Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Người nhật với suối nước nóng (onsen)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 49 trang )

Đề tài: Người Nhật với Onsen

NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1:

Một số nét khái quát về Onsen
1. Định nghĩa
Suối nước nóng (Onsen) là thuật ngữ chỉ hiện tượng nước nóng từ lòng đất phun ra
hay chỉ những nơi sử dụng nguồn nước đó cho việc tắm táp, chữa bệnh.
Điều kiện về nhiệt độ của Onsen là từ 25độ C trở lên. Cá biệt có những suối nước
nóng có nhiệt độ trung bình lên đến 60-70oC
Onsen ( 温 温 ),đọc theo âm Hán là ÔN TUYỀN, “Ôn” có nghĩa là ấm áp, nóng;
“Tuyền” có nghĩa là suối, vậy nên onsen có nghĩa là suối nước nóng. Nhật Bản là đất nước
của núi lửa với rất nhiều trong số chúng vẫn còn đang hoạt động, do đó cũng là nơi có rất
nhiều onsen, và nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước hàng năm.

Blood Pond - mệnh danh “địa
ngục”
(nằm tại tỉnh Beppu)

1


Đề tài: Người Nhật với Onsen

2. Sự hình thành của Onsen
Nhật Bản là quốc gia nằm trên “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên trên khắp đất
nước có rất nhiều núi lửa và chính nguồn mắc-ma từ sâu trong vỏ trái đất của những ngọn
núi lửa này đã đun nóng những mạch nước ngầm khiến cho áp suất nước trong các mạch
nước ngầm này tăng cao và phun lên khỏi lòng đất tạo nên một hiện tượng thiên nhiên kỳ


thú mà chúng ta vẫn hay gọi là suối nước nóng (ở Nhật Bản những suối nước nóng được
gọi là Onsen).
Tuy nhiên nếu chỉ nhắc đến nguồn gốc hình thành nước nóng trong Onsen thì sẽ là
một thiếu sót lớn vì ngoài yếu tố nước nóng thì trong thành phần nước của Onsen còn có
rất nhiều khoáng chất có tác dụng tốt đối với cơ thể. Nguồn khoáng chất này được hình
thành do sự phân huỷ xác động thực vật tạo thành các lớp trầm tích, các lớp trầm tích này
bị vùi dưới sâu các lớp đất đá và bị nén với một áp suất rất lớn. Trải qua hàng triệu năm,
các lớp trầm tích này tạo thành dầu và nước đồng thời đóng góp cho Onsen một nguồn
khoáng chất có tác dụng chữa bệnh hết sức quý giá.
Như chúng ta đã biết, càng xuống sâu trong lòng đất thì nhiệt độ càng tăng lên (cứ
vào sâu trong lòng đất 12m thì nhiệt độ tăng trung bình 10C). Vì vậy, khi có một mạch nước
ngầm nào đó đi sâu vào vỏ trái đất thì nguồn nước của mạch nước ngầm này sẽ bị đun sôi
bởi nguồn nhiệt từ vỏ trái đất. Đây cũng là một cách khác giải thích cho sự hình thành của
Onsen.

3. Phân loại Onsen
2.1

Phân loại theo các yếu tố của Onsen

- Nhiệt độ: theo nhiệt độ của nước phun từ lòng đất ra thì Onsen được chia thành 4 loại sau:
+ Suối khoáng mát (nhiệt độ khoảng 25oC)
+ Suối khoáng ấm ( nhiệt độ 25-40oC)
2


Đề tài: Người Nhật với Onsen
+ Suối nước nóng ( nhiệt độ 40-55oC)
+ Suối khoáng rất nóng ( nhiệt độ >55oC)
- Phân loại theo hàm lượng khoáng chất của Onsen: Các Onsen ở những vùng khác nhau sẽ

có thành phần các khoáng chất trong nước nóng phun lên khác nhau và dựa vào hàm lượng
các chất này mà chính phủ Nhật Bản đã quy định cách phân loại Onsen theo hàm lượng
khoáng trong các bộ luật về Onsen nhằm mục đích cung cấp cho người sử dụng những
thông tin cần thiết khi đến Onsen với mục đích chữa bệnh.
- Phân loại theo lượng nước khoáng nóng phun ra
- Phân loại theo áp suất thẩm thấu
1. 低低低 - 低低低低低低 8g/kg 低低低低低-0.55℃低低
2. 低低低 - 低低低低低低 8g/kg 低低 10g/kg 低低低低低-0.55℃低低-0.58℃低低
3. 低低低 - 低低低低低低 10g/kg 低低低低低-0.58℃低低
- Phân loại theo độ pH: tại thời điểm nước nóng của Onsen phun lên các chuyên gia sẽ lấy
mẫu nước đó để đo độ pH và tiến hành việc phân loại Onsen.
1. Onsen có tính Axit: pH <3
2. Onsen có tính Axit yếu: 3≤ pH<6
3. Onsen trung tính:6≤pH<7.5
4. Onsen có tính Kiềm yếu: 7.5≤pH<8.5
5. Onsen có tính Kiềm: pH≥8.5

2.2 Phân loại Onsen trong bộ luật có liên quan đến suối nước nóng
10/07/1948, chính phủ Nhật Bản đã cho ra đời bộ luật đầu tiên về Onsen. Điều 2 của
bộ luật này định nghĩa Onsen như sau “Onsen là những dòng suối thỏa mãn các điều kiện
sau: có nguồn nước khoáng nóng với nhiệt độ từ 25 oC trở lên từ lòng đất phun lên, và trong
nguồn nước phải có lượng khoáng chất cũng như lượng khí gas đạt tiêu chuẩn sau:
1. Tổng hàm lượng khoáng chất không bao gồm các chất khí trên 1000mg
2. CO2: >250mg
3. (Li+) 1mg

3


Đề tài: Người Nhật với Onsen

4. (Sr++) 10mg
5. (Ba++) 5mg
6. (Fe++,Fe+++) 10mg
7. (Mn++) 10mg
8. (H+) 1mg
9. (Br-) 5mg
10. (I-) 1mg
11. (F-) 2mg
12. (HAsO4--) 1.3mg
13. (HAsO2) 1mg
14. HS-,S2O3--,H2S 1mg
15. (HBO2) 5mg
16. (H2SiO3) 50mg
17. (NaHCO3) 340mg
18. (Rn) 20×10-10Ci
19. (Ra) 1mg

2.3

Phân loại theo khoáng chất có trong Onsen

Theo bộ môi trường Nhật Bản, khi phân tích nước của một dòng suối thì có sự phân
biệt giữa nước thường và nước khoáng. Nguồn nước của một dòng suối tại thời điểm phun
lên đạt nhiệt độ 25oC trở lên và có hàm lượng khoáng chất đảm bảo tiêu chuẩn thì dòng
suối đó sẽ được gọi là Onsen. Các loại Onsen được phân loại theo tiêu chí này bao gồm:
+ Suối nước nóng thường: là những suối nước nóng có lượng khoáng chất cũng như khí
gas nhỏ (dưới 1g/1kg) vì vậy rất thân thiện với da đặc biệt là rất thích hợp cho những
người dễ bị dị ứng do những thành phần khoáng chất đậm đặc gây ra. Hàm lượng
khoáng chất và khí gas thấp không đồng nghĩa với chất lượng của các Onsen loại này
cũng thấp. Nước khoáng nóng của các Onsen thường vẫn có tác dụng rất tốt trong việc

điều trị đau cơ bắp, bong gân, các vết bầm tím, đau dây thần kinh, kém lưu thông máu.

4


Đề tài: Người Nhật với Onsen
+ Suối nước nóng lưu huỳnh: là loại suối có hàm lượng lưu huỳnh trên 2mg/kg. Nước
của loại Onsen này có mùi trứng thối do chứa H2S.
+ Suối nước nóng clorua: là loại suối có hàm lượng ion Cl - trên 2g/kg. Các ion clo
chiếm trên 90% ion âm có trong thành phần nước suối loại này.
+ Suối nước nóng sắt: là loại Onsen có hàm lượng ion Fe trên 20mg/kg. Vì có hàm
lượng sắt cao nên khi nước nóng tiếp xúc với không khí sẽ xảy ra sự oxy hóa sắt làm
nước chuyển màu nâu đỏ.
+ Suối nước nóng đồng – sắt: là suối nước nóng mà trong nước có chứa hỗn hợp của
các loại ion Cu, Fe, sulfat, hydrocacbonat. Vì thế màu nước thường là mầu vàng.
+ Suối nước nóng nhôm: trong thành phần nước suối có chứa nhiều các hợp chất
khoáng mà nguyên tố Al chiếm phần lớn.
+ Suối nước nóng axit: trong thành phần nước suối có chứa nhiều ion H +, SO3, Cl-. Khi
các ion này kết hợp với nhau sẽ gây ra phản ứng tạo Axit. Nước của Onsen loại này có
tính khử trùng cao.
+ Suối nước nóng CO: trong thành phần nước suối hàm lượng Cacbon monoxide chiếm
trên 1g/kg
+ Suối nước nóng phóng xạ: trong nước suối loại này có chứa nguyên tố phóng xa Ra
nhưng với hàm lượng rất thấp nên nó không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể mà còn có
tác dụng chữa bệnh.

4. Sự phân bố Onsen ở Nhật Bản
/>
Bảng xếp hạng các vùng có nhiều onsen
VỊ TRÍ


VÙNG

5

SỐ ONSEN
( Năm tài chính 2006 )


Đề tài: Người Nhật với Onsen
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Hokkaidou
Nagano
Aomori
Niigata

Fukushima
Akita
Shizuoka
Yamagata
Kagoshima
Gunma
Iwate
Chiba
Ooita
Toyama
Kumamoto

251
239
147
145
138
124
116
102
99
97
95
90
77
75
74

Bảng xếp hạng 15 vùng có ít Onsen nhất
VỊ TRÍ


1
2
3
4
4
6
7
8
9
9
11
12
13
14
15

VÙNG
Okinawa
Tottori
Saitama
Tokyo
Shiga
Saga
Osaka
Tokushima
Yamanashi
Ehime
Nagasaki
Kagawa

Kyoto
Aichi
Nara

6

SỐ ONSEN
( Năm tài chính 2006 )

4
15
17
23
23
26
29
30
31
31
35
35
35
35
35


Đề tài: Người Nhật với Onsen

Biểu đồ những vùng tập trung nhiều Onsen


5. So sánh Onsen ở Nhật Bản và ở các nơi khác trên Thế giới
Trên thế giới, các hình thức sử dụng Onsen hết sức phong phú, bao gồm các hình thức
chủ yếu sau đây:
+ Sử dụng làm Spa điều dưỡng, chữa bệnh

7


Đề tài: Người Nhật với Onsen
+ Sử dụng để tắm và tận hưởng thiên nhiên (đây là mục đích sử dụng chủ yếu của
người dân Nhật Bản)
+ Sử dụng làm nơi vui chơi giải trí
+ Sử dụng nguồn nhiệt để tắm và xông hơi
+ Tận dụng nguồn nước khoáng nóng làm nước uống
Trong khi người dân Nhật Bản sử dụng Onsen với mục đích tắm táp và tận hưởng
thiên nhiên xung quanh là chính thì mục đích sử dụng Onsen của những nơi khác trên thế
giới lại là làm Spa điều dưỡng, chữa bệnh, xông hơi, và làm nước uống. Sau đây chúng ta
hãy thử tìm hiểu sự khác nhau của Onsen ở Nhật Bản so với một số nơi khác trên thế giới

5.1 Onsen ở Châu Âu
Vào thời trung cổ, ở châu Âu, người dân vẫn thường tắm Onsen và coi đó là một
chuyện hết sức bình thường. Ở Hungari, các khu tắm nước nóng đã được xây dựng từ thời
La Mã cách đây trên 2000 năm, vì thế ở đất nước này tắm Onsen cũng có thể được coi là
một nét văn hoá khá giống ở Nhật Bản. Nhưng do vào thời đó có nhiều bệnh truyền nhiễm
hoành hành và vì lý do tôn giáo cho rằng tắm ngoài trời như vậy sẽ gây tổn hại đến thân thể
nên việc tắm Onsen ở các nước phương Tây giảm dần. Thêm vào đó, một lý do khiến cho
người phương Tây ít tắm Onsen là vì số lượng Onsen ở châu Âu không thể phong phú bằng
ở Nhật Bản. Do đó, người Châu Âu thiên về sử dụng nước khoáng của Onsen làm nước
uống. Nhận thấy tác dụng chữa bệnh to lớn của việc uống nước khoáng trực tiếp, dần dần,
người dân châu Âu cũng hay sử dụng Onsen vào mục đích trị liệu.

Tuy nhiên, gần đây, do nền văn hoá của đất nước mặt trời mọc đã được truyền bá rộng
rãi ra khắp thế giới nên một trong những nét văn hoá của người Nhật là tắm Onsen cũng
được thế giới tiếp nhận hết sức mạnh mẽ. Điều này có thể thấy rõ ở đất nước Bỉ. Trước kia,
các Onsen ở đất nước này chủ yếu dùng để cung cấp nước cho các nhà máy sản xuất nước

8


Đề tài: Người Nhật với Onsen
khoáng nhưng vài chục năm trở lại đây, nhằm phát triển du lich, đất nước này đã tiến hành
quy hoạch một số Onsen thành các khu Spa nghỉ dưỡng với mục đích giải trí và cả mục
đích trị liệu. Các Spa này thường nằm ở những thị trấn nhỏ với những phòng tắm thiết kế
hết sức gọn gàng và khoa học giống với không gian trong Onsen ở Nhật Bản.

5.2 Onsen ở Mỹ
Ở hợp chủng quốc Hoa Kỳ mật độ Onsen không cao bằng ở Nhật Bản nên việc tắm
Onsen với người dân ở đây cũng không trở thành một nét văn hoá trong truyền thống dân
tộc. Tuy nhiên tại một số vùng có núi lửa hoạt động thì vẫn có những địa điểm có suối
nước nóng và được sử dụng vào mục đích thăm quan dụ lịch và giải trí. Trong số các
Onsen trên đất Mỹ thì nổi tiếng nhất phải kể đến Onsen ở bang Arkansat với lịch sử khai
thác và sử dụng hơn 1500 năm. Onsen tại bang Arkansat được người bản xứ phát hiện và
sử dụng cách đây hàng nghìn năm và khi những nhà thám hiểm người Tây Ban Nha lần đầu
tiên tới đây, họ đã phát hiện ra nhiều công dụng to lớn của Onsen và việc tắm Onsen đã
chính thức được chú ý phát triển. Những nơi có nước nóng phun lên được gọi với một cái
tên khá “mỹ miều” là HOT SPRING. Tuy nhiên, cũng giống ở Châu Âu, các Onsen ở Mỹ
cũng được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau mà không tập trung vào nhu cầu tắm
thư giãn và ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên như ở Nhật Bản. Tại Onsen ở Mỹ, có rất
nhiều các dịch vụ mà du khách có thể chọn lựa như: xông hơi, ngâm nước khoáng nóng,
tắm bùn nóng, massage thư giãn và thậm chí có cả các sòng bạc để du khách đến đây có thể
thử vận may. Đây là một nét khá độc đáo của Onsen ở Mỹ.


5.3 Onsen ở một số nước Châu Á
Ở châu Á, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên cũng có văn hoá tắm Onsen khá giống ở
Nhật Bản, đó là chú trọng việc ngâm mình trong nước nóng và hoà mình cùng với thiên
nhiên. Sở dĩ có sự tương đồng này là vì văn hoá tắm Onsen ở bán đảo Triều Tiên được du
nhập từ Nhật Bản từ rất lâu đời. Tuy nhiên, có một sự khác biệt nhỏ đó là số lượng Onsen ở
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên không phong phú như ở Nhật Bản nhưng nhiệt độ trung bình

9


Đề tài: Người Nhật với Onsen
các Onsen ở đây lại rất cao. Vì lý do này nên người Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên có một
chút thiên về tắm và xông hơi hơn là việc chỉ ngâm mình trong nước nóng để tận hưởng
thiên nhiên xung quanh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi xem những bộ
phim Hàn Quốc được trình chiếu trên truyền hình.

6. Luật Onsen tại Nhật Bản
10/07/1958 bộ luật về Onsen đầu tiên của Nhật Bản ( 低低 低 - onsen hou) được ban
hành nhằm mục đích bảo tồn các Onsen và những vùng lân cận các địa điểm có Onsen.
Đến 30/11/2007 bộ luật này đã được sửa đổi nhằm đáp ứng tốt hơn những mục đích bảo
tồn trong thời kỳ mới. Bộ luật này bao gồm 7 chương với 43 điều:
+ Chương I: tổng quan về Onsen (điều 1, 2)
+ Chương II: các điều khoản về việc bảo tồn Onsen (điều 3 ~ điều 14)
+ Chương III: phòng tránh những tai nạn khi sử dụng Onsen (điều 14)
+ Chương IV: sử dụng và khai thác Onsen hiệu quả và hợp lý (điều 15 ~ điều 31)
+ Chương V: hỏi đáp (điều 32 ~ điều 33)
+ Chương VI: những quy định khác liên quan tới Onsen (điều 34 ~ điều 37)
+ Chương VII: Quy định khung hình phạt (điều 38 ~ điều 43)
Mục đích chính của bộ luật này từ khi mới ra đời đó là bảo vệ những Onsen vô cùng

quý giá, đồng thời ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc từ những nguồn khí đốt tự nhiên dễ
cháy đồng thời hướng đến sự hợp lý trong cách sử dụng và khai thác những lợi ích to lớn từ
Onsen nhằm góp phần gia tăng phúc lợi công cộng cho nhân dân.
Nội dung chính của bộ luật này là quy định những việc như cho phép đào đất để tìm
ra những Onsen mới, khai thác và sử dụng Onsen, các thành phần khoáng chất tiêu chuẩn
để được gọi là Onsen. Để đối phó với tình trạng một số nhà tắm công cộng dễ bị nhầm lẫn
là Onsen, bộ luật Onsen sửa đổi đã quy định những quy chuẩn về trang thiết bị trong phòng
tắm và thành phần nhất định phải có để một nhà tắm được coi là một nhà tắm Onsen.

10


Đề tài: Người Nhật với Onsen

11


Đề tài: Người Nhật với Onsen

Những quy định về thành phần khoáng chất của Onsen

Chương 2

Onsen – nét văn hóa của người dân
Nhật Bản
1. Không gian trong Onsen
Du khách đến với onsen thường dưới hai hình thức: Onsen ngoài trời và Onsen
trong nhà.

1.1. Rotenburo (Bồn tắm ngoài trời):


12


Đề tài: Người Nhật với Onsen
Ở Nhật Bản, cách tắm suối nước nóng cũng là một yếu tố quan trọng nên có rất
nhiều kiểu bồn và bể, tùy theo khu vực.
Bồn hinoki làm bằng gỗ cây bách, bồn
iwa buro làm bằng đá tảng và đá cuội,
bồn awaburo sục nước từ đáy bồn. Bồn
tắm ngoài trời roten buro có lẽ là loại hấp
dẫn nhất. Người tắm ngâm mình vào
nước nóng trong khi gió lạnh mơn man
trên mặt. Xung quanh là thiên nhiên hữu
tình và không có âm thanh nào khác
ngoài tiếng nước chảy cùng tiếng gió vi
vu, tạo cảm giác hòa mình với trời đất và
hoàn toàn tách biệt với cuộc sống sôi
động hàng ngày. Càng thú hơn nếu đi tắm
onsen vào mùa đông để cảm nhận sự
khoan khoái khi trầm mình trong nước nóng giữa không gian đầy tuyết trắng.

1.2. Bồn tắm trong nhà:
Bên cạnh kiểu bồn tắm ngoài trời gần gũi với thiên nhiên, từ xưa, người Nhật cũng
đã xây dựng bồn tắm trong nhà cho phù hợp với cuộc sống hàng ngày của mình. Kiểu bồn
tắm trong nhà này rất được người ngoại quốc đến Nhật ưa chuộng. Loại bồn tắm trong nhà
này không sử dụng nguồn nước nóng của suối nước nóng tự nhiên, cũng không chứa các
khoáng chất, song,do tính chất tiện dụng và không tốn nhiều thời gian và tiền bac để đến
những nơi có suối nước nóng nên loại hình này vẫn rất được ưa chuộng, và được đánh giá
cao trong cuộc sống bận rộn hàng ngày của người Nhật.

Có thể chia loại bồn tắm trong nhà làm hai loại: SENTO ( nhà tắm công cộng),và
OFURO (bồn tắm gia đình)

SENTO
13


Đề tài: Người Nhật với Onsen
Tắm rửa là 1 hoạt động quan trọng trong cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản. Nhiều
người tắm hàng ngày, không phải chỉ để sạch sẽ mà còn để làm thư giãn gân cốt, dịu căng
thẳng, giúp máu lưu thông tốt hơn, và giữ cho làn da tươi trẻ. Tắm đối với người Nhật đó là
vệ sinh, nghi lễ (misogi-nghi lễ gột rửa thể xác bằng nước) và là biện pháp trị liệu hiệu quả
những cơn mệt nhọc sau 1 ngày làm việc căng thẳng .
Người Nhật nghĩ rằng sự giao tiếp giữa cha mẹ và con trẻ, bạn bè sẽ tốt hơn khi tắm
chung với nhau, còn khi tắm 1 mình thì có người nảy sinh ra những tư tưởng không thể nào
tìm được ở 1 nơi nào khác, nên người Nhật rất thích tắm chung với nhau Đó là lí do vì sao
mà người Nhật rất thích đến nhà tắm công cộng. Đối với hầu hết người Nhật, sau 1 ngày
làm việc mệt nhọc thì nhà tắm là 1 thiên đường thật sự. Dù quen biết hay không quen biết,
họ vẫn tự nhiên trò chuyện, bàn cãi với nhau những việc riêng của họ. Đó là nơi mà người
Nhật quên mất tính giữ kẽ cố hữu và trở nên gần gũi với nhau hơn. Chính vì vậy đa phần
người Nhật dù có bồn tắm hiện đại ở nhà cũng vẫn thích đến tắm ở nhà tắm công cộng hơn.
Khó hình dung nổi một thành phố Tokyo mà thiếu Sento. Chỉ riêng Tokyo đã có đến
hơn 2.500 Sento. Thông thường thì, Sento là 1 toà nhà cao lớn 1, 2 tầng, có các ống khói
cao vút. Hàng ngày, mỗi nhà tắm như vậy đón đến mấy ngàn người. Càng về tối thì số
lượng khách càng tăng lên. Thường thì phụ nữ, trẻ em và các cụ bà sẽ đến tắm trước giờ
tan sở, vì sau đó các khách đàn ông sẽ ùn ùn kéo tới. Sento thông thường mở cửa từ 3h
chiều đến tận nửa đêm.
Nhà tắm công cộng chia làm 2 bên: nam và nữ riêng biệt. Trước buồng tắm, khách
phải cởi giày, trả tiền và đi vào nơi gửi quần áo. Tại đây, khách sếp quần áo vào từng giỏ
riêng biệt và đặt giỏ lên giá. Sau đó, khách đi vào nhà tắm và tắm rửa, nghỉ ngơi, thư giãn.

Trong gian tắm ở sento thường có 1 bể nước chứa được từ 10 đến 20 người. Dọc
tường là 1 dãy vòi nước nóng và nước lạnh. Trước khi xuống bể nước, khách dùng miếng
bọt biển chà lên người mình thật kỹ và giội nước nóng. Sau đó,cả chục người vừa thích thú
dầm mình trong nước vừa trò chuyện với nhau.
Người Nhật thường hay ngượng ngùng và cố giấu thân thể mình trong “bốn chục
lớp quần áo”. Người nước ngoài rất ngạc nhiên khi thời tiết nóng đến mức họ sẵn sàng cởi
bớt mọi thứ đồ trên người để có thể mát hơn thì người Nhật vẫn thắt cravat, mặc áo vest.
14


Đề tài: Người Nhật với Onsen
Việc để người khác nhìn thấy cơ thể mình trong tình trạng không có một thứ đồ trên người
là điều chẳng hợp với tinh thần dân tộc Nhật. Thế nhưng, ở Sento thì khác, người Nhật như
biến thành một con người hoàn toàn khác. Không còn những vị kỷ cá nhân, những ngượng
ngùng... họ tắm, nghỉ ngơi, thư giãn và trò chuyện thân tình với nhau như những người
quen thật sự.
Ở sento, chỉ phải trả 1 khoản tiền rất nhỏ nên khác thường thuê một sansuke chuyên
cần mẫn kỳ lưng và xoa bóp cho mình. Những người đàn ông trẻ thường làm việc
này.Thường những người này mặc quần tắm khác với của khách để phân biệt với khách .
Sansuke phục vụ cho cả nam lẫn nữ, bởi vì người ta cho rằng công việc này không thích
hợp với phái yếu .

OFURO
Bồn tắm, tiếng Nhật là furo, gọi theo cách trang trọng thì là Ofuro, dùng để chỉ bồn
tắm dùng trong mỗi gia đình ở Nhật. Tắm bồn là phong tục từ xa xưa của người Nhật, khi
đó furo hầu hết được làm bằng gỗ hinoki (cây bách Nhật), rất bền và chắc. Đến bây giờ,
không còn mấy gia đình dùng gỗ hinoki để làm furo nữa, vì hiện nay có rất nhiều bồn tắm
phương Tây du nhập vào Nhật, mặt khác còn vì furo làm từ gỗ hinoki rất đắt, chỉ có nhà
giàu, những ngôi nhà truyền thống và những nhà nghỉ là sử dụng .


15


Đề tài: Người Nhật với Onsen

Một Ofuro theo kiểu truyền thống Nhật Bản

Theo truyền thống, nước nóng trong bồn sẽ được giữ qua đêm, sang ngày hôm sau
mới thay nước mới, và cả gia đình sẽ cùng dùng chung nước nóng đó, nên nhất thiết các
thành viên phải tắm rửa thật sạch sẽ rồi mới được vào bồn. Tất nhiên, người đứng đầu gia
đình sẽ là người dùng furo đầu tiên, cuối cùng là thành viên nhỏ nhất trong gia đình. Có thể
thấy furo trong quan niệm của người Nhật không phải dùng để tắm, mà dùng để ngâm
mình thư giãn sau cả ngày làm việc học hành căng thẳng.

16


Đề tài: Người Nhật với Onsen

Furo của Nhật không giống như của phương Tây, nó được thiết kế sâu hơn, khoảng
0,6m, thành bồn cũng không vát hay được mài tròn, mà vuông thành sắc cạnh như khối
hình chữ nhật. Furo ngày xưa thì thường được ghép từ các mảnh gỗ hinoki dài, nhờ các đai
tròn bên ngoài giúp các mảnh gỗ khít lại, nước không chảy ra được. Vì bồn kiểu này rất
cao, rất khó để ngồi xuống mà không bị ngập nước, nên trong bồn sẽ có một phần gỗ thừa
ra dùng để ngồi.
Đối với các Ofuro truyền thống, không chỉ có furo làm từ hinoki, cả những vật dụng
dùng khi tắm cũng được làm bằng hinoki nữa đó. Đó là Oke - cái chậu hoặc gáo nước dùng
để dội rửa, Isu - ghế ngồi khi kỳ cọ thân thể, và một thứ nữa mà các gia đình quý tộc rất
hay dùng: Kaoridama – bóng thơm cho vào nước tắm để tạo mùi thơm đặc trưng của gỗ
hinoki. Tuy nhiên hinoki rất đắt, nên ít gia đình Nhật ngày nay sử dụng nữa mà thay vào đó

họ dùng furo bằng sứ hoặc nhựa acrylic, các vật dụng khác hầu hết đều bằng nhựa.

17


Đề tài: Người Nhật với Onsen

Một số dụng cụ dùng trong Ofuro
Để được ngâm mình trong Ofuro, người
tắm cần phải tuân thủ nghiêm ngặt từng bước
sau:
1. Tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng, nhớ kỳ cọ kỹ
vào, sau đó rửa sạch thật sạch xà phòng trên người,
không được mang xà phòng vào trong furo.
2. Bước từ từ vào trong bồn để cảm nhận cái
nóng của nước. Người Nhật thích tắm nước hơi nóng hơn bình thường một chút, nếu người

18


Đề tài: Người Nhật với Onsen
tắm không thích nóng quá thì có thể thêm nước lạnh, nhưng không nên để nó nguội, vì
người sau mình cũng sẽ ngâm mình trong làn nước ấy.
3. Sau khi đã ngâm mình thư giãn đủ trong furo,
khoan tháo nước. Người tắm có thể tắm lại bằng vòi
sen nếu thích. Ngày xưa, để giữ nước nóng cho đến khi
người cuối cùng vào tắm, thường là từ 38 đến 42 độ C,
những người phụ nữ trong gia đình phải lo chất củi vào
lò đặt dưới furo để đun, phải trông cẩn thận không để
cho nước nóng quá hoặc nguội quá, nóng quá thì sẽ bị

bỏng, mà nguội quá thì sẽ bị cảm. Ngày nay, họ chỉ cần
bật bình nóng lạnh lên là đã có ngay nước nóng cho
mọi người mà không lo nước không vừa, ai thích nước
nóng theo ý mình có thể điều chỉnh được ngay.

Hiện nay, do các
quy chế nghiêm ngặt về
vấn đề vệ sinh và sức
khoẻ mà phong tục dùng
chung nước tắm trong
furo gần như đã không
còn, chỉ còn rất ít gia
đình truyền thống giữ
được kiểu tắm đó.

2. Các cơ sở vật
chất và trang thiết bị trong khu onsen

19


Đề tài: Người Nhật với Onsen
Ở những nơi có dịch vụ Onsen, để làm thỏa mãn nhu cầu của khách,các trang thiết
bị được coi là những thứ không thể thiếu.Thế nhưng,việc trang bị các thiết bị này cũng tùy
thuộc vào quy mô của khu onsen đó.Ở đây xin được chia làm hai nhóm chính: loại tối cần
thiết và loại trang bị thêm.

2.1. Những cơ sở vật chất bắt buộc phải có trong khu onsen:
Nhắc đến các cơ sở vật chất được trang bị ở khu Onsen không thể không kể đến bồn
tắm, phòng thay đồ, phòng gửi đồ, hệ thống thoát nước… Nếu thiếu những trang thiết

bị này, việc sử dụng cũng như phát triển onsen sẽ không thể thực hiện được.Bên cạnh đó,
chính những trang thiết bị này sẽ được đem ra làm tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất
lượng khu onsen.Hầu hết khách du lịch khi tới onsen đều luôn chú ý đến điểm này.
Không chỉ vậy, một điều quan trọng nữa là việc xếp đặt, bố trí vị trí các trang thiết bị sao
cho được phù hợp. Thông thường, bồn tắm sẽ được

2.2. Những cơ sở vật chất trang bị thêm
Ở Nhật, hiện nay, cùng với sự phát triển của các khu onsen là sự phát triển và ngày
càng phong phú của các dịch vụ, các cơ sở vật chất đi kèm theo nó. Đặc biệt là các dịch vụ
chăm sóc khách du lịch ở khu onsen đang ngày càng được chú trọng hơn.Việc trang bị
những cơ sở vật chất phục vụ cho dịch vụ này không chỉ góp phần giúp các nhà đầu tư thu

20


Đề tài: Người Nhật với Onsen
hút khách du lịch mà có một nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là tạo nên thương hiệu cho họ.
Có thể kể đển như: các khu giải trí ngoài trời, các khu nghỉ mát…
 Các khu giải trí ngoài trời :
Mục đích lớn nhất của du khách khi đến với onsen là để thư giãn, giải trí sau những
giờ phát lao động mệt nhọc, căng thẳng, vì vậy các khu giải trí đi liền với khu onsen được
cho là một lựa chọn sáng suốt. Quy mô của các khu giải trí này cũng tùy từng mục đích
kinh doanh dịch vụ onsen mà khác nhau. Thông thường, ở đa số các khu onsen đều có nơi
dành cho khách câu cá, chơi gôn, hay sân chơi thể thao…
 Các khu nghỉ mát :
Có thể nói loại hình các khu nghỉ mát ở Nhật Bản khá phong phú và những khu nghỉ
mát này đang ngày càng được mở rộng thêm quy mô, đi kèm với dịch vụ ở các khu suối
nước nóng. Ở những khu nghỉ mát này thường bao gồm khách sạn hoặc nhà trọ, bể bơi,
phòng tắm hơi…Tại đây còn có những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, massage…cho khách.


3. Văn hóa tắm Onsen
3.1. Cách tắm Onsen
Các suối nước nóng chia thành hai khu vực dành cho nam và nữ. Thời xưa, khu vực
dành chọn nam thường rộng hơn khu vực dành cho nữ. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây rất nhiều khu resort có suối nước nóng lại bố trí khu vực dành cho nữ rộng hơn
Cách tắm Onsen:

Cởi đồ và khăn tắm trong phòng thay quần áo rồi để vào giỏ đừng đồ
Người Nhật thích tắm trần ở suối nước nóng, ở đây thường không được phép mặc áo
bơi. Tuy nhiên, có thể mang một chiếc khăn tắm nhỏ vào buồng tắm và bạn có thể quấn
chiếc khăn này khi ra khỏi làn nước. Khi tắm, bạn phải bỏ khăn ở ngoài.
Trước khi xuống nước, bạn phải tráng sạch người ở khu vực có vòi nước và bồn được
đặt sẵn trong phòng tắm.
Xuống bồn tắm hoặc thùng ngâm một lúc.

21


Đề tài: Người Nhật với Onsen
Sau khi ngâm người một lúc thì ra khỏi bồn tắm, ngồi lên một chiếc ghế đẩu và tắm sạch
với xà bông dưới vòi nước. Lau khô người sau khi đã kỳ cọ sạch sẽ.
Vào lại bồn tắm nước nóng và ngâm mình một lúc nữa.
 Sau khi đã ngâm mình xong, không dội lại dưới vòi nước để cho các khoáng chất có thể
ngấm vào cơ thể.

3.2. Cách tận hưởng tại các khu Onsen
Vào mỗi dịp cuối tuần, số du khách đổ về khu onsen lại đông nghịt. Người Nhật
thường hay đến các khu onsen cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của mình. Tại đây,
họ có thể cùng nhau trải qua những giờ phút thư giãn sau một tuần làm việc cực nhọc, vất
vả.

Tùy từng người mà có từng cách tận hưởng khoảng thời gian quý báu này khác
nhau.Song xin được giới thiệu một cách tận hưởng khoảng thời gian này một cách khoa
học nhất:
Đầu tiên là về phương pháp tắm: Trước khi tắm nên vận động bằng cách chơi cầu
lông hoặc golf... Bởi vì khi vận động sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi, giúp giảm bớt mệt mỏi. Đi
tắm sau khi đã vận động hết sức sẽ đem lại một cảm giác rất thoải mái dễ chịu.

22


Đề tài: Người Nhật với Onsen

Biểu đồ những việc du khách hay làm khi nghỉ tại Onsen

3.3. Một số điều cấm kỵ và nên chú ý khi tắm Onsen
 Không được tắm quá lâu và không được tắm quá nhiều lần
Ngâm mình trong suối nước nóng giúp cho việc tuần hoàn máu cũng như nhịp tim
được điều hòa tốt hơn.Tuy nhiên,nếu ngâm mình quá lâu sẽ khiến cho nhịp tim cũng như
huyết áp tăng quá cao, gây nguy hiểm cho người tắm.Nhiều người cho rằng đã mất công đi
tắm suối nước nóng thì nên tranh thủ tắm nhiều và tắm lâu hơn một chút. Song quan niệm
này hoàn toàn sai.Tắm nhiều và tắm lâu không những không đem lại tác dụng tốt mà ngược
lại còn gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của người tắm. Một ngày chỉ nên tắm tối đa là 3
lần, và khi tắm nên thả lỏng cơ thể để gân cốt được thư giãn và cũng giúp cho khoáng chất
thẩm thấu vào cơ thể dễ dàng hơn. Sau khi tắm nên nghỉ ngơi nhẹ nhàng và bổ sung lượng
nước cho cơ thể.

23


Đề tài: Người Nhật với Onsen

 Chú ý trước và sau khi tắm:
Tránh vào tắm trong vòng 1 giờ trước và sau khi ăn, uống rượu.
Khi trời lạnh, không nên đi tắm trước khi đi ngủ và ra ngoài ngay sau khi tắm để
tránh cơ thể bị lạnh đột ngột. Nên tắm xong trước khi đi ngủ là 3 giờ.
 Không được tắm khi đang quá say:
Khi say mà đi tắm rất nguy hiểm bởi nồng độ cồn trong máu cũng như độ nóng của
nước onsen sẽ làm cho sự lưu thông của máu nhanh hơn,huyết áp hạ,nhịp tim đập
nhanh,khiến cho cơ thể không chịu nổi sự thay đổi ấy. Thực tế đã có không ít trường hợp bị
đau tim đột ngột hoặc dẫn đến chứng thiếu máu não.
 Ngay sau khi chơi thể thao:
Tắm ngay sau khi vận động sẽ có thể làm co huyết mạch, quá trình tuần hoàn máu
sẽ bị trở ngại, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ nhiễm bệnh. Nếu bạn tắm nước nóng,
lượng máu ở vùng da sẽ tăng dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim và não bị thiếu, dẫn đến
hoa mắt chóng mặt, có thể dẫn đến các bệnh mãn tính.
 Khi hơi cảm
Nhiều người nghĩ khi bị cảm nhẹ mà đi tắm nước nóng sẽ cảm thấy dễ chịu và
nhanh khỏi bệnh hơn.Nhưng thực ra làm thế khônng những không khỏi bệnh mà còn làm
cho bệnh dễ chuyển biến xấu đi.Thay vì ngâm cả người trongn nước nóng thì tốt hơn nên
ngâm chân thì hiệu quả hơn.
 Không mặc nguyên quần áo để đi tắm
Khi bước vào onsen, không phân biệt địa vị, ai cũng như ai.Vì theo quan điểm của
người Nhật, việc không mặc quần áo ở đây mang ý nghĩa thể hiện sự bình đẳng giữa mọi
người. Do đó mà có quy tắc (tạm dịch là: không được mặc quần áo mà vào tắm).
 Không nên tắm lâu khi đầu óc đang mệt mỏi, căng thẳng:
Thời gian tắm lí tưởng cho những lúc như thế này là khoảng 10 phút (khi nhiệt độ của nước
nóng mùa hè là 40oC, mùa đông là khoảng 42oC)
 Thời gian cần thiết cho việc điều trị và dưỡng bệnh :

24



Đề tài: Người Nhật với Onsen
Thời gian cần thiết và thích hợp để điều trị và dưỡng bệnh bằng onsen là khoảng 2
hoặc 3 tuần. Sau khi bắt đầu điều trị bằng onsen từ 3 ngày cho tới 1 tuần, cũng có trường
hợp cơ thể người bệnh phản ứng với việc tắm onsen trị bệnh này ( do phải tắm rất nhiều lần
hay do tắm trong một thời gian quá dài). Những lúc như vậy nên giảm số lần tắm hoặc
ngừng tắm cho tới khi ổn định trở lại.
 Đừng nhúng mặt vào bồn nước nóng khi tắm (trừ trường hợp trị bệnh) :
Ở các khu onsen tại Nhật, thường có quy định cấm nhúng mặt vào bồn tắm vì người
ta cho rằng làm như vậy rất mất vệ sinh, ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng việc làm này có
vẻ bất minh và chỉ có những người có ý đồ xấu mới làm như vậy ( có lẽ là vì ở khu onsen
mọi người đều tắm chung ).
 Cấm những xăm mình tắm onsen :
Người ta thường hay nói người Nhật có tính đề phòng cao. Theo quan điểm từ xưa,
người Nhật cho rằng chỉ có những kẻ xấu hoặc là bọn khủng bố mới xăm mình. Ngoài ra,
còn có một nguyên nhân nữa là vì hóa chất được dùng để xăm mình và những chất có trong
suối nước nóng khi gặp nhau sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người xăm
mình.
 Không làm ồn trong phòng tắm
Chỗ tắm là nơi giúp mọi người thư giãn đầu óc, nghỉ ngơi, vì vậy mà nếu làm ồn sẽ
phá hỏng bầu không gian nơi đây, gây ảnh hưởng đến người khác. Nhất là những người có
trẻ em đi cùng thì càng phải chú ý điều này.

4. Một số cách tắm Onsen độc đáo

25


×