Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giao thoa văn hoá hoa kỳ việt the butler

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.45 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

KHOA VIỆT NAM HỌC
---  ---

Giao thoa văn
hoá Hoa Kỳ Việt
Tìm hiểu và phân tích
giá trị văn hoá trong
bộ phim “The Butler”


Giảng viên: Đỗ Thị Xuân Dung
Nhóm:
Nguyễn Thị Thục
Hoàng Ngọc Nữ
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
Dương Thị Tuyết Chinh
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................2



LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Mỹ là một quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, là một quốc gia đa
chủng tộc với nền văn hóa tổng hợp từ nhiều văn hóa khác trong lãnh thổi. Bởi vậy
vô hình chung tạo nên một sản phẩm văn hóa vô cùng độc đáo chỉ dành riêng cho
Mỹ. Và Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé, cũng nhờ quá trình giao lưu văn hóa,
tiếp xúc nhiều nền văn mình mà vô hình chung cũng làm nên một nền văn hóa đặc
sắc của riêng mình. Tất cả đều đang phát triển và biến đổi tích cực. Mặc dù vậy


nhưng đâu đó vẫn có những biểu hiện hay vấn đề khiến cho xã hội phần nào trở
nên tiêu cực. Có thể bởi những giá trị văn hóa đời sống luôn không ngừng biến đối
theo thời gian, theo cơ tầng và biểu tầng của xã hội. Có thể là vấn đề về con người
liên quan đến cái gọi là “Nhân quyền” hoặc vấn đề mà dường như toàn thế giới
quan tâm chính là “Phân biệt chủng tộc”.
Thật vậy, thực tế trên thế giới hiện nay nổi bật nhất chính là nạn “phân biệt
chủng tộc” và vấn đề về “Nhân quyền”. Nhất là Hoa Kỳ. Bởi đây là một trong
những điểm nổi bật của xã hội Mỹ về sự phân biệt giữa người da trắng và người da
đen. Sự kì thị, bất bình đẳng dành cho người da màu dường như quá khắc nghiệt.
Phản ảnh hiện thực xã hội căng thẳng bởi mối quan hệ tộc người liên quan đến
không chỉ quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền được sống – Nhân quyền mà còn
trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống xã hội của toàn thể công dân da màu trên thế
giới. Bởi đây chính là một chủ đề được thế giới quan tâm rất lớn nên không thể bỏ
qua.
Chính vì vậy, chủ đề được lựa chọn để tiếp cận điểm giao thoa văn hóa Hoa
Kỳ - Việt và phân tích giá trị văn hóa Hoa Kỳ qua tác phẩm điện ảnh “The Butler”
– tên đầy đủ “Lee Daniel’s The Butler”. Trong đó đề cập chủ yếu về vấn đề “Phân
biệt chủng tộc” và “Nhân quyền” của con người. Bộ phim được sản xuất năm 2013
bởi đạo diễn Lee Daniel’s và được lấy từ câu chuyện có thật trong lịch sử. Chủ đề
Trang 1


được nhóm lựa chọn sẽ đi đến thành công khi làm rõ các chủ điểm trong nội dung
của “The Butler”. Thêm nữa, đây là một sản phẩm nổi tiếng với sức ảnh hưởng rất
lớn về thực tiễn xã hội Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung. Bởi vậy, bộ phim
“The Butler” được lựa chọn để phân tích.

Trang 2



PHẦN NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu về bộ phim “The Butler”
“The Butler” là bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về một người quản
gia đã làm việc qua 8 đời tổng thống Mĩ. Trong quá trình ấy, ông đã chứng kiến sự
thay đổi cũng như những gì người da đen phải hi sinh để giành được quyền công
bằng trên mảnh đất tự do.
Tác phẩm “The Butler” được hiểu là “Quản gia NhàTrắng”. Chủ đề chính
của bộ phim nhắc đến vấn đề “Phân biệt chủng tộc” của nước Mỹ, cụ thể qua 8 đời
Tổng thống. Ngoài chủ đề chính, bộ phim còn đề cập đến một số vấn đề khác như
“Nhân quyền – sự tự do, pháp luật, giai cấp, thậm trí văn hóa ứng xử…
2. Tóm tắt bộ phim
Khi còn nhỏ , Cecil Gaines được nuôi dưỡng trên một đồn điền bông ở
Macon, Georgia. Khi chủ trang trại cưỡng hiếp mẹ của Cecil, cha của Cecil đối
mặt với anh ta và bị giết. Sau đó , được bà chủ đồn điền bông nhận vào và hướng
dẫn cách phục vụ cho người da trắng.
11 năm sau, Cecil rời khỏi đồn điền. Trên đường đi lang thang do đói, anh
đột nhập vào một cửa hàng bánh ngọt của khách sạn. Người hầu lớn tuổi,
Maynard, thương hại Cecil và cho anh ta một công việc. Cecil học được các kỹ
năng phục vụ và giao tiếp nâng cao từ Maynard, người sau này đã đề nghị Cecil
cho một vị trí trong một khách sạn ở Washington, D.C. 31 năm sau, Cecil được
Nhà Trắng thuê làm người quản gia. Cecil chứng kiến những diễn biến của chính
trị.
Louis-con trai lớn của Cecil, trở thành sinh viên đại học tại Đại học Fisk ở
Nashville, Tennessee, mặc dù Cecil cảm thấy rằng miền Nam quá biến động. Tại
đây Louis tham gia một chương trình sinh viên do nhà hoạt động Hội nghị Lãnh
đạo Cơ đốc miền Nam – người dẫn đầu tên là James Lawson. Dẫn đến một cuộc
đối thoại bất bạo động tại một quán ăn tách biệt của một số người học sinh da đen
Trang 3



và những học sinh đã bị bắt. Gloria- vợ của Cecil, người cảm thấy rằng Cecil đặt
công việc của mình lên trước cô, rơi vào nghiện rượu.
Vào năm 1961, đời tổng thống John F. Kennedy, Louis và những người da
màu khác bị tấn công bởi các thành viên của Ku Klux Klan khi đang đi xe tự do tới
Birmingham, Alabama. Louis tham gia cuộc Thập tự chinh của trẻ em ở
Birmingham năm 1963, nơi chó và vòi nước chữa cháy (vòi rồng), được sử dụng
để ngăn chặn những người tuần hành, một trong những hành động của phong trào
truyền cảm hứng cho Kennedy đưa ra một địa chỉ quốc gia đề xuất Đạo luật Dân
quyền năm 1964. Sau khi Kennedy bị ám sát, Lyndon B. Johnson, ban hành luật
pháp. Như một cử chỉ thiện chí, Kennedy đưa cho Cecil một trong những chiếc cà
vạt của cựu tổng thống.
Louis tham gia Phong trào Quyền bỏ phiếu Selma năm 1965, điều này
truyền cảm hứng cho Johnson yêu cầu Quốc hội ban hành Đạo luật Quyền bỏ
phiếu mang tính bước ngoặt năm 1965. Johnson cũng trao cho Cecil một thanh cà
vạt.
Sau khi nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King, bị ám sát, Louis nói
với gia đình rằng anh đã gia nhập Black Panthers. Cecil ra lệnh cho Louis và bạn
gái rời khỏi nhà. Sau đó Louis bị bắt và Charlie tâm sự với Louis rằng anh dự định
tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Sau khi nhập ngũ, Charlie bị giết và chôn cất tại
Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Khi Black Panthers dùng đến bạo lực, Louis rời
khỏi tổ chức và trở lại trường đại học, lấy bằng thạc sĩ khoa học chính trị và cuối
cùng tranh cử vào Quốc hội. Cecil liên tục phải đối mặt với người giám sát của
mình tại Nhà Trắng về mức lương không tương xứng và thăng tiến nghề nghiệp
được cung cấp cho nhân viên Nhà Trắng đen. Với sự hỗ trợ của Tổng thống
Ronald Reagan.
Gloria khuyến khích Cecil hàn gắn mối quan hệ với Louis. Nhận ra hành
động của con trai mình là anh hùng, Cecil tham gia Louis trong một cuộc biểu tình
chống lại phân biệt chủng tộc Nam Phi; họ bị bắt và bỏ tù cùng nhau.


Trang 4


Năm 2008, Gloria qua đời không lâu trước khi Barack Obama được bầu làm
tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên của quốc gia. Hai tháng, hai tuần và một ngày sau
đó, Cecil chuẩn bị gặp Tổng thống mới nhậm chức.
II. PHÂN TÍCH CÁC GIÁ TRỊ CÓ TRONG TÁC PHẨM “THE BUTLER”
1. Phân biệt chủng tộc
“Đừng bao giờ mất bình tĩnh với hắn. Đây là thế giới của hắn. Chúng ta sống
trong đó”
– Cha của Cecill –
Đây là sự bất lực, tuyệt vọng của người cha Cecill, cũng là đại biểu cho sự
cam chịu của toàn người Mỹ gốc Phi trong hàng trăm năm quá khứ. Nạn phân biệt
chủng tộc đã ăn sâu vào nhận thức của ngtười da trắng và tồn tại ngay cả trong tư
tưởng của những người da màu ở Mỹ. Trải qua thời gian dài , những người da
trắng đã khảm sâu vào trí óc và nhận thức của họ rằng người da đen từ khi sinh ra
đã ngu dốt, hèn kém, bẩn thỉu, đã thấp kém hơn về mặt tri thức, văn hóa, trí tuệ và
giống nòi. Cuộc sống của người da màu trên đất Mỹ đã từng là địa ngục trần gian
lẫn khuất trong biểu tượng tự do của Mỹ. Nạn phân biệt chủng tộc tồn tại gay gắt
trong xã hội Mỹ một thời gian dài và được thể hiện rất rõ trong bộ phim “The
Butler”.
Trong bộ phim, người da trắng nước Mỹ với sự khinh rẻ, xem thường, miệt
thị và bất bình đẳng được thể hiện qua nhiều chi tiết.
Người da trắng gọi người da đen với một từ miệt thị “ mọi”, từ “mọi” này
dùng để đánh giá địa vị của người da đen và để chỉ tầng lớp nghèo, thấp kém trong
xã hội. trong bộ phim tần xuất từ “ mọi” xuất hiện là rất nhiều, điều đó thể hiện sự
khinh thường dành cho người da đen. Ngay từ khi bắt đầu bộ phim, bà chủ trang
trại bông đã nói với Cecil rằng : “Tao sẽ dạy mày trở thành một thằng mọi giữ
nhà” như là một sự ban ơn, bố thí dành cho Cecil. Hay trong quán ăn, Luois và bạn


Trang 5


của cậu cũng bị chửi bằng cụm từ “lũ mọi” thể hiện sự coi thường rằng người da
đen không cùng tầng lớp, địa vị với họ.
Không chỉ ở ngôn ngữ, họ còn không được nhận sự đối xử như con người
bình thường, không nhận được sự ủng hộ của pháp luật. Trong lịch sử nước Mỹ,
khi Columbus tìm ra Châu Mỹ đem những người da đen Châu Phi đến làm nô lệ,
trải qua thời gian dài đã hình thành trong tiềm thức người da trắng coi người da
đen như là nô lệ và đã là nô lệ thì không có quyền được lên tiếng. Ký ức của họ là
một thời sống trong kiếp nô lệ nhục nhã, khổ sở hằn sâu trong đầu, tựa như trong
thế giới rộng lớn này, người da đen tồn tại một cách lẻ loi, lạc lõng, không nhận
được bất cứ sự ủng hộ nào, không có thế lực nào đứng về phía họ. Mẹ của Cecil bị
điền chủ trang trại bông cưỡng hiếp đến phát điên, cha của Cecil bị bắn chết khi có
thái độ phản kháng lúc biết việc vợ mình bị cưỡng hiếp. Hắn giết ông ấy chỉ bằng
một phát súng mà không phải chịu trách nhiệm về pháp luật, bởi vì trong nhận
thức của người da trắng đây không phải là tội ác. Cecil đã nói : “Người da trắng
có thể giết chúng tôi bất cứ lúc nào mà sẽ không chịu hình phạt gì. Luật pháp
không đứng về phía chúng tôi. Luật pháp chống lại chúng tôi.”
Chúng ta cũng có thể nhận thấy họ bị đối xử không công bằng trong cuộc
sống kinh tế và sinh hoạt, khó kiếm được việc làm, bị bóc lột sức lao động. Khi
Cecil bỏ đi khỏi trang trại bông, anh không tìm được việc làm “không ai nhận tôi
vào làm việc cũng không có chỗ ăn chỗ ở”. Câu nói này cũng là sự bất lực của
Cecil với cuộc sống thực tại. Sự không công bằng còn thể hiện qua mức lương họ
nhận được không xứng đáng với công sức họ bỏ ra, dù rất nhiều người da đen tận
tâm, miệt mài làm việc họ cũng không có cơ hội thăng tiến và mức lương của họ
chỉ bằng 40% lương của người da trắng: “Tiền lương của người da màu giúp việc
thấp hơn 40% so với lương của người da trắng giúp việc” (Holloway - một quản
gia của nhà trắng). Sự phân biệt chủng tộc còn thể hiện ngay cả trong những điều
bình dị nhất, trong nhà vệ sinh, chia ra 2 khu vực “ white” và “ colored”, trong nhà

ăn cũng phân chia ra khu vực dành cho người da trắng và người da đen được dán
bên trong cửa hàng. Người da trắng từ chối đưa thức ăn cho người da đen nếu họ
Trang 6


không ngồi vào khu vực của mình: “Cậu có thể gọi thức ăn trong khu da màu vì tôi
sẽ không bán cho cậu ở đây”, “Bọn mày không được ngồi ở đây”.
Bị người da trắng miệt thị trong suốt hơn 200 năm, sự đối xử đó cũng khiến
cho người da đen tự coi thường chính mình, miệt thị chính mình, chấp nhận số
phận bất công như một tất yếu của cuộc sống để tồn tại và họ đã chấp nhận tên gọi
đó - “Mọi” điều đó khẳng cũng chính là chấp nhận thân phận bị xem là nô lệ của
mình.
Thế giới rộng lớn này vậy mà lại không có nơi dung nổi họ, địa ngục đã
chào đón ngay từ khi mà họ sinh ra, họ phải sống một kiếp sống như cặn bã của xã
hội, họ bị đẩy đến con đường cùng, trước mặt họ chỉ còn lại bờ vực thẳm. Và rồi
ánh sáng suất hiện là khi, có những người nhận ra rằng mình không xứng đáng bị
đối xử bất công như vậy, họ có quyền đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc.
Tư tưởng này được thể hiện rõ nét qua hành động của người con trai cả
Louis Gaines. Cậu đến Fisk học để tham gia lớp của thầy Lowson, gặp gỡ những
người có cùng chung lý tưởng và hoàn cảnh, cậu được dạy cách phản kháng “bằng
lòng kiên nhẫn, sự kiên trì, cùng trí thông minh, tư tưởng, tính kỷ luật và một chút
hài hước”, vũ khí duy nhất mà họ có thể sử dụng là tình cảm. Trong bộ phim,
Louis cùng những người trong lớp thầy Lawson cùng đến một nhà ăn, ngồi vào nơi
dành cho người da trắng và yêu cầu được phục vụ “bọn tôi muốn được phục vụ”.
Từ đầu tới cuối Luois cùng mọi người không phản kháng mặc cho bị đổ đò ăn lên
người, hắt café lên mặt, bị nhỏ nước bọt vào mặt và ngay cả khi bị đánh đập cũng
đánh trả. Dù vậy họ cũng bị toà xử có tội và bắt giam 30 ngày. Nhưng vẫn không
bỏ cuộc biểu tình ở Birmingham, Alabâm để gây chú ý đến những nỗ lực của họ về
việc phân biệt đối xử đối với người Mỹ da đen và “thêm lần nữa bọn trẻ lại bị đàn
áp. Lần này tệ đến nỗi báo chí gọi đây là “Ngày chủ nhật đẫm máu””.Theo thời

gian, tư tưởng của họ dần thay đổi, từ phong trào bất bạo động họ thành lập tổ
chức Báo đen cung cấp bữa sáng cho trẻ em , khám phá sức khoẻ miễn phí, cho
quân áo, dạy lớp tự vệ. trong bữa cơm gia đình khi Louis đưa bạn gái về, người mẹ
đã hỏi vì sao cần phải tự vệ thì Louis trả lời “Vì chúng con không chịu bị đánh
Trang 7


nữa”. người da đen tìm đến con đường đấu tranh bằng hành động. Và cecil cũng đã
có sự thay đổi, đã có khuynh hướng đấu tranh với việc đề cập về tiền lương, Cecil
gặp Warner đã nêu ra ý kiến của mình “nếu như người da màu, nhân viên da đen
cũng làm việc chăm chỉ như nhân viên da trắng. Tôi tin rằng tiền lương cũng nên
phản ánh điều đó, thưa ngài[…].Tôi cũng cảm thấy nên có cơ hội thăng tiến cho
họ. Chưa có người da đen nào được đề bạt vào phòng kỹ thuật”.
Mỹ là một đất nước rộng lớn, luôn hướng tới sự tự do, thu hút nhiều người
sở hữu tài năng. Nhưng bên cạnh vầng hào quang ấy vẫn len lỏi những góc tối âm
thầm gặm nhấm hy vọng của con người – nạn phân biệt chủng tộc chính là bóng
tối tử thần cho cuộc sống của người da đen. Nhiều người sinh ra đã là nô lệ và chết
đi cũng là nô lệ, gia đình họ thuộc sở hữu của một gia đình khác và cứ thế đời nọ
qua đời kia. Tất cả những gì họ biết chỉ là nô lệ, họ không biết đến cuộc sống khác,
bị đánh đập, bị cưỡng hiếp, bị giết lúc nào không hay nếu chẳng may làm trái ý
chủ. Đây là biểu hiện về vấn đề phân biệt chủng tộc được truyền tải trong bộ phim
cũng là nội dung chính của “The Butler”.
2. Khát vọng tự do và nhân quyền
Trong phim hình ảnh Louis cùng những người trong lớp thầy Lawson đến
khu nhà ăn của người da trắng cho thấy họ không chỉ đấu tranh về phân biệt sắc
tộc mà còn đấu tranh cho nhân quyền và tự do trong sự im lặng để từ đó làm nổi
bật nên giá trị của con người về nhân quyền và tự do dân chủ mà người da đen
đáng được nhận
Khát khao mong muốn được đối xử bình đẳng của người da đen được thể
hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống như được đi học, được hưởng mức lương xứng

đáng, sử dụng các dịch vụ ăn uống và vệ sinh cá nhân mà không có sự phân biệt
sâu sắc giữa người da đen và da trắng
Để đòi lại công bằng nhân quyền, Louis cùng những người trong lớp thầy
Lawson thực hiện chuyến đi trên chiếc xe buýt tự do mang đến một tương lai tích

Trang 8


cực hơn với mục đích truyền bá cho mọi người về tư tưởng người da đen có quyền
được đối xử bình đẳng
Ý chí quyết tâm kiên định và hành động dũng cảm với mục tiêu lý tưởng của
mình để có được quyền của con người cho dù những phòng trào của họ luôn bị đàn
áp một cách dã man như cuộc biểu tình bắt đầu ở Birmingham, Alabama, chính
quyền địa phương sử dụng vòi chữa cháy và chó cảnh sát để giải tán những người
biểu tình nhưng cũng không làm họ chùn bước trong các cuộc biểu tình tiếp theo
Qúa trình đấu tranh giành lại nhân quyền và sự do của người da đen là cuộc
chiến không ngừng nghỉ, đặc biệt là Louis, chính nhờ sự kiên quyết bảo vệ quan
điểm của riêng mình về đấu tranh cho tự do và bình đẳng mà đã cảm hóa được
tổng thống Kenedy đương thời: “Tôi biết con trai của ông là một trong những
người đấu tranh để đòi quyền được đối xử như người da trắng trên các phương
tiện chuyên chở công cộng. Mặc dù tôi sẽ không bao giờ hiểu được những trải
nghiệm mà ông và những người cùng sắc tộc phải chịu đựng, ông đã thay đổi cách
suy nghĩ của tôi.”
3. Những giá trị văn hóa khác
Trong bộ phim “The Butler”, bên cạnh những giá trị nổi bật như phân biệt
chủng tộc, giá trị về nhân quyền và khát vọng sự tự do, bình đẳng của người da
màu thì ta còn có thể thông qua bộ phim mà thấy được nhiều giá trị văn hóa khác:
giá trị về gia đình, tình yêu, tình bạn hay tính cá nhân của từng nhân vật, tính thẳng
thắn. Những giá trị này tuy không được thể hiện nổi bật nhưng qua từng chi tiết mà
những nét giá trị văn hóa đó đã được lột tả một cách chân thực.

Trong bộ phim đã vẽ ra khung cảnh gia đình của Cecil bên nhau và hai vợ
chồng cùng nuôi dạy hai đứa con trai của mình. Tuy là người da màu bị kì thị nặng
nề nhưng Cecil vẫn tạo điều kiện hết sức cho con học hành như những người
khác.Tác phẩm điện ảnh này đã vẽ ra cho chúng ta thấy hình ảnh người cha luôn
âm thầm nuôi dạy , bảo vệ và tự hào về người con của mình theo cách riêng.
Những chi tiết như không muốn người con trai xem bài báo về vụ án của Mamie
Trang 9


Till- vụ về người da đen bị sát hại vì chỉ nhìn con gái người da trắng, và khi người
con trai Louis đi học ở miền Nam thì ông cũng tỏ ra không hề muốn người con trai
đi vì vùng đó đang xảy ra rất nhiều biến động và cũng vùng đất ngày xưa ông đã
thoát ra với những kí ức không vui,... những chi tiết này đã cho thấy tình yêu
thương của người cha dành cho người con vì lo sợ người con sẽ xảy ra vấn đề gì.
Thêm vào đó là không dưới hai lần Cecil nhắc nhở Louis là đừng dính líu đến
người da trắng hay là đừng có phản kháng lại người da trắng vì người làm cha rất
sợ phải mất đi đứa con của mình giống như tình cảnh gia đình của ông trước đó.
Không chỉ tình cảm gia đình mà còn qua hình ảnh những cuộc ăn tối hay
những bữa tiệc thì giá trị về tình yêu và sự thẳng thắn giữa các thành viên trong gia
đình của người Mỹ cũng được thể hiện rõ nét. Cách thể hiện tình yêu của họ rất
trực tiếp và cởi mở, họ trao nhau nụ hôn hay thể hiện tình cảm của mình ngay
trong bữa tiệc, hay hai vợ chồng Cecil cũng thế họ thể hiện tình yêu của mình rất
trực tiếp trước mặt những đứa trẻ và người khác. Bên cạnh tình yêu là tình bạn
giữa các đồng nghiệp cùng làm việc với Cecil trong nhà trắng, là tình bạn của
những người quen biết với nhau,họ vui vẻ ngồi ăn những bữa tiệc cùng nhau, khi
có khó khăn như con trai Cecil vào tù thì một người đồng nghiệp đã đứng ra giúp
đỡ bảo lãnh. Đây là tình bạn giữa những người da đen với nhau mà không có bất
cứ một tình bạn nào giữa người da đen với người da trắng vì sự hà khắc của nạn
phân biệt chủng tộc. Thêm nữa là ý kiên cá nhân và sự thẳng thắn của từng nhân
vật được thể hiện qua những đoạn hội thoại giữa Cecil và Louis, hay qua những

đoạn hội thoại giữa Cecil với những vị tổng thống Nhà Trắng, họ mỗi người đều
thẳng thắn nêu ra những quan điểm cá nhân của mình.
III. GIAO THOA
1. Chủng tộc
Mỹ là quốc gia đa chủng tộc, nền văn hóa hội tụ bởi nhiều thành phần văn
hóa khác nhau. Vấn đề nhân quyền được xem là vấn đề nổi bật trên toàn thế giới.
Không riêng Mỹ và Việt Nam cũng tồn tại. Tuy nhiên nó có biểu hiện nhiều hay ít
lại tùy vào mỗi quốc gia.
Trang 10


Trong tác phẩm “The Butler” vấn đề chủng tộc được nhắc đến mô tả đúng
thực tế của xã hội Mỹ qua các thời kỳ Tổng Thống. Không chỉ phản ánh xã hội
Hoa Kỳ lúc bấy giờ mà còn là giá trị văn hóa của một quốc gia trong suốt thời kỳ
dài đến hiện tại ngày nay. Thực tế cho thấy, vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ diễn
ra mạnh mẽ. Có thể nói, Nước Mỹ luôn tự hào là miền đất hứa, là nơi để mọi
người thuộc mọi màu da, chủng tộc tự do thực hiện Giấc mơ Mỹ - American
Dream. Thế nhưng, đã hơn 150 năm kể từ khi chế độ nô lệ được bãi bỏ, hơn 50
năm trôi qua kể từ khi Đạo luật Quyền dân sự lịch sử (cấm phân biệt chủng tộc
trong việc làm, giáo dục và nơi công cộng) được thông qua, nạn phân biệt chủng
tộc vẫn là một “căn bệnh” trầm kha với nước Mỹ.
Mặc dù người da màu có những đóng góp nhất định cho xã hội, các quyền
bình đẳng của người da màu như nhân vật Cecil – người quản gia trong tác phẩm
điện ảnh “The Butler” đã có nhiều cải thiện nhưng vị thế của họ trong xã hội Mỹ
có vẻ vẫn chỉ là nhóm “bên lề” xã hội. Tại Mỹ, người da đen chỉ có được những
công việc ở mức trung bình như các công việc dọn dẹp, phục vụ tại các khách sạn,
quán bar. Số lượng người da đen làm trong các văn phòng hay công ty lớn, dù có,
vẫn chỉ là số ít.
Trong phim có nhắc đến một nhân vật nổi tiếng đó là nhà hoạt động nhân
quyền da màu Martin Luther King. Năm 1960, ông có bài diễn văn nổi tiếng “Tôi

có một giấc mơ” với khát vọng về một xã hội tự do, bình đẳng và bác ái cho mọi
người Mỹ. Thế nhưng gần 60 năm sau, nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một thách
thức của nước Mỹ, đặt ra câu hỏi liệu Giấc mơ Mỹ về bình đẳng giữa các chủng
tộc có thành hiện thực. Thực tế cho thấy rằng tất cả những chống đối về nhân
quyền, nạ phân biệt chủng tục dều đi đến thất bại. Cho đến khi Tổng thống Obama
nhận chức thì dường như điều đó được cải thiện và đã trở thành bước ngoặt lớn
trong lịch sử tổng thống Mỹ bởi đó vị lãnh đạo người da màu đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Nhưng nhìn nhận về phương diện khác dường như đó lại là sự bùng phát mạnh mẽ
của nạn phân biệt chủng tộc.
Trang 11


Tại Việt Nam, nạn phân biệt chủng tộc có tồn tại nhưng chỉ là khó mà nhận biết
được. Bởi lẽ, tại Việt Nam là một quốc gia bình đẳng, tôn trọng quyền con người,
một đất nước thống nhất dường như về mọi mặt và những chính sách, chế độ hay
quy định của pháp luật về vấn đề nhân quyền là rõ ràng, cụ thể và người dân đều tự
nguyện chấp hành nghiêm chỉnh. Nói như vậy không có nghĩa là công dân Mỹ
không chấp hành pháp luật về quyền con người, không chấp hành quy định về
quyền tự do bình đặng hay phân biệt chủng tộc mà thực chất đó là đặc trưng trong
văn hoa của Việt Nam và Hoa Kỳ. Mà phải chăng luật pháp không Hoa Kỳ không
can dự vào vấn đề nhân quyền đặc biệt đối với người da đen. Cụ thể trong phim có
nhắc đến chi tiết quan trọng được phát biểu bởi chính người da đen: “Luật pháp
không đứng về phía chúng tôi”; “Luật pháp chống lại chúng tôi”[…].
Thật vậy, vốn dĩ Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc, việc phân biệt hay
kỳ thị chủng tộc cũng là điều dễ hiểu. Và điệu này ở Việt Nam vốn dĩ là một quốc
gia thống nhất về mọi mặt. Vì vậy vấn đề này không chỉ riêng đất nước nào mà
dường như là vấn nạ của toàn thế giới. Nổi bật nhất là Hoa Kỳ.
2. Khát vọng tự do, bình đẳng , quyền con người – Nhân quyền
Quyền tự do bình đẳng đều được tôn trọng và đề cao ở bất kì quốc gia nào
trên thế giới. Trong tác phẩm “The Butler” đề cập đến vấn đề nhân quyền hay cụ

thể hơn là quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền con người. Như đã biết Mỹ độc
lập với tuyên ngôn bất hủ được Hồ Chí Minh trích dẫn trong bản tuyên ngôn Độc
lập của Mỹ năm 1776 đó là: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuyên ngôn
là vậy, nhưng trên thực tế được phản ánh thông qua tác phẩm cho thấy quyền bình
đẳng đó dường như không tồn tại.Bởi lẽ, hình ảnh của những con người da màu
đấu tranh bằng nhiều cách để chống lại phân biệt chủng tộc vì nhân quyền – vì
quyền tự do sống, bình đẳng, quyền con người. Nó khẳng định ý chí cũng như áp
bức kìm hãm của chễ độ xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Vì quyền con người, quyền sống
Trang 12


và quyền tự do. Đây là đại diện cho sự đấu tranh nội bộ quốc gia Mỹ - sự đấu tranh
chủng tộc vì tự do bình đẳng, vì gạt bỏ chế độ phân biết đối xử giữa người với
người.
Tại Việt Nam, quyền tự do, bình đẳng, quyền sống đó được biểu hiện rất rõ
qua từng thời kỳ đấu tranh chống thực dân. Vốn dĩ đây chính là đấu tranh vì nhân
quyền từ bên ngoài. Tất cả hành động đó, những biểu hiện phản kháng đó là vì cả
một dân tộc. Họ đấu tranh cho chính quốc gia của mình. Dù đây là điểm khá khác
biệt nhưng nó không quan trọng. Điều quan trọng ở đây chính là dù ở nơi nào thì
quá trình đấu tranh đó cũng vì mọt mục đích đòi quyền bình đẳng, quyền tự do,
quyền được sống. Hay nói cách khác là nhân quyền.
3. Quan điểm cá nhân mạnh mẽ của người Hòa Kỳ
Trong tác phẩm “The Butler”, quan điểm cá nhân được thể hiện rõ nét qua
từng cách ứng xử và tình huống cho từng nhân vật. Như đã phân tích ở trên, quan
điểm và lập trường riêng của mỗi người đặc biệt người con trai của quản gia nhà
trắng và ông. Cùng mục đích chống lại chế độ phân biệt chủng tộc nhưng một bên
lựa chọn thực hiện theo quan điểm của mình là phải dấu tranh bằng cách thưc hiện
bằng hành động. Và một bên đấu tranh trong im lặng. Mặc dù người cha không

muốn con của mình tham gia, đã khuyên và ngăn cấm, tức giận thậm chí bị đuổi
khỏi nhà. Nhưng người con của ông vẫn kiên quyết đi tới cùng. Đó là hai trạng thái
tâm lý làm nổi bật hai tính cách khác biệt nhưng suy cho cùng, lập trường và quan
điểm của họ rất vững vàng.
Có thể nói chỉ với một tình huống thôi, ta có thể thấy được quan điểm cá
nhân của người Hoa Kỳ rất rõ Ràng. Vốn dĩ trong văn hóa người Mỹ đã luôn tồn
tại điều này. Thực chất cho đến bây giờ nhiều quốc gia trên thế giưới đang dần bị
ảnh hưởng bởi nét văn hóa đặc trưng này, thậm chí cả Việt Nam.

Trang 13


PHẦN KẾT LUẬN
Mỹ là một quốc gia có nền văn hoá đa sức tộc với nhiều chính sách thu hút
người tài từ khắp thế giới. Họ đến với miền đất hứa với hy vọng sẽ tìm được
giấc mơ của mình. Tuy nhiên ẩn khuất sau bức màn nhung hào quang ấy vẫn
còn đâu đấy tồn tại sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc mà năng nề nhất là với
người da màu. Bộ phim “ The Butler” ký ức về một thời kỳ nô lệ tối tăm của
người dân da đen. Họ tham gia mọi thăng trầm của nước Mỹ, là nhân chứng
của nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Mỹ, lực lượng lao động chính của
xã hội, tham gia tranh giành độc lập và đấu tranh chống phát-xít. Họ là giàu
cho nước Mỹ nhưng thạm chí không được coi là con người, họ không có
quyền tư do, không được đối xử bình đẳng, dù họ có đoan trang thế nào, lịch
sự ra sao, kiên nhẫn hay chăm chỉ thì họ vẫn bị áp bức và khủng bố, bị hành
hình công khai, họ vẫn phải chịu sự miệt thị của người da trắng. “The Butler”
là tiếng nói của quá khứ đẫm máu, tái hiện kiếp nô lệ nhục nhã, khổ sở hằn
sâu trong tâm trí của họ - những người da đen. Chúng ta, người Việt Nam,
cũng là người da màu và ở đâu đó trên vùng đất mà người ta vẫn gọi là mảnh
đất của công bằng, dân chủ và tự do nói riêng, và trên toàn thế giới nói chung,
vẫn có những người da đen, da đỏ, da vàng đang sống một cuộc sống gò bó

dưới cái gọi là “glass ceiling”. Dù rằng nạn phân biệt chủng toọc vẫn ở đó, nó
vẫn tồn tại leo lắt trong những suy nghĩ lệch lạc, nhưng những con người da
mầu đó vẫn không ngừng vưng tới khát vọng tự do, khát vọng được giải thoát
giống như những bông hướng dương luôn nhìn về phía mặt trời.

Trang 14


LINK PHIM
Link phim “The Butler” : />
Trang 15



×