Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thóc và gạo lật trong chăn nuôi lợn nái và lợn con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.34 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------*---------------

HỒ THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÓC
VÀ GẠO LẬT TRONG CHĂN NUÔI LỢN NÁI
VÀ LỢN CON

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Chăn nuôi

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------*---------------

HỒ THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÓC
VÀ GẠO LẬT TRONG CHĂN NUÔI LỢN NÁI
VÀ LỢN CON
Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Trần Văn Phùng
2. TS. Trần Quốc Việt

Thái Nguyên - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Hồ Thị Hiền


LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài
sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu
của nhà trường, các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới hai Thầy hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn
Phùng và TS. Trần Quốc Việt đã dày công giúp đỡ tôi về mặt trí tuệ, thời gian và
công sức chỉ bảo tận tình tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – Phòng Đào tạo
sau Đại học - Khoa Chăn nuôi thú y và quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong quá trình
học tập.
Tôi xin cám ơn Ban giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và thông tin,
các Cô, Chú, Anh, Chị Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn Chăn nuôi đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.

Và cuối cùng tôi dành tình cảm và lời cám ơn tới gia đình, chồng và con tôi
đã động viên, khích lệ và chia sẻ những khó khăn và tạo điều kiện thời gian cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Hồ Thị Hiền


i

MỤC LỤC
MỤC

LỤC

...................................................................................................................i DANH
MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... iii DANH
MỤC

BẢNG

.................................................................................................iv

DANH

MỤC

BIỂU....................................................................................................v
MỞ

ĐẦU
....................................................................................................................1
1.
Đặt
vấn
..............................................................................................................1

đề

2. Mục đích, ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
2.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế của đề tài ...............................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................3
1.1.1. Cơ sở khoa học về lúa, gạo ...........................................................................3
1.1.1.1. Một vài nét về tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và trên thế giới .3
1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của thóc và các sản phẩm từ thóc:
...........................6
1.1.1.3. Một số hạn chế trong việc sử dụng thóc làm thức ăn chăn nuôi
..........10
1.1.2. Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng của lợn ..................................................11
1.1.2.1. Đặc điểm sinh sản của lợn nái..............................................................11
1.1.2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của lợn con ..........................................13
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ..............................................................24
1.2.1. Những nghiên cứu sử dụng thóc và các sản phẩm từ thóc làm thức ăn cho
lợn trên thế giới
.....................................................................................................24
1.2.2. Những nghiên cứu sử dụng thóc và các sản phẩm từ thóc làm thức ăn cho
lợn ở Việt Nam
......................................................................................................25



i
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................27


ii

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................27
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................27
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 1:................................................................28
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.................................................................31
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................33
2.5.1. Thí nghiệm 1 ...............................................................................................33
2.5.2. Thí nghiệm 2: ..............................................................................................33
2.6. Phương pháp xử lý số liệu: .............................................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................35
3.1. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm 1 ....................................................................35
3.1.1. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái sinh sản: ...........35
3.1.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con đẻ ra của lợn nái sinh sản
...............................................................................................................................37
3.1.3. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa 39
3.1.3.1 Sinh trưởng tch lũy của lợn con theo mẹ .............................................39
3.1.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ
.........................................41
3.1.4. Kết quả theo dõi về hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn nái

sinh sản
..................................................................................................................43
3.1.5. Kết quả theo dõi về tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con ..................45
3.2 Kết quả thí nghiệm 2 .........................................................................................47
3.2.1. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm..............................47
3.2.2. Kết quả theo dõi về sinh trưởng của lợn thí nghiệm ...................................47
3.2.3 Kết quả theo dõi về tình hình nhiễm bệnh đường tiêu hóa của lợn con thí
nghiệm ...................................................................................................................5
1
3.2.4. Kết quả theo dõi về hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con thí nghiệm
......53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................57
1. Kết luận ................................................................................................................57
2. Đề nghị..................................................................................................................57


ii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nghĩa

1


Carb

2

DE

: Năng lượng tiêu hóa

3

đ

: Đồng

4



: Giai đoạn

5

Kg

: Kilogam

6

KL


: Khối lượng

7

ME

: Năng lượng trao đổi

8

PTNT

: Phát triển nông thôn

9

TĂCN

: Thức ăn chăn nuôi

10

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt nam

11

TL


: Tỷ lệ

12

TN

: Thí nghiệm

13

TT

: Tăng trọng

14

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

15

VTM

: Vitamin

16

YxL


: Yorkshire x Landrace

: Carbohydrate


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ..........................................................................28
Bảng 2.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái chửa sử dụng thóc ...........................................29
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng 1kg thức ăn cho lợn nái chửa ............................29
Bảng 2.4. Khẩu phần cho lợn nái nuôi con thí nghiệm .............................................30
Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng 1kg thức ăn cho lợn nái nuôi con ......................30
Bảng 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ..........................................................................31
Bảng 2.7. Khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa......................................................32
Bảng 2.8. Thành phần dinh dưỡng 1kg thức ăn cho lợn con cai sữa ........................32
Bảng 3.1. Chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái.........................................................35
Bảng 3.2. Số lượng lợn con đẻ/lứa của lợn nái .........................................................37
Bảng 3.3. Khối lượng của lợn con thí nghiệm qua các kỳ cân .................................39
Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con (g/con/ngày) .......................................41
Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa ....................................................44
Bảng 3.6. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con ...............................................46
Bảng 3.7. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu nuôi sống của lợn con thí nghiệm ...............47
Bảng 3.8. Kết quả theo dõi về khối lượng của lợn con .............................................48
Bảng 3.9. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tuyệt đối của lợn con
.............................50
Bảng 3.10. Kết quả theo dõi về tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy của lợn con...........52
Bảng 3.11. Kết quả theo dõi về lượng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng của lợn con

...................................................................53
Bảng 3.12. Kết quả theo dõi về chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn con ....55


5

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sinh trưởng tch luỹ của lợn thí nghiệm ......................................................49
Hình 2: Sinh trưởng tuyệt đối lợn con ......................................................................51


1


2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình
thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã khẳng định nghề nuôi lợn có
vị trí hàng đầu.
Trong chăn nuôi lợn thức ăn chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất, trong
đó chi phí của thức ăn năng lượng trong khẩu phần chiếm tỷ trọng cao nhất, sau
đó là thức ăn protein. Bởi vậy việc đánh giá giá trị năng lượng và protein trong thức
ăn là một bước quan trọng giúp cho việc xây dựng các khẩu phần tối ưu, không
những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con vật để đạt năng suất cao nhất
mà còn làm giảm giá thành thức ăn tới mức thấp nhất.
Ngành chăn nuôi đang vươn lên trở thành ngành sản xuất chính với tỷ trọng
đóng góp trong nông nghiệp ngày càng tăng (năm 2001: 21,9%; năm 2005: 24,2%;
năm 2010: 32,4%; dự kiến năm 2015 là 38,4%). Ngành chăn nuôi ngày càng phát

triển, nhu cầu nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cũng ngày
càng tăng. Theo dự báo, nhu cầu nguồn thức ăn giàu năng lượng của nước ta
năm
2015 sẽ là 16,4 triệu tấn; năm 2020 là 20,6 triệu tấn, trong khi đó sản lượng ngô và
sắn sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Chính vì vậy, hàng
năm nước ta vẫn phải chi xấp xỉ số tiền xuất khẩu gạo thu được để nhập nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi, 2012) [2]. Nghịch lý này đã đặt ra nhiều câu
hỏi: Liệu có sử dụng thóc làm thức ăn chăn nuôi để giảm áp lực nhập khẩu ? hoặc
thay vì xuất khẩu gạo ra nước ngoài, hãy dùng thóc và các phụ phẩm của thóc để
làm TĂCN thì lợi ích sẽ như thế nào về kinh tế và xã hội ?
Để đáp ứng được chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 nhu cầu sử
dụng TĂCN của cả nước ước tính là 27,4 triệu tấn, như vậy với năng lực của ngành
nông nghiệp hiện nay chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa trong khi sản lượng
ngô, lúa mì trên thế giới đang trên đà sụt giảm mạnh, giá liên tục tăng. Vì vậy, Việt
Nam phải tìm cách thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của các
nước như hiện nay. Để giải quyết bài toán này nhiều chuyên gia cho rằng nên tnh
đến sự cân bằng giữa nhập khẩu ngô, lúa mì và xuất khẩu gạo. Bởi nếu ngừng xuất
khẩu một số


lượng gạo chất lượng thấp nhưng có năng suất cao như hiện nay thì chúng ta vừa
có thể giúp ngành chăn nuôi giải quyết khó khăn trong việc chủ động nguồn
nguyên liệu vừa tìm được chỗ đứng cho số lượng gạo chất lượng trung bình xuất
khẩu với giá thấp. Như vậy, chúng ta cần phải từng bước giành thế chủ động cho
nguồn nguyên liệu TĂCN trước hết là thay thế hạt mì, ngô bằng lúa gạo sản xuất
trong
nước.
Vì những lý do trên mà chúng tôi đi đến tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiệu
quả sử dụng thóc và gạo gật trong chăn nuôi lợn nái và lợn con”
2. Mục đích, ý nghĩa khoa học của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả sử dụng thóc trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và gạo
lật trong chăn nuôi lợn con nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bằng
việc thiết lập khẩu phần mới có sử dụng thóc và gạo lật.
2.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tễn của đề tài
2.2.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu đưa ra được khẩu phần ăn thích hợp sử dụng thóc cho lợn
nái sinh sản và gạo lật cho lợn con đáp ứng nhu cầu dinh duỡng để đạt được năng
suất và hiệu quả kinh tế cao.
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước có giá trị dinh dưỡng cao
(thóc, gạo lật) cho ngành chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung,
nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư thức ăn công nghiệp bằng nguyên liệu nhập
khẩu vừa đắt tiền vừa không đảm bảo chất lượng (ngô, lúa mỳ,…).


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học về lúa, gạo
1.1.1.1. Một vài nét về tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và trên thế
giới
Lúa là cây trồng có truyền thống lịch sử lâu đời, hiện đang được canh tác ở
hơn 100 quốc gia trên thế giới với tổng diện tch trên 150 triệu ha, là nguồn cung
cấp lương thực chủ yếu cho một nửa dân số thế giới. Châu Á là nơi sản xuất lúa chủ
lực, chiếm 92% tổng sản lượng thóc toàn cầu. Tám nước có sản lượng thóc lớn nhất
trên thế giới là (triệu tấn): Trung Quốc (140,7); Ấn Độ (106,5); Indonesia (44,9);
Việt Nam (29,3,); Thái Lan (25,2); Brazil (7,9); Hoa Kỳ (6,8) và Pakistan (6,1),
FAO (2012) [15]. Về diện tch trồng lúa và sản lượng thóc sản xuất hàng năm, Việt
Nam xếp thứ năm sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh, nhưng là một

nước có truyền thống và kỹ thuật canh tác lúa nước tiên tiến, năng suất lúa ở
nước ta chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia. Theo USDA (2013) [35], tổng
diện tch lúa 3 vụ năm 2012 ở nước ta khoảng 7,7 triệu ha, sản lượng đạt 43,3 triệu
tấn. Lúa nước được canh tác ở hầu hết các vùng trong cả nước, nhưng diện tch và
sản lượng lớn nhất tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với 4,2 triệu ha
(chiếm
54,5%) và 24,5 triệu tấn thóc (chiếm 56,6% sản lượng cả nước). Mặc dù diện tch
gieo trồng tăng không đáng kể, nhưng từ những năm 1990 đến nay, do ứng dụng
những tiến bộ mới về giống và kỹ thuật canh tác, năng suất liên tục tăng (từ dưới 4
tấn/ha trong những năm 1990 đến xấp xỉ 6 tấn/ha trong thập kỷ đầu của thế kỷ
21), nhờ đó mà sản lượng thóc cũng liên tục tăng (bình quân 3,7%/năm) và đưa
nước ta từ một nước khủng hoảng thiếu về lương thực (những năm 1980 của thế
kỷ trước) đến địa vị một nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới.
Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia tuy là những nước có diện trồng lúa và sản
lượng thóc lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng thóc tnh bình quân đầu người cũng
chỉ đạt 120 kg đến 160 kg, bằng 30% đến 40% so với Việt Nam.


Bức tranh về tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam được phối cảnh với bức
tranh chung của khu vực châu Á và thế giới đã tạo một ấn tượng mạnh về một
nền


nông nghiệp lúa nước tiên tiến. Năng suất tăng, sản lượng tăng, nhưng sức tiêu
thụ thóc gạo của người dân Việt Nam trong những năm gần đây không những
không tăng mà có xu hướng giảm, mặc dù dân số nước ta vẫn không ngừng tăng.
Theo thống kê, mức tiêu thụ thóc ở nước ta năm 2000 là 142 kg/đầu người; năm
2005 là
136 kg; năm 2010 là 132 kg (Niên giám thống kê, 2011)[6]. Ngược lại với xu
hướng trên, mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của người Việt Nam liên tục

tăng. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) (2009) [1],
mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở nước ta năm 2002 là 26,9 kg; năm 2005 là
34,3 kg và 2008 là 40,5 kg. Ngành chăn nuôi đang vươn lên trở thành ngành sản
xuất chính với tỷ trọng đóng góp trong nông nghiệp ngày càng tăng (năm 2001:
21,9%; năm 2005: 24,2%; năm 2010: 32,4% dự kiến năm 2015 là 38,4%). Ngành
chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn
chăn nuôi cũng ngày càng tăng. Theo dự báo, nhu cầu nguồn thức ăn giàu năng
lượng trong chăn nuôi của nước ta năm 2015 sẽ là 16,4 triệu tấn; năm 2020 là 20,6
triệu tấn, trong khi đó sản lượng ngô và sắn sản xuất trong nước chỉ đáp ứng
được khoảng 60% nhu cầu. Chính vì vậy, hàng năm nước ta vẫn phải chi xấp xỉ số
tiền xuất khẩu gạo thu được để nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn
nuôi, 2012) [2]. Để đáp ứng được chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020
thì chúng ta sẽ phải nhập nhiều hơn nữa trong khi sản lượng ngô, lúa mì trên thế
giới đang trên đà sụt giảm mạnh, giá liên tục tăng. Vì vậy, Việt Nam phải tìm
cách thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của các nước như hiện nay.
Để giải quyết bài toán này nhiều chuyên gia cho rằng nên tnh đến sự cân bằng
giữa nhập khẩu ngô, lúa mì và xuất khẩu gạo. Bởi nếu ngừng xuất khẩu một số
lượng gạo chất lượng thấp nhưng có năng suất cao như hiện nay thì chúng ta vừa
có thể giúp ngành chăn nuôi giải quyết khó khăn trong việc chủ động nguồn
nguyên liệu vừa tìm được chỗ đứng cho số lượng gạo chất lượng trung bình xuất
khẩu với giá thấp, ví dụ như giống lúa lai cao sản IR50404. Có như vậy, chúng ta
mới từng bước giành được thế chủ động cho nguồn nguyên liệu TĂCN trước hết là
thay thế hạt mì, ngô bằng lúa gạo sản xuất trong nước.


Đôi nét về tình hình sản xuất giống lúa lai cao sản IR50404 trong những
năm qua: Trong những năm qua, giống lúa lai cao sản IR50404 được nhiều nông
dân ưa chuộng bởi năng suất chất lượng cao, năng suất đạt từ 6 - 8 tấn/ha, diện
tch sử dụng gieo trồng giống lúa này chiếm khoảng 30 - 40% diện tích trồng lúa,
thậm chí có vùng lên đến 70% như huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang. Tuy

nhiên, mấy năm trở lại đây nó lại gặp vấn đề khó khăn trong xuất khẩu.
Hiện nay, nông dân tỉnh Kiên Giang đang với niềm vui được mùa, năng suất
bình quân 6,3 tấn/ha với giống lúa IR50404 thì một bộ phận không nhỏ lại đang
loay hoay tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, bởi dù giá bán khá thấp so với những
loại lúa thương phẩm hàng hóa khác nhưng thương lái vẫn không thu mua. Tại các
vùng trọng điểm lúa như U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Tân Hiệp,
Gò Quao, Châu Thành…, trên các phương tiện thu mua lúa, thương lái gắn bảng
“lúa
504… không mua” nên nông dân không bán được, dù giá lúa chỉ ở mức 4.000 4.200 đồng/kg trong khi giá thị trường các giống lúa khác rơi vào khoảng 6.000 6.400 đồng/kg. Bên cạnh đó, sản lượng lúa này đang tồn trữ khá lớn, nông dân rất
cần bán để thanh toán chi phí đầu tư sản xuất, trả nợ ngân hàng và trang
trải sinh hoạt.
Nguyên nhân do những vụ mùa trước, loại lúa này bán có giá nhờ thị
trường xuất khẩu gạo cấp thấp thuận lợi, giống lúa IR 50404 luôn đạt năng suất từ
6 - 8 tấn/ha, nên nhiều nông dân vẫn chuộng loại giống này để gieo trồng.
Theo nhiều thương lái, sở dĩ không mua lúa IR50404 do đây là sản phẩm
nông sản chất lượng thấp, chưa ký được hợp đồng mới xuất khẩu loại gạo này với
đối tác; thị trường xuất khẩu gạo những tháng đầu năm nay gặp rất nhiều khó
khăn và cạnh tranh khá gay gắt, bởi các thị trường gạo cấp thấp đang nổi lên; giá
lúa xuống thấp, diễn biến khó lường, nếu mua vào rủi ro rất lớn, thua lỗ khó tránh
khỏi.
Để tránh tình trạng “được mùa mất giá” trong những vụ mùa tới, ngành
nông nghiệp nên triển khai thực hiện liên kết “4 nhà” theo hướng doanh nghiệp và
nông dân liên kết sản xuất theo các mô hình cánh đồng mẫu lớn.


Chính vì vậy, đây là nguồn nguyên liệu lớn mà giá thành có thể cạnh tranh
để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi một cách dễ dàng và hiệu quả.


1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của thóc và các sản phẩm từ thóc:

Thóc không chỉ là thực phẩm truyền thống của người Việt Nam nói riêng,
châu Á và thế giới nói chung, mà còn là nguồn nguyên liệu thức ăn dùng trong chăn
nuôi. Dùng cám nuôi lợn, dùng thóc nuôi gà, ngan, vịt đã rất quen thuộc với người
nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm nay. Nhưng về khía cạnh khoa học, vẫn còn
nhiều câu hỏi chưa được trả lời thoả đáng. Nếu như ngô, lúa mỳ, yến mạch, cao
lương…vv được nghiên cứu khá kỹ về thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và
cách thức sử dụng, thì các sản phẩm từ thóc (cám, gạo lật, tấm) và đặc biệt là thóc
nguyên hạt chưa được nghiên cứu nhiều. Hiện số lượng các công trình nghiên
cứu sử dụng thóc làm thức ăn chăn nuôi rất khiêm tốn, ngay cả ở những
trung tâm nghiên cứu lớn như AFRC (Vương quốc Anh), NRC (Mỹ) hay INRA (Pháp)
cũng không có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Bằng chứng là cho đến năm
1998, trong cơ sở dữ liệu của NRC (1998)[27] vẫn không đề cập đến thóc. Vậy
thóc và các sản phẩm từ thóc có vị trí như thế nào trong chăn nuôi ?, những yếu tố
dinh dưỡng nào là trở ngại khiến cho người chăn nuôi không mặn mà với việc sử
dụng thóc như ngô, lúa mỳ, sắn và một số nguyên liệu khác ?...vv.
Theo cách phân loại trong hệ thống thông tin nguồn thức ăn chăn nuôi
"Animal Feed Resources Information System" của tổ chức Nông Lương Quốc tế
(FAO, INRA, CIRAD, 2012) [15], thóc được xếp vào nhóm các loại hạt ngũ cốc (cereal
grains) gồm: Ngô, lúa mỳ, yến mạch, …vv. Hạt thóc gồm hai phần chính là vỏ trấu
và hạt gạo. Bao bọc bên ngoài hạt gạo là một lớp vỏ lụa mỏng. Khi được xay
(tách vỏ trấu) sẽ thu được hai sản phẩm gồm vỏ trấu (từ 16% đến 28%, trung bình
20%); gạo lật (72 - 84%, trung bình 80%). Gạo lật khi được xát bỏ lớp vỏ lụa được
gạo xát máy và cám (11%). Để xuất khẩu, gạo xát máy được đánh bóng và thu
được gạo trắng (67% so với thóc) và tấm (2%) (Juliano, 1988) [22]. Phụ thuộc vào
nguồn gốc, kỹ thuật chế biến mà thóc và các sản phẩm từ thóc (gạo lật, cám, tấm…
vv) có thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và giá trị nuôi dưỡng khác nhau.
Xét về khía cạnh dinh dưỡng, thóc và các sản phẩm từ thóc được xếp vào
nhóm nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng với thành phần chủ yếu là các hydrate
carbon. Tuy nhiên, thành phần và đặc điểm cấu trúc các hydrate carbon của thóc




các sản phẩm từ thóc rất khác nhau. Ở hạt gạo lật và gạo xát máy, nguồn hydrate
carbon chủ yếu là tinh bột (64,0% - 77,6%), một lượng nhỏ đường tự do (0,22% 0,45%). Phụ thuộc vào từng giống lúa mà tỷ lệ amylose và amylopectin trong tinh
bột gạo rất khác nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ amylase dao động từ 15% đến 30%
và amylopectin từ 70% đến 80%. Ở gạo lật và gạo xát máy, tỷ lệ xơ thô rất thấp (từ
0,2% đến 1,0%) trong đó chủ yếu là pentosans. Hàm lượng xơ thô của cám gạo rất
biến động (từ 10,0% đến 15,0%), thành phần cấu trúc xơ của cám gạo và vỏ trấu
chủ yếu là xellulose, hemicellulose, pentosans và lignin. Đây là điểm hạn chế khi sử
dụng thóc làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc dạ dày đơn với tỷ lệ cao và nhất là đối
với lợn.
Khẩu phần thức ăn xơ nhìn chung có hàm lượng năng lượng rất thấp. Bởi
vậy, việc tăng các nguyên liệu thức ăn xơ trong khẩu phần sẽ dẫn đến làm giảm
hàm lượng năng lượng nếu không bổ sung thức ăn giàu năng lượng vào khẩu
phần. Nếu khẩu phần ăn có hàm lượng xơ cao thì thể tch dịch tiêu hoá sẽ tăng lên
trong đường tiêu hoá và giảm thời gian thoát qua của dịch tiêu hoá, chính vì vậy
dẫn tới tỷ lệ tiêu hoá của các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần giảm. Theo
Li và cộng sự (1994) [43] đã chỉ ra rằng khẩu phần thức ăn xơ đã làm giảm đáng kể
tỷ lệ tiêu hoá của các chất dinh dưỡng, đặc biệt là năng lượng và protein. Tuy
nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận những mặt có lợi của khẩu phần thức ăn
xơ, bởi một thực tế rằng khẩu phần thức ăn xơ làm tăng thức ăn ăn vào và kích
thích sự nhu động trong đường tiêu hoá. Hơn nữa, nguồn năng lượng cung cấp cho
cơ thể từ các a xít béo bay hơi mà được sản sinh trong quá trình lên men vi sinh
vật của thức ăn xơ trong ruột già và ruột tịt là rất đáng kể.
Mặc dù năng suất sinh trưởng bị ảnh hưởng bất lợi bởi khẩu phần thức ăn
xơ ở bất cứ mức xơ nào, nhưng tốc độ tăng trưởng phần nào được cải thiện nhờ sự
tăng tnh ngon miệng và thức ăn ăn vào. Tuy nhiên, sự tăng này phụ thuộc vào
nguồn xơ được sử dụng và loại lợn như độ tuổi, thể trọng và giống lợn.
Trong số các hạt ngũ cốc, thóc có hàm lượng protein thấp. Do hàm lượng
glutelin cao (92% trong tổng số protein), nên hệ số 5,95 được đề nghị sử dụng để

tnh toán hàm lượng protein thô của thóc và gạo. Với cách tnh này, hàm lượng
protein thô của thóc dao động từ 5,8 đến 7,7%; gạo lật: 7,1% - 8,3% ; và gạo xát
máy: 6,3 - 7,1%. Nhưng các nhà dinh dưỡng động vật thay vì dùng hệ số này (5,95),


lại sử dụng hệ số 6,25. Với cách tnh như vậy, hàm lượng protein trong thóc dao
động từ 7,1% đến 11,9% trong vật chất khô.
Do hàm lượng albumin và globulin thấp (2-10% trong protein), nên giá trị
sinh học của protein ở thóc và gạo không cao, axit amin giới hạn số một ở thóc và
gạo đối với lợn là lysine. Nhưng khi đánh giá giá trị protein theo điểm axit amin =
100* (mg axit amin thiết yếu trong protein)/(mg axit amin thiết yếu ở protein lý
tưởng cho người), tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, điểm amino axit của gạo
(61), cao hơn so với lúa mỳ (39), mặc dù hàm lượng protein thô của lúa mỳ cao hơn
gạo tới 30%. Hiện nay, nhiều giống lúa, đặc biệt là các giống lúa lai với chất lượng
hạt khác nhau được canh tác ở nước ta, nên chất lượng protein của thóc và gạo
cũng rất khác biệt. Do đó, rất cần được đánh giá trước khi sử dụng trong chăn nuôi.
Ở hạt gạo lật và gạo xát máy, lipit tồn tại chủ yếu ở phôi, nội nhũ và lớp vỏ
lụa (cám). Phần lớn lipit ở gạo và cám là lipid trung tnh với thành phần axit béo
chủ yếu là palmitic and linoleic. Ngoài các triglyceride, trong hạt gạo và đặc biệt là
cám còn có hàm lượng đáng kể các axit béo tự do, sterol và các diglyceride, chúng
rất dễ bị oxy hóa trong quá trình bảo quản.
Theo Ninh Thị Len và cs, (2011)[4] hàm lượng chất hữu cơ và protein thô
giữa gạo lật giống lúa IR50404 và ngô vàng Sơn La không có sự khác biệt. Chất
hữu cơ ở gạo lật là 98,45%, ở ngô là 96,70%; Protein thô ở gạo lật là 8,91%, ở ngô
là 8,69%. Nhưng ở ngô hàm lượng chất béo, xơ thô, NDF và khoáng tổng số cao
hơn gạo lật. Ở ngô các chỉ số này lần lượt là: 5,95; 3,19; 11,02; 3,03, tương ứng với
gạo lật là: 2,56; 1,49; 4,32; 1,55. So với hai loại thức ăn trên thóc (giống lúa
IR50404) có hàm lượng vật chất khô tương tự, nhưng hàm lượng protein thô thấp
hơn (7,28), hàm lượng xơ thô, NDF và khoáng tổng số cao hơn rất đáng kể ( tương
ứng là: 1,97; 12,31; 17,84; 5,33). Sở dĩ cùng là nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ

giống lúa IR50404, nhưng thóc có hàm lượng protein thấp là vì có vỏ trấu nên
không chỉ hàm lượng protein thấp hơn mà hàm lượng chất xơ, đặc biệt là NDF cao
hơn rất nhiều so với gạo lật và ngô.
Ngô, gạo lật, thóc cung cấp rất nhiều loại axit amin trong đó có 10 loại axit
amin thiết yếu mà lợn không có khả năng tự tổng hợp được. Xét về thành phần


một số axit amin quan trọng như histidine, threonine, methionine, phenylalanine
thì ở


ngô và gạo lật không có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, so với ngô gạo lật giàu
arginine, valine và lysine hơn. Nhưng so với ngô và gạo lật, hàm lượng một số loại
axit amin quan trọng của thóc (histidine, threonine, methionine và lysine) khá thấp.
Thành phần hóa học phản ánh tiềm năng của nguyên liệu thức ăn về lượng,
nhưng không đánh giá được giá trị nuôi dưỡng. Để khảo sát giá trị nuôi dưỡng, các
nguyên liệu thức ăn cần phải được đánh giá về khả năng tiêu hóa các chất dinh
dưỡng. Tỷ lệ tiêu hóa tổng số của một số chất dinh dưỡng cơ bản như vật chất
khô, chất hữu cơ, dẫn xuất không chứa ni tơ ở gạo lật cao hơn ngô, nhưng tỷ lệ
tiêu hóa protein ở 2 loại nguyên liệu tương đương nhau (81,5% và 81,6%). Theo
Ninh Thị Len và cs, (2011)[4] khả năng tiêu hóa thóc ở lợn thấp hơn tiêu hóa ngô,
đặt biệt là khả năng tiêu hóa chất hữu cơ, protein, chất béo và khoáng tổng số. Nếu
tỷ lệ tiêu hóa protein thô của ngô và gạo lật ở lợn đạt trên 80%, thì đối với thóc tỷ
lệ này chỉ đạt 57,7%. Tương tự, tỷ lệ tiêu hóa lipit ở thóc chỉ đạt 53%, trong khi đó
các giá trị này ở ngô là 85,3% và ở gạo lật là 72,0%. Một số nghiên cứu gần đây ở
Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần có gạo lật
cao hơn so với khẩu phần cơ sở là ngô (Piao và cs, 2002[29], Zhang và cs,
2002[40]). Một số nghiên cứu cũng cho thấy, khi tăng tỷ lệ thóc trong khẩu phần
lên 50% và 60%, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ và protein ở lợn giảm
đáng kể.

Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô
ảnh hưởng quyết định đến giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) và năng lượng trao đổi
(ME) trên lợn. Tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô của thóc ở lợn cũng khá thấp (81,2%),
trong khi ở ngô 88,7% và gạo lật 90,7%. Điều này dẫn đến năng lượng thô (GE),
năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) của thóc sẽ thấp hơn của ngô
và gạo lật. Giá trị GE của thóc, gạo lật và ngô lần lượt là: 4127 ± 24,5; 4261 ± 10,3;
4366 ± 27,6. Giá trị DE tương ứng là: 3353 ± 83,0; 3866 ± 54,0; 3882 ± 20,3. Và sự
khác biệt rõ rệt là giá trị ME: 3216 ± 115,0; 3767 ± 49,0; 3779 ± 20,0. (Ninh Thị
Len và cs, 2011) [4].
Hiện nay, trên thế giới không có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
xác định giá trị DE và ME của thóc trên lợn. Vì vậy rất cần có những nghiên cứu cụ
thể hơn về vấn đề này.


1.1.1.3. Một số hạn chế trong việc sử dụng thóc làm thức ăn chăn
nuôi
Trở ngại dinh dưỡng lớn nhất khi sử dụng thóc nguyên hạt làm thức ăn cho
động vật dạ dày đơn là ở đặc điểm cấu trúc và thành phần của vỏ trấu. Thành
phần cơ bản trong chất hữu cơ của vỏ trấu là xellulose, hemicellulose và liglin. Các
thành phần này liên kết chặt chẽ với nhau và được "bê tông hoá" bởi một số loại
khoáng chất như oxyt canxi (CaO); oxyt sắt (Fe2O3), oxyt nhôm (Al2O3), oxyt silic
(SiO2)…vv, trong đó oxyt silic chiếm tỷ lệ cao nhất (67,3%). Vì lý do đó, nên về
phương diện kỹ thuật, thóc rất ít khi được dùng ở dạng thô (nguyên hạt) vì tính
thô ráp của lớp vỏ trấu làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lợi dụng thức ăn của
vật nuôi. Các thí nghiệm trên vật nuôi cho thấy, khi loại bỏ vỏ trấu, tỷ lệ tiêu hóa
năng lượng thô của gạo lật và tấm cao hơn ngô và lúa mỳ, nhưng khi dùng thóc
nguyên hạt, tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô của thóc ở lợn giảm đi 25% so với gạo lật
và tấm. Do tỷ lệ tiêu hoá năng lượng thô thấp, nên giá trị năng lượng thuần (NE)
trên lợn của thóc chỉ bằng 72 -77% so với ngô và lúa mỳ (PHILSAN, 2003 [28]. Ngoài
ra, ở thóc và các sản phẩm từ thóc (gạo lật, cám, tấm) còn tồn tại một số chất

kháng dinh dưỡng như phytin, chất ức chế trypsin và ức chế các proteinase.
Một hạn chế quan trọng khác làm cho thóc không được sử dụng nhiều trong
chăn nuôi là vấn đề hiệu quả kinh tế. Về khía cạnh kinh tế, tnh cạnh tranh trong sử
dụng một nguyên liệu nào đó để sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu
vào giá tiền tnh cho một đơn vị giá trị dinh dưỡng (năng lượng, protein…vv). Thực
tế, trong những năm qua, thóc vẫn không có được những lợi thế về giá. Theo USDA
(2012)[34] trong năm 2011, giá thóc đứng ở mức 6500 đ/kg, trong khi đó giá ngô
trong nước là 6750 đ/kg; giá ngô nhập khẩu là 6550 đ/kg; giá lúa mỳ nhập khẩu là
6400 đ/kg. Với giá thực tế trên, thì giá tiền cho 1 MJ năng lượng trao đổi của ngô và
lúa mỳ thấp hơn nhiều (chỉ bằng 72% đến 74%) so với thóc. Tương tự như vậy, giá
tiền cho 1% protein của thóc cao hơn so với ngô và lúa mỳ từ 5,9 đến 10%. Đây là
lý do cơ bản khiến cho thóc không được sử dụng nhiều để sản xuất thức ăn cho lợn
và gia cầm ở quy mô công nghiệp. Với giá thóc không cạnh tranh như phân tch ở
trên, thì thóc chỉ được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi với số lượng rất khiêm tốn,
chủ yếu ở khu vực chăn nuôi nông hộ. Để có thể được sử dụng với số lượng lớn ở
quy mô công nghiệp, giá tiền trên 1 MJ năng lượng trao đổi của thóc ít nhất phải


×