Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất để thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.38 KB, 134 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI

HOÀNG NGUYÊN KHANG

ĐẤU GIÁ TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN
GẮN LIỀN TRÊN ĐẤT ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI

HOÀNG NGUYÊN KHANG

ĐẤU GIÁ TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN
GẮN LIỀN TRÊN ĐẤT ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. HOÀNG THỊ QUỲNH CHI

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy,
trung thực và rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Hoàng Nguyên Khang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN TRÊN
ĐẤT ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...............................................................................6
1.1. Khái quát chung về đấu giá tài sản và đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền trên đất để thi hành án dân sự..............................................................................6
1.2. Cơ cấu pháp luật của đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất
để thi hành án dân ...……………………………………………..…….................... 9
1.3.Đặc điểm của đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân
sự…………………………………………………………………………….... ..........19
1.4. Vai trò của đấu giá tài sản là QSDĐ & TSGLTĐ để đảm bảo thi hành án
............21
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN LÀ

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN TRÊN ĐẤT ĐỂ THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH TỈNH THÁI
NGUYÊN....24
2.1. Thực trạng của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền

trên đất để đảm bảo t hi hành án dân sự...........................................................................24
2.2. Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất để thi hành
án dân sự ở Thái Nguyên ..................................................................................................49
2.3. Kết quả đạt được và hạn chế tồ n tại
.........................................................................55
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN TRÊN ĐẤT ĐỂ THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ
.........................................................................................................67
3.1. Phương hướng ho àn thiệ n pháp luật
........................................................................67
3.2. Giải pháp ho àn thiện pháp luật và bảo đảm t hực hiện
..........................................68
KẾT LUẬN .......................................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

QSDĐ &TSGLTĐ

:

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất


QSDĐ

:

Quyền sử dụng đất

THADS

:

Thi hành án dân sự


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thi hành án dân sự về việc
................................................................49
Bảng 2.2: Kết quả thi hành án dân sự về tiền.................................................................50
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số liệu về việc bán đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để
đảm bảo thi hành án dân sự ..............................................................................................55
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số liệu về tiền bán đấu giá QSDĐ và TSGLTĐ để
đảm bảo thi hành án dân sự ..............................................................................................56


MỞ ĐẦU
1. Tí nh cấp thi ết của đề
tài
Hiện nay hoạt động thi hành án dân sự là một trong những công việc có nhiều
khó khăn, phức tạp, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa công dân, duy trì kỷ cương phép

nước.
Việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định không chỉ mình cơ quan thi
hành án dân sự thi hành được, mà nó cần sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân
trong quá trình thi hành án, với những trình tự, thủ tục nhất định.
Trong việc tổ chức thi hành án biện pháp cuối cùng mà người phải thi hành
án
có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tiến
hành
cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo cho việc thi
hành án. Một trong những biện pháp mà các Chấp hành viên của các cơ quan thi
hành án dân sự thường áp dụng là kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền trên đất của người phải thi hành án. Trong đó khâu xử lý tài sản
kê biên là một trong những khâu quan trọng, đó chính là việc bán đấu giá các tài
sản đã bị kê biên để đảm bảo cho việc thi hành án. Việc bán đấu giá QSDĐ &
TSGLTĐ khi thực hiện
được thành công sẽ đảm bảo cho quyền lợi ích hợp pháp của bên được thi hành
án, sự nghiêm minh của pháp luật, cũng là một trong những điều kiện để giảm
nợ xấu cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng và đặc biệt là giải quyết được tình
trạng án tồn đọng về việc, cũng như về tiền của các cơ quan thi hành án dân sự.
Có thể thấy hoạt động bán đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ rất rộng, tài sản gắn
liền với đất gồm các nhà cửa, công trình, kiến trúc ở trên mặt đất và các công trình
ngầm, khoáng sản dưới lòng đất và các tài nguyên khác. Nhưng trên cơ sở nghiên
cứu ở phạm vi hẹp nên học viên loại trừ nghiên cứu các tài sản gắn liền với đất ở
ngầm dưới đất mà chỉ nghiên cứu về đấu giá tài sản QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành
án dân sự.
Trong quá trình thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền trên đất để thi hành án dân sự cũng phát sinh rất nhiều vấn đề, nhất là việc bảo
1



đảm tính công khai, minh bạch, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bán đấu giá tài
sản.
Do vậy, để cho việc đấu giá tài sản trong lĩnh vực thi hành án dân sự
được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp,

2


chính đáng của các tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết thi hành án và
cũng từ những kiến thức thu được trong quá trình học tập, nghiên cứu và từ
thực tiễn công việc Học viên chọn đề tài: “Đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền trên đất để thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu và làm Luận văn tốt nghiệp Cao học
của mình.
2. Tì nh hì nh nghi ên cứu l i ên quan đến đề tài
Lĩnh vực đấu giá tài sản nói chung và đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi
hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu. Có
thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Đề tài “ Bán đấu giá tài sản trong
thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hiền, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội ( 2014), tác giả đã phân tích tương đối đầy đủ các quy
định của pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản để thi hành án, từ đó đưa ra các
phương hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật.
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, 2018 : “ Đấu giá
tài sản để thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà
Nội” của tác giả Trần Thị Lương, tác giả cũng đã có sự phân tích, đưa ra những
vấn đề lý luận về đấu giá tài sản và đã có những phân tích đánh giá việc đấu giá
để thi hành án tại một địa bàn cụ thể có số lượng về việc và tiền lớn của cả nước.
Trên cơ sở đó đã đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện việc đấu giá tài
sản để đảm bảo thi hành án tại thành phố Hà Nội.

Đề tài “ Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Viện Khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2011[ 39, tr.3]. Đề tài này thuộc công trình
cấp bộ, nghiên cứu toàn bộ pháp luật về bán đấu giá tại thời điểm nghiên cứu, từ
đó có cơ sở đưa ra các biện pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề bán đấu giá
tài sản nói chung và bán đấu giá tài sản để thi hành án nói riêng. Có thể kể đến một
số nghiên cứu sau: “ Những khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm soát việc


bán đấu giá tài sản để thi hành án” của tác giả Nguyễn Hồng Sinh đăng trên
tạp chí


Kiểm sát số 23, tháng 12/2011; “ Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân s ự
vẫn còn là điểm nghẽn”

của tác giả Nguyễn Quang Thái và Đào Thị Thúy

Lan đăng trên http:// tcdcpl.moj.gov.vn; “ Một số vướng mắc về bán đấu giá tài
sản để thi hành án” của Đinh Duy Bằng đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số chuyên để tháng 02/2012; “ Nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân s ự” của tác giả Bùi Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí dân chủ và
pháp luật, số chuyên đề tháng 7/2015.
Có thể thấy các công trình nghiên cứu về đấu giá tài sản ở trên đã nghiên
cứu nhiều về lĩnh vực đấu giá tài sản để thi hành án, đề cập đến những khó khăn
bất cập trong bán đấu giá tài sản để thi hành án. Nhưng để nghiên cứu về bán đấu
giá tài sản là QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên thì chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu cụ thể nào. Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài này nhằm đánh giá, phân tích tương đối một cách toàn diện về đấu giá

QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự từ thực tiễn tại tỉnh Thái Nguyên để từ đó
đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện cho hoạt động bán đấu giá tài
sản là QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt
được hiệu quả cao.
3. Mục đí ch và nhi ệm vụ nghi ên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
trên đất để thi hành án dân sự; qua đó góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân có tài sản, cũng như bảo đảm cho người được thi
hành án trong quá trình thi hành án.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để giải quyết được vấn đề luận văn có nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích các quy định của pháp luật về đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để
thi hành án dân sự.
- Khảo sát đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về bán đấu giá QSDĐ
& TSGLTĐ để thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


- Chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế tồn tại của pháp luật và thực thi pháp luật
về bán đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự.
- Phân tích, làm rõ nguyên nhân hạn chế tồn tại của việc bán đấu giá
QSDĐ
&TSGLTĐ
sự.

để thi hành án dân

- Đề xuất những phương hướng, giải pháp khắc phục hoàn thiện về bán
đấu

giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân
sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghi ên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về
đấu giá tài sản nói chung và đấu giá QSDĐ &TSGLTĐ để thi hành án dân sự nói
riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành ở
Việt
Nam về đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự và thực tiễn thi hành
pháp luật về đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên trong khoảng thời gian 05 năm từ 2014 đến 01/7/2018.
5. Cơ sở l ý l uận và phương pháp nghi ên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin về phép
biện chứng duy vật và duy vật lịch sử; vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân;
chủ trương, chính sách của Đảng về công tác tư pháp làm cơ sở cho việc nghiên
cứu của mình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp
phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khảo sát thực tiễn để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu khoa học của mình.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong trường hợp đánh giá phân tích
các quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất nói chung và đấu giá QSDĐ
& TSGLTĐ nói riêng.


Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp được sử dụng trong quá trình
xem xét các quy định của pháp luật về đấu giá, cũng như các quy định của pháp
luật liên quan đến đấu giá tài sản để thi hành án có những vấn đề gì mâu thuẫn hay

có những vướng mắc gì không.


Phương pháp khảo sát thực tiễn được tác giả sử dụng trong quá trình đánh
giá thực trạng về đấu giá tài sản là QSDĐ & TSGLTĐ tại địa bàn cụ thể mà
mình nghiên cứu.
6. Ý nghĩ a l ý l uận và thực ti ễn
Luận văn là công trình là công trình nghiên c ứu đầu tiên ở cấp độ Thạc sĩ
về bán đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên. Luận văn đã đưa ra được cái nhìn tổng quát về việc bán đấu giá tài
sản nói chung và bán đấu giá tài sản là QSDĐ & TSGLTĐ nói riêng để thi hành án
dân sự.
Luận văn đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm, đánh giá được vai trò, ý
nghĩa
của bán đấu QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án
Luận văn đã chỉ ra được những kết quả đạt được, chỉ ra được các nguyên
nhân hạn chế, có sự phân tích đánh giá kết quả đạt được và từ đó đưa ra được
những giải pháp để hoàn thiện hơn việc bán đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi
hành án dân sự tại Thái Nguyên.
7. Kết cấu của l uận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung kết cấu
của luận văn gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung và quy định của pháp luật về đấu giá
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất để thi hành án dân sự.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá
tài
sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất để thi hành án dân sự trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản

gắn liền trên đất để thi hành án dân sự.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUY
ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI
SẢN GẮN LIỀN TRÊN ĐẤT ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái quát chung về đấu gi á quyền sử dụng đất và tài sản gắn l i ền
trên đất và pháp l uật về đấu gi á quyền sử dụng đất và tài sản gắn l i ền trên
đất để thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm về đấu giá tài sản
Trong lịch sử phát triển của việc mua bán, trao đổi giữa các chủ thể với
nhau thì hình thức đấu giá sơ khai đã được áp dụng cho việc mua bán trao đổi
hàng hóa giữa người mua và người bán. Ví dụ như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nô
lệ đã được đưa ra chợ bán công khai như một hàng hóa và hình thức chủ yếu là
bán cho ai trả giá cao nhất, đó chính là việc bán thông qua đấu giá. Nhưng từ
khi việc trao đổi mua bán hàng hóa, lượng cung và cầu có sự khác biệt và
chênh lệch thì đấu giá
được sử dụng là một phương pháp thực sự hữu hiệu. Nó giúp cho người cần mua
và người cần bán tìm đến được điểm chung, tạo điều kiện cho hàng hóa được trả ở
mức cao nhất, đáp ứng được nhu cầu của mỗi bên.
Đấu giá tài sản xem xét trên cơ sở góc độ về phương diện kinh tế thì đấu
giá tài sản là phương pháp xác định giá trị của một hàng hóa cụ thể. Thông qua
việc đấu giá, hàng hóa sẽ được mua và bán với giá trị gần đúng giá trị thực của
nó hoặc cao hơn giá trị thực của nó [ 22, tr.7]. Việc xác định giá trị hàng hóa
trong đấu giá tài sản có thể tự bên bán hoặc bên có tài sản định giá tài sản cần
đưa ra bán đấu giá. Nhưng nhìn chung thì tài sản được xác định giá dựa trên nhu
cầu của xã hội, dựa trên các yếu tố tạo nên sản phẩm, dựa trên giá trị thương
hiệu của nó. Ngày nay, kinh tế học hiện đại xác định giá tài sản đã ngày càng

bài bản và chuyên nghiệp hơn. Điều này đã làm cho việc xác định giá tài sản
được chính xác hơn, gần với giá trị thực của tài sản hơn khi được đưa ra bán đấu
giá.


Xem xét, nhìn nhận đấu giá tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự, bán đấu
giá tài sản có thể hiểu là hình thức bán hàng đặc biệt để cho người mua tự
trả giá,


không thấp hơn giá thấp nhất do người bán quy định. Người nào trả giá cao nhất
sẽ là người mua được tài sản đấu giá. [ 22, tr.7]. Việc mua bán tài sản thông qua
đấu giá cũng phải tuân theo các quy định được pháp luật dân sự quy định như về
trách nhiệm của các bên mua và bán tài sản, hợp đồng về mua bán tài sản, quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quá trình bán đấu giá tài sản.
Có thể nhận thấy, đấu giá tài sản chính là một quá trình mua và bán bằng
cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá
cao nhất. Món hàng mà cả bên bán và bên mua đều có sự quan tâm đến việc thực
hiện mục đích của mình. Đó là bên bán sẽ muốn thu về khoản tiền càng nhiều càng
tốt đối với tài sản của mình. Ngược lại, bên mua cũng muốn mua món hàng đó
nhưng với mục đích là hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của mình và càng rẻ càng
tốt. Hàng hóa ở đây là một hàng hóa cụ thể mà cả bên mua và bên bán đều phải biết
rõ và điều quan trọng nhất là món hàng sẽ được bán cho người trả giá cao nhất.
Từ những cách hiểu về đấu giá tài sản trên những góc độ khác nhau, có
thể đưa ra khái niệm về đấu giá tài sản như sau: “ Đấu giá tài sản là hình thức
bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và
thủ tục
được quy định tại Luật đấu giá” [ 22, tr. 8].
Như vậy, có thể thấy khái niệm về đấu giá tài sản đã có từ lâu, tuy được
nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng xét về bản chất khái niệm về đấu

giá tài sản cho đến ngày nay vẫn không có gì thay đổi, suy cho cùng đấu giá tài
sản là việc bên bán có món hàng cần bán và bên mua với số lượng nhiều người có
nhu cầu mua món hàng đó, cho nên việc đưa tài sản ra bán đấu giá cho người trả
giá cao nhất là một điều tất yếu. Việc bán đấu giá tài sản với các trình tự, thủ tục
theo quy định sẽ giúp cho nhiều người có nhu cầu biết được về tài sản mà mình có
nhu cầu, để từ đó đăng ký tham gia đấu giá và việc đấu giá tài sản cũng giúp
cho người có tài sản
được hưởng những giá trị cao nhất mà tài sản đưa ra bán đấu giá mang lại cho
mình.
1.1.2. Khái niệm về đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất để
thi hành án dân sự


Trong hoạt động thi hành án dân sự đấu giá tài sản để thi hành án nói chung
và đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án nói riêng là khâu cuối cùng trong
chuỗi hoạt động của cơ quan thi hành án mà đại diện là Chấp hành viên trong quá
trình xử lý tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án.
Về khái niệm đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự bản chất
cũng không khác nhiều so với khái niệm đấu giá nói chung, nó cũng có người
mua, người bán theo trình tự, thủ tục nhất định. Nhưng bán đấu giá tài sản để thi
hành án dân sự có sự khác biệt so với bán đấu giá tài sản thông thường. Đó là:
Bán đấu giá tài sản để thi hành án là việc Chấp hành viên cơ quan thi hành án
dân sự tự mình hoặc thông qua các tổ chức bán đấu giá để bán công khai tài
sản của người phải thi hành án đã bị kê biên theo trình t ự, thủ tục pháp luật về thi
hành án .
So với bán đấu giá tài sản thông thường người có tài sản hay nói cách khác
là chủ sở hữu của tài sản là người chủ động tự đưa tài sản của mình ra bán đấu
giá hoặc thông qua tổ chức dịch vụ bán đấu giá tài sản để thực hiện việc bán đấu
giá tài sản của mình. Nhưng trong trường hợp bán đấu giá tài sản để thi hành án
hoặc bán đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án, người có tài sản tức người

phải thi hành án bị hạn chế quyền của mình trong việc đưa tài sản ra bán. Ở đây,
Chấp hành viên chính là người có quyền đưa tài sản bị kê biên của người phải thi
hành án ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Quá trình để xử lý tài sản kê biên thông qua đấu giá phải trải qua những
trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án. Việc đấu giá tài
sản để thi hành án nhằm đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước (
trường hợp thi hành án chủ động), của tổ chức và cá nhân trong trường hợp thi
hành án theo đơn yêu cầu. Cơ sở để thi hành án phải bắt buộc phải có bản án hoặc
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc trừ một số trường hợp khác
và quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án thụ lý giải quyết vụ việc.
Khi Chấp hành viên, người được phân công giải quyết hồ sơ thi hành án,
căn
cứ vào điều kiện thi hành án của người phải thi hành án trong quá trình xác
minh


điều kiện thi hành án, nếu đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà có điều kiện
thi


hành thì căn cứ theo quy định của pháp luật sẽ tiến hành ra quyết định kê biên
tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án
đang do người thứ ba giữ, sau đó thực hiện việc kê biên, định giá tài sản kê
biên và cuối cùng nếu người phải thi hành án vẫn chưa thi hành thì tiến hành bán
tài sản kê biên thông qua đấu giá.
Có thể thấy việc quy định Chấp hành viên có quyền đưa tài sản là QSDĐ
& TSGLTĐ của người phải thi hành án ra bán đấu giá là nhằm đảm bảo cho
việc thi hành án khi mà người phải thi hành án có điều kiện nhưng không thi
hành. Tài sản của người phải thi hành án ở đây là QSDĐ & TSGLTĐ, nó có thể
là tài sản riêng của người phải thi hành án hoặc tài sản chung của người phải thi

hành án.
Trong việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án
thì QSDĐ & TSGLTĐ là một tài sản lớn và có giá trị đối với người phải thi
hành án. Do đó, trong thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật người phải
thi hành án không còn tài sản nào khác để thi hành án, khi đó Chấp hành viên cơ
quan thi hành án dân sự mới tiến hành kê biên, xử lý tài sản là QSDĐ & TSGLTĐ
của người phải thi hành án để đảm bảo cho việc thi hành án.
Tuy nhiên, QSDĐ & TSGLTĐ của người phải thi hành án không phải lúc
nào cũng kê biên được. Theo quy định của Luật thi hành án dân sự, Chấp hành
viên chỉ kê biên QSDĐ của người phải thi hành án thuộc trường hợp được
chuyển quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Trong trường hợp mà QSDĐ
của người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ mà thuộc
trường hợp được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất
đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi
đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó.
1.2. Cơ cấu pháp l uật của đấu gi á quyền sử dụng đất và tài sản gắn l i
ền
trên đất để thi hành án dân
sự
Theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản hiện nay để điều chỉnh
hoạt


động đấu giá tài sản đã có Luật đấu giá tài sản được Quốc hội thông qua ngày
17
/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017. Luật đấu giá tài sản đã quy
định


một cách cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, làm rõ các khái

niệm
liên quan đến đấu giá tài sản, nêu các nguyên tắc về đấu giá tài sản.
Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 không quy định cụ thể
chi tiết về bán đấu giá tài sản mà chỉ quy định một cách chung nhất đó là quy định
tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định
của pháp luật [29]. Tuy không chỉ rõ khái niệm về bán đấu giá QSDĐ &
TSGLTĐ, nhưng Bộ luật dân sự đã quy định một cách chung nhất cho vấn đề về
đấu giá tài sản.
Trong Luật thi hành án dân sự không quy định cụ thể về bán đấu giá tài sản là
QSDĐ & TSGLTĐ, nhưng nó có quy định một cách chung nhất về đấu giá tài
sản là bất động sản, cụ thể như sau: “ Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là
động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu
giá thực hiện. Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời
hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp
đồng dịch vụ bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận.
Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ
chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc ký hợp đồng
bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá.” .
Trong Luật đấu giá tài sản có thể thấy các quy định chủ yếu là các quy định
về mặt hình thức của đấu giá tài sản, đó là các quy định về trình tự, thủ tục đấu
giá. Nên nội dung cốt lõi của Luật đấu giá tài sản là các điều về trình tự, thủ tục đấu
giá. Ngoài ra, Luật đấu giá tài sản cũng quy định về tổ chức đấu giá tài sản,
đấu giá viên, thù lao dịch vụ đấu giá, xử lý vi phạm trong hoạt động đấu giá tài
sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản. Như vậy, có thể thấy
điểm nổi bật của Luật đấu giá tài sản là các quy định về trình tự, thủ tục đấu
giá. Các quy định này vừa phải chặt chẽ nhằm bảo đảm hoạt động đấu giá công
khai, minh bạch, thu hút nhiều người tham gia đấu giá, nhằm tối đa hóa giá trị
của tài sản đấu giá nhưng đồng thời cũng có tính linh hoạt để khuyến khích tổ
chức, cá nhân lựa chọn hình thức đấu giá trong việc xử lý tài sản của mình,
hướng tới một thị trường đấu giá chuyên nghiệp theo đúng nghĩa. Do đó, khi đấu



giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự, trách nhiệm của Chấp hành viên là
phải kiểm tra, xem xét việc bán đấu


giá QSDĐ & TSGLTĐ của các tổ chức đấu giá đã tuân thủ theo các quy định
của
Luật đấu giá tài sản chưa.
Tại Nghị định 62/2015 NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự cũng đã có
những quy định cụ thể chi tiết về bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản
thi hành án. Nghị định đã đưa ra được những quy định cụ thể, đặc trưng về việc
bán đấu giá tài sản để thi hành án và cách thức xử lý kết quả bán đấu giá tài sản để
thi hành án.
Cấu trúc pháp luật về đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự
gồm có một số nội dung chủ yếu sau:
Quy đị nh về nguyên tắc đấu gi á:
Nguyên tắc trong đấu giá tài sản nói chung và đấu giá tài sản là QSDĐ
& TSGLTĐ để thi hành án dân sự nói riêng là những điều cơ bản nhất được quy
định trong Luật đấu giá tài sản và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Nguyên tắc trong đấu giá tài sản đòi hỏi các bên tham gia quá trình đấu giá phải
nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu nguyên tắc không được chấp hành một cách
nghiêm chỉnh thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc đấu giá tài sản, làm giảm đi
tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.
Nguyên tắc về đấu giá QSDĐ & TSGLTĐ để thi hành án dân sự cũng
phải tuân thủ những quy định về nguyên tắc của đấu giá tài sản nói chung được
quy định trong Luật đấu giá tài sản. Nguyên tắc về đấu giá QSDĐ &TSGLTĐ để
thi hành án dân sự gồm có một số nguyên tắc cụ thể sau:
- Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật: Điều này là rất

quan trọng, vì trên cơ sở các quy định của pháp luật thì việc tổ chức bán đấu giá
tài sản mới được thực hiện một cách bải bản, đúng trình tự, thủ tục, có giá trị pháp
lý.
- Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch,
công bằng, khách quan [39, tr.14].
Tính độc lập trong bán đấu giá tài sản thể hiện ở quá trình bán đấu giá tài
sản, các chủ thể trong bán đấu giá tài sản chỉ thực hiện theo đúng các quy định


của pháp luật chứ không chịu sự chi phối hay sức ép nào khác để làm trái các
quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.


×