Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Mar quốc tế nhóm 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.97 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
-------o0o-------

TIỂU LUẬN
Đề tài: Tìm hiểu về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua việc
phân tích Casestudy” Khi người mua và người bán bất đồng “.

Lớp tín chỉ
Giảng viên

: Marketing quốc tế (118)5
: Ths.Dương Thị Hoa
Danh sách nhóm 10
1. Phạm Nguyệt Ánh
2. Vũ Tuấn Thành
3. Trần Thị Nga
4. Nguyễn Thị Thu Giang

Hà Nội – 2018


Mục lục
1.Đặt vấn đề
2.Cơ sở lý thuyết
2.1 Định nghĩa về tranh chấp thương mại quốc tế
2.2 Hệ thống pháp luật ở các quốc gia
2.2.1 Nền tảng hệ thống pháp luật
2.2.2 Hệ thống Luật siêu quốc gia.
2.3 Tình huống phát sinh tranh chấp thương mại quốc tế phổ biến
2.4 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế


3. Phân tích casestudy
3.1 Giới thiệu casestudy.
3.2 Phân tích và giải quyết.
3.2.1 Hợp đồng sẽ được giải quyết theo luật pháp của Đức.
3.2.2 Giải quyết tranh chấp bằng kiện tụng.
3.3 Một số thỏa thuận được đưa ra
4.Liên hệ Việt Nam
4.1 Vụ kiện cá tra cá Basa
4.2 Vụ kiện tôm đông lạnh
5. Tổng kết


1. Đặt vấn đề
Thống kê các vụ giải quyết tranh chấp trong WTO theo quốc gia
Nước

Nguyên đơn

Bị đơn

Nước thứ 3

Mỹ

108

124

130


EU

95

82

155

Trung Quốc

13

33

129

Ấn Độ

21

23

115

Việt Nam

3

0


22

Tại Việt Nam
Năm 2002, vụ kiện chống bán phá giá cá Basa đã gây xôn xao thị trường trong
nước. Vụ việc đã được nhắc đi nhắc lại, phân tích mổ xẻ trên các báo chí, tại các hội
thảo, cơ quan kinh tế trong nước. Lần đầu tiên nhiều người Việt Nam biết đến cái
gọi là vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài. Sau quá trình điều tra, cuối cùng mặt
hàng này đã bị áp thuế chống bán phá giá từ 36% đến gần 64%.
Hơn một năm sau, tháng 12/2003, đến lượt một mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn
khác là tôm lại bị kiện bán phá giá ở Mỹ. Và rồi liên tục trong các năm sau đó, một
loạt các vụ kiện chống bán phá giá, và đồng thời điều tra chống chợ cấp được (điều
tra kép) được tiến hành với hàng Việt Nam.
Tính đến năm 2018, đã có 76 vụ điều tra chống bán phá giá và 12 vụ điều tra chống
trợ cấp của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của VN.
Các vụ tranh chấp thương mại xảy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các bên liên
quan. Vì vậy, thông qua việc phân tích casestudy:” Khi người mua và người bán bất
đồng” nhóm sẽ đưa ra những cơ sở lý thuyết về tranh chấp thương mại quốc tế,
việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và liên hệ với Việt Nam.


1. Cơ sở lí thuyết
1.1. Định nghĩa tranh chấp thương mại quốc tế.

Tranh chấp thương mại được coi là một trong những yếu tố thuộc môi trường
chính trị pháp luật (Thuộc môi trường Marketing). Các yếu tố này có nhiều ảnh
hưởng tới việc ra các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh
nghiệp cần xem xét các yếu tố này, từ đó đánh giá những cơ hội và mối đe dọa tiềm
ẩn từ môi trường.
Một cách đơn giản có thể hiểu tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh
trong lĩnh vực thương mại. Điều 238 Luật thương mại Việt Nam hiện hành nêu ra

khái niệm về tranh chấp thương mại "là tranh chấp phát sinh do việc không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt đồng thương mại".Tại Khoản
2 - Điều 5 Luật này cũng quy định "hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay
nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội".


Vì vậy, tranh chấp thương mại quốc tế được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột
về lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế.
1.2.

Hệ thống pháp luật ở các quốc gia

2.2.1 Nền tảng hệ thống pháp luật
Nền tảng hệ thống pháp luật ở các quốc gia trên thế giới hiện nay xuất phát
từ 4 cơ sở sau:
+ Thông Luật Common law( Anh, Mỹ, Canada,…)
+ Dân luật Code Law ( Đức, Nhật, Pháp ,…)
+ Luật Hồi giáo Islamic law ( Pakistan, Iran, Ả rập,.. Các nước hồi giáo )
+ Các nguyên lý chủ nghĩa xã hội của Mác
2.2.2 Hệ thống pháp luật siêu quốc gia
“Không có một luật lệ thống nhất để quản lý thương mại quốc tế “(Giáo trình
Marketing Quốc tế, tr37, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011)
Vì vậy chúng sẽ ta tìm hiểu hệ thống pháp luật siêu quốc gia dựa trên các
công ước của các tổ chức liên hiệp các nước và quy định chung trong từng lĩnh
vực, khu vực địa lý đặc biệt.
-

Liên minh châu Âu :


+ Công ước Brussels 1982
+ Công ước Rome 1990
+ Công ước Lugano 1988
-

Quy định về vận chuyển hàng hóa

+ Quy định Hague-Visby
+ Công ước vận chuyển COTIF 1985
+ Công ước vận chuyển hàng hóa đường bộ châu Âu - CMR năm 1956
-

Bán hàng quốc tế:
+ Công ước Hague 1964
+ Công ước Vienna …


1.3. Tình huống phát sinh tranh chấp thương mại quốc tế phổ biến.
Câu hỏi cần thiết tìm lời giải đáp là:
Khi nào phát sinh tranh chấp thương mại quốc tế ?
Hẳn là khi người bán và người mua bất đồng về quan điểm. Kể cả khi hai bên
đã đàm phán thành công và đi đến kí kết một bản hợp đồng thương mại với các
điều khoản thỏa đáng và nhận được sự đồng thuận cả hai phía thì tranh chấp vẫn
xảy ra. Có thể xuất phát từ những phát sinh không được lường trước, chưa được kí
kết trong hợp đồng thương mại quốc tế hay những điều đã được đề cập trong hợp
đồng nhưng chưa rõ ràng hoặc khó đưa quy chuẩn chung( Ví dụ như : tiêu chuẩn
chất lượng,….)
Các tranh chấp thương mại quốc tế thì phức tạp hơn nhiều so với các tranh
chấp trong phạm vi một quốc gia. Bởi ta cần phải xem xét tới luật pháp quy định

vấn đề liên quan tại các bên liên quan tới tranh chấp( Không chỉ có bên mua và bên
bán mà có thể còn có các bên liên quan), việc sử dụng luật của quốc gia nào làm
căn cứ chính để giải quyết tranh chấp, hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp, các
quy định các công ước quốc tế, các luật lệ của các tổ chức quốc tế mà các bên liên
quan là thành viên,...
Tình huống tranh chấp trong casestudy dưới đây xuất phát từ việc bất đồng
quan điểm về “Chất lượng tiêu thụ phổ biến” - ‘‘Customary merchantable quality’’
giữa Hoa Kỳ và Đức.
1.4. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Thông thường, khi phát sinh tranh chấp thương mại quốc tế, điều nên làm là :
A) Tham chiếu lại hợp đồng.
B) Hòa giải hai bên.
C) Trọng tài
D) Kiện tụng
“Không có một cơ quan tư pháp nào tồn tại để giải quyết các vấn đề thương
mại phát sinh giữa công dân các nước khác nhau “
(“Môi trường văn hóa của thị trường toàn cầu”, Philip R. Cateora – Mary c Gilly –
Wiliam Graham, 2015, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)


Bởi hầu hết các tranh chấp pháp lý có thể phát sinh từ 3 tình huống: giữa các
chính phủ với nhau, giữa một công ty và một chính phủ và giữa hai công ty với
nhau. Tòa án thế giới, hay tòa án Công lý Quốc tế chỉ xét xử tranh chấp giữa các
chính phủ, hai tình huống còn lại phải được xử lý bởi các quốc gia của một trong
các bên liên quan. Vậy khi các tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết theo
luật của một trong các nước có liên quan, thì bộ luật của nước nào sẽ điều chỉnh?
Điều này dựa trên nguyên tắc về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại
quốc tế sau đây.
Thẩm quyền giải quyết được quyết định dựa trên 3 cách sau:
+ Trên cơ sở của điều khoản quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp được ghi

trong hợp đồng.
+ Cơ sở nơi hợp đồng đó ra đời.
+ Cơ sở nơi các điều khoản trong hợp đồng được thực hiện.
Đây là một trong những cơ sở lý luận nhóm đưa ra nhằm giải quyết tình huống
trong Casestudy
2. Phân tích casestudy
2.1. Giới thiệu Casestudy( bản dịch).
Khi người mua và người bán quốc tế bất đồng
Bất kể bạn kinh doanh mặt hàng gì, bạn cũng không thể thoát khỏi vấn đề giới
tính. Đây là kết luận được rút ra bởi một nhà sản xuất sản phẩm thịt của Mỹ sau khi
tranh cãi với khách hàng Đức về một lô hàng gan lợn. Đây là cách bất đồng xảy ra.
Nhà sản xuất Mỹ kí hợp đồng xuất khẩu “30.000 lbs gan lợn đông lạnh của Mỹ,
chất lượng tiêu thụ phổ biến (Customary merchantable quality), thương hiệu hàng
đầu (first rate brands).” Lô hàng đáp ứng chính xác tiêu chuẩn của thị trường Mỹ, vì
vậy nhà xuất khẩu mong muốn giao dịch có thể hoàn thành mà không có bất kỳ vấn
đề gì. Nhưng khi gan lợn đến Đức, người mua lại đưa ra lời phản đối (Raised an
objection):” Chúng tôi đặt hàng gan lợn chất lượng tiêu thụ phổ biến – Nhưng
những gì công ty gửi cho chúng tôi có đến 40% gan lợn nái “
“Ai quan tâm đến giới tính của lợn được lấy gan”- Nhà xuất khẩu hỏi.
“Chúng tôi quan tâm “, Nhà nhập khẩu Đức đáp lại.
“ Ở Đức chúng tôi không tiêu thụ gan lợi nái xốp vì gan lợn đực chắc hơn. Lô hàng
này không thể tiêu thụ ở mức giá mong đợi được. Cách duy nhất chúng tôi có thể


làm để tiêu thụ hết lượng trên mà không vứt chúng đi là giảm giá. Vì vậy các anh nợ
chúng tôi một khoản trợ giá 1.000.”
Phía bên Mỹ từ chối giảm giá. Kháng nghị trên có thể được coi là một phần phản
ứng xúc phạm tới khẩu vị của người tiêu dùng Mỹ.
“Nếu gan lợn, bất kể giới tính, được chấp nhận bởi người dân Mỹ thì chúng cũng
tốt cho bất cứ ai.” Ngừơi Mỹ Nghĩ vậy.

Có vẻ như người mua và người bán không bao giờ có thể đồng thuận về thói
quen ăn uống.
2.2. Phân tích và giải quyết.
2.2.1. Hợp đồng sẽ được giải quyết theo luật pháp của Đức.
Dựa trên 3 cách xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, ta nhận thấy: Không
có thông tin về điều khoản giải quyết tranh chấp nếu có trong hợp đồng và cũng
không có thông tin về nơi kí kết hợp đồng.
Vậy nên dựa vào yếu tố nơi điều khoản hợp đồng được thực hiện là Đức thì ta
suy ra tranh chấp sẽ được giải quyết theo luật Đức.
2.2.2. Giải quyết tranh chấp bằng kiện tụng.
Chúng ta sẽ giải quyết vụ việc theo luật pháp của Đức.
Theo luật thương mại của Đức:
- “Hàng hóa bán phải phù hợp với các thông số kỹ thuật của hợp đồng về chất
lượng, chủng loại và số lượng vật chất của hợp đồng”
- ”Ngay khi có thể sau khi giao hàng, người mua phải kiểm tra hàng hóa để biết
lỗi và phải thông báo cho người bán nếu có. Người mua sau đó có thể chấp
nhận hàng hóa nhưng thực hiện khấu trừ từ giá mua cho lỗi này”
Bên Đức nhận thấy hàng hóa của Mỹ không đảm bảo chất lượng mà Đức mong
muốn, cụ thể là sản phẩm chứa tỷ lệ gan lợn nái đến 40%, phía Đức cho rằng bên
Mỹ giao hàng không đúng hợp đồng và đã phản ánh lại đồng thời yêu cầu một khoản
nợ là 1,000$ từ phía Mỹ.
Đức có quyền làm vậy vì điều này là đúng với quy định của luật pháp Đức.
Về phía Mỹ, họ không đồng ý chấp nhận khoản tiền trên.
Phía Mỹ không cho rằng hàng hóa của mình có vấn đề gì cả. Bởi lẽ hợp đồng giữa
hai bên chỉ viết là “hàng hóa chất lượng thường” chứ không đề cập gì đến vấn đề
giới tính sản phẩm.


Theo luật thương mại của Đức:
- “Trách nhiệm của người bán là: giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa

và đảm bảo sự phù hợp với các thông số kỹ thuật của hợp đồng”.
- “Chất lượng hàng hóa thường được coi là khiếm khuyết nếu chúng không phù
hợp với mục đích thông thường mà hàng hóa đó được sử dụng hoặc không
phù hợp với mục đích đặc biệt của người mua, miễn là hàng hóa được người
bán biết đến”
Sản phẩm mà bên Mỹ giao cho bên Đức đã đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn của
Mỹ, được cục quản lý xuất khẩu thông qua.
Cục Quản lý Xuất khẩu sẽ kiểm tra tất cả các đơn xin giấy phép xuất khẩu để
đảm bảo các mặt hàng không bị xuất khẩu bất hợp pháp, ngoài ra cũng kiểm tra các
đơn xin cấp phép của từng cá nhân, đơn vị cụ thể để xác định những rủi ro vu hồi,
xác định những vi phạm tiềm năng, và xác định mức độ tin cậy của những người
nhận những hàng hoá hoặc thông tin kỹ thuật có xuất xứ từ Mỹ trong diện bị kiểm
soát.
Và hơn hết là phía Mỹ không hề biết về yêu cầu về giới tính sản phẩm của phía
Đức.
Vậy, khi xét xử theo luật pháp của Đức thì nhà xuất khẩu Mỹ sẽ giành thắng
lợi. Họ không vi phạm hợp đồng về chất lượng sản phẩm nên bên Đức không còn lí
do gì để yêu cầu phía Mỹ bồi thường.
2.3.

Một số thỏa thuận được đưa ra.

Nhằm loại bỏ các vấn đề tranh chấp có thể xảy ra, nhóm đã đã đưa ra những
thỏa thuận ngắn gọn sau:
- Hợp đồng cần quy định rõ cách thức giải quyết tranh chấp: khi có tranh chấp
xảy ra sẽ giải quyết bằng luật của Đức (hoặc Mỹ)
- Trong trường hợp này nên xét xử bằng luật của Đức, vì nơi diễn ra các điều
khoản hợp đồng là ở Đức
- Quy định thêm trong điều khoản về chất lượng sản phẩm: ghi rõ là sản phẩm
gan lợn với tỷ lệ giới tính như thế nào là đảm bảo.

3. Liên hệ Việt Nam

3.1.

Vụ kiện cá Tra, cá Basa


Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ vào năm 1996
với sản lượng cá 260 tấn vào năm 1998 và tăng lên 7.746 tấn vào năm 2001. Với giá
thành rẻ hơn từ 0,08 đến 1 USD/pound và chất lượng không thua kém catfish Mỹ,
cá Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ catfish của Mỹ.
- 9/2001 Mỹ mở cuộc chiến về tên gọi catfish đối với sản phẩm cá tra và cấm
loại cá này của Việt Nam được nhập vào nước này với tên gọi catfish trong
tất cả các khâu bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, thông tin, quảng cáo... trong vòng 5
năm.
- Ngày 28/6/2002, CFA đã đệ đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá
cá tra, cá basa lên Uỷ ban hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC).
- Ngày 28/1/2003, DOC tạm thời xác định mức thuế chống bán phá giá đối với
cá tra, cá basa của Việt Nam trong khoảng từ 31,45% - 63,88%
- 7/8/2003, Bộ Thương mại Mỹ chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá
giá đối với 11 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng filê đông lạnh cá
tra, cá basa vào thị trường này và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao,
từ 36.84-63.88%

3.2.

Vụ kiện tôm đông lạnh

- Ngày 30/12/2003, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra áp thuế
chống bán phá giá với tôm đông lạnh của Việt Nam. Hơn một năm sau, tháng

2/2005, DOC chính thức ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá với tôm
Việt Nam cùng với 5 quốc gia khác là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Brasil và
Ecuador.
- 1/2/2010 (Ba năm sau khi gia nhập WTO) Việt Nam đã đệ đơn kiện Hoa Kỳ
- 2/9/2011, Ban Hội thẩm đã ra phán quyết yêu cầu Mỹ dỡ bỏ thuế chống bán
phá giá với tôm Việt Nam. Hoa Kỳ đồng ý sẽ thực thi phán quyết trong khoảng
thời gian là 10 tháng nhưng liên tục trì hoãn, không thực thi phán quyết.
- 17/1/2013, Việt Nam tiếp tục đệ đơn yêu cầu Mỹ thực thi phán quyết và đến
- 18/7/2016, Bộ Công Thương Việt Nam đã ký thỏa thuận với DOC và đại diện
Thương mại Hoa Kỳ (USTR) liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá của
Hoa Kỳ đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Các vụ tranh chấp thương mại đã gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam, không phải vụ kiện nào cũng kết thúc thắng lợi như vụ kiện CBPG với
mặt hàng tôm.


Các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế cần phải xem xét thật kỹ
các bài học trong quá khứ nắm vững thị trường quốc tế để từ đó có các đối sách
hợp lý, tránh rơi vào các tranh chấp thương mại.
4. Tổng kết
Trên đây, nhóm đã trình bày những vấn đề liên quan tới tranh chấp thương mại
quốc tế, từ nguyên nhân phát sinh đến cơ sở và thẩm quyền giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế. Tranh chấp thương mại quốc tế cần được giải quyết một cách
linh hoạt và triệt để, bởi ngoài thiệt hại về kinh tế, uy tín doanh nghiệp còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giao bang của các bên liên quan.
Các tranh chấp thương mại quốc tế không được xử lý triệt để sẽ tạo nguy cơ
bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại. Như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung,
một trong những vấn đề đang nóng, nhận được sự quan tâm của cả giới chuyên gia,
phân tích, của cả cộng đồng hiện nay. Những cuộc chiến tranh thương mại như vậy,
có thể là thách thức lớn, cũng có thể là cơ hội đối với Việt Nam. Trong quá trình hội

nhập, phát triển Việt Nam cần chủ động, khéo léo hơn trong việc giải quyết và tận
dụng cơ hội từ các tranh chấp thương mại quốc tế.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×