Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Văn học dân gian việt nam có những thể loại nào hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ theo từng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.42 KB, 3 trang )

Văn học dân gian Việt Nam có những thể
loại nào Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu
ví dụ theo từng thể loại
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 14/06/2017

Câu 2 (Trang 19 – SGK) Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào?Hãy định nghĩa ngắn gọn và
nêu ví dụ theo từng thể loại.
Bài làm:
Các thể loại và đặc trưng từng thể loại của văn học dân gian:


Thần thoại: Nhằm kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh
nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người
o



Truyền thuyết: là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải
thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật
phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như
cổ tích và thần thoại.
o



Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau…

Truyện ngụ ngôn: là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật,
đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời,
chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.
o





Ví dụ: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)…

Truyện cổ tích: là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm
cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ
yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên… và thường là có phép
thuật, hay bùa mê.
o



Ví dụ: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng….

Sử thi: chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và
hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện
cho một thế giới nào đó.
o



Ví dụ: Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ…

Ví dụ: Con hổ, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ…

Truyện cười: là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những
hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau có tác dụng gây cười, lấy tiếng cười để khen
chê và mua vui,giải trí



o


Ví dụ: Đẽo cày giữa đường, Làm theo vợ dặn, Sang cả mình con…

Tục ngữ: là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới
hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. ...
o

Ví dụ: Kiến tha lâu đầy tổ
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.



Câu đố: là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch. Khi sáng tạo
câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật cá biệt và sau đó phản ánh thông qua
sự so sánh, hình tượng hóa.
o

Ví dụ: Mình bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng (câu đố về con ruồi)
Nhà xanh mà đóng khố xanh/Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong (chiếc bánh

chưng).


Ca dao: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo
một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
o


Ví dụ:
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc, rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân’’.



Vè: Vè là thể loại tự sự dân gian, có hình thức văn vần, giàu tính thời sự, phản ánh kịp thời các
sự kiện xảy ra trong làng, trong nước, qua đó thể hiện thái độ khen chê của dân gian đối với các
sự kiện đó.
o

Ví dụ:

Vè đánh bạc: “Nghe vẻ nghe ve/ nghe vè đánh bạc/ đầu hôm xao xác/bạc tốt như tiên/ đến
khuya không tiền/ bạc như chím cú/ cái đầu sù sụ/ con mắt trỏm lơ/ hình đi phất phơ/ như con chó đói/
chân đi cà khói/ dạo xóm dạo làng/ quần rách lang thang/ lồng tay mà túm ”.
Vè chửa hoang: “ Xem thử nó giống ai/ cái đầu nó giống ông cai/ cái lưng ông xã, cái vai ông
trùm ”.


Truyện thơ: được sáng tác bằng chữ Nôm và phần lớn được viết theo thể lục bát- thể thơ quen
thuộc nhất với quần chúng.


o



Ví dụ: Phạm Công – Cúc Hoa ; Tống Trân – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu….

Chèo: là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía
bắc Việt Nam.
o

Ví dụ: Thị Mầu lên chùa

Xem toàn bộ: Soạn văn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam - Ngữ văn 10 tập 1 (Trang 16 -

19 SGK)



×