VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGHIÊM THỊ HỒ THU
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9 22 01 21
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI - 2018
Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. Phong Lê
2. PGS.TS Lưu Khánh Thơ
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Lai Thúy
Phản biện 3: TS. Phạm Thị Thu Hương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại
vào hồi………..….giờ…………phút,
ngày………tháng……….năm………………..
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Học viện khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã trải qua một thời kỳ vận
động và phát triển gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc
và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu,
phát hiện những giá trị văn chương trong từng tác giả với hệ thống
các tác phẩm của họ luôn là việc làm cần thiết và hữu ích trong q
trình tiếp cận một nền văn học.Việc đánh giá lại một số tác giả tiêu
biểu của văn học hiện đại có đóng góp cho tiến trình hiện đại hóa văn
học Việt Nam là điều cần thiết
1.2. Là một tác giả có vị trí quan trọng trong tòa soạn Tiểu
thuyết thứ Bảy - tờ báo phổ thông ra hàng tuần trong đời sống văn
học trước 1945, Ngọc Giao là một cây bút sung sức và quen thuộc
với độc giả đương thời. Ngọc Giao xứng đáng là nhà văn hiện đại
góp phần tạo dựng diện mạo văn học nước nhà thế kỷ XX, nhất là
giai đoạn 1930-1945 cũng như bộ phận văn học khu vực đô thị Hà
Nội tạm chiếm 1947-1954.
1.3. Điểm lại lịch sử nghiên cứu về tác giả Ngọc Giao, chúng tôi
thấy số lượng các bài viết chưa nhiều, một số cơng trình nghiên cứu
chưa được chỉnh thể, hệ thống, đầy đủ về văn xi Ngọc Giao. Vì
vậy, việc nghiên cứu và đánh giá để phục dựng một chân dung văn
học đã có những đóng góp tích cực cho dịng văn xi hiện đại Việt
Nam trong bối cảnh hiện trạng nghiên cứu hiện nay về Ngọc Giao là
một việc cần thiết để bù lấp khoảng trống văn học sử giúp chúng ta
có cái nhìn toàn diện hơn về tác giả và diện mạo nền văn học nước
nhà.
Vì những cơ sở lý luận và thực tế trên, theo chúng tôi, việc thực
hiện đề tài Văn xi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
Việt Nam là cần thiết và mang tính khả thi.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tơi hướng đến mục đích:
- Đặt văn xi Ngọc Giao trong tiến trình phát triển văn học Việt
Nam hiện đại để thấy được văn nghiệp của tác giả với những thành
công và giới hạn cũng như bước đầu có những đánh giá, nhận xét có
hệ thống về đặc điểm văn chương, thế giới nghệ thuật, vị trí, vai trị
và đóng góp của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
1
- Nghiên cứu những phương diện cơ bản trong sự nghiệp sáng tác của
Ngọc Giao như: Hệ thống các tác phẩm và tìm hiểu các giai đoạn
sáng tác, quan niệm văn chương của nhà văn, đặc điểm các thể loại
sáng tác chính là truyện ngắn, tiểu thuyết và ký từ đó rút ra những
đặc điểm cơ bản của văn xi Ngọc Giao trên các phương diện cơ
bản như: Đề tài, thế giới nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng
điệu...
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Tập hợp, thống kê, phân loại các tác phẩm của
Ngọc Giao theo giai đoạn sáng tác và thể loại.
Thứ hai: Tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội, những giao
lưu, tiếp biến và tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến
quá trình sáng tác và đặc trưng bút pháp của nhà văn.
Thứ ba: Đi sâu phân tích lý giải các khía cạnh giá trị nội dung và
nghệ thuật của các tác phẩm văn học cụ thể để rút ra những nhận xét
khái quát về từng thể loại chính yếu trong từng giai đoạn sáng tác của
tác giả nói riêng và đặc điểm văn xi Ngọc Giao nói chung.
Thứ tƣ: Khẳng định những nét đặc trưng trong nội dung và nghệ
thuật tác phẩm Ngọc Giao. Đánh giá về phong cách và vị trí, đóng góp
của nhà văn trong tiến trình vận động của lịch sử văn học Việt Nam
hiện đại thế kỷ XX.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác phẩm văn xuôi của Ngọc Giao trong tiến trình văn học Việt
Nam hiện đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu là tất cả các tác phẩm văn xuôi của Ngọc Giao,
đặc biệt tập trung vào các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, tiểu
thuyết và ký tiêu biểu đã được xuất bản, tái bản. Trong quá trình thực
hiện luận án, nghiên cứu sinh có sử dụng các tác phẩm của các nhà
văn hiện đại Việt Nam để làm tài liệu tham khảo, đối sánh.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp nghiên cứu văn
học sử ; phương pháp tiếp cận thi pháp; phương pháp nghiên cứu liên
ngành; phương pháp so sánh; phương pháp nghiên cứu hệ thống.
Ngồi ra, chúng tơi kết hợp vận dụng các phương pháp, thao tác khác
2
khi cần thiết như phương pháp loại hình, thao tác thống kê – phân
loại... và các lý thuyết có liên quan như: lí thuyết tự sự học, thuyết
hiện sinh, văn hóa học, phê bình sinh thái, nữ quyền luận, hậu thực
dân...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là cơng trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống
đặc điểm văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học Việt Nam
hiện đại.
- Kế thừa những kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi
trước, luận án tiếp tục chỉ ra và làm rõ quan niệm nghệ thuật của
nhà văn, những giá trị nổi bật, những dấu ấn sáng tạo và đóng
góp, vị trí của văn xuôi Ngọc Giao trong nền văn học Việt Nam
hiện đại.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
- Luận án góp phần đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về đặc điểm,
thành tựu văn xi Ngọc Giao nói chung và phong cách Ngọc Giao
nói riêng trong dịng chảy văn học Việt Nam hiện đại.
- Luận án là minh chứng cho những đóng góp của nhà văn Ngọc Giao
với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và cũng là những bổ khuyết cho
việc nghiên cứu về một tác giả trong một giai đoạn văn học còn chưa
được quan tâm nghiên cứu nhiều.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần phục dựng chân dung văn học tác giả Ngọc Giao
và có thêm cơ sở cho những ghi nhận về đóng góp của Ngọc Giao với
nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Luận án cũng là tài liệu tham khảo phục vụ công tác học tập, giảng
dạy, nghiên cứu cho sinh viên, giáo viên và các nhà nghiên cứu về văn
học Việt Nam hiện đại.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án
được triển khai trong 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề
nghiên cứu. Chƣơng 2: Văn xuôi Ngọc Giao trong bối cảnh xã hội
thế kỉ XX. Chƣơng 3: Đề tài và nhân vật văn xi Ngọc Giao trong
tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. Chƣơng 4: Người kể truyện,
ngôn ngữ và giọng điệu văn xi Ngọc Giao trong tiến trình văn học
hiện đại Việt Nam
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Tổng quan về văn học hiện đại Việt Nam và sự xuất hiện
của nhà văn Ngọc Giao
1.1.1. Giới thuyết về hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam
*Một số khái niệm
Tìm hiểu và nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại, trước hết
cần xác định rõ khái niệm "hiện đại", "hiện đại hóa", "văn học hiện
đại" và "hiện đại hóa văn học".
*Vấn đề phân kì văn học hiện đại Việt Nam
Từ những góc nhìn khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu đều có những
kiến giải riêng về văn học hiện đại. Tuy nhiên, để xác định nội hàm
khái niệm này các nhà khoa học đều quan tâm đến sự khác nhau giữa
mô hình văn học trung đại và hiện đại. Điểm khác biệt giữa văn học
hiện đại và văn học trung đại biểu hiện rõ nét ở quan niệm và thi
pháp nghệ thuật.
* Những tiền đề, điều kiện xuất hiện văn học hiện đại Việt
Nam: Văn học hiện đại Việt Nam là sản phẩm của q trình giao lưu
văn hóa từ khu vực đến thế giới.
* Các bình diện của văn học hiện đại Việt Nam
Chủ thể sáng tạo là những trí thức Tây học với tinh thần thời đại
mới. Công chúng văn học mới của văn học hiện đại được mở rộng
đến nhiều tầng lớp ngày càng đa dạng và phong phú. Nền kinh tế thị
trường bắt đầu hình thành từ đầu thế kỉ XX và kích thích văn học
phát triển theo hướng hiện đại. Biểu hiện cơ bản phân biệt văn học
hiện đại và văn học trung đại là sự hiện đại về thi pháp nghệ thuật.
Thi pháp văn học hiện đại hồn tồn thốt khỏi những nét quy phạm
của văn học trung đại. Hoạt động dịch thuật là phương thức phổ biến
và lưu truyền văn hóa hữu hiệu. Lý luận và phê bình văn học là một
trong những phương diện góp phần hồn thiện hơn cho văn học hiện
đại.
1.1.2. Tiến trình văn học hiện đại Việt Nam và sự xuất hiện của
nhà văn Ngọc Giao
Nhìn tiến trình văn học hiện đại Việt Nam trong sự thay đổi và
bước chuyển hệ hình văn học gắn với các cuộc giao lưu, ảnh hưởng
văn hóa, văn học Việt Nam hiện đại có thể hình dung qua ba chặng:
1900 - 1945; 1945 - 1985;1986 - nay. Đồng thời, đặt nhà văn Ngọc
Giao trong tiến trình vận động của văn học hiện đại Việt Nam, luận
án bước đầu xác định môi trường văn học của tác giả làm cơ sở cho
4
hệ quy chiếu nhằm tiếp tục tìm hiểu văn xi của ông trong những
chương tiếp theo của luận án.
1.1.2.1. Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900-1945
Trước sự thay đổi của lịch sử, văn hóa, xã hội, tiếp thu, ảnh
hưởng tư tưởng học thuật và văn hóa, văn học phương Tây, văn học
Việt Nam đã có sự vận động biến đổi từ mơ hình văn học trung đại
chịu sự ảnh hưởng văn học Trung Quốc sang mơ hình văn học hiện
đại chịu ảnh hưởng văn học phương Tây.
Trên cơ sở đó, sự xuất hiện của các nhóm phái văn học với
những tôn chỉ, hướng đi, hoạt động khác nhau đã góp phần làm nên
bức tranh sinh động của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Trong khuôn khổ luận án, chúng tơi chỉ giới thiệu về nhóm Tân Dân
bởi đây là nhóm văn học gắn liền với q trình hiện đại hóa văn học
giai đoạn này và có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu là
nhà văn Ngọc Giao - thành viên của Tiểu thuyết thứ Bảy và cũng là
cây bút quen thuộc trên các ấn phẩm của Tân Dân.
1.1.2.2. Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985
Mặc dù chưa có kết tinh nghệ thuật nhưng các tác phẩm thời kỳ
này đã phản ánh diện mạo của nền văn học trong buổi đầu độc lập và
tiếp tục đối diện với những cam go thử thách mới của chiến tranh. Bộ
phận văn học công khai và không công khai ở Hà Nội tạm chiếm vẫn
tồn tại trong bối cảnh lịch sử mới đầy khó khăn, khốc liệt nhưng
phong phú với nhiều giá trị nhân văn. Trong gia tài đáng kể của văn
chương Hà Nội những năm 1947-1954, Ngọc Giao cũng là cây bút
tiêu biểu can đảm và nhẫn nại, nhân hậu và dũng cảm đương đầu với
bối cảnh xã hội mới để sống và sáng tác nhiều tác phẩm mang tính
thời sự, hiện đại và xúc động. Với cái nhìn ít nhiều có tính chất hiện
sinh, tác phẩm của Ngọc Giao giai đoạn này đã dũng cảm tái hiện lại
những góc khuất trong tâm hồn con người với bao uẩn khúc mang
vấn đề nhân loại, nhân văn.
1.1.2.3. Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay
Sau 1986, trước những chuyển biến của xã hội, tư tưởng, văn
hóa, văn học cũng có thay đổi trong nhu cầu và quan điểm thẩm mĩ.
Vì vậy, văn học cũng đã từng bước được đổi mới. Văn học giai đoạn
này đã vận động và biến đổi trong một sự tiếp nối có tính liên tục, kế
thừa và phát triển. Những cách tân, đổi mới trong tư tưởng văn học
giai đoạn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cảm hứng sáng tác của
Ngọc Giao giai đoạn 1986-1997 được hồi sinh.
5
Với Ngọc Giao, nhà văn có hành trình sáng tác trong gần như
trọn vẹn thế kỉ XX, những dấu ấn trong sáng tác của ông ở hai chặng
đầu của nền văn học hiện đại và sự trở lại trong thời gian ngắn ở giai
đoạn ba nhưng cũng đủ cho thấy đời văn của ơng gắn với diễn trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác giả Ngọc Giao
Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong nước về sự nghiệp văn
chương của nhà văn Ngọc Giao, theo tài liệu đến nay chúng tôi thu
thập được, hiện chưa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ
thống, cụ thể và dày dặn về sự nghiệp văn chương của ơng. Thậm chí,
số người biết và viết về Ngọc Giao cịn ít. Phần lớn đó là những bài
nhận định mang tính chất phác thảo khái quát về cuộc đời và sự
nghiệp hoặc những lời giới thiệu về nhà văn hay tác phẩm của Ngọc
Giao trong các lần xuất bản. Chúng tôi chia việc nghiên cứu tác giả
Ngọc Giao ra các giai đoạn sau:
1.2.1 Giai đoạn trước 1945
Nhìn một cách khái quát, các bài viết đánh giá, nhận xét trước
1945 đã có những ghi nhận về tính nhân văn, giàu chất trữ tình và hiện
thực trong tác phẩm của Ngọc Giao ở chặng đường đầu sáng tác.
1.2.2. Giai đoạn 1945- 1985
Trong bối cảnh đất nước phải đối diện với hai cuộc kháng chiến
trường kỳ cứu nước, văn học 1945-1985 hướng đến mục tiêu cao cả
là phục vụ cách mạng. Mặt tích cực trong tác phẩm Ngọc Giao chưa
được quan tâm và đánh giá cao mặc dù bản thân nhà văn đã có nhiều
bước tiến và đóng góp trong sáng tác, số lượng bài viết ít, góc nhìn
để đánh giá tác giả và tác phẩm còn phiến diện.
1.2.3. Giai đoạn sau 1986
Dưới ánh sáng của công cuộc Đổi mới, những giá trị đích thực
của tác phẩm văn học nghệ thuật trong đó có tác phẩm Ngọc Giao đã
dần được soi tỏ. Giá trị tác phẩm và đóng góp của Ngọc Giao với văn
học đã được nhìn nhận khách quan, đúng mực hơn. Mặc dù số lượng
bài viết chưa nhiều nhưng đã phần nào cho thấy những phác thảo tích
cực về chân dung một nhà văn, một nghệ sĩ nhân hậu. Tuy nhiên, đó
chưa phải là những cơng trình nghiên cứu tồn diện về văn xi
Ngọc Giao. Những khuyết thiếu này tạo nên khoảng trống để chúng
6
tơi có thể triển khai đề tài nghiên cứu một cách có định hướng khả
thi, hệ thống và tồn diện hơn.
Tiểu kết chƣơng 1.
Thông qua việc khái lược về văn học Việt Nam hiện đại và đặt
nhà văn Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam để xác
định tọa độ văn học sử của nhà văn, chúng tôi nhận thấy Ngọc Giao
là nhà văn tiêu biểu và có nhiều đóng góp trong giai đoạn 1930-1945
và 1947-1954. Văn xi Ngọc Giao gắn liền với q trình phát triển
của văn học hiện đại Việt Nam nhưng các cơng trình đi trước chưa
nghiên cứu để thấy rõ điều đó. Việc nghiên cứu về những giá trị nghệ
thuật trong văn xuôi Ngọc Giao còn chưa cụ thể, hệ thống và sâu sắc.
Tìm hiểu diễn biến chính về tình hình nghiên cứu tác giả Ngọc Giao
qua ba chặng: trước 1945, 1945- 1985 và sau 1986, chúng tôi nhận
thấy việc nghiên cứu văn xi Ngọc Giao trong tiến trình văn học
Việt Nam hiện đại là vấn đề cần thiết được nghiên cứu hệ thống và
sâu sắc hơn.
CHƢƠNG 2
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG BỐI CẢNH
XÃ HỘI THẾ KỈ XX
Ở chương này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu những yếu tố cơ
bản tác động, hình thành đặc điểm văn xi Ngọc Giao, hành trình
sáng tác của nhà văn trong môi trường diễn tiến văn hóa, xã hội, văn
học và những khía cạnh căn bản của quan niệm nghệ thuật của Ngọc
Giao. Bắt đầu từ những tìm hiểu về khơng gian tinh thần tác động và
ảnh hưởng đến văn xuôi Ngọc Giao, chúng tôi tiếp tục lấy đó làm cơ
sở để tìm hiểu cụ thể hơn về sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
2.1. Cơ sở hình thành văn xi Ngọc Giao
2.1.1. Hồn cảnh lịch sử, xã hội
2.1.2. Hồn cảnh gia đình, mơi trường sống và hoạt động văn học
2.1.3. Đặc điểm cá tính và con người của nhà văn
2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Ngọc Giao
2.2.1. Văn xuôi Ngọc Giao trong giai đoạn 1929- 1945
Những sáng tác của Ngọc Giao giai đoạn 1929-1945 cùng với
vai trị và trách nhiệm của ơng ở nhà xuất bản Tân dân, Tiểu thuyết
thứ Bảy và các tờ báo khác đã góp phần đáng kể trong việc mở mang
học vấn, trí tuệ cho nhân dân, hiện đại hóa tiếng Việt và nền văn học
nước nhà. Với những đóng góp trong cơng tác quản lý và điều hành
hoạt động văn học cũng như sự góp mặt của những truyện ngắn có
7
giá trị, ơng xứng đáng là nhà văn có vị trí quan trọng trong tiến trình
vận động và phát triển của văn học 1900-1945.
Thời kỳ này, ông sáng tác chủ yếu thể loại truyện ngắn, ký hiện
đại theo phong cách văn xuôi lãng mạn giàu chất hiện thực với các
tác phẩm tiêu biểu như: Một đêm vui, Phấn hương, Cô gái làng Sơn
Hạ, Nhà quê...Sự góp mặt của Ngọc Giao trên văn đàn đã làm giàu
thêm cho dòng văn học lãng mạn Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đứng
bên cạnh Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Thanh Châu..., Ngọc
Giao đã có một phong cách văn chương vừa quen vừa khác tạo nên
một dấu ấn trong tiến trình văn xi hiện đại thời kỳ hiện đại hóa.
2.2.2. Văn xi Ngọc Giao trong giai đoạn 1945 – 1985
Giai đoạn 1945 - 1985, văn xi Ngọc Giao có sự chuyển hướng
mạnh mẽ sang thể loại tiểu thuyết với phạm vi phản ánh sâu, rộng và
phong phú hơn về đối tượng và giọng điệu. Thời kỳ 1945- 1954, do
sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử xã hội, hồn cảnh riêng của gia
đình và cá tính sáng tạo nghệ thuật, Ngọc Giao tiếp tục sáng tác
truyện ngắn, ký, kịch và cho ra đời những tiểu thuyết mang tính hiện
thực có giá trị nghệ thuật đặc sắc phản ánh về cuộc sống của người
dân vùng bị địch tạm chiếm. Số phận đời tư của những trí thức, tiểu
tư sản sống ở thành thị và một số người chiến sĩ, tham gia cách mạng
đã góp phần phong phú thêm nội dung văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Vì một số lí do, các tác phẩm của Ngọc Giao giai đoạn này bị thất lạc
và chưa được xuất bản. Tuy nhiên với những tác phẩm tiêu biểu ở
giai đoạn này như: Đất, Quán gió, Người Hà Nội, Cầu sương, Mưa
thu...,Ngọc Giao là cây bút sung sức và tiêu biểu của văn học Hà Nội
thời kì tạm chiếm 1947 -1954. Gắng gỏi vượt qua những dị nghị,
Ngọc Giao tiếp tục nguồn cảm hứng từ 1949 đến 1957 với sự ra đời
tác phầm Xóm Rá. Đây là thời kì nhiều gian nan trong cuộc sống và
sự nghiệp, bạn đọc đương thời ít biết đến ơng hơn nhưng lại là thời kì
nhà văn viết sung sức và có nhiều đóng góp tích cực cho nền văn học
nước nhà.
2.2.3. Văn xi Ngọc Giao trong giai đoạn 1986 - 1997
Những bài ký, những câu chuyện đời thường và chân dung văn
học Ngọc Giao viết trong giai đoạn này đã được con trai ông là
Nguyễn Tuấn Khanh tuyển chọn và in trong cuốn Hà Nội cũ nằm đây
(2010). Hòa nhập trong thời đại mới cùng khí thế mới, tư tưởng văn
học được "cởi trói", đời sống văn học nước nhà được mở ra với tinh
thần đổi mới trong tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Văn học được
8
nhìn nhận, đánh giá khách quan, có điều kiện phát triển phong phú và
ngòi bút Ngọc Giao dần được hồi sinh. Tác phẩm của Ngọc Giao đã
dần trở lại trên văn đàn.
Quá trình sáng tác của Ngọc Giao trải dài suốt thế kỷ XX qua 3
chặng chính đã phản ánh hiện thực cuộc sống vận động cùng những
thăng trầm của lịch sử dân tộc và lịch sử văn học. Ở thời kì 19291945, Ngọc Giao đã sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn
học phương Tây cùng những yếu tố chi phối của bối cảnh lịch sử, xã
hội để khẳng định tên tuổi và đóng góp nhiều giá trị văn học cho nền
văn học Việt Nam hiện đại với những truyện ngắn mang âm hưởng
trữ tình, lãng mạn. Thời kì 1945- 1985 đặc biệt từ 1945-1954, ơng
tiếp tục viết truyện ngắn, kí và mở rộng phạm vi thể loại với những
tiểu thuyết về cuộc sống và con người thời chiến với những gì đời
thường, sâu kín và nhân văn nhất. Thời gian 1963 - 1985 do những
qui kết và hiểu lầm, Ngọc Giao tạm dừng sáng tác và hồi sinh trở lại
văn đàn với những truyện kí, chân dung văn học sâu sắc từ khi đất
nước đổi mới sau 1986. Vận động, biến đổi trong môi trường văn học
thế kỉ XX, văn xi Ngọc Giao có những kế thừa và sáng tạo với
những đặc điểm chung và riêng góp phần hồn thiện diện mạo văn
học Việt Nam hiện đại.
2.3. Quan niệm nghệ thuật Ngọc Giao
Nhìn lại hệ thống tác phẩm của Ngọc Giao, ta thấy sự nhất quán
và trung thành của tác giả với quan niệm nghệ thuật rất cá tính
nhưng cũng là mẫu số chung của tư tưởng những nhà văn tiến bộ và
chân chính. Đó là những ý thức sâu sắc về nghề nghiệp, phẩm chất
cần có của nhà văn và giá trị vững bền của tác phẩm văn chương.
2.3.1.Về nghiệp viết văn và nhà văn
Nhà văn coi việc viết như một lẽ sống, viết nhiều khi tự nhiên
như một quy luật của nghe, nhìn và viết. Ông viết để giãy bày những
suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình chứ khơng phải để mưu cầu danh
lợi hay bị bất cứ áp lực nào. Nhà văn phải tinh tế, biết quan sát, chịu
khó tìm tịi phát hiện và sáng tạo. Nghiệp văn chương và người cầm
bút rất cần những con người lao động thực sự chân thành và sáng tạo,
nhân ái, sáng tác vì cuộc sống và con người chứ không phải khua môi
múa mép bằng những lời võ đốn khơng có giá trị nhân văn.
2.3.2. Về tác phẩm
Tác phẩm phải ca ngợi cái thiện, cái mĩ, ẩn sâu trong đó là giá trị
cách mạng bảo vệ con người và làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Tác
9
phẩm có cơ sở hình thành là từ cuộc đời. Một tác phẩm có giá trị
khơng phải là tác phẩm chỉ tập trung vào cầu kì gọt rũa về mặt kĩ
thuật. Hướng đến con người và vì con người, Ngọc Giao cũng như
Thạch Lam, Nam Cao đều muốn tác phẩm được viết ra phải "làm cho
người gần người hơn". Những điều được viết vì vậy phải ln có tính
vấn đề để có thể tác động cả vào trí óc và trái tim người đọc. Những
giá trị ấy không chỉ mang tính nhất thời bởi nó mang trong đó những
giá trị chung của con người.
Tiểu kết chương 2:
Với hơn 80 năm cuộc đời, hành trình văn chương của Ngọc Giao
đã tiếp nhận, ảnh hưởng và có những thăng trầm cùng những biến
thiên của lịch sử. Q trình sáng tác của ơng gắn liền với 3 chặng lớn
của văn học hiện đại Việt Nam: Thời kì 1929 - 1945, 1945-1985 và
1986 - 1997. Mỗi chặng đường có những nét đặc trưng, thành cơng,
đóng góp riêng với văn học và cuộc sống, gắn với quan niệm nghệ
thuật tâm huyết, tiến bộ, chân chính về nghề văn, về nhà văn và tác
phẩm.
CHƢƠNG 3
ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT VĂN XI NGỌC GIAO TRONG
TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
3.1 Những đề tài chính trong văn xuôi Ngọc Giao
Đề tài sáng tác trong văn xuôi Ngọc Giao khá phong phú, đa
dạng. Trong đó, có thể khái quát một số loại hình đề tài và nhân vật
như sau:
3.1.1. Đề tài nông thôn
Nông thôn và người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học
Việt Nam. Viết về nông thôn và người nông dân, văn xuôi Ngọc Giao
vừa mang cái dữ dằn, khốc liệt của những vùng quê thời chiến vừa
phảng phất những nét thuần túy, đơn hậu, chân phương, nghĩa tình
của nơng thơn và văn hóa làng q Việt Nam.
3.1.1.1. Nơng thơn n bình và tình nghĩa nhưng đói nghèo
Khung cảnh làng q trong văn xi Ngọc Giao hiện lên giản dị,
n bình với lối sống nghĩa tình, thuần hậu. Mặc dù đói nghèo vẫn
bao quanh người đân q nhưng đó vẫn là một khơng gian đáng yêu,
đáng sống, đáng nhớ, là nơi trở về, an ủi của những con người xa
quê.
10
3.1.1.2 Nơng thơn trong vùng địch tạm chiếm thời kì kháng chiến
chống Pháp với nhiều biến động
Bên cạnh một làng quê yên bình, thơ mộng và lãng mạn là một
làng quê tiêu điều, tan hoang, nhuốm màu chết chóc trong vùng giặc
chiếm đóng. Một khơng gian tiêu điều xơ xác, náo loạn với biết bao
dự cảm đau thương sẽ diễn ra. Làng quê thuần hậu dần biến đổi khi
kẻ thù dã tâm xâm chiếm và có những khơng gian làng quê đang thay
đổi mang theo những dấu hiệu của cuộc sống văn minh hiện đại là
sản phẩm của chủ nghĩa thuộc địa.
Tiếp tục đề tài quen thuộc này, Ngọc Giao đã tái hiện một không
gian làng quê vừa truyền thống vừa pha chút hiện đại, vừa êm đềm
vừa xao động. Đặc biệt, đó cịn là một làng q trước chiến tranh và
trong chiến tranh với cái nhìn trực diện ít né tránh. Đó cũng là khơng
gian nghệ thuật đặc sắc của Ngọc Giao trong dòng văn học 19471954.
3.1.2. Đề tài đời sống thành thị
Thành thị trong bối cảnh xã hội hiện đại hóa, tiếp xúc với văn
minh phương Tây được tái hiện khá sinh động với những gì hiện hữu
và tha hóa. Hà Nội và Sài Gịn là hai khơng gian thành thị được miêu
tả nhiều trong văn xuôi Ngọc Giao.
Đề tài đô thị là đề tài mới và hấp dẫn với các nhà văn hiện đại.
Sự xuất hiện của các đơ thị và q trình hiện đại hóa của các đô thị đã
dẫn đến những thay đổi về văn hóa, lối sống, nhân sinh quan, thẩm
mĩ, thị hiếu và cũng xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp mới. Tiếp cận
với những vấn đề xã hội và con người trong đề tài đơ thị, văn xi
Ngọc Giao đã hịa nhập với môi trường của văn học hiện đại.
3.1.2.1. Thành thị với diện mạo cũ và mới trên con đường đô thị hóa
* Hà thành với những dấu ấn văn hóa truyền thống và hiện đại
Không cay nghiệt, chát chúa, khốc liệt như những trang văn viết
về đô thị của các tác giả đương thời như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Công Hoan. Cũng không chỉ tập trung miêu tả thế giới của những
phố huyện nghèo như Thạch Lam. Thành thị trong văn xuôi Ngọc
Giao chủ yếu là không gian xã hội của buổi đầu đơ thị hóa đầu thế kỉ
XX ở thủ đơ Hà Nội với những vẻ đẹp văn hóa, dấu ấn thời đại tồn
tại và biến đổi theo hướng hiện đại.
Khác với Hà Nội trong văn xuôi Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ
Bằng, Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng...Hà Nội
trong Ngọc Giao hiện lên tự nhiên, giản dị cũng có khi sâu sắc như
chính cuộc sống đang trong dịng vận động với những bước chuyển
mình những năm đầu thế kỉ XX. Đó là những khơng gian phác thảo
nhưng cũng rất tinh tế, rất Hà Nội và mang nặng tình người.
11
* Sài Gòn với tâm điểm của những nỗi đau
Bên cạnh một Hà Nội thanh lịch, văn hóa đang vận động trên
con đường hiện đại hóa trong những năm đầu thế kỉ XX là một Sài
Gòn với lối sống mới mạnh mẽ, khốc liệt hơn trong những năm 50
thế kỉ XX. Khơng gian Sài Gịn trong văn xi Ngọc Giao được nhìn
ở một điểm nhìn tiêu biểu và nhức nhối là Xóm Rá. Một sự đối lấp
giữa khơng gian hào nhoáng lung linh của phố phường và con người
nhơ nhuốc, lầm than là tiếng nói tố cáo của tác giả qua Xóm Rá với
chế độ xã hội đương thời ở Sài Gịn.
3.1.2.2. Thành thị là nơi cái tơi cá nhân được giải phóng
Thành thị cũng là nơi con người được giải phóng về tư tưởng
hoan lạc, vui chơi, giải trí, tiếp cận với cái mới và được trả lại những
giá trị bình thường như quy luật của tình yêu luyến ái, niềm vui hoan
lạc chính đáng.
Với sự bắt đầu và mở rộng nội dung phản ánh về đề tài đô thị
gắn liền cảm quan văn hóa đơ thị, Ngọc Giao đã cùng những nhà văn
hiện đại đầu tiên tạo nên một trường nghệ thuật mới khác với văn học
trung đại gắn liền với nơng thơn và cung đình là chủ yếu.
Như vậy, đọc những trang văn viết về đề tài thành thị của Ngọc
Giao, chúng ta thấy thành thị không còn chỉ là bối cảnh mà một đối
tượng miêu tả khi nó đang có những dịch chuyển về tổ chức xã hội
sang dạng thức đô thị. Thông qua các hành động, diễn biến tâm lý
nhân vật, đề tài đô thị hiện lên phong phú với những sắc diện mới của
buổi đầu đơ thị hóa với những con người mang tâm lý mới, đặc điểm
mới của xã hội Việt Nam hiện đại. Đây cũng là đề tài và cảm hứng
nghệ thuật vẫn tiếp tục phát triển phong phú, sôi nổi với một diện
mạo mới trong văn học thế kỉ XXI.
3.2. Thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
văn xuôi Ngọc Giao
3.2.1. Thế giới nhân vật trong văn xuôi Ngọc Giao
Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực
một cách hình tượng. Thế giới nhân vật trong văn xuôi Ngọc Giao
phong phú, phản ánh được diện mạo của thời đại và xu hướng của
loại hình nhân vật trong văn học hiện đại.
3.2.1.1. Người nông dân nghèo khổ với nhiều bi kịch
Như biết bao người nông dân Việt Nam đương thời, người nông
dân trong văn xuôi Ngọc Giao luôn phải đối diện với bi kịch nghèo
khó và bị chối bỏ, cơ đơn, trắc ẩn.Trong vơ vàn những khó khăn của
12
cuộc sống, nỗi đau lớn nhất của người nông dân là bi kịch li hương,
phải rời xa đất đai, đồng ruộng - tình u thiêng liêng của họ.
Người nơng dân trong văn xi Ngọc Giao được nhìn từ những
giá trị truyền thống và biến đổi trong bối cảnh thuộc địa. Đặc biệt là
hình ảnh nơng thơn trong "vùng tề" với những nét đặc trưng của làng
quê Việt và sự tàn lụi, hủy diệt do chiến tranh gây ra. Trong văn xuôi
Ngọc Giao, người nông dân hiện lên trong mối quan hệ gắn bó sâu
nặng với mảnh đất ân tình, giản dị, thuần phác với những ước mơ
đơn sơ thanh sạch. Và họ cũng là nạn nhân của chiến tranh, cuộc
sống bần hàn, khổ cực đến cùng đường nhưng luôn cố gắng tìm mọi
cách để làm chủ nhân của đồng ruộng, của quê hương. Nhưng cuộc
sống phức tạp, trớ trêu vẫn cịn đó nhiều thân phận đa đoan, vất vả,
chịu nhiều oan khiên, khổ cực.
3.2.1.2. Nhân vật trí thức mới với nhiều nỗi đa đoan
Trí thức Tây học là loại hình nhân vật mới của văn học hiện đại.
Đó là những con người mang trong mình những đặc điểm khác với trí
thức thời trung đại. Cùng với Nam Cao và các tác giả Tự lực văn
đoàn với những điểm giống và khác, Ngọc Giao chủ yếu đi sâu khắc
họa những đoạn đời, những tình huống mâu thuẫn, cảnh ngộ trớ trêu
của người trí thức mang những nét đặc trưng của thời đại mới với
những đặc điểm như sau: người trí thức có khát vọng nhưng cuộc
sống bấp bênh; bi kịch khơng thích nghi với thành thị xơ bồ, phức
tạp; nạn nhân của sự tha hóa và cám dỗ; mạnh dạn đến với cái mới,
tự nhiên thể hiện những nhu cầu giải trí, vui chơi và đặc biệt là thể
hiện tình u, những trăn trở về cuộc đời. Trong văn xuôi Ngọc Giao,
người trí thức hiện lên như một sản phẩm mang dấu ấn thời đại. Viết
về họ, Ngọc Giao đã có những khơi sâu và khắc họa riêng về hình
ảnh người trí thức trong bối cảnh xã hội đương thời khi đang dần tìm
đường để khẳng định vị thế xã hội, hòa nhập với cuộc sống mới và
làm tròn sứ mệnh của mình.
3.2.1.3. Nhân vật nghệ sĩ bần hàn
Trong bối cảnh xã hội đang trên đà đơ thị hóa, vui chơi, giải trí,
thưởng thức nghệ thuật như một nhu cầu thương mại ngày càng nở
rộ. Đó cũng trở thành loại hình nhân vật mang tính thời đại của văn
học đầu thế kỉ XX.
Khi viết về giới nghệ sĩ, tác giả dành nhiều trang viết cho những
thân phận đào nương, kép hát, diễn viên, thầy đờn mua vui cho
người, cho đời nhưng số phận éo le, bi kịch. Những nhân vật này
13
cũng đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học đầu thế kỉ XX của Vũ
Trọng Phụng, Trọng Lang, Nguyễn Tuân. Trong bối cảnh xã hội có
nhiều thay đổi về cơ cấu, tầng lớp, đơ thị hóa diễn ra ngày càng
nhanh, nhu cầu thưởng thức, giải trí, thị hiếu người dân đơ thị càng
lớn thì các nhân vật ca nương, kép hát, diễn viên, thầy đờn lại càng
nhiều hơn. Không đi sâu khai thác kĩ thuật biểu diễn, cách mua vui
ăn khách hay ngón nghề, chiêu thức nghệ thuật của các nghệ sĩ như
các tác giả khác, Ngọc Giao quan tâm đến thân phận con người của
các nghệ sĩ tài danh nhưng nhiều ngang trái, đau thương trong những
tình huống phức tạp của tâm lí và nhiều mối quan hệ, xung đột khác
nhau. Đó là đóng góp riêng đặc sắc của Ngọc Giao trong nền văn học
hiện đại Việt Nam khi viết về kiểu loại nhân vật này.
3.2.1.4. Những số phận bất hạnh, nhỏ bé khác
Đơ thị hóa dẫn đến các giai tầng trong xã hội cũng biến đổi với
sự xuất hiện của nhiều nghề, nhiều kiểu người và đặc biệt lớp người
nghèo khổ, bất hạnh càng nhiều hơn. Bức tranh thành thị Hà Nội và
Sài Gòn trở nên sinh động và hoàn thiện hơn với sự xuất hiện của các
nhân vật làm những cơng việc bình thường nhưng rất đặc trưng trong
xã hội hiện đại đương thời như: người đưa thư, phu quét đường,
người gác đêm hay những nhân vật bất hạnh sống dưới đáy như võ sĩ
già, những cựu cầu thủ, kỹ nữ, gái điếm, me tây, gái mang hoang
thai, gái muộn chồng, những ông bà già bị con cái phụ bạc... Những
số phận bất hạnh, nhỏ bé, sống cơ cực này đã góp phần làm nên diện
mạo đô thị những năm đầu thế kỷ XX. Họ đã đem đến cho đô thị
những sắc diện mới của xã hội bên cạnh những người giàu sang là
những người nghèo khổ cùng sự phân hóa giai tầng của đơ thị mới.
Như vậy, thông qua hệ thống nhân vật người nông dân, trí thức,
văn nghệ sĩ và những nhân vật bất hạnh khác sống ở thành thị, tác giả
đã tái hiện cuộc sống ở nông thôn và đô thị đương thời với những nét
đẹp văn hóa cùng sự phức tạp của buổi đầu đơ thị hóa và những vấn
nạn, sự tha hóa đáng cảnh báo và lên án. Thế giới nhân vật trong văn
xuôi của Ngọc Giao đã thể hiện được diện mạo của thời đại, xây
dựng phong phú thêm những loại hình nhân vật mới của văn học hiện
đại. Qua thế giới nhân vật của Ngọc Giao, người đọc ít nhiều nhận
thấy mầm hiện sinh đã thấp thoáng hiện lên với những phi lí, cơ đơn,
lạc lõng, lo sợ, khát khao tự do, ám ảnh về cái chết và nổi loạn.
Những vấn đề về con người mang tính nhân văn, nhân loại sau này sẽ
được trở lại và tiếp túc nở rộ trong văn học hiện đại sau 1986.
14
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Để tái hiện thành công thế giới nhân vật, nhà văn Ngọc Giao đặc
biệt quan tâm đến việc phác dựng diện mạo ngoại hình nhân vật và
xây dựng thế giới nội tâm nhân vật với những thủ pháp nghệ thuật
phong phú góp phần mở rộng và đi sâu vào thế giới hiện thực phức
tạp bên trong của con người. Kết hợp hài hòa những thủ pháp truyền
thống và hiện đại, nhân vật của Ngọc Giao xây dựng mang dáng hình
của văn học hiện đại.
3.2.2.1. Khắc họa ngoại hình, diện mạo nhân vật
Diện mạo, ngoại hình dường như là hoa tiêu để chỉ dẫn cho
người đọc dễ rung cảm tiếp cận và thấu hiểu hơn về thế giới tâm hồn
nhân vật phong phú tốt có, xấu có, lưỡng mang và tha hóa.
3.2.2.2. Nhân vật với chiều sâu nội tâm
Từ những định hình về nhân vật thơng qua tín hiệu bề ngồi là
ngoại hình, diện mạo, người đọc ít nhiều hiểu được những đặc điểm
con người nhân vật từ phương diện hình thức. Trong văn xi Ngọc
Giao, nhân vật chủ yếu được soi chiếu trong những cảm xúc cá nhân,
những băn khoăn trăn trở, ước mơ hoài bão và trong các mối quan hệ
với các nhân vật khác. Vì vậy, nhân vật được tác giả nhìn nhận ở
chiều sâu nội tâm qua những phương thức biểu hiện như: Đặt nhân
vật vào tình huống nghịch cảnh; miêu tả nội tâm qua miêu tả cảnh
thiên nhiên; thế giới nội tâm qua miêu tả hành động, suy nghĩ; độc
thoại, đối thoại nội tâm; hình thức thư từ. Thế giới nội tâm nhân vật
được triển khai từ đầu đến kết truyện tạo nên kết cấu lỏng lẻo trong
cốt truyện nhưng mở ra trường cảm xúc, sự liên tưởng cho người đọc
về nhân vật và đề tài được nói đến. Đó cũng là một trong những yếu
tố làm nên kết cấu tâm lí trong văn xi Ngọc Giao với những dấu
hiệu hiện đại hóa.
Văn xi Ngọc Giao đã phát huy hữu hiệu những khả năng đặc
tả thế giới nội tâm của nhân vật trong văn xi lãng mạn trữ tình với
trường hiện thực vô biên của tâm hồn con người với những gì chân
thực và phức tạp nhất.
Tiểu kết chương 3
Qua hệ đề tài phản ánh khá phong phú và thế giới nhân vật với
nhiều kiểu loại, thân phận con người trong tác phẩm của Ngọc Giao
hiện lên sinh động, giàu chất hiện thực và đậm tính nhân văn. Văn
xi Ngọc Giao đã đi đến tận cùng nỗi đau, sự mất mát của con
người với những số phận phải rời xa những gì là thân quý, thiêng
15
liêng nhất, phải bán thân mình một cách rẻ mạt và phải đối diện với
những cái chết thương tâm. Qua đó cho thấy nổi bật trong các tác
phẩm của ơng là ba cảm hứng: Cảm hứng trữ tình hồi cảm; cảm
hứng thương cảm, bi kịch và cảm hứng đạo lý.
CHƢƠNG 4
NGƢỜI KỂ CHUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU VĂN
XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN
ĐẠI VIỆT NAM
Các yếu tố nghệ thuật được nhắc đến như một phạm trù thẩm mĩ
quan trọng góp phần truyền tải nội dung tác phẩm và thể hiện cảm
hứng sáng tác, tư tưởng của nhà văn.
4.1 Ngƣời kể chuyện trong văn xuôi Ngọc Giao.
Người kể chuyện là vấn đề quan trọng trong tác phẩm tự sự
và thể hiện rõ sự vận động, phát triển của văn xuôi hiện đại.
4.1.1 Ngôi kể chuyện
4.1.1.1 Chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất
Trần thuật bằng ngôi thứ nhất là hình thức xuất hiện nhiều trong
văn xi Ngọc Giao. Từ ngơi thứ nhất, nhân vật tơi kể về mình, về
câu chuyện mình được chứng kiến với một sự xác tín cao. Từ điểm
nhìn của tơi ở thời điểm hiện tại, tác giả đưa người đọc đến những
không gian khác nhau và ngõ ngách tâm hồn của nhân vật.
Như vậy, khi chủ thể trần thuật xưng tôi trong tác phẩm thì
người kể đã tự kể chuyện mình và những gì liên quan đến mình. Các
chuyện kể theo lối này cũng lấy thế giới nội tâm phức tạp làm đối
tượng phản ánh chủ đạo chứ không phải là những sự kiện, tình tiết.
Người kể chuyện khơng chỉ làm nhiệm vụ kể chuyện mà còn hiện lên
như một nhân vật với những suy nghĩ, tình cảm của một con người cụ
thể. Người kể chuyện và tác giả khơng hồn tồn đồng nhất nhưng
gián tiếp đằng sau đó là nỗi lịng và tâm tưởng của nhà văn.
4.1.1.2. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba
Người kể chuyện ngôi thứ ba không tham gia trực tiếp vào câu
chuyện và có thể lộ diện hoặc có thể chỉ đứng ngồi quan sát, chứng
kiến và bình luận. Người kể chuyện ở ngôi này được coi là người kể
chuyện hàm ẩn để đứng ngồi sự việc được trình bày khơng có bình
luận hoặc chứng tỏ sự hiện diện của mình qua những lời phán xét,
đánh giá, luận bình. Trong văn xuôi Ngọc Giao, những truyện kể theo
ngôi thứ ba cũng xuất hiện khá nhiều. Với cách kể chuyện này, tác
giả đã đem đến tính khách quan cho truyện kể.
16
Qua những tác phẩm được trần thuật ở ngôi thứ ba điểm nhìn
của nhân vật, thế giới nhân vật được hiện lên phong phú và đầy phức
tạp. Nhân vật được nhìn nhận ở nhiều chiều kích cả ở bên trong và
bên ngoài giúp người đọc thâm nhập vào thế giới của chuyện và bị
thuyết phục bởi ý nghĩa của chuyện kể.
4.1.2. Điểm nhìn
4.1.2.1. Điểm nhìn bên ngồi
Theo điểm nhìn bên ngồi, văn xi Ngọc Giao tập trung hướng
đến những sự việc tai nghe mắt thấy mà người kể chuyện muốn
khách quan truyền tải đến người đọc ở một vị trí kín đáo khơng lộ
diện. Thơng qua những lời kể tưởng chừng như lạnh lùng, dửng
dưng, khơng lời bình xét, khơng đi sâu khám phá chiều sâu tâm lí
nhân vật, nhờ sự điều khiển của người kể chuyện ý nghĩa nhân sinh
của mỗi tác phẩm được khéo léo gửi đến bạn đọc. Từ điểm nhìn bên
ngồi, nhà văn đã tái hiện chân thực, khách quan, sinh động hiện thực
xã hội và con người làm bối cảnh cho những xúc cảm nội tâm được
thể hiện.
4.1.2.2. Điểm nhìn bên trong
Những tác phẩm được kể lại theo điểm nhìn bên trong chiếm
phần lớn trong văn xi Ngọc Giao. Đó cũng là cơ sở cho những câu
truyện được biểu hiện với kết cấu tâm lí nhiều hơn.
Theo điểm nhìn bên trong nhân vật, người đọc thấy được sự
chuyển đổi tâm lý nhân vật với nhiều trạng huống tâm lý và những
phức tạp trong mỗi con người. Con người khơng cịn đơn trị, một
chiều mà hiện lên với những gì là bản năng, tự nhiên, nhân bản nhất.
Các tác phẩm được kể từ điểm nhìn của một nhân vật cố định trong
tác phẩm hầu như được kể ở điểm nhìn bên trong. Người kể chuyện
và nhân vật chính lúc này có sự gần gũi và tương hợp.
Như vậy, con người trong văn xuôi Ngọc Giao không chỉ được
nhìn nhận đơn giản từ những gì trơng thấy qua diện mạo bên ngoài
hay hành động biểu lộ qua quan sát. Con người khơng chỉ đơn trị
được nhìn từ điểm nhìn bên ngồi dễ hiểu, đẹp hồn hảo hay xấu
thậm tệ. Từ ngôi kể thứ nhất và thứ ba với điểm nhìn bên trong, Ngọc
Giao đã tiếp cận với lối kể của văn học hiện đại. Từ cái nhìn bên
trong, tính cách và số phận nhân vật hiện lên với nhiều trạng thái với
sự rộng mở của hiện thực được phản ánh - hiện thực tâm hồn. Đó là
sự mở rộng của cách cảm nhận và phản ánh hiện thực trong văn học
17
hiện đại khi có sự dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngồi vào điểm nhìn
bên trong.
4.1.2.3. Điểm nhìn phức hợp
Điểm nhìn phức hợp là sự phối hợp hài hịa giữa nhiều điểm
nhìn nghệ thuật, di chuyển từ điểm nhìn người kể chuyện đến nhân
vật, từ điểm nhìn bên ngồi vào điểm nhìn bên trong theo sự vận
động và phát triển của tình tiết, sự kiện trong truyện. Thế giới hiện
thực được phản ánh trong truyện với điểm nhìn phức hợp được khám
phá từ nhiều góc nhìn khác nhau. Vì vậy, thế giới nhân vật hiện lên
phong phú đa dạng và sinh động hơn.
Điểm nhìn di chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác, từ
điểm nhìn bên ngồi vào điểm nhìn bên trong. Vì vậy, so với mơ
hình phản ánh của tư duy nghệ thuật trung đại với quan niệm phi ngã
thì dấu ấn con người cá nhân của văn học hiện đại đã thể hiện khá rõ
trong văn xuôi Ngọc Giao.
Như vậy, chúng ta thấy nhà văn Ngọc Giao đã sử dụng khá
phong phú các dạng thức trần thuật. Cách sử dụng ngơi thứ ba với
điểm nhìn bên trong và bên ngoài thể hiện rõ sự linh hoạt trong cách
kể chuyện. Điểm nhìn bên trong và điểm nhìn phức hợp cũng xuất
hiện khá nhiều giúp người đọc khám phá cuộc sống và nhân vật với
cái nhìn phong phú, sinh động, thấu cảm. Lối trần thuật của chủ thể
xưng "tôi" ở ngôi thứ nhất đã khiến cho những cảm xúc chân thực
mãnh liệt nhất của người kể chuyện và tác giả đến gần hơn với người
đọc và dễ đi vào tâm thức độc giả. Với tư cách vừa là người kể, vừa
là nhân vật, lối kể ngôi thứ nhất và ngơi thứ ba với điểm nhìn bên
trong, độc giả có cơ hội được đi sâu khám phá thế giới bên trong
nhân vật với những suy nghĩ mang tính cá nhân cá thể trong sự vận
động của dòng văn học hiện đại. Cách vận dụng linh hoạt ngơi kể và
điểm nhìn trong tác phẩm của Ngọc Giao cũng chi phối đến nghệ
thuật tổ chức thời gian và kết cấu trần thuật của truyện. Tính chất phi
tuyến tính, phá vỡ thời gian đơn tuyến, kết cấu tâm lí là hệ quả của
cách xây dựng người kể chuyện trong văn xuôi Ngọc Giao. Mặt khác,
sự phong phú trong ngơi kể và điểm nhìn cũng tạo điều kiện cho
ngôn ngữ và giọng điệu trong văn xuôi Ngọc Giao trở nên phong
phú, đa thanh, mang hơi thở của cuộc sống. Đó cũng là những đặc
điểm nghệ thuật bị gián đoạn và giới hạn trong văn học 1945-1975
nhưng phổ biến trong văn học sau đổi mới 1986. Sự phong phú, đa
dạng trong ngôi kể và điểm nhìn trong văn xi Ngọc Giao đã chứng
18
minh những tìm tịi, sáng tạo và vận động trong tư duy nghệ thuật của
nhà văn Ngọc Giao với sự phá vỡ một lối trần thuật đơn điệu truyền
thống hướng tới lối trần thuật hiện đại.
4.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Ngọc Giao
Là người thuộc lớp nhà văn đầu tiên của nền văn xuôi hiện đại
nhưng Ngọc Giao đã có những bước tiến nhanh nhạy trong việc sử
dụng chữ Quốc ngữ một cách thuần thục, tinh tế và hiệu quả.
4.2.1. Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, giàu chất trữ tình, giàu hình ảnh,
giàu chất thơ
Những lời ăn tiếng nói hàng ngày giản dị tự nhiên cũng được
Ngọc Giao miêu tả. Ngôn ngữ văn xuôi Ngọc Giao vì thế gần với đời
thường và hiện đại.
Ngơn từ trong văn xuôi Ngọc Giao thiên về những từ ngữ miêu
tả cảm xúc hơn lý trí, dễ tác động vào tâm hồn, tình cảm người đọc.
Tác giả cũng sử dụng nhiều câu văn miêu tả cảm xúc và những tính
từ trạng thái khiến cho câu văn trong tác phẩm thể hiện rõ cảm hứng
trữ tình, thương cảm. Đặc biệt, chất trữ tình thể hiện rõ qua những
độc thoại nội tâm và những bức tranh miêu tả thiên nhiên, miêu tả bối
cảnh sống của nhân vật hay phản ánh tâm lí nhân vật.
Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ tạo trường liên tưởng
lớn và giàu hình ảnh như: so sánh, đối lập, ẩn dụ, phúng dụ, liệt kê,
câu hỏi tu từ, chơi chữ... Chất thơ của ngôn ngữ Ngọc Giao được dệt
lên khơng chỉ bằng ngơn từ giàu hình ảnh mà cịn từ tình người, từ
những bức tranh phong cảnh và từ những tứ thơ đề từ hoặc xen lẫn
thơ trong mạch văn.
4.2.2. Ngôn ngữ trần thuật, đối thoại và độc thoại linh hoạt, sinh
động.
Sự kết hợp giữa ngôn ngữ người kể chuyện với ngôn ngữ nhân
vật trở nên tự nhiên linh hoạt hơn với sự tham gia của các cuộc đối
thoại và độc thoại nội tâm. Có thể nói sự kết hợp hài hịa giữa ngơn
ngữ đối thoại linh hoạt với lời độc thoại nội tâm sâu sắc và lời kể tả
tự nhiên sinh động đã góp phần nâng cao kịch tính cho cốt truyện,
làm nổi bật thế giới nội tâm nhân vật. Từ những diễn biến tự nhiên
của tâm lí nhân vật qua các đối thoại và độc thoại, người dẫn chuyện
có những lời trần thuật, lời trữ tình ngoại đề, lời bình phẩm, nhận xét
để trần thuật sinh động hơn. Từ đó nhân vật và tác phẩm tự nó đã tốt
lên tính biện chứng của logic cốt truyện và tâm lý.
19
4.2.3. Ngơn ngữ trào lộng, dí dỏm, gần với hiện thực
Khơng chỉ đơn thuần là những dịng văn tình cảm, nhẹ nhàng tha
thiết thấu hiểu cảm thông cho nhân vật, bênh vực người bất hạnh,
Ngọc Giao cũng có những lớp ngơn từ trào lộng, dí dỏm mà sâu cay
có khi nói xa, nói giảm, nói tránh, có khi chĩa thẳng, vạch trần những
điều sai trái, những con người bất công, phi nghĩa, thiếu đạo đức và
nhân cách. Đó cũng là một trong những sắc điệu riêng của Ngọc Giao
trong dòng văn xi trữ tình lãng mạn khi có sự kết hợp hài hịa giữa
tự sự hiện thực và trữ tình lãng mạn.
Ngày nay, đọc lại tác phẩm của ông, chúng ta dường như không
cảm thấy lạ lẫm với văn phong câu chữ ông đã dùng và những vấn đề
ông đặt ra vẫn đáng để suy ngẫm. Ngôn ngữ tác phẩm của ơng để lại
vẫn cịn ngun giá trị hiện đại và thời sự. Đó chính là minh chứng
cho đóng góp của Ngọc Giao trong q trình hiện đại hóa văn học
nước nhà.
4.3. Giọng điệu trong văn xuôi Ngọc Giao
Giọng điệu trong văn xuôi Ngọc Giao khá phong phú với nhiều
sắc điệu. Trong mỗi tác phẩm, mỗi giai đoạn, mỗi thể loại, văn xi
Ngọc Giao lại có những giọng điệu chủ âm và biến đổi phù hợp với
vấn đề được nói đến ở từng thời điểm sáng tác. Nổi bật lên là ba
giọng điệu: trữ tình hồi cảm và thương cảm; trào phúng, phê phán
và suy ngẫm, triết lí.
4.3.1. Giọng điệu trữ tình hồi cảm và thương cảm
Với giọng điệu trữ tình hồi cảm và thương cảm, Ngọc Giao đã
viết tác phẩm của mình với những dịng hồi niệm tràn đầy cảm xúc
về những con người từng gặp, những sự việc từng chứng kiến, những
giá trị văn hóa, những khơng gian sống để lại nhiều ấn tượng. Đó là
giọng điệu chủ âm, xuyên suốt trong sự văn xuôi Ngọc Giao tạo nên
nét phong cách riêng của nhà văn nhưng cũng ít nhiều mang hơi thở
của thời đại.
4.3.2. Giọng điệu trào phúng, phê phán
Bên cạnh giọng điệu chủ đạo cảm thương, nhẹ nhàng sâu lắng,
Ngọc Giao cũng khéo léo bày tỏ thái độ bất đồng, chua xót, đứng về
phía chính nghĩa để ca ngợi những gì nhân văn tốt đẹp, mỉa mai, lên
án những thói phi đạo đức và chà đạp lên quyền sống của con người.
Không phẫn uất, sâu cay như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Cơng Hoan,
nhưng Ngọc Giao khơng vì thế dung túng cho những điều phi lí.
20
4.3.3. Giọng điệu suy ngẫm, triết lí
Văn xi Ngọc Giao ln có sức khơi gợi suy tư, cảm xúc của
người đọc cho dù vấn đề tác giả đặt ra rất nhẹ nhàng, đời thường. Ẩn
đằng sau những câu chữ giản dị lại đem đến cho người đọc những
vấn đề đáng phải quan tâm và tìm hướng giải quyết bởi đó là vấn đề
nhân loại và nhân văn. Nhiều vấn đề đến nay dù đã qua thời gian gần
thế kỉ nhưng điều tác giả quan tâm vẫn còn hợp thời, ý nghĩa bởi giá
trị thời đại và nhân văn bền lâu của nó.
Đọc văn xi Ngọc Giao, đằng sau những câu chuyện được kể
ln thấp thống hiện lên những gợi mở cho suy tư người đọc về vấn
đề con người với quyền sống, hạnh phúc, vấn đề con người và đạo
đức, vấn đề con người với môi trường sống, vấn đề văn hóa và thời
đại, vấn đề ứng xử với hồn cảnh sống, vấn đề con người với thời
gian và cơ hội, vấn đề chiến tranh...
Giọng điệu triết lí trong mỗi tác phẩm là kết quả của quá trình
trải nghiệm và sống cùng thế giới nhân vật của tác giả. Dù trực tiếp
hay gián tiếp, tính triết lí trong tác phẩm đều thể hiện những quan
điểm, chiêm nghiệm của nhà văn về những điều mà ơng quan tâm với
tấm lịng người kể chuyện yêu và nặng lòng với quê hương đất nước,
văn hóa dân tộc cùng lịng trắc ẩn, đa cảm với con người và cuộc đời.
Sự phong phú và đan xen giữa các giọng điệu trong văn xuôi
Ngọc Giao đã tạo nên tính đa thanh giúp cho nội dung phản ánh của
tác phẩm được nhìn nhận ở nhiều góc độ và có chiều sâu nhân văn.
Những giọng điệu cơ bản trong văn xuôi Ngọc Giao vừa thể hiện
những nét riêng trong cá tính của nhà văn vừa thể hiện những âm
điệu chung của văn học hiện đại. Sự hòa nhịp giữa giọng điệu của
văn học lãng mạn và văn học hiện thực đã tạo nên sự thống nhất
giọng điệu của Ngọc Giao trong quá trình sáng tác.
Tiểu kết chương 4
Với những đặc điểm hình thức nghệ thuật vừa mang nét chung
của văn học lãng mạn và văn học hiện thực lại có những nét riêng
trong các tính sáng tạo,Ngọc Giao đã phát huy hiệu quả những
phương thức nghệ thuật như: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ với giọng điệu phù hợp. Qua đó, góp phần hồn thiện
thể loại, mang đến giá trị nội dung sâu sắc và hiện đại hóa văn xi
Việt Nam.
21
KẾT LUẬN
Văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX đã được ghi nhận với
nhiều thành tựu rực rỡ. Từ quan niệm nghệ thuật tiến bộ và nhân văn
cùng cảm quan thẩm mĩ nhạy bén với cuộc đời, Ngọc Giao cùng các
tên tuổi khác đã tạo nên một dòng văn học vừa giàu chất hiện thực
vừa nặng chất trữ tình với nội dung phản ánh phong phú và bút pháp
nghệ thuật cách tân, hiện đại. Với một tấm lòng trắc ẩn và đa cảm,
giàu tình thương người, thương đời sâu sắc, Ngọc Giao đã mài rũa
văn chương của mình giống như một khí giới thanh nhẹ mà sắc nhọn
có ý nghĩa cải tạo cuộc sống bằng những liệu pháp tâm hồn. Ngọc
Giao cũng có những nét khác biệt và mở rộng góp phần làm phong
phú và hồn chỉnh diện mạo văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX.
1. Đặt văn xi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
Việt Nam, qua việc tìm hiểu quá trình sáng tác của Ngọc Giao trong
mối liên hệ với bối cảnh lịch sử, xã hội, hồn cảnh gia đình và cá tính
của nhà văn, chúng tôi nhận thấy sự nghiệp văn chương của ơng có
thể chia thành ba chặng: 1929-1945; 1945-1985 và 1986 - 1997.
Những dấu ấn của cuộc sống mới đầu thế kỉ XX và tư tưởng dân chủ,
hiện đại của phương Tây đã ảnh hưởng, chi phối cảm hứng sáng tác
và bút pháp nghệ thuật Ngọc Giao. Tuy nhiên, ông vẫn luôn tâm
niệm và hướng tới một quan niệm nghệ thuật tiến bộ, chân chính.
2. Ngọc Giao đã có những sáng tác đi sâu khai thác các đề tài
về nông thôn và số phận người nông dân, đề tài về đời sống thành thị
với tầng lớp trí thức, giới văn nghệ sĩ và nhiều số phận bất hạnh khác.
Viết về nông thôn và người nông dân, văn xuôi Ngọc Giao vừa mang
cái dữ dằn, khốc liệt của những vùng quê thời chiến vừa phảng phất
những nét thuần túy, đôn hậu, chân phương, nghĩa tình của nơng thơn
và văn hóa làng quê Việt Nam. Đề tài đô thị hiện lên phong phú với
những sắc diện mới của buổi đầu đô thị hóa cùng những con người
mang tâm lý mới, đặc điểm mới của xã hội Việt Nam hiện đại đầu thế
kỉ XX. Tác giả đã lên tiếng bảo vệ và bênh vực cho những người
nông dân với nhiều bi kịch, đặc biệt là bi kịch nô lệ mất đất - mất đi
tình yêu thiêng liêng cao quý và cảm thương, đau xót trước những
mảnh đời bất hạnh trong xã hội với nhiều kiểu loại người như: những
trí thức mới nhưng nhiều nỗi đa đoan; những văn nghệ sĩ nghèo, tài
hoa bạc mệnh; và những thân phận bất hạnh khác cũng bị tước đi
quyền sống làm người chân chính, quyền được hưởng hạnh phúc,
tình u. Sự kết hợp hài hịa giữa miêu tả ngoại hình, diện mạo và thế
giới nội tâm đã làm cho nhân vật của Ngọc Giao mang dáng hình
nhân vật của văn học hiện đại với những khám phá mở rộng và đi sâu
22
vào thế giới hiện thực phức tạp bên trong tâm hồn của con người.
Thế giới nhân vật trong văn xuôi của Ngọc Giao đã thể hiện được
diện mạo của thời đại và xây dựng phong phú thêm những loại hình
nhân vật mới của văn học hiện đại. Qua thế giới nhân vật của Ngọc
Giao, người đọc ít nhiều nhận thấy mầm hiện sinh đã thấp thoáng
hiện lên với những điều phi lí, sự cơ đơn, lạc lõng, lo sợ, nỗi khát
khao tự do, ám ảnh về cái chết và sự nổi loạn. Từ đó, tốt lên tấm
lịng thương đời sâu sắc, sự đa tình, đa cảm, can đảm, nhiều trắc ẩn
và khả năng quan sát hiện thực tinh tế của Ngọc Giao trong những
cảm hứng nổi bật là cảm hứng trữ tình hồi cảm, cảm hứng thương
cảm, bi kịch và cảm hứng đạo lý với những biểu hiện truyền thống và
hiện đại. Thông qua hệ đề tài và thế giới nhân vật, chúng ta cũng thấy
Ngọc Giao đã đưa vào sáng tạo của mình một ý niệm nhân văn vì
quyền sống con người với những ý tưởng nghệ thuật khác biệt dựa
trên nội dung truyền thống đã có trong văn học và các tác giả cùng
thời. Ông cũng đã thẳng thắn nói lên những suy nghĩ về chiến tranh
dưới góc nhìn độc đáo, giàu cá tính và thái độ u nước thầm kín với
lịng tự hào, trân trọng những con người yêu nước, những nét đẹp văn
hóa truyền thống và hiện đại. Vì vậy, những vấn đề nhân loại, văn
hóa mà Ngọc Giao đã viết thực sự có sức lay động lòng người và
dường như vẫn còn giá trị thời sự đến hôm nay.
3. Mạnh dạn thử bút trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu
thuyết, kí, phóng sự, kịch..., Ngọc Giao cũng là một trong những tác
giả đi tiên phong và theo đuổi góp cơng một chặng dài trên con
đường hiện đại hóa văn xi tiếng Việt. Để thể hiện thành công
những đề tài và thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, Ngọc Giao đã
linh hoạt và cách tân trong bút pháp nghệ thuật sáng tác. Sự phong
phú, đa dạng trong ngơi kể và điểm nhìn của văn xi Ngọc Giao đã
chứng minh cho những tìm tịi, sáng tạo và vận động tư duy nghệ
thuật của nhà văn Ngọc Giao với sự phá vỡ một lối trần thuật đơn
điệu truyền thống hướng tới lối trần thuật hiện đại. Là người thuộc
lớp nhà văn đầu tiên của nền văn xi hiện đại nhưng Ngọc Giao đã
có những bước tiến nhanh nhạy trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ
một cách thuần thục, tinh tế và hiệu quả. Việc xây dựng người kể
chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và sự kết hợp hài hịa giữa
ngơn ngữ trần thuật, ngơn ngữ độc thoại, đối thoại với những ngơn từ
giàu hình ảnh, gợi cảm có pha chút dí dỏm, trào lộng đã làm nổi bật
những âm điệu văn xuôi phức hợp và giàu tính hiện đại. Theo đó,
nổi bật trong văn xi Ngọc Giao là sự đan xen giữa giọng điệu trữ
tình hoài cảm, thương cảm; giọng điệu trào phúng, phê phán và giọng
23