBank.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của TPBank
Loại hình kinh doanh: Tài chính
Các ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng bao gồm:
- Hoạt động trung gian tiền tệ khác, mã ngành K6419 (chính)
- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh G4773
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại, mã ngành G4662.
Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm của TPBank
Đối Tượng
Cá nhân

Doanh nghiệp

Các sản phẩm kinh doanh
Các sản phẩm thẻ
Tài khoản
Tiết kiệm
Các sản phẩm cho vay
Chuyển và nhận tiền
Dịch vụ cho vay và tài trợ thương mại
Dịch vụ thanh toán trong nước
Dịch vụ bảo lãnh

Thanh toán quốc tế
Dịch vụ quản lý tiền gửi
Dịch vụ ngoại hối
Dịch vụ thẻ doanh nghiệp

Ngân hàng điện tử
Ngân hàng số

eBank cá nhân
eBank doanh nghiệp
Điểm giao dịch tự động 24/7 (LiveBank)
(Nguồn: TPBank)
3


1.2.

Tổ chức bộ máy quản trị hiện nay của TPBank

1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị của TPBank

4


Đại hội đồng Cổ đông
(AGM)
Ban kiểm soát

Ủy ban Nhân sự (NORCO)


Ủy ban điều
hành (EXCO)

Hội đồng quản trị (BOD)

Trung tâm kiểm
soát Nội bộ

Ủy bạn Quản trị Rủi ro
(ARCO)
Ủy ban quản lý tài sản Nợ Có (ALCO)

Ban điều hành (BOM)
Ủy ban tín dụng (CRCO)
Ủy ban đầu tư (INCO)

Hội
sở
phía
Nam

Khối
vận
hành

Khối
Quản
trị
nguồn
nhân

lực

Khối
CN
TT

Trung tâm
truyền
thông,
QLTH và
Marketing

Khối hỗ trợ vận hành

Khối
tài
chính

Khối
QT
rủi ro

Khối
tín
dụng

Khối hỗ trợ quản trị

Khối
pháp

chế
GS
và xử
lý nợ

Khối
ngân
hàng

nhân

Khối
ngân
hàng
doanh
nghiệp

Khối
bán
trực
tiếp

Khối
nguồn
vốn và
thị
trường
tài
chính


Khổi
đầu tư

KHDN
lớn

Khối kinh doanh

Các chi nhánh/ Trung tâm kinh doanh/ Đơn vị kinh doanh
(Nguồn: Phòng quản trị nhân sự TPBank)
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
5


1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong TPBank
1.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo TPBank
a. Đại hội đồng cổ đông (AGM)
- Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của
ngân hàng.
- Thông qua định hướng phát triển của Ngân hàng.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng. Quyết
định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên. Quyết định đầu tư,
mua, bán tài sản của Ngân hàng có giá trị từ 20% trở lên so với Vốn Điều lệ của Ngân
hàng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất. Quyết định việc chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể hoặc yêu cầu Tòa án
mở thủ tục phá sản Ngân hàng…
- Các quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ này và quy định
pháp luật có liên quan.
b. Hội đồng quản trị (BOD)
- Chịu trách nhiệm triển khai việc thành lập, khai trương hoạt động của Ngân

hàng sau cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên.
- Quyết định việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
Quyết định đầu tư, giao dịch mua, bán tài sản của Ngân hàng từ 10% trở lên so với
Vốn Điều lệ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất, trừ các khoản đầu
tư, giao dịch mua, bán tài sản của Ngân hàng. Quyết định các khoản cấp tín dụng theo
quy định trừ các giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ. Kiểm tra, giám
sát, chỉ đạo TGĐ thực hiện nhiệm vụ được phân công; đánh giá hằng năm về hiệu quả
làm việc của TGĐ. Quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các
biện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng. Xem xét, phê duyệt báo cáo thường
niên…
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ, ủy quyền của
6


ĐHĐCĐ, quy định nội bộ của Ngân hàng và quy định của pháp luật.
c. Ban kiểm soát
- Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ này trong việc quản
trị, điều hành Ngân hàng.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác
đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ;
- Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ; có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyền
được tiếp cận, cung cấp đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt
động quản lý, điều hành Ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Kiểm tra sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động
của Ngân hàng.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật.
- Trung tâm kiểm soát nội bộ: là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy
định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức
thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát
hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra.

d. Ủy ban điều hành (EXCO)
- Ủy ban nhân sự (NORCO): Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành
viên về quy mô và cơ cấu tổ chức và chiến lược phát triển của tổ chức tín dụng phi
ngân hàng; xử lý các vấn đề về nhân sự phát sinh; Ban hành các quy định nội bộ của tổ
chức tín dụng phi ngân hàng về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, quy chế tuyển
chọn nhân sự, đào tạo và các chính sách đãi ngộ khác đối với người điều hành, cán bộ,
nhân viên của tổ chức.
- Ủy ban quản trị rủi ro (ARCO): là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị về
các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tại TP Bank; giám sát hoạt động của Ban điều
hành trong quản lý rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản, vận hành và các rủi ro khác
7


ảnh hưởng đến hoạt động của TP Bank, đảm bảo ngân hàng có một khung chương trình
và quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả.
- Ủy ban quản lý tài sản nợ - có (ALCO) chịu trách nhiệm điều phối chiến lược
vay và cho vay của ngân hàng và mua lại các quỹ nhằm đáp ứng mục tiêu lợi nhuận khi
lãi suất thay đổi. Giám sát hành động của cục dự trữ có thể tác động đến lãi suất các
quỹ.
- Ủy ban tín dụng (CRCO) có các nhiệm vụ sau: (1) Tham mưu cho Hội đồng
quản trị các vấn đề về xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng; (2) Phê
duyệt quy chế, quy định, quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng, tổ chức các cấp phê duyệt tín
dụng; (3) Phê duyệt các khoản cấp tín dụng lớn, rủi ro và các khoản cấp tín dụng theo
ủy quyền của Hội đồng quản trị.
- Ủy ban đầu tư (INCO): là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị, chịu trách
nhiệm thẩm định các dự án đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần.
e. Ban điều hành (BOM)
- Dự thảo kế hoạch thực hiện các hoạt động của ngân hàng.
- Điều phối các thành viên để tổ chức thực hiện chiến lược, các hoạt động.

- Phát triển mạng lưới bền vững.
- Thúc đẩy và huy động nguồn lực tài trợ cho mạng lưới, cộng đồng.
- Xem xét kết nạp và hủy bỏ tư cách thành viên.
- Dự thảo/cập nhật qui chế.
- Giám sát việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ thông qua mạng lưới của các tổ
chức thành viên.
1.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của ban chức năng TPBank
a. Hội sở phía Nam
Bao gốm các phòng ban và chức năng tương tự ngoài Bắc.
8


b. Khối hỗ trợ vận hành
- Khối vận hành
- Khối quản trị nguồn nhân lực: Phân tích năng suất lao động, các chỉ tiêu đo
lường kết quả công việc của các cán bộ nhân viên làm cơ sở tư vấn cho lãnh đạo về các
giải pháp tăng năng suất lao động; Tiếp nhận hồ sơ nhân sự, nhập, lưu trữ, tổng hợp và
cung cấp các thông tin nhân sự trên toàn hệ thống; Tham mưu về bố trí vị trí công việc
toàn hệ thống; Tư vấn cho khách hàng nội bộ, có khả năng phân tích và tổng hợp các
thông tin nhân sự phục vụ yêu cầu quản trị của các cấp lãnh đạo.
- Khối công nghệ thông tin: Chuyên viên hệ thống mạng, chuyên viên ngân hàng
điện tử, chuyên viên hỗ trợ bảo mật: Tham gia các cuộc triển khai về giải pháp, phần
mềm dịch vụ gia tăng và thanh toán; Lập kế hoạch phát triển và tối ưu hệ thống mạng;
Đảm bảo an toàn và an ninh hệ thống…
- Trung tâm truyền thông, quản lý thực hiện và marketing: Thực hiện công tác
quảng bá thương hiệu ngân hàng để đưa những dịch vụ của ngân hàng đến tay khách
hàng,… Quản lý quá trình thực hiện công tác xây dựng và giữ gìn thương hiệu,…
b. Khối hỗ trợ quản trị
- Khối tài chính: chuyên viên kế toán tài chính,…
- Khối quản trị rủi ro: Mảng rủi ro thị trường, mảng rủi ro tín dụng,…: Bao quát

toàn bộ tình hình rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; Thu thập, phân
tích số liệu tín dụng, nhận xét đánh giá tình hình rủi ro của danh mục tín dụng trên toàn
hệ thống,…
- Khối tín dụng: chuyên viên thẻ tín dụng tiêu dùng, chuyên viên tín dụng bán lẻ,
chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên phân tích dữ liệu tín dụng cá nhân,…
- Khối pháp chế, giám sát và xử lý nợ: nhân viên quản lý thu hồ nợ vay, chuyên
viên xử lý nợ, chuyên viên pháp chế và kiểm soát tuân thủ,…
c. Khối kinh doanh

9


- Khối ngân hàng cá nhân: chuyên viên khách hàng cá nhân (Chuyên viên bán sản
phẩm tín dụng tiêu dùng), chuyên viên (nhân viên) dịch vụ khách hàng,…
- Khối ngân hàng doanh nghiệp: chuyên viên khách hàng doanh nghiệp,…
- Khối bán trực tiếp: chuyên viên kinh doanh và phát triển thị trường, chuyên
viên kinh doanh,…
- Khối nguồn vốn và thị trường tài chính: chuyên viên quản lý tiền tệ và tài trợ
thương mại,…
- Khối đầu tư và khách hàng doanh nghiệp lớn: Xây dựng chiến lược khách
hàng doanh nghiệp lớn, cơ cấu, mô hình họat động, chính sách; Phối hợp với Phòng
quản trị sản phẩm xây dựng các gói sản phẩm phù hợp và các giải pháp cho khách hàng
lớn; Phối hợp với các đơn vị thực hiện bán với khách hàng doanh nghiệp lớn; Chăm
sóc các khách hàng hiện tại và bán chéo các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng; Thực
hiện các chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động khách hàng doanh nghiệp lớn; Tìm
kiếm và tiếp cận các dự án trung dài hạn.
d. Các chi nhánh/ Trung tâm kinh doanh/ Đơn vị kinh doanh.
Trực tiếp tìm kiếm và làm việc với khách hàng. Nơi khách hàng thực hiện các
giao dịch và thủ tục liên quan đến ngân hàng…
1.2.3. Hoạt động phối hợp công tác giữa các bộ phận

Các bộ phận thực hiện công tác hỗ trợ liên tục lẫn nhau, là mối quan hệ trực
tiếp, có tính phối hợp, liên kết để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan vì mục tiêu
chung của ngân hàng. Bộ phận điều hành xem xét ban hành các chính sách, quyết định.
Bộ phận quản lý chỉ đạo các bộ phận trực tiếp thực hiện, trực tiếp gặp gỡ và làm việc
với khách hàng. Từ đó những thông tin cũng như ý kiến của khách hàng được phản ánh
ngược lại cho các nhà quản trị để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng
các sản phẩm do ngân hàng cung cấp.

10


Đặc biệt ở bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng cần được đào tạo vì đây
cũng là bộ mặt đại diện cho ngân hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp cơ bản mà ngân
hàng có được từ những nhân viên cấp thấp đến những quản lý cấp cao.
Mọi hoạt động của cấp dưới đều nằm trong sự giám sát và kiểm tra của cấp trên.
1.3.

Nghiên cứu môi trường kinh doanh của TPBank

1.3.3. Môi trường vĩ mô
1.3.3.1.

Yếu tố kinh tế

Lãi suất ngân hàng, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, chính sách tài chính - tiền
tệ, của tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát,… đều có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng cần xác định các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn
nhất đối với mình, vì nó có liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.3.3.2.


Yếu tố chính trị pháp luật

Có ảnh hưởng ngày càng to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, nó bao
gồm: hệ thống các quan điểm chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành,
các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, khu
chung của xã hội,…
1.3.3.3.

Yếu tố văn hóa – xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một nền

văn hóa cụ thể. Sự tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội thường có tính dài hạn và
tinh tế hơn so với các yếu tố khác, nhiều lúc khó mà nhận biết được. Các yếu tố chủ
yếu: quan niệm về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, nghề nghiệp, phong tục, tập quán,
truyền thống, những quan tâm ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức, học vấn (TP Bank
lựa chọn màu logo nổi bật; tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ để làm việc,…)
1.3.3.4.

Yếu tố tự nhiên

Bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, các
nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của
11


môi trường nước, không khí,… Đây là yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh
tranh của các sản phẩm ở ngân hàng. TP Bank dựa vào đó để chọn những địa điểm đặt
chi nhánh tại các trung tâm thành phố, các cung đường lớn của thành phố, các khu
công nghiệp để thu hút được các khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh

nghiệp.
1.3.3.5.

Yếu tố công nghệ

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu manh nha từ năm 2000 và được xây
dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi mạng Internet ngày càng phổ biến và
kết nối Internet di động, bởi các cảm biến nhỏ, mạnh hơn với giá thành rẻ hơn, bởi điện
toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn… giúp tự động hóa hơn nữa quá trình sản xuất.
Chúng ta được thừa hưởng rất nhiều từ các thành tựu công nghệ mới của thế
giới như sự phổ biến của internet băng rộng, sự bùng nổ điện thoại thông minh, mạng
xã hội ngày càng phát triển, trí thông minh nhân tạo (AI), thực tại ảo (VR), internet vạn
vật (IoT)…, vấn đề là ứng dụng thế nào để tận dụng được cơ hội mà những tiến bộ
khoa học công nghệ đó mang lại.
Hiện tại, TPBank đã có được một số thành tựu như ngân hàng số eBank, ngân
hàng tự động LiveBank và một số sản phẩm, dịch vụ mang tính công nghệ cao và khác
biệt so với thị trường…
Bên cạnh đó, TPBank cũng có bộ phận riêng chuyên về nghiên cứu phát triển,
ứng dụng công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, tăng khả năng
cạnh tranh cũng như tạo ra hiệu quả tốt hơn. Vẫn biết ngân hàng là nghề kinh doanh rủi
ro, thế nên với định hướng phát triển chuyên nghiệp và bền vững, TPBank luôn cẩn
trọng trong từng bước phát triển, nhưng cũng luôn quyết đoán trong việc lựa chọn, ứng
dụng những công nghệ mới để phát triển bứt phá hơn.
1.3.4. Môi trường ngành
1.3.4.1.

Đối thủ cạnh tranh

Techcombank - một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt
Nam đã liên kết với rất nhiều doanh nghiệp từ lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ẩm thực,

12


du lịch, sức khỏe và làm đẹp đến mua sắm shopping online. Đặc biệt, Techcombank là
đơn vị dẫn đầu trong việc xác lập xu hướng mua sắm online tiện lợi khi việc thanh toán
qua Internet banking và mobile app đều miễn phí mang lại tiện ích tối đa cho khách
hàng
VPBank cũng không ngoại lệ, nắm bắt xu hướng tiêu dung online, VPBank đã
đưa đến cho các chủ thẻ tín dụng nhiều ưu đãi hấp dẫn như giảm đến 50% các sản
phẩm và dịch vụ online “nóng” nhất trên thị trường.
HDBank thường xuyên triển khai nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt, mang lại
cho khách hàng những trải nghiệm tiện ích và lý thú. Những phần quà mang những ý
nghĩa vật chất và tinh thần quý giá, có ý nghĩa kết nối mạnh mẽ mối quan hệ thân tình
giữa khách hàng và ngân hàng uy tín mà mình đã tin chọn.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, TPBank cần có sự thay đổi
về định hướng phát triển và liên tục cập nhật những xu hướng mới của thị trường để
đưa ra các loại dịch vụ ngân hàng phù hợp và ấn tượng.
1.3.4.2.

Khách hàng

TPBank được đầu tư bởi 05 cổ đông lớn trong lĩnh vực Tài chính, Công nghệ
thông tin, và Dịch vụ viễn thông là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổ phần
FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm
Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore.
TPBank có những đối tác tầm cỡ cả trong và ngoài nước, giúp ngân hàng phát
triển đồng bộ cả về hệ thống hạ tầng cho đến tích hợp các hệ thống ứng dụng để sẵn
sàng cho việc phát triển các sản phẩm công nghệ mới.
Khách hàng của TPBank: Kênh mua sắm trực tuyến Lazada, Mobifone,…
1.3.4.3.


Nhà cung cấp

TPBank cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau
như: Vật tư, thiết bị, lao động, tài chính,…để phục vụ cơ sở hạ tầng được đảm bảo, tạo
môi trường giao dịch chuyên nghiệp hơn. Máy móc hiện đại được nhập từ các thương
13


hiệu uy tín sẽ hỗ trợ hệ thống chạy mượt và nhanh hơn, giá cả cũng được đảm bảo
không bị nâng giá hay ép giá cao.
1.3.4.4.

Đối thủ tiềm ẩn mới

Hàng loạt các ngân hàng Maritimebank, Sacombank, Vietcombank, VIB,
Agribank,…cũng không bỏ qua cơ hội để ngày càng phát triển, chiếm được vị thế trên
thị trường ngân hàng. Vì vậy TPBank cần có những chiến lược mới để nắm bắt cơ hội
để phát triển, tạo lợi thế riêng cho thương hiệu của mình, đặc biệt là tạo được vị thế
vững chắc trong lòng khách hàng.
1.3.4.5.

Sản phẩm thay thế

Thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng với những gói tiện ích vô cùng hấp
dẫn để thu hút khách hàng: Thẻ ATM miễn phí thường niên, thanh toán không cần thẻ,
thanh toán qua điện thoại,… Để có thể cạnh tranh, TPBank cần liên tục nâng cấp hệ
thống để đưa ra những loại hình dịch vụ, sản phẩm mới để không bị thụt lùi so với các
đối thủ cạnh tranh.
Theo thống kê hiện nay, khoảng trên 70% mọi người đều sử dụng thẻ ATM, từ

trường học đến các doanh nghiệp đều sử dụng thẻ ngân hàng là 1 trong những hình
thức thanh toán tiền vô cùng tiện ích. Để đáp ứng nhu cầu đó TPBank đã cung cấp cho
khách hàng loạt thẻ ATM miễn phí rút tiền lại các cây ATM của 21 ngân hàng trong
nước và phát hành thẻ VISA để thuận tiện khi sử dụng ở nước ngoài…
1.3.5. Khái quát môi trường nội bộ
1.3.5.1.

Yếu tố Marketing

Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đặt ra, duy trì các mối quan hệ và
trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
TPBank có kế hoạch thực hiện các chiến dịch tri ân khách hàng và quà tặng cho
khách hàng thân thiết để từ đó gắn kết mỗi quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Đặc
biệt khách hàng sử dụng các dịch vụ của TPBank liên tục được hưởng các gói khuyến
14


mãi và quà tặng giá trị. Bộ phận Marketing của TPBank liên tục đưa ra các chiến lược
đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng: Sử dụng các logo trên phương tiện đi lại
như taxi, xe bus,…; Có các xe di động di chuyển đến những khu vực công cộng để
hướng dẫn sử dụng các dịch vụ của TPBank miễn phí và quảng bá thương hiệu
TPBank,…
1.3.5.2.

Các yếu tố của nguồn nhân lực

Con người là yếu tố cốt lõi của mọi hoạt động. Vì thế TPBank rất đề cao việc
tuyển dụng lao động. Ngoài trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của nhân sự, TPBank
vô cùng quan tâm đến tư cách đạo đức của cán bộ nhân viên, các chính sách nhân sự

của doanh nghiệp,… TPBank liên tục tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách bài
bản để nâng cao trình độ và tư cách làm việc.
1.3.5.3.

Yếu tố nghiên cứu phát triển (R&D)

Nỗ lực nghiên cứu phát triển có thế giúp TPBank giữ vai trò vị trí đầu trong
ngành hoặc ngược lại, làm cho TPBank tụt hậu so với các ngân hàng đầu ngành.
TPBank là ngân hàng tư nhân nên có hướng phát triển mạnh vượt trội so với các ngân
hàng nhà nước. Các thủ tục của TPBank được thực hiện 1 cách nhanh chóng, đơn giản
rất tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Tuy nhiên, việc phát triển nhiều loại hình dịch
vụ mới ngoài việc đem đến những sản phẩm dịch vụ hữu ích với khách hàng thì
TPBank rất dễ rơi vào tình trạng sản phẩm dịch vụ khó được khách hàng đón nhận và
ngay lập tức sử dụng.
1.3.5.4.

Các yếu tố tài chính kế toán

Bao gồm việc lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tính
hình tài chính của ngân hàng. TPBank có các đội ngũ kế toán và báo cáo tài chính
chuyên nghiệp, làm các báo cáo rất chi tiết, hỗ trợ các ban quản lý trong việc ra quyết
định và xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng bền vững.
1.4.

Đánh giá thành tích kinh doanh của TPBank

1.4.1. Kết quả kinh doanh của TPBank qua 3 năm gần đây
15



Bảng 1.2. Kết quả kinh doanh của ngân hàng từ năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Nộp NSNN
Số LĐBQ
Tiền lương bình quân

ĐVT
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Người
Trđ/ tháng

Năm 2015
1.555.223
562.160
9.000
9.230
4

Năm 2016
2.308.865
565.211
11.000
9.990
5,25

Năm 2017

3.609.726
963.609
12.800
10.850
5,75
(Nguồn: TPBank)

Bảng 1.3. Sự chênh lệch giữa các năm
Năm 2016 so

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Nộp NSNN
Số LĐBQ
Tiền lương bình quân

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Người
Trđ/ tháng

với 2015
753.642
51
2.000

720
1,25

Năm 2017 so
với 2016
1.300.861
398.398
1.800
860
0,5
(Nguồn: TPBank)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu của TPBank năm 2016 tăng 753.642 triệu đồng so với năm 2015.
Năm 2017 doanh thu tăng vượt trội so với 2016 là 1.300.861 triệu đồng. Sự biến động
không ngừng này là do các nguyên nhân:
- Trong giai đoạn này Tpbank đã đề ra các định hướng chiến lược nhắm giảm tối
đa các chi phí cho các sản phẩm dịch vụ mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ cung cấp. Đây là điều đáng để lưu tâm và phát huy không ngừng nếu như TPBank
muốn đạt được thành công.
- TPBank đã mở rộng được thị trường ở nhiều khu vực hơn, hệ thống khách
hàng cũng được mở rộng từ cá nhân đến các tổ chức lớn. Qua đó thấy được sự nỗ lực
không ngừng đổi mới và phấn đấu vươn lên của ngân hàng, đặc biệt là những con
người luôn hết mình vì công việc, đoàn kết, đồng lòng tất cả vì mục tiêu chung là sự
hưng thịnh của TPBank.

16


- TPBank đã cho ra mắt rất nhiệu loại sản phẩm dịch vụ hữu ích và mới mẻ đến

khách hàng. Từ đó đáp ứng được hầu hết nhu cầu của thị trường và đem lại nguồn lợi
to lớn cho ngân hàng.
1.4.2. Ý nghĩa của thành tích kinh doanh của TPBank
1.4.2.1. Đối với xã hội
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã thực sự mang tới khách hàng
những dịch vụ ngân hàng có thể nói nằm trong tốp những dịch vụ tốt nhất cả nước hiện
nay.
- TPBank đã luôn hướng tới lợi ích của khách hàng khi bỏ qua rất nhiều loại phí
dịch vụ khi sử dụng. Khách hàng luôn được phục vụ nhanh gọn, chu đáo và tiết kiệm.
Khách hàng được trải nghiệm vô số những ứng dụng tiện ích mới mẻ của TPBank.
- TPBank còn có những đợt hỗ trợ vùng sâu vùng xa và những hoàn cảnh khó
khăn, gắn kết cộng đồng và xây dựng một cuộc sống hiện đại, tân tiến nhưng vẫn đầy
ắp tình yêu thương.
1.4.2.2.

Đối với chủ sở hữu

- TPBank đang trên đà phát triển mạnh nhờ có sự đầu tư và hỗ trợ của rất nhiều
tập đoàn lớn và có doanh thu ngày một tăng cao. Cùng với đó là sự đầu tư về cơ sở vật
chất và đào tạo con người để có thể phát triển bền vững, phù hợp với thị trường và gắn
kết với xã hội.
1.4.2.3.

Đối với người lao động

- Con người là nhân tố vô cùng quan trọng tạo nên sự phát triển và hưng thịnh
của TPBank. Thông qua các chính sách đã ngộ vô cùng lớn của mình, TPBank đã tạo
cho người lao động một công việc ý nghĩa, một môi trường làm việc đầy cảm hứng để
thỏa sức sáng tạo và lao động, hơn hết là nguồn thu nhập hấp dẫn giữ chân người lao
động gắn bó với công việc lâu dài,…


17


CHƯƠNG 2
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
2.1. Quản trị vốn cố định
2.1.1. Quy mô phân loại và kết cấu tài sản cố định của ngân hàng đến ngày 31/12
các năm

18


Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu tài sản ngân hàng

Chỉ tiêu
I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
II. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

(Triệu

(Triệu

(Triệu


đồng)

đồng)

đồng)

Năm 2016/2015
Tuyệt đối
Tương
(Triệu
đối (%)
đồng)
193.648
31

621.500

815.148

1.176.978

1.227.426

1.362.317

2.364.130

134.891


20.290.118
TCTD khác
1. Tiền gửi tại các TCTD khác
17.809.208
2. Cho vay các TCTD khác
2.480.910
3. Dự phòng rủi ro cho tiền gửi tại và
cho vay TCTD khác
IV. Các công cụ tài chính phát sinh
11.150
và các tài sản tài chính khác

23.784.661

22.589.779

19.237.389
4.547.272

V. Cho vay khách hàng
1. Cho vay khách hàng

nước Việt Nam
III. Tiền gửi tại và cho vay các

2. Dự phòng rủi ro cho vay khách
hàng
VI. Hoạt động mua nợ
1. Mua nợ


1.001.813

74

3.494.543

17 -1.194.882

-5

22.189.779
400.000

1.428.181
2.066.362

8
83

2.952.390
-4.147,272

15
-91

-

-

-


-

-

-

29.149

-

17.999

161

-

-

27.977.664

46.233.626

62.747.997

28.240.322

46.642.977

63.422.643


(262.658)

(409.351)

(674.646)

-146.693

56

-265.295

65

-

677.530
682.805

580.054
584.605

-

-

-97.476
-98.200


-14
-14

19

18.255.96
2
18.402.65
5

11

Năm 2017/2016
Tuyệt đối
Tương
(Triệu
đối (%)
đồng)
361.830
44

65
65

16.514.37
1
16.779.66
6

36

36


2. Dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ
VII. Chứng khoán đầu tư
21.578.948
1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để
21.165.710
bán
2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày
604.132
đáo hạn
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán
(190.894)
đầu tư
VIII. Tài sản cố định
134.016
1. Tài sản cố định hữu hình
99.684
a. Nguyên giá tài sản cố định
208.522
b. Khấu hao tài sản cố định
(108.838)
2. Tài sản cố định vô hình
34.332
a. Nguyên giá tài sản cố định
81.705
b. Hao mòn tài sản cố định
(47.373)
IX. Tài sản Có khác

4.380.012
1. Các khoản phải thu
3.680.395
2. Các khoản lãi, phí phải thu
864.882
3. Tài sản Có khác
734.506
4. Dự phòng rủi ro các tài sản Có nội
(899.771)
bảng khác
TỔNG TÀI SẢN
76.220.834

(5.275)
29.882.518

(4.551)
25.465.002

8.303.570

724
38 -4.417.516

-14
-15

29.175.883

24.938.137


8.010.173

38 -4.237.746

-15

1.019.638

994.187

415.506

69

-25.451

-2

(313.003)

(467.322)

-122.109

64

-154.319

49


144.374
100.386
239.253
(138.867)
43.988
103.947
(59.959)
2.852.686
1.239.632
1.310.216
1.191.527

250.772
174.892
355.912
(181.020)
75.880
162.708
(86.828)
8.944.035
6.469.536
1.271.770
1.239.829

10.358
702
30.731
-30.029
9.656

22.242
-12.586
-1.527.326
-2.440.763
445.334
457.021

8
1
15
28
28
27
27
-35
-66
51
62

106.398
74.506
116.659
-42.153
31.892
58.761
-26.869
6.091.349
5.229.904
-38.446
48.302


74
74
49
30
73
57
45
214
422
-3
4

(888.689)

(37.100)

11.082

-1

851.589

-96

105.782.00
9

20


124.118.747

29.561.17

39

18.336.73

17
5
8
(Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank năm 2015, 2016, 2017)


Bảng 2.2. Tỷ trọng các chỉ tiêu trong tổng tài sản
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chỉ tiêu
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

Tiền gửi tại NH Nhà nước Việt Nam
Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác
Các công cụ tài chính phát sinh và các tài
sản tài chính khác
Cho vay khách hàng
Hoạt động mua nợ
Chứng khoán đầu tư
Tài sản cố định
Tài sản Có khác
Tổng tài sản

Năm 2015
Giá trị
Tỷ trọng

Năm 2016
Giá trị
Tỷ trọng

Năm 2017
Giá trị
Tỷ trọng

(Trđ)
621.500
1.227.426
20.290.118

(%)
0,815

1,61
26,62

(Trđ)
815.148
1.362.317
23.784.661

(%)
0,771
1,288
22,485

(Trđ)
1.176.978
2.364.130
22.589.779

(%)
0,948
1,905
18,2

11.150

0,015

29.149

0,028


0

0

27.977.664
0
21.578.948
134.016
4.380.012
76.220.834

36,706
46.233.626
43,707
62.747.997
50,555
0
677.530
0,64
580.054
0,467
28,311
29.882.518
28,249
25.465.002
20,517
0,0002
144.374
0,0001

251.772
0,0002
5,746
2.852.686
2,697
8.944.035
7,206
100 105.782.009
100 124.118.747
100
(Nguồn:Trích báo cáo tài chính, phòng tài chính kế toán TPBank)

21


Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng tài sản của TPBank tăng đều qua các năm, năm 2016 tăng thêm 29.561.175 triệu
đồng so với năm 2015, tương ứng với 39%. Năm 2017 so với năm 2016 tăng thêm
18.336.738 triệu đồng, tương ứng với 17%. Nguyên nhân chi tiết là do:
- Tiền mặt, vàng bạc. đá quý: Giá trị tiền mặt, vàng bạc, đá quý năm 2016 tăng 193.648
triệu đồng, tương ứng với 31% so với năm 2015, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm đi 0,044%.
Đến năm 2017, tỷ trọng của tiền mặt, vàng bạc, đá quý tăng thêm 0,177% so với 2016,
tương ứng với 361.830 triệu đồng và 44%. Nguyên nhân tiền mặt tăng là do ngân hàng
cần có một lượng tiền mặt để giải quyết những giao dịch hoặc sự cố xảy ra trong ngày và
sự cố không lường trước được nên có thể sẽ cần một lượng tiền mặt lớn, TPBank không
để xảy ra trường hợp không có tiền để xử lý nên lượng tiền mặt mới nhiều như vậy.
- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Năm 2016 tăng 134.891 triệu đồng,
tương ứng 11% so với năm 2015, tuy nhiên giảm tỷ trọng xuống còn 1,288%, giảm
0,322%. Đến năm 2017 tỷ trọng của tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng thêm
0,617% đạt 1,905%, tương ứng tăng 1.001.813 triệu đồng và 74%. Để thực hiện các giao

dịch hỗ trợ khách hàng qua thẻ nên TPBank luôn có lượng tiền gửi trong Ngân hàng Nhà
nước để đảm bảo hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu hoặc rủi ro xảy ra.
- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác: Năm 2016 tăng so với 2015 là 3.494.543
triệu đồng, tương ứng với 17%. Tuy nhiên năm 2017 lại giảm xuống so với năm 2016 là
1.194.882 triệu đồng, tương ứng với 5%. Kéo theo đó là tỷ trọng trong tổng tài sản giảm
xuống rõ rệt năm 2017 chỉ còn 18,2%. Do ngân hàng đã giảm các khoản vay cho các
TCTD mà chuyển sang hình thức vay cá nhân là chính và vay dưới hình thức doanh
nghiệp. Đây là dấu hiệu khá tốt vì hình thức cho vay cá nhân mang lại cho TPBank nguồn
lợi lớn do nhu cầu hiện tại cần đến vốn của người dân rất cao, dựa trên đó TPBank cho ra
mắt rất nhiều loại hình dịch vụ vay tín dụng hấp dẫn với khách hàng.

22


Bảng 2.3. Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác của TPBank tính đến ngày 31/12
năm 2015 – 2017
Năm 2015
Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Giá trị

Tỷ

Giá trị

Tỷ


Giá trị

(Triệu

trọng

(Triệu

trọng

(Triệu

đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

Tỷ
trọn
g
(%)

Tiền gửi tại và
cho vay các

TCTD khác
1. Tiền gửi tại các
TCTD khác
2. Cho vay các
TCTD khác
3. Dự phòng rủi ro
cho tiền gửi tại và
cho vay TCTD

20.290.118

100

23.784.661

100

22.589.779

100

17.809.208

88

19.237.389

81

22.189.779


98

2.480.910

12

4.547.272

19

400.000

2

-

-

-

khác
(Nguồn:Trích báo cáo tài chính, phòng tài chính kế toán TPBank)
Ta thấy tiền gửi tại các TCTD khác năm 2016 tăng so với 2015 là 1.428.181 triệu
đồng, tương ứng với 8%, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm 7%, xuống còn 81%. Năm 2017,
tăng 2.952.390 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng 15%, tăng tỷ trọng chiếm lên 98%.
Cho vay các TCTD khác năm 2016 đã tăng so với 2015 là 2.066.362 triệu đồng,
tương ứng tăng 83% . Đến năm 2017 giảm còn 400.000 triệu đồng, giảm 4.147,272

triệu


đồng, tương ứng giảm 91%, giảm tỷ trọng xuống chỉ chiếm còn 2%. Nguyên nhân do
ngân hàng chuyển qua nâng cấp và mở rộng các gói vay cá nhân, vay doanh nghiệp chứ
không liên kết với các tổ chức tín dụng để hoạt động nữa. Việc kinh doanh độc lập này
giúp TPBank có khả năng phát triển hơn và tự chủ hơn trong lĩnh vực tài chính.

23


- Các công cụ tài chính phát sinh và các tài sản tài chính khác: Năm 2016 so với năm
2015 tăng 17.999 triệu đồng, tương ứng 161%, tăng tỷ trọng lên 0,028%. Đến năm 2017
thì ngân hàng đã không còn các phát sinh tài chính khác không rõ ràng nữa.
- Cho vay khách hàng: Năm 2016 so với năm 2015 tăng 18.255.962 triệu đồng, tương
ứng 65%, chiếm tỷ trọng 43,707%. Năm 2017 so với năm 2016 tăng thêm 16.514.371
triệu đồng, tương ứng với 36%, chiếm tỷ trọng 50,555%.
+ Cho vay khách hàng năm 2016 tăng so với 2015 là 18.402.655 triệu đồng, tương
ứng với 65%. Đến năm 2017, giá trị lại tăng thêm so với 2016 là 16.779.666 triệu đồng,
tương ứng 36%. TPBank sẵn sàng mở thêm khoản vay vì đã lường trước được những rủi
ro xảy ra, cùng với đó là tạo điều kiện để khách hàng có nhu cầu được vay tiền nhanh hơn
với lãi suất thấp hơn. Nhờ đó TPBank thu hút được lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn
rất cao, mang lại nguồn thu không hề nhỏ. Đây là nguyên nhân mà chỉ tiêu cho vay khách
hàng ngày càng tăng, thậm chí trong năm 2018, con số này còn tăng cao hơn nữa.
+ Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng năm 2016 giảm 146.693 triệu đồng so với
2015, tương ứng 56%. Năm 2017 tiếp tục giảm so với 2016 là 265.295 triệu đồng, tương
ứng 65%. Do TPBank đã có sự hỗ trợ của bên bảo hiểm khoản vay, nghĩa là khi khách
hàng thực hiện làm hợp đồng vay, khách hàng sẽ phải chịu khoản phí bảo hiểm chiếm 5%
trên tổng khoản tiền vay. Nhờ đó mà những khoản nợ không đòi được hoặc khi khoản vay
xảy ra sự cố sẽ có bên bảo hiểm đứng ra chi trả, ngân hàng sẽ không bị thiệt hại nhiều,
giảm rủi ro khi cho vay.
- Hoạt động mua nợ: Năm 2017 giảm so với năm 2016 là 97.476 triệu đồng, tương ứng

với 14%, giảm tỷ trọng xuống còn 0,467%. Nguyên nhân do mua nợ và dự phòng đều
giảm.
- Chứng khoán đầu tư: Năm 2016 so với năm 2015 tăng 8.303.570 triệu đồng, tương
ứng với 38%. Đến năm 2017 giảm 4.417.516 triệu đồng, tương ứng giảm 15%, khiến tỷ
trọng giảm xuống chỉ còn 20,517%. Nguyên nhân cụ thể là do:

24


Bảng 2.4. Chứng khoán đầu tư của TPBank tính đến 31/12 năm 2015 – 2017
Năm 2015
Giá trị
Chỉ tiêu

(Triệu
đồng)

Chứng khoán
đầu tư
1. Chứng
khoán đầu tư
sẵn sàng để

Năm 2016
Tỷ

Năm 2017
Tỷ

Tỷ


trọn

Giá trị (Triệu

trọn

Giá trị (Triệu

trọn

g

đồng)

g

đồng)

g

(%)

(%)

(%)

21,578,948

100


29,882,518

100

25,465,002

100

21.165.710

98

29.175.883

98

24.938.137

97,9

604.132

3

1.019.638

3

994.187


3,9

(190,894)

(1)

(313,003)

(1)

(467.322)

(1,8)

bán
2. Chứng
khoán đầu tư
giữ đến ngày
đáo hạn
3. Dự phòng
giảm giá
chứng khoán
đầu tư
(Nguồn:Trích bảng báo cáo tài chính, phòng tài chính kế toán TPBank)
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán năm 2016 tăng 8.010.173 triệu đồng, tương
ứng 38%. Năm 2017 giảm 4.237.746 triệu đồng, tương ứng 15%, tỷ trọng giảm còn
97,9%.
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn năm 2016 tăng 415.506 triệu đồng,
tương ứng 69%. Đến năm 2017 giảm 25.451 triệu đồng, tương ứng giảm 2%.

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư năm 2016 tăng so với 2015 là 122.109
triệu đồng, tương ứng 64%. Năm 2017 tăng so với 2016 là 154.319 triệu đồng, tương ứng
49%, tăng tỷ trọng lên 1,8%.
25


×