Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VÂN TRANG

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Công Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Vân Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Công Tiệp đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Quản lý kinh tế - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ UBND huyện Lục Ngạn,
Phòng Tài chính – Kế hoạch, Thanh tra huyện, Kho bạc Nhà nước huyện Lục Ngạn và
các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Vân Trang

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.

3

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới ..................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.
5

Cơ sở lý luận .......................................................................................................

2.1.1.

Một số vấn đề về chi ngân sách Nhà nước ......................................................... 5

2.1.2.

Một số vấn đề chung về quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện .............. 10

2.1.3.

Nội dung quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện...................................... 13


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện........... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 19

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số địa phương................................................................ 19

2.2.2.
22

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lục Ngạn .............................................

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
3.1.
24

Đặc điểm nghiên cứu ........................................................................................

3.1.1.
24

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .....................................................................

3.1.2.


Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 28

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với chi ngân
3


sách Nhà nước trên địa bàn huyện .................................................................... 32

4


3.1.4.

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Lục Ngạn......... 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin số liệu ............................................................ 35

3.2.2.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu............................................................ 36

3.2.3.


Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 36

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 38
4.1.

Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Lục Ngạn .................. 38

4.1.1.

Tổ chức phân cấp quản lý chi ngân sách Nhà nước ......................................... 38

4.1.2. Tình hình chi ngân sách Nhà nước tại huyện Lục Ngạn giai đoạn 2012-2015
....... 51
4.1.3.

Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Lục Ngạn.................... 56

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách Nhà nước......................................... 76

4.2.1.

Đánh giá chung ................................................................................................. 76


4.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách Nhà nước ............................ 81

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 84

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 84

4.3.2.

Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước huyện Lục Ngạn....... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 93
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 93

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 94

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96

4



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBCC

Cán bộ công chức

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước


KT-XH

Kinh tế xã hội

MST

Mã số thuế

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

NNT

Người nộp thuế

NQ/TW

Nghị quyết / Trung ương

NS

Ngân sách

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN


Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

QĐ-TTg

Quyết định thủ tướng chính phủ

QĐ-UBND

Quyết định ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý Nhà nước

QLNS

Quản lý ngân sách

QTNSNN

Quyết toán ngân sách Nhà nước

SNGD

Sự nghiệp giáo dục


TC-KH

Tài chính kế hoạch

TC-KH

Tài chính kế hoạch

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCSHT

Xây dựng cở hạ tầng

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Cơ cấu các loại đất huyện Lục Ngạn .......................................................................26

Bảng 3.2.

Kết quả phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015 (theo giá cố
định năm 2010) ........................................................................................................29

Bảng 3.3.

Tình hình dân số - lao động huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015 .......................31

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu khảo sát ............................................................................................35

Bảng 4.1.

Tỉ lệ phân cấp khoản thu giữa các cấp ngân sách ....................................................43

Bảng 4.2.

Tình hình thực hiện thu ngân sách Nhà nước huyện Lục Ngạn giai đoạn
2012 - 2015..............................................................................................................52

Bảng 4.3.

Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước huyện Lục Ngạn giai đoạn
2012 - 2015..............................................................................................................54

Bảng 4.4.


Kết quả thực hiện chi ngân sách cấp huyện giai đoạn 2012-2015...........................60

Bảng 4.5.

Tổng hợp kết quả điều tra về thực hiện chi NSNN cho đầu tư XDCB....................63

Bảng 4.6.

Tổng hợp kết quả điều tra về việc chấp hành DT chi thường xuyên. ......................67

Bảng 4.7.

Kết quả chấp hành dự toán chi ngân sách huyện Lục Ngạn giai đoạn
2012 – 2015 .............................................................................................................69

Bảng 4.8.

Tỉ lệ thực hiện chi ngân sách so với dự toán của huyện Lục Ngạn từ
2012 - 2015..............................................................................................................70

Bảng 4.9.

Biểu cân đối thu-chi ngân sách Nhà nước của huyện Lục Ngạn .............................72

Bảng 4.10. Các chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra quản lý NSNN huyện Lục Ngạn, từ năm
2012-2015................................................................................................................74
Bảng 4.11. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác quản lý chi ngân
sách ở huyện năm 2015 ...........................................................................................75
Bảng 4.12. Trình độ chính trị của cán bộ, công chức làm công tác quản lý chi ngân sách

ở huyện năm 2015 ...................................................................................................76

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 4.1.

Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước huyện ...........................................45

Sơ đồ 4.2.

Hệ thống tổ chức phòng TC-KH huyện Lục Ngạn ...............................................48

Sơ đồ 4.3.

Sơ đồ tổ chức hệ thống chi ngân sách huyện Lục Ngạn .......................................50

Biểu đồ 4.1. So sánh các khoản thu cơ bản của NSNN huyện giai đoạn 2012 - 2015 ..............53
Biểu đồ 4.2. So sánh chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng số chi NSNN
của huyện giai đoạn 2012-2015 ............................................................................55

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Vân Trang
Tên luận văn: Quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Lục Ngạn là một huyện miền núi, tăng truởng kinh tế chưa cao, khả năng tích luỹ
thấp, điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn; địa bàn rộng, dân cư sống không tập
chung, thời tiết diễn biến không thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức
như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân
dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn thu, chi ngân sách hàng năm trên địa bàn; giá trị
kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào cây vải thiều; nguồn thu NSNN hàng năm không cao
nhưng phải đáp ứng yêu cầu chi lớn (hằng năm thu ngân sách chỉ ứng đáp ứng gần 10%
nhu cầu chi). Do đó việc nghiên cứu đề tài “Quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa
bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng ngân sách của địa phương.
Việc nghiên cứu đề tài trên đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu
các cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cấp huyện, phân tích thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện
Lục Ngạn từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi NSNN trên địa
bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Tác giả đã thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp về hoạt động quản lý chi NSNN
trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng
phiếu điều tra đối với các cán bộ làm công tác quản lý, kế toán tại các đơn vị thụ hưởng
ngân sách trên địa bàn huyện. Từ các số liệu thu thập được tác giả sử dụng các phương
pháp phân tích bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương
pháp chuyên gia để phân tích thực trạng những kết quả đạt được và những khó khăn
vướng mắc trong quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
Qua đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai
đoạn năm 2012-2015 cho thấy huyện cũng đã đạt được những kết quả tích cực trong

việc chấp hành đúng mẫu biểu theo quy định của luật ngân sách, đảm bảo chi đúng, đủ.
Tuy nhiên, quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện vẫn tồn tại những mặt hạn chế trong
xây dựng, lập, duyệt, phân bổ, thực hiện dự toán chưa sát thực tế nên hàng năm phải bổ

8


sung kinh phí, gây lãng phí NSNN, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn buông
lỏng mức độ sai phạm phát hiện nộp ngân sách 11.785,1 triệu đồng, xử lý khác 11.591,3
triệu đồng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Lục
Ngạn là do cơ chế chính sách của tỉnh còn chưa hợp lý, chưa đầy đủ, kịp thời, cụ thể
hóa, chậm ban hành; do trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán và năng lực quản lý
của chủ tài khoản tại các đơn vị còn hạn chế; do công tác xây dựng dự toán thiếu sát
thực và điều chỉnh dự toán tăng giảm cuối năm gia tăng; và do bộ máy tổ chức và phân
cấp quản lý tài chính chưa phù hợp.
Thông qua nghiên cứu tôi đề xuất 5 giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi
NSNN trên địa bàn huyện Lục Ngạn gồm: (1) Về công tác lập và phân bổ dự toán
NSNN cấp huyện; (2) Công tác thực hiện dự toán chi NSNN cấp huyện; (3) Quyết toán
chi NSNN cấp huyện; (4) Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính NS cấp huyện;
(5) Hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN.
Từ khóa: Ngân sách Nhà nước; quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện;
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;

9


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Van Trang
Thesis title: Management of the State budget in Luc Ngan district, Bac Giang province

Major: Economics management

Course code: 60.34.04.10

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Luc Ngan is a mountainous district, low economic growth, low accumulation
ability, natural conditions more difficult; large area, residents are not concentrated,
weather unfavorable developments, faced with many challenges such as natural
disasters, epidemics, floods, has a great influence on the production and living
conditions of workers people, especially the impact on revenues and expenditures in the
province every year; district economic value largely based on lychee trees; annual state
revenues are not high, but must meet the requirements of large expenditure (annual
revenue only approximately 10% to meet spending needs). Thus the study with the topic
"Managing the state budget in Luc Ngan district, Bac Giang province" is the problem
needed to enhance efficiency of the local budget.
The study raises the topic on specific research objectives: Study the theoretical
basis and the practices of the district budget expenditure management, analyze the
situation and the factors that affect the management of expenditure State budget Luc
Ngan district which proposes a number of major solutions to enhance the management
of state budget Luc Ngan district, Bac Giang province.
The author has collected the secondary data and primary operational budget
expenditure management Luc Ngan district, Bac Giang province through direct
interviews with the questionnaire for the management staff Management and accounting
at the budget beneficiaries in the district. From the data collected by the author using the
method of analysis included descriptive statistical method, comparative method and the
method of experts to analyze the situation of the results achieved and the difficulties in
budget expenditure management Luc Ngan district.
Assessing the situation through budget expenditure management in Luc Ngan
district in period 2012-2015 shows the district has achieved positive results in the strict
observance of prescribed forms of budget laws, ensure spent properly and fully.

However, budget expenditure management in the district remains the shortcomings in
the construction, establishment, approval, distribution and implementation of realistic
cost estimates should not have additional annual funding, wasting state budget ,
inspection, testing, supervision is loose level of irregularities detected 11785.1 million ,
another handles 11591.3 million.

10


The factors that affect the management of state budget expenditures in Luc Ngan
district is due to provincial policy mechanism has been inadequate, incomplete, timely,
concretize, issued late; qualified by a team of accountants and management capacity of
the account holder in the unit are limited; building work due to lack of realistic cost
estimates and adjusted estimates of incremental increase or decrease the year-end; and
due to the organizational structure and financial decentralization is not appropriate.
Research propose five measures to strengthen the management of state budget Luc
Ngan district include: (1) With regard to the establishment and allocation of state budget
estimates the district; (2) The implementation of district state budget expenditure
estimates; (3) Settlement of the district budget expenditure; (4) The monitoring and
inspection, inspectors financial district NS; (5) Completion of the apparatus and
improve budget managers.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là phạm trù kinh tế, gắn liền với sự ra đời và
phát triển của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng
quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình

thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ... để phục vụ cho hoạt động của mình hình
thành nên NSNN. Ngân sách Nhà nước là một bộ phận cơ bản trong hệ thống tài
chính quốc gia, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước
để điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội đảm bảo an ninh
quốc gia. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò quan trọng, chủ yếu trong huy động và
phân phối các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đảm bảo hoạt động của Nhà nước,
đồng thời phân phối nguồn lực hợp lý để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, ổn
định và bền vững; bên cạnh đó còn giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo thực
hiện công bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động xã hội.
Trong điều kiện nguồn kinh phí còn khó khăn, nguồn thu không đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ chi, tình trạng bội chi ngân sách thực tế đã xảy ra tại một
số địa phương, ngân sách cấp trên phải bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới
để cân đối nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thực hiện nhiệm vụ
hoạt động của bộ máy quản lý hành chính, mua sắm tài sản, trang thiết bị, đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương. Trong khi đó việc sử dụng kinh phí ở một
số chương trình, một số lĩnh vực, ở một số ngành, một số cơ sở còn để sẩy ra tình
trạng lãng phí, gây thất thoát cho Nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng mà không
có khả năng thu hồi, mặt khác công tác thanh tra còn mang nặng tính hình thức
chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo được lòng tin trong xã hội, trong nhân dân, gây
bức xúc cho xã hội cho nhân dân. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
đến công tác quản lý, sử dụng kinh phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả tránh lãng phí
gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước, gắn với việc xây dựng bộ máy Nhà
nước ngày càng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH
và hội nhập quốc tế.
Việc tăng cường công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước (NSNN) xuất
phát từ thực trạng của công tác quản lý chi NSNN. Việc lập dự toán chi ngân

1



sách, chấp hành dự toán chi ngân sách và quyết toán chi ngân sách Nhà nước
hàng năm đã được thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Tuy nhiên, trên thực
tế các công tác này còn mang tính hình thức, tính áp đặt, số liệu chưa phản ánh
đúng thực trạng khách quan của từng địa phương, do đó ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, đội ngũ
cán bộ, công chức làm công tác tài chính nói chung và công tác quản lý chi ngân
sách nói riêng còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực
quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Cân đối thu - chi ngân sách luôn là một trong những mục tiêu phấn đấu
của Đảng và Nhà nước. Nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cố
gắng để giảm thiểu chi hành chính, sự nghiệp, tăng cường chi cho đầu tư phát
triển và xây dựng cơ bản, chi đúng chỗ, chi hiệu quả, tiết kiệm. Bởi đầu tư của
Nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, nên tình
trạng thâm hụt ngân sách là không tránh khỏi, nhưng thâm hụt mức độ nào là
hợp lý đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nhằm đảm bảo cho cân đối thì việc quản lý chi
NSNN là rất cần thiết.
Lục Ngạn là một huyện miền núi, tăng truởng kinh tế chưa cao, khả năng
tích luỹ thấp, điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn; địa bàn rộng, dân cư sống
không tập chung, thời tiết diễn biến không thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó
khăn thách thức như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và
đời sống của nhân dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn thu, chi ngân sách hàng
năm trên địa bàn; giá trị kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào cây vải thiều; nguồn
thu NSNN hàng năm không cao nhưng phải đáp ứng yêu cầu chi lớn (hằng năm
thu ngân sách chỉ ứng đáp ứng gần 10% nhu cầu chi).
Với vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính Nhà nước, việc
nghiên cứu đề xuất quản lý chi ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mặc dù
đã có nhiều đề tài nghiên cứu về ngân sách nói chung và chi ngân sách nói riêng,
tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “Quản lý chi ngân sách

Nhà nước trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang. Việc nghiên cứu đề tài này thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả chi NSNN của địa phương. Chính vì vậy, tôi đã lựa
chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
chi NSNN, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân
sách
Nhà nước;
- Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện
Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa
bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý chi NSNN
trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới;
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Ngân sách Nhà nước là gì? Chi NSNN là gì? Chi NSNN gồm những
nội dung gì?
(2) Thực trạng thực trạng chi NSNN trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh

Bắc Giang? Những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân?
(3) Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN ở huyện?
(4) Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của của đề tài là các nội dung quản lý chi NSNN,
quy định về quản lý chi NSNN cấp huyện, tình hình quản lý thu NSNN trên địa
bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thông qua các đối tượng sau:
-

Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN cấp huyện;

-

Công tác lập kế hoạch và chấp hành (thực hiện) dự toán chi NSNN;

3


- Một số nhân tố ảnh hưởng và có liên quan (cá nhân, tổ chức sản xuất,
kinh doanh…).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước; nội
dung quản lý chi NSNN, Luật NSNN, thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên
địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
1.4.2.3 Phạm vi về thời gian
Các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được giới hạn từ năm 2012

đến hết năm 2015. Giải pháp đưa ra hoàn thiện giai đoạn 2016- 2020.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI
- Nghiên cứu quản lý chi ngân sách Nhà nước góp phần hệ thống hoá và
phân tích rõ các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cấp huyện. Tổng hợp các
kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cấp huyện tại các địa phương khác, phân tích
những mặt đạt được, những khuyết điểm cần lưu ý để đưa ra bài học kinh nghiệm
cho quản lý chi NSNN cấp huyện, làm cơ sở cho quá trình thực hiện quản lý chi
ngân sách trên địa bàn huyện một cách hiệu quả:
- Nghiên cứu quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lục Ngạn
tỉnh Bắc Giang, phân tích rõ thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Lục Ngạn,
những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý
chi NSNN cấp huyện tại huyện Lục Ngạn.
- Đề xuất giải pháp có tính khả thi để tăng cường công tác quản lý chi
NSNN trên địa bàn huyện Lục Ngạn thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng NSNN, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề về chi ngân sách Nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm chi ngân sách Nhà nước
Hoạt động NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước.
Trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội, nguồn tài chính luôn vận động
giữa một bên là Nhà nước, một bên là các chủ thể kinh tế xã hội. Bản chất của
các hoạt động đó là giải quyết lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác.
Thông qua việc tạo lập quỹ tiền tệ tập trung, Nhà nước bắt buộc các chủ thể đó
phải nộp một phần thu nhập cho mình; việc sử dụng quỹ tiền tệ phù hợp với các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Các khoản thu, chi của Nhà nước được thể

chế hoá bằng luật pháp.
Điều 1 Luật NSNN được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002 cũng khẳng định: “Ngân
sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đó được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Quốc hội, 2002).
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình Nhà nước tiến hành phân phối, sử
dụng quỹ ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp
nhằm đảm bảo về mặt vật chất để duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường
của bộ máy quản lý Nhà nước và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Chi ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả
nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
(Quốc hội, 2002).
2.1.1.2. Đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước
Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối
và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy Nhà nước và thực
hiện các chức năng kinh tế-xã hội mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc
nhất định (Nguyễn Văn Huỳnh, 2014).
Chi NSNN chủ yếu dựa trên những nguồn thu nhập lấy từ hoạt động sản

5


xuất. Sự vận động của nó gắn liền với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế- xã hội
và quy mô của chi Ngân sách dựa vào mức tăng thu nhập quốc dân cũng như kết
quả của việc phân chia nó thành quỹ tiêu dùng và quỹ tích lũy xã hội.
Quá trình phân phối quỹ NSNN là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để
hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Chẳng hạn như việc cấp phát

vốn từ NSNN cho các đơn vị dự toán, cho các cấp ngân sách trong hệ thống ngân
sách hoặc cho các quỹ tài chính khác. Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp sử
dụng khoản tiền cấp phát từ NSNN cho những công việc của Nhà nước đã định
sẵn không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Từ
bản chất của chi NSNN, có thể rút ra một số đặc điểm của chi NSNN như sau:
Một là, chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã
hội mà Nhà nước đảm đương trước mỗi quốc gia. Nhà nước càng đảm đương
nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của chi NSNN càng mở rộng và ngược lại.
Hai là, chi NSNN xét về mức độ, nội dung, cơ cấu được quyết định bởi cơ
quan quyền lực cao nhất là Quốc hội quyết định. Do đó, chi NSNN mang tính
pháp lý cao làm cho NSNN trở thành công cụ có hiệu lực trong quá trình điều
hành và quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.
Ba là, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN bao giờ cũng được xem xét ở
tầm vĩ mô về chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, khi phân tích
đánh giá hiệu quả của chi NSNN thường rất phức tạp, đòi hỏi phải có quan điểm
toàn diện, nghiên cứu ảnh hưởng của nó trên tổng thể các mối quan hệ.
Bốn là, chi NSNN xét về tính chất đó là khoản chi không hoàn trả trực tiếp
thông qua hình thức cấp phát trực tiếp của Nhà nước vào các lĩnh vực của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của Nhà nước.
Năm là, các khoản chi NSNN được gắn chặt vời sự vận động của phạm trù
giá trị khác như: Tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Mối quan hệ giữa
chi NSNN với các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính có ý nghĩa cực kỳ to
lớn trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô như: Tăng trưởng, công
ăn việc làm, giá cả,…
2.1.1.3. Vai trò của chi ngân sách Nhà nước
(1) Là điều kiện quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước
- Sự hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội
luôn luôn đòi hỏi các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.


6


- Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Nhà nước có vai trò quản lý, điều tiết
vĩ mô nền kinh tế, xã hội và Nhà nước đã sử dụng các công cụ kinh tế tài chính,
trong đó có chi NSNN biểu hiện thông qua chi NSNN để kích thích sự tăng
trưởng kinh tế điều tiết thị trường, giá cả, chống lạm phát, điều tiết thu nhập của
dân cư góp phần thực hiện công bằng xã hội.
(2) Là công cụ quan trọng để thực hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý sản
xuất kinh doanh.
- Để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển
kinh tế, Nhà nước sử dụng các công cụ bộ phận của NSNN là chi đầu tư của
NSNN để hướng dẫn, kích thích và tạo sức ép đối với các chủ thể trong hoạt
động kinh tế và chống độc quyền.
- Thông qua chi NSNN vào cơ sở kinh tế hạ tầng vào các ngành kinh tế
trọng điểm và mũi nhọn. Các khoản chi đầu tư của NSNN có tác dụng định
hướng hình thành cơ cấu kinh tế ở nước ta là động lực thúc đẩy sự ra đời của các
cơ sở kinh tế mới, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên
cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các
doanh nghiệp.Mục tiêu chi ngân sách Nhà nước.
- Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo phúc lợi công cộng
ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu văn hoá, xã hội dài hạn như xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như các công trình thuộc lĩnh vực giao thông, điện
nước, giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, nghệ thuật….
- Đảm bảo sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trung hạn của đất nước như
đầu tư cho các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính chất
chiến lược, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế quan trọng, các công
trình công nghiệp trọng điểm có tác dụng đòn bẩy đối với nền kinh tế quốc dân….
-


Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đất nước.

-

Đảm bảo vị trí kinh tế của đất nước trên trường quốc tế.

-

Đảm bảo an ninh và giữ vững được chủ quyền.

- Đầu tư vào các lĩnh vực công mà các doanh nghịêp quốc doanh riêng
lẻ, doanh nghịêp tư nhân không có khả năng tham gia. Do nhu cầu về vốn quá
lớn, độ rủi ro cao, mà các lĩnh vực này không thể thiếu đối với sự phát triển
chung của đất nước và rất cần thiết cho đời sống con người và đặc biệt là các
vùng miền xa xôi.

7


2.1.1.4. Nội dung của chi ngân sách Nhà nước
NSNN có những nội dung chi thể hiện ở những khoản chi sau:
(1) Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; Đầu tư và
hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà
nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết
có sự tham gia của Nhà nước; Chi bổ sung dự trữ Nhà nước; Các khoản chi khác
theo quy định của pháp luật;
(2) Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế,
xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản

lý; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý; Quốc
phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phương;
Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các
chương trình quốc gia do trung ương thực hiện; Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo
quy định của Chính phủ; Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do trung
ương đảm nhận; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
(3) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
(4) Chi viện trợ;
(5) Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
(6) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương;
(7) Chi bổ sung cho ngân sách địa phương (Quốc hội, 2002).
2.1.1.5. Nguyên tắc của chi ngân sách Nhà nước
Nguyên tắc thứ nhất: gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi:nếu
vi phạm nguyên tắc này dẫn đến bội chi NSNN, gây lạm phát mất cân bằng cho
sự phát triển xã hội;
Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố
trí các khoản chi tiêu của NSNN;

8


Nguyên tắc thứ ba: theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất
là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội;
Nguyên tắc thứ tư: tập trung có trọng điểm, đòi hỏi việc phân bổ nguồn
vốn từ NSNN phải tập trung vào các chương trình trọng điểm, các ngành mũi
nhọn của Nhà nước;
Nguyên tắc thứ năm: phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của

các cấp theo quy định của luật để từ đó bố trí các khoản chi thích hợp với nhiệm
vụ phát triển kinh tế-xã hội của từng cấp.
Nguyên tắc thứ sáu: phối hợp chặt chẽ các khoản chi ngân sách Nhà nước
với các yếu tố khác trong nền kinh tế vĩ mô như: khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ
giá hối đoái (Quốc hội, 2002; Nguyễn Ngọc Phương, 2013).
2.1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách Nhà nước
Nội dung, cơ cấu chi NSNN là sự phản ánh những nhiệm vụ chính trị, kinh
tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Nội dung, cơ cấu chi NSNN của mỗi quốc
gia thường sự chi phối của nhiều nhân tố.
a. Chế độ xã hội
Đây là nhân tố cơ bản quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN, nó
quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của Nhà nước. Nhà nước là
chủ thể của chi NSNN, vì thế lẽ đương nhiên nội dung, cơ cấu của chi NSNN
chịu sự ràng buộc của chế độ xã hội. Nhìn vào nội dung, cơ cấu chi của NSNN
trên một lĩnh vực nào đó có thể cho thấy về bản chất của xã hội đó.
b. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến nội dung,
cơ cấu của chi NSNN. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và
điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa
đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định.
c. Khả năng tích lũy của nền kinh tế
Khả năng tích lũy của nền kinh tế anh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi của
NSNN. Khả năng tích lũy càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển càng cao.
d. Tổ chức bộ máy và những nhiệm vụ kinh tế- xã hội của Nhà nước
- Tổ chức bộ máy và những nhiệm vụ kinh tế- xã hội của Nhà nước ảnh
hưởng đến nội dung, cơ cấu chi của NSNN mà Nhà nước đảm nhận trong từng
giai đoạn lịch sử.

9



- Ngoài ra, những nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi
của NSNN như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội và của các nhân tố cụ thể
như: giá cả, lãi suất, tỉ giá hối đoái…
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi NSNN có ý
nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung, cơ cấu các khoản chi của NSNN một
cách khách quan, phù hợp với yêu cầu về tình hình kinh tế, chính trị trong từng
giai đoạn lịch sử (Nguyễn Ngọc Phương, 2013).
2.1.2. Một số vấn đề chung về quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện
2.1.2.1. Khái niệm về quản lý chi ngân sách Nhà nước
Quản lý là tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản
lý nhằm duy trì hoạt động của hệ thống, sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng sẵn có,
các cơ hội để đưa hệ thống đi đến mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động
của môi trường. Quản lý thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều
tiết phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện
cụ thể của quản lý thông qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức điều
phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt
động nào đó, điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ
phận (Phạm Văn Thịnh, 2011).
Quản lý chi ngân sách là việc quản lý quy trình sử dụng tiền của ngân sách
Nhà nước để duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy quản lý Nhà
nước và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ở các cấp, các
ngành trong từng thời kỳ từ khâu thiết lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết
toán kinh phí.
Quản lý chi ngân sách là sử dụng NSNN có hiệu quả nhằm đảm bảo chi tiêu
đầy đủ, hợp lý, kịp thời theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học và môi
trường của địa phương. Điều này có nghĩa là sử dụng NSNN để giữ vững an ninh
quốc phòng tại địa phương và đầu tư xây dựng địa phương ngày càng giầu đẹp, xã
hội ngày càng văn minh, cập nhật khoa học công nghệ tiên tiến nhanh nhất.
2.1.2.2. Mục tiêu của quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện

Chính quyền cấp huyện là cấp thứ ba trong hệ thống chính trị. Hoạt động tài
chính của chính quyền cấp huyện bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các
xã, phường, thị trấn. Các khoản chi của ngân sách cấp huyện được thực hiện trong
một năm, theo một quy trình: Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách.

10


Chi ngân sách cấp huyện bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi bổ
sung cho ngân sách cấp xã; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật. Ngân sách huyện có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện vì vậy mục tiêu của quản lý chi ngân sách
Nhà nước cấp huyện, đó là:
- Để đảm bảo cho bộ máy hành chính, Đảng, Nhà nước, các đoàn thể ở
huyện, bảo đảm cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường, an ninh, quốc phòng và
các sự nghiệp theo phân cấp quản lý kinh tế xã hội.
- Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
huyện và hỗ trợ các xã, thị trấn trên địa bàn chưa tự cân đối được thu, chi ngân
sách.
- Là công cụ tài chính giúp cơ quan cấp huyện kiểm tra, giám sát hoạt động
của chính quyền cấp xã, thị trấn.
2.1.2.3. Yêu cầu trong hoạt động quản lý chi ngân sách cấp huyện
Chi ngân sách Nhà nước cấp huyện gồm có những nội dung sau:
(1) Chi thường xuyên: Là quá trình phân phối, sử dụng ngân sách cấp huyện
để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của chính quyền cấp huyện, bao gồm: chi sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào
tạo, y tế, văn hóa xã hội, thông tin liên lạc, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học,
công nghệ, môi trường, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, chi tài trợ
cho các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, chi cho các hoạt động của các cơ

quan Đảng và các tổ chức chính trị xã hội do huyện quản lý, chi khác.
(2) Chi đầu tư phát triển: Là quá trình phân phối, sử dụng một phần vốn
ngân sách cấp huyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH, phát triển sản
xuất của Nhà nước nói chung và của huyện nói riêng nhằm ổn định và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống xã hội.
(3) Chi bổ sung cho NS cấp dưới:
Cấp phát kinh phí, các khoản chi của ngân sách cấp huyện:
Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và dự toán ngân sách từng
quý; căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, phòng TC-KH tiến hành cấp
phát kinh phí theo nguyên tắc cấp trực tiếp đến các đơn vị sử dụng ngân sách và
thanh toán trực tiếp từ KBNN cho đối tượng thụ hưởng NSNN.
11


Các hình thức cấp phát kinh phí: Cấp phát bằng hạn mức kinh phí; cấp phát
hình thức lệnh chi tiền; cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản; cấp
phát kinh phí ủy quyền; Cấp phát cho các tổ chức chính trị-xã hội và tổ chức xã
hội nghề nghiệp;
(4) Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau
Căn cứ vào những nội dung chi NSNN cấp huyện trên mà việc quản lý chi
NSNN cấp huyện cần phải có những yêu cầu cụ thể để phù hợp.
Chi NS cấp huyện được thực hiện theo nhiệm vụ và định mức đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt. Như đã xây dựng ở khâu lập dự toán, quản lý chi
ngân sách cấp huyện bao gồm 2 nội dung chính là quản lý chi thường xuyên và
quản lý chi đầu từ phát triển.
Nội dung chi đầu tư phát triển đã được xây dựng trong dự toán đầu năm, chi
tiết đến từng hạng mục công trình. Nguồn vốn thực hiện chi đầu tư phát triển là
nguồn thu cấp quyền sử dụng đất, thu hỗ trợ từ NS tỉnh và NSTW, nguồn huy
động khác. Mặt khác, nguồn để chi thường xuyên để thực hiện những chức năng
và nhiệm vụ thường xuyên của bộ máy Nhà nước là từ nguồn thu NS huyện được

phân cấp (trừ thu cấp QSDĐ) và nguồn bổ sung cân đối từ NS tỉnh. Trước đây,
ngân sách chi thường xuyên hoàn toàn là nguồn không tự chủ, việc chi tiêu hoàn
toàn do Nhà nước quản lý cụ thể. Điều này gây ra tình trạng những đơn vị sử
dụng ngân sách một cách bị động, không đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ phát
sinh, chi tiêu lãng phí, không hiệu quả. Để khắc phục, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP
ngày 14/2/2015 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức biên
chế và sử dụng ngân sách và kinh phí của cơ quan hành chính và đơn vị sự
nghiệp công lập. Theo đó, nguồn chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NS sẽ
bao gồm nguồn tự chủ và không tự chủ. Nguồn không tự chủ dùng để thực hiện
các nhiệm vụ chính của đơn vị trong từng thời kỳ được lên kế hoạch trong dự
toán. Nguồn tự chủ được thủ trưởng các đơn vị sử dụng linh hoạt để phục vụ các
khoản chi tiêu thường xuyên khác như: lương, các khoản có tính chất như lương,
văn phòng phẩm, mua sắm tài sản công… theo định mức quy định, nếu cuối năm
tiết kiệm được thì dùng để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên
của đơn vị. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý chặt chẽ được các khoản chi tiêu
thông qua kiểm soát ở KBNN và phòng TC-KH ở địa phương. Với cách quản lý

12


×