Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam đường canh tại huyện tam đường, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐÌNH QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG
CAM ĐƯỜNG CANH TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG,
TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên, năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐÌNH QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG
CAM ĐƯỜNG CANH TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG,
TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ HUẤN

Thái Nguyên, năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
các thông tin trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, tháng 11 năm /2015
Tác giả luận văn

Hoàng Đình Quân


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp của
mình, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan: Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên; Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường; Ủy ban nhân dân
xã Bản Giang; các hộ dân và các đồng nghiệp.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Huấn thầy là

người trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn khoa Sau đại học, khoa Nông học và các thầy cô
đã tham gia giảng dạy chương trình cao học của Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên, đã giúp đỡ và tham gia các ý kiến quý báu cho luận văn Nhân
dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí, đồng nghiệp đã giúp đỡ để tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 11 năm /2015
Tác giả luận văn

Hoàng Đình Quân


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. .............................................................................. 2
3. Yêu cầu của đề tài. .................................................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tế của đề tài. .................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học. .................. 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón và chất điều tiết sinh trưởng. ....... 4
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng biện pháp cắt tỉa .......................................... 5
1.2. Nguồn gốc cam quýt ............................................................................................ 5
1.3. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cam trên thế giới. ............................... 6
1.4. Tình hình sản xuất và các vùng trồng cam, quýt ở Việt nam .............................. 8

1.4.1. Tình hình sản xuất cam quýt ............................................................................. 8
1.4.2. Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam..................................................... 9
1.5. Đặc điểm thực vật học, yêu cầu sinh thái, giá trị sử dụng, kinh tế của
cây cam ..................................................................................................................... 12
1.5.1. Đặc điểm thực vật học của cây cam ................................................................ 12
1.5.2. Yêu cầu sinh thái của cây cam ........................................................................ 13
1.5.3. Giá trị kinh tế của cây cam, quýt .................................................................... 17
1.5.4. Đặc điểm ra hoa đậu quả của cam quýt .......................................................... 18
1.6. Một số nghiên cứu về cây cam quýt................................................................... 21
1.6.1. Các nghiên cứu trong nước. ............................................................................ 21
1.6.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................................... 24
1.7. Giới thiệu khái quát về cây cam Đường Canh ................................................... 26
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 27
2.1. Đối tượng, vật liệu, đại điểm và thời gian nghiên cứu,...................................... 27
2.1.1. Đối tượng ........................................................................................................ 27
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 27
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 27


2.1.4. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 27
2.3. phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 28
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học................................................... 28
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối
với giống cam Đường Canh ...................................................................................... 29
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán........................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34
3.1. Điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, kêt quả phân tích đất của vùng
nghiên cứu ................................................................................................................. 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ............................................................... 34

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã bản Giang ......................................................... 36
3.1.3. Kết quả đánh giá về các phẫu diện thổ nhưỡng chính tại xã Bản Giang. ....... 38
3.2. Nghiên cưu, đanh gia cac đăc điểm nông sinh hoc cua cây cam Đường
Canh va tinh hinh sâu bênh hai ................................................................................. 40
3.2.1. Khả năng sinh trưởng các đợt lộc cua cây cam Đường Canh ......................... 40
3.2.2. Đăc điêm hinh thai la cây cam Đường Canh. ................................................. 42
3.2.3. Đăc điêm hinh thai cây cam Đường Canh ...................................................... 43
3.2.4. Tinh hinh sâu bênh hai trên cây cam ĐườngCanh. ......................................... 43
3.3. Ảnh hưởng của một số chế phẩm điều hoà sinh trưởng đến sự đậu hoa,
đậu quả, năng suất, chất lượng cam Đường Canh..................................................... 45
3.4. Ảnh hưởng của một số Phân bón qua lá đến sự đậu hoa, đậu quả, năng
suất, cam Đường Canh .............................................................................................. 50
3.5. Ảnh hưởng của một số biện pháp cắt tỉa đến động thái sinh trưởng của quả
và năng suất cam Đường Canh ................................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 58
I. Kêt luân .................................................................................................................. 58
II. Kiên Nghi ............................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO: Food and Agricultural Organization of the Unitet national
CC:

Chiều cao

CD:

Chiều dài


CT:

Công thức

DT:

Diện tích

ĐC:

Đối chứng

ĐK:

Đường kính

ĐVT: Đơn vị tính
Kg:

Kilogam

KL:

Khối lượng

NSTB: Năng suất trung bình
TB:

Trung bình



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới đến năm 2012 .......................... 6
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi năm 2005- 2011..................... 8
Bảng 1.3: Một số yêu cầu ngoại cảnh của cam ......................................................... 15
Bảng 3.1. Số liệu khí tượng trung bình của huyện Tam Đường 2014 - 2015........... 35
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã bản Giang .................................................. 37
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu của phẫu diện thổ nhưỡng tại xã bản Giang .................... 38
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu đất nông hóa tại xã bản Giang ............. 40
Bang 3.5: Kha năng sinh trương cac đơt lôc ............................................................. 41
Bang 3.6: Đăc điêm hinh thai la cua cam Đường Canh ............................................ 42
Bang 3.7: Đăc điêm hinh thai cây cam Canh ............................................................ 43
Bang 3.8: Tinh hinh sâu bênh hai trên cây cam Đường Canh. ................................. 44
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của việc phun kích phát tố hoa trái thiên nông và Atonic
đến khả năng ra hoa và đậu quả của Cam Đường Canh ................................ 45
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của việc phun kích phát tố hoa trái thiên nông và
Atonic đến động thái rụng quả của Cam Đường Canh .................................. 46
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của việc phun kích phát tố hoa trái thiên nông và
Atonic đến động thái sinh trưởng quả của Cam Đường Canh ....................... 47
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của việc phun kích phát tố hoa trái thiên nông và
Atonic đến năng suất của Cam Đường Canh ................................................. 49
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của việc phun kích phát tố hoa trái thiên nông và
Atonic đến chất lượng của Cam Đường Canh ............................................... 49
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá siêu Kali và Boom đến
khả năng ra hoa, đậu quả của Cam Đường Canh .......................................... 50
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá Siêu kali và Boom đến
động thái rụng quả của Cam Đường Canh ..................................................... 51
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá Siêu Kali và Boom đến
động thái sinh trưởng quả của Cam Đường Canh.......................................... 52



vii
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá Siêu Kali và Boom đến
các yếu tố cấu thành năng suất của Cam Đường Canh .................................. 54
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến động thái sinh trưởng quả
của Cam Đường Canh .................................................................................... 55
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của việc áp dụng các biện pháp cắt tỉa đến năng suất
Cam Đường Canh........................................................................................... 56


viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Ảnh hưởng của việc phun kích phát tố hoa trái thiên nông và Atonic
đến động thái sinh trưởng quả của Cam Đường Canh ................................... 48
Hình 3.2: Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá Siêu Kali và Boom đến
động thái sinh trưởng quả của Cam Đường Canh.......................................... 53
Hình 3.3: Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến động thái sinh trưởng quả
của Cam Đường Canh .................................................................................... 56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cam là cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta, được người tiêu dùng
trong nước và bạn bè Quốc tế ưa thích. Quả Cam có thể sử dụng ăn tươi, chế biến
nước giải khát, rượu, bánh, mứt, kẹo, bột dinh dưỡng, cam nước đường...... Quả
cam có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là

người bị bệnh. Trung bình với mỗi 100g quả cam chứa 87,6g nước, 1.104
microgram Carotene - một loại Vitamin chống oxy hóa, 30 mg Vitamin C, 0,3 mg
Vitamin B2, 0,3 mg Vitamin B3, 10,9g chất tinh bột, 93 mg Kali, 26 mg Canxi, 9
mg Manegium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg Natri, 7 mg Chlorium, 20 mg Photpho, 0,32
mg Sắt, 48 K.calo. Trong quả cam còn chứa nhiều hợp chất khác có khả năng chống
oxy hóa cao gấp 6 lần so với Vitamin C như: Hesperidin từ Flavanoid, có nhiều
trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam, trong tép và hạt cam, có khả năng giảm
Cholesterol, chất Phytochemical (gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa) chứa
trong mỗi quả cam khoảng 170 mg. Trong y dược người ta thống kê được 14 tác
dụng của cam trong việc chữa trị cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn, lão hóa da,
giữ tinh binh khỏe mạnh, trị chứng táo bón, viêm khớp, xơ cứng động mạch, phòng,
chống ung thư, giảm cholesterol, trị bệnh tim, cao huyết áo, tăng cường hệ thống
miễn dịch, bảo vệ da và chống lại sự viêm, xoa dịu các cơn đau ruột, dạ dày, gan và
thúc đẩy nhanh quá trình liền sẹo. Lá, hoa, vỏ cây và quả cam đều có thể dùng để
hãm thành nước uống có vị đắng nhẹ và hương vị đặc trưng, giúp hạ hỏa, mất ngủ,
xoa dịu rối loạn chức năng lưu thông máu.
Cam không chỉ có giá trị sử dụng trong y dược cao, mà còn là cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Năng suất trung bình (NSTB) đạt khoảng 12
tấn/ha, giá trị 300-400 triệu đồng, cao gấp 8-10 lần so với trồng lúa, ngô, nhiều diện
tích cam ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long đạt 50 tấn quả/ha, gía
trị đạt 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha. Cam không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà
còn giúp người trồng cam tăng thu nhập và làm giàu.


2

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Tam Đường,
tỉnh Lai Châu, diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện còn rất khiêm tốn,
mới đạt khoảng trên 70 ha, trong đó diện tích trong thời kỳ KTCB khoảng 50 ha
(chủ yếu là các giống cam Đường Canh, Cam V2, Cam Sành, Cam Vinh), diện tích

trong thời kỳ kinh doanh trên 20 ha (Cam Đường Canh, được trồng tập trung tại xã
bản Hon, xã bản Giang), NSTB mới đạt gần 3,0 tấn/ha, sản lượng gần 60 tấn, giá trị
kinh tế ước trên 500 triệu đồng. Chất lượng sinh hóa quả còn thấp, nhiều quả ngọt
nhạt, quả nhỏ (12-15 quả/kg), mã quả chưa đẹp (không bóng). Tuy nhiên tại một số
hộ không ít cây Cam Đường Canh cho thu 150 - 200 kg quả/cây, giá trị 2 - 3 triệu
đồng. Trong 3 năm trở lại đây cây cam tại huyện Tam Đường được Lãnh đạo tỉnh
và huyện quan tâm đầu tư phát triển. Dự kiến đến 2018 trên địa bàn huyện sẽ hình
thành vùng sản xuất cam hàng hóa với quy mô 300ha, năng suất bình quân 10-12
tấn/ha, giá trị ước đạt 60-90 tỷ đồng. Đề cập các nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cam Đường Canh ở Tam Đường các nhà
kỹ thuật, trồng trọt xác định có nhiều nguyên nhân, nhưng có chung nhận định đó là
các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên vườn chưa được chú trọng, dẫn đến tỷ lệ đậu
quả thấp, quả non rụng sau tắt hoa nhiều, quả nhỏ, mã quả xấu, sinh hóa quả
kém....Để khắc phục các vấn đề trên cần giải pháp đồng bộ và sát thực tiễn của địa
phương. Vì vậy, việc triển khai đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và
một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam Đường Canh tại huyện Tam Đường,
tỉnh Lai Châu” ngoài ý nghĩa khoa học, còn có tính thực tiễn cao, góp phần nâng
cao tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng quả, cải thiện màu sắc quả và chất lượng quả, thúc
đẩy sự phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn, nâng cao thu nhập và làm giàu cho
người trồng cam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xac đinh đăc điêm nông sinh học cua cam Đường Canh va ảnh hưởng của
môt số biên phap ky thuât như sử dụng phân bon qua lá, chế phẩm điều hòa sinh
trương va các phương pháp cắt tỉa đến năng suât, phâm chất cam Đường Canh. Tư
đo đê xuât cac phương pháp thich hơp góp phân hoàn thiện quy trinh san xuât cua
cam Đường Canh tai huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.


3


3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu được đặc điểm nông sinh học của cây Cam Đường Canh trồng
tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số chế phẩm điều hòa sinh trưởng
đến tỷ lệ đậu quả, năng suất, chất lượng sinh hóa quả Cam Đường Canh tại
huyện Tam Đường.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến tỷ lệ đậu
quả, năng suất Cam Đường Canh trồng tại huyện Tam Đường.
- Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất của cây cam
Đường Canh tại huyện Tam Đường.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tế của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin có giá trị về:
- Thực trạng sản xuất cây ăn quả có múi nói chung, cây Cam Đường Canh
nói riêng, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất
lượng cam tại huyện Tam Đường.
- Ảnh hưởng của một số chế phẩm điều hòa sinh trưởng, phân bón qua lá
đến tỷ lệ đậu quả, rụng quả non và sinh hóa quả Cam Đường Canh tại huyện
Tam Đường.
- Là tài liệu tham khảo trong đào tạo và tập huấn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật
nâng cao tỷ lệ đậu hoa, hạn chế rụng quả, tăng năng suất, chất lượng quả.
Tìm ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp với cây cam Đường Canh đem lại
hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất ở Tam Đường.


4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học.
Một năm cam quýt thường ra 3- 4 đợt lộc ( lộc Xuân Hè, Hè, Thu, Đông)
việc này tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng. Quá trình ra lộc ở cam
quýt ảnh hưởng đến hiện tượng ra quả cách năm và khả năng điều chỉnh cân đối
giữa bộ phận dưới mặt đất và bộ cây trên mặt đất, quá trình ra lộc năm nay là tiền đề
cho quá trình ra lộc năm sau. Nếu có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều chỉnh sự
ra lộc của cây sẽ hạn chế hiện tượng ra quả cách năm, phát triển các cành mẹ, tạo sự
cân đối giữa các bộ phận của cây, hạn chế sâu bệnh hại, làm tăng năng suất và chất
lượng cam quýt. Từ đó có thể thấy, việc nghiên cứu quá trình ra lộc, mối liên hệ
giữa các đợt lộc trong năm của cây là những điều thiết thực cho việc tìm ra các biện
pháp kỹ thuật cần thiết cho cây.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển tạo năng suất phẩm chất thì các chất
dinh dưỡng đều có vai trò quan trọng đối với cây trồng. Các chất này được người
trồng cung cấp vào đất qua rễ hấp thụ cho cây, ngoài ra người trồng có thể cung cấp
trực tiếp cho cây bằng cách phun qua lá. Biện pháp này bổ sung nhanh chóng một
vài yếu tố cho cây nhằm hạn chế kịp thời tác động xấu do thiếu dinh dưỡng gây ra.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón và chất điều tiết sinh trưởng.
Phân bón qua lá thường gồm 3 phần chính: Các nguyên tố đa lượng, trung
lượng và vi lượng, ngoài ra còn có một số chất kích thích sinh trưởng.
Vai trò của phân bón qua lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng
nhóm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò quan trọng
trong đời sống của cây.
Trong cây trồng luôn tồn tại các cơ chế điều chỉnh các quá trình sinh trưởng
và phát triển nhằm thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh, duy trì sự sống. Điều đó
nhờ vào cơ chế tổng hợp các chất điều tiết sinh trưởng trong cây. Các chất điều hòa
sinh trưởng khác nhau tổng hợp với một lượng rất nhỏ ỏ các cơ quan đến một bộ
phận nhất định của cây, từ đó chuyển sang các bộ phận khác của cây để điều tiết
hoạt động sinh lý cho cây.



5

1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng biện pháp cắt tỉa
Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về
cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc cây và thu hái. Cần phải tác động tích
cực tạo hình, tạo khung tán cho phù hợp với loại cây ăn quả và cấu trúc vườn cây.
Cắt tỉa nhằm mục đích điều hòa sinh trưởng, ra hoa kết quả của cây, làm giảm thiểu
dài cành, cắt tỉa bớt cành nhánh, hướng cành ra ngoài khiến cho trong tán cây giảm
số lượng mầm sinh trưởng, dẫn tới việc phân phối lại các chất giữa các bộ phận cây
còn lại làm cho quả phát triển to hơn.
Cắt tỉa nâng cao tính hoạt động sinh lý của mô tế bào và hiệu suất thoát hơi
nước trong điều kiện khô hạn. Đây là một trong những biện pháp cải thiện chế độ
ẩm cho cây.
1.2. Nguồn gốc cam quýt
Trong các loại cây ăn quả, cùng với nho các loại cây có múi là loại cây trồng
có lịch sử lâu đời nhất. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cam quýt,
song nhìn chung nhiều tác giả cho rằng cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
Đông Nam Á, trải dài từ đông Ả rập tới Philippin và từ nam dãy Himalaya tới
indonesia, Úc.
Theo Angler và Tanaka cho rằng cây cam có nguồn gốc ở Ấn Độ và Miến
Điện. Các tác giả Trung Quốc thì cho rằng phần lớn các loài hiện trồng ở Trung
Quốc đều là nguyên sản (trừ bưởi, song cũng đã được nhập vào Trung Quốc cách
đây 2000 năm), Trần Thế Tục (1980) [24]. Ở Trung Quốc nghề trồng cam quýt đã
có cách đây 3.000-4.000 năm, từ thời Hán đã khá phát triển sang thời Tống đã có
cuốn “Quýt lục” của Hàn Ngạn Trực, ghi chép tỉ mỷ về phân loại, cách trồng và chế
biến. Điều này cũng khẳng định thêm rằng nguồn gốc các giống cam, chanh (Citrus
sinensis Obeck) và các giống quýt ở Trung Quốc theo đường ranh giới gấp khúc,
Tanaka (1945) [42].

Quê hương của cac loai quyt (Citrus reticulata Blanco) co le ơ Đông Dương
và miền Nam Trung Quốc, được cac thương gia mang tơi miên Đông Ân đô. Vung
sản xuất xuất truyền thông cua quyt là ơ Châu A. Quyt đươc đưa đên châu Âu muôn
hơn nhiều so vơi cac loai cây co mui khac; giông “Willowleaf” (Citrus delicosa
Tenole) đã được mang tư Trung Quôc tơi vung Đia Trung Hai sau 1805 va trở thanh
cây trông chinh của vung này, loai Citrus reticulata thậm chi còn muôn hơn.


6

Cac loai cây co mui nho co thê ăn đươc như kumquat (Fortunella margarita
[Lour] Swingle) tư miên Nam Trung Quôc và cam ba la ( Poncirus trifoliate [L]
Raf) từ trung tâm va phia Băc Trung Quôc cung la nhưng loai rât quan trong lam
gốc ghep chông lanh.
Việt Nam nằm trong khu vực này cho nên cũng có nhiều giống cam quýt
có nguồn gốc ở nước ta. Trong tập đoàn cam, quýt ta thấy có nhiều cây trồng
hoang dại (cây chỉ xác, cây gai xọng, cây tắt…) là những loài tổ tiên của cây
cam, quýt [2].
Môt sô tac giả cho răng nguôn gôc quýt Kinh (Citrus nobilis Lour) là ở miên
Nam Việt Nam. Thực tế ở Viêt Nam tư Băc đến Nam ơ đia phương nao cung có
trông cac giông cây cam vơi nhiêu vật liêu giông va tên đia phương khac nhau ma
không nơi nào trên thế giơi co: Cam sanh Bô Ha, cam sanh Ham Yên, cam sanh
Yên Bai, cam sen Đinh Ca Bắc Sơn…[10], [16].
1.3. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cam trên thế giới.
Hiện nay cam quýt được phát triển rộng khắp trên thế giới, có thể nói là chỉ
đứng sau quả nho. Sự mở rộng của các vùng thâm canh, chuyên canh cam quýt trên
thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các vùng. Vùng
nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề cam quýt cũng phát triển theo.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới đến năm 2012
Chỉ

tiêu

Khu vực
Năm

Châu

Thế giới

tích

2012

Châu Á Châu Âu
1.483.833
291.086

(ha)

2011

1.435.557

309.866

1.725.280

384.320

23.099


3.878.121

2010

1.633.849

313.218

1.720.720

369.219

22.099

4.059.105

Năng

2012

134.762

195.792

211.166

198.664

173.100


178.751

suất

2011

135.586

207.483

209.040

195.132

130.526

179.879

(tạ/ha)

2010

128.493

211.391

198.399

186.594


182.043

170.100

Sản

2012

7.928.103

5.699.221

34.199.142

79.199.142

400.934 68.223.759

Lượng

2011 19.464.092

6.429.173

36.065.177

749.9317

301.502 69.759.261


(tấn)

2010 20.993.782

6.621.139

34.138.880

6.889.398

402.296 69.045.495

Diện

Châu Mỹ
1.619.541

Châu Phi
399.071

Đại
23.162

3.816.692

(Nguồn FAOSTAT năm 2013)


7


Cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay được trồng phổ biến ở những vùng có
khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng Á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu Ôn đới ven biển chịu
ảnh hưởng của khí hậu Đại dương.
Các nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay đó là:
- Địa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia, Hy
Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Isaren, Tunisia, Algeria
Vùng Bắc Mỹ bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Mexico
Vùng Nam Mỹ bao gồm các nước: Braxin, Venezuela, Argentina, Uruguay.
Vùng Châu Á bao gồm các nước: Trung Quốc và Nhật Bản.
Các hòn đảo Châu Mỹ bao gồm các nước: Jamaica, Cu Ba, Cộng hòa
Dominica. Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2010 2011 trên thế
giới không chỉ diện tích trồng các cây cam quýt tăng lên mà năng suất và sản lượng
cũng tăng dần lên theo, như năm 2011 tổng diện tích trung bình của cả thế giới đạt
3.878.121 ha, sản lượng đạt hơn 69 triệu tấn, tuy nhiên đến năm 2012 thì có sợ suy
giảm không đáng kể về cả diện tích trồng và sản lượng của cây có múi. Điều này có
thể là do việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các châu lục. Trước đây khu vực châu
Á, châu Âu và châu Mỹ là những khu vực tập trung lớn diện tích và năng suất cây
trồng có múi, nhưng những năn gần đây đã chuyển dịch sang châu lục khác đó là
châu Phi và châu Đại Dương đang trở thành vùng chuyên sản xuất cây có múi lớn
nhất thế giới
Châu Mỹ là châu lục có diện tích trồng và sản lượng cam quýt lớn nhất thế
giới các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mexico, Cuba, Costarica, Braxin,
Achentina… tuy hình thành các vùng sản xuất cam, quýt của châu Mỹ có muộn hơn
các châu lục khác nhưng, nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với các tiến bộ
khoa học kỹ thuật mà các nước châu Mỹ đặc biệt là Mỹ đã phát triển ngành sản xuất
cây có múi một cách mạnh mẽ. Mặc dù vậy có sự suy giảm về diện tích trồng nhưng
năng suất của cây có múi của châu Mỹ lại tăng lên từ năm 2010 - 2012 năng suất
của châu Mỹ đã tăng một cách đáng kể, từ 198.399 lên 211.166 (tạ/ha). Đây là được
coi là thành công của việc áp dụng các ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật vào

chọn giống và chăm sóc cây trồng.


8

1.4. Tình hình sản xuất và các vùng trồng cam, quýt ở Việt nam
1.4.1. Tình hình sản xuất cam quýt
Ở Việt Nam cam quýt được đưa vào từ thế kỷ XVI, và phát triển hơn đến
nay. Qua khoảng thời gian lâu dài, những cây cam quýt ban đầu đã được thuần hóa
và chọn lọc để trở thành những giống cho năng suất cao phẩm chất tốt và phù hợp
với điều kiện tự nhiên của Việt Nam.
Sau khi giải phóng đất nước cho đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ở
Việt Nam vẫn là những cây trồng hiếm, chưa được phổ biến, mà chỉ được trồng chủ
yếu là trong nhà dân. Cam chỉ được trồng tập trung ở một số vùng chuyên canh như
Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canh về cam trong
những năm đó. Mặc dù, có vùng chuyên canh cam nhưng trên thị trường cam quýt
vẫn là mặt hàng hiếm có.
* Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở trong nước.
Tốc độ phát triển cây có múi ở nước ta trong vòng hơn 10 năm trở lại đây
tương đối nhanh, trong đó tốc độ tăng trưởng ở các tỉnh phía Nam nhanh hơn các
tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi năm 2005- 2011
Chỉ tiêu

2005

2008

2009


DT cả nước (ha)

87.200

144.600

142.461

139.545,9

138.251,2

-Miền Bắc

29.800

38.200

49.546

47.611,5

47.007,1

-Miền Nam

57.300

87.300


92.915

91.934,7

91.243,7

DT cho SP (ha)

60.100

108.500

110.900

114.481,4

112.959,1

-Miền Bắc

19.900

35.900

47.900

39.472,8

38.117,6


-Miền Nam

40.200

72.600

73.000

75.008,8

74.841,4

100,9

113,8

115,2

121,9

113,0

-Miền Bắc

74,0

74,3

77,2


76,12

78,6

-Miền Nam

114,2

136,3

138,0

141,75

128,6

SL cả nước (tấn)

606.400

1.121.600

1.221.800

1.308.393,7

1.350.220,0

-Miền Bắc


147.300

285.500

325.500

331.854,3

339.729,0

-Miền Nam

459.200

836.100

894.200

976.539,5

1.010.491,0

NSTB cả nước
(tạ/ha)

2010

2011



9

Ở Việt Nam (2005) cả nước có 87.200 ha cây có múi (CCM), NSTB đạt 10
tấn quả/ha; đến năm 2011 tổng diện tích CCM là 138.251,6 ha, so với năm 2005
tăng 158,5%, NSTN đạt 11,3 tấn/ha, tăng so với năm 2005 là 113,0%.
So với các cây trồng khác như lúa ngô, hiệu quả sản xuất từ cây có múi cao
gấp từ 8-10 lần (NSTB CCM cả nước 11-12 tấn/ha, giá trị 300-400 triệu đồng). Một
số vùng sản xuất cam chuyên canh như khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng
bằng sông Hồng, khu 4 cũ (Nghệ An, Thanh Hóa), các nông trường trồng cam như
Cao Phong-Hòa Bình, 19/5, 3/2 khu vực Phủ Quỳ-Nghệ An, vùng cam quýt Văn
Giang-Hưng Yên...nhiều diện tích cam quýt đạt 50-70 tấn quả/ha, giá trị 800-1.000
triệu đồng, cá biệt một số cây cam sản lượng đạt 300 kg/cây, giá trị đạt gần 10 triệu
đồng. Có thể thấy giữa năng suất trung bình cả nước và năng suất các vườn thâm
canh có một khoảng cách rất xa, điều này khẳng định tiềm năng năng suất cam của
từng khu vực còn có thể nâng cam được khá nhiều nếu được đầu tư, thâm canh
đúng mức.
1.4.2. Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam
+ Vùng đồng bằng sông cửu long
Theo Trần Thế Tục (1980), các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh
0
0
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9 15’ đến 10 30’ vĩ
0
0
bắc và 105 đến 106 45’ độ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3 - 5m
so với mặt nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ở
vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam
quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh
nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi. Cam quýt được trồng chủ yếu ở
các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu

có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam quýt rất phong phú như:
Cam chanh, cam sành, Bưởi, chanh Giấy, quýt,... [24].
Theo Gurdwer, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loại
cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống được ưa chuộng và trồng nhiều
hiện nay là: Cam sành, cam Mật, quýt Tiêu (quýt hồng), quýt Siêm, quýt Đường,
bưởi Đường, bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyễn...Năng suất các giống kể trên ở điều
kiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu long tương đối cao [40].


10

+ Vùng khu 4 cũ
0
0
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 18 đến 20 30’ vĩ độ
bắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An gồm một cụm
các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích hiện nay khoảng 800 ha. Các
giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định.
Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu
sâu bệnh hại trên cả cây và quả [9], [14].
Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh.
Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một
trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay [5], [14], [23] . Ngoài bưởi
Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam quýt rất nổi tiếng đó là cam Bù. Cam
Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam
quýt chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang
hợp tốt và số lượng lá/cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với
mật độ cao (600 - 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, che phủ đất trống xói
mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp [4],[10].
+ Vùng miền núi Phía Bắc

Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn đó là: Hà Giang, Tuyên
Quang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên với điều
kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam quýt được trồng ở các vùng đất
ven sông, suối như: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gâm, Sông Thương, Sông
Chảy...cam quýt được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1000 ha như
ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Kạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa - Tuyên
Quang, Bắc Quang - Hà Giang, tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập
chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng
khác trên cùng loại đất. Do loại hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam
quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa
dạng [1], [3], [10].
Thời kỳ này có khoảng 3.000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh mẽ, sản
lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn. Năng suất bình quân những năm đó vào


11

khoảng 135 -140 tạ/ha. Năng suât trung binh cua vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ
(Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha [4]. Giai đoan từ năm 1975 trở
lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có xu hướng giảm dần, những diện
tích được trồng vào thời kỳ 1960 -1965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh rất nặng. Vì
vậy, đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng lại. Tuy nhiên vào thời điểm
đó, ở miền Nam, diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư
nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp... [4].
Cam quýt của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổi
tiếng đặc trưng cho vùng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam quýt còn gặp nhiều
khó khăn, đó là do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận
thị trường khó khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng,

công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm chu đáo, công tác tuyển chọn giống và
sản xuất cây giống chất lượng chưa được chú trọng đúng mức [7], [30].
Phát triển cam quýt ở nước ta phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước là
chủ yếu và một phần dùng cho xuất khẩu. Hiện nay với khoảng trên 60 triệu dân
sống ở các thành phố, thị xã, thị trấn, mức tiêu thụ quả đang có xu hướng tăng lên.
Tập quán tiêu thụ quả của nhân dân ta từ xưa đã thành truyền thống. Quả là
nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân đô thị. Trong các ngày giỗ chạp, ngày hội,
ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau...nhân dân cũng dùng đến quả tươi, với mức sản xuất
hiện tại mới đạt 48 kg quả các loại bình quân cho một đầu người/năm (kể cả hơn 11,5 vạn tấn quả có múi nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam theo số liệu của tổng cục
Hải Quan) [25].
Nhìn chung, cam quýt là một trong những cây ăn quả rất quan trọng ở Việt
Nam. Dự báo trong những năm tới, diện tích và sản lượng cam quýt sẽ tiếp tục phát
triển; các vùng cam quýt trọng yếu trên cả nước đã và đang tiếp tục chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho nhân dân để áp dụng sản xuất theo hướng chuyên canh, tập
trung. Điều này cho thấy, mặc dù có một số hạn chế về mặt sinh thái, khoa học kỹ
thuật song cam quýt vẫn được quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam.


12

1.5. Đặc điểm thực vật học, yêu cầu sinh thái, giá trị sử dụng, kinh tế của
cây cam
1.5.1. Đặc điểm thực vật học của cây cam
- Rễ: Rễ chính có thể ăn sâu đến 2 m, tuỳ thuộc và từng loại tính chất đất. Rễ
ngang (rễ phụ) thường tập trung ở tầng đất 0 - 30 cm nhiều nhất là rễ tơ phân bố
nông và mật độ cao ở 0 - 10 cm. Rễ ngang có thể ăn rộng gấp 2- 3 lần đường kính
tán nhưng tập chung ở phạm vi 50cm trong và ngoài hình chiếu tán. Sự sinh trưởng
của rễ có tính chu kỳ và xen kẽ với các đợt cành. Rễ sinh trưởng trước cành gần 1
tháng sau đó cành mới bắt đầu sinh trưởng, một năm rễ cam quýt có 3 thời kỳ hoạt
động mạnh: Trước khi ra cành vụ xuân (Khoảng tháng 2 - 3); sau rụng qủa sinh lý

đợt đầu đến lúc cành bé xuất hiện (từ tháng 6 đến đầu tháng 8); sau khi cành thu
đang phát triển mạnh (khoảng tháng 10).
- Thân, cành: Thân gỗ, thân bụi hoặc thân nửa bụi. Một năm cam ra nhiều
đợt cành: Cành Xuân ra vào tháng 2, 3, 4 là cành mang hoa và quả, cành thường
ngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu; cành Hè được mọc
ra từ cành xuân cùng năm, thường ra vào tháng 5,7 là cành dài nhất, cành có mật độ
lá thưa và to; cành Thu: ra vào tháng 8,9 được mọc ra chủ yếu từ cành xuân và cành
hè cùng năm. Cành Đông: ra vào tháng 11,12 thường sinh ra trên cành quả vô hiệu.
Cành đông là cành yếu nhất trong 4 loại cành.
- Tuổi thọ lá có thể tồn tại trên cây từ 15 đến 24 tháng nhưng lá hết thời kỳ
sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, mùa Đông thường rụng nhiều hơn. Lá có
quan hệ chặt chẽ với sản lượng nhất là trọng lượng quả do đó việc chăm s óc
nuôi dưỡng bộ lá xanh và tồn tại lâu trên cây là biện pháp tăng năng suất và
chất lượng quả.
- Hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ, tràng hoa thường có màu trắng, thường
có 5 cánh, nhị nhiều có từ 20 - 40 nhị. Hoa được phân hoá từ mùa đông năm
trước trong điều kiện khô và nhiệt độ thấp, thường phân hoá hoa từ tháng 11
đến tháng 12.
- Quả thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tuỳ từng loài,
giống, được chia làm 2 phần, phần vỏ ngoài và phần vỏ giữa. Phần vỏ ngoài gồm


13

lớp biểu bì trên, là biểu bì của tử phòng do các tế bào sừng dày cam, xen kẽ có các
khí khổng. Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng. Lớp sắc tố màu trắng do
mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng do đó khi quả xanh
nhờ có diệp lục mà quả có thể quang hợp được còn khi quả chín vỏ quả chuyển
xang màu vàng hoặc màu đỏ. Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp cùi độ dày mỏng của
lớp cùi này phụ thuộc vào từng giống. Thành phần hoá học của lớp trắng: 75% là

nước, còn lại là chất khô trong đó có (20% protein, 44% là đường, 33% xenlulo, 3%
là khoáng chất các loại).
Theo từ điển bách khoa Nông nghiệp, NXB trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
năm 1991: “Cam là cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây nhỡ, thân gai hoặc ít
gai. Lá hình trái xoan, hoa mọc thành chùm 6 - 8, hoa mọc ở nách lá. Quả hình cầu,
có tép, vị chua ngọt, hạt có nhiều mầm trắng, ra hoa tháng 3-4 và quả chín vào
tháng 10 -12”.
1.5.2. Yêu cầu sinh thái của cây cam
1.5.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 390C, trong đó nhiệt độ thích
hợp nhất là từ 23 - 290C. Nhiệt độ thấp hơn 12,50C và cao hơn 400C cây ngừng sinh
trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt
động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả.
Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 200C, trong mùa hè từ 25 - 300C, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 300C. Nhiệt
độ tăng trong phạm vi từ 17 - 300C thì sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng và
ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá.
Đối với thời kỳ phân hoá mầm hoa yêu cầu nhiệt độ phải thấp hơn 25 0C
trong vòng ít nhất 2 tuần. Ngưỡng nhiệt độ tối thiểu cho nở hoa là 9,4 0C. Nhiệt độ <
200C sẽ kéo dài thời gian nở hoa, từ 25 - 300C quá trình nở hoa sẽ ngắn hơn.
Nhiệt độ thấp trong mùa đông có ảnh hưởng tới sự phát sinh cành hoa có lá
và cành hoa không có lá. Cành hoa không lá tỷ lệ đậu quả tới khi thu hoạch là rất
thấp so với cành hoa có lá, do vậy nếu nhiệt độ mùa đông quá thấp cành hoa không
lá sẽ nhiều hơn và như vậy tỷ lệ đậu quả sẽ thấp.


14

Sự rụng quả sinh lý (thời kỳ quả non) là một rối loạn chức năng có liên quan
tới vấn đề cạnh tranh của các quả non về hydratcarbon, nước, hoocmon và sự trao
đổi chất khác, song nguyên nhân quan trọng nhất được nhấn mạnh đó là nhiệt độ

mặt lá cam tới 35 - 400C và hạn. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của quả từ 14 400, tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 320, nhiệt độ từ 29 - 350 tích luỹ đường tốt
nhất và vỏ quả cũng đạt tới màu sắc tốt nhất. ở những vùng nóng cam có hàm lượng
chất khô hoà tan (TSS) cao hơn và hàm lượng axít giảm.
Tóm lại nhiệt độ là yếu tố khí khậu rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát
triển cũng như năng suất chất lượng của cam, bởi vậy việc chọn vùng trồng trước
hết phải xem xét yếu tố nhiệt độ xem có phù hợp hay không.
1.5.2.2. Yêu cầu về ẩm độ
Ẩm độ và nước: cây cam là cây ưa độ ẩm trung bình, nhưng nước cần trong
suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng, cần nhiều nhất trong thời kỳ lúc
hạt nảy mầm và lúc ra hoa kết quả, tối thiểu phải đạt 1.270 mm/năm. Do đó vườn
trồng cam đều phải chú ý tới hệ thống tưới tiêu phục vụ tưới cho cây nhất là trong
vụ khô. Việt Nam có tổng lượng mưa phù hợp với cây cam tuy nhiên do phân bố
trong năm không đều, nên mùa khô vẫn cần tưới nước cho cây. Ngược lại cây cam
không chịu được ngập úng (khi ngập úng rễ bị thối, lá rụng, cây sẽ chết).
Ẩm độ không khí: Với cam độ ẩm không khí cần đạt trên dưới 70%. Đủ
ẩm, quả lớn đều, mã quả đẹp, vỏ mỏng, múi nhiều nước, ít rụng. Độ ẩm quá cao
tạo điều kiện cho bệnh chảy gôm phát triển gây hại nặng.
1.5.2.3. Lượng mưa
Các thời kỳ cần nước của cam là các thời kỳ: Bật mầm, phân hoá mầm hoa,
ra hoa và phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm đối với 1 ha cam quýt từ 9.000 12.000 m3, tương đương với lượng mưa 900 - 1.200 mm/năm. Với cam, lượng nước
cần khoảng 10.000- 15.000 m3/ha/năm. Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất
nông nghiệp ở nước ta đủ cho nhu cầu nước cho cam (1.400 - 2.500mm/năm) nhưng
phân bố không đều giữa các tháng trong năm, do đó ảnh hưởng không tốt tới năng
suất và phẩm chất quả.


15

1.5.2.4. Ánh sáng
Cam là loại cây ưa sáng, nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ.

Đủ ánh sáng cây quang hợp thuận lợi, hình thành các chất hữu cơ tốt, tạo nên năng
suất cao, phẩm chất tốt. Ngược lại thiếu ánh sáng làm cho cây yếu ớt, đậu quả ít,
năng suất và phẩm chất đều giảm. Cường độ ánh sáng không nên quá mạnh, thích
hợp nhất là khoảng 2000 lux (tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ
những ngày quang mây mùa hè). các vùng trồng có chênh lệch nhiệt độ ngày, đêm
cao sẽ giúp cho cam tích lũy được nhiều đường hơn. Kinh nghiệm muốn có ánh
sáng tán xạ cần bố trí mật độ cây dầy hợp lý và thường xuyên cắt tỉa đúng kỹ thuật
Bảng 1.3: Một số yêu cầu ngoại cảnh của cam
Biên độ 12-39oC, thích hợp ở 23-29oC; Dưới < 10oC và > 40oC cây
Nhiệt độ

ngưng hoạt động. Thời gian phân hóa mầm hoa và nở hoa cần nhiệt
độ < 20oC.

Ẩm độ
Lượng mưa

Ẩm độ không khí 30-90%, thích hợp 70-80%
Ẩm độ đất 20-70%, thích hợp 30-40%.
Biên độ 900-3000mm; thích hợp 1500-2000mm, lượng mưa trải đều
trong năm. Không chịu ngập úng, khô hạn.
pH 4,0-8,0 thích hợp 5,5-6,5, có thể trồng được ở nhiều loại đất, thích

Đất trồng

hợp ở đất có tầng canh tác dày khoảng 1m, tơi xốp, nhiều mùn, giàu
dinh dưỡng; độ dốc < 15o

* Dinh dưỡng cam quýt.
- Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 - 2,5% trở lên) hàm lượng các chất dinh

dưỡng NPK, Ca, Mg... phải đạt mức độ từ trung bình trở lên (N: 0,1 - 0,15%, P2O5
dễ tiêu từ 5- 7mg/100g. K2O dễ tiêu từ 7 - 10mg/100g. Ca, Mg từ 3 - 4 mg/100g)
- Độ chua (PH) : Độ pH thích hợp là 5,5-6,5
- Tầng dầy : trên 1 m
- Thành phần cơ giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ chiếm
65- 70%) thoát nước (tốc độ thấm của nước từ 10- 30cm/giờ)
- Độ dốc từ <15o


×